Trẻ nô lệ hiện đại đã được cứu nhưng cứ muốn quay lại với băng nhóm buôn người

Bị chính quyền đối xử tệ, hàng trăm nạn nhân của nạn buôn người đã mất tích. Một số người đã bị trừng phạt vì những tội mà họ bị buộc phải phạm trong khi bị giam cầm.

Hàng trăm nạn nhân trẻ em của các băng đảng buôn người đã rời khỏi các trại chăm sóc ở Anh, và có lẽ các em đã quay về với những tên tội phạm đã đưa chúng đến, sau khi bị chính quyền đối xử hà khắc.

Người ta tin rằng một số trẻ em đã bị buôn từ các nước châu Á đang phát triển như Việt Nam. 

Missing People - Tổ chức ‘Những người mất tích’ và Every Child Protected Against Trafficking (ECPAT) – ‘Mọi trẻ em được bảo vệ khỏi nạn buôn người’ (ECPAT) cho biết trong một báo cáo, 246 trong số 1,015 trẻ em được xác định hoặc bị nghi là nạn nhân của nạn buôn bán trẻ em, được báo cáo mất tích khỏi trại chăm sóc ít nhất một lần vào năm 2017, Thomson Reuters Foundation đưa tin. Trong năm 2015, có 167 trẻ em đã bị mất tích.

Tổng cộng có 975 trẻ em bị buôn bán hoặc không có người đi cùng được báo cáo là mất tích từ các cơ sở chăm sóc vào năm ngoái, và 1/5 trong số đó chưa được tìm thấy.

Trung bình, một đứa trẻ được báo cáo mất tích 7 lần. Các tổ chức từ thiện cho biết lý do là tiêu chuẩn chỗ ở kém, sợ chính quyền địa phương và sự kiểm soát liên tục của các nhóm buôn người.

Theo Jane Hunter, giám đốc nghiên cứu cấp cao của Missing People cho biết: Những đứa trẻ bị buôn bán và không có người đi cùng tiếp tục bị thất vọng bởi hệ thống vốn dĩ phải đem lại sự an toàn và bảo vệ chúng. (Những đứa trẻ này) đặc biệt dễ bị tổn thương và có thể quay lại hoàn cảnh bị bóc lột trong tay những kẻ buôn người.

Báo cáo cho biết những đứa trẻ bị buôn thường sợ chính quyền, và thà quay trở lại với kẻ buôn chúng. Trích dẫn từ lời của 1 đứa trẻ nói rằng, ‘con quỷ trước còn tốt hơn’.

Catherine Baker - Cán bộ nghiên cứu cấp cao của ECPAT cho biết, các nạn nhân thường bị trừng phạt vì tội ác mà họ bị ép phạm, chẳng hạn như các tội liên quan đến ma túy tại các trang trại cần sa, nơi tìm thấy nhiều thanh niên Việt Nam. Họ bị từ chối tị nạn và bị trục xuất.

“Thông thường, những đứa trẻ này được coi là tội phạm hoặc tội phạm nhập cư, thay vì những đứa trẻ dễ bị tổn thương cần được hỗ trợ”, cô nói.

Trong năm 2015-17, Vương quốc Anh đã từ chối yêu cầu tị nạn của 183 trẻ em, bao gồm nhiều người châu Á, những người đã bị bán từ các nước đang phát triển. Con số này gấp đôi con số trong 3 năm trước.

Chính phủ đang xem xét một luật năm 2015 nhắm vào nạn buôn người, sau khi bị chỉ trích rằng luật này không được thực thi nghiêm khắc để giam cầm các băng đảng liên quan, buộc các công ty ngừng lao động cưỡng bức hoặc giúp đỡ các nạn nhân.

Viethome (theo atimes)