Một số người Việt ở Anh không biết mình phải hiến tạng khi qua đời

Bài viết này giải đáp các thắc mắc về những thay đổi mới nhất trong luật hiến tạng ở England.

Luật hiến tạng ở England sẽ thay đổi. Nghĩa là từ mùa xuân 2020, tất cả người trưởng thành ở England sẽ được xem là người hiến tạng sau khi qua đời, trừ khi họ thuộc nhóm được miễn trừ.

Đây gọi là hệ thống ''opt out'' (quyết định không tham gia).

Vì sao chúng ta cần hệ thống ''opt out''?

Hoạt động hiến tạng đã có nhiều tiến bộ rõ rệt nhưng số lượng tạng được hiến vẫn rất ít. Năm ngoái, 408 bệnh nhân đã qua đời ở UK vì không tìm được tạng cấy ghép. 

Khi nào hệ thống ''opt out'' có hiệu lực?

Hệ thống mới sẽ đi vào hoạt động vào mùa xuân năm 2020, ít nhất là 12 tháng sau khi luật được thông qua, để công chúng được tuyên truyền về vấn đề này. 

Liệu chính phủ có tự động lấy nội tạng của tôi nếu tôi không ''opt out''?

Không. Gia đình của bạn sẽ luôn được tham khảo ý kiến trước khi việc lấy tạng diễn ra. Do đó, bạn phải quyết định mình có muốn hiến tạng hay không và bàn thảo ý muốn của bạn với gia đình, để họ hiểu rõ quyết định của bạn, và họ sẽ an tâm khi biết rằng họ đã thực hiện trọn vẹn mong ước cuối đời của bạn.

Niềm tin và tín ngưỡng cũng sẽ luôn được cân nhắc chu đáo trước khi việc hiến tạng diễn ra.

Liệu tôi có mất quyền kiểm soát cơ thể mình?

Không. Bạn luôn là người quyết định có muốn hiến tạng hay không. Nếu bạn không muốn hiến tạng, rất đơn giản, hãy điền vào đơn đăng ký không hiến tạng NHS Organ Donor Register. Bạn có thể làm online, hoặc gọi điện đến số 0300 123 23 23.

Chính phủ có hỏi ý kiến của gia đình tôi?

Có. Gia đình sẽ luôn được tham khảo ý kiến trước khi việc hiến tạng diễn ra.

Liệu những thay đổi này có ảnh hưởng tới con cái của tôi?

Hệ thống ''opt out'' không áp dụng cho trẻ em dưới 18 tuổi. Trong trường hợp ngoại lệ, gia đình sẽ là người ra quyết định. 

Liệu kế hoạch cho tang lễ của tôi có bị ảnh hưởng?

Các chuyên gia y tế của chúng tôi sẽ luôn tham khảo ý kiến gia đình các vấn đề về văn hóa, tôi giáo, tín ngưỡng liên quan đến việc tổ chức ma chay. 

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu tôi không làm gì?

Một khi hệ thống này đi vào thực thi ở England, nếu bạn không chọn ''opt out'' và cũng không thuộc nhóm được miễn trừ, chính phủ sẽ hiểu rằng bạn đồng ý hiến tạng. Do đó, dù bạn không đăng ký hiến tạng, bạn cũng nên báo cho gia đình biết lựa chọn của mình.

Nếu bạn có hướng dẫn cụ thể nội tạng nào muốn hiến hoặc không, bạn nên cung cấp thông tin khi đăng ký tại NHS Organ Donation Register

Tôi có thể đổi ý không?

Có, bạn hoàn toàn có thể thay đổi nguyện vọng của mình bằng cách điền vào đây Amend your details hoặc gọi 0300 123 23 23.

Người có vấn đề về nhận thức không bị ảnh hưởng bởi luật này. Người sống ở England dưới 12 tháng hoặc không tự nguyện sống ở đây, cũng không bị ảnh hưởng bởi luật này.

Viethome (theo organdonation.nhs.uk)