Luật hiến tạng mới chính thức có hiệu lực vào ngày 20 tháng 5

Từ ngày 20/5, tất cả người lớn ở Anh sẽ tự động được coi là người hiến tạng, trừ khi họ từ chối theo thay đổi luật mới.

Một hệ thống mới hiện đang có hiệu lực, theo đó tất cả những người trên 18 tuổi không thuộc bất kỳ nhóm được loại trừ nào sẽ được coi là đã đồng ý hiến tặng nội tạng của họ khi qua đời.

Mọi người vẫn có thể quyết định không hiến tặng, và cần có sự đồng ý của gia đình để lấy nội tạng.

Một luật tương tự đã được đưa ra ở Wales vào năm 2015, trong khi Scotland sẽ áp dụng kế hoạch tương tự vào mùa thu năm 2020. Bắc Ireland vẫn sử dụng hệ thống tự nguyện tham gia.

NHS tuyên bố sự thay đổi này sẽ giúp cứu sống hàng triệu người, nhưng bộ trưởng Y tế Anh, Lord Bethall, cho biết dù luật có hiệu lực từ ngày 20/4, nó có thể chưa đi vào thực tế "do những hạn chế COVID-19".

Số ca cấy ghép được thực hiện ở Anh đã giảm đáng kể do đại dịch coronavirus, chỉ 99 ca phẫu thuật được thực hiện vào tháng 4 so với 244 vào tháng 3, số liệu của NHS Blood and Transplant (NHSBT) cho thấy.

Luật mới được biết đến với tên gọi luật Max và Keira, sau khi một cậu bé được cứu sống khi nhận được trái tim của một cô bé chín tuổi.

skynews organ donation organ donor 4994612

Keira Ball đã cứu bốn mạng người, bao gồm cả Max Johnson, cũng chín tuổi, khi nội tạng của cô bé được hiến tặng sau khi em qua đời trong một vụ tai nạn xe hơi vào năm 2017.

Hy vọng luật mới sẽ giúp tăng thêm 700 ca cấy ghép mỗi năm vào năm 2023 và tạo động lực cho các cuộc thảo luận liên quan đến việc hiến tạng.

Faizan Awan, ở Blackburn, là một trong số hàng ngàn người ở Anh đang chờ cấy ghép và đã nằm trong danh sách này được hai năm rưỡi.

Người đàn ông 33 tuổi này đang chờ ca phẫu thuật ghép thận thứ ba. Trước đó, anh đã được ghép thận lần đầu khi còn là một đứa trẻ nhưng thất bại, một lần khác khi anh còn là một thiếu niên.

Anh nói: "Đối với nhiều người như tôi, đang chờ đợi được ghép tạng, việc thay đổi luật là một dấu hiệu của hy vọng và việc cấy ghép sẽ thay đổi đáng kể cuộc sống của tôi theo nhiều cách."

Anh Awan nói rằng anh cần một ca người hiến phù hợp "gần như tuyệt đối" sau hai lần thất bại trước đó, điều đó có nghĩa là có khả năng đó sẽ phải là một người nào đó từ cộng đồng châu Á.

Những người có nguồn gốc da đen, châu Á và dân tộc thiểu số (BAME) gần như không được ưu tiên trong danh sách đăng ký nội tạng, và anh Awan đang kêu gọi mọi người đánh giá các yếu tố tôn giáo và sắc tộc ảnh hưởng đến việc hiến tặng như thế nào.

Anthony Clarkson, giám đốc hiến và ghép mô tại NHSBT, nói thêm rằng mọi người nên hiểu họ vẫn được phép lựa chọn có nên hiến tạng hay không và gia đình vẫn sẽ được tư vấn. Bên cạnh đó, đức tin và nền tảng văn hóa sẽ tiếp tục được tôn trọng.

Bài liên quan: Một số người Việt ở Anh không biết mình phải hiến tạng khi qua đời

VietHome (Theo Sky News)