Nàng dâu Việt giở trò bị bạo hành để được định cư sớm, ai ngờ bị cảnh sát vạch trần

Bài chia sẻ của bạn Sandy Nguyen trên group Định cư & Cuộc sống Úc, mọi người có thể tham khảo:

"Chuyện kể để chia sẻ kinh nghiệm sống ở Úc: Tôi có anh bạn vì thật lòng yêu một người có đạo, nên anh đã về VN đội mưa nắng mấy tháng trời để học giáo lý. Nào ngờ! Hai tuần trước ngày đón nhận Bí tích Hôn Phối, trước mặt bạn bè trong ca đoàn cô dâu đã KHÓC KỂ thảm thiết khi chia tay với người yêu cũ (mặc dù anh này đang sống hạnh phúc với vợ và hai con).

Sau đó! Thừa biết anh bạn tôi thật lòng, nên gia đình vợ lại tổ chức… ly hôn để… LÀM TIỀN anh (4.000 Úc kim) và LỪA ĐẢO của anh (19.000 Úc kim)! Vì tình nghĩa vợ chồng, anh vẫn bảo lãnh cho chị đến Úc.

nguoi nhap cu bi bao hanh gia dinhẢnh minh họa

Đêm đầu tiên đến Úc, chị ngồi thu mình trong nhà bếp, tay ôm điện thoại rủ rỉ rù rì với người yêu cũ hơn 2 tiếng đồng hồ… Việc này kéo dài đến 6 tháng trời. Quá ức lòng! Người chồng đành phải viết thư, xin anh kia đừng điện thoại cho vợ anh nữa.

Bảy ngày sau đi học về, chị gào thét chửi bới, đập phá đồ đạc trong nhà, lấy băng keo bịt chặt miệng lại, bấm 000 (số gọi cảnh sát) rồi chạy ra phòng khách nằm co co, giật giật. Chỉ 5-10 phút sau là cảnh sát đến, đưa chị vào bệnh viện… rồi đưa về nhà. Nhưng không buộc tội anh chồng! Từ đó được nước, cứ có chuyện cải nhau là chị lại gào thét, lại bấm 000, lại được cảnh sát chở vào bệnh viện rồi chở… về nhà.

Hai năm sau, chị nộp đơn xin vào thường trú. Bộ Di Trú Úc bác đơn ngay với lý do, “Đã không sống trong tình nghĩa vợ chồng…” (tạm dịch). Có lẽ sau nhiều lần đưa chị đến bệnh viện (chụp MRI) mà không có dấu vết bạo hành, bác sĩ và cảnh sát Úc biết mình đã bị chị LỢI DỤNG (để được vào thường trú sớm với lý do bạo hành), nên họ đã làm báo cáo về âm mưu VU KHỐNG CHỒNG của chị cho nhân viên bộ Di Trú Úc biết! Bingo".

Bài liên quan: Lối thoát nào cho người nhập cư bị bạo hành gia đình ở Anh?

Có không ít người nhập cư bị bạo lực gia đình. Họ không có trợ cấp, và cũng không dám trình báo với cảnh sát vì sợ thông tin của mình sẽ bị phía cảnh sát chuyển cho Bộ Nội vụ. Những kẻ bạo hành lợi dụng nỗi sợ đó của họ, chúng đe dọa rằng họ sẽ bị trục xuất nếu dám trình báo với cảnh sát. 

Cô Nicole Jacobs, Ủy viên phòng chống Bạo hành Gia đình, cho biết: ''Tôi đã làm việc suốt 20 năm ở tuyến đầu. Tôi đã ngồi nói chuyện với rất nhiều nạn nhân, những người sống sót và con nhỏ của họ. Họ rất tuyệt vọng và mong mỏi tìm kiếm một nơi cư trú an toàn. Nhưng tình trạng pháp lý (không giấy tờ) khiến họ không có nơi nào để đi. Việc này không nên tiếp tục nữa''.

Luật chống Bạo hành Gia đình

Đầu năm 2021, Quốc hội đã thông qua luật chống bạo hành gia đình Domestic Abuse Act mà Nicole Jacobs cho là một bước đi đáng chỉ trích. Bởi vì những người bị bạo hành gia đình vẫn tiếp tục bị bỏ rơi và không được tiếp cận trợ cấp công (NRPF - No recourse to public funds).

Jacobs khẩn thiết yêu cầu chính phủ cấp cho mỗi địa phương 18.7 triệu bảng trong 3 năm tới để giúp người bị bạo hành gia đình có thể nhận được trợ cấp NRPF. Ngoài ra, cô cũng kêu gọi một khoản tiền 262.9 triệu bảng để cung cấp dịch vụ đặc biệt cho những nạn nhân người da đen và cộng đồng thiểu số.

Theo Jacobs, nhiều nạn nhân nhập cư buộc phải tiếp tục sống với kẻ bạo hành mình, hoặc đối diện với cảnh túng quẫn bần cùng vì không tiếp cận được trợ cấp. Trong khi đó, nhiều kẻ bạo hành (mà họ gọi là chồng, là bố của con...) lại cố tình phá hủy hoặc cất giấu giấy tờ nhập cư của nạn nhân để ép nạn nhân phải lệ thuộc mình.

Bức tường lửa

Jacobs đang kêu gọi các bên thiết lập một bức tường lửa, nghĩa là trao cho nạn nhân cơ hội được ra trình báo mà không sợ thông tin của họ sẽ bị chuyển lên Bộ Nội vụ. Cô cũng muốn khái niệm ''bạo hành nhập cư'' được thêm vào định nghĩa ''bạo lực gia đình'', để những nạn nhân này được thừa nhận trong các chính sách của nhà nước. 

Đại học Suffolk đã thực hiện một bảng báo cáo tên Safety Before Status, trong đó có liệt kê nghiên cứu của Trung tâm Angelou Center và một review của Bộ Nội vụ. Trong báo cáo này, một nạn nhân của bạo hành gia đình kể rằng: ''Tôi không thể chịu được tình trạng bị bạo hành, nhưng tôi không dám báo cảnh sát''.

Một người khác nói: ''Tôi nói với anh ta và gia đình của anh ta rằng tôi muốn đi, và họ nói nếu tôi bỏ đi, tôi sẽ chết đói vì tôi không có giấy tờ. Tôi không được quyền sống ở Anh. Anh ta cứ ném tấm thẻ visa vào mặt tôi và bảo tôi đọc nội dung ở mặt sau tấm thẻ, trong đó nói rằng tôi sẽ không được hỗ trợ hay trợ cấp''.

Không có gì đảm bảo

Theo một báo cáo được cơ quan truyền thông LBC đăng tải, một tổ chức có nói rằng: ''Chúng tôi phải thú nhận với những phụ nữ đã đánh đổi tất cả để tìm kiếm sự giúp đỡ, rằng chúng tôi không thể đảm bảo thông tin của các bạn sẽ không bị chuyển cho bên thứ 3, và chúng tôi cũng không đảm bảo rằng các bạn sẽ không bị trục xuất''.

Vậy thì làm sao có ai dám liều cả tính mạng để ra trình báo. Đó là lý do hầu hết phụ nữ bị bạo hành vẫn phải nhẫn nhục sống trong câm lặng. 

Nicole Jacobs cho biết một số khảo sát đang được tiến hành để tính toán số nạn nhân bạo hành gia đình không được tiếp cận trợ cấp. Các báo cáo này sẽ được xuất bản trong năm 2022. 

Viethome (theo workpermit)