• Từ ngày 31/3/2024, việc kiểm tra các cá nhân tại những khu vực biên giới nội khối trên biển và trên không của EU đối với Bulgaria và Romania cũng như các quốc gia Schengen khác sẽ được dỡ bỏ.

    schengen
    Ảnh minh họa. (Nguồn: Smartraveller)

    Hội đồng châu Âu cho biết ngày 30/12, các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã đạt thỏa thuận bãi bỏ kiểm soát biên giới nội khối trên không cũng như trên biển đối với Bulgaria và Romania, mở đường cho hai nước này gia nhập khu vực miễn thị thực Schengen.

    Hội đồng châu Âu nêu rõ bắt đầu từ ngày 31/3/2024, việc kiểm tra các cá nhân tại những khu vực biên giới nội khối trên biển và trên không của EU đối với Bulgaria và Romania cũng như các quốc gia Schengen khác sẽ được dỡ bỏ.

    Về các khía cạnh còn lại trong Hiệp ước Schengen, bao gồm việc dỡ bỏ kiểm soát biên giới nội khối trên bộ và các biện pháp liên quan, Hội đồng châu Âu cho biết cơ quan này sẽ đưa ra quyết định căn cứ các thủ tục đánh giá của Schengen khi Bulgaria và Romania đáp ứng đầy đủ những điều kiện cần thiết.

    Bắt nguồn từ một dự án liên chính phủ giữa 5 quốc gia thành viên EU (gồm Bỉ, Pháp, Đức, Luxembourg và Hà Lan) vào năm 1985, khu vực Schengen tự do di chuyển đã từng bước được mở rộng qua bảy giai đoạn.

    Cho đến nay, khu vực này gồm 27 quốc gia thành viên, trải rộng trên diện tích 4 triệu km2, với dân số gần 420 triệu người.

    Các thành viên khối Schengen bao gồm 23 quốc gia là thành viên EU, cùng bốn nước láng giềng liên quan là Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland và Liechtenstein.

    Với việc kết nạp thêm Romania và Bulgaria, diện tích khu vực Schengen sẽ tăng lên 4,5 triệu km2 trong khi dân số tăng lên 450 triệu người.

    Theo Vietnamplus

  • Khu vực Schengen gồm 23 trong số 27 thành viên Liên minh châu Âu (EU) và 4 nước láng giềng dự kiến sẽ áp dụng thị thực điện tử để đơn giản hóa thủ tục.

    visa etats
    Thị thực Schengen sẽ được cấp theo hình thức điện tử và không cần nhãn dán. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH JNEWS

    Theo thay đổi mới vừa được Hội đồng châu Âu công bố, những người xin thị thực nhập cảnh vào khu vực Schengen ở châu Âu sẽ tiến hành thủ tục liên quan qua mạng.

    Việc chuyển sang số hóa quy trình về thị thực cũng sẽ giúp các đương đơn không cần hẹn với cơ quan lãnh sự hoặc văn phòng cung cấp dịch vụ, cũng như không cần dán lên hộ chiếu.

    Thay đổi sắp tới, được công bố sau một quá trình lập pháp kéo dài, sẽ có hiệu lực sau khi hoàn tất công việc kỹ thuật trên nền tảng thị thực, dự kiến sẽ mất vài tháng. Việc thay đổi sẽ được công bố trên công báo hành chính của EU.

    Khu vực Schengen gồm 23 trong số 27 thành viên EU và các láng giềng gồm Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland và Liechtenstein. 23 thành viên này gồm Áo, Bỉ, Cộng hòa Séc, Croatia, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Ý, Latvia, Lithuania, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha và Thụy Điển.

    Theo Bộ trưởng Nội vụ Tây Ban Nha Fernando Grande-Marlaska, hệ thống trực tuyến sẽ đơn giản hóa quy trình xin thị thực. Tây Ban Nha hiện giữ chức chủ tịch luân phiên EU.

    Sau khi quy định này được áp dụng, những người đăng ký lưu trú ngắn hạn ở khu vực Schengen sẽ tải lên các tài liệu, dữ liệu và bản sao điện tử các giấy tờ kèm thông tin sinh trắc học và trả phí, tất cả đều thông qua một nền tảng trực tuyến.

    Nếu được phê duyệt sau khi kiểm tra chéo cơ sở dữ liệu, họ sẽ nhận được mã vạch để in ra hoặc lưu trữ trong thiết bị. Tuy nhiên, một số người nộp đơn lần đầu, những người có hộ chiếu mới hoặc dữ liệu sinh trắc học đã thay đổi có thể vẫn cần phải hẹn trực tiếp.

    Một số quốc gia như Úc đã áp dụng các hệ thống tương tự, trong đó thị thực trực tuyến được liên kết với hộ chiếu mà không cần nhãn dán.

    Trong hầu hết các trường hợp, công dân từ hơn 60 quốc gia trên thế giới, trong đó có Úc, Anh, Canada, New Zealand và Mỹ không cần xin thị thực Schengen cho những chuyến thăm ngắn ngày.

    Tuy nhiên, họ vẫn được yêu cầu đăng ký trực tuyến để được sàng lọc trước theo Hệ thống Thông tin và Cấp phép Du lịch châu Âu (ETIAS). ETIAS dự kiến sẽ hoạt động vào giữa năm 2025.

    Tất cả những người nhập cảnh vào EU sẽ đi qua Hệ thống Xuất/Nhập cảnh EU tự động (EES) dự kiến sẽ áp dụng vào cuối năm 2024.

    EES sẽ ghi lại thông tin chi tiết và dữ liệu sinh trắc học cùng với ngày nhập cảnh và xuất cảnh của họ, theo dõi các trường hợp lưu trú quá hạn hoặc bị từ chối nhập cảnh.

    Theo Thanh Niên

  • truot visa chau au 1
    Anh Ngũ Dũng đang có chuyến du lịch châu Âu 20 ngày, tới Pháp, Đức, Thụy Sĩ và Áo. Anh cho biết châu Âu đã mở cửa hoàn toàn với du lịch như trước dịch, không yêu cầu khách nhập cảnh cung cấp bất kỳ giấy tờ gì liên quan đến Covid-19. Ảnh: NVCC

    Có hẳn ba công ty ở Đức, Pháp, Ba Lan gửi thư bảo lãnh đích danh, lại là CEO một công ty thiết bị đo lường tại TP HCM, anh Ngũ Dũng tự tin đậu visa. Nhưng cuối cùng, anh trượt visa Schengen đến hai lần.

    Dưới đây là chia sẻ của Ngũ Dũng, CEO một công ty thiết bị đo lường tại TP HCM, về hai lần trượt visa Schengen. Anh hy vọng chia sẻ có thể giúp ích các du khách có ý định xin visa châu Âu tránh được sai sót giống mình và thành công.

    "Công ty tôi đại diện phân phối một số hãng thiết bị tại châu Âu. Vì vậy, tôi có duyên được mời sang đó nhiều lần. Mọi người thường nói nếu có công ty bản xứ bảo lãnh thì visa có tỷ lệ đỗ cao. Nhưng không phải lần nào, tôi xin cũng thành công", anh nhớ lại.

    Lần đầu tiên anh bị trượt là khi xin visa để đến triển lãm thiết bị tại Đức năm 2016, và tham gia đào tạo tại nhà máy tại Pháp, Ba Lan. Do chưa có kinh nghiệm xin visa nên anh nhờ phía dịch vụ.

    Anh nhờ đối tác bên châu Âu gửi thư mời. Tổng cộng, anh có ba thư mời của ba nhà máy tại Đức, Pháp, Ba Lan. Họ thậm chí còn mời đích danh anh và vợ, vì cả hai là người đồng sáng lập công ty. Vợ chồng anh Dũng chuẩn bị các hồ sơ theo đúng yêu cầu: giấy tờ nộp thuế của công ty, xác nhận không nợ thuế của doanh nghiệp, số dư tài khoản ngân hàng trên 600 triệu tại thời điểm nộp, sao kê tài khoản cá nhân và công ty, thẻ tín dụng, giấy đăng ký kinh doanh, hồ sơ nhà đất...

    Để tăng tỷ lệ đỗ, anh còn in thêm một tập các hợp đồng mua bán, chuyển tiền, email giao dịch giữa công ty anh và đối tác trước thời điểm xin visa. "Hồ sơ phải nói là dày hơn 5 cm. Cá nhân tôi nghĩ hồ sơ như thế là quá mạnh và đầy đủ rồi, nên rất yên tâm. Tôi tự tin ngồi chờ đến ngày bay. Vì tự tin, tôi đã mua sẵn vé máy bay", vị CEO 40 tuổi chia sẻ.

    Nhưng anh bị trượt. Sau đó là chuỗi ngày viết thư phúc khảo. Anh nhờ cả đối tác bên Pháp gọi điện trực tiếp cho Lãnh sự quán ở TP HCM. Nhưng câu trả lời vẫn như ban đầu. Theo quy định, hai vợ chồng bị từ chối với lý do: "Nghi ngờ về ý định sẽ rời khỏi EU trước khi visa hết hạn".

    Lần trượt thứ hai là năm 2018. Anh xin đi Tây Ban Nha. Hồi đó anh có kinh nghiệm hơn, và cũng đã trúng visa đi Đức, Anh, Mỹ. "Vậy nên tự tin có thừa", anh cười nói khi nhớ lại. Chính vì tự tin, nên lần này anh mạnh dạn rủ thêm sáu người bạn nữa đi du lịch cùng và đích thân đảm nhiệm việc làm hồ sơ.

    Những người bạn của anh đều là chủ doanh nghiệp, doanh thu từ vài chục tỷ đến hàng trăm tỷ. Họ đều có nhiều bất động sản tại TP HCM. Vì tin rằng hồ sơ đủ mạnh, nên anh còn làm sẵn cho mỗi người một giấy phép lái xe quốc tế để khi sang đó thì thuê xe đi phượt. "Nhưng trượt hết. Duy nhất một người em thuộc biên chế Nhà nước, là công nhân viên chức thì đỗ", anh nói.

    Sau hai lần thất bại dù hồ sơ mạnh, cùng với ba lần khác xin visa Schengen thành công, anh tự nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân, nhằm rút kinh nghiệm cho chính mình và bạn bè.

    truot visa chau au 1
    Anh Dũng cũng nói thêm tại châu Âu đang áp dụng nhiều biện pháp kích cầu du lịch. Trong hai ngày ở Strasbourg, Pháp, anh được miễn phí đi lại các phương tiện công cộng. Sắp tới, anh đến Đức để trải nghiệm chương trình đi khắp đất nước với 9 euro. Ảnh: NVCC

    Với lần trượt đầu tiên, anh Dũng chỉ ra điểm sai thứ nhất là quá tự tin vì có thư mời từ ba đối tác, thêm việc vợ từng là cựu du học sinh nên hai vợ chồng xin visa Pháp. Nhưng vé máy bay anh lại đặt đến Đức đầu tiên. Thời gian lưu trú tại Pháp cũng chỉ nhiều hơn Đức một ngày.

    Điểm sai thứ hai anh nghĩ với mục đích chuyến đi công tác là chính, anh có thể nộp hồ sơ xin vào Đức hoặc Pháp đều được. Vì thế, hai vợ chồng chuẩn bị hồ sơ đồng thời xin cả hai nước, lịch hẹn chỉ cách nhau hai tuần. Do cùng làm nhiều hồ sơ một lúc nên không tránh khỏi sai sót.

    Điểm sai thứ ba là không theo sát đơn vị làm dịch vụ, cứ tìm trên mạng rồi thấy báo giá cạnh tranh là chọn. Cuối cùng, anh nhận ra "của rẻ là của ôi". Nên anh khuyến khích mọi người nên chọn đơn vị uy tín để làm, thay vì chỉ quan tâm đến giá cả.

    Với lần trượt thứ hai, anh chủ quan làm lịch trình dọc biển Địa Trung Hải tới Tây Ban Nha để xem bóng đá. Lịch trình này không hợp lý vì quá "cưỡi ngựa xem hoa". Các loại vé như máy bay, tàu, ôtô, vé xem bóng đá... đều chỉ đặt lấy lệ, và chi phí bỏ ra cho chuyến đi theo đúng lịch trình này quá cao so với thu nhập của các thành viên.

    Điểm sai thứ hai là trong đoàn có những người chưa từng đi châu Âu, cũng không có sổ tiết kiệm hay số dư tài khoản đủ an toàn. Lương thì theo kiểu "anh em tự chia", vì đều là đồng sáng lập, đồng sở hữu công ty. Sao kê tài khoản ngân hàng không khớp mới mức thu nhập đủ để đi chơi hoành tráng như lịch trình kê. Điều này khiến phía xét duyệt visa thấy vô lý, nên bị loại là điều đương nhiên.

    Điểm thứ ba anh tin rằng nếu đi chơi, và để vợ con ở nhà thì "quá chắc chắn". Nhưng điều này lại khiến bên cấp visa nghi ngờ nhóm anh sang đó trốn ở lại đi lao động chui. Tất cả đều bị trượt vì nguyên nhân: "Mục đích và thời gian lưu trú không đáng tin cậy".

    Mai Hoàng Đạt, Giám đốc Công ty Kiri Travel tại TP HCM, nổi tiếng trong giới lữ hành vì "mát tay" xin visa châu Âu cho du khách. Với kinh nghiệm 5 năm trong nghề, Đạt cho biết xin thị thực nói chung và Pháp nói riêng không quá khó so với tưởng tượng của nhiều người. "Điều quan trọng là du khách cần có khả năng kiểm tra, đánh giá hồ sơ của mình điểm mạnh và yếu là gì? Nếu là điểm mạnh, khách cần phát huy và nhấn mạnh cho sứ quán thấy, điểm yếu thì phải khắc phục, bổ sung để có hồ sơ tốt nhất. Điều này giúp lấy được sự tin tưởng đối với sứ quán các nước", anh nói.

    truot visa chau au 1
    Đạt vừa trở về nhà sau khi dẫn một đoàn khách Việt đi châu Âu hồi đầu tháng 6. Ảnh: NVCC

    Đạt luôn nhắc khách chuẩn bị hồ sơ với phương án chậm nhưng chắc. Và điều quan trọng nữa là tính mình bạch, rõ ràng, logic trong mọi giấy tờ cung cấp cho sứ quán. "Trước hết phải đảm bảo đầy đủ yếu tố về tài chính và công việc. Hai cái này phải logic với nhau. Chứng minh được nguồn tài chính của mình từ đâu ra và tài chính này phải đảm bảo được bạn có khả năng quay về hay không? Ví dụ : Không thể nào lương 5 triệu và giao dịch tài chính dưới 10 triệu một tháng trong tài khoản ngân hàng mà lại có thể đi du lịch châu Âu. Điều này sẽ không hợp lý và bạn sẽ bị trượt", anh nói.

    Theo baophapluat

  • Ngoài những giấy tờ bắt buộc phải có trong hồ sơ, bạn có thể nộp thêm thư trình bày nguyện vọng, hộ chiếu cũ để tạo sự tin cậy.

    Độc giả Trịnh Hằng (40 tuổi, Hà Nội) chia sẻ thêm kinh nghiệm để tăng cơ hội nhận được visa Schengen sau tư vấn về các bước làm hồ sơ.

    Danh mục hồ sơ chính thức mà Chính phủ Pháp yêu cầu nộp để cấp visa khá đơn giản nhưng sau khi tìm hiểu, tôi đã nộp kèm nhiều giấy tờ không nằm trong danh mục yêu cầu, và đã đậu visa du lịch Pháp ngay lần đầu nộp đơn.

    visa schengen giay to can nop

    Thư trình bày nguyện vọng

    Lần này xin visa Pháp, mỗi người chúng tôi đã tự viết tay một bức thư bằng tiếng Anh, không theo mẫu nào, trình bày lý do vì sao mình muốn đến Pháp, và nói rõ sau chuyến đi sẽ trở về Việt Nam. Trong danh mục các giấy tờ cần nộp không có lá thư nào, nhưng chúng tôi vẫn viết một cách nghiêm túc, đầy đủ thông tin, vì hiểu rằng người xét duyệt hồ sơ visa sẽ căn cứ vào tất cả các yếu tố để quyết định có đặt lòng tin, có cấp visa hay không.

    Nếu không giỏi tiếng Anh, bạn có thể tìm sự hỗ trợ của các phần mềm dịch thuật, của bạn bè, người thân để chuyển ngữ. Thư không cần viết dài, chỉ cần một trang A4. Quan trọng nhất là nội dung thư phải thực sự do bạn viết, và khớp với lịch trình du lịch mà bạn xây dựng trong hồ sơ.

    Hộ chiếu cũ

    Danh mục hồ sơ chỉ yêu cầu bạn nộp hộ chiếu hiện tại. Tuy nhiên, nếu bạn có các quyển hộ chiếu trước đây, và trên đó từng đóng dấu xuất nhập cảnh các quốc gia khác, bạn nên photocopy chúng và kẹp vào hồ sơ xin visa, không cần công chứng, cũng không cần nộp kèm bản gốc. Những hộ chiếu đó chính là minh chứng cho thấy bạn từng đi nhiều nơi và đã quay trở về Việt Nam. Điều này làm tăng độ tin cậy cho mục đích chuyến du lịch này.

    Nếu các hộ chiếu cũ đó có dấu mộc của những nước cần xin visa thì càng hiệu quả (Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia...), kể cả các chuyến đi cách đây nhiều năm thì vẫn là một minh chứng tốt. Người xét duyệt hồ sơ sẽ nhìn vào đó để đánh giá uy tín của bạn trong việc xin visa du lịch Pháp.

    Giấy tờ chứng minh tài sản

    Để xin visa Schengen, một việc quan trọng cần làm là chứng minh tài chính. Danh mục hồ sơ chỉ quy định sao kê tài khoản ngân hàng, bảng lương, nguồn thu nhập mang tính đều đặn đến từ bất động sản, giấy chứng nhận hưu trí, cổ tức, kiều hối. Song nếu bạn không có hoặc không đầy đủ các giấy tờ trên, bạn có thể nộp những giấy tờ khác, miễn là chứng minh được bạn có đủ khả năng chi trả cho chuyến đi, và có một đời sống kinh tế ổn định tại Việt Nam.

    Ví dụ: bạn có thể nộp bản sao công chứng sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, giấy tờ nhà đất, giấy tờ xe.... đứng tên bạn, hoặc bạn là đồng sở hữu. Kể cả trường hợp bạn không đi làm cố định ở một cơ quan nào và không có bảng lương, không được trả lương định kỳ qua tài khoản cá nhân, bạn vẫn có thể đậu visa Pháp nếu nộp được những giấy tờ thay thế cho thấy có các nguồn thu nhập khác.

    Giấy tờ chứng minh nhân thân

    Trong trường hợp bạn là học sinh, sinh viên, danh mục hồ sơ vẫn yêu cầu nộp giấy tờ chứng minh bối cảnh xã hội - nghề nghiệp. Nếu bạn khó có thể xin được giấy cho nghỉ học của lãnh đạo nhà trường, có thể nộp các giấy tờ thay thế - dù chúng không có trong danh mục hồ sơ chính thức. Cụ thể là là tất cả các tài liệu chứng minh bạn đang đi học, có mối liên hệ chặt chẽ với cộng đồng xung quanh.

    Ví dụ, giấy báo trúng tuyển, giấy xác nhận nhập học, giấy khen, bằng khen, các loại chứng chỉ bạn có khi tham gia các kỳ thi, giấy chứng nhận đạt được trong các hoạt động ngoại khóa, thẻ thành viên các câu lạc bộ, thẻ đoàn viên... Các giấy tờ này chỉ cần photocopy, không cần công chứng, không cần dịch thuật và không cần nộp kèm bản gốc.

    Dù không có hiệu lực mạnh bằng hợp đồng lao động hay giấy chứng nhận việc làm, các tài liệu nói trên vẫn cung cấp thêm thông tin hữu ích về bạn để người xét duyệt hồ sơ visa biết được bối cảnh của bạn và quyết định có đặt lòng tin ở bạn hay không. Càng có nhiều tài liệu, người ta càng hiểu nhiều về bạn, do đó cơ hội đậu càng cao.

    Theo VnExpress

  • Nếu chuẩn bị hồ sơ tốt qua đủ các bước, khả năng đậu visa du lịch sẽ cao, bạn không phải đi lại nhiều lần. Độc giả Trịnh Hằng (40 tuổi, Hà Nội) vừa xin visa Schengen vào Pháp thành công. Chị chia sẻ về quá trình làm hồ sơ với ba bước cụ thể sau đây.

    cach xin visa schengen

    Bước 1: Tìm hiểu, thu thập thông tin

    Việc đầu tiên là nộp tờ khai online. Đây là bước bắt buộc vì hoàn thành bước này bạn mới được cấp mã vạch, có mã vạch mới có thể nộp hồ sơ bản giấy.

    Truy cập vào trang visa online của Chính phủ Pháp france-visas.gouv.fr, chọn một trong sáu ngôn ngữ và nộp tờ khai. Nội dung tờ khai là những thông tin cơ bản về cá nhân và chuyến đi. Khai xong, bạn sẽ lưu file pdf để in đen trắng và mang đi nộp hồ sơ, trong file có mã vạch.

    Tờ khai của chúng tôi do một bạn trẻ 16 tuổi tự làm hoàn toàn và không có sai sót gì vì nội dung tờ khai khá đơn giản. Sau khi nộp thành công tờ khai, bạn sẽ nhận được email xác nhận tự động từ hệ thống. Trong email cũng có link để bạn download bản pdf.

    Cần phải lập tờ khai trước khi chuẩn bị các giấy khác vì những trang cuối của tờ khai chính là danh sách các giấy tờ cần nộp. Căn cứ vào danh sách đó, hãy tự thu thập thông tin cá nhân và người đồng hành, đồng thời cũng chuẩn bị mọi tư liệu cần thiết cho chuyến đi như muốn đến những nước nào, địa điểm cụ thể nào, phương tiện gì, ăn nghỉ ra sao, giá vé tham quan... Theo thông báo từ Công ty TLS (đầu mối chính thức nhận và trả kết quả hồ sơ Schengen vào Pháp), bạn có 20 ngày để chuẩn bị hồ sơ, kể từ khi nộp tờ khai online cho đến ngày đặt lịch hẹn.

    Thủ tục nộp hồ sơ xin visa Schengen vào Pháp khá đơn giản. Ảnh: NVCC

    Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ

    Đây là bước quan trọng nhất vì hồ sơ tốt thì khả năng đậu visa cao. Một hồ sơ cơ bản của người lớn (18 tuổi trở lên) đi du lịch tự túc tới Pháp gồm:

    - Tờ khai visa: sau khi nộp online ở bước 1, chỉ cần in file pdf có mã vạch, tự dán ảnh thẻ vào trang đầu và ký tên, không cần dấu. Bạn cần in đầy đủ tất cả các trang.

    - Hộ chiếu bản gốc, được cấp chưa quá 10 năm, bao gồm ít nhất 2 trang trắng, còn hạn ít nhất 3 tháng sau ngày dự kiến rời khỏi Schengen. Bạn nộp bản gốc hộ chiếu kèm một bản photo không cần công chứng. Hộ chiếu của bạn càng nhiều chuyến đi, càng nhiều visa từng được cấp, cơ hội đậu visa càng cao, nhưng không có nghĩa hộ chiếu trắng sẽ không đậu visa.

    - Ảnh thẻ: hai ảnh cỡ 3,5 cm x 4,5 cm, nền trắng, chụp từ phía trước, không có vật cản diện tích khuôn mặt chiếm tối thiểu 70% diện tích ảnh, tóc không được che trán, lông mày, tai, không được đeo hoa tai, kính, tốt nhất là chụp từ vai trở lên và không được lẹm phần tóc hoặc khuôn mặt. Ảnh cần chụp trong vòng 6 tháng.

    - Lịch trình: bạn có thể tự xây dựng lịch trình, trong đó Pháp phải là điểm đến chính. Theo kinh nghiệm của tôi, lịch trình càng chi tiết càng tốt. Tôi mất 3 tiếng để xây dựng lịch trình, bao gồm tất cả các thông tin cần thiết: bay sang Pháp và trở về bằng chuyến nào, mấy giờ, ngày nào, ở đâu tại Pháp, điện thoại của khách sạn, đi du lịch chỗ nào, website, giá vé, giờ mở cửa cụ thể của từng địa điểm, cách di chuyển tới các địa điểm đó (tàu, xe buýt, taxi...). Theo tôi, đây là một trong những tài liệu quan trọng nhất trong hồ sơ, đáng để đầu tư thời gian, sức lực. Xây dựng xong lịch trình, bạn chỉ cần in ra, không cần bất kỳ chữ ký hoặc dấu.

    - Vé máy bay khứ hồi: bạn chỉ cần đặt chỗ, chưa cần thanh toán, in vé và kẹp vào hồ sơ. Lưu ý, vé máy bay nhất thiết phải là khứ hồi, để đảm bảo bạn đi rồi sẽ quay về Việt Nam. Vé cần trùng khớp với lịch trình.

    - Giấy tờ chứng minh công việc: bản gốc hoặc bản sao công chứng hợp đồng lao động, chứng giấy chứng nhận việc làm, chứng nhận nghỉ phép có chữ ký của người sử dụng lao động, chứng nhận hưu trí, công chứng hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn (người đã kết hôn), chứng minh thư hoặc căn cước công dân.

    - Giấy tờ chứng minh tài chính: Sao kê tài khoản ngân hàng, bảng lương 3 tháng gần nhất, giấy chứng nhận nộp thuế (nếu là chủ doanh nghiệp), nguồn thu nhập đều đặn... Mục đích của các giấy tờ này là chứng minh bạn có đủ khả năng tự chi trả cho chuyến đi, không nhất thiết phải chứng minh lương cao hoặc nhiều tài sản. Tôi không được trả lương qua tài khoản ngân hàng, do đó sao kê tài khoản ngân hàng không thể hiện các nguồn thu nhập cố định, nhưng tôi có sổ tiết kiệm, nên hồ sơ vẫn đầy đủ về mặt tài chính. Ngược lại một số người không có sổ tiết kiệm nhưng thu nhập tốt thể hiện trên sao kê vẫn đậu visa.

    - Giấy tờ về nơi ở tại Pháp/ Schengen: Xác nhận đặt phòng khách sạn, hợp đồng thuê căn hộ nghỉ dưỡng hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở Pháp. Bạn có thể đặt phòng online và in xác nhận đặt phòng. Bạn không cần thanh toán tiền phòng mà chỉ cần đặt chỗ. Nếu ở nhà cá nhân, cần nộp giấy chứng nhận tiếp đón.

    - Giấy xác nhận bảo hiểm y tế bản gốc hoặc bản sao công chứng. Bạn có thể mua bảo hiểm online và yêu cầu công ty bảo hiểm gửi xác nhận. Bảo hiểm du lịch phải có giá trị chi trả tối thiểu 30.000 euro, có hiệu lực trong khu vực Schenegen và suốt chuyến đi.

    - Nếu bạn đi cùng trẻ em chưa đủ 18 tuổi: tờ khai visa của trẻ phải được ký bởi người giám hộ hợp pháp (cha hoặc mẹ) nộp kèm bản sao công chứng khai sinh của trẻ. Nếu bạn không phải là người giám hộ thì trong hồ sơ cần nộp kèm giấy ủy quyền của người giám hộ. Giấy ủy quyền này cần lập ở phòng công chứng, bằng tiếng Việt và tiếng Anh, bản gốc.

    - Nếu bạn đi theo nhóm và nhiều tài liệu dùng chung (vé máy bay, khách sạn) thì ở mỗi bộ hồ sơ của mỗi người cần kẹp riêng một bản photo tất cả các tài liệu đó.

    Bước 3: Nộp hồ sơ

    Bạn có thể nộp hồ sơ tối đa 90 ngày, tối thiểu 20 ngày trước ngày dự kiến khởi hành. Vào website của Công ty TLS (fr.tlscontact.com) để tạo tài khoản, sau đó đặt lịch hẹn nộp hồ sơ.

    Thời gian nộp hồ sơ: trong giờ hành chính hoặc ngoài giờ hành chính từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần hoặc từ 8h đến 12h thứ bảy. Nếu nộp ngoài giờ hành chính, sẽ cần nộp thêm khoản phí 1,2 triệu đồng của người trên 12 tuổi, 600.000 đồng cho người 6-12 tuổi.

    Địa điểm nộp: TLS Hà Nội ở tầng 8, tòa nhà Pacific Place, 83B Lý Thường Kiệt hoặc TLS TP HCM ở L08 - Tầng 12A, tòa nhà Văn phòng, Vincom Đồng Khởi hoặc 72 Lê Thánh Tôn và 45A Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, quận 1. Nếu bạn ở các tỉnh thành khác, cần di chuyển đến các địa điểm trên để trực tiếp nộp hồ sơ.

    Về chi phí: bạn cần nộp hai loại phí. Thứ nhất là phí visa ngắn hạn Schengen 80 euro (khoảng 2 triệu đồng tùy tỷ giá); hai là phí dịch vụ nộp hồ sơ (khoảng 900.000 đồng), tổng cộng khoảng 2,9 triệu đồng một hồ sơ.

    Khi đặt lịch hẹn nộp hồ sơ, bạn sẽ thấy website TLS hiện ra nhiều khung giờ và tự đặt. Thời gian phụ thuộc vào lượng người đặt trước đó. Cần đặt lịch hẹn càng sớm càng tốt để có nhiều thời gian chuẩn bị.

    Sau khi đặt lịch hẹn trên web, bạn sẽ nhận được email tự động trong đó ghi rõ giờ và mã số cuộc hẹn. Mỗi khung giờ hẹn chỉ kéo dài 15 phút, do đó bạn rất cần đến đúng giờ vì nếu muộn, bạn sẽ phải quay về đặt lịch hẹn mới và đợi thêm hoặc nếu bạn đến muộn và vẫn muốn nộp vào hôm đó, bạn sẽ phải nộp thêm phí dịch vụ khách hàng cao cấp (1,2 triệu đồng một hồ sơ).

    Đến ngày hẹn, hãy mang toàn bộ giấy tờ đã chuẩn bị đến địa chỉ của TLS tại Hà Nội hoặc TP HCM. Nhân viên sẽ xem xét ảnh thẻ và hộ chiếu của bạn xem có hợp lệ hay không. Nếu ảnh thẻ không hợp lệ, nhân viên sẽ trao đổi để bạn quay về chụp ảnh thẻ khác và đặt lại lịch hẹn khác.

    Nếu ảnh thẻ và hộ chiếu hợp lệ, bạn sẽ vào khu vực nộp hồ sơ. Tại đây nhân viên sẽ đối chiếu hồ sơ của bạn đã đủ so với danh mục yêu cầu hay chưa, nhưng đây không phải là bước xét duyệt. Nếu danh mục hồ sơ của bạn chưa đủ, bạn sẽ được yêu cầu nộp bổ sung, thông thường là ngay trong ngày. Sau bước nộp hồ sơ tại văn phòng TLS, bạn sẽ nộp phí visa rồi lấy dữ liệu sinh trắc học. Tất cả những người xin visa Schengen và đủ 12 tuổi trở lên đều cần lấy dữ liệu sinh trắc học, bao gồm vân tay và chụp ảnh thẻ.

    Nếu chuẩn bị tốt hồ sơ, bạn chỉ cần đến Công ty TLS một lần nộp hồ sơ, phí, lấy dữ liệu sinh trắc học. Thời gian chỉ khoảng 40-45 phút. Sau đó TLS sẽ gửi kết quả và hộ chiếu của bạn về tận nhà. Nếu hồ sơ chưa tốt, bạn cần đi lại thêm vài lần. Bạn có thể chọn trực tiếp đến lấy kết quả hoặc nhận qua email, nhận hộ chiếu qua bưu điện. Sau khi nộp hồ sơ 7-15 ngày sẽ có thông báo. Tôi nhận được kết quả visa 10 ngày sau khi nộp hồ sơ.

    Theo VnExpress

  • Nhiều khách Việt tin rằng xin visa Pháp khi du lịch châu Âu có khả năng đậu cao hơn các nước khác trong khối.

    Anh Ngũ Văn Dũng, 42 tuổi, CEO một công ty thiết bị đo lường tại TP HCM có kinh nghiệm đi gần 20 quốc gia trên thế giới. Mỗi năm, anh thường ghé châu Âu một lần du lịch kết hợp công tác và đều xin visa tự túc. Và khi đến châu Âu, anh cũng thường chọn Pháp làm nơi xin thị thực.

    xin visa schengen du lich chau au o phap 1
    Chụp ảnh tại cánh đồng hoa oải hương ở Pháp là một trong những trải nghiệm được khách Việt yêu thích. Ảnh: Scents Through My Lens

    Anh nói có nhiều lý do để đưa ra quyết định này. Thứ nhất là chặng Việt Nam - Pháp có rất nhiều chuyến bay của các hãng trong và ngoài nước, từ bay thẳng đến nối chuyến. Lý do thứ hai là Pháp có sự gắn kết với Việt Nam cả về lịch sử, văn hóa. Các thành phố du lịch hiện tại của Việt Nam như Hà Nội, TP HCM, Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu... đều mang đậm dấu ấn quy hoạch của Pháp. Bên cạnh đó, quốc gia này nằm ở trung tâm châu Âu, nên việc di chuyển sang các nước khác rất tiện lợi. Lý do cuối cùng, là vì hai vợ chồng anh Dũng có đối tác bên Pháp, họ có thể gửi thư mời hỗ trợ trong việc xét duyệt hồ sơ xin visa và vợ anh thành thạo ngoại ngữ này do từng là du học sinh.

    Bên cạnh đó, anh cũng cho biết nhiều người bạn chọn Pháp để xin visa vì các yêu cầu về hồ sơ không quá đặc biệt, khắt khe. Nhiều người trước đó xin thành công, hoặc tỉ lệ đỗ cao. "Khi tôi xin visa Anh, họ gọi tới tận ngân hàng tôi mở sổ tiết kiệm để kiểm tra. Hồi đi Mỹ, sứ quán cũng gọi đến công ty của hai vợ chồng để kiểm tra xem chúng tôi có khai đúng không. Nhưng khi xin visa tại Pháp, họ chưa gọi điện hỏi lần nào", anh nói.

    xin visa schengen du lich chau au o phap 1
    Anh Dũng cảm thấy thú vị khi lần đầu đến Pháp và phát hiện tại Paris có một con đường mang tên Sai Gon. Ảnh: NVCC

    Mai Hoàng Đạt, Giám đốc một công ty du lịch chuyên dẫn tour châu Âu, chia sẻ anh có 5 năm làm trong lĩnh vực xin visa. Anh cũng thường hướng dẫn khách nộp đơn vào sứ quán Pháp, thay vì các nước khác. Riêng ba tháng hè, công ty của Đạt nhận 300 bộ hồ sơ du lịch châu Âu, hầu hết là xin tại Pháp, một số ít là Hà Lan và các nước khác. Tỷ lệ đạt visa khoảng 90%.

    "Trong 26 nước thuộc khối Schengen, Pháp là nước có chính sách mở cửa chào đón du lịch vào top thoáng nhất. Vì vậy, việc xét visa dạng du lịch sang đây có phần dễ, tỷ lệ đậu cao hơn so với các nước khác trong khối. Các chuyến bay từ Việt Nam sang Pháp khai thác nhiều hơn. Nên đây cũng là một trong số những lý do nhiều người chọn bay đến Pháp và làm visa để vào, rồi di chuyển sang các nước trong khối", Đạt nói. Ngoài ra, hồ sơ Pháp chỉ cần đầy đủ theo hướng dẫn, và người xin mang đi dịch thuật, công chứng. Một số nước khác, như Italy, hồ sơ yêu cầu rất kỹ.

    Anh cho biết thêm, Hà Lan thường là ưu tiên thứ hai sau Pháp, vì cũng có tỉ lệ đậu visa du lịch cao. Tuy nhiên sau dịch, lịch hẹn nộp hồ sơ và lăn tay bị hạn chế, nên mọi người lại chuyển hướng sang làm visa Pháp. Lịch hẹn nộp hồ sơ, lăn tay không quá nghiêm ngặt như Hà Lan, và kết quả trả trong vòng 5 đến 10 ngày.

    xin visa schengen du lich chau au o phap 1
    Đạt được lãnh sự quán Pháp tại TP HCM cấp visa multi hai năm. Ảnh: NVCC

    Đạt cho biết xin visa châu Âu nói chung và Pháp nói riêng không quá khó so với tưởng tượng của nhiều người. Dù nhờ công ty du lịch nộp hộ hay xin visa tự túc, điều quan trọng nhất là bạn cần đánh giá được điểm mạnh - yếu trong hồ sơ của mình. Điểm mạnh cần phát huy, nhấn mạnh để sứ quán thấy, còn điểm yếu thì cần khắc phục, bổ sung để có được bộ hồ sơ tốt nhất, lấy được lòng tin từ phía sứ quán. "Có hai điều bạn cần nhớ: một là chậm nhưng chắc, hai là cần minh bạch, logic, rõ ràng trong các giấy tờ bạn cung cấp", Đạt nói.

    Bên cạnh đó, Đạt cũng chỉ ra một số suy nghĩ sai lầm mà khách Việt thường mắc trong việc nộp hồ sơ. "Nhiều người tin rằng càng nhiều tài sản, chứng minh mình càng giàu là sẽ được đi châu Âu dễ dàng. Do đó, họ chạy đi mượn tiền khắp nơi để dồn tiền làm sổ tiết kiệm. Một số khách tôi từng gặp còn nhờ bố mẹ sang tên nhà đất để chứng minh tài sản. Nhưng tôi thấy đó là một sai lầm". Lý do là tài chính phải phù hợp với tuổi tác, nghề nghiệp. Ví dụ: một sinh viên mới ra trường, rất hiếm để có giao dịch tài khoản đến trăm triệu, hoặc tiền tỷ. Điều này dẫn đến phi logic và khiến sứ quán nghi ngờ. Do đó, không phải cứ càng giàu là càng tốt.

    Nhiều người làm nghề tự do hoặc không có tài chính nên đi làm giấy tờ giả. Đạt nói anh không ủng hộ việc này vì nếu sứ quán phát hiện việc gian dối, hồ sơ của bạn sẽ được cho vào "sổ đen". Điều đó có nghĩa là giấc mơ đi châu Âu gần như khép lại.

    Lỗi tiếp theo nhiều khách Việt hay mắc là khi chuẩn bị xong hồ sơ, không kiểm tra lại tính logic giữa các loại giấy tờ. Nhiều người cũng nghĩ nộp càng nhiều giấy tờ càng tốt. "Để có hồ sơ đẹp, bạn nên chọn lọc những giấy tờ cho hợp lý, có điểm mạnh. Không nên nộp mọi loại giấy tờ không phù hợp, ít nhưng chất".

    Giấy tờ cơ bản để xin visa châu Âu, theo gợi ý từ những du khách Việt có kinh nghiệm

    Giấy tờ nhân thân

    - 2 hình thẻ 3.5×4.5cm, nền trắng (mặt chiếm 70% ảnh)
    - Hộ chiếu còn hạn ít nhất 6 tháng, bản chính và bản photocopy trên khổ A4 tất cả các trang thông tin và các trang có dấu (nếu có).
    - Sổ Hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn (nếu có) bản photocopy trên khổ A4, dịch công chứng.

    Giấy tờ chứng minh tài chính

    - Sổ tiết kiệm tối thiểu 200 triệu đồng (Giấy xác nhận số dư và bản photo và bản gốc sổ tiết kiệm)
    - Giấy tờ đứng tên nhà đất, sổ đỏ dịch thuật công chứng (nếu có)
    - Các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu của bất kì tài sản có giá trị như xe hơi,.. công chứng (nếu có)

    Giấy tờ chứng minh việc làm

    - Hợp đồng lao động: (Bản sao có dấu mộc treo của công ty hoặc bản photo công chứng).
    - Sao kê ngân hàng tài khoản nhận lương (3-6 tháng gần nhất).
    - Bảng lương 6 tháng lương gần nhất (có mộc treo của công ty)
    - Giấy xin nghỉ phép với lý do đi du lịch, ghi rõ thời gian nghỉ trong giấy và có chữ ký đóng dấu của công ty.
    * Nếu là chủ doanh nghiệp thì cung cấp giấy phép kinh doanh, giấy tờ đóng thuế nhà nước 3 tháng gần nhất, sao kê tài khoản ngân hàng đang giao dịch 6 tháng gần nhất.

    Lịch trình:

    - Lịch trình tham quan, chi phí dự kiến
    - Vé máy bay khứ hồi
    - Đặt phòng khách sạn (khớp ngày vé máy bay)
    - Bảo hiểm du lịch 30.000 euro
    - Giấy cam kết quay về Việt Nam
    - Thư bày tỏ (letter of expression)

    Theo VnExpress

  • Mạng xã hội Việt Nam đang xôn xao thông tin liên quan đến việc cấp thị thực đi châu Âu sẽ thắt chặt do ảnh hưởng từ thảm kịch 39 thi thể người Việt trong container đông lạnh ở Essex, Anh. Thực hư chuyện này ra sao?

    Thông tin trên mạng cho biết sau vụ 39 người chết thì từ ngày 18-11-2019, khi là công dân trong số các quốc gia sau đây: Afghanistan, Algeria, Syria, Iran, Iraq, Liên bang Nga, Pakistan, Sri Lanka, Bắc Triều Tiên, Việt Nam.... xin visa Schengen (visa đi châu Âu) tại bất cứ sứ quán hay lãnh sự quán nước nào thì hồ sơ sẽ được đưa đi thẩm định qua tất cả 27 nước trong khối Schengen.

    Có nghĩa là nếu tới sứ quán Pháp làm thủ tục xin cấp visa thì ngoài hồ sơ đầy đủ, sẽ phải chờ sự đồng ý của tất cả 26 nước còn lại. Sứ quán Pháp sẽ phát công hàm điện tử đến tất cả các nước trong khối Schengen, nếu tất cả đồng ý thì sẽ có visa, ngược lại họ không cần đưa ra lời giải thích.


    Thông tin gây bất an được lan truyền trên mạng.

    Thông tin trên dẫn nguồn tham khảo từ trang web của Cục Di trú Na Uy (UDI). Theo UDI thì "công dân của một số quốc gia nhất định muốn xin thị thực đi Schengen thì đơn xin này phải được sự chấp thuận của tất cả các quốc gia thuộc khối Schengen", và danh sách 37 "quốc gia nhất định" này có Việt Nam.

    Về cơ bản thông tin trên không sai nhưng cũng không hoàn toàn chính xác. Theo trang web chính thức của Ủy ban châu Âu (https://ec.europa.eu), việc xét duyệt thị thực trong khối Schengen từ trước đến giờ luôn yêu cầu sự đồng thuận của tất cả các quốc gia trong khối.

    Trong phần "xử lý đơn xin thị thực" trên trang web của Ủy ban châu Âu có nêu rõ các quốc gia trong khối Schengen có quyền "gửi đơn xin thị thực nộp cho họ từ một số quốc gia nhất định bao gồm Việt Nam" đến các quốc gia khác trong khối để thẩm định. Quá trình thẩm định này có thể kéo dài tới 7 ngày. 

    Trên trang web của UDI cũng có thông tin: "Khi đại sứ quán, lãnh sự quán hay UDI đã xem xét đơn của bạn, chúng tôi sẽ gửi nó đến các quốc gia Schengen khác. Chúng tôi không thể hoàn tất quá trình thẩm định đơn của bạn cho đến khi tất cả các quốc gia này đồng thuận. Quá trình này sẽ mất ít nhất 8 ngày".

    UDI khuyến cáo nếu người nộp đơn nằm trong danh sách các "quốc gia nhất định" này thì nên dự trù thời gian xét duyệt lâu và nộp đơn sớm.

    UDI cũng cho biết trong trường hợp thăm thân nhân đang bị bệnh hay tham dự lễ tang người thân trong gia đình và không thể chờ 8 ngày thì cơ quan này của Na Uy có thể xem xét để cấp thị thực chỉ có giá trị tại Na Uy cho công dân của các nước trong danh sách này.

    Một điểm khác so với thông tin trên mạng xã hội nữa là quá trình thẩm định này diễn ra trên hệ thống Thông tin Schengen (Schengen Information System - SIS) chứ không qua đường "công hàm điện tử".

    SIS là hệ thống chia sẻ thông tin lớn nhất, được sử dụng rộng nhất để quản lý biên giới và an ninh tại châu Âu. Hệ thống cho phép các cơ quan có thẩm quyền quốc gia như cảnh sát hay biên phòng đăng nhập để kiểm tra các cảnh báo tại châu Âu.

    Hệ thống này còn là điểm để các cơ quan cấp thị thực và di trú trao đổi và tham vấn về việc cấp hay từ chối thị thực cho công dân nước thứ ba.

    Cả trang web của Ủy ban châu Âu lẫn UDI đều không đề cập đến lý do vì sao các nước, bao gồm Việt Nam, có tên trong danh sách 37 quốc gia này.

    Theo Tuổi Trẻ

  • Không chỉ là “tấm vé vàng” giúp bạn tự do đi lại trong 26 nước trong khối Schengen, thị thực Châu Âu Schengen còn đi kèm 7 đặc quyền vô cùng hấp dẫn mà không phải ai cũng biết.

    1. Miễn thị thực nhập cảnh Mexico

    Người sở hữu thị thực Châu Âu Schengen còn hạn và là loại cho phép nhập cảnh nhiều lần (multiple) sẽ được miễn visa vào Mexico theo diện du lịch và công tác với thời gian lưu trú tối đa lên đến 180 ngày. Thậm chí bạn chỉ cần mua vé máy bay khứ hồi là được, không cần phải khai đơn xin online nữa.

    2. Miễn thị thực nhập cảnh Bulgari

    Khi có visa Schengen, bạn sẽ được miễn thị thực nhập cảnh vào Bulgari trong vòng 90 ngày. Bulgari cũng là một quốc gia Châu Âu nhưng hiện chưa được chấp thuận gia nhập vào khối Schengen. Vì vậy nếu bạn có visa vào Bulgari thì bạn chỉ được phép nhập cảnh vào quốc gia này. Nhưng ngược lại nếu có visa Schengen bạn sẽ được vào Bulgari một cách dễ dàng

    3. Miễn visa nhập cảnh Rumani

    Tương tự như Bulgari, chỉ cần sở hữu visa Châu Âu còn hạn với thời gian nhập cảnh 2 hoặc nhiều lần của một trong các nước trong khối Schengen, bạn sẽ được miễn visa vào Rumani.

    4. Không cần thư mời gốc khi xin visa Thổ Nhĩ Kỳ

    Với visa Schengen nhiều lần còn hiệu lực, bạn sẽ không cần nộp thư mời gốc khi xin visa Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là một quyền lợi rất hấp dẫn vì vốn dĩ phía Thổ Nhĩ Kì luôn yên cầu phải có thư mời gốc mới tiến hành xét duyệt visa.

    5. Miễn visa vào Belarus tối đa 5 ngày

    Người sở hữu visa du lịch châu Âu nhiều lần và còn thời hạn sẽ được miễn thị thực vào Belarus trong vòng 5 ngày với một số điều kiện sau:

    • Có dấu nhập cảnh vào châu Âu.
    • Có chuyến bay thẳng đến sân bay Minks bằng đường hàng không từ châu Âu.
    • Xuất trình vé máy bay chứng minh sẽ ra khỏi Belarus sau 5 ngày.
    • Chứng minh được tài chính đủ để chi trả cho thời gian lưu trú tại đây.

    Lưu ý: Belarus không chấp nhận các chuyến bay quá cảnh từ Nga vì được coi là chuyến bay nội địa và việc kiểm tra biên phòng không được thực hiện.

    6. Miễn chứng minh tài chính khi xin visa Hàn Quốc

    Nếu như khi xin visa Hàn Quốc, bạn bắt buộc phải có sổ tiết kiệm tối thiểu 5000 USD thì chỉ cần có visa Schengen còn hạn hoặc hết hạn trong vòng 2 năm, bạn sẽ được miễn thủ tục này

    7. Tăng khả năng xin được visa Anh, Mỹ và các nước phát triển

    Nếu bạn có được thị thực Châu Âu thì việc xin visa vào các nước phát triển sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Đặc biệt kể cả những quốc gia nổi tiếng là khó xin visa như Anh, Mỹ, Canada,… cũng sẽ “nhẹ tay” hơn với những hồ sơ xin visa mà hộ chiếu đã có visa Schengen.

    Viethome 

  • Bạn Khuất Thanh Bình, du học sinh Đại học Glasgow Caledonian vừa trở về sau khi vi vu một loạt các thành phố ở châu Âu. Với kinh nghiệm nhiều lần du lịch, bạn Thanh Bình đã chia sẻ những kiến thức rất hữu ích cho những ai muốn xin visa Schengen đi châu Âu với giá bình dân mà vẫn tận hưởng được các dịch vụ tốt. 

    Kinh nghiệm xin visa Schengen

    ''Mình xin được 2 năm qua đại sứ quán Pháp tại London ở lần thứ 2 mình xin visa. HIện tại thì TLS Contact France đã bắt buộc mọi người xin visa phải đăng ký qua link này: https://france-visas.gouv.fr/en_US/web/france-visas

    Thời gian chờ để được đăng ký lịch vào mùa du lịch này là khoảng 1 tháng tới tháng rưỡi tại London. Manchester và Edinburgh có thể vắng hơn. Một đại sứ quán khác cũng cho visa thời hạn khá dài đó là Hà Lan.

    Giấy tờ cần chuẩn bị đó là booking phòng khách sạn, cái này thì mọi người lên booking.com và chọn những option cho hủy phòng miễn phí, lưu ý để ý và chọn những option "no prepayment" cộng với nhớ phải hủy đặt phòng trước hạn cho phép để tránh trường hợp mất tiền đáng tiếc. Tuy là prepayment nhưng thẻ có thể bị charge trước khoảng 100 bảng <=> 3 triệu VNĐ để xem có phải thẻ thật thanh toán được không. Khoản này sẽ được trả lại vào thẻ sau 1 thời gian ngắn.

    Vé máy bay: Các bạn có thể liên hệ chị Sammy Wu nếu ở UK để xuất vé vì chị ý làm miễn phí cho sinh viên. Nếu gấp quá có thể chọn vé tàu Eurostar hạng premium từ London sang Paris rồi cancel không mất phí ngay lập tức để có booking. Nên nhớ cách thứ 2 này chỉ làm được ở đại sứ quán Pháp chứ không làm được ở đại sứ quán Hà Lan vì họ có check. Từ Việt Nam sang nếu không định submit kế hoạch đi chơi thật và muốn có visa trước khi quyết định kế hoạch đi chơi thì các bạn có thể mua vé hạng phổ thông tiêu chuẩn của VNA rồi hủy. Phí hủy là 300k.

    Xác nhận trường học + công việc: Cần phải có thư xác nhận bạn là học sinh của trường. Cái này lên trường xin dễ (không phải là CAS). Từ Việt Nam sang thì phức tạp hơn. Cần phải có sao kê + công chứng sổ hộ khẩu. Xác nhận công việc + xác nhận cho nghỉ phép vào những ngày không phải ngày nghỉ lễ và bảng lương của 3 tháng gần nhất. 

    Chứng minh tài chính: Sao kê bank statements của 3 tháng gần nhất, Ở Việt Nam thì tương tự + sổ tiết kiệm. Trường hợp bạn chưa có tiền thì sổ tiết kiệm của bố mẹ bạn + giấy uỷ quyền công chứng sang tiếng Anh. Tiết kiệm phải trên 100 triệu và cho phép bạn toàn quyền sử dụng số tiền đó trong thư ủy quyền.

    Ảnh visa 3.5x4.5. 2 ảnh chụp trong vòng 6 tháng trước khi nộp hồ sơ.

    Bảo hiểm du lịch với giá trị bồi thường >=30.000 Euro có thể tìm thấy tại Moneysupermarket trên google nha mọi người.

    Travel plan thì Viethome gợi ý bạn có thể tạo trên trang https://www.inspirock.com/ rất tiện lợi. 

    Hộ chiếu + visa Anh bản photo (CMND nếu ở Việt Nam). Mặt trước và mặt sau.

    Phương tiện tới điểm đến

    Vé máy bay là phương tiện mình lựa chọn cho các chuyến đi của mình. Để có được giá vé rẻ nhất các bạn có thể lựa chon tại 1 trong 3 trang web sau và so sánh giá vé. Đôi khi chênh lệch cũng khá đáng kể:
    - Skyscanner
    - Kayak
    - StudentUniverse

    Nếu mọi người muốn đi một hành trình dài giữa các nước thì có thể chọn book vé xe bus giá rẻ trên GoEuro và Flexibus. Điểm trừ là khá ê mông và có nhiều người ý thức tỉ lệ thuận với khả năng tài chính :). Sang hơn 1 chút thì có thể book tàu cũng trên GoEuro.

    Sở dĩ mình luôn đi máy bay vì các thành phố dưới đây đều có đường bay thẳng từ London và vì lý do học tập + công việc nên mình chưa bao giờ đi một cách liền tù tì. Toàn hứng lên thấy rảnh book vé đi 3 ngày rồi về :D.

    Kinh nghiệm thuê phòng

    Phòng ốc: Đi càng đông càng rẻ. Trong trường hợp bạn phải đi một mình thì hãy book Hostel giường tầng qua Hostelworld để tiết kiệm chi phí. Đôi khí các bạn sẽ gặp được những roommate khá vui nhưng cũng nhớ khoá kỹ đồ đạc tư trang cá nhân tránh những trường hợp đáng tiếc :D

    Đi từ 2 mình trở lên thì cách tốt nhất là tìm phòng trên Airbnb. Các bạn có thể được giảm 25 bảng cho lần đặt phòng đầu tiên. Cho những lần tiếp theo, hãy tạo account mới tại máy tính trường vì những máy đã dùng để tạo account sẽ bị ghi nhớ và kể cả tạo email mới để book phòng cũng sẽ không được khuyến mại nữa.

    Hầu hết các mạng điện thoại tại UK đều cho dùng data thoải mái tại châu Âu (mình dùng giffgaff). Các bạn từ Việt Nam sang có thể tham khảo và chọn cho mình tại https://www.simoptions.com/best-prepaid-sim-card-europe

    Kinh nghiệm ăn uống

    Tất nhiên đi càng đông càng rẻ. Các bạn có thể google ra những nhà hàng local tại địa phương và đọc review để đỡ bị chặt chém. Nếu muốn tiết kiệm thì có thể ăn sandwich như mình :>

    Kinh nghiệm đi lại tham quan

    Đi đông đông thì thi thoảng có thể gọi taxi cho đỡ ngại. Những thành phố có uber + taxi giá rẻ sẽ được note lại ở dưới. Bằng không khi đến sân bay các bạn hãy mua pass của thành phố đó để sử dụng phương tiện công cộng thông qua google map. Nếu không mua được pass ở sân bay, có thể mua ở bến tàu hoặc lên xe bus để mua vé ngày, sẽ rẻ hơn rất nhiều :D. 

    Tiền: Đổi ngoại tệ trước khi đi vì khi sang đến nơi rate rất cao. Từ UK đi có thể xài thẻ monzo free of chargekhắp châu âu. Từ Việt Nam qua các bạn có thể tham khảo: https://www.sc.com/vn/credit-cards/worldmiles-credit-card/

    Để có thể sống ảo các bạn lên Instagram tìm hashtag của thành phố đó và goolge map đến địa điểm sống ảo nha =)''


    Những nơi bạn Khuất Thanh Bình đã đi qua và mua đồ hít tủ lạnh về làm kỷ niệm..


    Paris thành phố tình yêu :D, cũng là thiên đường của móc túi. Nói chung ở thành phố này góc nào cũng lãng mạn, từ Khải Hoàn Môn, tháp Effiel đến những con phố random nào đó. Tuy nhiên, cộng với Barcelona thì đây là 1 trong 2 điểm đen về móc túi ở châu Âu. Mọi người nên chú ý đừng có đeo ba lô sau lưng và tránh xa những người lạ cố gắng tiếp cận hỏi han nhờ chụp ảnh hộ vì rất có thể đang dàn cảnh móc túi..


    Rome: Đấu trường La Mã, Vatican là 2 nơi nhất quyết phải đi, cũng là 2 điểm đen về tình trạng móc túi. Đồ ăn ở đây thì cực ngon và rẻ. Những quán local sâu trong ngóc ngách có bán pizza to bự + rượu ngon ăn tẹt ga chỉ hết tầm 8Eu một người. Ngoài ra các bạn có thể down app thuê xe máy làm một chú Piaggio lượn lờ nhìn cho ngầu. Có uber và rẻ hơn Paris 1 tí.


    Đây là cầu tình. Ở Prague thì có món thịt thỏ + sườn nướng cực ngon (xin lỗi những bạn yêu thỏ). Khu Od town với bia rẻ hơn nước lọc và khu chợ Việt Nam lớn nhất + đa dạng về mặt đồ ăn. Bánh rán bánh giày phở bún vịt nướng etc đều có tất. Vé máy bay + uber + chi phí cực kỳ rẻ nên các bạn du học sinh UK nhớ nhà nhất định phải qua. Vé máy bay + ăn chơi + làm tóc rẻ hơn so với ăn đồ Việt + làm tóc tại UK.


    Porto: Uber giá rẻ + hải sản cũng rẻ và ngon miễn chê. Rượu hoa quả cần phải thưởng thức. Khu vực sông Duoro có kiến trúc Địa Trung Hải đặc trưng và đẹp như 1 bức tranh vậy. Gái bồ thì chắc xinh nhất châu Âu. Giản dị, mắt to tóc hạt dẻ.


    Malta: Nơi giao thoa văn hoá châu Âu và châu Phi. Có uber, có cửa số nước Pháp, ban công nước ý và nói tiếng Anh. Và vẫn là những món ăn Địa Trung Hải tươi ngon. Ở đây người ta nói tiếng Anh nha mọi người.


    Monaco: Sòng bài lớn nhât châu Âu, đi từ Nice bằng tàu mất khoảng 30 phút. Ngoài sòng bài và bến tàu ra thì mọi người có thể lên trên đỉnh cung điện hoàng thân Monaco để có được chú view này.


    Budapest: Một thành phố rẻ + có uber. Giao thông công cộng cũng cực kỳ tiện, có tram, bus và tàu điện ngầm. Chắc chắc phải tơi nghị viện của Hungary khi trời tối + ăn món canh cá trứ danh của nơi này. Những địa điểm khác có thể tới là Fisherman Bastion và quảng trường Các Anh hùng, khoảng cách là rất gần. Dân ở đây không thân thiện và hay tìm cách ăn chặn tiền của các bạn. Vì vậy các bạn nên cẩn thận tránh bị mất tiền đáng tiếc.


    Cyclades, Hy Lạp.

    Và còn thành phố Dubrovnik của Game of Thrones với bức tường city walls và kings' landing nổi tiếng. Dân ở đây cũng không quá thân thiện + hay tỏ thái đội. Chi phí cũng thuộc dạng trung bình tại châu âu và có uber. Đồng kuna của Croatia cực kỳ hiếm và khó đổi tại Anh. Nếu không đổi dược thì các bạn nên vào thành phố và dùng Euro hoặc bảng Anh đổi ra để có tỉ giá tốt. Xài Monzo hoặc thẻ tại những nơi xài thẻ được để có tỉ giá tốt nhất. Khu old town + tour 3 hòn đảo có thể mua trong old town là những nơi nên đi. Hải sản tươi ngon và bãi biển rất đẹp + xanh.

    Viethome (theo Facebook Khuất Thanh Bình)

  • Tai tiếng của bộ phận lãnh sự cơ quan đại diện Cộng hòa Séc ở Việt Nam từ tồn tại từ lâu, nhất là thái độ hống hách đối với người Việt Nam. Nhưng mới đây kênh truyền hình tư nhân Nova đưa tin về trường hợp của anh Jakub Dostál, mà từ kinh nghiệm bản thân với lãnh sự Séc ở Hà Nội khẳng định ít nhất là "đáng báo động". 

    "Lần đầu tiên trong đời ở đấy tôi lâm vào tình huống như một người, mà không hề có quyền cơ bản của con người," Jakub Dostál viết trong thư điện tử gửi chủ tịch danh dự phát ngôn viên hội Séc- Việt Marcel Winter, mô tả cảm giác của một công dân Séc sau khi tiếp xúc với nữ trưởng phòng lãnh sự ở Hà Nội Olga Chojnacká.

    TV Nova bình luận về sự việc, rằng kết hôn ở Séc với người yêu thương mà mình tìm thấy ở Việt Nam không hề đơn giản. Jakub Dostál mấy tháng trời cố gắng làm thị thực ngắn hạn cho người yêu nhưng kết cục vẫn bị bác đơn, mặc dù đã cung cấp đầy đủ mọi thủ tục chứng từ cần thiết. Lý do bác đơn mà bà Olga Chojnacká đưa ra, là vì người phụ nữ Việt Nam có thể sẽ muốn ở lại Séc.

    Đích thân ông bố của anh Jakub Dostál cũng trực tiếp liên lạc với Lãnh sự CH Séc ở Hà Nội, bày tỏ mong muốn của gia đình muốn tổ chức cho con trai và người yêu của anh đám cưới tuyệt vời ở Séc.

    Sau nhiều lần đàm phán và thực hiện mọi yêu cầu mà phòng lãnh sự đặt ra, Jakub Dostál và người yêu cuối cùng cũng nộp được đơn đề nghị cấp thị thực Schengen dưới 90 ngày. Sau mười tám ngày chờ đợi họ cũng nhận được hồi âm, nhưng kết quả không thể mãn nguyện. Đơn của họ đã bị bác. Nguyên nhân là do người yêu- vợ tương lai của Jakub D. không có ý định hồi hương về Việt Nam sau hôn lễ. Cả những chứng từ cung cấp cũng không hoàn toàn đáng tin cậy.

    Kênh Nova liên hệ với bộ Ngoại giao với câu hỏi phải hành động như thế nào trong hoàn cảnh tương tự. "Nếu là người yêu, và đến CH Séc với mục đích tổ chức đám cưới, thì đó là thủ tục đệ đơn thông thường. Trong trường hợp cụ thể này hơn nữa, người nộp đơn cần cung cấp chứng từ mục đích chuyến đi và cả chứng từ để đánh giá, là sẽ rời khỏi lãnh thổ Schengen trước khi thị thực hết hạn. Quyết định cấp thị thực hay không hoàn toàn thuộc thẩm quyền của cơ quan đại diện," phát ngôn viên bộ Ngoại giao Michal Bucháček trả lời cho câu hỏi của TV Nova và bổ xung: "Với mỗi trường hợp bác đơn phải có lí do liên quan, chính đáng và hợp pháp."

    "Lý do, rằng người yêu (vợ tương lai) của tôi không có ý định hồi hương về Việt Nam. Điều đó dĩ nhiên có thể nhưng cũng không nhất thiết sẽ xảy ra, nếu chúng tôi sang CH Séc để tổ chức hôn lễ và chúng tôi có kế hoạch xây dựng gia đình, chúng tôi có quyền mọi chuyện, bởi là người yêu và vợ tương lai của công dân Séc thì vợ tôi có thể có ý định sống với chồng ở bất cứ đâu- và điều đó bà Olga Chojnacká đã nhiều lần được thông báo nghiêm túc. Chúng tôi đã thông báo, là muốn tổ chức hôn lễ theo tập quán pháp lý Séc với sự chứng kiến của họ hàng gia đình Séc (bà tôi đã 87 tuổi và cơ hội khác chưa chắc đã có thể đợi được). Hành vi của đại sứ quán là sai trái, không muốn hiểu quyền con người và nhu cầu tự nhiên, là vô nhân tính," Jakub Dostál bình luận.

    "Còn cần phải nhấn mạnh rằng toàn bộ việc bác đơn cũng như quá trình xử lý diễn ra theo hình thức hết sức nặc danh, giấy bác đơn chúng tôi nhận được hết sức sơ sài, không tên tuổi, không chữ ký," Jakub Dostál bổ xung và kết luận trong thư gửi chủ tịch danh dự Hội Séc- Việt Marcel Winter: "Và bởi vì chúng tôi không phải là những người đầu tiên cũng như cuối cùng, cần phải hành động thế nào với chuyện đó và rất cấp bách để những người như bà Olga Chojnacká phải rời khỏi vị trí của mình."

    Ngoài ra từ kinh nghiệm bản thân và những gì chứng kiến tận mắt, Jakub Dostál miêu tả cảnh những người Việt Nam chờ nộp hồ sơ hay bổ xung chứng từ- nhiều giờ (có khi nhiều ngày) ngồi chồm hỗm trong cái nóng kinh hoàng dưới sự giám sát của công an Việt Nam. "Chúng tôi cảm thấy vô cùng thương hại họ và chúng tôi coi như mình "gặp may" vì còn nộp được hồ sơ".

    David Nguyen- theo TN.cz, cvs-praha.cz

    Viethome (theo Vietinfo)

  • Đại sứ quán Đức tại Việt Nam thông báo chuyển khâu tiếp nhận hồ sơ xin thị thực cho thời gian lưu trú tối đa 90 ngày (thị thực Schengen) ra đơn vị cung cấp dịch vụ bên ngoài nhắm tránh tình trạng đương đơn phải chờ đợi lâu, qua đó đảm bảo dịch vụ hoạt động tốt hơn.

    Theo thông báo của Đại sứ quán Đức phát đi hôm nay, kể từ ngày 20/02/2019, hồ sơ xin cấp thị thực Schengen của Đức và Bồ Đào Nha do Đức kiêm nhiệm (cho thời gian lưu trú tối đa 90 ngày) có thể được nộp qua các Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực của công ty VFS Global tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, và từ ngày 25/03 tại Đà Nẵng - không phụ thuộc vào nơi sinh sống của người xin thị thực.

    Ngay từ thời điểm này, đương đơn có thể đặt lịch hẹn trên trang web của VFS để nộp hồ sơ tại các Trung tâm tiếp nhận ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cho khoảng thời gian từ ngày 20/02/2019. Tại Đà Nẵng, từ ngày 20/02/2019, du khách có thể đặt lịch hẹn nộp hồ sơ qua Trung tâm VFS cho khoảng thời gian từ ngày 25/03/2019.

    Các hồ sơ xin thị thực quốc gia cho thời gian lưu trú hơn 90 ngày (ví dụ: cho các mục đích đoàn tụ, học đại học, làm việc, trông trẻ hoặc học nghề tại Đức) vẫn phải được nộp trực tiếp tại các cơ quan đại diện của Đức cho tới khi có thông báo khác. Người xin thị thực loại này cần đặt lịch hẹn nộp hồ sơ trên trang web của các cơ quan đại diện của Đức tại Việt Nam như thường lệ.

    Các cơ quan đại diện của Đức tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cho biết, việc chuyển khâu tiếp nhận hồ sơ xin thị thực ra đơn vị cung cấp dịch vụ bên ngoài nhằm tránh tình trạng du khách phải chờ đợi lâu để đặt được lịch hẹn, qua đó đảm bảo dịch vụ hoạt động tốt hơn.

    Viethome (theo Dân Trí)

  • Đây là trải nghiệm du lịch của blogger Lý Thành Cơ, một bạn trẻ đam mê xê dịch với nhiều bài review du lịch khá hay. 

    Đã xin được Visa Schengen rồi thì vẫn chưa phải là kết thúc vì quan trọng hơn hết vẫn là đi du lịch tới Châu Âu. Bài viết này sẽ tập trung trả lời những câu hỏi mà Cơ thường xuyên nhận được từ các bạn bè, anh chị đã có visa.

    Xin visa một nước nhưng nhập cảnh nước khác có được hay không?

    Câu trả lời là được nhưng không khuyến khích. Cơ vẫn thường xuyên làm như vậy. Cơ xin visa ở lãnh sự Hà Lan nhưng cả 4 lần đi Châu Âu gần đây đều nhập cảnh ở nước khác.

    04/2015: nhập cảnh ở Paris, Pháp

    04/2017: nhập cảnh ở Paris, Pháp

    12/2017: nhập cảnh ở Paris, Pháp để bay đi Iceland

    02/2018: nhập cảnh ở Oslo, Na Uy

    TUY NHIÊN, Cơ theo dõi các nhóm cộng đồng du lịch Châu Âu thì thấy có nhiều bạn nhập cảnh ở nước khác bị đưa về nước. Nước thường được nhắc đến nhiều nhất là ĐỨC. Vì Pháp khá cởi mở du lịch nên việc bạn có visa Schengen xin ở nước khác như trong trường hợp của Cơ là Hà Lan thì bạn vẫn vào Pháp được dễ dàng không vấn đề gì. Trong những năm gần đây việc nhập cảnh trái nước ngày càng khó, nên bạn nên chú ý và Cơ khuyến khích bạn nhập cảnh ở nước mà bạn xin visa để tránh những rủi ro không đáng có như việc bị trục xuất trong khi đã bay tới Châu Âu rồi.

    Nếu nhập cảnh ở một nước khác so với nước xin visa, hải quan có hỏi gì không?

    CÓ. Lần đầu đi vào 04/2015, hải quan không hỏi gì Cơ cả nhưng đến năm 2017, hải quan hỏi về booking khách sạn tại Hà Lan và yêu cầu phải xuất trình. Bạn có thể xuất trình booking khách sạn bằng giấy hoặc điện thoại đều được, miễn ngày tháng trên đó thể hiện đúng trong lịch trình du lịch của bạn.

    Chuyến 12/2017, bạn đi cùng Cơ đi Iceland bị hải quan chặn lại hỏi khá nhiều, chi tiết đến mức lịch trình đi, sẽ đi những đâu, đã book khách sạn hết chưa, may mắn là đã có rồi nên mới qua được sau hơn 20 phút bị chất vấn. Các bạn nên chuẩn bị tinh thần trước.

    Visa Schengen Multiple ghi hạn 30 ngày nghĩa là mỗi lần tới ở 30 ngày được đúng không?

    KHÔNG. Visa Schengen Multiple cho phép tổng số thời gian bạn lưu trú tại Châu Âu không được quá 90 ngày.

    Ví dụ:

    Lần 1 bạn đi 20 ngày. Lần 2 đi 10 ngày. Thì tổng đã đủ 30 ngày và bạn sẽ không thể quay lại lần 3.

    Nếu lần 1 của bạn đã đi 30 ngày thì dù visa còn hạn và multiple entry bạn vẫn không được đi vào.

    Có nhiều loại visa với nhiều thời hạn cho phép vào như của Cơ được 90 ngày.

    Lưu ý đối với thời hạn ở lại cho visa dài hạn 1 năm trở lên

    Đối với visa dài hạn từ 1 năm trở lên. Mỗi 6 tháng bạn được nhập cảnh Châu Âu và ở lại không quá 90 ngày. Tức nếu bạn có visa Schengen 2 năm, bạn có thể ở lại 90 ngày mỗi 6 tháng. Ví dụ, tháng 1 đến tháng 6, bạn đã ở 90 ngày, thì phải đợi đến tháng 7 bạn mới được nhập cảnh tiếp dù visa vẫn là multiple entry.

    Visa Schengen có đi được Anh không?

    Không. Bạn phải xin visa riêng của Vương quốc Anh.

    Tôi đã có Visa Schengen single entry rồi, làm sao để xin multiple cho chuyến sau?

    Bạn sẽ phải hoàn thành chuyến đi này và về có thể xin tiếp lần nữa, khi điền đơn thì nhớ tick vào ô “multiple”. Tất nhiên, lãnh sự quán có cho hay không là do ở họ nữa nhưng theo Cơ quan sát các bạn bè đã xin thì đa phần họ đều cho cả.

    Làm sao để xin Visa Schengen multiple entry dài hạn?

    Câu trả lời là bạn phải đi du lịch thường xuyên tới Châu Âu và các lần trước đi không quá thời hạn mà visa cho phép. Ví dụ, lần 1 đi họ cho bạn 30 ngày, bạn hãy đi đủ hoặc ít hơn 30 ngày và về nước, lần 2 xin sẽ dễ được cho thời hạn lâu hơn.

    Việc cho thời hạn bao lâu là tuỳ ở lãnh sự quán, như Cơ đợt vừa rồi xin visa lần thứ 3 cứ nghĩ sẽ được hạn 2 năm hay 5 năm nhưng chỉ được hạn 1 năm thôi. Nên câu trả lời này sẽ như chơi xổ số mà bạn không biết chắc chắn được.

    Sau khi có visa Schengen thì bao lâu thì xin lại được lần nữa?

    Lãnh sự quán không có quy định gì về điều này. Nếu bạn có nhu cầu đi tiếp thì cứ xin tiếp thôi. Nhưng phải đảm bảo là visa của bạn đã hết ngày hoặc hết hạn thì mới xin tiếp được nhé, vì nếu còn ngày và hạn cũng như multiple entry thì họ sẽ nói bạn dùng visa đó mà đi tiếp.

    Visa Schengen sẽ được đi hết các nước trong khối EU chứ?

    SAI. Khối EU là một khối không liên quan tới khối Schengen – khối về quyết định đi lại chung. Có nhiều thành viên khối EU thuộc khối Schengen nhưng không phải tất cả như Ireland, Và có những nước không thuộc EU nhưng bạn vẫn đi được bằng visa Schengen như Thuỵ Sĩ, Iceland, Na Uy.

    Danh sách các nước thuộc khối Schengen: Austria, Belgium, Czech Republic, Denmark, Estonia, Finland, France, Germany, Greece, Hungary, Iceland, Italy, Latvia, Lithuania, Luxembourg, Malta, Netherlands, Norway, Poland, Portugal, Slovakia, Slovenia, Spain, Sweden, Switzerland, Liechtenstein.

    Vatican City, Monaco, San Marino không nằm trong khối Schengen vậy lúc tới có phải xin visa không?

    KHÔNG. 3 nước này nằm bên trong 1 trong những nước thành viên nên bạn có thể vào bình thường mà không cần đóng mộc hay xin visa.

    Vatican City và San Marino thuộc Ý, còn Monaco thuộc Pháp.

    Hy vọng bài viết này sẽ giải đáp được nhiều khúc mắc cho các bạn bè, anh chị đã có visa Schengen. Chúc mọi người có chuyến đi du lịch đầy trải nghiệm ở Châu Âu!

    Viethome (theo blog Lý Thành Cơ)

  • Malta nằm giữa Địa Trung Hải và chỉ có trên 400 nghìn dân. Đây không phải là nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) duy nhất cấp quốc tịch cho nhà đầu tư nào đem vào hòn đảo này 650 nghìn euro và mua bất động sản để cư trú.

    Nhưng từ năm 2014, Cộng hòa Malta nhỏ bé (419 nghìn dân, diện tích 316 km2), cải thiện chính sách nhập cư để thu hút nhà đầu từ bằng cách cấp quốc tịch nhanh chóng cho họ.

    Tiêu chuẩn nêu trên ngay trang mạng của chính phủ Malta ghi rằng cách thức đầu tư vào hòn đảo nằm ở Địa Trung Hải khá đa dạng: đầu tư trực tiếp bằng tiền, mua trái phiếu, mua bất động sản.

    Chương trình 'Nhà đầu tư cá nhân' (Individual Investor Program, IIP) của Malta cho đến tháng 5/2015 đã nhận được gần 600 đơn xin nhập tịch dạng đầu từ từ hơn 40 quốc gia, theo một trang mạng tiếng Anh giới thiệu về chương trình này.

    Cụ thể là nhà đầu tư cần đem vào khoản tiền ít nhất là 650 nghìn euro, và mua bất động sản cho thời hạn tối thiểu là 5 năm. Khoản bất động sản cũng phải trị giá ít nhất 350 nghìn euro.

    Nhưng khoản tiền bỏ ra sẽ tăng lên cùng với số người trong gia đình cùng muốn nhập tịch Malta. Cho vợ hoặc chồng, đó là cái giá 25 nghìn euro; cho con dưới 18 tuổi: 25 nghìn euro, con từ 18-26 tuổi chưa lập gia đình: 50 nghìn euro một người...

    Không cần sống ở đó

    Nếu mua trái phiếu chính phủ Malta hoặc các dạng trái phiếu được chính quyền công nhận, nhà đầu tư cần bỏ ra ít nhất 150 nghìn euro với cam kết 5 năm trở lên. Chỉ sau khi có bất động sản và được cấp quyền định cư, nhà đầu tư mới được cấp quốc tịch.

    Điều khiến Malta khác với những nước EU còn lại là người đệ đơn không cần phải ở Malta cả 365 ngày để nhận quốc tịch. Lý do là luật xứ này coi "định cư" là "ý định cư trú trong một năm tài khóa", chứ không phải một thời hạn cụ thể để chứng tỏ sự gắn bó với quốc gia nhập tịch như nhiều nước EU khác.

    Thậm chí nhà đầu tư còn không cần phải ở trong bất cứ nước EU khác nào để có quyền hội tụ đủ thời gian tính vào "thời hạn định cư" tại Malta. Vì những lý do này, có báo châu Âu viết rằng "Malta bán quốc tịch".

    Trong bài trên BBC News (04/06/2014), Kim Gittleson viết rằng cạnh các nước như Antigua, Barbuda và Grenada thì tại châu Âu có Malta, Hà Lan và Tây Ban Nha "cần tiền nên mở chế độ cho nhà đầu tư giàu có nhập tịch".

    Tuy thế, thủ tục nhập tịch qua chi tiền dễ dàng hơn cả ở EU chỉ có Malta và Cyprus (đảo Síp). Nhiều người Nga đã trở thành công dân EU tại Cyprus sau khi bỏ khoản tiền 2 triệu euro 'đầu tư'.

    Điều khiến quan chức EU lo ngại là giá để nhận hộ chiếu Cyprus ngày càng giảm, từ 20 triệu euro cho cả nhóm nhà đầu tư bỏ tiền vào dự án cụ thể, xuống còn 5 triệu và sau là 2 triệu tính đến giữa 2014.

    Nhà báo Kim Gittleson còn điểm ra một loạt quốc gia "cấp visa vàng" tức thẻ định cư cho nhà đầu tư. Đó là Bỉ, Bồ Đào Nha, Anh và Tây Ban Nha ở châu Âu. Ngoài ra, các nước Mỹ, Úc, Singapore cũng có chế độ tương tự nhưng thủ tục và 'giá cả' không giống nhau. 

    Viethome (theo BBC)

  • Có hơn 93.000 người Việt đã sử dụng visa Schengen để du lịch châu Âu trong năm 2017. So sánh từ số liệu cấp visa của Ủy ban Châu Âu công bố thì có vẻ Pháp là quốc gia cởi mở nhất đối với du khách Việt.

    Theo quy định, bạn cần xin visa Schengen tại nước mà bạn có kế hoạch lưu trú lâu nhất hoặc đến đầu tiên. Thống kê cho thấy tỷ lệ đậu cao nhất đến từ các hồ sơ xin visa Schengen vào các nước Pháp, Đức, Ý, Hà, Lan, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha… Hẳn nhiên so sánh này là tương đối vì số lượng hồ sơ xin visa vào mỗi nước khác nhau.

    Cụ thể, đứng đầu tốp 10 nước trong khối có đặt cơ quan ngoại giao tại VN có số đơn xin visa Schengen nộp vào nhiều nhất năm 2017 lần lượt là Pháp với tổng cộng là 49.693 hồ sơ, trong đó có tới 45.307 hồ sơ được cấp visa. Tiếp đến là Đức (18.878/16.259), Ý (8.352/7.773), Hà Lan (7.717/6.367), Thụy Sĩ (3.643/3.365), Tây Ban Nha (2.715/2.343), Đan Mạch (2.476/2.120), Bỉ (2.012/1.749), Na Uy (1.953/1.828), Áo (1.635/1.573)…

    Những nước có số lượng đơn xin visa Schengen của người Việt “khiêm tốn” là Slovakia (313/309), Thụy Điển (390/324), Hy Lạp (898/784), Ba Lan (1.017/772)… Nếu chỉ đơn thuần nhìn trên tỷ lệ thì những nước từ chối visa Schengen thấp nhất là Slovakia (1,3%), kế tiếp là Áo (3,8%)…

    Nhiều công ty du lịch cũng như các diễn đàn về du lịch châu Âu đều công nhận trong số các hồ sơ xin visa vào những nước châu Âu thì hồ sơ xin visa Pháp đạt tỷ lệ cao nhất và đôi khi nhanh một cách bất ngờ.

    Visa Schengen là gì? Công dân nước ngoài chỉ cần có visa Schengen của một trong 26 quốc gia trong nhóm là được phép đi lại trong toàn bộ khu vực Schengen, chỉ làm thủ tục nhập cảnh một lần tại nước đầu tiên đến, có: Ba Lan, CH Czech, Hungary, Slovakia, Slovenia, Estonia, Latvia, Lithuania, Malta, Iceland, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Luxembourg, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức, Áo, Ý, Hy Lạp, Thụy Sĩ và Liechtenstein.

    Viethome (theo Thanh Niên)