Nữ tiếp viên sợ hãi khi con cái để bố mẹ già bệnh tật đi máy bay một mình

Mới đây, trên Facebook của chị Le Ngoc Anh, tiếp viên hãng hàng không EVA Air đã có một bài chia sẻ vừa buồn cười nhưng lại nặng nề tránh móc. Chị viết: ''Bố mẹ không bỏ con cái bơ vơ lúc nhỏ, Tại sao con cái lại để bố mẹ bơ vơ lúc về già?''

Có lẽ đó là một hành trình dài đối với chị, 15 tiếng 35' mà tưởng như 25 tiếng từ Houston (Mỹ) về Việt Nam, trên chuyến bay có một vị khách lớn tuổi bị tiểu đường nặng mà không có ai theo về cùng. Xin đăng lại bài chia sẻ của chị Ngoc Anh như sau:

Chị Le Ngoc Anh và bài share trên Facebook đã thu hút rất nhiều lượt quan tâm đồng cảm.

''Lại là 1 chuyến bay dài...thật sự rất dài
Post này cũng sẽ rất dài 
Chuyến bay 15 tiếng 35’ mà tưởng như 25 tiếng 

“Lại” gặp 1 bác người Việt bị ốm.
Tại sao mình dùng từ “lại” à?
Vì mình gặp rất nhiều trường hợp như thế này rồi.
Toàn các bác tuổi già, sức yếu, bệnh tật đầy mình.
Luận đến tuổi thì chắc phải bằng ông bà mình ở nhà, cỡ toàn tầm từ 70-90 tuổi.
Ấy thế mà các bác lại toàn đi-một-mình!
Hỡi các anh, các chị. Nếu đã muốn đưa bố, đưa mẹ, ông bà mình qua nước ngoài. Thì ít nhất hãy cử 1 người để dẫn qua, chứ đừng nghĩ là đặt trợ giúp là đã xong nghĩa vụ.
Các hãng hàng không đều có dịch vụ xe lăn, hỗ trợ ngôn ngữ, dẫn các bác từ cửa máy bay ra đến tận quầy nhận hành lý.
Nhưng nếu các bác có bệnh trong người, ngộ nhỡ trong hành trình, lăn ra bất tỉnh, thì ai biết đường mà lấy thuốc cho uống!

Đơn cử như bác này, năm nay 87 tuổi.
Bệnh sử tiểu đường tuýp 2, đang đứng đợi đi vệ sinh thì khuỵu luôn xuống đất, và nôn thốc nôn tháo. 
Đỡ bác dậy thay quần áo xong về chỗ. Cho bác ăn ít cháo, tưởng đỡ rồi.
Ai dè, lúc sau còn nôn ra cả máu (mà là cục máu đông luôn). Đo huyết áp thì tụt, mà đường huyết thì cao máy không đo nổi (quá 500) 
Máy đo chỉ hiện đúng 1 chữ HI 

Người thường sáng chưa ăn, đường huyết 80-90. Ăn rồi thì 120-130. (Hôm nay Mị đã đc khai sáng)
Mang 1 túi đầy thuốc, được kê từ Việt Nam luôn.
Mà bác thì sảng sảng, ngồi mò mãi không ra thuốc để mà dùng luôn. Tay chân bủn rủn, nghe mãi không lọt tiếp viên muốn nói gì.
Phát thông báo thì nhờ được 1 hành khách là chuyên viên trị liệu hô hấp. 
Đo huyết áp xong tiêm Insulin 1 liều mà 2 tiếng sau cái máy đo đường huyết vẫn cứ là HI 
Bị vậy là không được cho ăn gì luôn.
Mà vừa nôn vừa đi ngoài ra máu, thì bác sỹ nghi là bị chảy máu đường ruột.
Chỉ có uống nước được thôi, và tới tiết mục đi vệ sinh mới khổ.
Đi đúng đến cửa nhà vệ sinh, thì bác gục luôn tại chỗ. Miệng nôn, trôn tháo, và Mị lãnh trọn luôn :). May mà đỡ kịp, không đầu bác mà đập vào đâu, thì chắc divert khẩn 
Mà lúc bác ấy khuỵu ngã vậy mình cũng ko sợ, vì ít ra vẫn có phản ứng.
Nhưng đến lúc thứ 2 bác đòi đi vệ sinh, thì sợ thật sự. Vừa ngồi vào xe lăn, bác cứng đờ người, mắt trợn ngược, lên cơn co giật. May mà qua được lúc đấy, xong chích thêm 10 unit Insulin nữa.
Rồi mới hồi hồi lại. Nhưng vẫn cứ nôn.

Cảm tạ trời đất, vì đã cho các cháu tìm thấy chị Trang. Thấy 1 người khách lạ hoắc, áo thì nôn đầy người, quần thì sũng nước. Nhưng chị vẫn không ngại ngần thay đồ và vệ sinh cho bác sạch sẽ luôn.
Thay đến bộ pajama thứ 3 là các bác biết thế nào rồi đấy.
Lúc cảm ơn chị. Thì chị cũng chỉ cười nhẹ, bảo là nghề mà, ngày nào ở viện cũng làm nên chị quen rồi. Nhiều khi không phải cứ là bác sỹ mới chăm sóc tốt cho bệnh nhân. Bác sỹ là người chẩn đoán tốt nhất, nhưng chăm sóc bệnh nhân thì y tá và hộ lý mới là những người vất vả nhất. 
Còn phải nói về chị khách 3K nữa, bác sỹ chuyên phẫu thuật ung thư. Thử máu đến lần thứ 3, cái máy đo đường huyết vẫn cứ HI. Sợ máy hỏng nên không ra thông số, chị ấy tự chích máu ra test luôn.
Kết quả, máy vẫn bình thường, và thật sự là đường huyết của bác kia cao bất thường.

Chung kết, hạ cánh chị Trang bàn giao tình trạng bệnh cho Medic sân bay. Mình thì phi thân ra báo cho con trai bác biết là bác sẽ được check in Đài Loan, và ko check in Hà Nội hôm nay được''.

Bài đăng của chị Ngoc Anh.

Trước đó, chị Ngoc Anh cùng đồng nghiệp cũng đã gặp một hành khách lớn tuổi đi từ Atlantic về San Francisco rồi về Đài Loan, rồi lại về Sài Gòn rồi lại ra tận Bình Thuận, chỉ một mình. Không con cái, không người hỗ trợ. Vì thế, chị cho rằng Đây là 1 trường hợp hết sức, hết sức may mắn. Vì có bác sỹ chuyên môn, có hộ lý kinh nghiệm hỗ trợ trên máy bay.

''Vậy hỡi các anh, các chị, nếu ông bà bố mẹ mình không được may mắn nếu rơi vào hoàn cảnh tương tự thì sao? 
Bệnh cần uống thuốc gì không ai biết?
Già đi 1 mình, nhập viện không ai hay?
Tiếng Anh 1 chữ bẻ đôi không rõ, trên máy bay không ai phiên dịch, ú ớ mê sảng thì lại vừa hay!

Bố mẹ không bỏ con cái bơ vơ lúc nhỏ.
Tại sao con cái lại để bố mẹ bơ vơ lúc về già?

Nếu bất khả kháng, thật sự không thể đi cùng. Làm ơn hãy viết giấy, dán từ cặp cho đến túi, chỗ nào người ta dễ thấy để còn giúp.
Người nhà tên gì, bao nhiêu tuổi, tiền sử bệnh, dị ứng cái gì. Nếu có chuyện gì, liên hệ ai, tên gì, địa chỉ ở đâu GHI RA!
Thuốc gì, uống bao nhiêu viên DÁN VÀO!

Đừng để người thân phải bay 1 mình!

BR 51 (IAH-TPE) 
May 22nd 2019''

Viethome (theo Facebook Le Ngoc Anh)