Thanh niên Việt đảo ngược bản án trồng cần sa nhờ luật nô lệ hiện đại

Một phiên tòa phúc thẩm phát hiện chàng thanh niên Việt đã bị các bộ phận tư vấn pháp lý bỏ rơi trong quá trình truy tố. 

Một người đàn ông đã thừa nhận tội sản xuất cần sa dù là nạn nhân buôn người từ khi còn là trẻ em. Vào ngày 28/6/2023, tờ Manchester Evening News đăng tin cho biết bản án của anh đã được đảo ngược.

Anh Q là nạn nhân buôn người từ Việt Nam vào năm 2013 khi anh vẫn còn là một đứa trẻ. Mục đích của việc buôn người là bóc lột sức lao động. Vào tháng 4/2017, anh bị bắt trong một trại cần sa. 

Tại Tòa án Warrington Magistrates’ Court, anh bị kết tội sản xuất chất cấm nhóm B. Sau đó anh bị bỏ tù 20 tháng.

lat lai ban an

Mới đây, bản án của anh đã được đảo ngược tại Tòa án Liverpool Crown Court, theo sau yêu cầu xem xét lại của Ủy ban Criminal Cases Review Commission (CCRC).

CCRC là một cơ quan độc lập được thành lập theo Luật kháng cáo Criminal Appeal Act 1995. Cơ quan này chịu trách nhiệm đánh giá lại những vụ án bị nghi ngờ là oan sai ở England, Wales và Northern Ireland. Cơ quan này hoạt động dưới sự tài trợ của Bộ Tư Pháp.

Vào thời điểm bị truy tố, dù vụ án của anh có liên quan tới vấn đề buôn người, nhưng anh Q đã không được tư vấn việc kháng cáo theo Điều 45 Luật Nô lệ Hiện đại (Section 45 Modern Slavery Act). 

Q được chính quyền chú ý vào năm 2014 nhưng sau đó lại biến mất khỏi trung tâm chăm sóc địa phương. Dường như Q đã bị buôn bán nhiều lần ở UK. 

Vào năm 2015, một thời gian ngắn sau khi Q mất tích, Bộ Nội Vụ xác nhận Q là nạn nhân buôn người. CCRC đã dựa vào quyết định này của Bộ Nội Vụ để yêu cầu Tòa án Liverpool Crown Court xử lại vụ của Q với lập luận rằng các bộ phận tư vấn pháp lý đã tắc trách, và không hỗ trợ Q kháng cáo.

Bởi vì trước đó cũng có một trẻ vị thành niên người Việt bị bắt tại một trại cần sa ở Leicester và được xử theo diện là nạn nhân buôn người. Người này tên là K. 

K được phát hiện làm việc trong một trại cần sa sau khi được buôn bán từ Vietnam đến UK vào năm 2016. Vào tháng 5/2017, K lúc đó 17 tuổi, đã nhận tội sản xuất cần sa tại Tòa án thanh thiếu niên (Youth Court). K bị bỏ tù 12 tháng. Nhưng năm ngoái (2022), một thẩm phán tại Tòa án Leicester Crown Court đã lật lại vụ này và xử K trắng ắn. 

Bà Helen Pitcher, chủ tịch CCRC, cho biết: "Luật nói rõ rằng một người không nên bị kết tội nếu là nạn nhân nô lệ hiện đại. Vì vậy chúng tôi khuyến khích những nạn nhân buôn người, nếu cảm thấy mình đã bị phán quyết bất công, hãy liên hệ với chúng tôi, và chúng tôi sẽ điều tra vụ của bạn".

Đối với vụ của Q, bà Helen Pitcher nói: "Điều tra của chúng tôi phát hiện thanh niên này đã bị các cơ quan tư vấn pháp lý bỏ rơi trong quá trình truy tố. Anh ta lẽ ra không nên bị truy tố ngay từ đầu". 

Viethome (theo Manchester Evening News)