• Người dân Úc vẫn chưa hết bàng hoàng sau 2 vụ đâm dao xảy ra chỉ trong vòng 3 ngày tại Sydney, thủ phủ bang New South Wales và là đô thị đông dân nhất nước này. Vụ thứ nhất xảy ra tại một trung tâm thương mại ở khu Bondi Junction (phía đông Sydney) hôm 13.4, khiến 6 người thiệt mạng, trong khi vụ thứ hai xảy ra tại một nhà thờ ở khu Wakeley (phía tây Sydney) hôm 15.4, khiến ít nhất 4 người bị thương.

    Thủ tướng Úc Anthony Albanese ngày 16.4 nói rằng nước này có thể cấp quốc tịch cho ông Damien Guerot, công dân Pháp đã can đảm chống lại kẻ tấn công ở trung tâm thương mại chỉ bằng một cây cột bollard. Ông Albanese ca ngợi và cảm ơn ông Guerot vì "sự dũng cảm phi thường" khi đối đầu với kẻ tấn công trên thang cuốn, ngăn chặn người này tiếp tục ra tay.

    canh gay soc
    Damien Guerot và hình ảnh ông ngăn cản kẻ đâm dao ở trung tâm thương mại Sydney hôm 13.4. 

    "Tôi nói điều này với Damien Guerot, người đang trong quá trình xin thị thực, rằng anh được chào đón ở đây, anh có thể lưu trú bao lâu tùy thích", AFP dẫn lời ông Albanese.

    "Đây là người mà chúng tôi hoan nghênh trở thành công dân Úc, mặc dù điều đó tất nhiên sẽ là một mất mát đối với nước Pháp. Chúng tôi biết ơn anh ấy vì sự dũng cảm phi thường của anh ấy", nhà lãnh đạo nói.

    Theo thủ tướng Úc, hành động dũng cảm của ông Guerot "nói lên rất nhiều điều về bản chất của con người vào thời điểm chúng ta phải đối mặt với những vấn đề khó khăn", rằng "một ai đó không phải là công dân đất nước này đã dũng cảm đứng trên chiếc thang cuốn đó, ngăn chặn kẻ thủ ác đi lên tầng khác và có khả năng tiếp tục tàn sát người dân".

    Năm phụ nữ và một nhân viên bảo vệ người Pakistan đã thiệt mạng trong vụ việc mà cảnh sát không liên kết với khủng bố. Cảnh sát đang điều tra xem nghi phạm Joel Cauchi, người có tiền sử bệnh tâm thần, có nhắm mục tiêu cụ thể vào phụ nữ hay không. Kẻ tấn công đã bị cảnh sát bắn chết tại hiện trường.

    Trong khi đó, cảnh sát cho rằng vụ đâm dao ở nhà thờ là hành động khủng bố. "Chúng tôi tin rằng vụ việc có những yếu tố thỏa mãn chủ nghĩa cực đoan xuất phát từ động cơ tôn giáo.... Sau khi xem xét tất cả các tài liệu, tôi tuyên bố đây là một vụ khủng bố", lãnh đạo cảnh sát bang New South Wales, Karen Webb, cho biết trong một cuộc họp báo ngày 16.4, theo Reuters.

    Cảnh sát nói kẻ tấn công đã có sự chuẩn bị và tính toán từ trước khi mang theo một con dao đến nhà thờ cách xa nhà mình. Song bà Webb cho hay, ở giai đoạn này của cuộc điều tra, cảnh sát tin rằng kẻ tấn công hành động một mình.

    Những người bị thương trong vụ tấn công nhà thờ bao gồm giám mục Mar Mari Emmanuel. Ông nổi tiếng với các video giảng đạo thường thu hút hàng trăm nghìn lượt xem trực tuyến. Một bài giảng được tải lên YouTube vào năm ngoái cho thấy vị giám mục này chỉ trích đạo Hồi.

    Thủ tướng Albanese nói nước Úc không có chỗ cho chủ nghĩa cực đoan bạo lực. "Chúng ta là một quốc gia yêu chuộng hòa bình. Đây là thời điểm để đoàn kết, không chia rẽ, với tư cách là một cộng đồng và một quốc gia", ông nói trong một cuộc họp báo.

    Theo Thanh Niên

  • Với diện tích khoảng 7,59 triệu km2 đứng thứ 6 thế giới nhưng quốc gia này có dân số ít hơn Việt Nam 3,7 lần.

    Quốc gia rộng lớn nhưng 95% diện tích không có người ở

    Nước Úc có diện tích lớn thứ 6 trên thế giới với diện tích 7,59 triệu km2 nhưng chỉ có hơn 26 triệu dân. So sánh với Việt Nam với diện tích 331.690 km2, tuy diện tích chỉ bằng 1/23 của Úc nhưng dân số nước ta là hơn 97 triệu người, tức gấp 3,7 lần Úc. Một so sánh khác, Mỹ có tổng dân số hơn 333 triệu người, riêng hai tiểu bang California (39 triệu người) và Texas (29 triệu người) đã có dân số lớn hơn toàn bộ nước Úc.

    Ngoài ra, theo báo cáo năm 2019 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Úc là một trong số bốn quốc gia phát triển có chênh lệch giàu nghèo lớn nhất giữa các thành phố và khu vực nông thôn. Báo cáo của IMF dựa trên số liệu so sánh tăng trưởng kinh tế thực tế bình quân đầu người ở 10% khu vực giàu nhất với 10% khu vực nghèo nhất của 22 quốc gia phát triển.

    nuoc uc rong lon 1
    Nước Úc có diện tích lớn thứ 6 trên thế giới với diện tích 7,59 triệu km2 nhưng chỉ có hơn 26 triệu dân

    Đáng ngạc nhiên hơn, một số thành phố trên thế giới hiện nay có dân số đông hơn cả nước Úc. Các đô thị "khủng" và khu vực lân cận như Thượng Hải (Trung Quốc), Jakarta (Indonesia), Delhi (Ấn Độ), Tokyo (Nhật Bản) đều có dân số đông hơn nước Úc, theo trang web historicplay.com.

    Nước Úc thực sự chỉ có 5 thành phố lớn, đều nằm ven biển, gồm Sydney, Melbourne, Brisbane, Perth và Adelaide, là nơi sinh sống của khoảng 2/3 người Úc. Do đó, Úc được coi là một trong những quốc gia đô thị hóa nhất trên thế giới, với 90% dân số sống trong các đô thị đông dân cư nhưng chỉ chiếm 0,22% tổng diện tích của đất nước. Các khu vực màu đỏ trên bản đồ đại diện cho nơi sinh sống của đa số cư dân nước Úc.

    nuoc uc rong lon 2
    Úc được coi là một trong những quốc gia đô thị hóa nhất trên thế giới, với 90% dân số sống trong các đô thị đông dân cư nhưng chỉ chiếm 0,22% tổng diện tích của đất nước

    Khoảng 85% tổng số người Úc cư trú trong phạm vi chỉ 50km tính từ bờ biển, tức là rất ít người sinh sống trong vùng nội địa rộng lớn hơn. Sự phân bố dân số không đồng đều này đã tạo ra một số tình huống độc đáo trên khắp lục địa.

    Với hơn 1,3 triệu cư dân, Adelaide là thành phố lớn thứ 5 của Úc. Xung quanh đô thị này là khu vực có diện tích rộng lớn bằng cả nước Pháp nhưng chỉ có 3.750 cư dân ít ỏi sinh sống, tạo ra mật độ dân số tương đương với 178km2 đất cho mỗi người.

    nuoc uc rong lon 2
    Theo thống kê của Chính phủ, mật độ dân số trung bình của Úc là 3,3 người/km2

    Theo thống kê của Chính phủ, mật độ dân số trung bình của Úc là 3,3 người/km2, trong khi Việt Nam có mật độ dân số trung bình là 321 người/km2. Thành phố Melbourne là nơi có mật độ dân số cao nhất trong nước Úc với 22.400 người/km2.

    Có 2 lý do chính dẫn đến việc phân bố dân cư không đồng đều cùng với số lượng dân số thấp của Úc:

    Khí hậu khắc nghiệt

    Hiện nay, khoảng 40% diện tích của châu lục Úc đã bị biến đổi nghiêm trọng do thâm canh và chặt phá rừng kể từ khi người châu Âu định cư, dẫn đến một tỷ lệ đáng kể của vùng đất còn lại bị phân chia và bị cỏ dại xâm nhập.

    Theo Wikipedia, Anna Creek ở Úc là một trang trại gia súc lớn nhất thế giới, với diện tích 23.677km2 nhưng chỉ có 8 công nhân toàn thời gian. Do đó, trong khu vực rộng lớn như vậy thường chỉ có vài người sinh sống cùng với khoảng 10.000 con bò.

    nuoc uc rong lon 2
    Anna Creek ở Úc là trang trại gia súc lớn nhất thế giới

    Về cơ bản, Úc có ít người sinh sống do phần lớn diện tích là sa mạc rộng lớn, với động vật và côn trùng nguy hiểm. Tuy nhiên, lời giải thích đầy đủ cho việc tại sao có rất ít người sống ở Úc là khá phức tạp. Nhiều vấn đề bắt nguồn từ việc Úc chịu "lời nguyền" đặc biệt từ góc độ địa chất và địa lý, khi nó nằm gần Nam Cực đóng băng quanh năm và phía tây liên tục bị ảnh hưởng bởi các dòng hải lưu lạnh từ đại dương rộng lớn ở phía nam.

    nuoc uc rong lon 2
    Khoảng 35% tổng diện tích của nước Úc là sa mạc

    Trên toàn bộ vùng nội địa Úc, dãy núi dài thứ năm của đất nước này tạo thành một hiện tượng được gọi là "bóng mưa", chạy dọc theo phía đông từ bắc xuống nam. Độ cao của dãy núi này ngăn cản nhiều đám mây mang mưa từ Thái Bình Dương vào Úc.

    nuoc uc rong lon 2
    Dãy núi dài ngăn chặn những đám mây mang mưa vào trong nội địa Úc

    Một phần lớn của miền bắc Úc nằm trong vùng nhiệt đới, điều này có nghĩa là rất ít ngọn núi cao có khả năng đẩy không khí lên trên, nơi có thể tạo ra mưa. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi nhiều vụ cháy rừng tồi tệ nhất trong lịch sử Úc đã xảy ra. Phần lớn lượng mưa trên châu lục này rơi vào bờ biển phía đông, kết quả là điều kiện khí hậu khô cằn dần dần hình thành sa mạc trên khoảng 35% tổng diện tích của nước Úc.

    nuoc uc rong lon 2
    Sự khan hiếm nước ngọt ở đây không chỉ bắt nguồn từ lượng mưa không thể dự đoán mà còn do thiếu hụt các con sông lớn

    Darwin, thành phố lớn nhất ở bờ biển phía bắc của Úc, có lượng mưa trung bình hàng năm hơn 1.800mm, gần ba lần lượng mưa ở London. Tuy nhiên, phần lớn lượng mưa này chỉ rơi trong 4 tháng mùa mưa từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau khi có gió mùa.

    Bờ biển phía bắc của Úc là nơi ghi nhận các hiện tượng mưa không thường xuyên nhất trên hành tinh này, chủ yếu là do các cơn bão nhiệt đới khó dự đoán. Ví dụ, vào năm 1898, một cơn bão đã mang theo lượng mưa kỷ lục 740mm xuống một thị trấn nhỏ ở miền bắc Úc chỉ trong một ngày.

    Tuy nhiên, một thập kỷ sau đó, vào năm 1924, không có cơn lốc xoáy hoặc cơn bão nào xâm nhập sâu vào khu vực này, khiến thị trấn này chỉ nhận được 4mm mưa, ít hơn cả lượng mưa trung bình hàng năm của sa mạc Sahara.

    Sự khan hiếm nước ngọt ở đây không chỉ bắt nguồn từ lượng mưa không thể dự đoán mà còn do thiếu hụt các con sông lớn. Với lượng mưa ít ỏi, đặc biệt là ở các khu vực với nhiệt độ cao, tình trạng khan hiếm nước ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Một số vùng thậm chí có thể trải qua thời kỳ hạn hán kéo dài trong nhiều tháng liên tiếp. Điều này làm cho việc duy trì một dân số lớn ở Úc trở nên vô cùng khó khăn, do thiếu đất canh tác và nước ngọt.

    Hạn chế nhập cư

    Vào đầu những năm 1990, Úc có mức độ di cư hơn 35.000 người mỗi năm, trong khi trung bình trong thế kỷ 20 là 52.000 người/năm.

    nuoc uc rong lon 2
    Úc không muốn phải đối mặt với làn sóng nhập cư ồ ạt

    Khác với Mỹ, Úc không muốn trở thành một quốc gia với ngành công nghiệp sản xuất lớn và không muốn phải đối mặt với làn sóng nhập cư ồ ạt. Do đó, khi Úc trở thành một quốc gia phát triển, chính phủ Úc gặp khó khăn trong việc quản lý vấn đề nhập cư.

    Suốt thế kỷ 20, Úc thực thi nghiêm ngặt chính sách của người Úc da trắng cho đến những năm 1970, gây khó khăn cho người nhập cư từ bất kỳ quốc gia không phải người da trắng nhập cư. Về cơ bản, một người không có nghề nghiệp hay kỹ năng làm việc không thể nhập cư trừ khi họ kết hôn với một công dân Úc.

    nuoc uc rong lon 2
    Một người không có nghề nghiệp hay kỹ năng làm việc không thể nhập cư trừ khi họ kết hôn với một công dân Úc

    Trong khi nhiều quốc gia đang phát triển phải đối mặt với vấn đề dân số tăng nhanh và chứng kiến sự gia tăng đáng kể trong số người nhập cư, Úc đã thực hiện các biện pháp hạn chế để ngăn chặn sự gia tăng này.

    Theo Nguoiquansat

  • Văn phòng tư vấn du học của chúng tôi thi thoảng nhận được thư từ Sở Di trú (Bộ Nội vụ) Australia thông báo có sinh viên quá hạn visa, đề nghị ra trình báo hoặc tìm giải pháp hợp pháp hóa tình trạng cư trú.

    Nhưng, như có thể dự đoán, mọi thông tin liên lạc mà chúng tôi từng lưu trữ đều không còn được họ sử dụng.

    Dù vì nguyên do gì, tôi cũng thực sự tiếc cho cả quá trình cố gắng đã qua khi cuối cùng, họ lại lựa chọn trở thành một người không giấy tờ, vô thừa nhận, đối mặt với một cuộc sống trong bóng tối. Thống kê của Bộ Nội vụ Australia từ năm 2016 đến nay cho thấy, nước này có trên dưới 70.000 người cư trú bất hợp pháp - thường gọi là "người rơm".

    Để giải tỏa cho trăn trở cá nhân, tôi đã thử cố gắng lý giải cho quyết định trở thành "người rơm" của những du học sinh mà chúng tôi hiểu đủ rõ về hồ sơ của họ. Tôi tạm phân loại thành hai nhóm chính:

    Nhóm thứ nhất là các bạn có gia cảnh đặc biệt khó khăn về tài chính ở quê nhà, hy vọng cố gắng làm mọi việc để kiếm tiền gởi về cho gia đình. Với chính sách tiền lương tối thiểu và mức sống thuộc hàng cao nhất thế giới, ở Australia, du học sinh không phải bận tâm nhiều về tài chính. Một công việc làm thêm bình thường nhất, ví dụ bồi bàn hoặc nhân viên dọn dẹp vệ sinh, vẫn có thể mang đến thu nhập thoải mái cho các du học sinh độc thân. Nhưng nếu mang một khoản nợ, hoặc gánh nặng tài chính cho cả đại gia đình, các bạn phải bỏ học để dành toàn thời gian kiếm tiền và trở thành người cư trú bất hợp pháp.

    Nhóm thứ hai là những người không có khả năng hoặc lười nhác học tập, chỉ muốn định cư nhanh và dễ. Các bạn này thường xuất thân từ gia đình trung lưu, không khó khăn về tài chính, nhưng cũng chưa đủ giàu để định cư theo diện đầu tư kinh doanh, và không đủ năng lực chuyên môn để xin visa định cư diện tay nghề.

    Còn một nhóm nữa - những người quá hạn visa vì những lý do bất khả kháng hoặc do vô ý không để tâm đến ngày tháng - thường rất cầu thị để tìm cách gỡ bỏ tình trạng bất hợp pháp ngay khi có thể, và cũng không gặp quá nhiều rắc rối sau khi đã được hợp pháp hóa thành công.

    nguoi rom viet o australia

    Nhóm thứ nhất là đối tượng rất dễ bị bóc lột sức lao động. Do cư trú bất hợp pháp, họ chỉ có thể sống chui nhủi, làm những công việc nặng nhọc với mức lương bèo bọt dưới mức quy định, thậm chí phải làm những việc phạm pháp như trồng cần sa. Những "người rơm" này cũng không được hưởng bảo hiểm cũng như các quyền lợi hợp pháp của người lao động. Lúc đau ốm họ không dám đi khám chữa vì sợ bị phát hiện. Số tiền kiếm được muốn gửi về quê nhà, họ phải gửi qua những phương thức không chính thống, chấp nhận mức tỷ giá thấp hơn thị trường, kèm theo rủi ro mất tiền hoặc bị lừa gạt, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng khi giao dịch số tiền lớn bằng tiền mặt.

    Với nhóm thứ hai, phương thức khá phổ biến là tham gia vào các đường dây môi giới kết hôn giả. Họ chi trả số tiền theo thỏa thuận để nhận được sự bảo lãnh từ đối tượng đồng ý làm hồ sơ kết hôn.

    Vài năm trước, phụ huynh của một nữ sinh tham khảo tôi về giá thị trường làm hồ sơ kết hôn giả cho con gái. Cô bé đã tốt nghiệp phổ thông, vừa sang Australia được 6 tháng nhưng không muốn tiếp tục đi học, mà gia đình thì không muốn em về nước. Em được giới thiệu cho một người đồng ý kết hôn giả với mức phí 100.000 AUD (gần 1,6 tỷ đồng). Gia đình họ kinh doanh khá thành công ở Việt Nam, số tiền này không phải là vấn đề lớn.

    Tôi dùng một câu hỏi thay cho câu trả lời: số tiền 100.000 AUD đủ để con gái anh chị học hết đại học, tốt nghiệp xong, em có thể chuyển qua visa tốt nghiệp, được đi làm việc hợp pháp ít nhất hai năm nữa, với mức thu nhập tối thiểu khoảng 50.000 AUD/năm. Như vậy, hai năm sau tốt nghiệp em đã thu hồi chi phí du học, lãi thêm tấm bằng đại học được công nhận quốc tế, cùng kinh nghiệm sống lẫn nghề nghiệp chuyên môn. Anh chị mong con mình sống một cuộc đời tự chủ hay tự mua dây buộc mình vào một cuộc hôn nhân giả, phạm pháp và không có tình yêu?

    Tôi đã chứng kiến đủ nhiều bi kịch từ những cuộc kết hôn giả tương tự, và không mong bất cứ ai sa vào con đường này. Kết hôn giả, nhưng bi kịch là thật.

    Khi viết bài này, tôi nhớ đến gia đình anh Chính (đã đổi tên). Anh và vợ sống bất hợp pháp ở Australia gần chục năm, dành dụm gửi tiền về cho hai bên gia đình. Khi có con, con của họ không được đi học ở trường chính quy mà chỉ có thể gửi cho một bà gần nhà giữ hộ. Bà không có bằng cấp hay kỹ năng giáo dục, chỉ chăm trẻ theo bản năng và kinh nghiệm, cho ăn uống, tắm rửa và chờ cha mẹ đến đón sau khi đi làm về. Anh chị ngày ngày đi làm, tối về nhà, không dám giao du với ai hay hưởng thụ gì, đúng nghĩa sống mòn. Anh nhiều lần tính ra trình báo, để có cơ hội về nước nhưng không đủ can đảm. Cho đến khi bị cảnh sát bắt, anh như trút được gánh nặng, "về nhà để con được đi học, anh chị còn có thể được làm người".

    Mới đây, trong khoảng tháng 12/2023 đến tháng 1/2024, 4 học sinh Việt đến học tại Trường trung học Hamilton (Adelaide, Nam Australia) theo diện trao đổi đều lần lượt biến mất. Cảnh sát Australia tin rằng bốn em có thể đang "chủ động lẩn trốn khỏi chính quyền".

    Sở Giáo dục bang Nam Australia đã tạm dừng nhận đơn đăng ký của học sinh ba tỉnh ở Việt Nam (Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình) vào các trường phổ thông công lập, sau khi xem xét quê quán của một số học sinh rời nhà trọ mà không được phép.

    Cư trú bất hợp pháp là một lựa chọn phải trả giá đắt. Nhưng nếu đủ can đảm và quyết tâm, bạn hoàn toàn có thể chọn lại, để chủ động thoát khỏi kiếp "người rơm".

    Theo VnExpress / Huỳnh Thị Ngọc Hân

  • Một người phụ nữ người New Zealand đi du lịch tới Australia đã bị phạt gần 50 triệu đồng vì mang theo một chiếc bánh mì kẹp thịt vào nước này.

    Theo The New Zealand Herald đưa tin, du khách June Armstrong, 77 tuổi, đã bay từ thành phố Christchurch, New Zealand đến sân bay Brisbane, Australia, vào ngày 2/5  vừa qua. Nữ du khách bị phạt 1.995 USD (khoảng 48.418 triệu đồng) vì mang một chiếc bánh mì kẹp thịt gà chưa ăn vào Australia.

    Theo báo cáo, một nhân viên tuần tra biên giới sau đó đã khuyên Armstrong kháng cáo khoản tiền phạt. Tuy nhiên, khi cố gắng kháng cáo khoản tiền phạt, cô chỉ nhận được  một loạt phản hồi tự động từ phía nhà chức trách Úc, cuối cùng bà vẫn phải trả số tiền đó.

    Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Úc đã phản hồi vụ việc khoảng 6 tháng sau, sau khi được tờ The New Zealand Herald thay mặt người phụ nữ để liên hệ.

    Armstrong cho biết, bà đã cất chiếc bánh mì kẹp thịt trong túi xách của mình trước chuyến bay. Sau đó, khi khai tờ khai hải quan, bà lại quên khai báo về chiếc bánh mì.

    banh mi kep thit
    Du khách đã dành 6 tháng qua để phản đối về khoản tiền phạt quá lớn.

    Armstrong nói với báo chí rằng bà gặp khó khăn trong việc trả tiền phạt vì đó là một khoảng tiền lớn so với vài đồng lương hưu của cả 2 vợ chồng.

    “Tất cả mọi người sau khi nghe đến số tiền phạt đều chết lặng, họ không thể tin được", bà Armstrong nói thêm.

    Trong một tuyên bố, người phát ngôn của Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Úc cho biết, bà June Armstrong chỉ có thể mang bánh mì kẹp thịt vào nước này nếu có giấy phép nhập khẩu.

    “Thịt có các điều kiện nhập khẩu nghiêm ngặt và có thể thay đổi nhanh chóng do dịch bệnh bùng phát. Du khách có thể bị phạt tới 6.260 đô la Úc (khoảng 4.100 USD) vì mang các mặt hàng thực phẩm trái phép vào nước này”,   người phát ngôn nói.

    Đây không phải là lần đầu tiên du khách bị phạt vì mang đồ ăn không được khai báo qua sân bay Australia. Vào tháng 8, một hành khách đã bị phạt 1.200 USD vì mang hoa hồng đi dạo tại sân bay ở Australia. Và vào tháng 8 năm ngoái, một hành khách đã bị phạt 1.870 USD vì mang theo bánh mì McMuffin trên chuyến bay từ Bali đến Úc.

    Du khách mang thực phẩm vào Úc cần phải khai báo trên thẻ hành khách nhập cảnh.

    Trang web của Lực lượng Biên giới Australia (ABF) nêu rõ: "Các nhân viên an toàn sinh học có thể cần kiểm tra một số thực phẩm bạn mang theo bên mình"

    Các sản phẩm bánh mì có thể được mang vào Úc để tiêu dùng cá nhân nhưng không được chứa thịt hoặc các sản phẩm động vật không đóng hộp. Nếu khách du lịch không khai báo các mặt hàng được cho là có rủi ro an toàn sinh học cao, mức nộp phạt có thể lên đến thang 12 điểm (trị giá khoảng 4.100 USD), tùy thuộc vào mức độ rủi ro của hàng hóa.

    Theo Vietnamnet

  • Tại sao kế hoạch chuyển đổi visa du lịch 600 sang du học 500 khi đi Úc không dành cho người có kinh tế yếu hoặc đang nợ nần ở Vietnam? Bài chia sẻ của bạn Thu Dinh trên nhóm Hành Trình Tới Úc - Visa 462 Làm Việc & Du Lịch - Working Holiday Australia:

    Nói sơ về vụ nhiều người đang ở Vietnam nợ nần chồng chất, mong muốn đi Úc để thoát nợ thoát nạn, đổi đời đổi gió và gặp trúng agent tư vấn đi diện visa du lịch 600 rồi qua đây chuyển đổi sang visa du học 500 thì Xíu nói thiệt là mọi người đừng cúng tiền cho những bên đó. Để tránh nợ chồng thêm nợ. Vì:

    1. Chi phí tư vấn visa rất đắt, nghe đâu ít nhất 200-300 triệu là ít. Nhưng đâu phải trả nó xong cục tiền là qua Úc có lại cục tiền đó liền đâu mấy anh chị.

    2. Nếu đi visa du lịch 600 ở chui trốn lại đi làm bất hợp pháp thì hoặc bị ép lương bằng nửa lương người ở hợp pháp, hoặc gặp trúng chủ hãm vì chủ tốt họ sẽ thuê người đi làm hợp pháp chứ không ai chịu thuê người ở bất hợp pháp để xui có chuyện gì họ cũng bị nhà nước phạt mà.

    3. Visa du lịch 600 muốn chuyển đổi du học 500 không phải nộp vô 1-2 ngày là có visa du học liền, mà đợi hết thời gian visa du lịch bạn sẽ chuyển sang visa Bridging A và visa này hình như không được rời khỏi Úc, rồi cũng chưa được đi làm hợp pháp do dựa trên trạng thái visa cũ là visa du lịch 600, chừng nào visa du học 500 được cấp thì mới được đi làm hợp pháp.

    visa du lich uc 600

    4. Chờ tới khi visa du học 500 được cấp (trong lúc chờ không được đi làm vì như vậy là bất hợp pháp) thì mọi người nhắm đủ tiền nhà ở tầm 1k-2k/ tháng không, tiền ăn, điện nước,.. chưa tính nếu chủ nhà còn không cho dân du lịch thuê nữa. Việc họ yêu cầu kiểm tra ID, visa của bạn là chuyện bình thường nên kiếm được nhà ở chui cũng mợt nha.

    5. Rồi tới lúc visa 500 du học được cấp, tưởng kiếp nạn ở bất hợp pháp chấm dứt thì thời hoàng kim sẽ tới, tiền sẽ vào như nước, 1 tháng kiếm 100 triệu như agent đồn, nhưng ai ngờ visa du học chỉ được làm 48 tiếng maximum trong 2 tuần, nghĩa là 1 tuần không được làm quá 24 tiếng, coi như tiền lương sau thuế theo mức thấp nhất của nhà nước Úc cho tầm 500-800 aud/tuần đi (hên làm được ngày cuối tuần lương cao hơn đi) thì trừ tiền nhà, tiền ăn, tiền điện nước thì còn bao nhiêu. Trừ luôn tiền học phí đảm bảo âm tiền nha. Vậy nên nhà nào có điều kiện lo học phí từ Vietnam sẵn thì đi làm thêm bằng visa du học sẽ đủ để trang trải chi phí sinh hoạt nhà ở thôi. Đừng nghĩ tới chuyện dành dụm saving trả nợ đồ. Còn ai làm chui, làm bất hợp pháp, làm trả cash tiền mặt để qua mặt nhà nước cho có nhiều tiền hơn thì Xíu không nói tới nè.

    6. Những ai không có tiếng Anh, bằng cấp ở Vietnam sẵn mà qua Úc thì xác định cuộc sống không thể nào dễ dàng được. Muốn chuyển qua visa du học 500 hầu như đều yêu cầu tiếng Anh đầu vào. Nên sẽ lại đẻ thêm 1 đống tiền để học tiếng Anh đầu vào đậu rồi mới được nhập học. Nhiều người có tiền tích góp xong đốt vào học tiếng Anh bên này mãi chưa đậu chứ nói gì đến đi làm ở Úc, để dành tiền, định cư này nọ còn xa vời lắm nha.

    7. Còn ai được agent vẽ ra qua đây chuyển qua visa du học 500 nhưng "không cần đi học, có người đi học dùm, mọi người cứ yên tâm đi làm" thì mọi người né xa ra và thả tên agent đó lên đây luôn cho mọi người cùng né nha. Vì ở Úc visa du học cũng bị nhà nước quản lý kĩ. Điểm danh không đủ 80-85% số buổi là bị bên chỗ học báo cáo lên bên bộ di trú hủy visa như chơi. Tự dưng bỏ đống tiền qua Úc xong không đi học mà đi làm cái bị huỷ visa. Chuyện này xảy ra thường xuyên dù cho bạn đăng kí học tiếng Anh ở trung tâm bằng visa du học thì bên trung tâm vẫn có trách nhiệm báo cáo như vậy chứ không phải chỉ đi học trường lớn mới bị đâu.

    Sơ sơ là thấy 1 đống tiền từ tiền trả cho agent (nếu hên gặp trúng agent nó không lừa đảo thì vẫn mất tiền và được đi Úc, chỉ là qua Úc làm gì sống hay ra tiền thì hên xui, còn xui gặp trúng agent lừa đảo thì nó ôm mấy trăm triệu bạn mới vay xong nó chạy, hoặc nó làm cho bạn visa qua Úc nhưng xui sao bạn bị bắt tại hải quan Úc trục xuất đi về cấm bay Úc 3 năm hay vĩnh viễn gì đó, và chắc chắn tụi nó không trả tiền lại đâu), rồi tiền học phí nếu chuyển qua visa du học 500 ha (thêm vài trăm triệu nữa), tiền nhà ở, tiền sinh hoạt phí thêm 1k-2k là ít... rồi không thấy đoạn nào giàu lên trong mấy năm đầu, chỉ thấy tốn thêm tiền nha.

    Vậy nên cái combo visa du lịch 600 chuyển sang 500 du học thật sự chỉ phù hợp với nhà nào có điều kiện lo cho con cái, người thân đi học để tính tới đường định cư vì apply visa từ Vietnam sẽ khó hơn apply du học từ Úc. Nên nhiều người qua đây du lịch rồi thăm thú trường học chọn trường trước khi apply du hoc là ok nè. Chứ còn qua đây theo kiểu đó để gom tiền trả nợ thì xác định mấy năm đầu có thêm đống nợ nha. Còn gặp agent lừa đảo thì thua. Kiếp này coi như xác định sống cùng đống nợ luôn á. Còn ai đi các diện visa khác thì chắc đỡ hơn vì không bị giới hạn giờ làm và điều kiện của các visa đó cũng yêu cầu bằng cấp và tiếng Anh nên dù gì vẫn đỡ hơn visa du lịch 600 nè. Nói chung nước Úc hông có màu hồng như mọi người ở Vietnam nghĩ, nó màu xanh. Vì làm xanh mày xanh mặt chứ hông đùa đâu à.

    Nguồn: Thu Dinh / nhóm Hành Trình Tới Úc - Visa 462 Làm Việc & Du Lịch - Working Holiday Australia

  • Bạn Trang Đỗ đã có bài viết trên nhóm Hành Trình Tới Úc - Visa 462 Làm Việc & Du Lịch - Working Holiday Australia, chia sẻ đôi chút về trải nghiệm và công việc khi đến Úc. Bài viết được đăng vào tháng 10/2023.

    "Mình may mắn nộp được visa vào ngày 1/7 đầy sóng gió năm trước và granted vào 24/8 và khăn gói lên đường vào tháng 9 ngay sau đó.

    hanh trinh toi uc

    1. Giai đoạn 6 tháng đầu: Gayndah town (cách Brisbane 4h30 lái xe)

    - Giữa tháng 9, mình bắt đầu bằng việc hái việt quất. Farm mình làm ở Mundubbera, tên là Smart berries. Cách chỗ Gayndah mình ở tầm 30p lái xe. Bạn nào có xe thì sẽ tiện hơn cho việc đi lại. Mình thì đi ké xe của chị làm chung $7/ ngày.

    Công việc chủ yếu là hái việt quất chín, lương thì trả theo giờ theo luật lúc đó là $26,73/h và nếu bạn hái nhiều hơn trung bình thì có thêm bonus. Nhưng số giờ mỗi ngày thì phụ thuộc vào thời tiết, thường là 7-8h/ ngày, T2 đến T6. Khi trái cây nhiều thì có khi hái cả T7 và CN. Mùa việt quất ở farm này tầm cuối tháng 8 đến cuối tháng 11 tùy năm.

    - Giá phòng thuê ở Gayndah khá rẻ tầm $110-$150/ tuần. Nếu bạn nào muốn tiết kiệm tiền thì ở đây khá hợp lí vì không có hoạt động gì để tiêu tiền mấy.

    Sau khi mùa việt quất kết thúc thì mình chuyển sang làm đóng gói cam, chanh cũng ở Gayndah luôn. Chỗ làm khá gần nên mình chỉ đi bộ tầm 15-20p. Mùa cam chanh ở đây thường rộ vào tháng 3 - tháng 8.

    - Lương thì cũng $26,73/h. Nhưng đầu tháng 12 còn ít việc nên mình chỉ làm tầm 1-2 ngày/ tuần. Công việc thì phân loại chanh theo loại 1,2 và đóng gói vào thùng với số kí được yêu cầu. Cũng khá nhàn. Nhưng vì một số lí do cá nhân nên mình đã nghỉ trước khi mùa chanh, quýt rộ.

    2. Giai đoạn 6 tháng sau đó và hiện tại

    Mình chuyển đến Gatton (cách Brisbane tầm 1h30p lái xe) vào khoảng đầu tháng 4 và bắt đầu tìm việc. Ở đây thì có khá nhiều farm rau củ. Nhưng mình không muốn làm ngoài trời nữa nên chờ xin việc trong xưởng đóng gói rau củ.

    Mình xin việc tại farm rau củ Rugby farm (lớn nhất ở đây). Và đầu tháng 5 thì được nhận vào làm. Nếu bạn nào không biết lái xe hoặc chưa có xe thì có thể đi xe bus của cty miễn phí (thực tế là xe bus dành cho những người làm full-time thôi, nhưng casual như tụi mình đi ké thì người ta vẫn ok). Đỡ được một khoản phí đi lại.

    Xưởng đóng gói mình làm khá lớn, có 3 loại rau củ chính là súp lơ xanh, bắp (ngô) và đậu cô-ve. Ngoài ra thì còn các loại rau củ cắt lát xong mix lại đóng bịch sẵn.

    Đơn hàng của họ chủ yếu cho siêu thị lớn như Coles, Woolworths, Aldi, vậy nên môi trường làm việc khá chuyên nghiệp, mình làm trong xưởng lạnh và phải mặc thêm các loại tương tự như áo blue tiệt trùng. Lương hiện tại theo mức chung $28,26/h cho casual. Việc làm khá đều từ T2-T7, 7-8h/ ngày.

    Sau 1 thời gian làm việc thì mình khá thích môi trường và cuộc sống ở Gatton. Ở đây có 2 shop Châu Á, nên mình có thể mua đồ để nấu ăn dễ hơn, ngoài ra thì có 3 siêu thị Coles, Aldi và IGA, Kmart, Mc Donald, KFC. Khá đầy đủ tiện nghi.

    - Nếu thiếu đồ thì mình bắt xe bus đi Inala (chợ người Việt ở Brisbane) cũng chỉ tầm 1h20p.

    - Giá cả thuê phòng ở đây cũng không đắt tầm $150-180/ tuần.

    - Do ở đây cũng không phải thành phố nên đường xá khá dễ đi lại và phong cảnh bình yên, trong lành. Nhưng nếu bạn nào thích nhộn nhịp thì sẽ hơi chán. Mình thì muốn tiết kiệm tiền nên ở đây khá ổn.

    P/s: Do mình đã từng lấy được thông tin hữu ích từ nhóm và các anh chị đi trước nên chỉ chia sẻ thông tin để bạn nào cần có thể tham khảo chứ không phải môi giới nha.

    Nguồn: Trang Đỗ / Nhóm Hành Trình Tới Úc - Visa 462 Làm Việc & Du Lịch - Working Holiday Australia

  • Như các bạn đã biết, tới Úc sinh sống và làm việc là mong muốn của rất nhiều người. Bởi vì ở Việt Nam các bạn và anh chị vẫn chưa hài lòng về mức thu nhập của mình. Cũng như một số anh chị có thu nhập tốt rồi nhưng lại muốn có cuộc sống tốt hơn về mặt vật chất, khí hậu, thực phẩm. Đồng thời, con cái sẽ có được nền giáo dục tốt hơn, y tế tốt hơn. Chính vì vậy mà có rất nhiều công ty môi giới cũng như công ty xuất khẩu lao động tận dụng thời cơ này để bắt đầu đưa người sang Úc. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những công ty uy tín.

    Như vậy cũng rất khó khăn cho các bạn bởi có 2 luồng. Luật pháp ở Việt Nam vẫn chưa nghiêm minh. Vì thế mà vẫn tồn tại những công ty làm ăn mang tính chất lợi dụng, lừa dối khách hàng. Và luật pháp cũng chưa có bảo vệ cho những người đi lao động xuất khẩu nếu gặp phải trường hợp này vì thế mà rất rủi ro.

    visa 600

    Ở Úc có xuất khẩu lao động không?

    Một số các quốc gia như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia họ đang cần nhiều những lực lượng lao động đa số là công nhân trong xí nghiệp, nhà máy. Việc này thường được kiểm soát, quản lý của Bộ lao động thương binh và xã hội. Như vậy khi chúng ta đi xuất khẩu lao động, sẽ có luật rõ ràng. Chúng ta được sở kiểm soát, được đào tạo trong các trường lao động xuất khẩu, được nhà nước cấp phép trước khi chúng ta xuất khẩu lao động. Và khi xuất khẩu lao động chúng ta sẽ được đến các cơ quan, xí nghiệp mà chúng ta đã được định sẵn. Khi đó việc xuất khẩu lao động có thể nói là an toàn. Qua đó, chúng ta cũng sẽ bị giữ lại visa, passport để tránh tình trạng trốn ra ngoài là việc khác.

    Tuy nhiên ở Úc thì không có trường hợp như vậy. Không có xuất khẩu lao động theo quy mô. Theo đó thuật ngữ xuất khẩu lao động ở Úc là không tồn tại. Mà ở Úc đi lao động là sẽ đi theo 1 số loại visa theo quy định riêng của Úc.

    Người Việt Nam có thể bị lừa trong trường hợp làm Visa du lịch 600: đây là loại visa được cấp cho các nước trên thế giới trừ 1 số nước mà Úc cấm. Cư dân của các nước này có thể đến Úc để du lịch trong khoảng thời gian nhất định. Có thể 6 tháng, 1 năm, thậm chí là 3 năm. Tuy nhiên cứ 3 tháng là bạn phải quay về nơi mà bạn sinh sống 1 lần.

    Cũng chính từ visa này mà 1 số công ty làm ăn không uy tín đã đưa ra những lời dụ dỗ bạn rằng khi qua đây các bạn sẽ được đi làm, được trả lương. Nhưng theo luật pháp của nước Úc thì visa này bạn không được phép làm việc. Còn nếu chúng ta lao động là bất hợp pháp. Như vậy, nếu công ty nào tư vấn cho bạn làm visa này, sang Úc làm việc cứ 3 tháng về 1 lần, rồi sau sẽ xin định cư thì trường hợp này là không đúng và cơ hội định cư là bằng 0 nhé các bạn.

    Hãy lựa chọn cho mình những công ty thật uy tín, tìm hiểu thật kĩ trước khi quyết định kẻo tiền mất nhiều nhưng lại không được việc nhé các bạn.

    Nguồn: Người Việt ở Úc sưu tầm

  • Như các bạn đã biết, Úc là 1 quốc gia rộng lớn được bao quanh 4 hướng là biển. Cho nên đường chiều dài bờ biển rất dài. Chính vì thế đã tạo cho nước Úc rất nhiều lợi thế, trong đó là 1 lượng lớn thủy hải sản mà nước Úc có thể đánh bắt để phục vụ trong nước cũng như xuất khẩu. Song song với lợi thế này thì ngành phát triển theo đó là ngành đánh bắt thủy hải sản khi mà thị trường xuất khẩu hải sản của Úc là các quốc gia rất lớn, dân số đông như Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa kì, các nước Đông Nam Á.

    Với quy mô thị trường rộng lớn như vậy, nước Úc đang cần những người lao động trong lĩnh vực đánh bắt thủy hải sản. Vậy những con đường nào để các bạn bước chân tới Úc đánh bắt trên các con tàu chuyên ra khơi đánh bắt thủy hải sản. Cùng mình tìm hiểu nhé.

    Trước hết là thu nhập của nghề này thường cao hơn với những nghề khác bởi các bạn phải đi ra biển, xa nhà nên mức lương sẽ cao hơn. Ví dụ như nghề đánh bắt cá, mực thu nhập giao động từ 30-40 AUD/giờ. Với mức thu nhập này người Việt Nam có thể kiếm được 70-80 triệu đồng sau khi đã trừ thuế các bạn nhé.

    danh bat thuy hai san

    Vậy các con đường có thể đi làm nghề này là gì?

    1. Đầu tiên được nhắc tới đó là visa 403 (visa nông nghiệp). Vì sao visa nông nghiệp lại có thể làm nghề này. Bởi ở Úc nông nghiệp được xếp có 3 nhóm ngành nghề đó là: nông-lâm-ngư nghiệp. Bao gồm các nghề như trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và ngư nghiệp. Cho nên sang Úc bằng visa này các bạn có thể làm ở trên các tàu, thuyền.

    Điều kiện của visa này là độ tuổi phải trên 21 tuổi, có đủ sức khỏe, có IELTs 4.0 hoặc PTE có số điểm tương đương IELTs 4.0.

    2. Visa bảo lãnh 482. Đối với visa này nếu bạn sang được Úc thì có thể mang theo vợ/chồng/con đi cùng. Sau khi sang thì có thể xin tiếp visa 186 chủ bảo lãnh nếu bạn làm được việc họ sẽ bảo lãnh cho bạn ở lại. Và có cơ hội xin PR.

    Điều kiện của visa này là trong độ tuổi lao động, có bằng IELTs 4.5. Như vậy muốn sang Úc bằng visa này thì bạn phải tìm được 1 công ty, doanh nghiệp trước và đơn vị đó sẽ bảo lãnh mình thì các bạn mới đi được.

    3. Visa 500 (visa du học): tại sao visa du học lại có thể làm được việc này? Bởi vì, bạn đi du học vẫn có thể làm part time. Hoặc sau khi học xong bạn sẽ xin được 1 loại visa 485 có nghĩa là chính phủ Úc cho phép bạn ở lại làm việc trong 1 thời gian nhất định từ 3-5 năm. thậm chí là 6 năm tùy vào cấp bậc các bạn học. Cho nên với thời lượng như vậy bạn có thể làm công việc này.

    4. Visa 462 (visa kỳ nghỉ-lao động): điều kiện của visa này là IELTs 4.5 hoặc PTE tương ứng và độ tuổi dưới 30 tuổi.

    Trên đây là 4 con đường chính mà bạn có thể sang Úc để làm nghề đánh bắt thủy hải sản.

    Nguồn: Người Việt ở Úc

  • Trước đây mọi người luôn có giấc mơ Mỹ. Bởi nước Mỹ giàu mạnh, đông đúc, cơ sở hạ tầng cũng như phúc lợi rất tốt. Tuy nhiên bây giờ Úc và Canada là 2 thiên đường định cư mới, nơi mà bạn có thể dễ dàng định cư hơn rất là nhiều. Cũng như sẽ có những phúc lợi thậm chí còn tốt hơn ở Mỹ. Cho nên có rất nhiều các tổ chức, công ty di trú có những dịch vụ đưa người sang Úc. Có công ty rất uy tín, tuy nhiên cũng có những công ty làm việc không uy tín cũng như có những chiêu trò để lừa người lao động đang cần qua Úc.

    Có những công ty họ nói rằng bằng visa du lịch sang Úc vẫn có thể làm việc được. Tuy nhiên đó là điều không đúng với visa du lịch nhé các bạn. Sau đây mình sẽ hướng dẫn các bạn cách để chuyển đổi visa du lịch (visa 600) sang 1 số loại visa khác để các bạn có thể làm việc hợp pháp tại Úc cũng như có thêm cơ hội để ở lại nước Úc lâu hơn.

    du lich uc

    Khi bạn tới Úc có visa du lịch rồi, bạn có thể làm hồ sơ xin việc. Hồ sơ xin việc này không dùng visa du lịch để xin việc nhé các bạn. Các bạn có thể lên các trang web để apply. Do đó nếu các bạn thành công rồi, họ chấp nhận các bạn rồi thì các bạn phải chuyển đổi ngay sang visa 482 và yêu cầu công ty này bảo lãnh cho các bạn, giúp các bạn làm hồ sơ, hỗ trợ các bạn thư mời làm việc để các bạn có thể up lên các web của bộ di trú. Được chấp rồi thì các bạn hoàn toàn có thể làm việc và được trả lương 1 cách bình thường.

    Cho nên nếu các bạn được cấp loại visa này thì các bạn có thể làm việc thoải mái. Và sau này các bạn cũng có thể nhờ các công ty này giúp đưa các bạn lên PR thông qua 1 visa khác nữa là visa 186. Các bạn sẽ có nhiều cơ sở để làm việc hơn. Các bạn có thể hoàn toàn tự làm việc này nếu các bạn có vốn tiếng Anh. Các bạn sẽ tự lên web của chính phủ và làm theo các hướng dẫn. Hoặc tiếng Anh bạn chưa ổn cũng có thể dùng google dịch. Tuy nhiên về lâu dài các bạn vẫn cần trang bị cho mình vốn tiếng Anh để có nhiều cơ hội hơn nhé các bạn.

    Các bạn cũng có thể chuyển đổi sang visa du học. Lựa chọn các ngành nghề phù hợp để học. Tốn chút chi phí nhưng bạn cũng sẽ có cơ hội ở lại đây làm việc sau khi tốt nghiệp được ở làm việc từ 3-5 năm.

    Ngoài ra các bạn còn có thể chuyển đổi từ visa 600 sang visa kết hôn. Khi có visa kết hôn tức là các bạn đã có PR. Sau đó là có thể định cư tại Úc.

    Hoặc sẽ từ visa 600 sang Skilled. Các bạn phải có kinh nghiệm làm việc và phải có tiếng Anh tốt. Vì visa này khi bạn đăng ký được là các bạn có PR luôn. Vì thế rất cạnh tranh. Và để xin được visa này thì các bạn phải có bằng cấp. Nếu có các điều kiện trên thì các bạn hãy đăng ký nhé. Chi phí cũng không nhiều cho việc xin visa này.

    Ngoài ra còn một loại visa nữa bạn có thể chuyển đổi sang đó là chuyển đồi từ visa 600 sang đầu tư.

    𝐂𝐇𝐔𝐘𝐄̂̉𝐍 Đ𝐎̂̉𝐈 𝐕𝐈𝐒𝐀 𝐃𝐔 𝐋𝐈̣𝐂𝐇 𝟔𝟎𝟎 𝐒𝐀𝐍𝐆 𝐕𝐈𝐒𝐀 𝟓𝟎𝟎 𝐑𝐀 𝐒𝐀𝐎? 

    Apply visa du lịch 600 về cơ bản sẽ dễ hơn visa du học 500 vì không request bằng cấp và không cần tiếng Anh. Bạn chỉ cần chứng minh tài chính và sự ràng buộc ở Việt Nam (lý do để bạn du lịch và quay về mà không ở lại Úc) - Đó là 2 điều kiện cần và đủ đối với những người muốn thành công cao khi xin visa du lịch 600 Úc.

    - Sau khi đặt chân đến Úc rồi, bạn muốn apply khóa học để chuyển visa thì không cần nhất thiết phải apply khóa học bậc đại học, bạn có thể apply các khóa nghề (nên chọn hệ đào tạo 2 năm) với học phí thấp và có thể đi làm thêm để hỗ trợ tài chính của bản thân trong quá trình học, là đã có thể chuyển từ visa 600 - visa 500, tất nhiên là khóa học bậc học càng cao và trường bạn chọn càng tốt thì tỉ lệ đậu visa 500 sẽ càng cao

    - Vì visa du lịch Úc không cần Tiếng Anh nhưng khi bạn apply một khóa học (trừ khóa tiếng Anh ELICOS) thì cần phải đủ chuẩn tiếng Anh đầu vào của khóa học đó, thường là ILETS 5.0 - 5.5 trở lên. Nếu không có các chứng chỉ như IELTS/PTE bạn có làm bài test đầu vào của trường để thay thế các chứng chỉ đó. Thậm chí nếu không pass bài test, thì bạn hoàn toàn có thể học các khóa Tiếng Anh bổ sung như (EAP, Foundation) trước khi học khóa chính. Khóa học tiếng anh gồm 8 level và bài test đầu vào chính là bước đầu để xếp lớp tương đương với level của bạn.

    - Việc chuyển từ visa du lịch 600 sang visa du học 500 khi bạn ở Úc sẽ dễ dàng hơn rất nhiều khi bạn xin visa du học 500 trực tiếp từ Việt Nam. Chỉ cần visa du lịch 600 của bạn không có điều kiện 8503 "no further stay" là bạn có thể chuyển sang visa du học 500 nếu đủ điều kiện

    - Với visa du học 500 bạn hoàn toàn có thể bảo lãnh người thân của mình sang Úc theo diện phụ thuộc.

    - Hơn thế nếu bạn có bằng cấp tại Úc và thời gian làm việc nhất định tại xứ sở chuột túi bạn sẽ có cơ hội định cư tại đất nước xinh đẹp này.

    (Nguồn: ST)

  • Aoibhin Bradley, 27 tuổi, cho biết cô không có lý do gì để quay trở lại UK vì cô kiếm được nhiều tiền hơn và làm việc ít hơn khi đến Úc. 

    lam viec o uc 1
    Aoibhin Bradley cho biết cô không có ý định quay về Anh. Ảnh: Aoibhín Bradley / SWNS

    Aoibhin Bradley từng làm bác sĩ NHS với đồng lương ít ỏi chỉ hơn 1,000 bảng/tháng. Nhưng sau đó cô đã chuyển đến Gold Coast ở Queensland, Úc, và kiếm được nhiều tiền hơn gấp 3 cũng với công việc tương tự. 

    Cô tốt nghiệp Đại học Queens University ở Belfast vào tháng 4/2020. Sau đó cô đã làm việc ở tuyến đầu suốt thời điểm căng thẳng dịch Covid. Ca làm việc của cô rất dài, thường cô phải làm việc lố 3 tiếng sau khi ca làm đã kết thúc. Vậy nhưng ngay cả trong đại dịch, cô cũng chỉ được trả £2,100/tháng với 48.5 giờ làm việc mỗi tuần.

    Sau khi hoàn thành khóa đào tạo chuyên sâu, Aoibhin quyết định chuyển đến Australia vào tháng 9/2022 cùng với bạn trai là anh Matthew McQuaid, 29 tuổi. Anh này cũng là một bác sĩ.

    lam viec o uc 1
    Aoibhin chuyển đến Australia vào tháng 9/2022 cùng với bạn trai. Ảnh: Aoibhín Bradley / SWNS

    Cả hai đều tìm được việc làm trong phòng cấp cứu của Bệnh viện Gold Coast University Hospital, Queensland. Họ làm cùng ca nên có cùng ngày nghỉ như nhau. 

    Hiện tại Aoibhin kiếm được 6,000 AUD/tháng, tương đương £3,202.53. Và cô chỉ phải làm việc 36 giờ mỗi tuần. Nếu phải làm việc ngoài giờ và Chủ nhật, cô sẽ được trả tiền công gấp đôi. 

    Cô có những ngày nghỉ để khám phá và cắm trại ở Sydney và Melbourne. Trong khi đó, lúc còn ở UK và làm việc cho NHS, cô quá mệt mỏi không còn đủ sức làm gì cho bản thân. 

    "Bạn làm việc để sống - không phải sống để làm việc. Australia đắt đỏ hơn nhưng tôi kiếm được hơn gấp nhiều lần hồi còn ở quê nhà", cô nói. 

    lam viec o uc 1
    Cô đã quen với cuộc sống ở Úc. Ảnh: Aoibhín Bradley / SWNS

    "Ở UK, tôi phải làm ngoài giờ quá nhiều, cuộc sống của tôi chỉ toàn là công việc. Tôi sống ở Bắc Ailen và chẳng có gì để tiêu khiển khi rảnh rỗi. Tôi quá mệt mỏi, cạn kiệt năng lựợng. Ở Úc, mức thu nhập khiến tôi cảm thấy xứng đáng. Mỗi giờ làm việc tôi đều được trả lương. Giờ giấc ở đây rất quy cũ. Nếu đã hết giờ mà bạn chưa về, các tư vấn viên sẽ đến và bảo bạn về".

    "Tôi không có lý do gì để quay trở lại UK. Ở đây mọi người đều yêu công việc của họ. Cuộc sống ngoài kia rất khác biệt, tốt hơn nhiều. Mọi người đều hạnh phúc", cô nói. 

    Ngay từ năm 4 tuổi Aoibhin đã muốn trở thành bác sĩ, nối gót bố mẹ, ông bà và ông bà cố. Sau khi tốt nghiệp, cô bắt đầu làm việc vào tháng 5/2020 và nhanh chóng bị nhấn chìm. 

    "Cả đời tôi đã cố gắng để trở thành bác sĩ. Tôi rất yêu công việc, tôi muốn giúp người, muốn nhìn thấy họ khỏe mạnh trở lại. Nhưng điều kiện làm việc quả thật tồi tệ. Hiếm khi tôi được nghỉ. Đồng tiền tôi kiếm được không tương xứng với công sức tôi bỏ ra", cô nói. 

    Aoibhin biết một vài người đã chuyển đến Úc, và bạn trai cô cũng thích ý tưởng này. Cô quyết định hoàn thành kháo đào tạo chuyên sâu, để có thể quay trở lại UK làm việc nếu cô không hợp với Australia. 

    Cô nói: "Tôi nghe nói về những cơ hội làm việc tại Úc. Tôi tra cứu các bệnh viện ở Brisbane và Perth và nộp cho những nơi này. Tôi cũng nộp cho cả các bệnh viện ở Gold Coast. Họ phỏng vấn qua Zoom và sau đó đồng ý tuyển dụng chúng tôi". 

    Aoibhin và bạn trai chuyển đến Úc vào tháng 9/2022 và cảm thấy đó là một quyết định sáng suốt. "Mọi người đều thân thiện. Tôi nhận ra mọi người đều vui vẻ. Họ được trả lương xứng đáng. Có sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Thật tuyệt vời".

    Ở UK, thời gian làm việc theo quy định là từ 9h sáng đến 6h chiều, ca muộn từ 9h sáng đến 9h tối, ca đêm là từ 9h tối đến 9h sáng. Nhưng cô luôn phải làm lố giờ mà không được trả lương. 

    lam viec o uc 1
    Cặp đôi hiện đang làm việc tại Gold Coast. Ảnh: Aoibhín Bradley / SWNS

    Cô nói: "Không có cách nào để xin nghỉ phép. Tôi sụt gần 4kg vì phải làm việc suốt 12 tiếng không ăn gì. Rồi tôi về nhà, ăn vài lát bánh mì rồi đi ngủ".

    Ở Úc, cô được trả 47 AUD (£25) một giờ, và mỗi tuần cô chỉ phải làm 36 tiếng. Cô nói: "Nếu phải ở lại trễ dù chỉ một phút, bạn cũng sẽ được trả lương gấp đôi. Mỗi tháng tôi kiếm được 6,000 AUD". 

    Vì có nhiều thời gian hơn nên Aoibhin đã có thể khám phá nước Úc. "Lúc còn ở Anh, khi được nghỉ, tôi chỉ đi tập gym, đi bộ, đi ăn uống...và hết. Cuối tuần tôi cũng chẳng đi đâu chơi xa. Ở đây, tuần nào chúng tôi cũng đi cắm trại qua đêm. Không ai phải làm việc tới chết. Ở Úc đôi khi tôi cũng thấy mệt mỏi, nhưng lúc đó chỉ cần nằm dài trên ban công là tôi có thể ngắm biển", cô nói. 

    Cô không có ý định quay về UK, nhưng Aoibhin cũng rất nhớ gia đình. Từ khi cô đi, ông bà cô cùng với chú chó cưng đã qua đời. "Trong vòng 8 tháng, tôi mất ông bà và chú chó cưng. Thật sự đau lòng", nhưng cô phải vượt qua. 

    Hiện tại có rất nhiều bác sĩ Anh đang sống và làm việc tại Úc. 

    Viethome (theo Mirror)

  • Bài chia sẻ của bạn Sandy Nguyen trên group Định cư & Cuộc sống Úc, mọi người có thể tham khảo:

    "Chuyện kể để chia sẻ kinh nghiệm sống ở Úc: Tôi có anh bạn vì thật lòng yêu một người có đạo, nên anh đã về VN đội mưa nắng mấy tháng trời để học giáo lý. Nào ngờ! Hai tuần trước ngày đón nhận Bí tích Hôn Phối, trước mặt bạn bè trong ca đoàn cô dâu đã KHÓC KỂ thảm thiết khi chia tay với người yêu cũ (mặc dù anh này đang sống hạnh phúc với vợ và hai con).

    Sau đó! Thừa biết anh bạn tôi thật lòng, nên gia đình vợ lại tổ chức… ly hôn để… LÀM TIỀN anh (4.000 Úc kim) và LỪA ĐẢO của anh (19.000 Úc kim)! Vì tình nghĩa vợ chồng, anh vẫn bảo lãnh cho chị đến Úc.

    nguoi nhap cu bi bao hanh gia dinhẢnh minh họa

    Đêm đầu tiên đến Úc, chị ngồi thu mình trong nhà bếp, tay ôm điện thoại rủ rỉ rù rì với người yêu cũ hơn 2 tiếng đồng hồ… Việc này kéo dài đến 6 tháng trời. Quá ức lòng! Người chồng đành phải viết thư, xin anh kia đừng điện thoại cho vợ anh nữa.

    Bảy ngày sau đi học về, chị gào thét chửi bới, đập phá đồ đạc trong nhà, lấy băng keo bịt chặt miệng lại, bấm 000 (số gọi cảnh sát) rồi chạy ra phòng khách nằm co co, giật giật. Chỉ 5-10 phút sau là cảnh sát đến, đưa chị vào bệnh viện… rồi đưa về nhà. Nhưng không buộc tội anh chồng! Từ đó được nước, cứ có chuyện cải nhau là chị lại gào thét, lại bấm 000, lại được cảnh sát chở vào bệnh viện rồi chở… về nhà.

    Hai năm sau, chị nộp đơn xin vào thường trú. Bộ Di Trú Úc bác đơn ngay với lý do, “Đã không sống trong tình nghĩa vợ chồng…” (tạm dịch). Có lẽ sau nhiều lần đưa chị đến bệnh viện (chụp MRI) mà không có dấu vết bạo hành, bác sĩ và cảnh sát Úc biết mình đã bị chị LỢI DỤNG (để được vào thường trú sớm với lý do bạo hành), nên họ đã làm báo cáo về âm mưu VU KHỐNG CHỒNG của chị cho nhân viên bộ Di Trú Úc biết! Bingo".

    Bài liên quan: Lối thoát nào cho người nhập cư bị bạo hành gia đình ở Anh?

    Có không ít người nhập cư bị bạo lực gia đình. Họ không có trợ cấp, và cũng không dám trình báo với cảnh sát vì sợ thông tin của mình sẽ bị phía cảnh sát chuyển cho Bộ Nội vụ. Những kẻ bạo hành lợi dụng nỗi sợ đó của họ, chúng đe dọa rằng họ sẽ bị trục xuất nếu dám trình báo với cảnh sát. 

    Cô Nicole Jacobs, Ủy viên phòng chống Bạo hành Gia đình, cho biết: ''Tôi đã làm việc suốt 20 năm ở tuyến đầu. Tôi đã ngồi nói chuyện với rất nhiều nạn nhân, những người sống sót và con nhỏ của họ. Họ rất tuyệt vọng và mong mỏi tìm kiếm một nơi cư trú an toàn. Nhưng tình trạng pháp lý (không giấy tờ) khiến họ không có nơi nào để đi. Việc này không nên tiếp tục nữa''.

    Luật chống Bạo hành Gia đình

    Đầu năm 2021, Quốc hội đã thông qua luật chống bạo hành gia đình Domestic Abuse Act mà Nicole Jacobs cho là một bước đi đáng chỉ trích. Bởi vì những người bị bạo hành gia đình vẫn tiếp tục bị bỏ rơi và không được tiếp cận trợ cấp công (NRPF - No recourse to public funds).

    Jacobs khẩn thiết yêu cầu chính phủ cấp cho mỗi địa phương 18.7 triệu bảng trong 3 năm tới để giúp người bị bạo hành gia đình có thể nhận được trợ cấp NRPF. Ngoài ra, cô cũng kêu gọi một khoản tiền 262.9 triệu bảng để cung cấp dịch vụ đặc biệt cho những nạn nhân người da đen và cộng đồng thiểu số.

    Theo Jacobs, nhiều nạn nhân nhập cư buộc phải tiếp tục sống với kẻ bạo hành mình, hoặc đối diện với cảnh túng quẫn bần cùng vì không tiếp cận được trợ cấp. Trong khi đó, nhiều kẻ bạo hành (mà họ gọi là chồng, là bố của con...) lại cố tình phá hủy hoặc cất giấu giấy tờ nhập cư của nạn nhân để ép nạn nhân phải lệ thuộc mình.

    Bức tường lửa

    Jacobs đang kêu gọi các bên thiết lập một bức tường lửa, nghĩa là trao cho nạn nhân cơ hội được ra trình báo mà không sợ thông tin của họ sẽ bị chuyển lên Bộ Nội vụ. Cô cũng muốn khái niệm ''bạo hành nhập cư'' được thêm vào định nghĩa ''bạo lực gia đình'', để những nạn nhân này được thừa nhận trong các chính sách của nhà nước. 

    Đại học Suffolk đã thực hiện một bảng báo cáo tên Safety Before Status, trong đó có liệt kê nghiên cứu của Trung tâm Angelou Center và một review của Bộ Nội vụ. Trong báo cáo này, một nạn nhân của bạo hành gia đình kể rằng: ''Tôi không thể chịu được tình trạng bị bạo hành, nhưng tôi không dám báo cảnh sát''.

    Một người khác nói: ''Tôi nói với anh ta và gia đình của anh ta rằng tôi muốn đi, và họ nói nếu tôi bỏ đi, tôi sẽ chết đói vì tôi không có giấy tờ. Tôi không được quyền sống ở Anh. Anh ta cứ ném tấm thẻ visa vào mặt tôi và bảo tôi đọc nội dung ở mặt sau tấm thẻ, trong đó nói rằng tôi sẽ không được hỗ trợ hay trợ cấp''.

    Không có gì đảm bảo

    Theo một báo cáo được cơ quan truyền thông LBC đăng tải, một tổ chức có nói rằng: ''Chúng tôi phải thú nhận với những phụ nữ đã đánh đổi tất cả để tìm kiếm sự giúp đỡ, rằng chúng tôi không thể đảm bảo thông tin của các bạn sẽ không bị chuyển cho bên thứ 3, và chúng tôi cũng không đảm bảo rằng các bạn sẽ không bị trục xuất''.

    Vậy thì làm sao có ai dám liều cả tính mạng để ra trình báo. Đó là lý do hầu hết phụ nữ bị bạo hành vẫn phải nhẫn nhục sống trong câm lặng. 

    Nicole Jacobs cho biết một số khảo sát đang được tiến hành để tính toán số nạn nhân bạo hành gia đình không được tiếp cận trợ cấp. Các báo cáo này sẽ được xuất bản trong năm 2022. 

    Viethome (theo workpermit)

  • NGHỀ TRỒNG ỚT CHUÔNG Ở ÚC KIẾM ĐƯỢC BAO NHIÊU TIỀN?

    nghe lam farm o uc 1

    Ớt chuông ở Úc được trồng khá phổ biến. Đây là loại quả được chế biến nhiều trong các món ăn và rất tốt cho sức khỏe. Chính vì thế mà các bạn có thể dễ dàng kiếm được job vào mùa này. Một ngày trồng ớt chuông các bạn sẽ được trả 20$/h. Sẽ làm khoảng 7-9h/ngày, thấp nhất là 7h/ngày.

    Công việc cũng nhẹ nhàng chứ không nặng nhọc. Chăm chỉ 1 ngày là các bạn cũng đã kiếm được từ 140-180$/ngày.

    CHIA SẺ CÔNG VIỆC LÀM FARM - NGHỀ HÁI DÂU BỎ ĐI

    nghe lam farm o uc 1

    Đây là công việc lâu lâu sẽ có 1 đợt trong mùa dâu tây. Khi chủ yêu cầu hái bỏ đi những trái dâu chín kĩ, dâu dập, xấu không được đưa lên kệ. Để đảm bảo chất lượng dâu được tốt, vào những đợt dâu ra trái nhiều không có công nhân thu hoạch kịp thời dẫn đến dâu quá chín, dập nhiều nên lúc này các bạn sẽ được thuê để làm sạch tất cả các luống dâu. Vứt bỏ hết những trái chín đỏ, kể cả những trái vẫn còn đẹp, chỉ để lại những trái còn trắng, xanh. Mục đích của việc này là để đợt sau dâu sẽ lên đẹp, quả đều hơn.

    Công việc này 1 ngày bạn có thể làm 9-10 tiếng. Mức lương các bạn được trả là 20$/h. Các bạn có 15-20 phút nghỉ trưa trong quá trình làm.

    CHIA SẺ CÔNG VIỆC TẠI FARM XOÀI

    nghe lam farm o uc 16

    Tiếp tục với chuỗi bài chia sẻ về làm nông ở Úc. Bài viết này mình sẽ viết về farm xoài để các bạn hiểu hơn về công việc ở farm xoài là như thế nào nhé.

    Vào mùa thu hoạch xoài, không chỉ hái xoài mà tại farm còn có công việc phân loại xoài, đóng gói xoài.

    Đối với công việc hái xoài, có những cây lâu năm cao bạn sẽ phải dùng thang để trèo hái. Những bạn dễ bị dị ứng thì phải cẩn thận với nhựa xoài. Lương trả cho việc hái xoài họ trả theo năng suất. Bạn hái được càng nhiều sẽ được trả nhiều tiền. Làm thường xuyên quen rồi mình sẽ hái được nhanh hơn.

    Còn đối với những bạn đóng gói xoài trong nhà kho, tùy vào công việc mức lương sẽ được trả khác nhau và tính theo giờ. Lương giao động từ 25-35$/giờ.

    Farm xoài khá là rộng vì thế mà công việc tại đây cũng nhiều. Hi vọng các bạn có thể tìm được công việc phù hợp với mình tại farm này.

    CHIA SẺ LÀM FARM Ở ÚC - NGHỀ CHĂM SÓC CÂY DÂU GIỐNG

    nghe lam farm o uc 1

    Việc chăm sóc cây dâu giống rất đơn giản và làm nhẹ nhàng. Sau những chuỗi công việc nặng đòi hỏi nhiều về sức khỏe thì đây là job nhẹ nhàng cho các bạn lựa chọn.

    Buổi sáng thường bắt đầu làm từ 7h và kết thúc vào lúc 3h chiều. Lương trả theo giờ là 19$/h. Công việc của bạn là cắt hết các bông của cây để cho cây không được ra quả, tập trung nuôi là cho tốt để cung cấp cây giống cho các farm dâu thu hoạch quả.

    Với công việc nhẹ nhàng như này thì đây là 1 job rất tốt, thu nhập cũng cao cho bạn lựa chọn làm trong những tháng ngày làm farm của mình. 

    CHIA SẺ LÀM FARM - CÔNG VIỆC HÁI TÁO Ở ÚC

    nghe lam farm o uc 1

    Vào mùa táo thì hầu hết các farm táo chín rộ và cần nhiều công nhân để làm. Và mọi người thường làm từ 7h sáng - 5h30 chiều.

    Mỗi giờ làm như vậy sẽ được trả lương từ 85-150$/bin.

    Công việc này sẽ vất vả nếu phụ nữ làm vì phải đeo những chiếc túi lên tới 30kg trước ngực để đựng táo, phù hợp với các bạn nam hơn. VÌ vậy nếu làm công việc hái táo thì bạn xác định phải có sức khỏe tốt thì mới làm tốt được.

    CHIA SẺ CÔNG VIỆC HÁI NHO Ở ÚC

    nghe lam farm o uc 1

    Đây là một trong những công việc không thể thiếu đối với những ai đi làm farm tại Úc. Bởi nho là 1 trong những loại cây được trồng nhiều nhất phục vụ cho sản xuất rượu của Úc. Vào mùa trồng nho từ khâu chăm sóc cây, tỉa cành, đến hái nho, rất nhiều việc liên quan tới farm nho bạn có thể kiếm việc được.

    Công việc này các bạn làm sẽ được trả lương 20$/h, 1 ngày làm 8 tiếng. Có những vườn nho ở xa bạn sẽ được chủ chở đến nơi làm, 1 ngày được nghỉ trưa 30 phút, và được nghỉ giữa giờ 15 phút nữa là kết thúc công việc của 1 ngày.

    REVIEW NGHỀ LÀM CÀ CHUA TRONG NHÀ KÍNH TẠI ÚC

    nghe lam farm o uc 1

    Công việc hái cà chua trong nhà kính bắt đầu từ sáng sớm khoảng từ 6h30-4h chiều. Công việc này tương đối đơn giản nhưng trong nhà kính thì rất nóng vào mùa hè, ấm áo vào mùa đông. Trong quá trình hái cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần ngồi trên chiếc xe đẩy và hái những quá chín bỏ vào khay nhựa. Hái xong thì bạn sẽ làm công việc tỉa lá cho cây.

    Bạn sẽ được trả lương 1 ngày khoảng 250-300$. Tùy vào bạn muốn làm cả tuần hay bao nhiêu buổi trên 1 tuần bạn cũng đều có thể lựa chọn số ngày đi làm trong tuần.

    CÔNG VIỆC LÀM FARM Ở ÚC - CÔNG VIỆC TÁCH TỎI

    nghe lam farm o uc 1

    Công Việc tách tỏi ở Tasmania sẽ bắt đầu vào khoảng tháng 5 , công việc này sẽ kéo dài hay ngắn tuỳ vào số lượng tỏi trồng của farm mỗi năm, nếu farm trồng nhiều thì thời gian sẽ kéo dài khoảng 4 tuần, còn trồng ít thì thời gian kéo dài khoảng 2-3 tuần.

    Công việc sẽ được trả khoán theo kilogram, dao động từ $3 - $5/kg tuỳ vào tỏi to hay nhỏ, trung bình mỗi giờ có thể làm từ 5-8kg.

    Bạn sẽ tách lấy những tép tỏi tốt (là những tép tỏi bên ngoài), loại này tiếp tục được mang đi trồng. Công việc tách tỏi và trồng tỏi sẽ làm cùng 1 lúc. Cứ 3 ngày tách đủ cho 1 ngày trồng, và nếu ngày nào trời lạnh không trồng ngoài trời được thì sẽ quay vào tách tiếp.

    Thời gian làm 8 tiếng/ngày, cuối tuần thì làm nửa ngày. Như vậy 1 ngày với công việc này bạn có thể kiếm được 200-300$ tùy vào loại tỏi to, nhỏ. Công việc làm trong nhà nên không phải chịu nắng gió, giá rét của thời điểm chuyển giao sang đông ở Tasmania. Công việc tự do thoải mái, đi làm cứ như đi chơi nhưng cuối tuần tiền vẫn vào tài khoản đều đều.

    Nếu ai có ý định tới Tasmania, một nơi không thể không tới nếu đã đặt chân lên nước Úc, thì không nên bỏ qua công việc này.

    CÔNG VIỆC LÀM FARM Ở ÚC - ĐÓNG GÓI TỎI

    nghe lam farm o uc 1

    Đóng gói Tỏi là một công việc nhẹ khi làm nông ở Úc, công việc được làm ở trong nhà và không phải còng lưng giữ cái nắng 30-35 độ C và cái lạnh 12-15 độ C như thu hoạch tỏi.

    Công việc đóng gói tỏi ở Tasmania sẽ bắt đầu sau khi thu hoạch tỏi 3 tuần, tỏi phải giữ trong phòng QUẠT khô khoảng 3 tuần để làm khô lớp vỏ tỏi bên ngoài để khi đóng gói tỏi sẽ dễ dàng hơn.

    Đóng gói tỏi sẽ được trả khoán theo thùng, $20/thùng cho loại 1, $10/thùng cho loại 2, mỗi thùng sẽ có khối lượng khoảng 10kg - 11kg.

    Công việc sẽ được làm theo nhóm 6-10 người. Một giờ làm được khoảng 10 thùng và chia đều tiền cho 6-10 người theo nhóm. công việc sẽ kéo dài khoảng 1 tháng tuỳ thuộc vào số lượng tỏi thu hoạch được của Farm mà thời gian sẽ dài ngắn khác nhau.

    CÔNG VIỆC LÀM FARM Ở ÚC - HÁI CHERRY

    nghe lam farm o uc 1

    Thu hoạch Cherry là một công việc không thể bỏ qua khi làm farm ở Úc.

    Cherry được trồng phân bố ở nhiều bang trên lãnh thổ nước Úc, nhưng sản lượng nhiều thì có New South Wales, Victoria và Tasmania.

    Mùa cherry sẽ bắt đầu từ cuối tháng 10 đến tháng 2 năm sau , nhưng chính vụ thì rơi vào tháng 11, 12, 1 tuỳ vào từng bang.

    Buổi sáng mọi người cùng bắt đầu làm từ 7h30. Khi làm công việc thu hoạch Cherry thì sẽ được trả khoán theo thùng, tuỳ vào mỗi farm, thời điểm và kích thước của thùng mà giá mỗi thùng sẽ khác, trung bình thì $10-$12/thùng. Một ngày làm khoảng 8 tiếng và ngày nào chậm hay quả chín ít thì $200 - $300 còn ngày nào nhanh quả chín nhiều thì $400 - $ 500.

    CÔNG VIỆC LÀM FARM TẠI ÚC - THU HOẠCH QUẢ MÂM XÔI

    nghe lam farm o uc 1

    Thu hoạch quả Mâm Xôi là một công việc nên thử khi làm nông ở Úc. Giống với nhiều loại trái cây khác thì quả Mâm Xôi được trồng hầu như ở tất cả các bang Úc, nhưng ngon nhất có lẽ vẫn là ở Tasmania.

    Công việc bắt đầu từ khoảng 6 rưỡi sáng. Một ngày bạn sẽ làm 8 tiếng.

    Đặc điểm của loại quả này rất dễ bị dập trong quá trình hái. Chính vì thế mà bạn phải đeo 2 cái xô 2 bên để phân loại trong quá trình hái, quả ngon bỏ 1 bên và quả dập hoặc quả bé không đều sẽ bỏ 1 bên. Quả ngon sẽ đóng gói luôn sau khi hái xong, quả dập và nhỏ không đều họ sẽ đem về làm mứt. Sau khi hái xong sẽ phải tự đóng gói vào hộp nhỏ 125gram.

    Công việc này sẽ được trả khoán theo hộp, mỗi hộp 125gram sẽ có giá 60cent - $1,5 , tuỳ thuộc vào thời điểm cũng như nông trại.

    MỘT NGÀY LÀM VIỆC Ở FARM TẠI ÚC VỚI CÔNG VIỆC HÁI DÂU TÂY

    nghe lam farm o uc 1

    Hái Dâu Tây là một công việc cũng khá là thú vị khi làm nông ở Úc.

    Dâu Tây cũng là một loại trái cây được phân bố trải dài trên nhiều bang của Úc,

    Công việc hái dâu tây được bắt đầu vào đầu tháng 6 ở Caboolture Queensland, Stanthopre Queensland . Mỗi mùa thu hoạch dâu sẽ kéo dài 3-4 tháng.

    Công việc hàng ngày bắt đầu vào lúc sáng sớm và kéo dài 8-10 tiếng. Tùy vào mỗi farm chủ sẽ trang bị cho bạn những dụng cụ cần thiết để hái dâu.

    Thu hoạch dâu sẽ được tính khoán bằng khay, mỗi khay dâu chứa được khoảng 3-4kg, và cứ mỗi khay sẽ có giá 70cent/kg -$1.5/kg, tuỳ thuộc vào thời điểm và nông trại thu hoạch.

    Sau khi hái xong thì bạn sẽ tiếp tục làm công việc đóng gói. Đóng gói dâu cũng được trả khoán, mỗi hộp 125gram có giá khoảng 13 cent/hộp -20cent/hộp.

    Tùy vào thời điểm của vụ dâu chín ít hay nhiều, đỉnh điểm có thể kiếm tới 400$/ngày.

    LÀM FARM TẠI ÚC - THU HOẠCH QUẢ VIỆT QUẤT

    nghe lam farm o uc 1

    Thu hoạch quả Việt Quất là một công việc không thể nào bỏ qua khi làm nông ở Úc.

    Quả Việt Quất được phân bố trên hầu hết nước Úc, từ Đông sang Tây, từ Bắc vào Nam và từ đất liền ra hải Đảo chỗ nào cũng có.

    Mỗi mùa kèo dài khoang 3-4 tháng và mỗi khu vực sẽ có thời gian bắt đầu mùa khác nhau nên công việc này có thể làm quanh năm cho những ai chịu khó dịch chuyển.

    Trước khi bắt đầu vào công việc bạn sẽ được phát dây đeo, xô và gang tay. Sau đó di chuyển vào farm. Một hàng 4 người hái nên sẽ phải đi tới cuối hàng hái từ dưới hái lên. Cứ đầy 2 xô bạn sẽ quay về địa điểm cân trọng lượng, sau đó tiếp tục làm.

    Công việc thu hoạch quả Việt Quất sẽ được trả khoán theo kilogram, giá giao động từ $3/kg - $6/kg tuỳ thuộc vào thời thời điểm đầu mùa hay chính mùa và tuỳ nông trại.

    Một ngày làm nhiều giờ (8 tiếng) sẽ kiếm đc khoảng 200-300$ nếu trái to, 100-150$ nếu trái nhỏ. Đây là công việc được đánh giá là nhẹ nhàng mà lương lại cao ở Úc.

    LÀM FARM Ở ÚC - THU HOẠCH DƯA LEO CUỐI MÙA

    nghe lam farm o uc 1

    Đây có thể nói là 1 nghề chưa nhiều người biết đến. Trong thời đại lạm phát tăng cao, hàng hóa, vật dụng cũng như các mặt hàng nông sản tăng cao thì cơ hội đã đến cho các bạn khi các mặt hàng về dưa leo, cà chua tăng giá rất nhanh. Vậy các bạn kiếm được gì từ các farm dưa leo cuối mùa? Hãy cùng mình tìm hiểu nhé.

    Đối với nước Úc cũng như các nước xuất khẩu về nông sản thì yêu cầu về hàng xuất khẩu với tiêu chuẩn rất cao. Đối với dưa leo thì phải đủ tiêu chuẩn về kích thước. Chính vì thế những trái dưa không to đủ điều kiện xuất khẩu thì họ sẽ bỏ lại. Một nông trại với rất nhiều những nhà bạt trồng dưa sau khi đã thu hoạch xong những trái xuất khẩu họ sẽ nhổ gốc. Bởi họ không đủ nhân công để thu hoạch, hoặc chi phí bỏ ra thuê nhân công nhiều mà bán không được bao nhiêu nên họ bỏ đi. Công việc của các bạn là gì? Đó chính là tìm đến những farm đó xin thu hoạch những trái còn lại trên cây và sau đó giúp họ thu dọn cây là họ sẽ đồng ý cho bạn làm.

    Những bạn có kinh nghiệm bán hàng online thì đăng bán, hoặc tìm các đầu bán sỉ. Mặc dù trái nhỏ nhưng ăn rất ngọt và ngon. Bên Úc họ có các shop tàu, chợ dành cho người châu á sẽ bán các loại dưa như thế này và nhu cầu về loại dưa này rất cao. Cũng như các nhà hàng Châu Á. Hiện tại trong siêu thị đang bán là 6$/kg, chợ giời thì giá rẻ hơn thậm chí chỉ bằng 1 nửa giá siêu thị. Vì vậy đây là cơ hội cho các bạn rất là cao. Vào cuối mùa các bạn có thể kiếm thêm thu nhập rất là tốt từ những farm này. Bạn thu và bán sỉ cho những nơi thu mua là bạn cũng đã kiếm được nhiều từ farm như này rồi.

    CÔNG VIỆC LÀM FARM TẠI ÚC - LÀM VIỆC TẠI VƯỜN CÂY ƯƠM TRÁI

    nghe lam farm o uc 1

    Tại farm này 1 ngày có khoảng 20 công nhân làm việc. Công việc làm là nhổ cỏ cho các hàng cây giống. Công việc này làm quanh năm tuy không nặng nhọc nhưng mệt nên mọi người thường chọn làm xen kẽ trong lúc chờ việc khác.

    Bởi vườn ươm rất rộng, hàng cây dài hàng km vì thế bạn đi bộ để nhổ cỏ rất xa.

    Một ngày làm việc khoảng 8-9 tiếng, bắt đầu từ sáng sớm và kết thúc lúc chiều muộn. Một giờ các bạn được trả lương từ 25-30$.

    Chúc các bạn sớm tìm được công việc phù hợp với mình khi đặt chân tới Úc.

    Nguồn: Người Việt ở Úc

  • Ngoài công việc làm farm tại Úc thì có 1 ngành cũng rất được quan tâm khi làm việc ở Úc đó là thợ xây. Hãy cùng mình tìm hiểu kĩ hơn về công việc này nhé.

    Đối với những bạn tay nghề còn yếu hoặc chưa biết thì những tháng đầu bạn sẽ phải học việc. Sau khi học việc được khoảng 1 tháng thì lúc đó bạn sẽ bắt đầu được trả lương khoảng 100, 120, 150$, bạn nào giỏi thì sẽ được 180-200$/ngày.

    Đối với thợ chính, tay nghề giỏi 1 ngày thời gian làm 5 tiếng là có thể xong 1 job, hoặc 6-8 tiếng, miễn sao có thể xong job đó trong ngày là bạn sẽ được trả khoảng 300$/ngày. Khi bạn giỏi, có kinh nghiệm về xây dựng thì 1 ngày các bạn có thể nhận 2 job để làm và tiền lương có thể kiếm được từ 2 job khoảng 600-700$/ngày.

    nghe tho xay o Uc

    Đối với thợ phụ, tức là tay nghề biết thì bạn cũng sẽ được trả lương giao động từ 180-250$/ngày, bạn cũng có thể nhận thêm job trong ngày hôm đó nếu kết thức sớm. Tất cả những gì bạn biết về xây dựng, sơn, lót gạch, thạch cao, đặt ống nước... là bạn có thể dễ dàng kiếm job ở đây. Như vậy 1 ngày cũng có thể kiếm được 500-600$/ngày. Làm từ sáng tới đêm luôn. Ở Úc bạn phải chăm chỉ làm, có sức khỏe thì bạn sẽ làm được, thu nhập sẽ kiếm được nhiều.

    NGHỀ TRỒNG ỚT CHUÔNG Ở ÚC KIẾM ĐƯỢC BAO NHIÊU TIỀN?

    nghe lam farm o uc 1

    Ớt chuông ở Úc được trồng khá phổ biến. Đây là loại quả được chế biến nhiều trong các món ăn và rất tốt cho sức khỏe. Chính vì thế mà các bạn có thể dễ dàng kiếm được job vào mùa này. Một ngày trồng ớt chuông các bạn sẽ được trả 20$/h. Sẽ làm khoảng 7-9h/ngày, thấp nhất là 7h/ngày.

    Công việc cũng nhẹ nhàng chứ không nặng nhọc. Chăm chỉ 1 ngày là các bạn cũng đã kiếm được từ 140-180$/ngày.

    CHIA SẺ CÔNG VIỆC LÀM FARM - NGHỀ HÁI DÂU BỎ ĐI

    nghe lam farm o uc 1

    Đây là công việc lâu lâu sẽ có 1 đợt trong mùa dâu tây. Khi chủ yêu cầu hái bỏ đi những trái dâu chín kĩ, dâu dập, xấu không được đưa lên kệ. Để đảm bảo chất lượng dâu được tốt, vào những đợt dâu ra trái nhiều không có công nhân thu hoạch kịp thời dẫn đến dâu quá chín, dập nhiều nên lúc này các bạn sẽ được thuê để làm sạch tất cả các luống dâu. Vứt bỏ hết những trái chín đỏ, kể cả những trái vẫn còn đẹp, chỉ để lại những trái còn trắng, xanh. Mục đích của việc này là để đợt sau dâu sẽ lên đẹp, quả đều hơn.

    Công việc này 1 ngày bạn có thể làm 9-10 tiếng. Mức lương các bạn được trả là 20$/h. Các bạn có 15-20 phút nghỉ trưa trong quá trình làm.

    CHIA SẺ CÔNG VIỆC TẠI FARM XOÀI

    nghe lam farm o uc 16

    Tiếp tục với chuỗi bài chia sẻ về làm nông ở Úc. Bài viết này mình sẽ viết về farm xoài để các bạn hiểu hơn về công việc ở farm xoài là như thế nào nhé.

    Vào mùa thu hoạch xoài, không chỉ hái xoài mà tại farm còn có công việc phân loại xoài, đóng gói xoài.

    Đối với công việc hái xoài, có những cây lâu năm cao bạn sẽ phải dùng thang để trèo hái. Những bạn dễ bị dị ứng thì phải cẩn thận với nhựa xoài. Lương trả cho việc hái xoài họ trả theo năng suất. Bạn hái được càng nhiều sẽ được trả nhiều tiền. Làm thường xuyên quen rồi mình sẽ hái được nhanh hơn.

    Còn đối với những bạn đóng gói xoài trong nhà kho, tùy vào công việc mức lương sẽ được trả khác nhau và tính theo giờ. Lương giao động từ 25-35$/giờ.

    Farm xoài khá là rộng vì thế mà công việc tại đây cũng nhiều. Hi vọng các bạn có thể tìm được công việc phù hợp với mình tại farm này.

    CHIA SẺ LÀM FARM Ở ÚC - NGHỀ CHĂM SÓC CÂY DÂU GIỐNG

    nghe lam farm o uc 1

    Việc chăm sóc cây dâu giống rất đơn giản và làm nhẹ nhàng. Sau những chuỗi công việc nặng đòi hỏi nhiều về sức khỏe thì đây là job nhẹ nhàng cho các bạn lựa chọn.

    Buổi sáng thường bắt đầu làm từ 7h và kết thúc vào lúc 3h chiều. Lương trả theo giờ là 19$/h. Công việc của bạn là cắt hết các bông của cây để cho cây không được ra quả, tập trung nuôi là cho tốt để cung cấp cây giống cho các farm dâu thu hoạch quả.

    Với công việc nhẹ nhàng như này thì đây là 1 job rất tốt, thu nhập cũng cao cho bạn lựa chọn làm trong những tháng ngày làm farm của mình. 

    CHIA SẺ LÀM FARM - CÔNG VIỆC HÁI TÁO Ở ÚC

    nghe lam farm o uc 1

    Vào mùa táo thì hầu hết các farm táo chín rộ và cần nhiều công nhân để làm. Và mọi người thường làm từ 7h sáng - 5h30 chiều.

    Mỗi giờ làm như vậy sẽ được trả lương từ 85-150$/bin.

    Công việc này sẽ vất vả nếu phụ nữ làm vì phải đeo những chiếc túi lên tới 30kg trước ngực để đựng táo, phù hợp với các bạn nam hơn. VÌ vậy nếu làm công việc hái táo thì bạn xác định phải có sức khỏe tốt thì mới làm tốt được.

    CHIA SẺ CÔNG VIỆC HÁI NHO Ở ÚC

    nghe lam farm o uc 1

    Đây là một trong những công việc không thể thiếu đối với những ai đi làm farm tại Úc. Bởi nho là 1 trong những loại cây được trồng nhiều nhất phục vụ cho sản xuất rượu của Úc. Vào mùa trồng nho từ khâu chăm sóc cây, tỉa cành, đến hái nho, rất nhiều việc liên quan tới farm nho bạn có thể kiếm việc được.

    Công việc này các bạn làm sẽ được trả lương 20$/h, 1 ngày làm 8 tiếng. Có những vườn nho ở xa bạn sẽ được chủ chở đến nơi làm, 1 ngày được nghỉ trưa 30 phút, và được nghỉ giữa giờ 15 phút nữa là kết thúc công việc của 1 ngày.

    REVIEW NGHỀ LÀM CÀ CHUA TRONG NHÀ KÍNH TẠI ÚC

    nghe lam farm o uc 1

    Công việc hái cà chua trong nhà kính bắt đầu từ sáng sớm khoảng từ 6h30-4h chiều. Công việc này tương đối đơn giản nhưng trong nhà kính thì rất nóng vào mùa hè, ấm áo vào mùa đông. Trong quá trình hái cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần ngồi trên chiếc xe đẩy và hái những quá chín bỏ vào khay nhựa. Hái xong thì bạn sẽ làm công việc tỉa lá cho cây.

    Bạn sẽ được trả lương 1 ngày khoảng 250-300$. Tùy vào bạn muốn làm cả tuần hay bao nhiêu buổi trên 1 tuần bạn cũng đều có thể lựa chọn số ngày đi làm trong tuần.

    CÔNG VIỆC LÀM FARM Ở ÚC - CÔNG VIỆC TÁCH TỎI

    nghe lam farm o uc 1

    Công Việc tách tỏi ở Tasmania sẽ bắt đầu vào khoảng tháng 5 , công việc này sẽ kéo dài hay ngắn tuỳ vào số lượng tỏi trồng của farm mỗi năm, nếu farm trồng nhiều thì thời gian sẽ kéo dài khoảng 4 tuần, còn trồng ít thì thời gian kéo dài khoảng 2-3 tuần.

    Công việc sẽ được trả khoán theo kilogram, dao động từ $3 - $5/kg tuỳ vào tỏi to hay nhỏ, trung bình mỗi giờ có thể làm từ 5-8kg.

    Bạn sẽ tách lấy những tép tỏi tốt (là những tép tỏi bên ngoài), loại này tiếp tục được mang đi trồng. Công việc tách tỏi và trồng tỏi sẽ làm cùng 1 lúc. Cứ 3 ngày tách đủ cho 1 ngày trồng, và nếu ngày nào trời lạnh không trồng ngoài trời được thì sẽ quay vào tách tiếp.

    Thời gian làm 8 tiếng/ngày, cuối tuần thì làm nửa ngày. Như vậy 1 ngày với công việc này bạn có thể kiếm được 200-300$ tùy vào loại tỏi to, nhỏ. Công việc làm trong nhà nên không phải chịu nắng gió, giá rét của thời điểm chuyển giao sang đông ở Tasmania. Công việc tự do thoải mái, đi làm cứ như đi chơi nhưng cuối tuần tiền vẫn vào tài khoản đều đều.

    Nếu ai có ý định tới Tasmania, một nơi không thể không tới nếu đã đặt chân lên nước Úc, thì không nên bỏ qua công việc này.

    CÔNG VIỆC LÀM FARM Ở ÚC - ĐÓNG GÓI TỎI

    nghe lam farm o uc 1

    Đóng gói Tỏi là một công việc nhẹ khi làm nông ở Úc, công việc được làm ở trong nhà và không phải còng lưng giữ cái nắng 30-35 độ C và cái lạnh 12-15 độ C như thu hoạch tỏi.

    Công việc đóng gói tỏi ở Tasmania sẽ bắt đầu sau khi thu hoạch tỏi 3 tuần, tỏi phải giữ trong phòng QUẠT khô khoảng 3 tuần để làm khô lớp vỏ tỏi bên ngoài để khi đóng gói tỏi sẽ dễ dàng hơn.

    Đóng gói tỏi sẽ được trả khoán theo thùng, $20/thùng cho loại 1, $10/thùng cho loại 2, mỗi thùng sẽ có khối lượng khoảng 10kg - 11kg.

    Công việc sẽ được làm theo nhóm 6-10 người. Một giờ làm được khoảng 10 thùng và chia đều tiền cho 6-10 người theo nhóm. công việc sẽ kéo dài khoảng 1 tháng tuỳ thuộc vào số lượng tỏi thu hoạch được của Farm mà thời gian sẽ dài ngắn khác nhau.

    CÔNG VIỆC LÀM FARM Ở ÚC - HÁI CHERRY

    nghe lam farm o uc 1

    Thu hoạch Cherry là một công việc không thể bỏ qua khi làm farm ở Úc.

    Cherry được trồng phân bố ở nhiều bang trên lãnh thổ nước Úc, nhưng sản lượng nhiều thì có New South Wales, Victoria và Tasmania.

    Mùa cherry sẽ bắt đầu từ cuối tháng 10 đến tháng 2 năm sau , nhưng chính vụ thì rơi vào tháng 11, 12, 1 tuỳ vào từng bang.

    Buổi sáng mọi người cùng bắt đầu làm từ 7h30. Khi làm công việc thu hoạch Cherry thì sẽ được trả khoán theo thùng, tuỳ vào mỗi farm, thời điểm và kích thước của thùng mà giá mỗi thùng sẽ khác, trung bình thì $10-$12/thùng. Một ngày làm khoảng 8 tiếng và ngày nào chậm hay quả chín ít thì $200 - $300 còn ngày nào nhanh quả chín nhiều thì $400 - $ 500.

    CÔNG VIỆC LÀM FARM TẠI ÚC - THU HOẠCH QUẢ MÂM XÔI

    nghe lam farm o uc 1

    Thu hoạch quả Mâm Xôi là một công việc nên thử khi làm nông ở Úc. Giống với nhiều loại trái cây khác thì quả Mâm Xôi được trồng hầu như ở tất cả các bang Úc, nhưng ngon nhất có lẽ vẫn là ở Tasmania.

    Công việc bắt đầu từ khoảng 6 rưỡi sáng. Một ngày bạn sẽ làm 8 tiếng.

    Đặc điểm của loại quả này rất dễ bị dập trong quá trình hái. Chính vì thế mà bạn phải đeo 2 cái xô 2 bên để phân loại trong quá trình hái, quả ngon bỏ 1 bên và quả dập hoặc quả bé không đều sẽ bỏ 1 bên. Quả ngon sẽ đóng gói luôn sau khi hái xong, quả dập và nhỏ không đều họ sẽ đem về làm mứt. Sau khi hái xong sẽ phải tự đóng gói vào hộp nhỏ 125gram.

    Công việc này sẽ được trả khoán theo hộp, mỗi hộp 125gram sẽ có giá 60cent - $1,5 , tuỳ thuộc vào thời điểm cũng như nông trại.

    MỘT NGÀY LÀM VIỆC Ở FARM TẠI ÚC VỚI CÔNG VIỆC HÁI DÂU TÂY

    nghe lam farm o uc 1

    Hái Dâu Tây là một công việc cũng khá là thú vị khi làm nông ở Úc.

    Dâu Tây cũng là một loại trái cây được phân bố trải dài trên nhiều bang của Úc,

    Công việc hái dâu tây được bắt đầu vào đầu tháng 6 ở Caboolture Queensland, Stanthopre Queensland . Mỗi mùa thu hoạch dâu sẽ kéo dài 3-4 tháng.

    Công việc hàng ngày bắt đầu vào lúc sáng sớm và kéo dài 8-10 tiếng. Tùy vào mỗi farm chủ sẽ trang bị cho bạn những dụng cụ cần thiết để hái dâu.

    Thu hoạch dâu sẽ được tính khoán bằng khay, mỗi khay dâu chứa được khoảng 3-4kg, và cứ mỗi khay sẽ có giá 70cent/kg -$1.5/kg, tuỳ thuộc vào thời điểm và nông trại thu hoạch.

    Sau khi hái xong thì bạn sẽ tiếp tục làm công việc đóng gói. Đóng gói dâu cũng được trả khoán, mỗi hộp 125gram có giá khoảng 13 cent/hộp -20cent/hộp.

    Tùy vào thời điểm của vụ dâu chín ít hay nhiều, đỉnh điểm có thể kiếm tới 400$/ngày.

    LÀM FARM TẠI ÚC - THU HOẠCH QUẢ VIỆT QUẤT

    nghe lam farm o uc 1

    Thu hoạch quả Việt Quất là một công việc không thể nào bỏ qua khi làm nông ở Úc.

    Quả Việt Quất được phân bố trên hầu hết nước Úc, từ Đông sang Tây, từ Bắc vào Nam và từ đất liền ra hải Đảo chỗ nào cũng có.

    Mỗi mùa kèo dài khoang 3-4 tháng và mỗi khu vực sẽ có thời gian bắt đầu mùa khác nhau nên công việc này có thể làm quanh năm cho những ai chịu khó dịch chuyển.

    Trước khi bắt đầu vào công việc bạn sẽ được phát dây đeo, xô và gang tay. Sau đó di chuyển vào farm. Một hàng 4 người hái nên sẽ phải đi tới cuối hàng hái từ dưới hái lên. Cứ đầy 2 xô bạn sẽ quay về địa điểm cân trọng lượng, sau đó tiếp tục làm.

    Công việc thu hoạch quả Việt Quất sẽ được trả khoán theo kilogram, giá giao động từ $3/kg - $6/kg tuỳ thuộc vào thời thời điểm đầu mùa hay chính mùa và tuỳ nông trại.

    Một ngày làm nhiều giờ (8 tiếng) sẽ kiếm đc khoảng 200-300$ nếu trái to, 100-150$ nếu trái nhỏ. Đây là công việc được đánh giá là nhẹ nhàng mà lương lại cao ở Úc.

    LÀM FARM Ở ÚC - THU HOẠCH DƯA LEO CUỐI MÙA

    nghe lam farm o uc 1

    Đây có thể nói là 1 nghề chưa nhiều người biết đến. Trong thời đại lạm phát tăng cao, hàng hóa, vật dụng cũng như các mặt hàng nông sản tăng cao thì cơ hội đã đến cho các bạn khi các mặt hàng về dưa leo, cà chua tăng giá rất nhanh. Vậy các bạn kiếm được gì từ các farm dưa leo cuối mùa? Hãy cùng mình tìm hiểu nhé.

    Đối với nước Úc cũng như các nước xuất khẩu về nông sản thì yêu cầu về hàng xuất khẩu với tiêu chuẩn rất cao. Đối với dưa leo thì phải đủ tiêu chuẩn về kích thước. Chính vì thế những trái dưa không to đủ điều kiện xuất khẩu thì họ sẽ bỏ lại. Một nông trại với rất nhiều những nhà bạt trồng dưa sau khi đã thu hoạch xong những trái xuất khẩu họ sẽ nhổ gốc. Bởi họ không đủ nhân công để thu hoạch, hoặc chi phí bỏ ra thuê nhân công nhiều mà bán không được bao nhiêu nên họ bỏ đi. Công việc của các bạn là gì? Đó chính là tìm đến những farm đó xin thu hoạch những trái còn lại trên cây và sau đó giúp họ thu dọn cây là họ sẽ đồng ý cho bạn làm.

    Những bạn có kinh nghiệm bán hàng online thì đăng bán, hoặc tìm các đầu bán sỉ. Mặc dù trái nhỏ nhưng ăn rất ngọt và ngon. Bên Úc họ có các shop tàu, chợ dành cho người châu á sẽ bán các loại dưa như thế này và nhu cầu về loại dưa này rất cao. Cũng như các nhà hàng Châu Á. Hiện tại trong siêu thị đang bán là 6$/kg, chợ giời thì giá rẻ hơn thậm chí chỉ bằng 1 nửa giá siêu thị. Vì vậy đây là cơ hội cho các bạn rất là cao. Vào cuối mùa các bạn có thể kiếm thêm thu nhập rất là tốt từ những farm này. Bạn thu và bán sỉ cho những nơi thu mua là bạn cũng đã kiếm được nhiều từ farm như này rồi.

    CÔNG VIỆC LÀM FARM TẠI ÚC - LÀM VIỆC TẠI VƯỜN CÂY ƯƠM TRÁI

    nghe lam farm o uc 1

    Tại farm này 1 ngày có khoảng 20 công nhân làm việc. Công việc làm là nhổ cỏ cho các hàng cây giống. Công việc này làm quanh năm tuy không nặng nhọc nhưng mệt nên mọi người thường chọn làm xen kẽ trong lúc chờ việc khác.

    Bởi vườn ươm rất rộng, hàng cây dài hàng km vì thế bạn đi bộ để nhổ cỏ rất xa.

    Một ngày làm việc khoảng 8-9 tiếng, bắt đầu từ sáng sớm và kết thúc lúc chiều muộn. Một giờ các bạn được trả lương từ 25-30$.

    Chúc các bạn sớm tìm được công việc phù hợp với mình khi đặt chân tới Úc.

    Nguồn: Người Việt ở Úc

  • Bài viết do bạn Viet Dat Vu chia sẻ trên nhóm Định Cư & Cuộc Sống Úc, mời các bạn tham khảo nếu có ý định sang Australia thay đổi cuộc đời.

    Việc tìm job khi mới sang Úc là một câu hỏi muôn thủa. Từ hồi mình mới sang Úc 6 năm trước, lương làm cho nhà hàng có 8 AUD/h và bị chửi như con, mình cũng chiêm nghiệm kha khá và rút ra một số tips có thể giúp các bạn du học sinh mới sang Úc có thể tìm được việc tốt hơn mình hồi trước. Lưu ý là đây chỉ là kinh nghiệm của mình nên nếu mình có sai hay thiếu xót gì các bạn cứ comment bổ sung giúp mình nhé.

    Điều đầu tiên các bạn cần biết là lương tối thiểu của Úc bây giờ là khoảng 21 AUD/ giờ (theo National minimum wage. Nên mình nên đặt mục tiêu là xin việc làm thêm khoảng tầm đó hoặc ít hơn một chút cũng được. Tất nhiên bạn nào mới sang Úc cần job ngay có thể làm nhiều nhà hàng với mức lương 13-15 AUD/h cash. Các bạn sinh viên đừng quá quan tâm về lương trước thuế hay sau thuế vì thu nhập dưới 18k/năm các bạn sẽ được hoàn thuế vào cuối năm.

    du hoc sinh tim viec lam o uc
    Ảnh minh họa: Unsplash

    Các bạn nên học lái xe càng sớm càng tốt. Bạn nào có bằng lái xe ở Vn thì càng tốt vì sang bang NSW Úc các bạn được lái cho đến khi có PR thì mới phải chuyển. Bang Vic hay các bang khác sẽ phải đổi bằng sau 3 tháng. Cơ mà cũng không quá phức tạp.

    1. Công việc đầu tiên là barrista tức là pha chế cà phê. Đây là job lương khá ổn ở Úc (khoảng 19-27 AUD/h cho ngày thường và gấp rưỡi hoặc double gần 45 AUD/h cho ngày cuối tuần và ngày lễ. Một shift làm cũng khoảng 5 tiếng. Để làm được job này các bạn chỉ cần học khóa barrista tại Úc hoặc Việt Nam, học khoảng 6 - 10 tiếng là đã có thể pha chế và order một cách căn bản (Mình cũng đã tham khảo từ các bạn mình dạy barrista ở đây). Mình cũng sẽ viết một bài riêng để nói về job này. Để làm được job này cứ lên hội nhóm du học sinh trên fb, không thiếu. Nhưng mấy bạn barrista thường có hội riêng về job barrista chuyên chia sẻ job cho nhau, mình thấy khá hay

    2. Social work hoặc community support worker: đây là công việc đại khái là giúp đỡ những người khuyết tật hay trẻ tự kỉ bằng việc giúp họ những công việc hàng ngày như nấu ăn, trò chuyện và có thể tắm rửa cho họ. Đây là công việc đòi hỏi sự kiên nhẫn vì không phải ai cũng làm được. Ngành này cá nhân mình thấy đang khá thiếu người và tuyển dụng liên tục. Job này ưu tiên các bạn nữ hoặc các bạn học nursing hay social work. Để làm được job này các bạn nên học lái xe ngay và luôn. Vì các bạn cần xe để đưa đón những người khuyết tật. Mình thấy học lái xe khá là tiện lợi vì không chỉ có job này mà còn mở mang cơ hội cho các job khác lương cao hơn. Ngành này lương khoảng 27 AUD/h và cuối tuần cũng gần 40 AUD/h (Một shift làm khoảng 5 tiếng hoặc có khi full ngày). Khá good. Để làm được job này cứ lên hội nhóm du học sinh trên fb, không thiếu.

    3. Job dạy thêm tutor tại trường: Đây là job vừa ngon vừa lương cao cho các bạn du học sinh (khoảng 50 aud/h lúc 6 năm trước). Mình nhớ hồi mình mới sang Wollongong, có một số bạn học giỏi sẽ được làm pass leader (nghĩa là đi phụ các professor làm trợ giảng trong lớp). Trong trường đại học thường có nhiều job khá ngon, các bạn có thể xin ở trên career hub hoặc qua networking. Có những job không cần học quá giỏi như đi chép bài lại cho người disabled people lương cũng 40-50 aud/h. Các bạn ấy làm tutor 1 tiếng bằng mình đi làm nhà hàng 4-5 tiếng rồi. Tuy nhiên các job này thường làm ít thời gian và không phải ai cũng biết.

    4. Làm casual cho các công ty về retail: retail ở đây hiểu nôm na là đi bán hàng đồ trang sức, mỹ phẩm quần áo (ví dụ như Pandora hay Uniquilo). Mình thấy job này là một trong những job khá ngon mà làm nhàn cho các bạn nữ hoặc nam (lương 28-45 aud/h). Thường là xin qua indeed, seek hoặc networking, họ tuyển dụng mỗi ngày. Vì sẽ phải cạnh tranh với rất nhiều người khác nên các bạn nên học kĩ năng viết CV tốt để bản thân mình nổi bật hơn.

    5. Làm các shop bán bánh mì gỏi cuốn: các hãng bánh mì gỏi cuốn như Roll D hoặc bunme hay chuỗi tương tự lương khoảng 23 AUD/h. Các job này thường xin trên hội sinh viên hoặc qua networking. Các bạn chỉ cần nhanh tay một chút khi đi làm là sẽ được nhận.

    6. Làm hãng xưởng factory: thường làm hãng sẽ hơi mệt xíu. Nhưng được cái công việc không quá phức tạp. Có rất nhiều hãng xưởng cho các bạn chọn. Lương tối thiểu cũng 21 AUD trước thuế (được làm nhiều giờ khoảng 8 tiếng 1 shift). Nhưng thường các bạn phải có xe vì các hãng xưởng thường nằm xa station, nên việc có xe rất quan trọng. Để làm được job này, các bạn có thể lên hội nhóm du học sinh trên fb ở các bang hoặc apply trên trang chủ các công ty hoặc seek, indeed.

    7. Làm nail: các bạn nữ có thể lựa chọn làm nail (lương không cao lắm, dao động từ 12-19 AUD/h). Thường thì làm nail không tính theo giờ mà thường tính theo ngày. Các bạn mới học việc được khoảng 130 AUD/ngày 8 tiếng. Còn biết việc có thể lên 200 hoặc 250 AUD/ngày tùy chỗ. Mình vẫn đưa vào list vì đây là công việc khá dễ xin và làm cũng không quá nặng nhọc trừ hôm lễ tết và shopping night. Để làm được job này cứ lên hội nhóm du học sinh trên fb, không thiếu.

    8. Làm farm: du học sinh thì mình không khuyên khích làm farm vì đi rất xa. Các bạn nào visa working holiday thì cứ việc apply. Đây là công việc làm nặng nhưng lương rất xứng đáng. Có nhiều loại farm có thể giúp bạn kiếm 100k AUD/ tháng =)))

    9. Các bạn nào tự tin về chuyên môn có thể xin thẳng job trên seek và indeed nhé. Mình đã từng giúp cho một số bạn được job chuyên ngành kĩ sư, kế toán hoặc IT dựa trên visa 462 full time hoặc các bạn sinh viên xin thẳng part time. Để làm được job này các bạn cần có kĩ năng viết CV, cover letter tốt và kĩ năng phỏng vấn. Cái này mình sẽ viết bài riêng để chia sẻ những kinh nghiệm kiếm job.

    Cuối cùng mình xin lưu ý, làm thêm chỉ là làm thêm. Các bạn du học sinh chỉ nên xác định đi làm thêm để kiếm thêm thu nhập phụ giúp gia đình tiền ăn tiền ở tại Úc (làm 3 ngày là dư sức cover). Đừng nên xác định là đi làm thêm có thể lo được hết học phí. Vì nếu đi làm quá nhiều các bạn sẽ không học được đâu. Các bạn sang đây là du học để đi học mà. Mình cực kì nể một số bạn sinh viên sang đây không đi làm thêm và chỉ phấn đấu cho điểm học tập full HD và các bạn ấy aim thẳng những công ty lớn về chuyên môn. Lương một năm làm từ 65-120k/ năm cho sinh viên mới ra trường tại Úc. Làm 2 năm là đủ sức cover lại chi phí bỏ ra đi học rồi các bạn nhé.

    Nguồn: Viet Dat Vu / nhóm Định Cư & Cuộc Sống Úc

  • visa 462 dinh cu uc
    Rất nhiều đường dây nhận làm visa 462 cho người Việt qua Úc. Ảnh minh họa: Unsplash

    Vào ngày 8-2-2023, bạn Hoang Nguyen đã chia sẻ về câu chuyện làm visa Úc "xôi hỏng bỏng không" của một người quen trên group Hành Trình Tới Úc - Visa 462 Làm Việc & Du Lịch - Working Holiday Australia. Có không ít người Việt ở Anh muốn chuyển đến Úc sống, bạn có thể tham khảo trường hợp này. Dưới đây là nội dung mà Hoang Nguyen chia sẻ:

    "Bạn mình làm giấy tờ qua agent, mất hơn 400 triệu đồng. Agent rất có tâm, làm giả luôn cho cái bằng đại học để apply. Rồi bạn có được visa 462 qua Úc.

    Sau khi làm farm và apply gia hạn năm 2, tưởng như mọi thứ ngon lành bỗng dưng bộ di trú gửi cho một cái email tình cảm. Họ báo rằng đã xem lại hồ sơ visa năm 1 của bạn và đã xác minh với trường đại học và bằng đại học của bạn là giả. Giờ bạn chứng minh được bằng của mình là thật thì nói chuyện tiếp, không thì giải tán.

    Thế là bạn vừa mất một đóng tiền khổng lồ, qua đến Úc. Được 1 năm, và giờ không có đường nào ở lại. Mình thực sự rất buồn và đau lòng vì chuyện của bạn.

    Bạn nào có suy nghĩ nhờ agent làm hồ sơ giả theo visa 462 thì đây là bài học người thật việc thật 100% cho các bạn. Đừng nghĩ qua được bên này trót lọt là xong chuyện.

    Còn các cô các chú agent sống làm ơn có đức một tí. Đừng vì đồng tiền mà bất chấp tất cả, dùng lời ngon tiếng ngọt dụ dỗ người ta làm hồ sơ.

    Bonus: Bạn nào trường hợp tương tự đã làm hồ sơ giả visa 462 và qua được Úc thì đừng dại apply năm 2, vì họ cũng khui ra thôi. Lời khuyên chân thành".

    329339243 1351510872266659 5042897404206442920 n
    Email từ Bộ di trú Úc.

    Đồng tình với câu chuyện không nên làm bằng giả, bạn V. B. B. Phan cho biết cách đây 3 năm, bạn từng báo cáo các trường hợp làm bằng giả: "Mình rất đề cao sự công bằng giữa tất cả mọi người, nên mình không bằng lòng với chuyện các bạn sử dụng hồ sơ giả để cướp đi cơ hội của một người xứng đáng hơn. Quan trọng hơn, mình nghĩ những người đi trước cần tham gia chương trình này một cách "nghiêm túc” để cho các bạn trẻ sau này có cơ hội tiếp tục được tham gia (thay vì Úc sẽ sớm đóng loại visa này vì lý do Việt Nam có quá nhiều trường hợp gian lận khi đăng ký tham gia chương trình). Bản thân mình cũng là một thành viên tham gia chương trình và đã nhận được visa nên khi phát hiện trường hợp nghi gian lận, mình đã viết thư báo cáo gửi cho Bộ Nội Vụ để họ cân nhắc việc cấp visa đối với trường hợp này. Ngoài ra, khi viết thư này, mình cũng hi vọng phía Úc sẽ tác động lên Cục quản lý lao động ngoài nước để Cục xem xét cấp thư giới thiệu cho những người xứng đáng. Mình không biết có phải vì lá thư của mình viết cho Đại Sứ Quán Úc tại VN và Bộ Nội Vụ để báo cáo về trường hợp trên mà đợt làm hồ sơ vừa rồi, các bạn được Cục và các anh chị phụ trách xét visa ở Lãnh Sự Quán gọi về để xác minh thông tin, và có nhiều trường hợp bị từ chối cấp thư giới thiệu".

    Hành động report của bạn V. B. B. Phann bị nhiều người Việt chỉ trích là "phản động", có người còn cho rằng: "Các nước khác ở lậu, hồ sơ giả rất nhiều nhưng duy chỉ có Việt Nam là người Việt Nam đi tố nhau. Đây là nguyên văn của 1 luật sư di trú Úc làm lâu năm nói".

    Tuy nhiên, theo lời V. B. B. Phan: các nước như Úc, Mỹ, UK, Canada,.. họ chia sẻ với nhau về dữ liệu Di Trú. Nên khi bạn đã bị lưu hồ sơ trong hệ thống Di Trú của Úc thì các bạn sẽ gặp khó khăn/phiền phức trong vấn đề xin visa ở những nước khác nữa đấy. Vì vậy, đừng dại mà dùng giấy tờ giả để xin visa. Cơ quan Di Trú của Úc họ có thừa khả năng để kiểm tra bằng cấp/giấy tờ đó là thật hay giả đấy.

    Bạn See You bình luận: "Để có được 1 tấm bằng đại học loại khá tôi đã nổ lực không ngừng, sao họ có thể làm bằng giả dễ dàng để nộp 462 nhỉ. Sao không chịu khó học, học trung cấp thôi 2 năm hoặc thi đại học hoàn thành 2 năm đại học là đủ điều kiện 462 rồi tại sao phải làm giả bằng đại học làm thế có công bằng với những người học thật không thi thật không …"

    Bạn Nam Anh Nguyen khuyên: "Giờ bạn này chỉ có bay về VN, rồi rút đơn gia hạn 462, để tránh bị hủy visa và bị 4020 cấm 3 năm nhập cảnh Úc thôi. Sau đó tìm cách đi diện khác phù hợp hơn. Chứ mà để Úc họ ra quyết định xong thì lúc đó đã trễ rồi, sau này đi nước nào cũng rất là khó vì thông tin của bạn đã bị vào danh sách đen. Úc rất kị gian dối."

    Bạn Vanessa Minh chia sẻ: "Thực ra cũng có những agent uy tín. mình cũng đã apply visa 462 qua 1 agent mà mình quen biết, nhưng tất cả các thủ tục mình cũng phải tự cất công chuẩn bị và công chứng. Trong lúc đó, mình rảnh rang đi hỏi 1 vài agent tào lao chỗ nó báo 200tr, chỗ 500tr và cao nhất là 700tr cho visa 462 bao đậu, họ nói chưa có bằng đại học thì họ sẽ chạy cho mình rồi tính tính thêm phí. Thầm nghĩ với số tiền đó chắc đủ học dc cái đại học chính qui, apply visa 462 xong rồi đi vòng quanh thế giới được luôn, nên trc khi làm gì mình nghĩ nên tìm hiểu kĩ, đường đường chánh chánh mà đi đỡ phải sợ tiền mất tật mang".

    Bạn Hồ Quốc Phong cho biết: "Agent của Chính Phủ Úc nói tiếng Việt và hiểu được cả từ lóng của tiếng Việt ở Trong Các Group Du Học Sinh đầy nha các bạn, hôm trước có bạn kia hỏi công khai là có nên làm bằng giả không, mình tự nghĩ chắc thế nào cũng có Re-Declaration Docs khi Re-new lại Visa về tất cả bằng cấp khi applied lần 1st. Hóa ra hôm nay là có một bạn bị dính.

    - Đây là hồi chuông cảnh tĩnh cho các bạn về vấn đề bằng ĐH giả: thực ra người Việt cũng có thể kiểm tra và tra cứu không đến 10 phút để biết được bằng đó là thật hay là giả.

    - Hệ thống trường ĐH giờ đã khác xưa họ có thể chia sẽ thông tin du học với nhau, cũng như kiểm tra chéo để xin học bổng cho sinh viên của họ hay những vấn đề liên quan đến, chứng chỉ, bằng cấp khác được cấp.

    - Các bạn có thể học ĐH đạo tạo từ xa mất 2 năm nhưng đó là Đồ REAL".

    Bạn Nghĩa Vĩnh Hồ đồng tình: "Để có 1 cái bằng đh, 1 chứng chỉ PTE là cả quá trình nỗ lực học tập của 1 người. Đâu phải dùng tiền mua là được. Mình biết là 1 số người (có ý định, đã làm bằng, giấy tờ giả) sẽ lấy lí do này lí do kia....để ngụy biện cho mình.

    1. Trường hợp bạn còn trẻ ----> mình khuyên là đi học 1 khoá để lấy cái bằng REAL (mà chi phí đào tạo chắc chắn ít hơn xxxtr như bài viết đã đăng rồi/ tuy nhiên bạn sẽ mất 2 năm để học) nhưng như mình đã nói " bạn còn trẻ" mà.

    2. Nếu bạn đã gần quá tuổi cho visa 462. Bạn c thể tìm các con đường khác: VD visa 500 hay các visa diện visa khác (thấy mình đủ điều kiện cái nào thì tìm hiểu cái đó)

    Bạn Nghi Hồ kết luận: "Mình từng biết một số bạn làm farm trót lọt bằng giả vẫn lây lất ở các farm. Tiền lương hàng tuần không đủ để trả một đống nợ bên VN vì bằng giả của bọn agent. Phốt càng nhiều thì đường đi của các bạn khoá sau càng thu hẹp. Ăn ở nên có đức lại, các agent cũng vậy".

    Nguồn: Hoang Nguyen / Hành Trình Tới Úc - Visa 462 Làm Việc & Du Lịch - Working Holiday Australia

  • Công ty di trú do Jack Ta, tức Tạ Quang Huy, điều hành bị cáo buộc đã lợi dụng kẽ hở trong luật di trú để giúp cho tội phạm ma tuý kéo dài thời gian ở lại Úc, theo một cuộc điều tra mới được công bố ngày 6/11/2022.

    ta quang huy di truc Uc 1
    Công ty di trú của Tạ Quang Huy bị cáo buộc đã hỗ trợ cho tội phạm ma tuý kéo dài thời gian ở lại Úc bằng cách xin visa tị nạn cho những người này. Credit: YouTube/Tạ Quang Huy và Cộng Sự

    Sơ lược về sự giàu có và tiếng tăm của Tạ Quang Huy ở Úc

    Tạ Quang Huy là ông chủ công ty di trú hàng đầu của người Việt tại xứ sở kangaroo. Vị doanh nhân 45 tuổi này là fellow người Việt duy nhất của Viện Di trú Australia. Mức phí dịch vụ của công ty này gấp 5-10 lần hầu hết doanh nghiệp cùng ngành. Tạ Quang Huy từng nói: "Chúng tôi cung cấp dịch vụ cho những người nằm trong nhóm 5% giàu có nhất."

    Vào năm 2021, Tạ Quang Huy nói mình sở hữu 17 xe sang và đang cố gắng xây một ngôi nhà thật lớn để chứa được 24 chiếc. 

    Vào năm 2009, Chính phủ Australia bắt đầu cho những người sống bất hợp pháp tại quốc gia này có thể hợp pháp hóa tình trạng sống của họ, có cơ hội định cư.

    Nắm bắt thời cơ, công ty của Tạ Quang Huy bắt đầu mở thêm nhánh mới, gọi là "chống trục xuất tội phạm người Việt tại Australia". Công ty của Huy đã làm vài trăm đến 1.000 trường hợp, nhiều nhất trong các doanh nghiệp. Việc này một mặt kiếm rất nhiều tiền cho công ty, nhưng mặt khác, nhiều người cũng chất vấn sao lại biện hộ, làm việc cho các tội phạm như vậy.

    Tạ Quang Huy cho rằng: "Luật pháp bên cạnh những điều khoản khô khan thì cũng có điều khoản nhân đạo. Khách hàng của Huy đều thừa nhận họ sai, nhưng họ sai một lần và Australia là quốc gia nhân đạo cao, cho họ cơ hội để sửa sai. Nhiều khách hàng cũ giờ đã có cuộc sống ổn định, có công việc thậm chí đầu tư nhiều và thành công".

    ta quang huy di truc 3Những năm gần đây, Tạ Quang Huy không ngừng được báo chí ở Việt Nam ca ngợi, mời phỏng vấn.

    Trở lại cuộc điều tra của báo The Age, The Sydney Morning Herald và chương trình 60 Minutes

    Vào ngày 6/11/2022, một cuộc điều tra độc quyền của báo The Age, The Sydney Morning Herald và chương trình 60 Minutes tiết lộ rằng công ty của Tạ Quang Huy đang bị các cơ quan thực thi pháp luật nhắm tới vì cáo buộc giúp cho các tội phạm ma túy người Việt tránh bị trục xuất và kéo dài thời gian ở lại Úc.

    Công ty di trú của Tạ Quang Huy được cho là có liên quan đến 150 hồ sơ xin visa tị nạn không hợp lệ trong nhiều năm qua, và 100% đơn xin tị nạn mà công ty này đã nộp cho khách hàng được xác định là “không có bất kỳ cơ sở nào”.

    Điều đáng lưu ý là có ít nhất 15 tội phạm ma túy bị kết án nằm trong số những bộ hồ sơ nói trên.

    Dữ liệu cho thấy công ty di trú của Tạ Quang Huy đã tạo điều kiện cho khách hàng (tội phạm) nộp đơn xin visa tị nạn nhằm kéo dài thời gian ở lại Úc cho họ.

    Và với tình trạng hồ sơ visa tồn đọng như hiện nay, quá trình này, từ lúc chờ duyệt xét hoặc từ chối, hoặc nộp đơn xin các loại visa khác, và cả tranh cãi ra tòa... quá trình này có thể giúp khách hàng kéo dài thời gian lưu trú ở Úc thêm nhiều năm.

    ta quang huy di tru uc 4
    Chiếc siêu xe mang biển số là tên của Tạ Quang Huy.

    Theo ba nguồn tin chính thức nhưng ẩn danh, các cơ quan điều tra lần đầu tiên xác định mối quan ngại về việc tội phạm ma túy ở ngoại quốc dùng dịch vụ di trú của Tạ Quang Huy để nộp đơn xin visa vào năm 2014.

    Theo các nguồn tin khác không được phép công khai được nhắc đến, các nhà điều tra đã liên kết văn phòng của Tạ Quang Huy với các đơn xin visa bằng cách phân tích địa chỉ IP (một địa chỉ đơn nhất mà các thiết bị điện tử sử dụng để nhận diện và liên lạc với nhau trên mạng máy tính bằng cách sử dụng giao thức Internet).

    Báo The Age, The Sydney Morning Herald và 60 Minutes đã nhờ một người đóng giả làm tội phạm buôn bán heroin và gặp Tạ Quang Huy để nhờ xin visa cho hai 'đồng nghiệp' người Việt. Đoạn trao đổi được bí mật ghi hình với âm thanh đầy đủ.

    Khi được hỏi liệu ông có thể giúp hai người này kéo dài thời gian ở lại Úc từ hai đến ba năm hay không, Tạ Quang Huy nói rằng điều đó rất “dễ dàng”.

    “Mặc dù họ đang lưu trú bất hợp pháp [tại Úc], có năm hoặc sáu loại visa khác nhau mà họ có thể xin,” ông nói. Và khẳng định "dễ dàng" có được kết quả như mong đợi, trong đoạn ghi hình.

    ta quang huy di tru uc 4
    Chụp ảnh bên xế hộp là sở thích của họ Tạ.

    Trong một cuộc phỏng vấn với 60 Minutes, Tạ Quang Huy đã biện minh cho việc nộp đơn xin tị nạn cho các tội phạm ma tuý, rằng “lựa chọn duy nhất và loại visa duy nhất mà họ có thể nộp là visa tị nạn”, nhằm cho phép họ ở lại Úc trong thời gian chờ xét duyệt hồ sơ hoặc nộp một loại visa khác.

    Tạ Quang Huy còn cho biết ông đã đưa ra lời khuyên hợp pháp cho hơn 1000 tội phạm trồng cần sa người Việt gặp rắc rối về luật pháp, đồng thời khẳng định có “ít nhất 300 tội phạm” có kế hoạch đi từ Việt Nam sang Úc.

    Trên mạng xã hội, Tạ Quang Huy cũng thường xuyên chụp ảnh cùng và có những bài viết mối quan hệ 'thân mật' với các chính trị gia Úc để quảng cáo cho công ty di trú của mình.

    Lần gần nhất là ảnh chụp với Tổng Trưởng Di Trú đương nhiệm của chính phủ Lao Động, ông Andrew Giles, giữa tháng Mười 2022.

    Trong một bài viết trên Facebook cá nhân năm 2019, Tạ Quang Huy nói rằng ông đã có một “bữa ăn tối vô cùng thân mật” với Tổng trưởng Nội vụ khi đó là ông Peter Dutton, và nguyên Thứ trưởng Nội vụ Jason Wood của chính phủ Liên Đảng.

    “Chúng tôi bàn về dự luật, chính sách sửa đổi và chắc chắn năm nay sẽ có nhiều sự thay đổi tốt. Chúc mừng bạn Jason Wood đã được lên chức là Thứ Trưởng Bộ Nội Vụ sau khi bầu cử và chắc chắn sau này chúng ta sẽ trao đổi và góp ý vào các chính sách nên sửa đổi và tác giả cũng sẽ tiếp tục đại diện cho các bạn khi hồ sơ phải cần sự can thiệp của Bộ/Thứ trưởng.”

    Chẳng những vậy, công ty của Tạ Quang Huy còn tài trợ và đóng góp cho một số hoạt động của chính quyền.

    ta quang huy di truc Uc 2
    Credit: Facebook/ Ta Quang Huy

    Tuy nhiên, bài báo của The Age, The Sydney Morning Herald và 60 Minutes không hề khẳng định rằng ông Dutton hoặc ông Wood có liên quan đến các hoạt động mờ ám do công ty của Tạ Quang Huy thực hiện.

    Theo luật định, khi một đại diện di trú giúp khách hàng khai không đúng sự thật khi xin visa, khi không khai báo việc họ có liên quan đến hồ sơ xin visa, hoặc tuyên bố rằng họ có “mối quan hệ đặc biệt” với bất kỳ quan chức chính phủ nào, là vi phạm quy tắc ứng xử nghề nghiệp.

    Ông Tạ Quang Huy bị tước bằng hành nghề nhưng công ty vẫn hoạt động bình thường

    Dưới đây là thông báo từ Fanpage Ta Quang Huy vào ngày 13/1/2023

    THÔNG BÁO

    Kính chào Quý khách hàng,

    Lời đầu tiên, Tạ Quang Huy & Cộng Sự xin gửi lời cảm ơn đến Quý khách hàng đã tin tưởng, ủng hộ Tạ Quang Huy & Cộng Sự trong suốt 22 năm vừa qua.

    Sự đồng hành, tin tưởng và ủng hộ của Quý vị là niềm vinh dự, động lực để Tạ Quang Huy & Cộng Sự vững tin tiếp bước trên con đường hỗ trợ, giúp đỡ người Việt tại Úc, cũng như những người thân từ Việt Nam mong muốn qua Úc định cư.

    Hôm nay, ngày 13/01/2023, Văn Phòng Tạ Quang Huy & Cộng Sự nhận được thông báo chính thức từ Sở Đăng Ký Đại Diện Di Trú (OMARA), trực thuộc Bộ Di Trú Úc về việc:

    Cố Vấn Tạ Quang Huy tạm thời huỷ bằng đại diện di trú số 0212473 (trong lãnh thổ Úc). Với quyết định này, Tạ Quang Huy sẽ tạm thời dừng việc tư vấn di trú bắt đầu từ ngày hôm nay và chuyển đổi qua một vị trí khác.

    Trên tinh thần cầu thị và tôn trọng pháp luật, Tạ Quang Huy & Cộng Sự cam kết sẽ tuân thủ theo quyết định của Bộ Di Trú Úc.

    Quyết định tạm thời huỷ bằng này từ Bộ Di Trú sẽ được bộ phận pháp lý của công ty nộp đơn khiếu nại với Toà Phúc Thẩm và kết quả chúng tôi sẽ báo sau.

    Tuy nhiên, Tạ Quang Huy & Cộng Sự là tập đoàn di trú lớn nhất nước Úc với 10 văn phòng khắp hai đất nước Úc - Việt Nam, chúng tôi khẳng định:

    - Vẫn duy trì hoạt động bình thường với những đại diện di trú / luật sư khác;

    - Những đại diện di trú / luật sư tại văn phòng đều được đăng ký với Bộ Di Trú / Luật Viện;

    - Hồ sơ của quý khách KHÔNG bị ảnh hưởng bởi vấn đề cá nhân của chủ nhiệm Tạ Quang Huy;

    - Hồ sơ của Quý khách vẫn được tiếp tục xử lý với từng đại diện di trú/luật sư/nhân viên quản lý hồ sơ.

    Một lần nữa, chúng tôi chân thành cảm ơn Quý khách hàng đã tin tưởng, ủng hộ Văn phòng Tạ Quang Huy & Cộng Sự suốt thời gian qua.

    Chúng tôi mong với những kết quả thực tế đã được chứng minh:

    - Những tấm visa được trao cho Quý khách hàng;

    - Những quyết định thành công khiếu nại với Toà Phúc Thẩm;

    - Những tấm vé thay đổi cuộc sống của nhiều khách hàng (thông qua chương trình Probono – Ly cafe sữa đá).

    Quý khách hàng vẫn sẽ tiếp tục tin tưởng vào chất lượng phục vụ của chúng tôi.

    Mọi thông tin, vui lòng liên hệ cho Tạ Quang Huy qua số 0423 456 789.

    Trân trọng,

    Tạ Quang Huy & Cộng Sự

    Theo SBS Việt Nam

  • Theo kết quả điều tra dân số Australia năm 2021, có 320.758 người nói tiếng Việt tại nhà ở quốc gia lớn nhất Châu Đại Dương, chiếm 1,3% dân số, tập trung chủ yếu ở hai bang New South Wales (NSW) và Victoria.

    quan nhieu nguoi viet o uc
    Bà con người Việt và người dân địa phương tới thăm quan một "triển lãm" xe quân sự ngày 24/4/2022. Ảnh minh họa: Nguyễn Minh/Pv TTXVN tại Sydney

    Bang Victoria là địa phương có đông người nói tiếng Việt nhất, với 118.801 người, tiếp sau là NSW với 117.907 người, mỗi bang chiếm khoảng 37% tổng số người nói tiếng Việt ở Australia. Tiếp đến là bang Queensland với khoảng 10%.

    Nếu tính theo quận, không thay đổi trong suốt 10 năm qua, St Albans (bang Victoria) giữ ngôi đầu bảng là nơi có đông người nói tiếng Việt sinh sống nhất trên đất nước Australia. Số lượng người tăng dần theo thời gian, từ 7.831 người năm 2011 lên 11.102 người năm 2021, chiếm 29,2% dân số của quận này.

    Các vị trí tiếp theo cũng không đổi trong 10 năm qua, lần lượt là Cabramatta (NSW) với 9.144 người, Bankstown (NSW), 7.087 người, và Springvale (Victoria) 5.593 người nói tiếng Việt được ghi nhận trong Điều tra dân số 2021.

    Các quận còn lại trong danh sách 10 quận có đông dân nói tiếng Việt nhất là Canley Heights (NSW) với 5.183 người, Sunshine North (Victoria) 4.696 người, Inala (Queensland), 4.691 người, Noble Park (Victoria) 4.473 người, Canley Vale (NSW) 3.946 người, và Sunshine West (Victoria) 3.771 người.

    Như vậy, trong danh sách trên, có tới 9 quận ở hai bang NSW và Victoria và duy nhất 1 quận -  Inala - thuộc bang Queensland.

    Theo bà con người Việt sống tại St Albans hay Cabramatta, lý do mà bà con chọn các khu vực này chính là vì sự thân thuộc, thoải mái và cảm giác như ở quê nhà trên nhiều khía cạnh xã hội - văn hóa, từ tiếng nói, lối sống đến các món ăn Việt Nam như phở, bún, bánh mì, cà phê phin và nhất là vào những dịp lễ hội cổ truyền như Tết nguyên đán, rằm Trung thu…

    Theo Báo Tin Tức

  • Bài viết của bạn Mỹ Liên,đăng trên nhóm Hành Trình Tới Úc - Visa 462 Làm Việc & Du lịch - Working Holiday Australia.Ai quan tâm đến việc làm farm ở Úc có thể tìm hiểu thông tin chi tiết dưới đây:

    Sống và làm việc gần 2 năm ở BUNDY, đối với mình vùng đất này là vùng đất gặt ra tiền, tuy nhiên sức bỏ ra cũng tỷ lệ thuận (cái này là đương nhiên ha mấy bạn, ở Úc mà, sức càng nhiều thì càng có nhiều tiền mà), cái đặc biệt là các công việc mình từng trải qua đều là khom lưng, ít có việc gì mà được đứng thẳng lưng. Việc làm farm không phải khả năng ai kiếm tiền cũng đều như ai như việc làm giờ được, bạn nỗ lực càng nhiều bạn gặt hái càng nhiều. 

    Dưới đây là những trải nghiệm của bản thân mình ở vùng đất này:

    FB IMG 1660901544159

     CÁC CÔNG VIỆC FARM KIẾM TIỀN

    - CẮT ZUCCHINI: càng nhanh càng có tiền. 1 xô chỉ có 3$-3.5$ tùy farm, ngày làm tầm 4-6 tiếng tùy vào độ rộ của trái, và độ rộ của trái thì tùy vào độ nóng của thời tiết. Tuy làm chỉ 4-6 tiếng / ngày thôi nhưng 1 tiếng bạn có thể kiếm khá ngon tiền. Cao thủ cắt zucchini thì không bao giờ dưới 70$/tiếng hết, lúc rộ có thể kiếm 110-120$/ tiếng. Cho nên họ vẫn thích làm cho dù là ngày làm ít tiếng. Sẽ có ngày ít ngày nhiều vì mỗi block khác nhau sẽ có lượng quả khác nhau, tuy nhiên, làm farm mà, không thể tính theo ngày được, tính theo tuần hoặc theo tháng. Tuy là làm ít tiếng nhưng chung quy lại mỗi tuần họ vẫn kiếm đều đều từ 1200-2000/ tuần. Nếu người khoẻ, cắt zucchini xong từ 6h-10h, họ vẫn có thể đi làm job khác, vì thường thì zucchini chỉ cắt từ 5-6h sáng(tuỳ mùa đông hay hè) cho tới 10-12h (tuỳ vào lượng quả nhiều hay ít) là xong, thời gian còn lại có thể đi làm thêm job partime hoặc job fulltime buổi tối. Mùa của zucchini đại khái cũng coi như là quanh năm, bắt đầu từ tháng 4 lai rai tới tháng 11. Nó không xác định là tháng nào rộ, nó chỉ phụ thuộc vào thời tiết, càng nóng càng nhiều quả.

    - HÁI CÀ CHUA: cà chua ở đây có 2 loại, cà chua lớn và cà chua bi (hay còn gọi là cà cherry). Mỗi loại sẽ có khoảng kiếm tiền khác nhau, so về sức bỏ ra thì cà chua lớn tốn sức hơn cà chua bi, nhưng theo kinh nghiệm của mình thì làm cà chua lớn có tiền hơn cà chua bi, có lẽ vì kinh nghiệm cà chua bi của mình chưa đủ để gặt ra tiền. Cà chua lớn đợt rộ mình có thể kiếm được 40-60$/giờ, còn lúc mới thì chỉ có thể 25-35$/giờ thôi. Cà chua bi thì những người làm 7-8 năm họ vẫn kiếm từ 35-56$/giờ tuỳ đợt cao điểm hay thấp điểm. Những tháng mùa hè tầm từ 8-10 cà chua rộ kiếm khá nhiều tiền. Trước đây mỗi khi cắt zucchini xong mình thường hay kiếm mấy farm làm cà chua để làm partime, mỗi ngày làm 2 job đều từ 250-500$/ngày (tùy cao điểm hay thấp điểm).

    - TỈA CÀ: nói về việc tỉa cà chua thì có lẽ là job đòi hỏi sự nhanh nhẹn , và chịu khó, bền bỉ. Cao thủ tỉa cà sẽ kiếm được 60-70$/giờ, đợt khó thì chỉ 35-40$/giờ thôi. Tuy nhiên 3 đợt làm tỉa cà thì chỉ có 1 đợt khó, còn lại là 2 đợt kiếm tiền. Bạn mới làm thì mình không dám chắc tuy nhiên ngày kiếm 250-300$/ngày thì không khó nếu bạn chịu khó.

    FB IMG 1660901555891

    - HÁI DÂU TÂY: mùa dâu thì cũng không thể nói chính xác được, đại khái do có farm trồng sớm và trồng muộn nên có thể bắt đầu từ giữa tháng 2 trở đi, picking and packing thì tầm từ tháng 5 trở đi. Nói về dâu thì có rất nhiều job liên quan chứ không chỉ là picking hay packing. Mình đã từng làm qua việc trồng dâu, cắt ngồng dâu , weeding và packing dâu. Tất cả những việc này cũng đều có tiền và rất rất cực (riêng packing thì vô cùng sướng). Mỗi giờ cho các công việc này mình chỉ kiếm được 30-50$/giờ là hết sức, rất khó kiếm tiền hơn các job kia. 

    Trồng dâu thì cũng okay đó, 40-50$/ tiếng, nhưng phải mang quần áo mưa vì mùa đó là mùa mưa và nếu ko có mưa thì sẽ có hệ thống mưa nhân tạo, tầm 1-2 tiếng sẽ phun nước để làm mát cho cây con.

    Cắt ngồng thì dễ thôi, dùng liềm đi cắt kiểu cắt bỏ những cái tán cũ của dâu thôi. Dễ nhưng ko dễ kiếm tiền. Tui hãi nhất việc này, tiếng chỉ kiếm đc 30-35$ mà nó đau lưng hãi hùng. Ngày làm cũng 8 tiếng đều.

    Weeding thì làm giờ, mà làm giờ thì thôi rồi, nó chán, nó mệt, tui là tui chỉ muốn và thích làm khoán thôi, nhanh lẹ dễ kiếm tiền. 

    Packing dâu thì okay rồi. Tiếng kiếm 45-55$ cực dễ. Tuy nhiên bạn phải cực nhanh, và kinh nghiệm chọn dâu rồi packing dâu, đóng phải đẹp, chuẩn ký, tay mắt phải nhanh nhẹn. Kiếm tiền nhiều hay ít còn tuỳ vào lượng dâu và lượng packer nữa. Năm rồi tui làm thì tính tiếng ra nhiều tiền tuy nhiên làm cả tuần thì không được mấy vì ngày làm được có 4-5 tiếng thôi. Lại còn làm 2-3 ngày off 1 ngày nên cả tuần cũng ko được mấy tiền. Được cái là packing dâu thì ăn trắng mặc trơn, toàn mặc đồ đẹp, làm cả ngày không 1 giọt mồ hôi. Lại còn có thời gian dư dã làm việc khác, phù hợp cho mấy bạn gái thích dưỡng nhan sắc và ôn luyện thêm anh văn hay là tối làm thêm 1 job khác.

    - THU HOẠCH CHANH

    Mình đã từng đi cắt chanh và quýt. Năm tui đi cắt thì lương cũng okay. Giá cao, 1 ngày làm 2-3 bins là có tiền rồi. 180-220$/bin tuỳ lượng quả. Tuy nhiên việc vác bag trước ngực và leo thang thì cực kỳ mệt và khá nguy hiểm. Tuần kiếm 1500-2000 tiền làm chanh thì không khó tuy nhưng nhiên rất rất mệt. Lại còn vụ dị ứng thuốc này nọ nữa nên là làm 1 mùa tui cũng khiếp hãi luôn. Mùa chanh quýt ở đây bắt đầu từ tháng 2 cho tới giữa tháng 4. Trước có lúc ngày mình hái 3bins nhưng thằng tây kinh nghiệm cắt 8năm nó cắt 6bins/ ngày, nó là quỷ chứ không phải người đâu mấy bạn ơi. 

    - PACKING SHED: ở đây cũng đầy việc packing shed, packing zucchini, capsicum, cà chua, đậu các thể loại kể cả rau , tuy nhiên việc làm giờ thì mình không ham, mình có làm qua 1 thơì gian thì bỏ vì ít kiếm được tiền và cảm thấy bản thân không thích hợp với những việc này

    - HÁI ĐẬU: nhiều ngừoi thích job này tuy nhiên đối với mình thì nó không phù hợp, cũng có thể do mình chưa đủ kinh nghiệm nên làm không ra tiền cộng với việc khom suốt 7-8 tiếng làm việc nên mình cảm thấy không thích hợp được. Có nhiều người làm 40-50$/ tiếng nhưng mình chỉ làm được 20-25$ thôi nên chỉ làm 1 ngày là biến mất dạng rồi 😂.

    THỜI TIẾT 

    Mình cảm thấy vùng đất này rất phù hợp với mình, vì là người miền nam nên mình không quen được lạnh và thích nóng, thời tiết ở đây như Việt Nam nên rất dễ thích nghi, tuy nhiên mùa đông ở đây đối với tớ cũng khá là lạnh cho dù không lạnh bằng Nsw hay Vic, có những hôm 4 hay 9 độ vẫn phải dậy 5h sáng đi làm như 1 cơn ác mộng nhưng vẫn còn okay hơn là những vùng bị âm độ hay đóng tuyết như các bang khác. 

     TOWN, CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT

    Cộng đồng người Việt ở đây không tập trung, tuy nhiên mình cũng quen được khá nhiều người Việt ở đây. Nhiều nhà trồng rau Việt Nam và cũng có quán ăn Việt nên cũng dễ cho mình. 

    Town không quá lớn, tuy nhiên so với nhiều town mình đã từng sống qua thì town Bundy okay hơn nhiều. Tập trung nhiều Asian shop nên việc kiếm tìm thực phẩm Á Châu cũng dễ dàng, các shop ở đây cũng quá nhiều đồ như ở Midura hay Inala tuy nhiên cũng được gọi là đầy đủ đồ cho dân Châu Á. 

    Xe cộ đi lại không quá đông đúc nên việc lái xe cũng dễ dàng. Nhà ở ở đây cũng dễ kiếm và chi phí cũng không quá cao. 

    Nguồn: FB Mỹ Liên / Hành Trình Tới Úc - Visa 462 Làm Việc & Du lịch - Working Holiday Australia

  • “Sống nhờ con tôm con cá, bao đời nay làng không thoát khỏi cảnh chạy cơm từng bữa. Năm 2008, phong trào đi du lịch ở Úc nở rộ lên và nhiều hộ gia đình trở thành tỷ phú”.

    Mỗi đợt đi chỉ được 3 tháng sang “ăn chơi” nhưng khi về bỏ túi ít nhất 5000 đôla Úc” Ông Nguyễn Liên, Chủ tịch xã Hải Dương (Hương Trà – Thừa Thiên Huế) khoe. Ngôi làng “tỷ phú” Hương Giang, ở thôn Thái Dương Hạ Nam, xã Hải Dương. Có tới 60% số gia đình ở đây có người định cư nước ngoài. Những người đầu tiên rời làng đi bằng cách vượt biên, chủ yếu là qua Úc, Mỹ, Canada… và nay những người bảo lãnh cho anh em qua Úc làm ăn theo dạng đi du lịch có thời hạn 3 tháng. Cơ hội đổi đời cũng đến từ những chuyến du lịch.

    “Ốc đảo” bên phá Tam Giang

    Nằm bên cửa biển Thuận An chơi vơi như một hòn đảo trên phá Tam Giang, làng Hương Giang không có sự ưu ái của ông trời. Mỗi trận bão lũ đi qua nhà cửa tan hoang, làng mạc tiêu điều. Trận lũ năm 1999 làng bị cát vùi lấp hơn 1m.

    Cuộc sống hàng ngày, họ nhờ vào việc đánh bắt và nuôi trồng con cá, tôm trên phá Tam Giang… nhưng không thoát khỏi cảnh nghèo đói. Càng ngày nguồn lợi hải sản ở phá Tam Giang suy giảm, việc đánh bắt rất khó khăn. Bên cạnh đó, việc nuôi trồng thủy sản do không có vốn để đầu tư đành bất lực.

    Từ con đường bộ độc nhất vào xã Hải Dương, gặp những người già, hỏi về làng Hương Giang trăm người như một ai cũng phán một câu: “Làng đó, ngày trước nghèo lắm, đất thì bị nhiễm mặn không trồng lúa được. Có thời họ lấy gốc cây dứa, xương rồng ăn thay cơm, rứa mà giờ vào đầu làng nhà cao tầng bắt đầu đã đua nhau mọc lên, nhà nào cũng có vài ba lồng cá, con cái học hành đến nơi đến chốn…”.

    Nhờ đi du lịch mà làng Hương Giang nay đã thay da đổi thịt, ngôi làng nghèo đói nay nhà cao tầng bắt đầu mọc lên. Từ tháng 8/2008 một số người đầu tiên của làng đi du lịch ở Úc và sau 3 tháng, khi hết hạn họ trở về nước. Và cũng từ đây, làng đã thay da đổi thịt nhờ người thân định cư bên Úc bảo lãnh qua lao động. Chuyến đi đem lại cho họ bỏ túi hàng chục ngàn tiền “đô”, khi về quê có vốn đầu tư phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, xây dựng nhà cửa…

    Hơn 60 hộ dân làng Hương Giang có người thân ở Úc, Mỹ, Canada… đã làm nên chuyện. Bao quanh làng bốn bề là biển nước mênh mông của phá Tam Giang, nhưng hộ dân nào cũng sở hữu ít nhất hai lồng cá. Cái vốn xuất ngoại mang về, họ đã có của ăn của để. Hàng ngày không phải ngâm mình giữa phá Tam Giang kiếm con cá, con tôm đem về bán lấy gạo. Giờ đây, họ chăm sóc những lồng cá Chẻm, cá Hồng… cuối vụ ngồi đếm tiền. Vì làng nằm bên cửa Thuận An có nguồn nước chảy thường xuyên nên việc nuôi cá rất thuận lợi.

    lam nong trai o uc australia
    Làng Hương Giang nay bao quanh toàn là lồng cá, nhờ đi du lịch họ có vốn đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản.

    Những chuyến “du lịch đổi đời”

    Sau giải phóng, nhiều người làng Hương Giang đi định cư ở nước ngoài. Vào năm 2008, theo diện bảo lãnh của người thân ở nước Úc, nhiều người rời làng đi chơi với thời hạn 3 tháng. Gọi là đi du lịch cho oai, nhưng thực chất sang đó, họ được người thân tạo công ăn việc làm ở các nông trại.

    Anh Nguyễn Phước, hiện có hai anh em đang định cư ở Úc và vợ chồng anh chị đã hai lần đi du lịch, cũng là người dẫn đầu phong trào đi du lịch ở Úc của làng tâm sự: “Tôi có anh trai, em gái định cư ở bang Perth và bảo lãnh cho hai vợ chồng tôi qua 3 tháng theo diện thăm người thân.

    Anh Nguyễn Phước sau hai lần sang Úc, anh có vốn và phát triển nuôi trồng hơn 10 lồng cá mỗi năm thu hàng trăm triệu đồng.

    Sang đó, nhờ giấy tờ đi du lịch mà chúng tôi sang làm Farm (nông trại). Lần 1 tôi đi vào tháng 8/2008, sau 3 tháng đi hái dâu, hai vợ chồng về nước trừ chi phí cũng được 15.000 đôla Úc. Lần 2, vào tháng 2/2009 tôi cùng vợ đi sang trồng rau cải khi về kiếm được 10.000 đôla. Mỗi lần đi, làm 3 tháng nhưng gấp mấy lần nuôi cá ở nhà”.

    Để được sang Úc, người thân ở Úc và những đi du lịch phải làm đầy đủ thủ tục theo quy định của nước Úc và Việt Nam. Khi nào thân nhân ở Úc bảo lãnh xong và gọi điện về thì lên đường. Một chuyến đi bỏ chừng 2.000 đôla Úc tiền máy bay, một số tiền đặt cọc, đóng bảo hiểm…

    Là người đổi đời trong phong trào đi du lịch, anh Phan Đức cho biết: “Sang Úc nếu ai có hỏi thì nói là đi du lịch, chứ nói đi làm là họ trục xuất liền. Tôi có anh trai định cư bên và bảo lãnh tôi qua vào tháng 11/2008, sau ba tháng về trừ chi phí, tôi đem về được 7.000 đôla. Năm nay, anh bảo lãnh cho tôi qua làm, nhưng do vợ mới sinh nên không qua được, tiếc lắm…! Sang năm nếu được bảo lãnh tôi đi du lịch tiếp…”.

    Chủ nông trại ở Úc là của người gốc Việt, sang đó, công việc, cách làm, đi lại do thân nhân lo hết. Đi làm ở Úc, ăn uống người làm phải tự túc, làm nhiều thì hưởng nhiều tiền không ép buộc về giờ giấc. Mỗi ngày bắt đầu công việc từ 6 giờ sáng cho đến 11 giờ và mang cơm ra ăn, nghỉ đến 1 giờ chiều làm tiếp đến 5 giờ, sau đó, lên xe ô tô cùng thân nhân của mình về nhà.

    Chị Nguyễn Thị Lý, được sự bảo lãnh của người thân đi du lịch kể lại: “Với thời gian 90 ngày, để có tiền nhiều, chúng tôi xuống sân bay phải đi làm liền. Mỗi ngày thức dậy từ 4 giờ sáng, ăn sáng rồi cho cơm vào hộp lên xe tới nông trại khoảng 6 giờ sáng là làm. Tiền công tính theo giờ, một giờ 12 đến 13 đôla, đã làm nông trại thì tiền giống nhau, ngày nào họ trả ngày đó”.

    Khi sang Úc, muốn đi chơi hay đi đâu cũng được, nếu cảnh sát có kiểm tra thì xuất trình giấy tờ ra là không bị gì cả. “Ở làng này, khi nào thân nhân bên Úc gọi điện qua là mình đi liền, dù cả năm nuôi cá chờ thu hoạch những cũng để đó nhờ anh em chăm sóc và bán cho. Mỗi đợt đi số tiền gấp mấy lần nuôi cá, công việc không nặng nhọc, nhưng thu nhập cao…”, anh Phan Huê kể.

    Ông Nguyễn Liên, Chủ tịch xã Hải Dương cho biết: “Ở làng Hương Giang người định cư ở nước ngoài nhiều. Ngoài ra, trên địa bàn xã Việt kiều cũng nhiều, với việc đi du lịch sang Úc lao động đã làm thay da đổi thịt xã này. Năm 2009, trên địa bàn có 127 lượt người thân ở nước ngoài về thăm quê, có trên 60 người đi làm ở nước ngoài theo diện thân nhân bảo lãnh đi du lịch, mỗi người khi về trừ chi phí ít nhất cũng có trong tay 5000 đôla sau 3 tháng lao động…”.

    Lưu ý: Bài viết không mang tính chất hướng xúi giục mọi người sang Úc làm việc theo diện du lịch. Thời điểm viết bài khác với thời điểm hiện tại cũng như tỷ giá đồng đô la Úc. Hiện tại, bố di trú Úc đã làm căng vấn đề về visa du lịch cũng như đi làm. Đối với những visa sang Úc theo diện du lịch. Bạn không được phép làm việc! 

  • "Nhà ở Australia có thể có vườn, đất rộng hơn, nhưng 'thấp tè' so với nhà của người Việt", anh Vinh, đang sống ở nước này, nhận xét.

    Dưới đây là chia sẻ của anh Xuân Vinh, 28 tuổi, đang học tiến sĩ tại Australia, cung cấp góc nhìn khác sau bài viết Từ Anh trở về, tôi không dám đi ăn tiệm sang ở Việt Nam. Anh Vinh đã sống hơn 10 năm ở nước ngoài, trong đó có 9 năm tại Singapore và hiện giờ tại Brisbane - thủ phủ và là thành phố đông nhất của bang Queensland, Australia.

    Nhiều lần nói chuyện với bạn bè sống ở Singapore và ở Australia, tôi nhận ra một điều: Mức sống và tiện nghi của tôi và gia đình tôi khi ở Việt Nam, ở một số mặt, cao hơn hẳn mức sống của tôi khi ở Singapore và Australia.

    Ở khu vực tôi đang sống tại Australia, phần lớn nhà rất rộng, có vườn rộng, nhưng người ta chỉ làm nhà cao một tầng và nguyên liệu phần lớn là gỗ. Gỗ là vật liệu xây dựng rẻ nhất ở đây, rẻ hơn gạch và bê tông; và cũng là vật liệu tồi nhất: bị mọt, mau hư, khó sửa chữa, không bền. Những loại gỗ này cũng cách nhiệt rất kém: mùa đông nhà lạnh, mùa hè thì nóng. Trần nhà ở đây cũng rất thấp: tiêu chuẩn cho phòng ngủ chỉ là 2,4m, khiến người ở trong phòng cảm thấy rất chật chội và khó thở. Người dân Australia cao hơn người Việt nhưng nhà họ lại làm rất thấp, thấp đến nỗi một số nhà gắn quạt trần, tôi có thể với tay lên là cánh quạt sẽ chém trúng tay tôi (tôi cao chỉ khoảng 1m70). Lý do người ta xây nhà thấp rất đơn giản: xây tường cao gấp đôi chi phí sẽ tốn gấp đôi.

    song o australia khong tot bang viet nam

    Tại sao người dân ở một đất nước giàu như Australia lại xây nhà bằng vật liệu xấu và trần thấp, trong khi người Việt nghèo hơn lại quan niệm "nhà cao cửa rộng". Không chỉ nhà riêng biệt mà chung cư cao cấp, chung cư đắt tiền ở đây vẫn chỉ có trần nhà cao 2,4m. Tường giữa căn hộ này và căn hộ khác thì xây bằng gạch và bê tông, nhưng tường giữa các phòng trong cùng một căn hộ vẫn bằng gỗ và ván ép. Phòng của các căn hộ ở đây cách âm rất kém, đó sẽ là vấn đề cho các gia đình có con nhỏ.

    Ở Việt Nam, những khi trời nóng, gia đình tôi có thể mở máy lạnh cả ngày. Đi vào quán cà phê, nhà hàng vào trưa nóng, ta vẫn thấy máy lạnh bật mát rượi. Tôi dám khẳng định nhiều người chúng ta sẽ không vào nhà hàng, quán nước ở Việt Nam trong những ngày nóng nếu ở đây không có máy lạnh. Nhưng khi tôi vào nhiều nhà hàng, quán cà phê ở  Australia, ngay giữa trưa nóng mùa hè, người ta không hề bật máy lạnh (điều này đặc biệt phổ biến ở các quán hàng do người Việt làm chủ). Tôi nói chuyện với nhiều bạn người Singapore và Australia, phần đông họ không dám mở máy lạnh cả ngày, cả đêm dù thời tiết nóng vì tiền điện quá cao. Khi trời lạnh, họ cũng hạn chế mở máy sưởi. Khi đi ngủ, họ đắp chăn dày thay vì mở máy sưởi. Nhà tôi đang thuê không lắp máy lạnh, nhà của nhiều người ở đây cũng không có máy lạnh,

    Và còn nhiều ví dụ nhỏ nhặt khác tôi có thể kể. Nệm nằm tốt nhất là nệm cao su nhưng ở cả hai đất nước tôi từng sống, hiếm người mua nệm cao su vì đó là loại đắt tiền nhất, đa phần họ dùng nệm lò xo. Trong khi ở Việt Nam, gia đình bình thường cũng có thể mua nệm cao su.

    Về đồ điện tử gia dụng, ví dụ các loại quạt điện, giá ở Australia rất rẻ nếu tính theo giờ lương của tôi nhưng chất lượng cái quạt rẻ nhất ở đây lại tồi hơn nhiều so với loại quạt rẻ nhất ở Việt Nam.

    Có phải người Việt trước giờ phung phí khi xây nhà? Hàng quán cà phê của chúng ta lãng phí điện? Chúng ta xài nệm quá đắt tiền, sản xuất quạt quá tốt? 

    Câu trả lời rất đơn giản: Mỗi người chúng ta đều có tiền trong ví, chúng ta đều nhìn vào giá các mặt hàng và nhìn vào ví tiền của mình rồi ước lượng nên làm gì với tiền của mình.

    Nhà ở Australia có thể có vườn, đất rộng hơn, nhưng lại không xây cao hơn nhà của người Việt; nhưng nếu tính tổng diện tích các tầng của nhà liền thổ Việt Nam so với nhà ở Australia, tổng diện tích hay số phòng không chênh nhau quá nhiều. Bù lại cho nhà rộng là cái trần nhà thấp.

    Duy có một thứ tôi cảm thấy khác biệt rõ rệt nhất là giá cả thực phẩm tươi sống.

    Giá thực phẩm tươi sống ở Singapore khá đắt, nhưng ở xứ sở chuột túi không đắt hơn Việt Nam bao nhiêu. Một kg bò bắp ở Australia giá chỉ trên dưới 200.000 đồng. Sự khác biệt lớn nhất là nếu so với đồng lương của người lao động, giá cả thực phẩm tươi sống ở Australia sẽ rẻ hơn rất nhiều ở Việt Nam. Bù lại, ở Australia, chi phí nhân công đắt hơn nhiều. Một ly trà sữa ở Australia là 100.000 đồng vì có chi phí cho người phục vụ. Vợ tôi ở Việt Nam có thể đi làm tóc với giá chưa đến 3 giờ lương; nhưng ở đây, vợ tôi sẽ mất khoảng một ngày lương, chính vì chi phí nhân công ở Australia cao hơn.

    Theo tôi, giới trẻ Việt Nam dùng tiền không thể gọi là hoang phí. Điều đó phù hợp với hoàn cảnh ở Việt Nam, giống như việc xây nhà ở Australia hay ở Việt Nam đều phù hợp với thực tế địa phương. Theo tôi, ngay cả khi các bạn trẻ muốn tiết kiệm cũng chưa hẳn là điều tốt nhất.

    10 năm trước, khi tôi rời Việt Nam đi Singapore, tôi ăn một đĩa bánh cuốn giá 15.000 đồng. Gần đây, tôi về Việt Nam, cùng đĩa bánh ấy, cùng tiệm ăn đó, giá đã lên 50.000 đồng. Còn khi tôi học tiểu học, giá đĩa bánh đó chỉ có 6.000 đồng. Với tốc độ trượt giá như vậy, tiết kiệm tiền có lẽ không phải là biện pháp tốt nhất để giữ giá trị đồng tiền. So với Việt Nam, các nước như Australia, Singapore, hay Anh có mức lạm phát thấp hơn nhiều.

    Vì thế, tôi cho rằng, việc các bạn trẻ Việt Nam đang tiêu tiền như hiện nay là một điều dễ hiểu và các bạn cứ nên tiêu tiền như mình đang tiêu, không có gì phải băn khoăn cả.

    Xuân Vinh (theo VnExpress)