• Ở Anh, những chiếc đồng hồ mang thương hiệu Rolex không ngừng tăng giá, nhưng khách hàng vẫn sẵn lòng đặt hàng trước cả năm ròng và chờ đợi. Trong khi đó, giới nhà giàu Trung Quốc lại đang tìm cách “bán rẻ” những mặt hàng xa xỉ mình đã mua.

    Từ tháng 9, thương hiệu đồng hồ cao cấp Thụy Sĩ Rolex đã thông báo sẽ tăng giá đồng hồ đang được bán ở Anh, bất chấp sự sụt giảm của đồng bảng so với đô la Mỹ. Giá của một chiếc Rolex Submariner tăng lên đến 8.600 đô la Mỹ, trong khi GMT Master II tăng lên đến 10.000 đô la Mỹ. Dù vậy, nhu cầu của khách hàng vẫn vượt xa nguồn cung.

    rolex 1
    Rolex sản xuất khoảng một triệu chiếc đồng hồ mỗi năm. Ảnh: Simon Song / SCMP

    Giá tăng cao, khách hàng vẫn chờ đợi cả năm ròng để được mua

    Người phát ngôn của công ty Thụy Sĩ này đã xác nhận rằng, giá bán đồng hồ của họ ở Anh tăng lên trung bình 5% kể từ ngày 1 tháng 9.

    Theo tạp chí thương mại WatchPro nhận định, việc tăng giá này có liên quan tới tình hình trượt giá của bảng Anh so với đô la Mỹ. Khi đồng bảng Anh suy yếu, giá trị của đồng hồ Rolex ở Anh có thể trở nên rẻ hơn so với các thị trường khác.

    Trước đó, Vào tháng Giêng, Rolex cũng đã tăng giá một lượng tương tự ở hầu hết các thị trường lớn bao gồm Anh và Mỹ.

    Điều này hoàn toàn không khiến người tiêu dùng “ghét bỏ” Rolex. Theo SCMP, thương hiệu đồng hồ cao cấp phổ biến nhất của Thụy Sĩ có thị phần gần 29% và doanh thu hàng năm khoảng 8,2 tỷ đô la Mỹ (tương đương khoảng 8 tỷ franc Thụy Sĩ).

    Từ lâu, nhu cầu đối với đồng hồ Rolex đã vượt quá nguồn cung và hầu hết khách hàng đều không thể mua hàng trực tiếp. Thay vào đó, họ phải đăng ký với các đại lý được ủy quyền để được xếp vào danh sách chờ. Thời gian chờ đợi có thể kéo dài hàng tháng, hoặc thậm chí hàng năm trước khi nhận được cuộc gọi để xác nhận hàng hóa của họ đã sẵn sàng.

    Nhà giàu Trung Quốc lại bán hàng xa xỉ lấy tiền

    Khác với phần lớn các quốc gia khác, thị trường ở Trung Quốc lại không mấy tích cực đối với các mặt hàng xa xỉ. Điển hình, thị trường đồ cũ ở Trung Quốc đã chứng kiến giá Rolex Submariners giảm 46% trong năm nay. Trong khi, mẫu này năm ngoái đã tăng sốc lên tới 240%.

    Một trong những nguyên nhân lý giải cho tình trạng này là do phần lớn dân số thành thị của Trung Quốc tiếp tục phải đối mặt với việc chính sách lock down Covid-19 nghiêm ngặt.

    Thị trường đồ cũ đối với hàng cao cấp là một trong những thị trường bị ảnh hưởng nặng nề nhất, đặc biệt là ở Bắc Kinh - khi mọi người tuân thủ nghiêm ngặt chế độ zero-Covid. Giá của các mặt hàng xa xỉ đã qua sử dụng đã giảm nhanh chóng.

    rolex 7
    Một cửa hàng Rolex, nằm ở trung tâm mua sắm Parkview Green tại trung tâm Bắc Kinh, yêu cầu khách hàng phải xuất trình kết quả kiểm tra Covid-19 gần nhất để được vào mua sắm. Ảnh: LuxuryLaunches

    Có thể thấy, ngay cả những người giàu có cũng đang chi tiêu hết sức thận trọng. Họ bắt đầu cắt giảm những khoản tiêu dùng cho sở thích cá nhân. Rất nhiều người nhanh chóng bán đi đồng hồ Rolex và túi Hermès của họ với giá rẻ để huy động tiền mặt.

    Xu hướng này hoàn toàn trái ngược ở thời điểm khi mới bắt đầu đại dịch. Khi đó, người tiêu dùng giàu có của Trung Quốc dường như rất vui thích khi chi tiêu cho các mặt hàng xa xỉ, đặc biệt là trong điều kiện việc đi lại quốc tế bị hạn chế.

    Tờ Financial Times gần đây đã báo cáo rằng, trên các cổng thông tin chia sẻ các đồng hồ sang trọng đã qua sử dụng, giá của Rolex Submariners second-hand từng được đông đảo mọi người săn đón nay giảm xuống 46%.

    Không chỉ những chiếc đồng hồ đắt tiền, ngay cả những đại lý túi xa xỉ ở Thượng Hải và Hàng Châu cũng ghi nhận tình trạng tương tự. Những chiếc túi cổ điển như Hermès Birkin đã giảm 1/5 so với cùng kỳ.

    Tuy giá đang có xu hướng giảm, Trung Quốc vẫn là thị trường đồng hồ xa xỉ lớn nhất thế giới với doanh thu 10,3 tỷ USD chỉ tính riêng trong năm 2022.

    James Wang, một người bán đồng hồ second-hand cho biết: “Thời kỳ bùng nổ đã qua. Thị trường đang bước vào một giai đoạn điều chỉnh có thể sẽ còn kéo dài trong thời gian tới”.

    “Trong suốt quãng thời gian 25 năm sống tại Trung Quốc, đây là lần đầu tiên tôi thấy sự sụt giảm đáng kể nhất”, ông nói.

    Tờ Financial Times chỉ ra rằng, thực tế cho thấy các công ty đang “chơi trò” tăng giá và giảm giá dựa theo theo quy định chống Covid-19.

    Chỉ trong 6 tháng trước khi thành phố Thượng Hải thực hiện lệnh phong tỏa theo chỉ thị, giá của những chiếc đồng hồ Rolex Submariners cũ đã tăng tới 240%. Tình trạng giảm giá và thị trường khó khăn như hiện nay là điều mà chẳng ai có thể lường trước được.

    Theo Người Đồng Hành

  • chanel tang gia tui xach 1

    Theo trang Purse Blog, đây là lần thứ 5 trong 2 năm qua, Chanel có quyết định tăng giá túi xách.

    Với việc đồng Euro chạm mức thấp nhất trong hai thập kỷ và gần bằng với đồng đô la, nhiều khách du lịch, đặc biệt là người Mỹ, đã có quyết định mua sắm khôn ngoan: bay thẳng tới các nước châu Âu vào mùa hè này để mua túi hiệu cao cấp, vì sự chênh lệch giá lớn và được hoàn thuế VAT.

    Đứng trước thực tế trên, trang Purse Blog cho rằng, sẽ giá túi Chanel ở châu Âu sẽ lại tăng đến 10% ngay trong tuần này.

    Phía Purse Blog cũng cho hay, tin tức bên trên được tiết lộ bởi các nhân viên của Chanel. Cụ thể, đợt tăng giá này sẽ có hiệu lực vào thứ Tư, ngày 10 tháng 8 và thay đổi như sau:

    Bảng giá túi xách Chanel tại châu Âu

    Square Mini: 99,9 triệu đồng.

    Rectangular Mini: 104,9 triệu đồng.

    Small Flap Bag: 203,9 triệu đồng.

    Medium Flap Bag: 216,9 triệu đồng.

    Jumbo Flap Bag: 234 triệu đồng.

    Bag: Giá dao động tuỳ thời điểm

    chanel tang gia tui xach 1

    Nguyên nhân của sự gia tăng này là do chênh lệch ngày càng lớn về giá của một chiếc túi Chanel ở Mỹ so với ở châu Âu. Chanel và các thương hiệu lớn khác, đã lấy lý do rằng đây là một động thái nhằm cân đối giá cả. Họ không muốn các khách hàng ở Mỹ phàn nàn vì sự chênh lệch quá lớn so với giá của túi xách châu Âu.

    Chênh lệch bao nhiêu?

    Hãy cùng nhìn vào giá của mẫu túi Chanel Classic Flap cỡ đại trước khi có đợt tăng giá này. Ở Mỹ, thiết kế này được bán lẻ với giá 9500 đô la (hơn 220 triệu đồng). Thuế suất trung bình ở Florida là 7%, nghĩa là hơn 15 triệu đồng tiền thuế, dẫn đến giá bán sau cùng là khoảng 238 triệu đồng.

    Ở châu Âu, chiếc túi tương tự được bán với giá chưa tới 215 triệu đồng. Trong khi đó, khoản hoàn thuế VAT là 12%, dẫn tới việc giá bán lẻ túi chỉ còn hơn 189 triệu đồng.

    Chênh lệch giá cả là gần 50 triệu đồng chỉ với cùng một thiết kế túi. Chẳng trách người ta lại cất công lặn lội mua hàng như vậy!

    Dù có sự tăng trưởng như vậy, các "thượng đế" sẽ vẫn tiết kiệm được tiền được nhờ có khoản hoàn thuế VAT. Ví dụ, một chiếc túi ban đầu có giá hơn 236 triệu đồng, sau hoàn thuế VAT 12% chỉ còn 201 triệu đồng. Ngay cả khi thuế nhập khẩu cố định là 3%, ví tiền sẽ bớt "đau" hơn là mua hàng ở Mỹ.

    chanel tang gia tui xach 1

    Đây là lần thứ 5 Chanel điều chỉnh giá túi xách trong vòng 2 năm qua. Vào tháng 1/2021, giá của chiếc túi Medium Classic Flap có giá 160 triệu đồng. Nửa năm sau, nó tăng vọt lên 181 triệu đồng và cho tới tháng 6/2022, giá của chiếc túi là 205 triệu đồng, gần ngang với giá của những chiếc túi Hermès Birkin. 

    Hồi tháng 3, Chanel đã thay đổi giá của 4 mẫu túi xách và bộ sưu tập quần áo ready-to-wear Spring thêm 6% ở châu Âu, trong các sản phẩm ở Mỹ vẫn giữ nguyên giá. Theo phát ngôn viên của Chanel, việc tăng giá túi xách là do thay đổi các chi phí sản xuất, biến động tỷ giá hối đoái cũng như để cân bằng giá túi xách trên toàn cầu.

    Còn theo các nhà phân tích và giám đốc điều hành lĩnh vực xa xỉ, đây là chiến lược để Chanel nâng giá trị thương hiệu lên ngang bằng những nhà mốt thượng cấp như Hermès, thay vì ngồi "chung mâm" với Dior hay Versace.

    Kênh 14 (Nguồn: Purse Blog, Vogue Business)

  • Khi chi 500.000 USD để mua chiếc túi Hermès Himalayan Crocodile Birkin (da cá sấu bạch tạng) gắn kim cương, chuyên gia đánh bạc Vegas Dave xem nó là một công cụ tiếp thị tốt nhất cho sự nghiệp của mình.

    "Có lần, khi tôi ngồi xem một trận bóng cùng cô bạn thì thấy thấy một số người ở khán đài đeo túi Birkin. Cô bạn của tôi cho rằng thật điên rồ khi có những người chi hàng trăm nghìn USD cho một chiếc túi như vậy. Còn tôi thì xem đó là một tác phẩm nghệ thuật đáng giá đầu tư", Dave nói.

    Hermes Himalayan Crocodile Birkin 1
    Chuyên gia đánh bạc Vegas Dave cùng chiếc Hermès Himalayan Crocodile Birkin đính kim cương. Ảnh: Instagram.

    "Tôi mang chiếc túi đến những sự kiện lớn. Khi tôi đem chúng đến một casino ở Los Angeles, nó đem lại cho tôi khá nhiều sự chú ý. Mọi người đều biết một chiếc túi Birkin đại diện cho cái gì và họ đều muốn chơi bài với tôi", Dave kể.

    Khi Covid-19 bùng phát toàn cầu, mọi hoạt động bị gián đoạn, chủ nhân của chiếc túi Hermès Himalayan Birkin đắt giá này không còn cơ hội để đem chúng tới sòng bạc nữa nhưng anh vẫn nhận được sự chú ý mỗi khi đăng hình ảnh chiếc túi trên mạng xã hội.

    "Khi tôi đăng nó lên Instagram, tôi luôn nhận được hơn 10.000 bình luận về nó. Tất nhiên sẽ luôn có những người ganh tỵ, họ nói rằng bạn có thể dùng 500.000 USD để mua nhà thay vì mua túi. Thế nhưng, có rất nhiều ngôi nhà bạn có thể mua với 500.000 USD nhưng lại chỉ có hai chiếc Birkin có thiết kế như cái tôi đang sở hữu tồn tại trên thế giới", Dave tự hào nói.

    Covid-19 gây tổn hại nặng nề đến thị trường tiêu dùng và nền kinh tế toàn cầu nhưng nhu cầu hàng xa xỉ chưa bao giờ chấm dứt và Dave không phải là trường hợp duy nhất.

    Đối với những người tiêu dùng bình dân, lệnh giãn cách khiến họ tù túng và buồn chán nhưng đây lại là cơ hội mua sắm cho những người giàu. Hãng bán lẻ hàng xa xỉ trực tuyến The RealReal cho biết số lượng truy cập tìm hoa tai Cartier đắt tiền đã tăng 40%, còn vòng cổ vàng cùng thương hiệu cũng tăng 72%. Doanh số bán hàng của hãng kim cương Zoom cũng tăng đột biến trong mùa dịch còn hãng đấu giá Sotheby đã lập kỷ lục bán online cho một chiếc vòng Cartier kim cương có lịch sử từ năm 1930 với giá 1,34 triệu USD.

    Sự bùng phát của Covid-19 đang khiến ngành xa xỉ có những thay đổi nhất định, từ các cửa hàng truyền thống chuyển sang kinh doanh trực tuyến và doanh số của họ không hề giảm bất chấp các lệnh cách ly. Báo cáo của Sotheby cho thấy nhu cầu đấu giá online ngày một tăng. Lưu lượng truy cập sàn đấu giá online của hãng trong tháng 3 đã tăng 16% và điều này cũng đang diễn ra tại nhiều nhà đấu giá khác.

    Thậm chí, sự bùng nổ của dịch bệnh đã khiến giới nhà giàu ưa thích nhiều kiểu hàng xa xỉ độc lạ hơn. The RealReal cho biết doanh số bán khăn quàng cổ, có thể dùng thay thế khẩu trang, đã tăng 24% từ giữa tháng 3 đến giữa tháng 4 so với cùng kỳ năm trước.

    Thực tế cho thấy nhu cầu tiêu thụ hàng xa xỉ của giới nhà giàu chưa bao giờ chấm dứt vì dịch bệnh. Ngay cả khi các cửa hiệu đóng cửa, nhu cầu này vẫn được đáp ứng phần nào bằng thương mại điện tử và chỉ chờ bùng nổ khi lệnh giãn cách được nới lỏng. Điển hình là trong ngày đầu tiên mở cửa trở lại tại Quảng Châu, cửa hàng Hermes đã đạt doanh số 2,7 triệu USD. Đây là mức tiêu thụ trong ngày cao kỷ lục của một chi nhánh thương hiệu thời trang xa xỉ tại Trung Quốc.

    Những người kinh doanh trên thị trường thứ cấp (hàng đã qua sử dụng) cũng được lợi từ nhu cầu tiêu dùng xa xỉ không giảm nhưng các cửa hiệu truyền thống lại bị đóng. Những mặt hàng như túi Birkin từ lâu đã được coi là một khoản đầu tư có lời hơn cả vàng hay bất động sản. Nhu cầu cao và ổn định về giá bất chấp cả khủng hoảng khiến những mặt hàng này luôn được giới nhà giàu săn tìm.

    "Khi nền kinh tế bất ổn, người tiêu dùng hàng xa xỉ sẽ muốn tập trung vào những thương vụ đầu tư thông minh. Khách hàng của chúng tôi quan tâm đến những thương hiệu cổ điển, có giá trị văn hóa trường tồn với thời gian cũng như giữ được giá trị như Hermes, Chanel hay Louis Vuitton", Giám đốc kinh doanh mảng túi và phụ kiện Caitlin Donovan của nhà đấu giá Christie chi nhánh Mỹ, cho biết.

    Hermes Himalayan Crocodile Birkin 1
    Kim Kardashian sở hữu một chiếc Hermès Himalayan Birkin. Ảnh: News

    Trở lại câu chuyện của Dave, anh cho rằng lợi ích khi mua những chiếc túi Birkin không chỉ ở sự quý hiếm mà còn cả tính thực dụng của nó. "Tôi còn có một chiếc túi Birkin màu đen làm từ da cá sấu được sử dụng hàng ngày. Tôi thực sự rất thích nó. Một số cô gái nói rằng tôi bị điên khi dùng chiếc túi Birkin đó để đựng laptop. Thế nhưng chiếc túi đó rộng rãi, chứa được nhiều đồ và rất hợp để đựng laptop", Dave nói.

    Mẫu túi Birkin được thiết kế và đặt theo tên nữ diễn viên Jane Birkin người Anh. Khi trên chuyến bay từ Paris đến London, nữ diễn viên Jane đã cố nhét chiếc túi du lịch của mình lên khoang để hành lý xách tay nhưng do thiết kế chiếc túi, các vật dụng của cô rơi ra sàn. Sau đó nữ diễn viên đã phàn nàn với người ngồi kế bên mình về việc khó tìm mua một chiếc túi du lịch có thiết kế vừa đẹp lại tiện dụng. Người ngồi bên cạnh Jane lúc này chính là nhà thiết kế Jean Louis Dumas, CEO của Hermes. Chiếc Birkin đầu tiên được thiết kế dành cho Jane Birkin vào năm 1984. Từ đó, túi Birkin nhanh chóng trở thành biểu tượng cho sự đẳng cấp, được nhiều tín đồ thời trang xếp hàng chờ tới lượt mua.

    Tuy nhiên không phải ai cũng có thể mua được túi Birkin dù có tiền. Thông thường người mua phải đặt hàng 2-5 năm mới có thể sở hữu một sản phẩm. Nhà mốt cũng không bao giờ báo trước số lượng, mẫu mã và lịch phân phối về mỗi chi nhánh trên thế giới. Do tính cao cấp và xa xỉ, dòng túi xách Birkin không được bán trực tuyến ngay cả trên trang chủ của hãng.

    Trên thế giới, nhiều ngôi sao nổi tiếng từng sở hữu bộ sưu tập túi Birkin như Victoria Beckham, Kim Kardashian hay Kylie Jenner. Tại Việt Nam, một số ngôi sao như ca sĩ Thu Minh, diễn viên Diễm My cũng là chủ nhân những chiếc túi Birkin đắt đỏ.

    VnExpress (Theo Financial Times)

  • viet kieu mua gucci louis vuitton 1

    Hai mặt của nước Mỹ luôn khác biệt nhau. Quan trọng bạn đang ở phía nào, và ứng phó sao để vượt qua những ngày tháng lao đao vì lạm phát và nguy cơ suy thoái trong khi lương vẫn ì ạch chạy.

    Sau mấy tuần vụt tăng, những ngày gần đây, xăng đã bắt đầu hạ nhiệt. Giá xăng nơi tôi sống xuống khoảng 4,7 USD/gallon (3,78 lít). Ở Los Angeles thì mắc hơn, lên tới hơn 7 USD.

    Hôm bữa đi hội thảo ở California, thiệt tình tôi không dám chạy xa dù xài tiền của công ty khi nhìn giá. Nên không khó để thấy cảnh cả đoàn xe dài hơn dặm, rồng rắn xếp hàng ở những cửa hàng bán sỉ như Costco hay BJ để đổ xăng với giá rẻ hơn vài chục cent. Kệ. Tiết kiệm đồng nào hay đồng đó.

    viet kieu mua gucci louis vuitton 1
    Chợ 1 đô giờ đã tăng giá. Ảnh: NGUYỄN HỮU TÀI

    Nhiều người bảo giá xăng ở Mỹ so với Việt Nam vẫn còn khá rẻ. Nhưng quan trọng, quãng đường xe chạy mỗi ngày ở Việt Nam chưa thấm vào đâu so với Mỹ. Những năm gần đây, mặc dù trào lưu chạy xe điện bùng lên, nhưng nhiều người Mỹ (đặc biệt là ở vùng quê) cũng đổi từ sedan 4 chỗ qua SUV hay bán tải 5 - 7 chỗ. Và khi giá xăng lên cao, nó trở thành cơn ác mộng.

    Xe Nhật, xe Hàn tiết kiệm xăng không nói gì. Những chiếc xe Mỹ "uống" xăng như nước lã, càng làm người ta đau tim khi thấy đồng hồ xăng xuống thấp. Chiếc Toyota Highlander 7 chỗ, 6 máy của tôi trước kia đổ đầy bình chừng 50 USD. Hôm trước lên tới hơn 120 USD. Giờ thì khoảng trên dưới 100 USD. Chạy khoảng 1 tuần là cạn.

    Tính ra so hồi trước, mỗi tháng thêm khoảng 200 - 300 USD tiền xăng. Lương tôi thuộc dạng cao và được công ty trợ cấp tiền xăng mà còn cảm thấy đau tim. Những người thu nhập thấp chắc không dám chạy đi đâu quá.

    Tôi cũng bỏ thói quen… thích đi đâu, lên xe phóng cái vèo. Kiểu thèm bịch bánh cam, ly nước mía, hay tô phở là vác xe đi mua về ăn liền. Hay ngày nào cũng ghé chợ. Giờ hạn chế, cứ gom ba bốn việc làm một lần. Nhất là đang vào mùa hè thiêu đốt. Bên ngoài nhiệt độ luôn ở mức trên 30oC. Có ngày lên tới 38oC. Thế là máy lạnh mở liên tục. Hậu quả không nói mọi người cũng đoán được rồi.

    Không biết các bang khác sao chứ giá điện ở Maryland cũng khá cao. Đầu năm còn tăng thêm gần 30%. Có than thở cũng không được gì. Thu nhập của tôi không thể nộp đơn xin trợ cấp tiền năng lượng của chính phủ như nhiều người khác rồi. Thỉnh thoảng đọc đâu đó, sau dịch, nhiều người sống chết đòi làm ở nhà. Nhưng vào thời điểm hè này, lại siêng lên công ty hơn, để… bớt tiền mở điều hoà mỗi tháng.

    viet kieu mua gucci louis vuitton 1
    Buổi chiều đông đen người ở sân bay EWR. Ảnh: NGUYỄN HỮU TÀI

    Khi lạm phát đã ở gần mức 10% chủ yếu do xăng, thì giá cả thực phẩm hay quần áo cũng tăng chóng mặt. Người Việt đi chợ thường ít… để ý tới giá. Thích là mua thôi.

    Sầu riêng tươi một trái hơn trăm đô mà ra chợ thấy nhiều người mua 3, 4 trái về ăn ngon lành. Cứ tưởng "bão giá" sẽ không làm chúng tôi chùn tay, nhưng giai đoạn này cũng phải chú tâm một chút. Giờ cầm 100 đô đi chợ, không biết phải mua gì. Thức ăn Việt thì thôi khỏi nói rồi. Nước mắm con mực ngày xưa rẻ òm, 99 cent, giờ lên tới 4 USD. Nước mắm Việt Hương nhảy cái vèo lên 9 USD. Gạo tăng giá gần gấp đôi. Rau củ, bánh trái, thịt heo bò gà gì cũng tăng vèo vèo. Mỗi thứ một ít thôi chẳng quan tâm.

    Sau buổi chợ cộng dồn lại, mới thấy mọi thứ ngày càng đắt đỏ. Nhà tôi năm người vốn ít ăn nhà hàng vì không hợp khẩu vị. Thích gì mua về nấu ăn chung. Cho nên cũng đỡ được một phần tiền khá lớn.

    viet kieu mua gucci louis vuitton 1
    Dòng người dài khủng khiếp xếp hàng nhập cảnh ở sân bay Chicago O’Hare (ORD). Ảnh: NGUYỄN HỮU TÀI

    Chợ Mỹ cũng chẳng thua kém gì. Từ vỉ đùi gà, tới thịt bò, trứng, sữa, thịt muối, thơm, chuối gì cũng tăng giá quá trời. Các món hàng đồng giá trong chợ 99 cents hay Dollar Tree, Dollar store ngày một ít dần. Thay vào đó là 1,5 hay 2 đô vì giá và cước phí vận chuyển không còn như xưa. Nhân viên tôi than suốt.

    viet kieu mua gucci louis vuitton 1
    Người Việt xếp hàng mua bánh mì và đồ ăn vặt ở tiệm Ba Lẹ tại thành phố Dorchester (Boston). Ảnh: NGUYỄN HỮU TÀI

    Người ta hạn chế đi các chợ như Giant, Safeway hay Hmart vì mắc. Thay vào đó, mua thẻ thành viên của các chợ sỉ như Costco, BJ hay Sam Club để mua thức ăn, đồ uống với giá rẻ hơn mà số lượng lại nhiều. Nhưng những nơi này luôn có cách moi tiền của người tiêu dùng một cách “kinh hoàng” và vô cùng điệu nghệ. Nhiều bữa tự dặn với mình vô trỏng mua sữa với trứng thôi nhen. Không mua thêm gì nữa nhen. Kết quả lúc nào đẩy ra cái xe cũng đầy nhóc các thứ đồ. Coi như mấy trăm đô đi cái vèo. Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa là thế.

    viet kieu mua gucci louis vuitton 1
    Gần 2 tuần trước, một cây xăng ở Los Angeles có giá 7,56 USD/gallon. Ảnh: NGUYỄN HỮU TÀI

    Tiền nhà luôn chiếm một phần rất lớn trong chi tiêu của người Mỹ. Những ngày gần đây, khi FED nâng lãi suất cơ bản để chống chọi với lạm phát, lãi suất mua nhà tăng gần gấp đôi so với năm ngoái. Giá nhà cũng chẳng giảm được là bao. Sức mua chỉ chậm lại chút. Những người làm nghề cho thuê mướn căn hộ chung cư như chúng tôi, từ khủng hoảng kinh tế 2008 tới giờ, vẫn sống khỏe. Đơn giản, nếu ngân hàng không siết chặt kiểm tra giấy tờ cho vay tín dụng, thì gặp dịch Covid-19, giá nhà tăng như điên và giờ tới lãi suất cao. Cơ hội sở hữu nhà đối với người thu nhập thấp càng khó khăn hơn. Cuối cùng ở nhà thuê vẫn là phương án tối ưu nhất.

    viet kieu mua gucci louis vuitton 1
    Những món đồ ở chợ 1 đô giờ đã tăng thêm 25 cent. Ảnh: NGUYỄN HỮU TÀI

    Trong 2 năm dịch bệnh, chính quyền quận nơi tôi làm việc cấm tăng giá nhà vượt mức 2,6%. Cuối năm ngoái bắt đầu thả lỏng. Thế là chủ mặc sức tăng gấp đôi để bù lại số tiền hai năm hao hụt. Trước kia còn có chuyện du di, hạ giá chút đỉnh cho người cao tuổi, thuê lâu năm hay người có thu nhập hạn chế. Giờ thì cứ để hệ thống máy tính làm. Cứ nhập công thức vào, giá tăng bao nhiêu, người thuê phải chấp nhận, không kì kèo gì hết. Nhưng họ cũng không thể dọn đi đâu vì khắp nơi giá nhà thuê đều tăng. Thôi thì chấp nhận ở yên một chỗ.

    viet kieu mua gucci louis vuitton 1
    Dòng xe kiên nhẫn xếp hàng để chờ đổ xăng giá rẻ ở Costco. Ảnh: NGUYỄN HỮU TÀI

    Nhưng ở một khía cạnh khác, nhiều người Mỹ vẫn thoải mái chi tiêu, mua sắm hàng hiệu thả ga và đi du lịch để bù lại. Người Việt đi chợ vẫn không nhìn giá. Nhà hàng vẫn đông đen không có chỗ ngồi lẫn nhân viên phục vụ. Theo thông tin của Kelley Blue Book (thuộc Cox Automotive), giá xe mới trung bình ở Mỹ mỗi tháng tăng thêm 1% (472 USD) và tăng khoảng 13.5% (5,613 USD) so với tháng năm 2021. Giá xe trung bình đã đạt mức 47.202 USD/chiếc, cao nhất thứ hai trong lịch sử (chỉ thua tháng 12 năm 2021). Nhưng xe mới vẫn không có mà bán. Kết quả là mỗi tháng, tôi nhận được mấy lời đề nghị bán chiếc xe cũ của mình với giá thiệt cao.

    Tới những cửa hàng sang trọng như Louis Vuitton, Hermes, Gucci, nhìn dòng người xếp hàng là hết muốn vô. Những đôi giày hay áo hiệu của Louis Vuitton vừa để online, trong vòng mấy tiếng đồng hồ hết sạch.

    Vừa rồi Louis Vuitton kết hợp với Nike ra mắt dòng giày Air Force 1 với giá khoảng 2,780 USD/đôi. Buổi sáng hôm ấy trang web bị lỗi vì số lượng người đăng nhập quá nhiều. Sau khi mở lại, giày bán hết trơn. Mới thấy sức mua thiệt là kinh khủng.

    Theo trang CNBC và Ngân hàng quốc gia ở New York, sau khi trả bớt 83 tỉ USD trong khoảng thời gian dịch bệnh nhờ mấy lần trợ cấp của chính phủ và ít mua sắm, thì quý 1 năm 2022, nợ tín dụng (credit card) cho mua sắm đã lên tới mức gần cao nhất, 841 tỉ USD. Người có tiền mặt thì xài tiền mặt. Người không tiền có thì cà thẻ trả dần. Cứ mua sắm, chi tiêu thoải mái đi. Mọi chuyện tính sau.

    Mùa hè, các sân bay Mỹ chật kín khách. Đi du lịch quả là một cực hình. Sau hai mùa hè chôn chân ở nhà, giờ họ bắt đầu đi bù lại. Các sân bay lớn nhỏ đều kẹt cứng. Thay vì đi trước 2 tiếng để check in khi bay nội địa như mọi khi, các hãng khuyến cáo check in online và đi trước 3 tiếng để làm thủ tục. Hôm rồi từ Việt Nam bay về Chicago, lần đầu tiên trong đời, tôi thấy dòng người nhập cảnh xếp hàng dài hơn cả dặm. Trời ơi, không hiểu người ở đâu mà không đến thế, lên tới chục ngàn người. Để thông quan hết số lượng này chắc phải nửa ngày mới xong. Rất may tôi có Global Entry (một dạng giấy nhập cảnh nhanh, trả phí, đã kiểm tra thông tin trước) nên nhập cảnh cái vèo. Chứ không chắc trễ việc nối chuyến. Nhưng về tới Washington D.C. thì bị lạc một kiện hành lý. Phải 4 ngày sau họ mới chở tận nhà giao tận tay cho mình. Mà cũng hên đó, bữa giờ báo chí đưa tin lạc mất hành lý quá nhiều vì không đủ nhân lực để làm. Phần lớn là không tìm lại được.

    Tuần rồi tôi bay đi lên Manchester (New Hampshire) thăm bạn. Tính ra hai chuyến bay có 90 phút thôi, nhưng tổng cộng mất hết 1 ngày vì lỡ quá cảnh sân bay Newark (EWR) ở New York, New Jersey. Sân bay phải đóng cửa gần một tiếng vì lưu lượng máy bay quá đông. Khi mở ra thì tôi bị trễ nối chuyến. Thế là phải ngủ lại ở khách sạn một đêm, sáng hôm sau bay tiếp. May mà United Airlines còn có chế độ tốt cho khách lỡ chuyến, chứ nhiều hãng khác không được như vậy. Kết quả người nằm la liệt khắp sân bay để chờ chuyến tiếp theo. Nhìn thiệt là oải.

    Theo Thanh Niên

  • Tại triển lãm kỷ niệm 185 năm thành lập của Tiffany & Co., đại sứ thương hiệu đã thành công chiếm trọn sự chú ý khi xuất hiện.

    rose blackpink tiffany co 1
    Rosé Park, thành viên nhóm BLACKPINK, có mặt tại triển lãm của Tiffany & Co nhân dịp tiệc kỷ niệm 185 năm tuổi thương hiệu. Ảnh: Dave Bennett / Getty Images

    Xuất hiện tại sự kiện của Tiffany & Co ở London, BLACKPINK Rosé với vai trò là đại sứ thương hiệu, đã để lại ấn tượng sâu sắc. Thậm chí hashtag #ROSÉxTIFFANYinLondon đã lên thẳng top 1 tìm kiếm trên Twitter chỉ sau một đêm.

    Rosé BLACKPINK đến London chung vui cùng Tiffany & Co

    Năm 2022 kỷ niệm 185 năm thành lập thương hiệu kim hoàn nước Mỹ, đồng thời đánh dấu 150 năm Tiffany & Co có cửa hàng đầu tiên tại Anh Quốc. Do đó, hãng thiết lập một triển lãm công phu tại thủ phủ London, và hàng loạt đại sứ như Rosé BLACKPINK, Eileen Gu, Gal Gadot đều có mặt nơi đây để chung vui cùng Tiffany & Co.

    rose blackpink tiffany co 1
    Rosé trước bức tượng Nữ thần Tự do nước Mỹ được tái hiện cho triển lãm Tiffany & Co ở London. Ảnh: Dave Bennett / Getty Images

    Đến với triển lãm Tiffany & Co ở London, Rosé BLACKPINK chọn một chiếc đầm cut out táo bạo từ nhà mốt Rokh. Đây là một nhà mốt có trụ sở tại London, nhưng do nhà thiết kế gốc Hàn Rok Hwang thành lập. Rok Hwang sinh ra ở Seoul, lớn lên ở Texas, di chuyển đến London sinh sống và làm việc. Tuổi thơ đa văn hóa của nhà thiết kế này có điểm đồng điệu với Rosé, người lớn lên ở New Zealand và Úc trước khi về Hàn Quốc lập nghiệp.

    rose blackpink tiffany co 1
    Ảnh: Dave Bennett / Getty Images

    Chiếc đầm Rokh mà Rosé lựa chọn có kiểu hạ eo thấp ngang hông (drop waist), một xu hướng lớn của mùa Thu Đông 2022 năm nay. Phần thân được khoét eo, kéo dài thành chi tiết hở lưng đầy quyến rũ. Kiểu khoét hai bên eo như một kiểu đánh lừa thị giác, giúp vòng eo của Rosé đã nhỏ nay lại càng trông nhỏ hơn.

    rose blackpink tiffany co 1
    Ảnh: Dave Bennett / Getty Images

    Chiếc đầm Rokh nữ tính, phù hợp với phong cách ăn mặc thường thấy của nữ ca sỹ. Tuy nhiên, chi tiết cắt xẻ lại táo bạo hơn lựa chọn phục y dạ tiệc thường thấy ở Rosé. Một sự tình cờ hay Rosé đang thay đổi phong cách thời trang?

    rose blackpink tiffany co 1
    Ảnh: Dave Bennett / Getty Images

    Phối với chiếc đầm trắng tinh, Rosé chọn toàn trang sức kim cương từ Tiffany & Co. Đó là vòng cổ nạm kim cương có mặt hình giọt nước. Tay đeo chiếc vòng có thiết kế như cành và lá cây. Bông tai hình hoa và nhẫn nạm kim cương.

    rose blackpink tiffany co 1
    Ảnh: Dave Bennett / Getty Images

    Mái tóc màu bạch kim tạo cảm giác đồng điệu với trang sức. Rosé chọn kiểu tóc được ép thẳng và buộc đơn giản nhằm hướng mọi sự chú ý đến phục sức. Một cách phối đồ trân trọng đến các món trang sức của Tiffany & Co.

    rose blackpink tiffany co 1
    Ảnh: Dave Bennett / Getty Images

    rose blackpink tiffany co 1
    Ảnh: Getty Images

    rose blackpink tiffany co 1
    Ảnh: Getty Images

    Triển lãm Vision & Virtuosity nhìn lại chặng đường 185 năm lịch sử của thương hiệu kim hoàn nước Mỹ

    rose blackpink tiffany co 1
    Một góc bên trong triển lãm Vision & Virtuosity. Ảnh: Tiffany & Co

    Triển lãm là một cuộc hành trình gồm 7 phần, lột tả dòng lịch sử 185 năm hoạt động lẫy lừng của thương hiệu kể từ 1837 đến nay. Ông Mitch Krakoff, Giám đốc nghệ thuật của thương hiệu, chia sẻ về Vision & Virtuosity: “Tại cuộc triển lãm này, chúng tôi vừa tôn vinh giá trị quá khứ, vừa thể hiện vẻ đẹp và sự khéo léo từ các bậc thầy chế tác thông qua những sản phẩm thủ công vượt thời gian”.

    Bên trong là hơn 400 tạo phẩm độc đáo của nhà mốt. Hứa hẹn sẽ đưa người tham dự khám phá DNA đặc trưng của thương hiệu. Bao gồm những tạo tác mang tính biểu tượng và cả những di sản đã làm nên tên tuổi thương hiệu. Đồng thời giải mã tầm nhìn mà Tiffany & Co. đang hướng đến trong tương lai.

    rose blackpink tiffany co 1
    Được đặt ngay căn phòng đầu tiên là chiếc trâm cài năm 1965 “Bird on the Rock” của Jean Schlumberger. Chiếc trâm sở hữu một viên kim cương xanh 59 carat khổng lồ. Nguồn ảnh: Tiffany & Co.

    rose blackpink tiffany co 1
    Chiếc vòng cổ mô phỏng lại của phiên bản ra mắt tại Hội chợ Thế giới năm 1939. Viên kim cương Empire 80 carat có nguồn gốc ở Botswana. Sau đó được cắt và đánh bóng tại Israel và đặt ở New York. Đây là viên kim cương lớn nhất từng được Tiffany & Co. cung cấp. Nguồn ảnh: Tiffany & Co.

    rose blackpink tiffany co 1
    Chiếc vòng cổ với hơn 15 loại đá quý, được thiết kế bởi Paloma Picasso vào năm 1985. Nguồn ảnh: Tiffany & Co.

    Triển lãm này được Tiffany & Co thiết lập tại Phòng trưng bày nghệ thuật Saatchi Gallery. Anthony Ledru, CEO của thương hiệu, cho biết: “Năm nay chúng tôi kỷ niệm 185 năm thành lập. Vì vậy chúng tôi muốn sự kiện trọng đại này phải được tổ chức chỉn chu. Và phòng trưng bày Saatchi Gallery đáp ứng đủ yêu cầu mà chúng tôi đang tìm kiếm.”

    Phòng trưng bày Saatchi Gallery được mô tả là một trong những không gian nghệ thuật đẹp nhất London. Nó nằm ở Chelsea, một trong những khu phố thượng lưu bậc nhất thủ phủ nước Anh.

    Triển lãm sẽ kéo dài từ ngày 10 tháng 6 đến ngày 19 tháng 8 tại Phòng trưng bày Saatchi Gallery.

    rose blackpink tiffany co 1
    Nguồn ảnh: Tiffany & Co.

    Theo Harper's Bazaar

  • burberry 1

    Mất đi vị thế, giảm doanh thu, bị tẩy chay, đóng cửa hàng chục store... là những hậu quả khủng khiếp mà Burberry phải gánh chịu do hàng nhái gây ra.

    Họa tiết kẻ caro với các màu đen - trắng - đỏ - camel là thứ quá mức quen thuộc, dễ dàng bắt gặp tại bất cứ nơi nào trên thế giới. Từ quần áo cho đến khăn, ga trải giường.... nhan nhản những món đồ được làm với họa tiết kẻ sọc quen thuộc này. Tuy nhiên, quen thì quen như vậy nhưng khi được hỏi họa tiết này bắt nguồn từ đâu, đến từ hãng thời trang nào thì ít ai có thể trả lời được. Nguyên nhân của vấn đề này, tất cả là vì 2 chữ hàng nhái.

    burberry 1

    burberry 1

    burberry 1

    burberry 1

    Dù bạn chưa biết hay bạn đã biết rồi, thì xin nhấn mạnh lại một lần nữa rằng họa tiết kẻ sọc nói trên là đặc trưng kinh điển của nhà mốt Burberry chứ không đến từ Quảng Châu hay bất cứ chỗ nào khác nhưng nó lại là thứ bị đạo nhái nhiều nhất trên thế giới. Ảnh hưởng của việc đạo nhái này nghiêm trọng tới mức khiến hãng mất tính độc quyền đối với họa tiết này tại Trung Quốc vào năm 2013.

    Cơ quan quản lý Burberry tại Trung Quốc tuyên bố sẽ không bảo hộ cho họa tiết caro độc quyền của hãng tại nước này vì hãng đã không sử dụng họa tiết độc quyền trên trong suốt 3 năm với tần suất thường xuyên. Đây là một lý do rất khó để chấp nhận.

    Việc bị cả thế giới làm nhái họa tiết kinh điển đã ảnh hưởng khủng khiếp đến vị thế và sự phát triển của Burberry, ngay đến chính thương hiệu này cũng không tài nào tưởng tượng nổi. Từ một biểu tượng kinh điển của văn hóa Anh Quốc, bóng dáng họa tiết của Burberry xuất hiện nhan nhản tại các khu chợ đầu mối, chợ đêm, quán xá vỉa hè... với mức giá rẻ giật mình. Hệ quả không thể tránh khỏi là giới thời trang cho rằng họa tiết Burberry đã trở nên mất giá trị, chẳng nên sử dụng nữa.

    Trước sự tấn công của hàng giả hàng nhái nhiều nhan nhản trên thị trường, Burberry đã tiến hành tiêu hủy toàn bộ quần áo, phụ kiện và nước hoa tồn kho trong nhiều năm liền. Năm 2017, giá trị sản phẩm Burberry tiêu hủy là 35 triệu USD và năm 2016 là 24,4 triệu USD. Theo báo cáo thường niên của Burberry, trong vòng 5 năm kể từ 2013 đến 2018, hãng đã tiêu hủy tới gần 117 triệu USD hàng tồn.

    burberry 1

    “Burberry không muốn sản phẩm của họ dễ dàng đến tay người tiêu dùng với mức giá thấp như vậy, điều này làm mất giá trị thương hiệu của họ. Burberry cũng không muốn thị trường bị ngập trong hàng giảm giá, hàng nhái ồ ạt. Tiêu hủy các sản phẩm tồn kho là cách Burberry bảo vệ giá trị thương hiệu của mình”, Maria Malone - giảng viên về kinh doanh tài chính tại Đại học Manchester Metropolitan chia sẻ.

    burberry 1

    burberry 1

    Tuy nhiên, hành động này của Burberry đã bị phản đối bởi các nhà đầu tư và cổ đông vì họ e rằng nó ảnh hưởng xấu tới môi trường. Hãng sau đó đã chọn một hướng đi khác, sai lầm và tai hại hơn: hạ giá sản phẩm. Nhà mốt Anh Quốc tiến hành đại hạ giá dòng sản phẩm may sẵn và đồ da lên đến 50% như 1 cách đối phó với hàng tồn (thay vì phải đốt) và cũng để duy trì doanh thu.

    Khác với dự đoán giảm giá thì sẽ thu hút khách hàng, Burberry với quyết định đại hạ giá như tự lấy đá đập vào chân mình. Các khách hàng trung thành của hãng đã bị tổn thương bởi chính việc Burberry tự làm giảm giá trị sản phẩm của chính mình. Trong khi các thương hiệu cao cấp như Dior, Chanel tăng giá ầm ầm thì Burberry lại tự biến những mặt hàng xa xỉ của mình trở thành những sản phẩm dễ dàng mua được với mức giá sale trong tầm với của nhiều người. Điều này chẳng khác nào 1 cú tát vào mặt các khách hàng mua đồ nguyên giá.

    burberry 1

    Dần dà, do áp lực hàng nhái và ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid, tình hình kinh doanh của hãng đã sụt giảm nghiêm trọng. Doanh thu của Burberry năm 2019 giảm đến 75% tại một số thị trường trọng yếu như EMEIA (Châu Âu, Trung Đông, và Châu Phi). Công ty mẹ dự định cắt giảm 500 nhân lực và đóng nhiều cửa hàng.

    burberry 1

    Hiện tại, vị thế của Burberry tuy đã hồi phục phần nào, báo cáo doanh thu cho thấy tình hình kinh doanh khả quan hơn nhưng vấn nạn đạo nhái hoa tiết kinh điển vẫn luôn là nỗi đau cắt da cắt thịt với Burberry. Không ai biết lúc nào nỗi đau ấy lại trồi lên và có thể hay không khiến Burberry một lần nữa điêu đứng.

    Theo Trí Thức Trẻ

  • FERRAGAMO Cage bag 11

    Một sự kết hợp linh hoạt, đầy sắc màu, đồng thời mang một tinh thần kép thể hiện tính thủ công nghệ thuật độc đáo của thương hiệu. Cage Bag chính là biểu tượng mới của Salvatore Ferragamo, được hãng thời trang Ý  giới thiệu trong mùa Xuân Hè 2022.

    Sự hợp nhất giữa di sản và công nghệ tinh xảo

    Chiếc túi xách Ferragamo Cage Bag dạng bucket bag, có thân trụ hình chiếc xô, miệng rút dây. Tuy nhiên khác với những mẫu túi bucket bag bình thường, chiếc Cage Bag từ Ferragamo phân chia thành túi và miệng túi. Phần thành túi là những tấm da thuộc đan lại như một cái lồng tinh xảo. Phần thân bên trong là túi vải được thắt miệng bằng dây da.

    FERRAGAMO Cage bag 11

    Nhờ sự tách biệt của thành túi và thân túi, Salvatore Ferragamo có thể tạo nên những tổ hợp đa sắc cho mẫu thiết kế. Phần túi dây rút bên trong có thể được làm bằng chất liệu tự nhiên hoặc vải lụa in họa tiết lấy cảm hứng từ một mẫu khăn choàng trong kho lưu trữ của nhà mốt Ý. Lớp da bên ngoài có thể được chọn màu đồng bộ hoặc tương phản với phần túi bên trong. Sự kết hợp hai trong một này tạo nên nét đặc sắc cho chiếc túi biểu trưng của Salvatore Ferragamo mùa Xuân Hè 2022.

    FERRAGAMO Cage bag 11

    Sự kết hợp hoán đổi thông minh này được lấy cảm hứng từ mẫu sandal Kimo của Salvatore Ferragamo. Đôi giày nổi tiếng ra mắt năm 1951 có phần mu trên bằng da thuộc đan, phối hợp với lớp tất liền bằng da hoặc lụa có thể táo rời. Từ cấu trúc của đôi giày này, êkíp Salvatore Ferragamo đã tạo nên một kết cấu lồng cực nhẹ tương tự cho túi xách Ferragamo Cage Bag.

    FERRAGAMO Cage bag 11

    Các màu sắc và chất liệu của túi xách Ferragamo Cage Bag mùa Xuân Hè 2022

    FERRAGAMO Cage bag 11
    Túi với lồng da màu trắng quang học, bên trong là thân túi từ lụa tơ tằm

    Dòng túi xách Ferragamo Cage Bag mùa Xuân Hè 2022 có những lối chơi màu như:

    • Lồng bằng da thuộc màu đen với đinh tán vàng. Túi rút miệng bên trong cùng màu.
    • Da màu xanh ngọc (Tyrone Turquoise), Trắng, hoặc đỏ (Candy Apple), với phần cứng đơn sắc và túi bên trong đồng màu
    • Lồng da thuộc màu đen với đinh tán nhiều màu. Túi bên trong bằng vải tự nhiên.
    • Lồng da thuộc màu nâu (Saddle Brown) với đinh tán vàng. Túi bên trong vải tự nhiên.

    FERRAGAMO Cage bag 11
    Túi với lồng da màu Tyrone Turquoise, thân túi bên trong đồng màu

    Khách hàng cũng có thể cá nhân hóa phần túi rút dây bên trong với loại túi lụa tơ tằm. Nó có sẵn trong các biến thể sau:

    • Bản in di sản với màu bão hòa của màu đỏ và cam
    • Họa tiết in Poppy Flower của nghệ sĩ người Pháp Julien Colombier, cho bộ sưu tập Xuân Hè 2022. Họa tiết này lấy cảm hứng từ một chiếc khăn lụa in hoa anh túc thập niên 1970 từ kho lưu trữ Ferragamo.

    FERRAGAMO Cage bag 11Túi với lồng đỏ Candy Apple và thân túi đồng bộ

    FERRAGAMO Cage bag 11
    Túi với lồng da màu đen gắn đinh tán, thân túi từ lụa tơ tằm

    Túi xách FERRAGAMO Cage bag có giá từ 1,640 - 2,155 bảng. Mua tại đây.

    FERRAGAMO Cage bag 11

    FERRAGAMO Cage bag 11

    FERRAGAMO Cage bag 11

    FERRAGAMO Cage bag 11

    FERRAGAMO Cage bag 11

    FERRAGAMO Cage bag 11

    Túi xách FERRAGAMO Cage bag có giá từ 1,640 - 2,155 bảng. Mua tại đây.

    Theo Harper's Bazaar

  • Hàng nghìn người chen nhau tại các cửa hàng Swatch toàn cầu để mua chiếc đồng hồ được hãng kết hợp với thương hiệu xa xỉ Omega có giá 260 USD.

    Theo Bloomberg, từ Melbourne (Australia), Hong Kong (Trung Quốc) đến London (Anh quốc), hàng nghìn người xếp hàng để mua những chiếc đồng hồ Omega MoonSwatch với giá bình dân hôm 26/3. Đây là sản phẩm hợp tác giữa hai thương hiệu đồng hồ Thụy Sĩ cao cấp là Omega và Swatch.

    Tại Geneva (Thụy Sĩ) hôm 26/3, hàng trăm người xếp hàng xung quanh khu nhà trên đường Rue du Marche tại một cửa hàng Swatch. Nhiều người xếp hàng từ rất sớm, trước khi cửa hàng mở cửa lúc 10 giờ sáng nhưng vẫn xảy ra cảnh chen chúc, khiến cảnh sát có mặt để giải tán bớt đám đông. Đến trưa, một đại diện cửa hàng cho biết đã hết hàng và mong khách hàng quay lại tuần tới sau khi cửa hàng bổ sung hàng mới. Trong khi đó, một cửa hàng ở trung tâm London phải đóng cửa giữa cảnh hỗn loạn khi đám đông cố gắng vào bên trong.

    omega swatch
    Dòng người xếp hàng trước một cửa hàng Swatch tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 26/3. Ảnh: Bloomberg

    Omega MoonSwatch có thiết kế giống với chiếc Omega Speedmaster Professional - đồng hồ mang tính biểu tượng được các phi hành gia Mỹ đeo. Giá Omega Speedmaster Professional ban đầu khoảng 6.300 franc (6.769 USD) thì Omega MoonSwatch chỉ có giá 250 franc (260 USD). Thay vì vỏ kim loại và chuyển động cơ học, chúng được làm bằng gốm và nhựa với bộ chuyển động thạch anh chạy bằng pin.

    Swatch cho biết Omega MoonSwatch không phải là phiên bản phát hành giới hạn nhưng vẫn có hàng nghìn người đổ xô đến các cửa hàng và gây ra tình trạng hỗn loạn.

    Theo Hodinkee, một người mua, cho biết anh đã đi từ Las Vegas đến Los Angeles và đợi 22 tiếng bên ngoài cửa hàng của Swatch để chắc chắn mua chiếc đồng hồ trên vì chúng đang được rao bán giá cao gấp 10 lần trên chợ mạng.

    Sự hợp tác của hai thương hiệu là chiến lược độc đáo của Swatch Group khi tập đoàn này cố gắng thu hút sự quan tâm của khách hàng đến đồng hồ của hãng, bằng cách cung cấp thiết kế sang trọng với mức giá bình dân.

    Công ty đang hy vọng đảo ngược xu hướng gần đây khi đồng hồ giá cao của Thụy Sĩ phục hồi mạnh, sau đợt lao dốc do đại dịch gây ra, trong khi đồng hồ có giá dưới 500 franc phải vật lộn để có chỗ đứng.

    Ngôi Sao (Theo Bloomberg)

  • Những ngày gần đây, các tín đồ phim điện ảnh Hollywood đang "nhốn nháo" khi siêu phẩm “Gia tộc Gucci” (tựa gốc: House of Gucci) đã bắt đầu được trình chiếu tại nhiều rạp chiếu trên cả nước, bắt đầu từ ngày 18/2. Ai cũng mong ngóng được thưởng thức một bữa tiệc thời trang - diễn xuất, và có cái nhìn sâu hơn về sóng gió gia tộc của nhà mốt lắm thành tựu nhưng cũng nhiều tai ương.

    Từ tháng 11 năm 2021 (kỷ niệm 100 năm thành lập đế chế thời trang Gucci), bộ phim "House of Gucci" đã "gây sốt" trên khắp các rạp chiếu quốc tế vì những bí ẩn của gia tộc thời trang hùng mạnh nhất thế giới bị phơi bày, lột tả chân thực dưới màn diễn xuất của dàn sao hạng A thuộc kinh đô điện ảnh Hollywood. Trong đó, nhân vật chính được nhắc đến là người thừa kế của gia tộc bị nguyền rủa - Maurizio Gucci - con trai duy nhất của Rodolfo Gucci (con thứ 3 của "ông tổ Gucci" - Guccio Gucci).

    ngoai tinh gucci 1
    Hình ảnh nữ diễn viên Lady Gaga trong vai Patrizia Reggiani

    Và tất nhiên, bộ phim cũng khó có thể bỏ qua sự kiện chấn động lịch sử thời trang thế giới - vợ thuê sát thủ giết chồng vì ngoại tình. Đó chính là người vợ 10 năm đầu gối tay ấp của Maurizio Gucci - Patrizia Reggiani.

    Cố sống cố chết để được ở bên nhau

    Patrizia vốn đã bị bố chồng tương lai ghét ra mặt ngay từ khi ông biết tin quý tử nhà mình Maurizio đang hẹn hò với tiểu thư nhà Reggiani. Chẳng phải vì 2 bên không môn đăng hộ đối bởi nói gì thì nói Patrizia cũng một người thừa kế của gia đình Reggiani vốn có truyền thống kinh doanh lâu đời.

    Patrizia, tên đầy đủ là Patrizia Reggiani Martinelli, sinh năm 1948 trong một gia đình nghèo ở miền Bắc Italy. Năm 12 tuổi, mẹ Patrizia tái hôn với doanh nhân giàu có Ferdinando Reggiani nên cô bắt đầu có cơ hội tiếp xúc với giới thượng lưu. Patrizia lớn lên trong sự chiều chuộng của bố và dần dần bước chân vào giới thượng lưu.

    Cái ông Rodolfo ghét chính là lối sống của Patrizia. Những thông tin ông nghe được về cô gái này là: kẻ chỉ thích kết giao với những người giàu sang, cô gái chỉ thích tiệc tùng, đến lớp học mà mặc nguyên chiếc váy dạ tiệc ngắn cũn cỡn và áo khoác lông thú từ đêm hôm trước...

    ngoai tinh gucci 1
    Patrizia Reggiani (phải) chính là Quý bà nổi tiếng với câu nói: “Tôi thà khóc trên xe Rolls-Royce còn hơn hạnh phúc trên xe đạp”

    Khi ấy, Maurizio mới chỉ là thanh niên "choai choai" vẫn sống cùng bố. Cậu ta được bố cho "ngậm thìa bạc" từ bé vì là con độc đinh, người thừa kế sáng giá của gia tộc, lại thiếu thốn tình mẫu tử vì mẹ mất lúc cậu ta mới 5 tuổi.

    2 cha con sống cùng nhau suốt 17 năm êm đềm và mâu thuẫn xảy ra khi Patrizia Reggiani xuất hiện.

    Maurizio gặp Patrizia tại một bữa tiệc ở Milan vào tháng 11 năm 1970. Họ sống trong cùng một xã hội trịch thượng, nhưng tính cách lại đối lập: chàng mang vẻ ngoài cao ráo nhưng vụng về, nàng thì luôn nổi bật trong các bữa tiệc thượng lưu xa hoa với đôi mắt to tròn, tự so sánh mình với Elizabeth Taylor.

    Nhưng bất chấp thân thế của Patrizia, ông Rodolfo Gucci, vẫn nghi ngờ cô gái kia chỉ là kẻ đào mỏ, không hơn không kém.

    Rodolfo từng không ngại ngần mà hét lớn đe dọa cắt đứt quan hệ cha con với Maurizio: “Đây không phải là tình yêu, cô ta muốn lấy tiền của chúng ta. Nhưng cô ta sẽ không làm được gì đâu! Ta sẽ truất quyền thừa kế của con! Con sẽ không nhận được một xu nào, và cô ta cũng đừng có mơ!”.

    Sau lời đe dọa đó, Maurizio cũng chẳng kém phần dứt khoát, mang theo chiếc vali cuốn gói ra khỏi nhà và không bao giờ quay trở lại. 2 cha con không nói chuyện trong nhiều năm.

    Maurizio bị bố đuổi khỏi nhà thì nhà Reggiani lại đón chào anh như chàng rể quý và còn giao công việc kinh doanh vận tải đường bộ cho anh.

    Tháng 4 năm 1971, trong cuộc phỏng vấn với New York Times, ông Aldo, anh trai của ông Rodolfo, ngầm ám chỉ rằng ông muốn có một thành viên trẻ trong gia đình trở thành người thừa kế vị trí của ông nhưng các con trai của ông lại chẳng được tích sự gì.

    Ngày 28 tháng 10 năm 1972, Maurizio và Patrizia kết hôn, bất chấp việc ông Rodolfo tìm cách ngăn cản đám cưới.

    ngoai tinh gucci 1
    Maurizio Gucci và Patrizia Reggiani trong đám cưới của họ năm 1973.

    Tình nghĩa phu thê 10 năm kết thúc bằng phát đạn "lạnh hơn cả phiến băng"

    Dù đã tuyên bố không cho con 1 xu nhưng khi qua đời vào năm 1983, ông Rodolfo để lại cho đứa con trai duy nhất món quà lớn: một phần lớn cổ phần đế chế Gucci.

    Việc Maurizio lên làm chủ tịch đã khiến cuộc hôn nhân của họ đi xuống. Trước khi chết, ông Rodolfo cảnh báo người con dâu mà ông từng ghê tởm: "Một khi có tiền và quyền lực, thằng bé sẽ thay đổi. Cô sẽ thấy mình sống với một người đàn ông hoàn toàn khác".

    Trong thời gian bận đấu tranh với các thành viên khác trong gia đình Gucci trước tòa và cố vực lại công việc kinh doanh từ bờ vực phá sản, Maurizio không có nhiều thời gian dành cho Patrizia hay 2 cô con gái Alessandra (sinh năm 1976) và Allegra (sinh năm 1981) của họ. Bên cạnh đó, những nỗ lực ủng hộ chồng của Patrizia cũng tan thành mây khói. Domenico De Sole, Giám đốc điều hành của Gucci America, nhớ lại: "Cô ấy đã giúp anh ấy để chống lại bác của anh ấy, anh em họ của anh ấy hoặc bất kỳ ai khác mà cô ấy cảm thấy không đối xử đúng mực với anh ấy".

    "Anh ấy không về nhà ăn trưa… Anh ấy tăng cân và ăn mặc xấu", Patrizia nhớ lại. "Maurizio ngừng chia sẻ mọi thứ với tôi, giọng điệu của anh ấy trở nên tách biệt. Chúng tôi ít nói chuyện với nhau hơn. Chúng tôi trở nên lạnh nhạt và vô cảm với nhau".

    Vào tháng 5 năm 1985, Maurizio mang một chiếc vali rời khỏi căn hộ của họ ở Milan và nói rằng anh sẽ đi Florence vài ngày. Vài ngày sau, một người bạn chung ghé qua để cho Patrizia biết Maurizio sẽ không quay về nữa.

    ngoai tinh gucci 1
    Hình ảnh Maurizio Gucci trong những năm 80.

    Maurizio thậm chí không thèm đề nghị ly hôn nhưng vẫn yêu cầu Patrizia tiếp tục xuất hiện và tham dự các sự kiện với mình. Patrizia cố gắng giữ sự bình tĩnh với hy vọng giành lại được trái tim chồng nhưng vẫn không thoát khỏi cảnh trầm cảm.

    Không có vợ hậu thuẫn, Maurizio vẫn tự chèo lái công ty, dùng âm mưu để loại bỏ từng thành viên trong gia tộc Gucci - trong đó có việc tống bác ruột mình - Aldo - vào tù nhằm độc chiếm công ty. Nhưng cái cách mà Maurizio thể hiện chỉ càng khiến người ta thất vọng não nề.

    Kể từ năm 1989, Gucci luôn có giá trị ròng âm 17.3 triệu USD và lỗ 30 triệu USD mỗi năm. Nhà mốt lụn bại tới mức Maurizio phải sang tên cho một ngân hàng đầu tư Trung Đông tên Investcorp vào năm 1993 với giá 135 triệu USD.

    ngoai tinh gucci 1
    Hình ảnh cặp đôi thuở hạnh phúc và 2 con gái Alessandra (sinh năm 1976) và Allegra (sinh năm 1981).

    Giàu sụ nhờ bán đứt sản nghiệp dòng họ, thế nhưng Maurizio chỉ chia cho vợ 1 triệu USD mỗi năm kể từ phán quyết ly hôn có hiệu lực. Chưa kể cách điều hành của ông khiến Patrizia chán ngán. Mỗi khi góp ý với chồng, Patrizia đều nhận được đáp trả chua chát: "Cô biết vì sao cuộc hôn nhân của chúng ta lụn bại không? Vì cô luôn ngỡ mình là chủ tịch cơ đấy. Ở đây chỉ có một chủ tịch thôi!"

    Giọt nước cuối cùng làm tràn ly là sự hiện diện của cô ả "trà xanh" tên Paola Franchi. Maurizio cũng đã tính đến chuyện đi bước nữa với cô bồ này, trong khi Patrizia lại ấp ủ một âm mưu động trời khác: Trừ khử ông chồng cũ ra khỏi cuộc đời.

    Trong bữa tiệc sinh nhật lần thứ 18 xa hoa của con gái Alessandra vào năm 1994, Patrizia thậm chí còn bị cáo buộc đã hỏi luật sư phụ trách việc ly hôn của mình rằng cô có thể làm thế nào về việc giết Maurizio.

    Vào ngày Maurizio bị sát hại 2 thập kỷ sau đó, theo lệnh của Patrizia, cô đã viết một từ trong nhật ký của mình, bằng chữ in hoa và bằng tiếng Hy Lạp: “PARADISE”.

    Khi Maurizio không đến thăm mình sau ca phẫu thuật loại bỏ khối u não, Patrizia đã ghi lại cơn giận dữ vào một cuộn băng cát-sét rồi đưa cho chồng cũ: “Maurizio, tôi sẽ không cho anh một phút nào bình yên… Anh đang là một phần của nỗi đau đớn mà mẹ con tôi đều muốn quên đi... địa ngục dành cho anh vẫn chưa đến đâu".

    Trong nhật ký của mình, Patrizia viết: “Endetta [V] không chỉ dành cho những người bị áp bức mà còn dành cho các thiên thần. Hãy trả thù vì bạn đã đúng".

    Trong vòng 3 tiếng đồng hồ sau khi kẻ sát nhân mình thuê bắn chết Maurizio vào sáng ngày 27 tháng 3 năm 1995, Patrizia đã đến căn hộ xa hoa để đuổi bạn gái nhiều năm của chồng cũ và đứa con trai 10 tuổi của cô ta đi. Sau đó Patrizia đã dọn vào ở cùng 2 con gái.

    ngoai tinh gucci 1
    Patrizia Reggiani trong tang lễ của chồng cũ.

    Tại đám tang của chồng cũ, Patrizia đeo kính râm to và mạng che mặt đen, nói với các phóng viên rằng: “Tôi xin lỗi ở cấp độ con người. Còn ở khía cạnh cá nhân, tôi không thể nói điều tương tự”.

    Không một ai ngờ rằng người phụ nữ xinh đẹp đã thuê người giết chồng. Mãi đến 2 năm sau, khi một trong những tên ám sát dính líu đến án mạng lỡ bô bô về sự tình khiến cuộc điều tra được lật lại và vỡ lở. Chân tướng được phanh phui hoàn toàn vào năm 1998, kéo theo bản án 26 năm bóc lịch cho Quý bà Gucci hay Góa phụ đen - những biệt danh giới truyền thông Ý dành riêng cho Patrizia.

    Người ta cho rằng Patrizia giết chồng cũ vì ghen tuông, đồng thời bà muốn ngăn cản cuộc hôn nhân giữa Gucci và Paola Franchi vì việc này có thể khiến tiền cấp dưỡng của bà bị giảm phân nửa.

    Tưởng vào tù "trả nghiệp" mà sướng hơn bà hoàng

    Theo tờ The Guardian, năm 1997, Patrizia Reggiani bị kết án 29 năm tù, nhưng được giảm xuống còn 26 năm vào năm 2000. Cùng năm đó, bà ta định tự tử nhưng sớm các nhân viên an ninh phát hiện. Trong thời gian thụ án tù vì tội mưu sát chồng, bà ta đã từ chối đề nghị lao động để được giảm án. Patrizia nói với luật sư của mình thế này: “Tôi chưa bao giờ làm việc trong đời và tôi không có ý định bắt đầu ngay bây giờ". Câu nói ấy đồng nghĩa với việc bà ta chọn ngồi tù thêm vài năm chứ không muốn lao động.

    ngoai tinh gucci 1

    Dù một mực từ chối chuyện làm việc nhưng năm 2014, Patrizia đã xin tạm tha vì được nhận vào làm việc tại công ty trang phục và trang sức Bozart.

    Công việc của Patrizia là cố vấn cho đội thiết kế của Bozart và đọc các tạp chí thời trang. The Guardian đưa tin rằng khi mới đến làm việc, Patrizia đã giúp thiết kế một bộ sưu tập đồ trang sức bảy sắc cầu vồng và những chiếc túi dạ hội lấy cảm hứng từ chú vẹt vẹt đuôi dài tên Bo của mình.

    ngoai tinh gucci 1

    ngoai tinh gucci 1

    Năm 2016, Patrizia được thả tự do sau 18 năm thụ án vì... cải tạo tốt rồi được tuyển dụng như một nhà tư vấn tại một công ty trang sức không rõ tên. Tuy nhiên, tính đến năm 2021, tình trạng việc làm của người phụ nữ vẫn chưa được công khai rõ ràng.

    Nói là được ra tù vì cải tạo tốt nhưng mấy ai biết được rằng bà ta đi tù mà như... đi nghỉ dưỡng.

    ngoai tinh gucci 1
    Quý bà Gucci rực rỡ sau khi ra tù.

    Patrizia bị giam trong nhà tù San Vittore, nơi từng bị Đức Quốc xã chiếm đóng, và được gọi là “dinh thự San Vitorre”, theo The Daily Beast.

    Báo cáo cùng một nguồn tin của Daily Beast cho biết, sau khi ra tù, bà ta đã mô tả việc ở tù vừa "thư giãn" vừa "kinh khủng", trong đó bà ta "ngủ rất nhiều".

    Tờ The Daily Beast cũng dẫn nguồn tin từ một quản ngục ẩn danh rằng, thậm chí, Patrizia còn được hưởng nhiều đặc ân, bao gồm được phép nuôi thú cưng là một con chồn hương tên Bambi, nhưng con vật đã chết vì bị một tù nhân khác ngồi đè lên. Bà ta thường "nằm dài" trong sân nhà tù để tắm nắng, thư giãn. Với sự nổi tiếng và khét tiếng của mình, bà ta thường ra lệnh cho các tù nhân khác và hối lộ các cai ngục để được tự do tung hoành.

    Năm 2016, trong cuộc phỏng vấn với tờ The Guardian, Patrizia nói rằng bà ta đang sống với người mẹ (lúc đó đã 89 tuổi) trong một ngôi nhà phố ở Milan và thường xuất hiện ở những khu phố cao cấp cùng chú vẹt của mình vào cuối tuần.

    2 con gái của Patrizia, Alessandra và Allegra Gucci, đều đã kết hôn và định cư ở Thụy Sĩ . Họ thừa kế gia sản triệu USD, bao gồm du thuyền và chuỗi bất động sản từ bố. Tuy nhiên, 2 người này được cho là không có mối quan hệ tốt với mẹ ruột.

    ngoai tinh gucci 1

    Cũng trong cuộc phỏng vấn năm 2016 với The Guardian, Patrizia Reggiani tiết lộ rằng mối quan hệ của bà ta và các con gái đang căng thẳng. Bà nói: "Chúng tôi đang trải qua một khoảng thời gian tồi tệ. chúng không hiểu tôi và đã cắt hỗ trợ tài chính của tôi. Tôi không có gì cả, và tôi thậm chí còn chưa được gặp 2 cháu trai của mình".

    Kênh 14 (Nguồn: T$C Magazine, The Guardian, SCMP)

  • Không hiểu lý do gì mà Rolex lại được cả thế giới chú ý nhiều đến thế, nhờ chất lượng thật của sản phẩm hay chỉ là chiến lược bán hàng quả hãng quá tốt?

    Có khoảng 1 triệu chiếc đồng hồ Rolex được sản xuất mỗi năm và hãng cũng tiến hành tăng giá sản phẩm nhanh hơn cả lạm phát, nhưng thị trường thế giới vẫn ghi nhận sự khan hiếm một cách khó hiểu.

    rolex 1

    Từ cái tên, Rolex cũng được đồn đoán quá nhiều

    Có nhiều giả thiết được đặt ra xung quanh sự ra đời của cái tên Rolex dù trên website chính thức của thương hiệu có một bài viết giải thích về điều này. Điều đó chứng tỏ, dù đã được công khai rõ ràng thì mối quan tâm và những suy đoán của giới sưu tầm về Rolex vẫn chưa bao giờ ngưng.

    Câu chuyện kể lại rằng Hans Wilsdorf, người sáng lập thương hiệu luôn muốn tìm một cái tên ngắn gọn để mọi người đều dễ dàng gọi được dù họ theo ngôn ngữ nào. Quan trọng hơn, ông muốn một cái tên trông thật vừa vặn và đẹp mắt khi khắc lên đồng hồ. Vì đó, ông đã cố gắng kết hợp các chữ cái bằng nhiều cách có thể. Ông chọn ra được hàng trăm cái tên, nhưng không cái tên nào khiến ông cảm thấy thực sự ổn. Thế rồi một buổi sáng khi đang cưỡi ngựa tại London, dường như có một vị thần đã thì thầm từ 'Rolex' vào tai ông.

    Thế nhưng, có nhiều giả thuyết tồn tại ngoài thị trường thì lại cho rằng sở dĩ Wilsdorf đặt tên thương hiệu là 'Rolex' vì từ này giống như từ tượng thanh của một tích tắc đồng hồ. Một số khác lập luận rằng 'Rolex' có nguồn gốc từ cụm từ tiếng Pháp horlogerie exquise (có nghĩa là "kiệt tác đồng hồ") và thông qua nó, ông Wilsdorf thể hiện mong muốn tạo ra những sản phẩm tốt nhất.

    Nhưng cho dù cái tên Rolex ra đời như thế nào thì điều không thể phủ nhận là thương hiệu này đã rất thành công, trở thành biểu tượng của sự xa xỉ và đắt đỏ. Dù không "ngạo mạn" như cách Chanel đang đẩy những chiếc túi xách của mình lên tận 9 tầng mây nhưng giá bán của Rolex cũng không hề đứng im.

    rolex 1

    Đầu năm 2021, giá trung bình của những chiếc đồng hồ cổ điển của hãng đã tăng 3,4%. Trước đó, năm 2020, Rolex cũng tăng 7,4% trên hầu hết các kiểu mẫu đồng hồ. Dù tăng giá như vậy, nhưng các mẫu đồng hồ như Oyster Perpetual và Day-Date hay Submariner, GMT-Master II và Daytona vẫn luôn trong tình trạng khan hiếm, khiến người mua rất khó để sở hữu một chiếc cho riêng mình.

    Câu hỏi của thế giới về giá cả và sự xa xỉ của Rolex

    Giá mới nhất của các sản phẩm trong bộ sự tập đồng hồ cổ điển Rolex khiến nhiều người choáng ngợp. Như chiếc Ref. 124300 Oyster Perpetual 41mm làm bằng thép không gỉ có giá 5.900 USD vào năm 2021 nhưng hiện đang được bán 6.150 USD tại thị trường Mỹ khi năm mới vừa bước qua. Chiếc Submariner Ref. 124060 cũng tăng từ 8.100 USD trong năm 2021 lên 8.950 USD (gần 10%) trong năm 2022.

    Vì sao Rolex lại đắt đỏ như thế? Đầu tiên là do thiết kế của đồng hồ. Đó là quá trình tỉ mỉ và đòi hỏi rất nhiều chi phí mà Rolex thì liên tục đổi mới các phương pháp kỹ thuật để đi đầu trong cuộc chơi chế tác đồng hồ, dù hiện tại, những thương hiệu khác như Richard Mille hay Breitling cũng đang nắm được thị hiếu và số lượng lớn khách hàng. Một trong những tiến bộ công nghệ tốt nhất mà nhãn hiệu sang trọng của Thụy Sĩ rất tự hào đó là sáng chế ra là tinh thể sapphire xanh lục trong phiên bản cải tiến của đồng hồ Rolex Milgauss 2007, đây là loại tinh thể đồng hồ chắc chắn, chống xước và chống phai màu.

    rolex 1
    Nam diễn viên nổi tiếng Vương Nhất Bác đeo một chiếc đồng hồ Rolex trong chương trình Street Dance of China 3 năm 2020. Anh có hàng chục chiếc đồng hồ Rolex hiếm hoi các loại.

    Ở Rolex có những điều rất đặc biệt, nếu họ có ý tưởng về một mẫu đồng hồ mới mà chưa tồn tại loại vật liệu có thể làm được, họ sẽ sáng tạo ra vật liệu mới (như vàng Everose và thép Oyster là một ví dụ). Điều đó rất tuyệt trong giới sản xuất đồng hồ.

    Thứ hai là về mức độ chịu đựng hao mòn, thì những thay đổi lớn về độ ẩm, chuyển động và nhiệt độ đều gần như không ảnh hưởng đến Rolex, nhờ chất liệu thép Oyster của hãng. Bên trong chiếc đồng hồ, một số linh kiện được lắp ráp bằng máy nhưng các chi tiết phức tạp như bộ chuyển động đều được thực hiện trong nhà và bằng tay. Sau khi hoàn thành khâu sản xuất thực tế, mỗi chiếc đồng hồ sẽ được kiểm tra lại và thử nghiệm bởi những người thợ thủ công. Điều này đảm bảo rằng chất lượng cao của mỗi chiếc Rolex được duy trì như nhau.

    Theo thống kê, Rolex sản xuất khoảng 1 triệu chiếc đồng hồ mỗi năm, những mẩu quảng cáo ở khắp mọi nơi nhưng kỳ thực, để mua được một chiếc từ thương hiệu này là chuyện không hề đơn giản, thậm chí nhiều người còn cố gắng trong vô vọng. Theo Chrono Hunter, vì Rolex là một công ty được yêu thích và tin cậy nên việc nó tăng giá không hề khiến người mua nản lòng. Năm 2021, Rolex vượt qua nhiều đối thủ, chiếm lĩnh 1/4 thị trường đồng hồ cao cấp trên toàn thế giới, gấp đôi hãng về nhì là Omega.

    Hầu hết các nhà sưu tập đều tin tưởng rằng nếu Rolex tăng giá, đó không phải là vì lợi nhuận, đó là cách để họ có thể tiếp tục làm những gì họ đang làm. Có điều gì đó khá bí ẩn về thương hiệu, vì họ cực kỳ bí mật về các hoạt động của công ty và rất ít đưa ra thông báo.

    rolex 1

    Rolex có thực sự đáng giá?

    Tờ South China Morning Post từng bình luận: "Có một điều đáng nói là tất cả đàn ông luôn mua những thương hiệu muốn trở thành Rolex, nhưng khi họ thành công, họ sẽ mua Rolex". Thế nhưng, cũng có nhiều người không thích Rolex, thậm chí cho rằng Rolex đang bán quá đắt, không đáng đồng tiền bát gạo.

    Tờ Gentleman’s Gazette bình luận rằng giá bán của Rolex đang quá cao cho một chiếc đồng hồ, và việc người ta coi việc mua Rolex như một khoản đầu tư còn lãi hơn cả vàng, hoặc thị trường bán lại của nó quá nóng thực ra chỉ liên quan đến cung-cầu chứ không phải vì chính chiếc đồng hồ có sự vượt trội so với các đối thủ.

    Nếu xem xét kỹ hơn, giá bán lẻ của Rolex vượt xa tốc độ lạm phát nhưng sản phẩm hầu như được giữ nguyên, chỉ thay đổi rất ít về mặt cơ học qua các thế hệ. Nói cách khác, khách hàng đang phải trả số tiền ngày càng nhiều hơn không phải vì sản phẩm được cải thiện, mà vì thương hiệu có giá trị hơn.

    Tiếp tục là một lý lẽ nữa từ tạp chí nói trên, rằng một sản phẩm được coi là xa xỉ vì nó đắt đỏ, độc đáo và hạn chế. Nhưng nếu mọi người đều đeo Rolex thì sao lại vẫn coi nó là hàng xa xỉ? Theo thống kê, có đến cả triệu chiếc đồng hồ Rolex được làm ra mỗi năm và trông chúng đều khá giống nhau, chưa kể hàng giả tràn lan trên thị trường thì liệu có phải, chúng đã trở nên đại chúng quá rồi hay không?

    rolex 1

    Nói thêm về hàng giả, thì Rolex là một trong những thương hiệu bị làm giả nhiều nhất thế giới, đến mức chất lượng của chúng ngay càng được cải thiện và giá thì cũng mềm hơn rất nhiều. Đồng thời, các đại lý có thể mua đồng hồ từ người bán buôn, đôi khi có thể không có hộp và giấy tờ và chiếc đồng hồ đó đã được thay tháo các bộ phận không chính hãng do xuất hiện nhiều công ty bán linh kiện đồng hồ. Trong trường hợp này, nếu một ngày nào đó khách hàng muốn bán lại thì rất có thể chiếc đồng hồ Rolex đó đã bị đánh dấu là hàng giả. Sẽ rất khó để phân biệt những điều nói trên bằng mắt thường, nên việc nhiều người cố gắng bỏ ra số tiền lớn để mua Rolex trên thị trường bán lại là điều khá rủi ro.

    Tất nhiên, quyền lựa chọn vẫn là ở mỗi người, và việc một khách hàng tự tin với giao dịch của họ và nhất quyết trở thành chủ nhân của một chiếc đồng hồ Rolex như hàng triệu triệu người thì cũng là một xu hướng tiêu dùng của thế giới.

    Một số người đang đeo Rolex sẽ nói gì?

    Nhà sưu tầm người Việt, anh Ngô Đại Dương hiện là một BTV truyền hình và có niềm đam mê đặc biệt với những chiếc đồng hồ. Anh có trong tay bộ sưu tập với khá nhiều thương hiệu nhưng theo anh từng chia sẻ, chiếc đồng hồ anh dành nhiều tình cảm nhất, gắn bó với anh lâu nhất là chiếc Rolex GMT-Master 16710, hay còn gọi là Rolex Pepsi. Với anh, chiếc đồng hồ này vừa có sự nghiêm túc nhưng cũng không thiếu tinh thần trẻ trung với vòng bezel hai màu xanh-đỏ. Còn về bộ máy của Rolex thì có lẽ cũng không phải bàn nhiều, nó vẫn là một "kiệt tác" đối với những người yêu cỗ máy thời gian như anh Dương.

    Trong một lần trò chuyện, có một chủ đề liên quan đến Rolex và những giới hạn xa xỉ cũng như chiến lược bán của thương hiệu. Anh Đại Dương cũng không ngần ngại đưa ra ý kiến của mình.

    rolex 1
    Nhà sưu tầm đồng hồ Ngô Đại Dương.

    "Những người chơi đồng hồ ở Việt Nam và trên thế giới nói chung đều biết rõ chiến lược về giá của Rolex. Cứ vài năm, Rolex lại nâng mức giá bán lẻ các mặt hàng lên 3-6% (cao hơn lạm phát và mất giá của đồng Euro hay USD). Chúng tôi vẫn nói với nhau rằng, đó là chiến lược tái định vị có chủ ý của Rolex. Tức là Rolex sẽ luôn là một món hàng xa xỉ theo năm tháng, dù cho có bất cứ chuyện gì xảy ra.

    Điều thứ 2 ngoài giá cả, phải thừa nhận là Rolex có một chiến lược bán hàng rất đặc biệt. Cách đây hơn 10 năm, người ta rất dễ mua được đầy đủ các mẫu đồng hồ Rolex ở các cửa hàng ủy quyền, thế nhưng ở thời điểm hiện tại thì việc này là không thể. Hãng chủ đích tạo ra sự khan hiếm kiểu "được khao khát hơn" nhằm tăng cảm xúc cho người sở hữu.

    Và họ đã thực sự làm được điều đó, giá trị của một chiếc đồng hồ Rolex cũng giống như quy luật vận hành của ngành công nghiệp thời trang xa xỉ đó là giá trị cảm xúc chứ không phải giá trị vật liệu cấu thành nên sản phẩm. Khi người ta càng ham muốn sở hữu 1 chiếc đồng hồ Rolex, người ta càng cảm thấy hãnh diện hay vui sướng khi mua được 1 chiếc đồng hồ Rolex thì giá cũng những chiếc đồng hồ sẽ còn tiếp tục tăng.

    rolex 1
    Những chiếc Rolex trong bộ sưu tập của anh Ngô Đại Dương.

    Nhưng nhìn nhận một cách công bằng thì Rolex đã tạo ra được những chiếc đồng hồ thực sự tốt, bền bỉ đến cả trăm năm, đó mới là giá trị cốt lõi của thương hiệu, theo tôi là như vậy. Và đó cũng chính là cơ sở để Rolex có thể trở thành một thứ tài sản ổn định và được coi như là một khoản đầu tư trên thế giới".

    Cũng theo anh Dương, việc mua một chiếc đồng hồ thể thao Rolex tại đại lý ủy quyền của hãng là việc gần như không thể. Rất nhiều người bạn của anh Dương đã đưa tên họ vào danh sách chờ để được mua một trong những mẫu đồng hồ thể thao hết qua năm này qua năm nọ nhưng chưa thấy ai mua được theo con đường "chính tông" như vậy cả. Thế nhưng, những người bạn của anh làm trong ngành buôn bán đồng hồ tại thị trường thứ phát thì "thành thật" nói rằng khách hàng thực ra muốn mua bao nhiêu chiếc, bao nhiêu mẫu Rolex cũng được, miễn là có thể trả đủ số tiền tương đương với giá trị bán lại của chúng. Mà số lượng đồng hồ lớn như vậy, lại là hàng mới nữa thì chắc chắn là từ các đại lý ủy quyền của hãng mà ra rồi chứ có chăng là từ trên trời rơi xuống?

    rolex 1

    Anh Dương tiết lộ, bản thân đã từng sững sờ trước chiếc vali có đến hàng chục chiếc đồng hồ thể thao Rolex (tất cả đều mới) tại một cửa hàng thuộc thị trường thứ phát, thứ mà rất rất nhiều người phải xếp hàng chờ đợi đến vài năm trời cũng chẳng có hồi âm. Chính Rolex cũng không có bất cứ phản hồi nào về điều này, nhưng cũng dễ hiểu vì có vẻ như mọi thứ đang đi đúng hướng mà họ muốn rồi.

    Tạm kết

    Đôi khi, khách hàng bỏ tiền ra mua một món đồ cũng không nhất thiết phải vì giá trị sử dụng của nó mà còn bởi một lý do "tinh thần" nào đó khó lý giải. Cũng vì điều này nên mới có những sản phẩm nổi tiếng và khan hiếm bất chấp, giống như túi xách Hermes, Chanel hay đồng hồ Rolex, Richard Mille.

    rolex 1
    Những chiếc Rolex trong bộ sưu tập của anh Ngô Đại Dương.

    Các tín đồ thời trang có thể xếp hàng nhiều giờ ngoài đường hay thậm chí kiên nhẫn chờ đợi hàng năm chỉ để cầm trên tay món đồ mình mong muốn. Đó không chỉ là cảm giác sở hữu vật chất đơn thuần, đó còn là sự thỏa mãn khi chinh phục được mục tiêu vốn được quá nhiều người ao ước.

    Nguồn: Người Đồng Hành (NDH)

  • Chan và Ng có bộ sưu tập 70 chiếc túi hàng hiệu và đồ da nhỏ, nhiều nhất là của thương hiệu Chanel và tin chúng có thể làm tài sản thừa kế như vàng.

    Lần đầu doanh nhân Patrick Chan mua chiếc túi Chanel Classic Flap tặng vợ nhân kết thúc kỳ nghỉ thai sản thứ ba, chính thức quay lại với công việc.

    Đó là chiếc túi cỡ trung, được làm thủ công bằng da caviar có khóa màu bạc. Nhưng ít ngày sau đó, Ng Shubing, vợ anh, quay lại cửa hàng để đổi.

    "Tôi muốn quay lại để xem còn màu nào khác không. Chồng tôi còn nói với nhân viên bán hàng rằng anh biết thừa mỗi lần mua túi tặng thì tôi sẽ đem đi đổi", cô cười và cho biết mình thích những màu nhạt, nhẹ nhàng hơn màu đen.

    Tuy nhiên, nhân viên bán hàng đã thuyết phục được cô giáo viên giữ lại chiếc túi cổ điển và khó mua đó. Thay vì đổi màu, Ng mua thêm ba chiếc túi khác, bắt đầu hành trình sưu tập túi hàng hiệu.

    Hiện tại, Chan và Ng có 70 chiếc. Những năm qua, họ đã mua hơn 40 túi của Chanel, trong đó có 18 chiếc là túi nắp nhỏ.

    Chiếc Chanel Grand Shopping Tote được mua khi vợ chồng doanh nhân chào đón con đầu lòng. Bộ sưu tập của còn gồm chiếc Kelly 32 màu trắng, là kỷ niệm khi chào đón con gái thứ hai. Chiếc Kelly 28 màu xanh lam là kỷ niệm khi con thứ 3 ra đời.

    suu tap tui hang hieu
    Vợ chồng Chan bên những chiếc túi hàng hiệu họ sưu tầm. Ảnh: Aik Chen

    "Tôi thấy túi Chanel rất dễ để phối đồ, có thể diện những ngày thường lẫn dịp đặc biệt. Tôi có thể mang một chiếc túi Chanel đi mua sắm, đi uống trà hay ăn xế với bạn bè. Nó cũng rất hợp với những buổi tiệc tối sang trọng", Ng nói. Trong khi đó, theo cô, những chiếc túi Hermes nghiêm túc hơn và phù hợp với một số sự kiện nhất định.

    Ng và chồng đều coi những chiếc túi xách trong bộ sưu tập kiểu cổ, có giá trị vượt thời gian và có thể được truyền lại cho những cô con gái, giống như mua vàng. "Chúng có thể sử dụng cho tới lúc bọn trẻ trưởng thành", Ng nhận định.

    Từng được coi là sản phẩm phù phiếm, túi xách xa xỉ dần nổi lên như một loại hình đầu tư. Theo Knight Frank Luxury Index 2021, túi xách hàng hiệu đã tăng giá trị 7% trong 12 tháng.

    Morgane Halimi, trưởng bộ phận túi xách và phụ kiện của nhà đấu giá Sotheby, cho biết, túi xách sang trọng là một khoản đầu tư lý tưởng bởi chúng giữ được giá trị theo thời gian và có thể bán lại với giá trị cao hơn. "Giá trị tay nghề thủ công tinh xảo đằng sau mỗi chiếc túi kéo dài hàng thập kỷ", vị này nhận định. Theo Halimi, túi Hermes, Chanel và Louis Vuitton là những chiếc túi "đáng đầu tư" nhất.

    Ví dụ, những chiếc túi cổ điển của Chanel từ những năm 90, trong thời đại của nhà thiết kế Karl Lagerfeld, ngày nay được nhiều người săn tìm.

    "Những chiếc túi này được bán với giá gấp nhiều lần giá bán ban đầu. Một số bộ sưu tập mới của nhà mốt cũng có nhu cầu cao. Ví dụ Heart Bag, chiếc túi được săn lùng nhiều nhất trong mùa này, được bán lại với giá cao hơn nhiều so với giá bán lẻ", Hamlimi nói.

    Việc phụ nữ sưu tầm túi xách không có gì lạ, tuy nhiên không ít nam giới như Chan quan tâm đến sở thích này. Anh chồng rất tôn trọng niềm đam mê của vợ mình. Hai vợ chồng thường thảo luận về việc nên mua chiếc túi nào.

    Vợ chồng Chan cất bộ sưu tập trong tủ kính đặt trong căn phòng ở tầng ba ngôi nhà. "Mọi người trưng bày bộ sưu tập nghệ thuật, chúng tôi thì sưu tập túi. Chúng tôi luôn cố gắng tìm những chiếc túi có mẫu mã, chất liệu, kiểu dáng khác nhau", anh nói.

    Chiếc túi yêu thích nhất của Ng hiện tại là chiếc Chanel mini flap màu bạc. Tuy nhiên, chiếc cô đeo hàng ngày là túi Louis Vuitton Monogram Pochette để đựng thẻ, điện thoại và son.

    Khi xây dựng bộ sưu tập các món đồ xa xỉ của mình, cặp vợ chồng tự coi mình là những người trung thành với thương hiệu. "Khi chúng tôi thích một thương hiệu, chúng tôi tiếp tục mua hàng của họ. Đó là cách của chúng tôi", anh chồng doanh nhân chia sẻ.

    VnExpress (Theo CNA)