• Giới mộ điệu cũng như các nhà kinh tế đều đang bàn tán về việc Chanel tăng giá vào năm 2024. Mặc dù việc tăng giá túi Chanel thường xảy ra vào tháng 3 và tháng 9, nhưng lần tăng giá này không chỉ sớm, mà con số tăng còn "bứt tốc". Một lần nữa, tỷ lệ phần trăm tăng giá của túi Chanel lại ở mức hai con số, sau mức tăng mạnh vào năm 2022 và 2023.

    chanel vs hermes 1

    Trên thực tế, giá của chiếc túi Chanel Medium Classics đã tăng gần gấp đôi sau 5 năm. Giá là 5.800 USD vào năm 2019, và hiện có giá 10.200 USD vào năm 2024. Có thể thấy Chanel tăng giá hàng năm nhằm mục đích tiếp tục khẳng định mình ở vị trí dẫn đầu chuỗi hàng hóa xa xỉ, ngang hàng với Hermès. Bất chấp sự tăng giá bất thường của túi Chanel trong những năm gần đây, nhiều người vẫn xếp hàng dài trên đường phố bên ngoài các cửa hàng Chanel để chờ đợi những mẫu túi ra mắt trong mùa mới.

    Là thương hiệu Haute Couture có thể xem là lớn nhất Paris khi tham dự đều đặn các tuần lễ thời trang chính, sở hữu các xưởng thủ công, thu nhập hằng năm vào khoảng chục tỉ dollar… Chanel đủ tiềm lực để càng muốn đến gần thế giới của Hermès hơn và bỏ xa thế giới của Louis Vuitton hay Gucci lại, theo lời của Charles Gorra, CEO của Rebag.

    Trong bối cảnh đám mây đại dịch u ám bao trùm ngành thời trang, doanh thu của Chanel cũng từng sụt giảm khi năm 2020 rớt 18% so với năm trước đó nhưng nhanh chóng phục hồi với doanh thu 13.2 tỉ dollar trong năm 2021. Thời kì khó khăn là thế, nhưng Chanel vẫn mạnh tay tăng giá đến bốn lần cho hai mẫu kinh điển Classic Flap và 2.55. Cụ thể giá hiện tại cho chiếc Chanel Flap cỡ vừa là 7,800 euro, chỉ rẻ hơn túi Hermès Birkin 30 da bê Togo 100 euro.

    Tiếp theo, Chanel cũng đưa ra giới hạn mua sắm theo từng khu vực. Tại Paris, mỗi khách hàng chỉ được mua mỗi lần một túi, và hai tháng mới được mua một lần mà không được mua trùng mẫu. Tại New York cũng có giới hạn về số lượng cho những mẫu classic. Tại Hàn Quốc, mỗi khách hàng chỉ được mua một mẫu túi classic một năm.

    chanel vs hermes 1
    Mặc cho trời lạnh cóng, các tín đồ thời trang Hàn Quốc sẵn sàng cắm trại trước cửa hàng Chanel để chờ mua túi. (Ảnh: Bloomberg)

    Hai động thai trên rõ ràng làm tăng giá trị của những chiếc túi cũng như tăng cả sự thèm muốn sở hữu túi Chanel của những con chiên thời trang. Địa vị của Chanel không chỉ tăng trên thị trường chính thống mà còn cả thị trường resell “chợ xám”. Nhưng như vậy đã đủ cho Chanel đến gần hơn với Hermès chưa?

    Về căn bản, Hermès vốn là thương hiệu gần 200 tuổi nổi tiếng với đồ da trong khi Chanel lại vốn là thương hiệu mạnh về thời trang. Nếu như Chanel tự hào về các atelier Lesage, Maison Desrues, Maison Massaro, Maison Michel hay Lemarié nhưng chưa có một atelier chuyên về túi da nào, thì Hermès lại kiêu hãnh với 19 atelier chuyên đồ da, trong đó có Sacs và mới đây là Maroquinerie de Guyenne, nơi cho ra đời những chiếc túi da thủ công kinh điển với từng câu chuyện về quy trình thực hiện riêng (ví dụ: Túi Kelly được làm thủ công từ 36 mảnh da và 20 giờ thực hiện).

    chanel vs hermes 1
    Atelier Lemarié chuyên về lông vũ và hoa của Chanel. (Ảnh: Jay Strut)

    chanel vs hermes 1
    Xưởng làm đồ da của Hermès ở Saint-Vincent-de-Paul, Pháp. (Ảnh: Philippe LOPEZ/ AFP)

    Hai tượng đài của Hermès là Birkin và Kelly gắn liền với hai người phụ nữ mang tính biểu tượng là Jane Birkin và Grace Kelly. Chỉ riêng cái tên của hai chiếc túi này cũng đã gắn liền với những giá trị kinh điển và địa vị. Sự đa dạng về màu sắc cũng như chất liệu da, bao gồm những loại da quý hiếm làm góp phần khẳng định giá trị của chiếc túi. Trong khi đó, Chanel đã ngưng sử dụng da exotic từ năm 2018.

    chanel vs hermes 1
    Grace Kelly xuất hiện cùng chiếc túi Hermes lần đầu tiên năm 1956. (Ảnh: The Telegraph)

    Để tiến lên một bậc cao hơn trong thế giới đồ xa xỉ, Chanel cần biến những chiếc túi kinh điển của mình thành một khoản đầu tư đúng nghĩa, thể hiện qua mức giá được bán tại các sàn đấu giá danh tiếng như Sotheby’s hoặc Christie’s, hoặc ngay trên thị trường resell. Đơn cử tại Vestiaire Collective, một chiếc Birkin hiếm lập kỉ lục với giá 112,000 euro trong khi một chiếc túi Chanel được bán với giá cao nhất chỉ dừng lại ở mức giá 30,000. Bertrand Peyrat, CSO của Vertiaire Collective nói: “Chanel có thể nâng giá 2.55 để túi xách Timeless gần bằng với Birkin hay Kelly, nhưng định giá tại thị trường thứ hai thì vẫn chưa đạt đâu.”

    Dễ dàng thấy được động thái tăng giá và hạn chế số lượng túi bán có mục đích làm tăng mức độ khao khát sở hữu cũng như giá trị của túi Chanel. Đồng thời đây cũng là một nước cờ branding hiệu quả hơn là đối kháng, như Erwan Rambourg, trưởng nhóm nghiên cứu tiêu dùng và bán lẻ toàn cầu của HSBC nhận định. Quả thực vậy. Người ta bỗng dưng bàn tán nhiều hơn về Chanel, cũng như nói về tham vọng trở thành đối thủ của Hermès mặc dù chẳng có một tuyên bố chính thức nào đến từ thương hiệu. Nhưng biết đâu đấy…

    chanel vs hermes 1
    Túi Kelly đắt nhất được đấu giá tại Christie’s Hong Kong với giá 241,789 USD. (Ảnh: Christie’s)

    Theo Elle

  • Các thương hiệu như Dior, Burberry ngày càng tăng giá nhưng không cải thiện chất lượng. Lời "hứa suông" này khiến các ông lớn ngành xa xỉ chật vật tìm cách níu chân khách hàng.

    do hieu chat luong kem 1
    Các thương hiệu xa xỉ đang phải đối mặt với thách thức lớn, khi doanh thu sụt giảm và không đáp ứng được kỳ vọng của người tiêu dùng. Ảnh minh họa: @ellesingapore/IG.

    Thị trường hàng hóa xa xỉ cá nhân đang trên đà giảm tốc lần đầu tiên kể từ cuộc Đại suy thoái năm 2009.

    Theo báo cáo thường niên mới nhất của Bain & Company, sức mua của giới nhà giàu đã giảm sút đáng kể, với 50 triệu người tiêu dùng từ bỏ hoặc không còn đủ khả năng chi trả cho những món đồ xa xỉ như túi xách, khăn quàng cổ, đồng hồ đeo tay... từ các thương hiệu danh tiếng.

    Dự báo ảm đạm từ Bain cho thấy chỉ 1/3 số thương hiệu xa xỉ có thể kết thúc năm nay với mức tăng trưởng dương, giảm mạnh so với con số 2/3 của năm ngoái.

    "Để tồn tại trong bối cảnh hiện nay, các thương hiệu cần không ngừng đổi mới, sáng tạo và mang đến những trải nghiệm mua sắm độc đáo, thú vị", bà Marie Driscoll, chuyên gia phân tích thị trường bán lẻ hàng xa xỉ, nhận định.

    Giống như việc thưởng thức một ly kem sundae hảo hạng, dù ngon đến mấy, sự nhàm chán cũng sẽ đến nếu lặp lại quá nhiều lần, theo Fortune.

    do hieu chat luong kem 1
    Thị trường hàng hóa xa xỉ đang giảm tốc lần đầu tiên kể từ năm 2009. Ảnh minh họa: @aventuramall.

    'Lời hứa suông' của ngành hàng xa xỉ

    Theo Driscoll, những khó khăn hiện tại của thị trường hàng xa xỉ một phần xuất phát từ việc các thương hiệu đã không thực hiện đúng cam kết với người tiêu dùng.

    "Kể từ năm 2019, giá hàng xa xỉ đã tăng vọt nhưng lại không đi kèm với sự cải thiện tương xứng về mặt đổi mới, dịch vụ, chất lượng hay sức hấp dẫn", bà nhận định.

    Chính sự "lệch pha" này đã khiến nhiều "ông lớn" trong ngành phải trả giá. LVMH (sở hữu Dior và Louis Vuitton), Burberry, Kering (sở hữu YSL và Gucci) đều ghi nhận kết quả kinh doanh không đạt kỳ vọng. Thậm chí, LVMH còn bị "soán ngôi" công ty giá trị nhất châu Âu bởi Novo Nordisk, nhà sản xuất thuốc Ozempic, vào tháng 9 năm ngoái.

    Mức lương của người tiêu dùng không theo kịp tốc độ tăng giá chóng mặt của các mặt hàng xa xỉ. Thêm vào đó, sản phẩm của những thương hiệu cao cấp cũng không còn tạo được ấn tượng mạnh mẽ.

    Thời trang nhanh và những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội đang dần chiếm ưu thế trong việc nắm bắt và dẫn dắt xu hướng, Michael Kors, nhà sáng lập thương hiệu cùng tên, nhận định. Không nằm ngoài vòng xoáy này, doanh thu của Michael Kors đã giảm 14% so với cùng kỳ năm ngoái.

    "Người tiêu dùng hàng xa xỉ khao khát những sản phẩm hiếm có, độc đáo, được thiết kế riêng, đẹp mắt và dành riêng cho họ", nhà phân tích bán lẻ Hitha Herzog cho biết. Tuy nhiên, hầu hết thương hiệu xa xỉ hiện nay đều chưa thể đáp ứng nhu cầu cá nhân hóa và tạo ra những sản phẩm "độc bản" cho khách VIP. Họ cũng thiếu đi những sáng tạo đột phá, khơi gợi khát khao sở hữu của người tiêu dùng.

    Thị trường chủ chốt bị ảnh hưởng

    do hieu chat luong kem 1
    Dự báo thị trường xa xỉ có thể phục hồi vào cuối năm 2025. Ảnh minh họa: @captainboy_0603.

    Từ năm 2000 cho đến khi đại dịch bùng phát, Trung Quốc luôn là "đầu tàu" dẫn dắt sự tăng trưởng của ngành hàng xa xỉ.

    Trung Quốc từng là động lực thúc đẩy tăng trưởng ngành hàng xa xỉ từ năm 2000 cho đến khi đại dịch bùng phát.

    "Sự trỗi dậy của tầng lớp trung lưu, những người khao khát vươn lên và các triệu phú mới nổi tại Trung Quốc đã góp phần thúc đẩy thị trường xa xỉ toàn cầu", Driscoll cho biết.

    Tuy nhiên, "gã khổng lồ" này đang có dấu hiệu "ngủ quên". Dẫn đầu thị trường xa xỉ, LVMH đã công bố mức giảm doanh thu 3% trong tháng trước, chủ yếu do lạm phát ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng, đặc biệt là tại thị trường Trung Quốc. Kering cũng ghi nhận mức sụt giảm đáng kể, lên tới 15% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Theo Bain, nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm chi tiêu tại Trung Quốc là do "niềm tin của người tiêu dùng ảm đạm". Xu hướng này không chỉ diễn ra riêng lẻ tại Trung Quốc mà còn lan rộng ra toàn cầu. Dự báo, toàn bộ lĩnh vực xa xỉ sẽ giảm 2% trong năm 2024.

    Dù vậy, không phải mọi phân khúc đều ảm đạm. Ngành du lịch, rượu vang hảo hạng, ẩm thực cao cấp và ô tô vẫn ghi nhận mức tăng trưởng vừa phải trong năm nay.

    Tia hy vọng le lói vào cuối năm 2025. Các chuyên gia dự đoán sự "phục hồi dần dần" sẽ diễn ra tại Trung Quốc, Châu Âu, Hoa Kỳ và đặc biệt là Nhật Bản, nơi người tiêu dùng được hưởng lợi từ tỷ giá hối đoái thuận lợi.

    Theo Zing

     

  • Sản phẩm xa xỉ của Balenciaga giống hệt túi bằng sợi tổng hợp đựng thực phẩm khiến dư luận "dậy sóng". Nhiều người cho rằng mẫu túi này còn xấu hơn giỏ đựng đồ ở cửa hàng tạp hóa.

    Balenciaga 1

    Một người dùng Reddit đăng tải hình ảnh một chiếc túi xách Balenciaga in hình các loại quả mọng với thiết kế giống hệt những chiếc túi đựng thực phẩm thường thấy ở các cửa hàng tạp hóa hoặc siêu thị. Điều đáng nói, mức giá của chiếc túi này lên tới 2.726 USD. Nhiều người bày tỏ sự ngạc nhiên và cho rằng Balenciaga đã "mất trí" khi định giá quá cao cho một thiết kế trông như túi "đi chợ" đơn giản như vậy. Một số ý kiến còn hoài nghi rằng đây có thể là một "thí nghiệm xã hội" của Balenciaga. "Túi đựng đồ ở cửa hàng tạp hóa của tôi còn đẹp hơn", một người dùng bình luận. Ảnh: @montaigne_official/Threads,@chaoswintour/X.

    Balenciaga 1

    Dư luận càng thêm phẫn nộ khi biết chất liệu làm nên chiếc túi "bình dân" này là da bê chứ không phải sợi tổng hợp như nhiều người lầm tưởng. "Thật không thể tin nổi, những chú bê con đã phải chết oan uổng vì thứ đồ vô nghĩa này", một người bình luận bày tỏ sự bức xúc. Được biết, bộ sưu tập này còn gồm nhiều phiên bản in hình thực phẩm khác. Trên một số trang bán hàng thứ ba, mẫu túi này được bán với giá lên tới hơn 3.000 USD và hiện đã cháy hàng một số mẫu. Ảnh: @montaigne_official/Threads, MR Porter.

    Balenciaga 1

    Không phải ngẫu nhiên mà chiếc túi "đi chợ" của Balenciaga lại nhận về nhiều chỉ trích đến vậy. Thương hiệu này vốn nổi tiếng với những thiết kế "chơi trội", bán những món đồ bình thường, thậm chí xấu xí, với mức giá "cắt cổ". Trước đó, nhà mốt đã "gây bão" với chiếc áo tank top trong bộ sưu tập mùa đông 2024. Với thiết kế nhiều lớp áo xếp chồng lên nhau, mẫu áo này được bán với giá từ 1.150 USD. Tuy nhiên, sản phẩm này bị các tín đồ thời trang nhận định có thiết kế "quê mùa", trông không khác gì thời trang đầu những năm 2000. Ảnh: Balenciaga.

    Balenciaga 1

    Một trong những sản phẩm gây chú ý khác của hãng thời trang cao cấp là chiếc vòng tay giống hệt cuộn băng dính nhiều lớp. Điểm khác biệt duy nhất là dòng chữ Balenciaga in chìm giữa các lớp băng keo. Mức giá của món phụ kiện này lên tới 3.300 USD. Nhiều người cho rằng đây là chiêu trò quảng cáo mới của thương hiệu nhằm thu hút sự chú ý của công chúng. Trên mạng xã hội, nhiều người dùng đã "bắt trend" bằng cách tự chế vòng tay bằng băng dính và chia sẻ hình ảnh của mình. Ảnh: @myfacewheno_o, @highsnobiety.

    Balenciaga 1

    Nằm trong dòng sản phẩm Xuân 2024, Super Destroyed T-Shirt của Balenciaga cũng thu hút sự chú ý khi có thiết kế rách rưới. Chiếc áo phông oversize này trông như bị xé rách, cắt nát, khiến nhiều người liên tưởng đến hình ảnh một đầu bếp Hong Kong với chiếc áo sờn rách được lan truyền trên mạng xã hội. Tuy nhiên, mức giá hơn 1.000 USD của chiếc áo này bị nhiều người phản đối. Các tín đồ cho rằng không đáng để bỏ ra số tiền lớn như vậy cho một chiếc áo không lành lặn. Ảnh: 安東尼/FB, @myfacewheno_o.

    Balenciaga 1

    Những sản phẩm như thế này góp phần thúc đẩy văn hóa thời trang "mì ăn liền", khuyến khích các nhà sản xuất liên tục tung ra những mẫu mã mới, được sản xuất với giá rẻ, chỉ mặc vài lần rồi bỏ đi. Theo OR Foundation, tổ chức phi lợi nhuận hoạt động vì công bằng môi trường, giáo dục và phát triển thời trang, điều này không chỉ gây lãng phí năng lượng mà còn tạo ra lượng rác thải khổng lồ, phân hủy và thải ra môi trường khí nhà kính cùng nhiều chất ô nhiễm khác. Ảnh: @Ovrnundr/X.

    Balenciaga 1

    Dù Demna, giám đốc sáng tạo của hãng thời trang, từng tuyên bố sẽ giảm thiểu những thiết kế "dị biệt" trong cuộc phỏng vấn hồi tháng 2/2023 với Vogue, nhà mốt vẫn tiếp tục trình làng những sản phẩm "gây sốc". Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng chính những thiết kế độc lạ này đã giúp Balenciaga tiết kiệm chi phí tiếp thị và thu hút sự chú ý của công chúng. Các sản phẩm của thương hiệu tự tạo ra những cuộc bàn luận sôi nổi, mang lại giá trị truyền thông lớn. Ảnh: Stitch.

    Theo Zing

  • Câu chuyện đã tạo ra nhiều luồng tranh luận trái chiều trên mạng xã hội.

    Câu chuyện về trải nghiệm mua sắm không mấy dễ chịu của một nữ khách hàng tại cửa hàng Fendi (Ginza, Tokyo, Nhật Bản) đang gây xôn xao cộng đồng mạng Trung Quốc. Sự việc leo thang đến mức quản lý và nhân viên cửa hàng phải quỳ gối xin lỗi vị khách này.

    Mọi chuyện bắt đầu khi một người phụ nữ Trung Quốc, được cho là một rich kid đến cửa hàng Fendi ở khu Ginza sầm uất của Tokyo để mua sắm. Cô cho biết bản thân đã chọn mua một chiếc khăn choàng len màu đen sau khi thử và yêu cầu nhân viên lấy cho mình một chiếc mới. Tuy nhiên, trong lúc chờ đợi, một nhân viên khác đã bất ngờ giật chiếc khăn choàng trên người cô để đưa cho một vị khách khác thử mà không hề có lời giải thích hay hỏi ý kiến.

    Sự việc khiến vị khách bức xúc, cô lập tức phản ánh với quản lý cửa hàng. Ngay sau đó, quản lý cùng 2 nhân viên và 1 phiên dịch viên đã quỳ thành một hàng để xin lỗi cô. Nhân viên giải thích rằng họ có hỏi ý kiến trước khi lấy khăn choàng, nhưng nữ khách hàng khẳng định không hề có chuyện đó. Không hài lòng với cách xử lý của cửa hàng, cô đã gửi thư khiếu nại đến trụ sở Fendi.

    fendi 1
    Hình ảnh nhân viên Fendi quỳ xin lỗi gây tranh cãi gay gắt

    Ngày hôm sau, quản lý cửa hàng cùng nhân viên liên quan và phiên dịch đã đến tận khách sạn nơi cô lưu trú để xin lỗi và tặng một hộp bánh quy. Họ cũng cam kết sẽ tăng cường đào tạo, bồi dưỡng thêm cho nhân viên về phong cách phục vụ.

    Cô nàng rich kid cho biết cô đã nhận được email xin lỗi từ cả trụ sở chính và quản lý cửa hàng Fendi Ginza. Cô hy vọng Fendi sẽ chấn chỉnh lại việc quản lý và đào tạo nhân viên, đồng thời mong muốn câu chuyện của mình sẽ là bài học cho những người khác khi gặp phải tình huống tương tự.

    fendi 1
    Cô gái bị nhân viên vô tình giật khăn trên người

    Tuy nhiên, chia sẻ của cô gái này sau khi nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội Weibo đã thu hút nhiều ý kiến trái chiều. Một số người ủng hộ hành động cứng rắn của nữ khách hàng, cho rằng việc nhân viên Fendi, một thương hiệu cao cấp cư xử thiếu chuyên nghiệp cần bị lên án. Trong khi đó, số khác lại cho rằng việc nhân viên quỳ gối xin lỗi là hành động quá đà. Một số bình luận cho rằng người Nhật thường có văn hóa cúi đầu, thậm chí quỳ gối khi xin lỗi và hành động này không nên bị phóng đại.

    Phunumoi (Nguồn: ETtoday)

  • Không nguôi cơn giận do bị nhân viên hãng túi hiệu xa xỉ coi thường, 2 tháng sau, quý bà giàu có mang 600 nghìn tệ (hơn 2 tỷ đồng) tiền mặt đến để hành cho bõ tức.

    Mới đây, một phụ nữ giàu có ở Trung Quốc chia sẻ về trải nghiệm mua sắm hàng hiệu của mình trên mạng xã hội.  Bà này kể rằng khi đến cửa hàng ở Trùng Khánh của một thương hiệu túi xách xa xỉ để mua sắm, bà vô cùng bực mình với thái độ của các nữ nhân viên bán hàng.

    Quý bà cho rằng khi nhận thấy chiếc túi trên tay bà thuộc thương hiệu Hermès chứ không phải của thương hiệu của họ, các nữ nhân viên tỏ vẻ lạnh nhạt, nói năng cộc lốc khi tư vấn. Quá bức xúc, nữ khách hàng gọi điện cho quản lý, muốn nhân viên phải xin lỗi, nhưng không nhận được phản hồi.

    Mang nỗi ấm ức trong lòng, 2 tháng sau, quý bà giàu có đã nghĩ ra một cách trả thù đặc biệt. Để chuẩn bị cho kế hoạch của mình, bà rút số tiền mặt trị giá 600.000 nhân dân tệ (khoảng 2,1 tỉ đồng) và rủ trợ lý, bạn bè của mình tới cửa hiệu này để mua sắm.

    Trong lúc để mọi người xem đồ, nữ đại gia nhờ nhân viên cửa hàng giúp bà đếm số tiền mang theo trong túi. Nghĩ rằng sẽ chốt được đơn lớn, các nhân viên xúm vào kiểm tiền hộ quý bà. Phải mất gần hai tiếng đồng hồ, số tiền mới được kiểm xong. Đến lúc này, quý bà lúc này mới lạnh lùng tuyên bố: "Tôi sẽ không mua gì hết, chúng ta đi thôi".

    Nói rồi, bà và đoàn khách rời khỏi cửa hàng trong sự ngỡ ngàng xen lẫn tiếc nuối của rất nhiều nhân viên.

    mua tui hang hieu bi coi thuong
    Hình ảnh nhân viên kiểm tiền do quý bà đăng tải. (Ảnh Xiaohongshu)

    Giải thích về màn trả đũa này, người phụ nữ cho biết, trong vai trò khách hàng, bà không cần được đối xử như thượng đế; nhưng đã là nhân viên bán hàng cao cấp thì phải có cách phục vụ chuyên nghiệp và trước hết là phải tôn trọng khách hàng để họ không cảm thấy bị xúc phạm. Bà cho rằng đây là một bài học cho các nhân viên bán hàng, không phải cứ bán đồ cao cấp thì được quyền kênh kiệu, khinh miệt người khác.

    Lâu nay, rất nhiều người bày tỏ bức xúc với thái độ của nhân viên bán hàng xa xỉ. Họ phàn nàn rằng nhiều nhân viên "trông mặt bắt hình dong", thể hiện thái độ, mức độ tôn trọng dựa trên việc đánh giá vẻ ngoài của khách. Có những nhân viên bán hàng hiệu tự coi mình trên cơ khách hàng, điều đó ảnh hưởng rất nhiều tâm lý của khách hàng khi đi mua sắm, bởi đi sắm đồ để có cảm giác hưởng thụ nhưng hóa ra lại rước bực vào thân. 

    Câu chuyện mà quý bà trên chia sẻ nhận được nhiều sự chú ý của cư dân mạng. Tuy có những ý kiến khác nhau về cách quý bà trả đũa và dạy cho những nhân viên bán hàng có thái độ không chuyên nghiệp một bài học, nhìn chung mọi người cho rằng việc quản lý nhân viên bán hàng cần phải được chấn chỉnh để khách được hưởng chất lượng phục vụ xứng đáng.

    VTC News (nguồn Chinatimes)

  • Nếu bạn yêu thích nước hoa nhưng túi tiền lại khá mỏng, vậy hãy đến ngay Poundland và tìm kiếm 1 trong 5 loại nước hoa giá rẻ chất lượng cao sau đây. 

    Nếu là tín đồ của các thương hiệu nổi tiếng như Jo Malone, YSL & Paco Rabanne thì dưới đây sẽ là một bất ngờ dành cho bạn. Bạn có thể tiết kiệm được hơn £500 mà vẫn có được hương thơm mình cần. 

    nuoc hoa poundland 1
    Poundland sở hữu lọ nước hoa giống với sản phẩm Black Opium của YSL nhưng rẻ hơn tới £124. Ảnh: Latest Deals

    nuoc hoa poundland 1
    Sản phẩm £1 ở Poundland có chất lượng tương đương Paco Rabanne. Ảnh: Latest Deals

    Mia Munro, một sinh viên mua sắm thông thái đến từ Leeds, đã chia sẻ câu chuyện mua sắm tiết kiệm của mình ở Poundland. Cô nói: "Ít ai nghĩ tới việc đến Poundland để mua sản phẩm làm đẹp, nhưng tôi lại tìm thấy ở đây rất nhiều thứ đủ sức cạnh tranh với hàng xa xỉ". 

    - Đầu tiên phải kể đến chai nước hoa Thierry Mugler Angel với mùa hương hoa cam, anh đào và vani. Một chai 100ml này có giá £130. Tại Poundland, Mia đã tìm thấy chai nước hoa White Light với mùi hương tương tự với giá chỉ £1. Cô xịt White Light khi đi làm và đi chơi, mùi hương không lưu lại quá lâu nhưng vẫn duy trì được vài tiếng. 

    - Sản phẩm thứ hai là phiên bản tương tự của chai YSL Black Opium. Theo mô tả thì nước hoa Black Opium có mùi hương hoa cỏ đầy khiêu khích, là sự hòa quyện giữa hương cà phê đen rang đậm và hương vani gợi cảm. Tại Poundland, Mia tìm thấy chai Dark Aura có mùi hương tương tự nhưng rẻ hơn tới £124. 

    - Sản phẩm thứ ba là phiên bản tương tự của chai Jo Malone Pomegranate Noir. Đây là một trong những chai nước hoa bán chạy nhất của thương hiệu Anh Jo Malone với giá £118. Tại Poundland, một chai Number 28 Rich Pomegranate 100ml cũng có mùi hương tương tự nhưng với giá chỉ £4.

    - Nếu bạn thích Marc Jacobs Daisy (giá £78), thì tại Poundland bạn có thể chọn chai Golden Blooms với giá chỉ £1. Cả hai loại nước hoa đều có mùi hương quả mọng hoang dã, mùi hoa nhài và gỗ đàn hương.

    - Cuối cùng là phiên bản tương tự của chai nước hoa dành cho nam, Paco Rabanne One Million. Chai này có giá £81 loại 100ml. Tại Poundland, bạn có thể mua chai Mighty Pour Homme với giá chỉ £1. Nhưng nhớ là nước hoa ở Poundland sẽ không lưu hương lâu như nước hoa hàng hiệu.

    Viethome (theo The Sun)

  • Phía cửa tiệm đã có phản hồi với yêu cầu bồi thường của khách hàng, song nói gì mà khách cảm thấy bức xúc hơn?

    giat la do dior 1

    "Kiếp nạn" khi mang đồ giá trị 200 triệu đi giặt khô ở tiệm nổi tiếng

    Mới đây, cộng đồng mạng dành nhiều sự chú ý với bài đăng trên trang cá nhân của Vũ Ngọc Châm (được biết đến là cựu Tiếp viên hàng không, hot girl, quán quân The Look 2017), chia sẻ về trải nghiệm không tốt khi đem đồ tới một tiệm giặt là tại Hà Nội.

    Theo lời Châm kể, ngày 4/4, Vũ Ngọc Châm mang bộ quần áo thuộc thương hiệu Dior trị giá 200 triệu đồng tới cửa hàng P.L cơ sở Hàm Long (Hà Nội) để giặt khô. Vì đồ có giá trị cao nên ngay từ khi đưa nhân viên tiếp nhận, Vũ Ngọc Châm đã liên tục dặn giặt là cẩn thận.

    giat la do dior 1
    Vũ Ngọc Châm mặc bộ đồ trước khi đưa ra tiệm giặt là

    Ngày 8/4 khi nhận lại đồ, Vũ Ngọc Châm tá hoả khi toàn bộ bề mặt vải của sản phẩm đã bị hỏng. Là người có kinh nghiệm về thời trang, tiếp xúc nhiều với vải vóc khoảng 10 năm nay, cô cho hay chắc chắn bộ quần áo đã bị rộp mếch, co rút do dùng nhiệt quá cao, gây xù bề mặt vải.

    Mình đã đưa đồ về lại bên giặt là yêu cầu giải thích nhưng chưa nhận được câu trả lời thoả đáng. Mình cũng mang qua store của Dior để xin ý kiến về tình trạng bộ đồ, nhân viên cũng xác nhận là bề mặt vải này chắc chắn đã bị ngấm nước hoặc dùng nhiệt độ cao khiến vải bị co rút. Bộ đồ đã bị co 1, 2 size so với lúc ban đầu”, Ngọc Châm chia sẻ.

    giat la do dior 1
    So sánh sản phẩm trước và sau khi giặt là, cô nhận thấy rõ sự thay đổi ở bề mặt vải.

    giat la do dior 1

    giat la do dior 1
    Form dáng của sản phẩm cũng có sự khác biệt

    Quản lý cửa tiệm đưa ra lời giải thích và thoả thuận đền bù cho khách ra sao mà netizen kéo vào Fanpage "phẫn nộ"?

    Theo tìm hiểu, tiệm giặt là P.L được giới nhà giàu, nghệ sĩ biết đến với dịch vụ chất lượng, chuyên nhận giặt là đồ hiệu. Trên website của P.L giới thiệu là hệ thống giặt là cao cấp với đội ngũ nhân viên được đào tạo và có tay nghề cao, thiết bị hiện đại nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài. Bên cạnh đó, P.L cũng cho biết quy trình đạt chuẩn Châu Âu và hiện tại đang có 4 hệ cơ sở ở các quận trung tâm tại Hà nội.

    Về vấn đề bộ đồ bị co rút sau khi mang tới tiệm này, sau nhiều lần trao đổi qua điện thoại không thành công, Vũ Ngọc Châm đã trực tiếp đến gặp quản lý hệ thống và người trực tiếp đảm nhận công đoạn xử lý giặt là sản phẩm.

    Phía quản lý khẳng định bên mình làm đúng theo quy trình giặt là của sản phẩm. Người trực tiếp đảm nhận công đoạn xử lý cũng liên tục cho rằng đã giám sát quy trình 100%, không nhận thấy sản phẩm có gì khác so với ban đầu. Hơn nữa, người này cũng cho hay mình đã có 30 năm làm việc trong khách sạn 5 sao ở Hà Nội nên nắm rõ các công đoạn, không thể có sai sót. Thế nhưng sau một hồi trao đổi, người đảm nhận công đoạn giặt là hé lộ mình chỉ làm phần giặt, bộ phận là khô là một người khác và không giám sát quá trình này.

    Cuối cùng, Vũ Ngọc Châm yêu cầu cửa hàng giặt là P.L đền bù 50 triệu đồng. Tuy nhiên, khi sự việc được thông báo lên chủ tiệm là người Pháp, bên giặt là vẫn khẳng định không làm sai, đưa ra mức đền bù là 10 triệu đồng bao gồm 5 triệu đồng tiền mặt và 5 triệu voucher.

    Không đồng tình với đề nghị đền bồi này, Vũ Ngọc Châm đăng bài "tố" và yêu cầu người chủ của thương hiệu trên phải trực tiếp lên tiếng xin lỗi và bồi thường một cách có trách nhiệm.

    Sau bài đăng của Vũ Ngọc Châm, nhiều người tự nhận từng là khách hàng của chuỗi tiệm giặt là trên cũng từng có trải nghiệm "bị sốc" tương tự. Hiện tại trang Fanpage của chuỗi cửa hàng này đang nhận nhiều icon "phẫn nộ" từ phía cư dân mạng.

    giat la do dior 1

    giat la do dior 1
    Netizen để lại loạt icon phẫn nộ trên fanpage của tiệm giặt là

    Liên hệ với Vũ Ngọc Châm, cô cho hay phía cửa hàng P.L vẫn chưa có động thái xin lỗi hay chủ động liên hệ làm việc. Khi gọi vào số điện thoại trên fanpage của tiệm giặt là P.L, nhân viên tiếp nhận cuộc gọi và hứa sẽ chuyển cho quản lý nhưng sau đó không còn hồi âm. Hiện tại, dân tình vẫn sát sao theo dõi diễn biến của drama giặt là này.

    Theo Phunumoi

  • Trong những năm gần đây, ngành trang sức đã chứng kiến sự chuyển mình đáng chú ý với sự xuất hiện của các loại đá quý được nuôi trong phòng thí nghiệm. Những sáng tạo tuyệt đẹp của một công ty trang sức tại Anh đã gây bão trên thị trường, bởi tính bền vững và tiết kiệm chi phí so với đá quý khai thác tự nhiên.

    kim cuong hoan hao 1
    Chúng hoàn hảo tới mức không tìm thấy khiếm khuyết nào giống như ở những viên kim cương được khai thác tự nhiên.

    kim cuong hoan hao 1
    Nhà thiết kế đồ trang sức Anabela Chan tạo ra những viên đá quý, kim cương của mình.

    kim cuong hoan hao 1
    Những viên đá quý hoàn hảo này được phát triển trong phòng thí nghiệm trong thời gian chỉ mất khoảng 10 tuần. Trong khi đó, kim cương tự nhiên cần hàng tỷ năm để hình thành

    kim cuong hoan hao 1
    Anabela Chan coi sản phẩm được trưng bày tại cửa hàng của chị ở Knightsbridge, London, Anh như một sự kết hợp giữa "khoa học và nghệ thuật"

    kim cuong hoan hao 1
    Theo Anabela Chan, Giám đốc điều hành của Anabela Chan: Cả hai nhà sản xuất kim cương, một ở Mỹ và một ở Cotswolds ở Anh đều sử dụng công nghệ thu giữ carbon dioxide

    kim cuong hoan hao 1
    Việc hút carbon dioxide từ không khí và sử dụng nó làm nguồn để phát triển kim cương, biến điều tiêu cực thành điều tích cực, đó là vẻ đẹp của đá quý được tạo ra trong phòng thí nghiệm

    kim cuong hoan hao 1
    Theo nhà phân tích Edahn Golan, thị trường đồ trang sức được tạo ra từ phòng thí nghiệm đang tăng trưởng mạnh, với mức tăng trưởng hàng năm là 20% trong những năm gần đây và lợi nhuận toàn cầu ở mức 15 tỷ USD.

    Theo anninhthudo

  • Trên eBay, các túi giấy mua sắm của Chanel, Smythson, Hermes được bán với giá hàng chục, thậm chí hàng trăm USD. Nhiều fashionista nổi tiếng như Kim Kardashian cũng đang lăngxê xu hướng túi giấy.

    tui giay hang hieu 1Fashion blogger Maria Rosaria Rizzo mang túi giấy Chanel trên đường phố Paris, Pháp như một phụ kiện thời trang hồi tháng 2/2023. (Ảnh: Getty Images)

    Túi giấy mua sắm của các nhãn hiệu thời trang cao cấp đang trở thành món đồ thịnh hành, xuất hiện ở khắp mọi nơi.

    Đây là điều khá lạ lẫm đối với những người không cập nhật tin tức về thời trang và nếu bắt gặp, có thể họ cho rằng các tín đồ thời trang có xu hướng “dậy sớm đi làm” với các túi giấy đựng… bữa trưa.

    Xu hướng này mang đến một ý nghĩa hoàn toàn mới cho thuật ngữ “túi thiết kế.” Thậm chí Kim Kardashian – một “fan cứng” của dòng túi Birkin cũng bị bắt gặp mang một chiếc túi giấy tại buổi trình diễn của Balenciaga tại Los Angeles, Mỹ

    Trên các trang bán lẻ thương mại điện tử như eBay, những chiếc túi giấy rỗng của các thương hiệu xa xỉ như Chanel hay Balmain được bán với giá lên tới 65 bảng Anh (hơn 82 USD); giá cho một chiếc túi Hermes là 45 bảng Anh (57 USD), trong khi hộp đựng có giá khởi điểm lên tới 200 bảng (253 USD).

    Tương tự, một chiếc túi Smythson bán kèm khăn giấy có giá 40 bảng (50,6 USD), trong khi một combo túi giấy của 8 thương hiệu khác nhau, bao gồm Gucci, Burberry và La Mer, có giá khởi điểm từ 114 bảng (144,2 USD).

    tui giay hang hieu 4
    Kim Kardashian mang túi giấy cùng với em gái Kendall Jenner tham dự sự kiện Balenciaga Fall 24 Show tại Los Angeles, California. (Ảnh: Getty Images)

    Chiếc túi giấy mà Kardashian mang trong sự kiện của Balenciaga là sự hợp tác giữa Balenciaga và Erewhon – một cửa hàng tạp hóa hữu cơ đắt tiền ở Mỹ, được mệnh danh là “thiên đường” cho những người quan tâm đến sức khỏe và chế độ ăn uống.

    Đây chính là một ví dụ nổi bật cho sự kết hợp giữa các thương hiệu lớn ở những lĩnh vực khác nhau, cũng như sự thúc đẩy của thị trường hàng “second-hand” trong hoạt động mua bán các sản phẩm thời trang.

    Trong một chiến dịch quảng cáo của thương hiệu Bottega Veneta, rapper người Mỹ A$AP Rocky, chồng của nữ ca sỹ Rihanna, đã mang một chiếc có tên “Medium Brown Bag” trông giống hệt một chiếc túi giấy siêu thị, được làm từ da bê lót da lộn màu nâu, bên trong chứa đầy củ cải xanh và hoa cúc.

    Chiếc "túi siêu thị" này của Bottega Veneta được bán với giá lên tới 1.800 bảng (2.277 USD).

    Túi "Medium Brown Bag" của Bottega Veneta được lấy cảm hứng từ chiếc túi "Little Brown Bag" của chuỗi cửa hàng bách hóa Bloomingdale's, ra đời vào năm 1973. Thời điểm đó, nó đã trở thành biểu tượng cho một lối sống đầy khát vọng của người Mỹ. Phiên bản bằng nhựa PVC của "Little Brown Bag" ra đời vào năm 1995.

    Có rất nhiều lý do giải thích tại sao người tiêu dùng ngày nay lại chạy theo xu hướng mua túi giấy của các hãng thời trang xa xỉ.

    Một số người mua với mục đích sưu tập, một số khác lại dùng để “flex” ở nơi công cộng hay trên mạng xã hội, đặc biệt là trong bối cảnh trên các nền tảng như Instagram hay TikTok ngày nay tràn ngập các video “đập hộp” hàng hiệu, thu hút lượng tương tác “khủng.”

    Một số người tiêu dùng mua sản phẩm của một thương hiệu nổi tiếng từ một trang web bán hàng cũ và muốn có một túi giấy đựng đi kèm phù hợp.

    Thậm chí trên TikTok còn có những mẹo để biến chiếc túi giấy hàng hiệu trở nên bền và sử dụng được lâu dài hơn bằng cách bọc bên ngoài bằng một lớp nhựa.

    tui giay hang hieu 1Một người mua hàng mang túi của Selfridges trên phố Oxford, London, Anh. (Ảnh: AFP/Getty Images)

    Vào năm 2021, một nghiên cứu đã cho thấy giá trị và sự ưa chuộng của khách hàng đối với nhãn hiệu Chanel, khi 17 chiếc túi giấy Chanel đen trắng được bán với giá 265 bảng (335 USD).

    Theo quan điểm của Isabelle Szmigin, Giáo sư chuyên ngành Marketing tại Đại học Birmingham, túi giấy gắn liền với hình ảnh cá nhân. Bà nói: “Sở hữu những chiếc túi giấy từ các thương hiệu lớn ngụ ý rằng bạn có mối liên hệ với thương hiệu đó và sẽ tạo ra dấu ấn cá nhân, đặc biệt trên mạng xã hội - khi mọi người thường xuyên chia sẻ hình ảnh và trải nghiệm của bản thân tới cộng đồng.”

    Một người dùng eBay là khách hàng VIP của Harrods cho biết và trong thời gian cách ly do đại dịch COVID-19, cô đã bắt đầu nghề tay trái của mình bằng việc đăng bán những chiếc túi giấy cũ phiên bản giới hạn của các thương hiệu xa xỉ và chúng đặc biệt được ưa chuộng.

    Một người dùng eBay khác tên Helen Pacey gần đây đã bán một chiếc túi giấy và hộp quà đựng nước hoa của Christian Dior với giá 85 bảng (107,5 USD).

    Cô cho biết: “Nhu cầu sử dụng loại túi giấy này ngày một tăng cao do các quy định và thuế đánh vào túi nhựa được áp dụng. Không chỉ đơn thuần là một vật dụng để đựng thông thường, nhiều người cho rằng đây là một vật phẩm xa xỉ. Những chiếc túi được in nổi logo thương hiệu và trang trí ruybăng tạo cảm giác sang trọng cho người đeo chúng”.

    Theo Vietnamplus

  • nhat duoc tui louis vuitton 1

    Trong lúc chung tay nhặt rác làm sạch bờ biển, anh Long đã vô tình lượm được một túi xách hiệu Louis Vuitton cùng hộp đựng vàng cầu hôn.

    Ngày 17-11, anh Lê Thành Long (quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng) cùng nhiều bạn trong nhóm nhặt rác làm sạch bờ biển Đà Nẵng chia sẻ về câu chuyện nhặt được một chiếc túi xách hàng hiệu Louis Vuitton và bên trong có một hộp màu đỏ đựng nhẫn vàng.

    Cụ thể, anh Long và nhiều người bạn trong đó có anh Đào Đặng Công Trung (người chuyên lặn biển nhặt rác) cho biết, sáng ngày 16-11, sau cơn mưa lũ lớn làm cho bờ biển Đà Nẵng ngập rác.

    nhat duoc tui louis vuitton 1
    Anh Long đi nhặc rác trên bờ biển vô tình thấy chiếc túi xách hiệu Louis Vuitton. Ảnh: NVCC./p>

    Vì vậy, anh em trong nhóm đã sắp xếp thời gian để ra bãi biển Tân Trà (quận Ngũ Hành Sơn) chung tay hỗ trợ nhặt rác.

    Trong lúc nhặt rác, anh Long vô tình nhặt được một chiếc túi xách Louis Vuitton màu đen, hoạ tiết trắng còn gắn tag nhựa chữ Louis Vuitton. Bên trong túi có một hộp nhựa màu đỏ thường để đựng vàng nhưng bên trong hộp này lại không có vàng.

    nhat duoc tui louis vuitton 1
    Chiếc túi Louis Vuitton cùng hộp nhựa thường để đựng vàng mà anh Long đi nhặt rác tìm được. Ảnh: MINH TRƯỜNG./p>

    Anh Long và mọi người nhận định, chiếc túi Louis Vuitton trị giá hàng chục triệu đồng được làm quà trong lúc tỏ tình không thành nên chủ nhân vứt bỏ ngay trên bờ biển.

    “Mình cùng anh em đi nhặt rác nhiều rồi nhưng đây là lần đầu tiên thấy hàng hiệu đắt tiền như thế bị vứt bỏ. Mong mọi người có ý thức hơn trong việc xả rác để bảo vệ môi trường”, anh Long nói.

    nhat duoc tui louis vuitton 1
    Chiếc túi còn nguyên tag nhựa ghi chữ Louis Vuitton. Ảnh: MINH TRƯỜNG./p>

    Được biết, anh Long được nhiều người biết đến là một thành viên nhặt rác tích cực. Anh cũng là một tay “sưu tầm” rác khi mở một quán cafe được xây dựng từ nhiều loại rác thải khác nhau do chính anh nhặt về.

    Theo Plo

  • Với kinh nghiệm chơi hàng hiệu của mình, cô cho rằng không có chuyện mua hàng hiệu mà có lời.

    giay chanel 1

    Xung quanh món đồ hiệu có lắm câu chuyện mà những người đã sở hữu hay có mong muốn sở hữu trong tương lai rất quan tâm. Hàng hiệu có thật sự tốt không? Có phải món nào đắt cũng “xắt ra miếng”? Mua đồ hiệu để đầu tư có còn là suy nghĩ thức thời?

    Trong số rất nhiều những người làm nội dung về hàng hiệu, Như Lan (28 tuổi), chủ một bệnh viện thẩm mỹ ở TP.HCM đồng thời cũng là thành viên BGK Miss Grand International 2023 (Hoa hậu Hòa bình Quốc tế), đã có những chia sẻ thu hút sự quan tâm của dân tình mê và quan tâm đến đồ hiệu.

    giay chanel 1
    Như Lan

    Thu hút sự chú ý khi chia sẻ “kiếp nạn” dùng đồ hiệu

    Trên kênh TikTok có 66k người theo dõi, Như Lan thu hút sự chú ý khi chia sẻ loạt “kiếp nạn" khi dùng đồ hiệu của mình. Đáng chú ý là lời than phiền do đôi sandal Chanel gây ra. Đôi giày này được yêu thích và phổ biến đến nỗi cá là dù kinh tế của bạn chỉ đủ order hàng “sọp pe” thì cá là bạn cũng đã từng nhìn thấy hội diễn viên, rich kid và chân dài siêu mẫu nào đó từng mang đôi này.

    Đôi này có giá 43 triệu đồng vào thời điểm hot nhất, khi mang đôi giày sandal này đi trời mưa, đến khi tháo ra thì chân bị nhuộm đen sì.

    Câu chuyện không dừng lại ở đó. Sau khi đã lấy giấy khô, cẩn thận lau đôi giày thì cô tiếp tục đối mặt với vấn đề mới, đó là chà xà bông rồi mà phần màu đen vẫn bám vào chân. “Hình như phần màu nó nhuộm vô da, bây giờ đụng vô nước nó lại càng dính vô chân, da giày với da chân như nhau. Trời ơi dã man quá! Kiếp nạn quá à!” - Như Lan kêu trời.

    giay chanel 3
    "Kiếp nạn" đến từ đôi sandal Chanel

    Trước đó, cô cũng tiết lộ nhiều tình huống khó đỡ khi dùng đồ hiệu. Chẳng hạn như trang sức từ những thương hiệu đắt đỏ như Louis Vuitton, Chanel, Hermès,... đều có giá vài chục triệu cho mỗi chiếc vòng hay đôi khuyên tai. Nhưng chỉ một thời gian sau khi sử dụng, những món đồ này đều dễ bị bong tróc, trầy xước đến mức chính chủ phải so sánh “trang sức hàng hiệu như hàng si”.

    “Phụ kiện hàng hiệu không chất lượng như mọi người vẫn tưởng đâu… Nếu mình mua chiếc nhẫn vàng 3 chỉ thì vẫn còn đó 3 chỉ, theo thời gian vàng lên giá mình bán còn có lời. Còn mấy món đồ này bây giờ mình mua 15 triệu mà giờ mất hột, cũ đi là bán 3 triệu không ai mua hết” - Như Lan nói.

    giay chanel 1
    Những món trang sức hàng chục triệu đồng bị hư hỏng sau khi sử dụng một thời gian

    Chuyện bảo quản đồ hiệu cũng rất tốn kém và mất công sức. Ví như với chiếc áo len Thom Browne, khi mua về cô không đọc kỹ hướng dẫn là không được giặt nước nên vẫn giặt như thường. Kết quả là chiếc áo len bị co lại, kích thước chỉ còn 1 nửa so với ban đầu.

    Ngoài ra Như Lan còn gặp một số tình huống khác như mua một chiếc kính Celine qua seller, bị bán cho hàng fake. Đến khi mua thêm một chiếc khác nữa là hàng auth để so sánh và đòi tiền seller thì bị người này block.

    Với kinh nghiệm chơi hàng hiệu của mình, Như Lan cho rằng không có chuyện mua hàng hiệu mà có lời.

    Lấy ví dụ cho nhận định của mình, cô nói về một túi Chanel 22 khá hot trong vài năm gần đây. Ở thời điểm ra mắt giá chiếc túi mua ở store là 120 triệu đồng còn hiện tại đã lên giá đến 150 triệu, tăng 30 triệu trong 2 năm. Điều này không có nghĩa là người mua lời 30 triệu. Theo Như Lan chiếc túi của mình nếu bán đi chỉ được khoảng 100 - 110 triệu vì đã qua sử dụng và túi càng cũ thì càng rớt giá.

    “Các bạn mua 1 chỉ vàng thì khi vàng lên giá, cầm vàng đó đi bán sẽ bán được với giá thị trường. Các bạn mua nhà mà BĐS khu đó lên giá, kéo theo ngôi nhà đó cũng lên giá thì mới gọi là có lời. Nên không bao giờ có chuyện đồ hiệu tăng giá là có lời đâu mọi người. Xài đồ hiệu chắc chắn sẽ lỗ và hao mòn theo thời gian” - nữ doanh nhân kết luận.

    giay chanel 1
    Chiếc túi Chanel 22 được Như Lan đề cập đến

    Về chuyện hay lên mạng chê bai đồ hiệu mà không phải flex BST của mình như nhiều người khác, Như Lan giải thích: “Mình chỉ muốn chia sẻ góc nhìn của bản thân đến với mọi người về đồ hiệu theo hướng chân thật nhất, không phải khoe mẽ gì”

    giay chanel 1
    Như Lan cùng với những chiếc túi đắt đỏ của mình

    Túi hiệu mua về bán lại rớt giá, có người vẫn kiếm lời nhanh chóng: Lý do vì sao?

    Quan điểm này lập tức gây ra tranh luận, netizen cho rằng họ từng nghe rất nhiều vợ đại gia, tiểu thư, doanh nhân khẳng định rằng mua túi hiệu là một dạng đầu tư, kiếm lời không thua kém chứng khoán hay BĐS.

    Đơn cử như Hoa hậu Hương Giang, ca nương Kiều Anh hay Ngọc Thanh Tâm. Cả ba đều khẳng định: Túi hiệu mua dùng rồi vẫn có lời!

    Hồi tháng 4/2022, Hương Giang hé lộ chuyện mua 20 chiếc túi hiệu và cho biết mình mua để đầu tư: “Thật ra mọi người nói Giang mua rất là nhiều nhưng thực sự Giang đang đầu tư. Đây là một sự đầu tư không bao giờ lỗ, mà thậm chí còn lên giá. Thực sự thì đây không phải là một khoản phung phí, giống như đầu tư mua đất, mua nhà vậy đó”. Cô còn khẳng định mua túi hiệu thật ra còn có thanh khoản tốt hơn cả vàng và kim cương.

    Lấy ví dụ cho nhận định này, Hương Giang cho biết tiết lộ, vào năm 2021, cô mua một chiếc Hermès màu đen với giá 14.500 USD và đến 2022, chiếc túi này tăng giá dao động lên đến 25.000 - 26.000 USD. Tức là nếu bán chiếc túi lúc đó, cô nàng có thể bán được với giá gần gấp 2 lần, sinh lợi 80% giá trị ban đầu.

    giay chanel 1
    Hoa hậu Hương Giang và những chiếc túi của mình

    Ở trường hợp của Kiều Anh cô từng đập hộp 2 chiếc túi (Chanel và Hermès) có tổng giá trị gần 800 triệu vào đầu năm 2022 và cho biết mình mê mẩn Chanel vì "Chanel càng ngày càng lên giá... Các tín đồ gom túi như gom cổ phiếu, gom bất động sản".

    Và cô chỉ rõ ra rằng mẫu Chanel cũ bán ra vẫn lời là loại classic!

    "Khi mua hàng hiệu, đặc biệt là Chanel thì mình không mua sẵn, chấp nhận chờ đợi để order vì mình nghĩ đây không chỉ là việc sở hữu một item thời trang, một item đắt giá, đây là món đồ có thể đầu tư được. Khi mà đã xác định mua túi classic của Chanel, nó không phải là chuyện giữ giá nữa mà nó còn tăng giá... Vừa khó mua vừa lên giá thì tội gì mà không mua đúng không?", Kiều Anh nói.

    Theo ước tính của Kiều Anh, mỗi năm Chanel lên giá khoảng 20 - 30%, từ hơn 100 triệu rồi 150 triệu rồi lên đến 16x, 17x. Với chiếc túi của ca nương, cô muốn mua từ khi nó có giá 180 triệu nhưng nghĩ đắt giá nên không và ở thời điểm cô tậu về là đã 200 triệu.

    giay chanel 1
    Ca nương Kiều Anh

    Ngọc Thanh Tâm dù không phải là dân đầu tư kiếm lời nhưng ở thời điểm giá túi hiệu tăng vọt, cô cũng tìm hiểu và không khỏi ngỡ ngàng khi thấy nhiều chiếc túi mình mua đã tăng giá gấp đôi. “Khi mua túi, thì đúng là tôi mua vì sở thích, xác định khi sử dụng sẽ thành tiêu sản. Nhưng hoá ra có một số món đồ mình mua nó là tài sản. Người ta thậm chí còn nói khi mình mua Hermès, số tiền đầu tư đó nó còn tăng nhiều hơn là vàng nữa” - Ngọc Thanh Tâm nói.

    Bên cạnh đó, Ngọc Thanh Tâm cũng mở rộng vấn đề rằng không phải cứ mua túi hiệu là sẽ có lời. Lấy ví dụ như túi Hermès, Ngọc Thanh Tâm cho biết nếu đó là size to, màu đại trà thì sẽ không tăng giá nhiều thậm chí còn lỗ, chỉ có những dòng hiếm, nhu cầu mua cao thì giá mới tăng.

    giay chanel 1
    Ngọc Thanh Tâm cũng có BST túi khủng

    Theo Kênh 14

  • Vị khách hàng này không những chẳng được tư vấn tử tế, bị bán cho mẫu túi đã qua sử dụng mà còn luôn có một nhân viên bảo vệ theo sát.

    Một Youtuber tên Mar đã có trải nghiệm khá tồi tệ khi mặc đồ fake (đổ giả) vào mua sắm tại Gucci. Nữ youtuber này đã bị ngó lơ, không nhân viên nào tư vấn. Nhân viên của cửa hàng Gucci tại Pháp đã gọi bảo vệ để theo sát Mar.

    Cô bỏ ra hơn 1.500 USD để mua một chiếc túi. Nhưng khi thanh toán, các nhân viên ở của hàng vẫn giữ thái độ ghẻ lạnh với youtuber tội nghiệp này.

    Một vài ngày sau đó, Mar phát hiện ra chiếc túi mà cô mua tại của hàng Gucci không được hoàn hảo cho lắm. Có nhiều vết sờn rách trên sản phẩm. Cô cho răng nhân viên tại cửa hàng này đã bán cho cô một món đồ cũ với giá gốc.

    mac do fake vao gucci mua sam
    Mar vẫn phải nhận thái độ ghẻ lạnh của nhân viên bán hàng dùng đã mua chiếc túi 1.500 USD chỉ vì cô mặc đồ fake.

    Bài liên quan: Bức xúc vì bị làm nhái, Gucci viết tâm thư gửi... hàng vàng mã

    Vào năm 2016, hai cửa hàng bán đồ vàng mã ở Hồng Kông đã nhận được tâm thư của hãng thời trang nổi tiếng thế giới Gucci yêu cầu ngưng bán các sản phẩm vàng mã có hình thức giống với các món đồ đắt tiền.

    Đại diện của hãng Gucci ở Hồng Kông cho biết họ đã gửi thư cho 2 cửa hàng vàng mã để nhắc nhở các cửa hàng này về việc vi phạm bản quyền sản phẩm. Thương hiệu thời trang Ý cũng yêu cầu hai cửa hàng ngừng bán các sản phẩm có đính logo Gucci, và cung cấp thông tin về nơi sản xuất các món đồ vàng mã này, nếu không hãng sẽ đâm đơn kiện.

    gucci vang ma
    Các mặt hàng vàng mã có gắn logo Gucci.

    Được biết, các sản phẩm vàng mã có hình giống túi xách, giày dép... của Gucci được bày bán công khai tại nhiều cửa hàng vàng mã ở Trung Quốc. Chúng thường được sản xuất tại Quảng Đông và các tỉnh lân cận.

    Một trong số hai chủ cửa hàng sau khi nhận được lá thư của Gucci đã tỏ ra vô cùng ngạc nhiên: “Tôi không trực tiếp sản xuất những thứ này, tại sao họ lại gửi thư cho tôi? Hơn nữa, tôi chừa từng sở hữu bất cứ món đồ nào từ thương hiệu sang chảnh này, nên tôi làm sao biết được những thứ mình bán đang vi phạm bản quyền?”

    “Những thứ này là cho người chết, chứ có phải cho người sống dùng đâu. Tại sao chúng lại vi phạm bản quyền?”, chủ cửa hàng còn lại bức xúc nói.

    Đại diện Gucci Hồng Kông cho biết hãng thời trang này hoàn toàn tôn trọng tục lệ đốt vàng mã của người Trung Quốc. Họ cũng tin rằng các chú cửa hàng này không có chủ ý xâm phạm bản quyền của Gucci.

    “Do đó, chúng tôi mới chỉ gửi thư nhắc nhở các cửa hàng này chứ chưa kiện”, đại diện Gucci Hồng Kông nói.

    Nhận định về vấn đề này, luật sư Albert Luk Wai-hung cho biết: việc một doanh nghiệp sử dụng nhãn hiệu của một doanh nghiệp khác mà không được doanh nghiệp này cho phép là một hành động vi phạm bản quyền, cho dù mặt hàng kinh doanh của hai doanh nghiệp là khác nhau.

    Theo Nguoiduatin

  • Ba chiếc túi xách cổ điển có quai làm từ tre, vật liệu đặc biệt và trang sức cao cấp, sắp được Gucci bán đấu giá. Giá bán dự kiến từ 6000 USD đến hơn 200 ngàn USD (hơn 5 tỷ đồng).

    Nhà đấu giá Christie's sẽ tổ chức đợt đấu giá 3 chiếc túi xách Gucci cổ điển cao cấp như một phần của chương trình “Túi xách trực tuyến: The Paris Edit”, sẽ diễn ra từ ngày 31/10-14/11.

    Những chiếc túi này được thiết kế lại từ các sản phẩm Gucci đã ra mắt năm 2021, nhằm thử nghiệm kết hợp giữa các nhà thiết kế trẻ với vật liệu tái chế và sản phẩm cổ điển. Những chiếc túi xách Gucci “The Bamboo” cổ điển từng rất được thèm muốn, giờ lại một lần nữa xuất hiện.

    tui xach quai tre gucci 1
    Ba chiếc túi đã được Gucci thiết kế lại.

    “The Bamboo” từng là sản phẩm chủ lực của Gucci hơn 70 năm trước, khi tình trạng khan hiếm hàng hóa ở châu Âu thời hậu chiến buộc đội ngũ thiết kế của Gucci phải tìm ra những giải pháp sáng tạo.

    Không thể tìm được gỗ để làm tay cầm túi, nhóm nghiên cứu đã chuyển sang sử dụng vật liệu tre rẻ tiền và sẵn có vì nó có thể được uốn theo đúng hình dạng mong muốn. Mỗi thanh tre đều có lớp ám cháy đặc biệt trên ngọn lửa và trở thành sản phẩm bán chạy nhất của nhà sản xuất.

    tui xach quai tre gucci 1
    Chiếc túi này ước tính sẽ được bán với giá từ 6.000 - 8.000 USD.

    Trong đợt đấu giá này, 3 chiếc túi “The Bamboo” cổ điển đã được tân trang lại và đổi tên thành “Made To Treasure”. Một trong những vật đấu giá là tác phẩm canvas cổ điển có in logo toàn bộ của Gucci từ những năm 1960. Christie's ước tính nó sẽ được bán với giá từ 6.000-8.000 USD.

    Chiếc túi thứ hai bằng da màu đỏ đất nung với tay cầm mới, được làm thủ công từ thủy tinh Murano. Ngoài ra, quai túi còn được trang trí thủ công bằng tay với hình in hoa “herbarium”. Chỉ riêng bức tranh trên quai túi đã mất gần 30 giờ chế tác.

    Chiếc túi dự kiến được bán với giá từ 21.000 - 32.000 USD.

    tui xach quai tre gucci 1
    Chiếc túi Gucci cổ điển này có tay cầm bằng vàng và được đính kim cương trắng.

    Tuy nhiên, món đồ được đánh giá cao nhất trong các sản phẩm đấu giá là chiếc túi da màu đen. Sự đơn giản của chiếc túi được nâng lên nhờ tay cầm mô phỏng hình thanh tre đặc biệt, được làm bằng vàng và đính 927 viên kim cương trắng.

    Nhờ lớp phủ carbon trên phần cứng của túi, Christie's dự đoán nó sẽ được bán với mức giá cao ngất ngưởng từ 159.000 - 212.000 USD (4-5,3 tỷ đồng).

    Vietnamnet (theo Vogue)

  • Bất chấp nhiều người chê xấu và bị Time bình chọn vào top "phát minh tồi tệ" vì vô dụng, Crocs vẫn kiếm hàng tỷ USD mỗi năm.

    Trong lịch sử thời trang, những xu hướng gây tranh cãi không hiếm. Nhưng ít có loại giày dép nào gặp phải phản ứng phân cực như Crocs. Trong hơn 20 năm, đôi giày trông giống khối pho mát này thu hút được vô số người hâm mộ cuồng nhiệt cùng với ghét bỏ.

    Nhưng dù thế nào, Crocs vẫn là hiện tượng của thời trang hiện đại và làm ăn hiệu quả. Chỉ trong năm ngoái, thương hiệu này kiếm được doanh thu kỷ lục 3,6 tỷ USD. Nhưng làm thế nào họ thành công đến thế?

    Bán giày xấu nhưng đắt hàng

    Crocs ra đời vào năm 2002, sau chuyến đi biển ở Mexico của 3 nhà đồng sáng lập Scott Seamans, Lyndon Hanson và George Boedbecker Jr. Khi ấy, Seamens giới thiệu với hai bạn đồng hành đôi giày chèo thuyền do ông phát triển cùng công ty Foam Creations (Canada).

    Giày được làm từ Croslite, một loại nhựa mới nhẹ và chống mùi. Ban đầu cũng bị đánh giá là xấu nhưng loại giày vẫn được bán vì chức năng kép là mang dễ dàng cả trên cạn lẫn dưới nước, giống như loài cá sấu đã truyền cảm hứng có thương hiệu, tiếng Anh là "crocodile".

    giay crocs 1
    Một mẫu giày của Crocs. Ảnh: X Crocs

    Loại giày này đã trở thành món đồ yêu thích của các đầu bếp, người làm vườn, y tá và trẻ em, nhưng nhanh chóng thu hút những người nổi tiếng như Jennifer Garner, Oprah và Michelle Obama. Mặc dù đang gây bão trong ngành công nghiệp giày dép, Crocs vẫn bị một số coi là những đôi giày lố bịch.

    Đạo diễn Mike Judge của Idiocracy (2006) cho biết nhà thiết kế trang phục Debra McGuire quyết định cho các nhân vật mang giày Crocs vì chúng là "những đôi giày nhựa khủng khiếp" mà không ai có đầu óc tỉnh táo sẽ mua, là lựa chọn hoàn hảo cho một bộ phim về một xã hội đen tối ngu ngốc.

    Năm 2010, tạp chí Time liệt kê Crocs là một trong 50 phát minh tồi tệ nhất. Elizabeth Semmelhack, Giám đốc kiêm Phụ trách cấp cao tại Bảo tàng Giày Bata, nói giày Crocs "không được coi là xu hướng thời trang mới đang thịnh hành, nhưng được chào đón như một loại giày thú vị và độc đáo thực sự".

    Ngày nay, những người nổi tiếng như Nicki Minaj, Ariana Grande và Kendall Jenner đều mang Crocs. Thương hiệu này cũng đã có quan hệ đối tác với cả Hilton và Lohan, những người một lần nữa chưa bao giờ được nhìn thấy đã mang chúng. Trên TikTok, hashtag cho #crocs có hơn 9,6 tỷ lượt xem.

    Theo Lucy Thornley, Phó chủ tịch toàn cầu của Crocs về xu hướng, người tiêu dùng, thiết kế và sản phẩm, có 2 lý do dù đôi giày thiết kế không đẹp nhưng được xem là thú vị và ngầu để mua. Đầu tiên, Thornley chỉ ra rằng người tiêu dùng trẻ tuổi thích giày Crocs, đặc biệt là sinh viên đại học và học sinh trung học tham gia các đội thể thao hoặc câu lạc bộ trường học. "Xu hướng mới nổi này cho thấy sự phổ biến ngày càng tăng của Crocs như một lời tuyên bố đầy biểu cảm chứ không chỉ là một đôi giày đơn thuần", bà nói.

    Thứ hai là thành công ở khâu thiết kế. Năm 2017, Christopher Kane trở thành nhà thiết kế đầu tiên hợp tác với thương hiệu này, đánh dấu "thời điểm quyết định" quá trình Crocs trở nên phù hợp hơn với thị trường đại chúng. "Christopher muốn biến một điều gì đó bình thường trở nên phi thường", bà Thornley nói.

    Christopher Kane đã điều chỉnh thiết kế cổ điển của Crocs từ thực dụng sang hợp thời trang hơn, giúp thương hiệu có điểm nhấn để thu hút được nhiều khách hàng hơn. Crocs từ thiết kế guốc cao su đi biển ban đầu có nhiều mẫu mã hơn như loại đế cao, giày lười và cả giày ba lê. "Sự thay đổi mang đến cho mọi người lời mời mạnh dạn thể hiện bản thân đồng thời biết rằng họ có thể vừa hợp xu hướng vừa thoải mái", Thornley nói.

    giay crocs 1
    Justin Beiber chụp ảnh với giày Crocs. Ảnh: Instagram Justin Beiber

    Sau khi hợp tác với Christopher Kane, Balenciaga đã đưa Crocs lên một tầm cao hơn theo đúng nghĩa đen, bằng cách tung ra các đôi thiết kế giá 850 USD. Kể từ đó, công ty cộng tác với nhiều nhà thiết kế và chuyên gia tạo phong cách như Liberty London, Vivienne Tam, Takashi Murakami, Justin Beiber, SZA, Bad Bunny, Post Malone, Diplo, Wu-Tang Clan.

    Công ty cũng đi xây dựng vô số quan hệ đối tác thương hiệu, bao gồm KFC, MSCHF, Lisa Frank, Barbie, Benefit Cosmetics, Hidden Valley Ranch, General Mills và Clueless. Năm 2021, Salehe Bembury, cựu thiết kế của Versace hợp tác đưa Crocs lên thêm bước nữa trên bản đồ thời trang.

    Nhưng mọi chuyện không phải lúc nào cũng dễ dàng đối với Crocs. Giống như nhiều công ty khác, họ đã gặp khó khăn trong thời kỳ suy thoái năm 2008, nhưng sau đó hồi phục, cho đến khi điều tương tự lại diễn ra vào 2012, khi doanh số bán hàng ở thị trường nước ngoài thấp hơn dự kiến.

    Một thách thức khác là công ty sở hữu một lượng người ghét đông đảo. Để "anti-fan" không gây bất lợi cho kinh doanh, Crocs tổ chức một chiến dịch vào năm 2017 để chống lại những người bắt nạt công ty. Họ thuê những người phát ngôn như Drew Barrymore và John Cena để nói về trải nghiệm cá nhân khi bị bắt nạt. Theo nhiều cách, thương hiệu này gọi những người gièm pha là những kẻ bắt nạt vào thời điểm mà nhiều tổ chức, từ Cartoon Network đến chính phủ Mỹ đang phát động các chiến dịch chống bắt nạt.

    Chiến lược này hiệu quả. Sau vài năm thua lỗ, Crocs đã tăng trưởng 6% trong năm 2018 và 13% vào năm sau. "Đúng, chúng tôi xấu!", Heidi Cooley, CMO của Crocs thẳng thắn. "Nhưng quan trọng chúng tôi là duy nhất. Chúng tôi nhận ra đây chính xác là điều gây ấn tượng với người hâm mộ, rằng họ cũng xem bản thân là có một không hai", bà tuyên bố.

    Những năm gần đây, tình hình kinh doanh của Crocs thuận lợi hơn. Theo New York Times, doanh số hàng năm của công ty đã tăng 200% kể từ năm 2019, một phần nhờ đại dịch. Crocs không phải là đôi giày "xấu xí" duy nhất có doanh số bán hàng tăng. Khách hàng tìm kiếm nhiều trang phục giải trí hơn, thời trang thân thiện với phong cách ở nhà, giúp Crocs và các loại giày thoải mái khác như Ugg, Tevas và Birkenstock bùng nổ.

    Và chính giai đoạn đó, Crocs có cơ hội vàng để thuyết phục những người trước đây từng ghét nó. Nhà sáng tạo nội dung Tina Estrella đã quyết định mua đôi Crocs đầu tiên màu cam. "Tôi nghĩ sẽ mang chúng quanh nhà. Và chẳng bao lâu sau, bạn sẽ mang chúng đến cửa hàng tạp hóa, kết hợp chúng với váy", cô kể.

    "Vũ khí" cá nhân hóa

    Bên cạnh tính linh hoạt và thoải mái, một trong những điểm giúp Crocs được ưa chuộng chính là việc người mang dễ dàng tự tay trang trí để thể hiện phong cách và cá tính, khác với việc khách hàng có khả năng bị "đụng hàng" thiết kế trong những loại giày truyền thống.

    Vào năm 2005, Crocs bán được 6 triệu đôi. Cùng năm đó, một người phụ nữ tên Sheri Schmelzer đã nghĩ ra các phụ kiện trang trí dạng nút gắn vào các lỗ tròn trên giày cho con, tạo thành Jibbitz. Nắm được triển vọng, Crocs ra tay thâu tóm Jibbitz với giá 10 triệu USD chỉ năm sau đó. Ngày nay, phụ kiện Jibbitz chính là một "vũ khí" lợi hại của hãng.

    giay crocs 1
    Giày Crocs gắn Jibbitz. Ảnh: Crocs

    Người mang Crocs cũng không nhất thiết mua Jibbitz chính hãng, những chiếc lỗ tròn trên loại giày này cho phép họ tự trang trí bất cứ thứ gì mình thích để cá nhân hóa. Marisa Ravel, Nhà sáng lập kiêm Giám đốc sáng tạo thương hiệu phụ kiện thời trang Laser Kitten nói đã chế giễu Crocs khi chúng mới ra mắt. "Tôi nghĩ chúng là đôi giày xấu nhất mà tôi từng thấy", cô kể lại. Nhưng giờ cô sở hữu 3 đôi, với nhiều phụ kiện trang trí tự làm.

    Vào một dịp Halloween, nhà sáng tạo nội dung Tina Estrella quyết định trang trí đôi Crocs theo chủ đề này. Cô gắn lên đôi giày những chiếc Jibbitz ma quái, một sợi dây chuyền và những chiếc gai. Video về cách tự trang trí đôi giày của Estrella đã lan truyền trên TikTok, thu hút hơn nửa triệu lượt xem. "Tôi cảm thấy rất nhiều người trẻ sẵn sàng thể hiện bản thân hơn và Crocs là đôi giày được tạo ra để làm điều đó", cô nói.

    Qua mùa dịch, Crocs chinh phục được nhiều người hơn. Nhưng sự thật là những người ghét nó vẫn rất nhiều. Một số người nổi tiếng như Naomi Campbell, Dua Lipa và Lil’ Kim đều công khai phản đối loại giày này. Và Zoe Kravitz đã thuyết phục được Channing Tatum ngừng mang chúng.

    Nhưng dù được hâm mộ lẫn ghét bỏ thế nào, Crocs vẫn đang trên đà tăng trưởng tốt. Báo cáo tài chính quý II/2023 dự báo doanh thu cả năm nay có thể đạt 4 tỷ USD theo giá hiện hành, tăng 12,5-14,5% so với năm 2022.

    Theo VnExpress

  • 15:28 PM | KINH DOANH Dù đã nghỉ hưu nhưng cái tên Calvin Klein vẫn khiến giới thời trang phải nhớ tới khi tên tuổi của ông gắn liền với những chiếc...quần lót.

    Calvin Klein vốn là hãng đồ lót nổi tiếng thế giới. “Tôi khá điên rồ và cũng chẳng phải sống giả tạo để che giấu điều gì”, nhà sáng lập Calvin Klein nói thẳng.

    Nhắc đến thương hiệu Calvin Klein (CK), có lẽ không người mê thời trang nào mà không biết dòng sản phẩm xa xỉ này. Bản thân nhà sáng lập ra thương hiệu, ông Clavin Klein cũng là một tỷ phú với khối tài sản 700 triệu USD, chưa kể những giá trị thương hiệu vô hình khác.

    Mặc dù đã bán thương hiệu CK cho giới Phillips-Van Heusen Corp vào năm 2003 nhưng câu chuyện ly kỳ như một bộ phim điện ảnh về người đàn ông từng 2 lần sụp đổ này đứng dậy làm lại cuộc đời vẫn khiến nhiều người phải than thở.

    calvin klein 1

    Khởi nghiệp nhờ sự tình cờ

    Sinh ra trong 1 gia đình Do Thái ở New York vào năm 1942, Calvin Klein trải qua quãng thời gian đầy biến động.

    Tuổi thơ của Klein không có gì đặc biệt khi người cha Leo Klein là người nhập cư Hungary gốc Do Thái còn mẹ Flore Klein là người Mỹ gốc Áo.

    Chính người mẹ của Klein đã ảnh hưởng đến ông rất nhiều khi truyền cho người con tình yêu nghệ thuật và thời trang.

    Trong khi những đứa trẻ khác chơi bóng, Klein lại thích bám đuôi mẹ khi bà đi mua sắm tại các cửa hàng giảm giá ở New York.

    Vốn là đứa trẻ cô đơn, tự học cách đan và cắt may quần áo, Klein cho biết, ngay từ thuở bé ông đã có ước mơ trở thành nhà thiết kế thời trang.

    Vốn yêu thích nghệ thuật từ bé, Klein được theo học Viện Công nghệ Thời trang về thiết kế quần áo vào năm 1962 nhưng chẳng tốt nghiệp. Mãi sau này ngôi trường này mới trao bằng tốt nghiệp danh dự cho ông.

    Lúc đầu, Calvin Klein kết hôn với Jayne Centre và kiếm sống bằng việc vẽ lại các thiết kế từ nhà thiết kế châu Âu Dan Millstein với mức lương tập sự 75 USD/tuần.

    calvin klein 1

    Klein mơ ước có được công ty thời trang của riêng mình và không có điều gì ngăn cản ông thực hiện ước mơ này, dù đã có lúc ông gần như trắng tay và phải đi làm ở cửa hàng rau quả của cha mình.

    Năm 1968, Calvin Klein dùng 2.000 USD tiền tiết kiệm và 10.000 USD vay từ người bạn là Barry Schwartz thành lập công ty Calvin Klein Ltd chuyên sản xuất áo khoác thời trang.

    Nhớ lại thời điểm này, Klein cho biết quyết định thành lập công ty dường như mang tính ngẫu hứng vì ông cũng không chắc chắn mình có thể thành công giữa 1 rừng thương hiệu thời đó hay không.

    Ban đầu, cửa hiệu của hãng được đặt trong 1 khách sạn và công việc kinh doanh khá thê thảm trong những năm đầu tiên.

    Dù không thiếu nhiệt huyết và ý tưởng sáng tạo, quyết tâm và ý chí dựng nghiệp, nhưng do không có đủ vốn đầu tư nên Klein không thể tạo ra được bước chuyển mang tính quyết định.

    Bất ngờ thay, đơn hàng lớn đầu tiên ập đến với Klein như 1 định mệnh.

    Vị khách hàng hôm đó đi tìm nguồn hàng của tập đoàn Bonwit Teller, vốn là một trong những tập đoàn siêu thị lớn nhất ở nước Mỹ thời kỳ đó, nhưng lạc lối trong khách sạn nên vào nhầm trụ sở công ty của Calvin Klein.

    Sản phẩm của Calvin Klein đã gây ấn tượng sâu đậm với người này đến mức anh ta đặt ngay 50.000 sản phẩm.

    Cùng với đơn hàng lớn đầu đời cùng việc được xuất hiện trên tạp chí thời trang nổi tiếng Vogue, Klein đã có bệ phóng mà ông hằng mong ước.

    calvin klein 1

    Năm 1973, Klein chuyển hướng từ chuyên sản xuất áo khoác sang thiết kế cả trang phục thể thao, tạo ra cái sau này được gọi là "phong cách Calvin Klein" và khai sinh ra ngành thời trang thể thao của nước Mỹ.

    Với những chiếc quần ống loe trẻ trung, cách sử dụng màu sắc và vải sợi mới mẻ, dòng trang phục thể thao tương đối vừa túi tiền người tiêu dùng của ông ngay từ đầu đã thu hút được sự chú ý của phụ nữ Mỹ.

    Không lâu sau, nam giới bắt đầu quan tâm đến phong cách thoải mái, nam tính trong các thiết kế của Klein. Phong cách này cũng phù hợp với trào lưu yêu thích môn thể hình rất thịnh hành tại Mỹ lúc bấy giờ.

    Cuối cùng Klein đã vươn lên được đỉnh cao. Thành công đã đến khi những thiết kế gọn nhẹ, đơn giản, không màu mè của ông trở nên thời thượng, thu hút sự chú ý của cả công chúng lẫn làng thời trang.

    Tuy vậy không có thành công nào không phải trả giá. Năm 1974, việc tập trung quá nhiều vào sự nghiệp đã khiến gia đình ông đổ vỡ.

    Sụp đổ và đứng dậy

    Thành công trong sự nghiệp nhưng vấp ngã trong hôn nhân khiến Klein trở nên bê tha, thâu đêm suốt sáng với những buổi tiệc tùng.

    Với danh tiếng ngày càng lên trong làng thời trang, Klein dễ dàng cuốn vào những cuộc tình phóng đãng, gây ảnh hưởng đến tiếng tăm.

    Dẫu vậy lối sống phô trương này của ông đã dẫn đến 1 sự kiện làm thay đổi cuộc đời của Klein.

    Năm 1978, cô con gái 11 tuổi Marci của Klein bị bắt cóc đòi tiền chuộc và dù đã trả tiền cũng như cô con gái không hề bị thương nhưng tính tình của Klein dần thay đổi.

    Ông trở nên sợ sệt hơn cho người thân và chấm dứt cuộc sống phóng đãng để chuyển sang cuộc đời ẩn dật.

    Đầu thập niên 1980, Klein bắt đầu gặt hái được nhiều thành công hơn sau khi tu chí làm ăn trở lại.

    Nhờ các nhiếp ảnh gia Doon Arbus, Richard Avedon cùng cô người mẫu Brooke Shields đã giúp cho quần bò mang tên thương hiệu Calvin Klein bán chạy nhất vào giữa thời kỳ thị trường quần bò ở Mỹ gần như đã bão hoà.

    Ở tuổi 15, người mẫu Brooke Shields vận quần bò của Calvin Klein, ngồi trong tư thế thoải mái và gợi cảm, đặt câu hỏi với giọng nói đầy vẻ khiêu khích: "Các bạn có biết có cái gì nằm giữa cơ thể tôi và bộ đồ Calvin Klein không? Không có gì cả".

    Chiêu quảng cáo này của Calvin Klein chỉ có vậy mà rất hiệu quả. Sau đó, hàng tuần Calvin Klein bán ra được hơn 400.000 chiếc quần bò.

    Những chiêu quảng cáo đầy khiêu khích của Klein đã tạo nên cú sốc trong cả ngành thời trang lẫn trên toàn thị trường thời kỳ đó.

    Sự tiên phong này như 1 cuộc cách mạng nhiều cảm xúc để đưa sản phẩm tiếp cận khách hàng và sau này được chính các đối thủ của Klein tiếp thu và phát triển.

    Năm 1982, Klein lại một lần nữa làm nổ ra cuộc tranh cãi khi đưa tên mình lên đường viền quanh hông của quần lót nam, đồng thời mở màn một chiến dịch quảng cáo với những người mẫu nam gần như không mặc gì cả ngoài chiếc quần lót mỏng tanh.

    Nhiều chủ báo đã từ chối các quảng cáo này. Nhưng một lần nữa, cuộc tranh cãi đã lại làm cho Klein được hâm mộ và bán hết hàng.

    Số phận trêu đùa

    Trớ trêu thay, số phận lại 1 lần nữa thử thách Klein tương tự như khi đưa cho ông đơn hàng lớn đầu tiên.

    Giữa thập niên 1980, khách hàng dần mất hứng thú với những chiếc quần jean bó gợi cảm. Ngành thời trang jean của Klein bị sụt giảm doanh số và ông lâm vào nợ nần.

    Đứng trên đỉnh cao danh vọng lại vấp ngã lần nữa khiến Klein khủng hoảng nghiêm trọng. Ông lại đâm đầu vào rượu chè và thậm chí phải vào trai cai nghiện.

    Ra khỏi trại, ông đứng trước nguy cơ phá sản nhưng người bạn tỷ phú David Geffen đã cho ông vay tiền để xây dựng lại cơ đồ.

    Từ đây, Klein tung ra một loạt dòng sản phẩm mới, bao gồm cả dòng trang phục có thương hiệu CK và cho nhượng quyền thương hiệu các sản phẩm kính mát, túi xách và nhiều sản phẩm khác. Các quảng cáo của Klein lại liên tiếp làm dư luận xôn xao.

    Năm 1995, ông tung ra một loạt quảng cáo quần jean với các người mẫu trẻ gây kích động tranh cãi trên truyền thông, khiến Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) và Bộ Tư pháp Mỹ cũng phải vào cuộc xem có vi phạm pháp luật không.

    Dù các đoạn quảng cáo này bị phản đối trên phạm vi toàn cầu nhưng cuối cùng chúng cũng được Bộ Tư pháp Mỹ tuyên bố không vi phạm pháp luật.

    Bất chấp dư luận báo chí theo hướng tiêu cực, các sản phẩm nước hoa CK và quần jean CK vẫn được bán chạy.

    Năm 2003, Calvin Klein bán công ty của mình cho tập đoàn may áo sơ mi lớn nhất thế giới Phillips-Van Heusen với giá 430 triệu USD. Thời đó, doanh thu của công ty là hơn 3 tỷ USD. Năm 2011, doanh thu của công ty này trong tập đoàn đạt tới 7,6 tỷ USD.

    Bí quyết thành công

    Ngoài trò đùa của số phận cũng như tinh thần không chịu từ bỏ, bí quyết thành công lớn nhất của Calvin Klein là làm cho mọi sản phẩm tưởng như chỉ có giá trị sử dụng thông thường thành thời trang và mốt thời thượng.

    Thập niên 1970-1980, quần bò và mỹ phẩm trở thành mặt hàng thời thượng không có gì lạ. Tuy nhiên biến quần lót trở thành mốt thời trang thì Klein là một trong những người đi tiên phong.

    Ngay cả loại nước hoa "Unisex", có thể dùng cho cả nữ và nam cũng là ý tưởng chưa từng có trong làng mỹ phẩm.

    Chính việc biến những sản phẩm tưởng chừng như thông thường thành mốt thời thượng đã giúp Klein bán được hàng, trở thành bài học kinh điển của ngành marketing lẫn thời trang.

    Trong tất cả các dòng sản phẩm mang tên thương hiệu, Calvin Klein đều trung thành với nguyên tắc "đơn giản và độc đáo".

    Từ thiết kế mẫu mã đến chất liệu sử dụng, dù đó là quần áo ngoài hay đồ lót, đồng hồ hay kính, giày dép hay đồ gia dụng, đồ trang sức hay nước hoa, tất cả đều có biểu hiện bề ngoài thuần nhất và cân xứng rất dễ nhận biết, không cầu kỳ về chi tiết và rực rỡ về màu sắc, hợp lý và thích hợp với mọi khách hàng chứ không dành cho riêng ai.

    Đơn giản vậy mà lại đẹp, tiện ích và hấp dẫn.

     

    Cách thức quảng cáo và tiếp thị của Calvin Klein luôn khác thường ở tính khiêu khích, không phô trương mà cuốn hút khách hàng tự tìm hiểu và tìm đến với thương hiệu.

    Đối với Calvin Klein, thời trang không chỉ là cái được phô bày ra bên ngoài mà còn được người sử dụng cảm nhận cả ở bên trong, không chỉ được người khác công nhận mà còn được chính mình trải nghiệm.

    Ở độ tuổi 80, Klein chỉ còn gắn bó với thương hiệu bằng tên tuổi khi đã bán đứt công ty. Tuy nhiên di sản mà ông để lại quá lớn khi đã định hình được bản sắc doanh nghiệp.

    Có thể nói, chính sự nổi tiếng của CK ngay cả khi không còn sở hữu đã giúp Klein được vinh danh là 1 trong những nhà thiết kế thời trang có ảnh hưởng nhất và thành công nhất trên thế giới hiện nay.

    CafeF (nguồn: Tổng hợp)

  • Từ khi bắt đầu thiết lập chế độ thu thập thông tin 30 năm trước, đã có khoảng 80.000 chiếc đồng hồ đã được đăng ký là bị mất với The Watch Register, một công ty giúp chủ sở hữu, nhà đấu giá và đại lý xác định những chiếc đồng hồ bị đánh cắp…

    toi pham trom dong ho 1

    Nền tảng của The Watch Register báo cáo rằng khoảng 6.815 chiếc đồng hồ đã được thêm vào danh sách số vụ trộm đồng hồ vào năm 2022, tăng 60% so với năm trước. Những chiếc đồng hồ xa xỉ trị giá hơn 1 tỷ bảng Anh (1,3 tỷ USD) đã được báo cáo là bị đánh cắp hoặc mất tích, với số vụ trộm tăng đột biến vào năm ngoái.

    Khi giá thị trường thứ cấp của các mẫu đồng hồ có nhu cầu cao như Rolex, Audemars Piguet và Patek Philippe tăng mạnh trong thời kỳ đại dịch, hành vi trộm cắp và tội phạm cũng tăng theo. Sở cảnh sát đô thị London đã phát động một chiến dịch để giải quyết vấn đề sau khi số vụ cướp bằng dao tăng 60% trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 6. Tại Paris, lực lượng cảnh sát đặc nhiệm chuyên ngăn chặn nạn trộm đồng hồ xa xỉ đã lên tới 30 đặc vụ, Bloomberg News đưa tin.

    Rolex là thương hiệu được giới trộm cắp nhắm đến nhiều nhất trên cơ sở dữ liệu của The Watch Register, chiếm 44% số lượng đồng hồ, tiếp theo là Omega và Breitling. Katya Hills, giám đốc điều hành của The Watch Register, cho biết: “Giá trị đáng kể và uy tín của những chiếc đồng hồ cao cấp này tiếp tục thu hút sự chú ý của các mạng lưới tội phạm quốc tế và tinh vi, khiến chúng trở thành mục tiêu hàng đầu của bọn trộm cắp”.

    Năm 2022, tờ SCMP cho biết số các vụ trộm cướp đồng hồ xa xỉ đã gia tăng tại nhiều thành phố trên khắp thế giới. Nhiều trong số đó xảy ra bạo lực. Trên Youtube cũng đã xuất hiện nhiều video do người đi đường quay lại hoặc trích xuất từ máy quay giám sát cho thấy cảnh người đeo đồng hồ xa xỉ bị tấn công bởi tội phạm.

    toi pham trom dong ho 1
    Hồi tháng 5 năm nay, một nhóm cướp bịt mặt đã xông vào bên trong một cửa hàng bán đồng hồ xa xỉ tại trung tâm thủ đô Tokyo, Nhật Bản.

    Theo dữ liệu của cảnh sát, riêng tại London trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 9 có đến 667 chiếc đồng hồ Rolex, 73 chiếc Patek Philippe bị trộm cắp. Những vụ trộm cắp không chỉ xảy ra trên đường phố. Trong tháng 12/2022, nhà của ngôi sao bóng đá Anh Raheem Sterling bị trộm đột nhập và dường như bộ sưu tập đồng hồ trị giá 360.000 USD là mục tiêu.

    Có thể nói các nhà sản xuất đồng hồ đã trở thành nạn nhận của chính thành công của họ. Việc quảng bá qua mạng xã hội khiến những chiếc đồng hồ có trị giá hàng trăm nghìn USD trở nên “quen mặt” dễ nhận biết. Tội phạm nhận thấy giá trị của những chiếc đồng hồ xa xỉ. Năm 2022, mức giá trung bình của một chiếc đồng hồ xa xỉ bị trộm tại London và vào khoảng 11.000 USD.

    Các vụ trộm cắp đồng hồ xa xỉ không chỉ diễn ra ở châu Âu. Cảnh sát Los Angeles (Mỹ) cho biết trong năm 2022, tại nơi đây có 206 vụ trộm đồng hồ đắt tiền, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2021. Cảnh sát cho rằng các nhóm tội phạm có tổ chức đứng đằng sau những vụ việc này đồng thời đưa ra lời khuyên người dân tránh đeo trang sức đắt tiền tại nơi công cộng. Hơn 100 triệu USD đồ trang sức bị đánh cắp ở Mỹ mỗi năm, theo Chương trình chống Trộm cắp Đồ trang sức và Đá quý của FBI.

    Hồi tháng 5 năm nay, một nhóm cướp bịt mặt đã xông vào bên trong một cửa hàng bán đồng hồ xa xỉ tại trung tâm thủ đô Tokyo, Nhật Bản lấy đi hơn 30 chiếc đồng hồ, trị giá khoảng 740.000 USD (hơn 17 tỷ đồng). Đây là vụ việc hiếm hoi tại đất nước vốn có tỷ lệ phạm tội rất thấp. Sau quá trình truy tìm, cảnh sát đã bắt giữ 4 nghi phạm. Theo cảnh sát Tokyo, những tên cướp đã vung dao về phía một nam nhân viên bán hàng ở độ tuổi 30 và đưa ra những lời đe dọa. Sau đó, chúng đột nhập vào trong và dùng xà beng đập vỡ lớp kính bảo vệ lấy đi những chiếc đồng hồ.

    toi pham trom dong ho 1
    Năm 2022, mức giá trung bình của một chiếc đồng hồ xa xỉ bị trộm tại London và vào khoảng 11.000 USD.

    Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến những người sở hữu đồng hồ mà còn cả những hãng sản xuất đồng hồ nổi tiếng với nguy cơ giảm doanh thu do người tiêu dùng cảm thấy lo sợ khi đeo sản phẩm đắt đỏ của họ. Đại diện của Rolex cho biết hãng đang rất để ý tới vấn đề này. Rolex không phải những chiếc đồng hồ hiếm nhất hay đắt nhất trên thị trường nhưng ngay cả những người không biết gì về đồng hồ cũng sẽ nhận ra và bị ấn tượng bởi logo vương miện 5 cánh trên mặt đồng hồ. Có được một chiếc Rolex đã và vẫn luôn là một món tài sản chứng minh đẳng cấp của chủ sở hữu.

    Theo trang Dmarge, sau đại dịch, hoặc do giá Rolex đã tăng chóng mặt trên thị trường “chợ đen”, tình trạng này tệ đến mức khiến một số nhà báo về đồng hồ gọi Rolex là "chiếc đồng hồ nguy hiểm nhất thế giới". Hệ quả là không ít người có tiền đang bảo vệ bản thân bằng cách… đi mua đồng hồ '”superfake”. Xu hướng này đã trở nên rõ rệt đến nỗi một số nhà sưu tập đồng hồ giàu có nhất của LA đã chi ra những khoản tiền khổng lồ cho những bản nhái siêu giống đồng hồ thật. Chúng có thể đánh lừa ngay cả những nhà sưu tập đồng hồ dày dạn kinh nghiệm, chứ chưa nói đến những tên tội phạm.

    Một chiếc Rolex hàng siêu phẩm "fake" ở chất lượng cao nhất có giá tầm 600 đến 700 USD nếu mua từ nguồn, dĩ nhiên không rẻ so với mặt bằng chung đồng hồ bình dân. Nhưng so với mức giá 10 đến 200 nghìn USD cho một chiếc Rolex thật tùy mẫu, tùy series, thì chênh lệch là rất lớn.

    Trả lời tờ The Times của Anh Quốc, Bryan Peele, một người quản lý tài sản xa xỉ tại Los Angeles nói: “Họ lấy mẫu một chiếc Rolex trị giá 200 nghìn USD rồi copy nó, sử dụng thép không gỉ mạ vàng hay những kim loại khác để chế tác một chiếc đồng hồ giống y hệt đồ thật, nhưng giá chỉ loanh quanh từ 2.000 đến 3.000 USD. Trong trường hợp chúng bị đánh cắp, thì khách hàng cũng sẽ không phải chịu thiệt hại về mặt tài chính quá khủng khiếp”.

    Jerome Lamberg, Giám đốc điều hành của Richemont, muốn khiến việc bán đồng hồ bị đánh cắp trở nên khó khăn hơn, do đó đã quyết định lập nên một nền tảng cơ sở dữ liệu nhằm mục đích giúp khách hàng kiểm tra xem liệu các giao dịch mua bán của họ có phải là hàng trộm cắp hay không. Chủ sở hữu của bất kỳ đồng hồ thương hiệu xa xỉ nào cũng có thể báo cáo mặt hàng bị mất hoặc bị đánh cắp lên nền tảng bằng cách đăng ký số series của sản phẩm. Đã có hơn 28.000 mặt hàng đồng hồ và trang sức đã được đăng ký là bị mất kể từ khi ứng dụng ra mắt vào ngày 30/3 năm nay.

    Ông Jerome Lamberg cho biết: “Giải pháp đáng tin cậy này tập hợp nhiều bên liên quan để phục vụ khách hàng và toàn bộ ngành, bằng cách tạo điều kiện hợp tác giữa lực lượng cảnh sát và các đối tác bảo hiểm. Bằng cách cung cấp quyền truy cập miễn phí cho khách hàng và các đối tác trong ngành, cơ hội bán lại đồng hồ bị đánh cắp trở nên khó khăn hơn, với mục tiêu cuối cùng là giảm động cơ trộm cắp đồng hồ ngay từ đầu”.

    Tất nhiên, có nhiều cách dễ dàng hơn để đảm bảo đồng hồ của bạn không bị đánh cắp. Một mẹo hay là hãy thận trọng với việc chia sẻ quá nhiều ảnh của bất kỳ chiếc đồng hồ cao cấp nào mà bạn sở hữu trên mạng xã hội. Kẻ trộm có thể dễ dàng theo dõi bạn và sử dụng dữ liệu về vị trí cũng như thói quen hàng ngày để theo dõi và bám theo những chiếc đồng hồ, chứ thực tế cũng không phải đang bám theo bạn.

    Theo SMoney

  • Mức giá cao ngất của các sản phẩm thời trang nổi tiếng là một trong những yếu tố chính khiến DIY - tự mình làm lấy - trở thành xu hướng ở thời điểm hiện tại.

    Vào ngày nọ, Alexander Sway - một nhân viên môi giới bất động sản - tình cờ bắt gặp một quả thông trong chuyến đi dạo của mình. Mẫu vật đẹp đẽ này đã truyền cảm hứng cho anh làm một bản sao bằng bìa cứng của nó. Anh đã tự học về thiết kế 3 chiều, cách sử dụng máy in 3D và máy cắt laser tại thư viện địa phương. Kế hoạch thành công mỹ mãn, Sway có được cho mình một chiếc chao đèn với hình dạng độc đáo.

    Vì vậy, khi bạn gái của Sway nói đùa rằng cô ấy muốn sở hữu một chiếc túi xách Hermès Birkin sang trọng - mà cả 2 người đều biết rõ rằng mình không có đủ khả năng mua nó - Sway đã quyết định tự tay làm một chiếc cho cô.

    Dù vậy, thực tế là Sway vốn không biết gì về việc may một chiếc túi xách, chứ đừng nói đến Birkin, một trong những phụ kiện được các tín đồ thời trang "thèm khát" nhất.

    Mỗi chiếc túi Birkin mới có giá lên đến 10.000 USD (khoảng 235 triệu đồng) nhưng không phải ai cũng là người may mắn trong danh sách chờ đợi dài dằng dặc của hãng. Thậm chí, giá những chiếc túi này có thể lên đến 6 con số đối với phiên bản làm từ loại da đặc biệt.

    chang trai lam tui hermes 1
    Chàng trai ghi lại quá trình làm túi cho bạn gái

    Nhu cầu tiêu dùng hàng xa xỉ của người Mỹ chưa bao giờ cao hơn thế và những chiếc túi xách cũng không còn đơn thuần là một phụ kiện thời trang mà chúng đã trở thành một biểu tượng đại diện cho địa vị xã hội và cuộc sống tốt đẹp.

    Chính điều này đã khiến việc tiếp cận với những chiếc túi trở nên khó khăn hơn bao giờ hết, vậy nên không có gì ngạc nhiên khi ngày càng có nhiều người muốn dùng phiên bản DIY - sản phẩm có chất liệu kém hơn nhưng kiểu dáng tương tự.

    Thế nhưng việc một người chưa bao giờ làm túi lại muốn may một chiếc túi Birkin có thực sự khả thi?

    Các nghệ nhân của Hermès đã được đào tạo trong nhiều năm, thậm chí phải tập các bài tập tay đặc biệt để phát triển cơ bắp, nhưng họ vẫn mất hàng chục giờ để tạo ra một chiếc túi duy nhất. Được giới thiệu vào năm 1984 và được đặt theo tên của nữ diễn viên kiêm ca sĩ người Anh nổi tiếng - Jane Birkin - chiếc túi là biểu tượng địa vị vượt qua cả giới thời trang.

    Quay trở lại năm 2001, trong chương trình "Sex and the City", nhân vật Samantha đã nói: "Khi tôi đi vòng quanh thành phố với chiếc túi đó trên tay, tôi biết mình đã thành công".

    Ngày nay, những chiếc túi này không còn là thứ gì đó quá xa lạ mà chỉ giới mộ điệu thời trang mới biết. Giá trị của những chiếc túi trên thị trường thứ cấp cũng tăng mạnh. Điều này có thể giải thích tại sao người bạn gái vốn yêu thích các hoạt động ngoài trời hơn là những chiếc túi hàng hiệu của Sway lại mong muốn có được chiếc Birkin, và tại sao Sway lại cố gắng tạo ra một phiên bản thủ công cho bạn gái mình như vậy.

    Cả hai đều lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn về tài chính, khiến họ nhìn nhận cuộc sống và những thứ mà bản thân muốn theo một cách sáng tạo hơn rất nhiều. "Khi muốn thứ gì đó mà không nhất thiết phải mua, chúng tôi sẽ cố gắng tìm kiếm các giải pháp thay thế", Sway cho biết.

    Với kinh nghiệm tạo ra quả thông, Sway tin rằng một chiếc túi Birkin hoàn toàn nằm trong khả năng của mình. Anh đã xem các video về quá trình sản xuất của Birkin, kiểm tra cấu tạo của các sản phẩm túi xách khác mà bạn bè hoặc gia đình cho mượn, đồng thời tìm kiếm một mô hình không chính thức trên mạng cho một chiếc túi xách.

    Về phần nguyên liệu, Sway đã mua một tấm da có in hoạ tiết da cá sấu trị giá 80 USD (khoảng 1,9 triệu đồng), một tấm da bê cùng giá tiền, và các công cụ cần thiết khác với mức giá vài trăm USD.

    chang trai lam tui hermes 1
    Hermès Birkin - chiếc túi biểu tượng cho giới thượng lưu

    Để giữ bí mật kế hoạch với bạn gái, anh đã tiến hành làm việc tại nhà của bố mẹ và anh trai trong khoảng một tháng, với tổng thời gian làm lên đến 60 giờ.

    Vào thời điểm đó, mẹ Sway - nhà lập kế hoạch tài chính Lushia Tsway - đã nghĩ: "Ôi Chúa ơi, như thế này là hơi quá. Nhưng thế giới không được tạo ra bởi những người như tôi, mà được tạo ra bởi những người dũng cảm như Alex, những người có ý tưởng và dám thực hiện nó". Có lần, bà Tsway còn phải "chạy đua" để trùm chăn lên chiếc túi xách đang làm dang dở khi bạn gái của con trai đột nhiên ghé thăm mà không báo trước.

    Quá trình hoàn thành một chiếc túi không hề đơn giản. Để khâu các mảnh lại với nhau, người làm phải đục sẵn 1.000 chiếc lỗ với cùng kích thước và khoảng cách. Ban đầu, Sway chẳng may đục một lỗ quá nhỏ so với kích thước sợi chỉ, vì vậy anh phải làm lại từng lỗ một cách tỉ mỉ. Mất tự tin, các ngón tay tê cứng sau thời gian dài làm việc, anh gần như bỏ cuộc giữa chừng.

    Chưa hết, một rào cản khác ngăn chặn nỗ lực của anh là cấu trúc của chiếc túi. Những sản phẩm cổ điển của Birkin thường có đường may được giấu bên trong túi, tạo ra các cạnh bo tròn mềm mại. Cách làm này sẽ khiến người làm khó kiểm soát được hình dáng cũng như độ đồng đều của từng chi tiết khâu và sẽ chẳng phải là việc đơn giản nếu không có xưởng may phù hợp hoặc bàn tay thành thạo của chuyên gia.

    Nhưng dù nó có lồi lõm không đều, hay trông quá giả so với một chiếc túi Birkin, điều đó cũng không quan trọng đối với bạn gái Sway - MJ Kim. Tất cả những chi tiết vụng về đó đều là lời chứng minh rằng bạn trai thực sự quan tâm đến cô.

    chang trai lam tui hermes 1
    Sway và bạn gái MJ Kim

    Trên thực tế, những người yêu thích "bộ môn" DIY thường có một lượng lớn khán giả theo dõi trên mạng xã hội, nơi tập hợp những người ủng hộ tính bền vững trong thời trang, những người hâm mộ đồ xa xỉ nhưng không có đủ điều kiện mua, cùng những sinh viên thời trang cố gắng tạo ra sản phẩm của riêng họ. Điển hình là Ilse Veening, một sinh viên đại học 21 tuổi ở Hà Lan, từng gây sốt cộng đồng mạng với video về chiếc túi xách làm từ rác tái chế trông giống hệt như một chiếc túi Chanel.

    Các mặt hàng thủ công nhái theo thương hiệu xa xỉ, đặc biệt là những mặt hàng không có mục đích bán ra bên ngoài, thường rơi vào "vùng xám" của luật nhãn hiệu. Hermès đã đăng ký bản quyền cho hình dáng và thương hiệu Birkin ở Mỹ, nhưng họ lại từ chối bình luận về chiếc Birkin tự chế của Sway.

    Chỉ biết rằng video về quá trình làm việc của Sway đã thu hút hàng triệu lượt xem và hàng nghìn bình luận, nhiều người trong số đó ca ngợi anh là một người bạn trai tuyệt vời. Một người xem để lại bình luận: "Nỗ lực vì tình yêu", trong khi một người khác cho biết: "Tôi đang gửi video này cho chồng tôi".

    Theo Phụ nữ Việt Nam

  • Vào ngày chia tay với hôn phu, Zhang Jie bước vào cửa hàng Dior để mua một chiếc túi xách mới, dù biết rằng món phụ kiện xa xỉ có giá ít nhất bằng 3 tháng lương.

    mua tui dior 1
    Thu nhập người trẻ không thay đổi, nhưng xa xỉ phẩm đang đội giá chóng mặt ở xứ tỷ dân. Ảnh minh họa: VCG.

    Mệt mỏi vì những cuộc tranh cãi về tài chính và cuộc hôn nhân sắp tới, khoản thế chấp nhà, cùng với gánh nặng nuôi dạy con cái có thể xảy đến, cô gái 28 tuổi hy vọng một chiếc túi hàng hiệu sẽ giúp cô chóng quên đi tất cả phiền muộn và lo âu.

    Trong bối cảnh hàng hóa xa xỉ ngày càng tăng giá, cô không muốn phải chờ đợi thêm chỉ để mua món phụ kiện yêu thích. Song, chồng sắp cưới của Zhang (Trung Quốc) không đồng tình với cô. Cuối cùng, hai người quyết định chia tay.

    “Tôi nhận ra chúng tôi rất khác nhau. Anh ấy cần tiết kiệm để cảm thấy an toàn, còn tôi chỉ muốn sống cho hiện tại”, Zhang nói với Sixth Tone.

    Câu chuyện giữa Zhang và chồng sắp cưới cũ cho thấy một góc về thị trường xa xỉ ở xứ tỷ dân.

    mua tui dior 1
    Người trẻ xếp hàng tại một cửa hàng Dior ở Thượng Hải vào 16/4. Ảnh: VCG.

    Cách đây không lâu, giấc mơ sở hữu những món đồ xa xỉ ở Trung Quốc vẫn còn nằm trong tầm tay của nhiều người. Với nhóm khách hàng trung lưu trẻ tuổi, chúng là biểu tượng cho sự tinh tế và thành tựu của họ, cho dù đó chỉ là một chiếc túi xách, thắt lưng hay đồng hồ cao cấp,

    Nhưng trong bối cảnh cung và cầu thay đổi nhanh chóng, cùng với chi phí sản xuất gia tăng và lạm phát, các thương hiệu cao cấp hiện xa rời nhóm người tiêu dùng trung lưu. Thay vào đó, họ quay trở lại giới thượng lưu nhằm nỗ lực duy trì tính độc quyền, đồng thời bảo tồn sức hút từng biến họ trở thành biểu tượng hàng đầu, Sixth Tone đưa tin.

    Hàng hiệu tăng giá không phanh

    Hong Mengyue (31 tuổi) vẫn nhớ lần đầu tiên nhìn thấy một chiếc túi Chanel, cách đây 9 năm. Một ngày sau lễ tốt nghiệp đại học, một người bạn cùng lớp đã mang đến nhà Hong một chiếc túi xách Chanel trị giá khoảng 30.000 NDT (khoảng 4.830 USD) do cha mẹ tặng.

    “Để tránh bị mèo nhà tôi cào, cô ấy hỏi rằng có thể đặt chiếc túi trên giường tôi được không. Đó là khi tôi nhận ra khoảng cách giá trị rất lớn giữa túi xách của bạn và của mình”, Hong cười.

    Hồi làm việc tại một công ty quảng cáo ở Thượng Hải, Hong đã tìm hiểu sâu hơn về thế giới thời trang và sự xa xỉ. Cô nhận ra bạn cùng lớp của mình sở hữu chiếc Chanel Classic Flap mang tính biểu tượng của thương hiệu cao cấp này. Hong thề sẽ mua một cái.

    Khi Hong đưa ra quyết định đó vào năm 2019, giá của chiếc Classic Flap cỡ nhỏ là 38.000 NDT. Hiện mức giá đã tăng gần gấp đôi, lên 71.800 NDT.

    “Trong khi đó, tiền lương của tôi không có bất kỳ thay đổi nào”, cô gái sinh năm 1992 chia sẻ.

    Trên khắp Trung Quốc, không chỉ Chanel mà tất cả thương hiệu xa xỉ đều tăng giá. Tháng 12/2022, Hermès tăng giá 5-10%, trong khi Dior, Gucci, Louis Vuitton và Saint Laurent công bố các mức tăng khác nhau tùy dòng sản phẩm.

    Việc tăng giá bắt nguồn từ ảnh hưởng đáng kể của đất nước đối với thị trường xa xỉ toàn cầu.

    Trong thập kỷ qua, hàng triệu người tiêu dùng đã thúc đẩy mạnh mẽ thị trường xa xỉ phẩm phương Tây, từ đó mở ra ngành nghề daigou - những người chuyên buôn hàng xách tay ở nước ngoài hoặc sản phẩm tại các cửa hàng miễn thuế, giúp khách hàng tránh thuế nhập khẩu cao đối với đồ hàng hiệu.

    Điều này dẫn đến doanh số bán lẻ của các thương hiệu cao cấp ở Trung Quốc giảm mạnh.

    Để đối phó tình trạng này, năm 2015, các thương hiệu xa xỉ, dẫn đầu là Chanel, đã giảm giá nhằm thu hẹp khoảng cách hiệu suất bán hàng giữa các khu vực. Sự điều chỉnh giá này đã phát huy tác dụng. Chẳng mấy chốc, thế hệ Millennials Trung Quốc bắt đầu thúc đầy thị trường hàng hiệu trong nước.

    Theo một cuộc khảo sát năm 2018 của Tập đoàn UBS, nhóm tuổi này sẵn sàng dành khoảng 20% ​​thu nhập để mua đồ hàng hiệu. Một báo cáo khác do Tencent Marketing Insight và Boston Consulting Group đồng phát hành cho thấy năm 2021, thế hệ sinh sau thập niên 1990 chiếm gần 50% số người tiêu dùng xa xỉ.

    mua tui dior 1
    Sản phẩm trưng bày tại một cửa hàng đồ xa xỉ second-hand ở Thượng Hải. Ảnh: Gao Yidan

    Bên cạnh những khách hàng đủ giàu để mua xa xỉ phẩm không cần nhìn giá, phần lớn người tiêu dùng phải cân nhắc kỹ lưỡng và tiết kiệm đáng kể trước khi xuống tiền mua một món hàng.

    Điều này giải thích lý do những lần mua sắm hàng hiệu của nhiều người thường diễn ra vào các dịp trọng đại, như ngày kỷ niệm, lễ tốt nghiệp hay kỳ nghỉ lễ.

    Nhưng trong bối cảnh các mặt hàng cao cấp tăng giá không ngừng, ngày càng nhiều người tiêu dùng trẻ tuổi phải suy nghĩ lại.

    Quay lưng với khách hàng "không thu nhập"

    Năm 2022, một tờ ghi chú được cho là từ cuộc họp nội bộ của tập đoàn LVMH đã gây ra làn sóng phản đối kịch liệt ở xứ tỷ dân.

    Theo bản ghi chú, tập đoàn xa xỉ của Pháp đã phân loại khách hàng thành ba nhóm: nhóm “giá trị tài sản ròng siêu cao”, nhóm “giá trị tài sản ròng cao” và nhóm “không có thu nhập” - những người có thu nhập cá nhân hàng năm dưới 3 triệu NDT.

    Dù thành viên hội đồng quản trị LVMH đã phủ nhận tính xác thực, nội dung tờ ghi chú đã lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội, khiến nhiều người tức giận, bất bình trước tình trạng đối xử bất bình đẳng với khách hàng của tập đoàn Pháp.

    mua tui dior 1
    Một người đàn ông đi ngang qua cửa hàng Louis Vuitton ở Thượng Hải vào ngày 17/5. Ảnh: IC

    Sự việc khiến người tiêu dùng như Hong tin rằng các thương hiệu xa xỉ đang cố gắng ngăn cản những người mua bình thường tiếp cận mình. Thay vào đó, họ có thể tập trung vào nhóm người tiêu dùng cao cấp.

    “Tất cả thương hiệu xa xỉ nhận ra rằng nhóm khách hàng cao cấp cốt lõi là chìa khóa để họ tồn tại và phát triển”, Zhou Ting, đồng chủ tịch của Yaok Group, chuyên nghiên cứu về ngành công nghiệp xa xỉ, nói với Sixth Tone.

    Theo Zhou, những khách hàng giàu có sở hữu khối tài sản hơn 10 triệu NDT, với tỷ lệ 3/1.000 người ở Trung Quốc, tiêu thụ hơn 80% tổng số xa xỉ phẩm.

    Trước đại dịch, các thương hiệu xa xỉ đã sử dụng những chiến lược phổ biến để phát triển bằng cách mở rộng cơ sở người tiêu dùng. Nhưng khi nền kinh tế thế giới đình trệ do đại dịch, họ lại bắt đầu dựa dẫm nhiều hơn vào nhóm khách hàng siêu giàu”, bà nói thêm.

    Theo Zing

  • Cách đây không lâu, nhà mốt hàng đầu nước Pháp đã “nhá hàng” hình ảnh chiếc túi xách đặc biệt làm từ thiên thạch có lịch sử 55.000 năm trước. Sản phẩm này khiến giới mộ điệu không khỏi hào hứng, mong chờ.

    Làng thời trang trước nay luôn khiến giới mộ điệu phải giật mình vì những thiết kế độc lạ, có 1-0-2. Những bộ trang phục, món phụ kiện đặc biệt luôn khiến cộng đồng mạng thích thú vì sự sáng tạo, mới mẻ.

    Mới đây, mẫu túi xách đặc biệt đến từ nhà mốt Hermès gây ấn tượng mạnh với những người yêu thời trang. Thương hiệu thời trang đình đám nước Pháp đã sản xuất mẫu túi xách hàng hiệu “đắt xắt ra miếng” từ 1 viên đá thiên thạch cỡ lớn.

    tui xach cuc da hermes 1

    Theo thông tin trên trang Luxury Launches, đây là thiết kế giới hạn, dù chưa ra mắt đã khiến nhiều người tò mò và săn đón. Hai giám đốc sáng tạo Sébastien Meyer và Arnaud Vaillant chia sẻ: “Mẫu túi này là một hóa thạch mặt trăng rơi xuống trái đất cách đây 55.000 năm, được tìm thấy ở Pháp vào năm 1968 và được chạm khắc vào năm 2023”.

    Bên cạnh đó, thương hiệu đình đám nước Pháp cũng cho biết: “Mỗi món đồ đều được làm thủ công độc quyền, vì vậy hình dáng có thể hơi khác so với hình ảnh”. Hiện tại, đây là 1 trong những sản phẩm được chú ý và quan tâm nhiều nhất địa hạt thời trang. Mẫu túi từ thiên thạch này chắc chắn sẽ làm khuynh đảo cả làng mốt khi ra mắt trong tương lai.

    Thiết kế túi xách này còn làm nhiều người bất ngờ bởi khối lượng. Theo thông tin từ Luxury Launches, túi nặng tới 2kg với kích thước 9x12x23 cm. Dù túi khá nhỏ nhưng khối lượng lớn khiến cộng đồng mạng mong muốn được trải nghiệm.

    Với khối lượng 2kg, nhiều cư dân mạng trêu đùa rằng nó phù hợp với những người muốn tăng cơ bắp tay. Thế nhưng trên thực tế, giá của thiết kế này “đắt xắt ra miếng”, không giàu có khó có thể sở hữu.

    Vì chất liệu đặc biệt, hiếm có khó tìm và tuổi thọ 55.000 của viên đá thiên thạch, mẫu túi sẽ được bán với giá 42.000 USD (988 triệu đồng). Túi thiên thạch có 1-0-2 sẽ được giới thiệu ở buổi trình diễn thời trang Thu/Đông 2023-2024.

    tui xach cuc da hermes 1

    Dù hình thù hơi khác lạ so với những chiếc túi thông thường nhưng giá trị của nó nằm ở yếu tố lịch sử. Hơn nữa, khi “vào tay” 1 thương hiệu đình đám thế giới, chắc chắn chiếc túi này cũng có giá cao hơn. Vì vậy, ngay khi “nhá hàng” túi thiên thạch, nhiều người dùng mạng đã đồn đoán chúng sẽ được giới siêu giàu săn đón mạnh mẽ trong tương lai.

    Trước đây trên thị trường cũng xuất hiện khá nhiều mẫu túi có thiết kế độc đáo, lạ mắt. Túi xách hình thú cưng dành cho những tín đồ thời trang yêu động vật. Fendi từng đem tới bộ sưu tập Xuân hè 2021 thiết kế túi xách y như… làn đi chợ của các mẹ. Chanel cũng không nằm ngoài xu hướng, tung ra thị trường dòng túi xách y hệt chiếc giỏ đựng đồ đi siêu thị.

    tui xach cuc da hermes 1

    tui xach cuc da hermes 1

    Không chỉ độc lạ về mặt thiết kế, đây đều là các mẫu túi đến từ thương hiệu nổi tiếng thế giới. Vì vậy, để sở hữu các mẫu túi độc lạ này bạn cũng mất kha khá tiền và phải có nguồn tài chính vững chắc mới dám “rút hầu bao”.

    Theo Phụ nữ Việt Nam

  • Từ Christian Dior đến Hermès, rich kid nhí con gái nhà tỷ phú đều biết nằm lòng, thậm chí phân biệt được cả kích cỡ và chất liệu.

    Mới đây, trên trang TikTok có tên @loveluxury.co.uk đã đăng tải một video thu hút tương tác khủng và gây tranh cãi trên mạng xã hội nước Anh. Đây là một clip chơi thử thách bịt mắt đoán tên túi. Sẽ không có gì đáng nói nếu người chơi không phải là một bé gái được giới thiệu là mới 10 tuổi. Đoạn đầu video nói: "Liệu con gái của tỷ phú có thể đoán đúng tất cả các loại túi hàng hiệu không?".

    Dù trong suốt quá trình đều bịt mắt, cô bé này có thể xác định được nhãn hiệu và kích cỡ của từng chiếc túi đắt tiền không có giá dưới trăm triệu đồng. Cô bé đọc tên vanh vách chiếc túi đầu tiên là Hermès Constance màu kem - và thậm chí còn biết nó có cỡ 24.

    Từ Chanel Jumbo Classic đến Birkin Clemence, túi Saddle của Dior, Louis Vuitton Speedy, túi Hermès Picotin Cargo hay Mini Lady Dior rich kid đều không khó khăn để đoán trúng 100%.

    doc ten tui hang hieu 1

    TikToker nhỏ tuổi đã kết thúc video bằng câu nói: "Tôi có thực sự đọc đúng tất cả không? Hãy bình luận bên dưới nhé!".

    Và đúng là cư dân mạng đã bình luận sôi nổi, nhưng không phải là liệu cô bé có đọc đúng hay không. Rất nhiều người bày tỏ sự lo ngại khi một đứa trẻ còn nhỏ như vậy nhưng đã am hiểu và được dùng những mẫu túi xa xỉ mà người lớn cũng rất hiếm người dám dùng. Việc chuộng hàng hiệu từ nhỏ không được khuyến khích vì khiến trẻ hình thành thói quen tiêu xài hoang phí và không trân trọng đồng tiền khi trưởng thành.

    Một người bình luận: "Con bé có biết thời khóa biểu đi học của mình rõ như vậy không nhỉ? Thật đáng lo ngại. Trẻ con bây giờ được chiều chuộng quá mức".

    doc ten tui hang hieu 1

    Bên cạnh đó, cũng có những ý kiến bênh vực bé gái và phê phán những người chỉ trích đứa trẻ dù chưa hề biết câu chuyện toàn cảnh thực sự. Không có gì đảm bảo đây là túi xách của cô bé và việc một đứa trẻ 10 tuổi có trí nhớ tốt là điều đáng hoan nghênh. Họ lập luận rằng có thể vì yêu thích thời trang mà cô bé tìm hiểu về các mẫu túi rồi nhận biết được. Dẫu vậy, hầu hết ý kiến vẫn đồng tình với ý kiến trẻ nhỏ chưa cần thiết phải dùng đồ hiệu đắt đỏ đến vậy.

    Kênh 14 (nguồn: The Sun)