• Với việc Vingroup hoàn tất chuyển nhượng 55% vốn điều lệ, Vincom Retail không còn là công con của Vingroup. 83 trung tâm thương mại của Vincom Retail có thêm chủ mới là 4 doanh nghiệp.

    Theo bản công bố thông tin được Tập đoàn Vingroup phát ra trong ngày 5/4, Vingroup đã hoàn tất chuyển nhượng 55% vốn điều lệ trong Công ty SDI.

    Do SDI đang sở hữu trên 99,9% vốn điều lệ của Công ty cổ phần Kinh doanh Thương mại Sado, cổ đông lớn của Công ty cổ phần Vincom Retail nên Công ty Sado và Công ty cổ phần Vincom Retail cũng không còn là công ty con của Tập đoàn Vingroup.

    Phía Vingroup không hé lộ đối tác nhận chuyển nhượng 55% cổ phần SDI từ phía tập đoàn này. Tỷ lệ sở hữu cổ phần trực tiếp của Vingroup tại Vincom Retail hiện là 18,4%.

    Trước đó, trong thông báo ngày 18/3, Vingroup dự kiến bán toàn bộ 100% vốn điều lệ SDI trong thời gian từ tháng 3 đến quý III năm nay. Như vậy, tới đây Vingroup sẽ cần bán tiếp 45% cổ phần SDI để hoàn tất kế hoạch rút vốn.

    vincom center
    Vincom Retail không còn là công ty con của tập đoàn Vingroup. Ảnh: VIC

    Vincom Retail đang vận hành 83 trung tâm thương mại hiện diện tại 44 tỉnh, thành và thành phố trên toàn quốc, với tổng diện tích mặt sàn bán lẻ lên tới gần 1,8 triệu m2.

    Trước khi Vingroup thoái vốn, năm 2023, Vincom Retail có doanh thu thuần 9.791 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 4.409 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 33% và 58,8% so với cùng kỳ và là mức kỷ lục ghi nhận trong một năm của công ty này.

    Về phía Vincom Retail, tài liệu họp đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 tiết lộ, công ty dự kiến sẽ bầu bổ sung thành viên mới là ông Nguyễn Hoài Nam - Tổng giám đốc Tập đoàn Berjaya Việt Nam - vào Hội đồng quản trị. Ông Nam được cho biết tham gia vào HĐQT Vincom Retail với tư cách cá nhân. 

    Bên cạnh đó, theo đăng ký doanh nghiệp thay đổi của SDI tại ngày 3/4 vừa qua, cơ cấu cổ đông của công ty đã có sự thay đổi đáng kể.

    Theo đó, trước chuyển nhượng, Tập đoàn Vingroup nắm 15,77% vốn điều lệ SDI, Công ty TNHH Dịch vụ bảo vệ Vincom nắm 0,006%; Công ty TNHH Dịch vụ Vận tải sinh thái Vinbus nắm 0,006% và Công ty cổ phần Thương mại và kinh doanh Ngọc Việt nắm 84,2% vốn điều lệ SDI. Người đại diện là ông Nguyễn Việt Quang, ông Trần Quang Hiệp, bà Võ Thị Phương Thảo và bà Nguyễn Thị Mai Hoa.

    Tuy nhiên, sau thương vụ chuyển nhượng cổ phần, tỷ lệ nắm giữ tại SDI của Thương mại và Kinh doanh Ngọc Việt đã giảm xuống còn 29,2% (tương ứng phần vốn góp 2.542,5 tỷ đồng). Danh sách cổ đông góp vốn của SDI xuất hiện thêm 4 pháp nhân mới.

    Theo Dân Trí

  • Các doanh nghiệp của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đồng loạt ghi nhận doanh thu đạt kỷ lục ở vào thời điểm thị trường bất động sản khó khăn. Đây là điểm sáng bùng lên nhờ thương vụ đình đám.

    ong vuong lap ky luc

    Vingroup ghi nhận doanh thu kỷ lục, tồn kho tăng

    Tập đoàn Vingroup (VIC) của tỷ phú Phạm Nhật Vượng vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2022 với doanh thu tăng 18% so với cùng kỳ và đạt kỷ lục cao nhất từ trước tới nay: gần 41,2 nghìn tỷ đồng. Lãi sau thuế đạt hơn 410 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ hơn 9.284 tỷ đồng.

    Đây là kết quả kinh doanh khá ấn tượng trong bối cảnh thị trường bất động sản rất khó khăn, dòng tiền suy giảm đột ngột trong quý cuối cùng của năm 2022. Tín dụng cạn kiệt, thị trường trái phiếu gần như đóng băng, lãi suất tăng cao…

    Sở dĩ doanh thu của Vingroup trong quý IV/2022 tăng mạnh và đạt kỷ lục cao nhất từ trước tới nay là nhờ hoạt động nhượng bất động sản, đạt tới gần 29,2 nghìn tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2021.

    Trong quý IV/2022, Vingroup ghi nhận khoản doanh thu lớn đến từ các căn bất động sản thấp tầng tại dự án Vinhomes Ocean Park 2 (The Empire). Đây là siêu dự án 1.200ha tại Hưng Yên, với khoảng 1.300 căn bất động sản thấp tầng, được phát triển thần tốc, được bán từ trước đó và cũng đã đóng góp chính vào kết quả kinh doanh trong 9 tháng đầu năm 2022.

    Các mảng khác như cho thuê bất động sản đầu tư, dịch vụ khách sạn, du lịch, vui chơi giải trí, y tế và giáo dục… phần lớn tăng so với cùng kỳ nhưng không đóng góp nhiều vào doanh thu, tổng cộng chỉ chiếm 29%.

    Hoạt động sản xuất của Vingroup giảm 12% xuống còn 3.600 tỷ đồng. Việc dừng bán VinFast xe xăng có thể là nguyên nhân.

    Chi phí bán hàng của Vingroup trong quý IV tăng mạnh, trong khi chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tài chính giảm.

    Trong cả năm 2022, Vingroup đạt hơn 101,5 nghìn tỷ đồng, giảm 19% so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế cả năm là gần 1.982, so với mức lỗ hơn 7.558 tỷ đồng trong năm 2021. Trong cả năm, chuyển nhượng bất động sản vẫn là mảng mang về doanh thu lớn nhất cho Vingroup. Cho thuê bất động sản mang về 8% tổng doanh thu, hơn 8.110 tỷ đồng.

    Tới cuối 2022, Vingroup ghi nhận tài sản tăng 34% so với cùng kỳ. Tiền mặt cũng tăng khá mạnh lên hơn 28 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, hàng tồn kho cũng tăng mạnh thêm hơn 50 nghìn tỷ đồng lên hơn 103,7 nghìn tỷ đồng. Tổng nợ phải trả tăng 63% lên hơn 439 nghìn tỷ đồng, trong đó vay và nợ thuê tài chính là hơn 168 nghìn tỷ đồng.

    Chi phí xây dựng cơ bản dở dang hơn 111 nghìn tỷ đồng, trong đó nằm ở dự án VinFast hơn 20 nghìn tỷ đồng; dự án Vinhomes Long Beach Cần Giờ đầu tư 12.980 tỷ đồng…

    Vinhomes 'bùng nổ' sau đại dịch

    Trong quý IV/2022, CTCP Vinhomes (VHM) của tỷ phú Phạm Nhật Vượng ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất tăng 34% so với cùng kỳ lên gần 32 nghìn tỷ đồng, nhờ bàn giao thêm 2.200 căn bất động sản thấp tầng tại đại dự án Vinhomes Ocean Park 2.

    Lợi nhuận sau thuế đạt 8.952 tỷ đồng, giảm so với mức 11.703 tỷ đồng trong quý IV/2021.

    Trong cả năm 2022, Vinhomes ghi nhận doanh thu gần 62,4 nghìn tỷ đồng, giảm khá mạnh so với mức gần 85 nghìn tỷ đồng trong năm 2021. Lợi nhuận sau thuế 2022 đạt hơn 28,6 nghìn tỷ đồng, thấp hơn so với mức hơn 38,8 nghìn tỷ đồng trong năm 2021.

    Theo Vinhomes, giá trị hợp đồng ký mới trong năm 2022 đạt kỷ lục hơn 128 nghìn tỷ đồng nhờ sự hồi phục sau đại dịch.

    Theo báo cáo tài chính, tài sản của Vinhomes tới cuối năm 2022 tăng mạnh lên 185,2 nghìn tỷ đồng, so với mức 94,4 nghìn tỷ đồng cuối 2021. Tuy nhiên, hàng tồn kho tăng vọt từ gần 28,6 nghìn tỷ đồng lên trên 65,8 nghìn tỷ đồng.

    Vincom Retail báo lợi nhuận 2022 tăng gấp đôi

    CTCP Vincom Retail (VRE) của tỷ phú Phạm Nhật Vượng ghi nhận doanh thu quý IV/2022 tăng khá mạnh, từ mức 1.367 tỷ đồng cùng kỳ lên 2.084 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế tăng 6,5 lần lên gần 791 tỷ đồng.

    Tính trong cả năm 2022, doanh thu của Vincom Retail đạt 7.309 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt 2.736 tỷ đồng, tăng mạnh gấp đôi so với mức 1.315 tỷ đồng trong năm trước.

    Trong năm 2022, Vincom Retail mở mới 3 trung tâm thương mại: Vincom Mega Mall Smart City (Hà Nội), Vincom Plaza Mỹ Tho, Vincom Plaza Trần Huỳnh, Bạc Liêu, nâng tổng số trung tâm thương mại lên con số 83, và đã phủ 44 tỉnh, thành phố trên toàn quốc.

    Cổ phiếu hồi phục, ông Phạm Nhật Vượng có thêm 400 triệu USD

    Ngay đầu năm mới Quý Mão, nhiều cổ phiếu, trong đó có nhóm VIC, VHM và VRE của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng mạnh. Tỷ phú Phạm Nhật Vượng có thêm 400 triệu USD so với đầu năm. Tính tới ngày 27/1, theo Forbes, tỷ phú Phạm Nhật Vượng có khối tài sản trị giá 4,5 tỷ USD.

    Nhóm cổ phiếu của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng giá ấn tượng và là trụ đỡ cho thị trường chứng khoán. Trong phiên 27/1, cổ phiếu Vingroup (VIC) tăng 1.800 đồng lên 59.200 đồng/cp. Vinhomes (VHM) tăng 1.100 đồng lên 53.300 đồng/cp. Vincom Retail (VRE) tăng 650 đồng lên 30.300 đồng/cp.

    Theo Bloomberg, VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng có thể chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) sớm trong những tháng đầu năm 2022 và huy động tối thiểu 1 tỷ USD.

    Trước đó, ông Phạm Nhật Vượng được kỳ vọng có thể sớm lọt top 40 người giàu nhất trên thế giới nếu thương vụ phát hành cổ phiếu VinFast IPO và niêm yết tại Mỹ thành công. Với ước tính trước đó, nếu VinFast IPO thành công tại Mỹ với định giá 60 tỷ USD như kỳ vọng, ông Vượng sẽ có thêm hàng chục tỷ USD.

    Theo Vietnamnet

  • Ngày 12/1, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cho biết vừa ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính một cá nhân có hành vi đăng tải thông tin không được kiểm chứng, sai sự thật xuyên tạc, xúc phạm uy tín, danh dự người khác...

    dang tin sai ve vingroup 1

    Tại trụ sở cơ quan chức năng, ông Đ.V.T đã thừa nhận những thông tin tại bài viết nêu trên do mình đăng tải được tổng hợp lại từ các nguồn tin không chính thức trên mạng xã hội, không có cơ sở xác định nguồn tin.

    Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội vừa ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 12,5 triệu đồng một cá nhân có hành vi đăng tải thông tin không được kiểm chứng, sai sự thật xuyên tạc, xúc phạm uy tín, danh dự một cá nhân Lãnh đạo Tập đoàn Vingroup, cựu Hoa hậu Việt Nam.

    Cụ thể, ngày 09/01/2023, ông Đ.V.T (trú tại Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã đăng tải bài viết trên trang thông tin điện tử beefdaily.com.vn có nội dung liên quan đến một Lãnh đạo Tập đoàn Vingroup.

    Tại trụ sở cơ quan chức năng, ông Đ.V.T đã thừa nhận những thông tin tại bài viết nêu trên do mình đăng tải được tổng hợp lại từ các nguồn tin không chính thức trên mạng xã hội, không có cơ sở xác định nguồn tin.

    Theo Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, việc đăng tải bài viết nêu trên của ông Đ.V.T có những thông tin không được kiểm chứng, sai sự thật xuyên tạc, xúc phạm uy tín, danh dự cá nhân một Lãnh đạo Tập đoàn Vingroup và cựu Hoa hậu Việt Nam vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều 5 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.

    Ngày 12/1/2023, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đã ban hành Quyết định số 06/QĐ-XPVPHC xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Đ.V.T với số tiền là 12,5 triệu đồng theo quy định tại Điểm a khoản 3 Điều 99 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tên miền beefdaily.com.vn. Hiện ông Đ.V.T đã thực hiện gỡ bỏ thông tin vi phạm nêu trên.

    2 cá nhân khác mỗi người bị phạt 7,5 triệu đồng

    Để câu view và tăng lượt theo dõi cho tài khoản TikTok, một thanh niên đã đăng clip sai sự thật về Tập đoàn Vingroup và lãnh đạo doanh nghiệp này.

    Đội Phòng chống tội phạm sử dụng không gian mạng xâm phạm trật tự an toàn xã hội (Đội 3) - Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an TP Hà Nội vừa phát hiện một số cá nhân có hành vi đăng thông tin sai sự thật trên các trang mạng xã hội nên tổ chức xác minh.

    Ngày 10/1, Đội 3 đã mời Trần C.T. (SN 2000, trú tại huyện Đông Hưng, Thái Bình) đến để làm rõ về việc đăng tải clip cắt ghép nội dung, đưa sai sự thật về lãnh đạo Tập đoàn Vingroup.

    Tại cơ quan công an, T. khai đã lập tài khoản Tiktok để chia sẻ thông tin thị trường chứng khoán và giải trí. Quá trình tham gia mạng xã hội này, T. thấy một tài khoản đăng tin sai sự thật về việc Chủ tịch Tập đoàn Vingroup "chống lưng" cho một ngôi sao làng giải trí Việt.

    Nhận thấy thông tin này có khả năng câu view nên T. đã tạo video có độ dài 14 giây, cắt ghép hình ảnh đi kèm nội dung chạy bằng chữ trên video và đăng tải. Clip này của C.T. có 300.000 lượt xem, 4.052 lượt like và 571 lượt bình luận.

    Làm việc với cơ quan công an, T. nhận thức được hành vi của bản thân là vi phạm pháp luật nên xóa clip, cam kết sẽ không tái phạm.

    Ngày 12/1, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an Hà Nội đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với T. số tiền 7,5 triệu đồng.

    dang tin sai ve vingroup
    Hai tài khoản mạng xã hội đăng tin sai sự thật.

    Trước đó, ngày 4/1, đơn vị cũng đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính một trường hợp khác là Phạm N.H. (SN 1993, trú tại quận Tây Hồ, Hà Nội) số tiền 7,5 triệu đồng cũng về hành vi đăng tải thông tin sai sự thật lên mạng xã hội.

    Đội 3 - Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an Hà Nội khuyến cáo người dân cần trang bị đầy đủ cho bản thân những kiến thức pháp luật về sử dụng mạng xã hội, có hiểu biết đầy đủ các tính năng của ứng dụng mạng xã hội đang sử dụng; không sử dụng các từ ngữ mang tính chửi bới, thô tục, xúc phạm, lăng mạ danh dự, nhân phẩm của người khác.

    Người dân không nên sử dụng mạng xã hội để giải quyết các mâu thuẫn, quan hệ xã hội trong cuộc sống, mà cần đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo đúng quy định.

    Trước khi đăng tải một bài viết lên mạng xã hội, cần thẩm định thông tin nội dung thông qua các nguồn chính thống, tin cậy, tránh trường hợp đăng tải, chia sẻ thông tin sai sự thật.

    Khi phát hiện các trường hợp đăng tải bài viết có nội dung vi phạm các hành vi trên, người dân cần kịp thời báo cáo cơ quan công an gần nhất để được xử lý theo quy định của pháp luật.

    Theo An Ninh Thủ Đô

  • Được Bộ Công an nhận định là đóng góp rất lớn cho Nhà nước, 127.000 tỷ đồng nộp ngân sách của Vingroup bao gồm những loại thuế gì?

    Tính từ đầu năm 2018 đến cuối tháng 9/2022, số tiền nộp ngân sách của Vingroup và các công ty con đã vào khoảng 150.000 tỷ đồng (~6,5 tỷ USD).

    ong vuong nop thue 1

    Thời gian qua, không ít tin đồn tiêu cực liên quan đến Vingroup (mã VIC) và lãnh đạo tập đoàn lần lượt được lan truyền. Trước những luồng tin này, tại họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra hôm 29/10 vừa qua, Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng, Người phát ngôn Bộ Công an lên tiếng:

    “Tôi xin khẳng định ông Phạm Nhật Vượng không nằm trong danh sách cấm xuất cảnh và hoạt động của Vingroup rất bình thường. Họ đóng thuế rất lớn cho Nhà nước, 127.000 tỷ đồng trong thời gian vừa qua” .

    Vì thế theo ông, nên bảo vệ các hoạt động bình thường của doanh nghiệp để đảm bảo phát triển kinh tế xã hội.

    Thống kê cho thấy, con số 127.000 tỷ đồng (~5,5 tỷ USD) mà ông Xô đề cập là kết quả thực hiện nghĩa vụ thuế trong giai đoạn từ năm 2018 đến hết 6 tháng đầu năm 2022 của Vingroup.

    Cụ thể, theo như BCTC soát xét 6 tháng đầu năm 2022, tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã đóng góp 25.227 tỷ đồng vào ngân sách và cũng là doanh nghiệp đóng thuế nhiều nhất tại Việt Nam trong nửa năm.

    Trong đó, tập đoàn này đã nộp 4.360 tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp, 1.762 tỷ đồng thuế tiêu thụ đặc biệt, 1.047 thuế thu nhập cá nhân, 1.008 tỷ đồng thuế VAT...

    Đáng chú ý, riêng khoản tiền sử dụng đất, thuê đất, nghĩa vụ hợp đồng BT tăng mạnh lên hơn 15.200 tỷ đồng, chủ yếu là từ hai dự án đại đô thị trên địa bàn tỉnh Hưng Yên mà Vinhomes - công ty con của Vingroup làm chủ đầu tư (theo dữ liệu của Cục Thống kê Hưng Yên).

    Do đó, tiền thuế mà Vingroup đóng trong nửa năm qua đã gần đạt xấp xỉ con số của cả năm 2021 (đóng 26.213 nghìn tỷ đồng).

    ong vuong nop thue 1

    Trước đó trong khoản nộp của năm ngoái thì Vingroup chỉ trực tiếp nộp hơn 2.200 tỷ. Phần lớn nhất thuộc về công ty con Vinhomes với 12.600 tỷ. Khoản thuế tiêu thụ đặc biệt gần 5.000 tỷ đồng đóng góp vào ngân sách Thành phố Hải Phòng chủ yếu đến từ VinFast.

    Nhìn chung, mức thuế tiêu thụ đặc biệt được công bố vào năm ngoái và nửa đầu năm nay phần nào thể hiện được kết quả kinh doanh tích cực của VinFast và chiến lược của tập đoàn này trong định hướng phát triển xe điện.

    Còn tính đến thời điểm 9 tháng 2022, mặc dù chưa công bố KQKD quý III nhưng mức đóng góp vào ngân sách của Vingroup đã cao hơn, khi số liệu từ CTCP Vinhomes cho biết đơn vị đã nộp vào ngân sách 35.300 tỷ đồng trong quý III - tức thêm khoảng 20.000 tỷ đồng so với cuối quý II.

    Như vậy tính từ đầu năm 2018 đến cuối tháng 9/2022, số tiền nộp ngân sách của Vingroup và các công ty con đã vào khoảng 150.000 tỷ đồng (~6,5 tỷ USD).

    Năm 2022, Vingroup đặt kế hoạch doanh thu thuần là khoảng 140.000 tỷ đồng, tăng 11,4% so với thực hiện năm 2021. Kế hoạch lợi nhuận sau thuế là khoảng 6.000 tỷ đồng.

    Trên sàn giao dịch, mã VIC đóng cửa phiên cuối tuần trước với mức tăng 1,27% lên 55.700 đồng/cp. Với vốn hóa 228.836 tỷ đồng, Vingroup vẫn là một trong những DN có vốn hóa lớn nhất.

    Theo Cafebiz

  • Nguyễn Văn Thanh là 1 trong 6 đại diện của Việt Nam, Nguyễn Văn Thanh được tạp chí danh tiếng Forbes vinh danh trong danh sách Những gương mặt xuất sắc dưới tuổi 30 tại châu Á năm 2022.

    "Chỉ có nỗ lực mới có thể giúp bản thân trở thành con người mà mình mong muốn." - Nguyễn Văn Thanh, Phó Tổng giám đốc của VinBus, từng khẳng định.

    pho tong giam doc vinbus 1

    VƯƠN LÊN

    Ít ai biết rằng, giữ chức Phó Tổng Giám đốc VinBus ở tuổi 27, Nguyễn Văn Thanh đã phải trải qua một cuộc sống cơ cực thời niên thiếu để đạt được những thành tựu như ngày hôm nay.

    Gia đình anh là dân ngụ cư sinh sống tại khu công nghiệp Sóng Thần - một trong những khu công nghiệp lớn nhất về may mặc ở Bình Dương. Anh từng phải trải qua những ngày thơ ấu vất vả, tự ti vì không có điều kiện như nhiều bạn bè đồng trang lứa.

    Tuy nhiên, ngay từ những ngày còn rất trẻ, Nguyễn Văn Thanh đã nhận ra: Nếu mãi đổ thừa cho hoàn cảnh và xuất phát điểm của mình thì không thể thành công mà cần dựa vào khả năng và sức lực của bản thân mới giúp thoát khỏi cảnh nghèo khó như hiện tại. “Nếu tôi cứ mặc cảm và than vãn về hoàn cảnh của mình thì sẽ chẳng có gì thay đổi" - anh chia sẻ - "Chỉ có nỗ lực mới có thể giúp bản thân trở thành con người mà mình mong muốn”.

    Vào năm 18 tuổi, Thành khởi nghiệp lần đầu tiên. Với cơ hội và tiềm năng tới từ những tiền bối đi trước đều làm trong ngành may mặc cùng bản tính nhanh nhạy vốn có, sau một vài cuộc nói chuyện, Nguyễn Văn Thanh đã nảy ra ý tưởng cho startup của mình.

    Thời điểm đó, các công ty trong khu công nghiệp thường phải tìm xưởng gia công ở xa. Anh đã cùng một người bạn góp vốn, mua lại máy may thanh lý, nhận hàng hóa về để gia công. Bắt đầu với số vốn ít ỏi của cả hai, công việc có quy mô tuy nhỏ nhưng là bước đầu đặt nền móng cho việc khởi nghiệp của doanh nhân trẻ sau này. Khi tình hình kinh doanh đã khả quan hơn, anh đã mở rộng kinh doanh bằng việc nhập thêm quần áo về và bỏ sỉ lại ở các xóm chợ trong khu công nghiệp.

    Nguyễn Văn Thanh từng chia sẻ: Lý do lớn nhất khiến anh bắt đầu khởi nghiệp từ khi còn rất trẻ có lẽ xuất phát từ hoàn cảnh gia đình nghèo khó. Thế nhưng, nhờ lần khởi nghiệp táo bạo này mà anh đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm thực tế và trở thành động lực để dũng cảm tham gia thử thách với những dự án đường dài kế tiếp.

    pho tong giam doc vinbus 1

    THÀNH CÔNG VÀ NHỮNG BÀI HỌC

    Trước khi gia nhập VinGroup, Nguyễn Văn Thanh đã đạt được nhiều thành tích đáng nể dù tuổi đời còn rất trẻ. Anh từng đảm nhiệm nhiều vị trí chủ chốt hay cán bộ quản lý cấp cao trong các công ty trong nước và quốc tế.

    Cụ thể, Nguyễn Văn Thanh từng là quản lý nhà kho kiêm chuỗi cung ứng tại Cargill Nutrition - một tập đoàn tư nhân toàn cầu có trụ sở tại Mỹ được thành lập từ năm 1865. Vào năm 2018, anh được bổ nhiệm trở thành Phó Tổng giám đốc của E-Logistics, một công ty thuộc tập đoàn ITL Group. Bên cạnh đó, anh còn từng là Quản lý vận hành cho sàn thương mại điện tử Lazada, và hiện đang là trí thành viên hội đồng quản trị một công ty vận chuyển nội địa khác.

    Năm 2019, vị doanh nhân trẻ tham gia cố vấn cho Edu2Review - một startup giáo dục ở mảng chiến lược và quản trị doanh nghiệp. Anh là thế hệ cố vấn 9x đầu tiên của startup này, bên cạnh các cố vấn 7x và 8x tham gia từ trước. Nhờ tầm nhìn tuyệt vời và tư duy phản biện xuất sắc, Thanh đã đưa ra các phương hướng triển khai và đem về thành công cho các dự án quan trọng của công ty. Đồng thời, anh còn đóng vai trò quan trọng cho startup này bởi đã hướng dẫn nhà sáng lập của Edu2Review gọi vốn đầu tư trên chương trình truyền hình Sharktank Vietnam 2019.

    Phía Edu2Review từng chia sẻ rằng nhờ có sự định hướng của cố vấn Nguyễn Văn Thanh mà công ty đã vượt qua các thử thách trong khoảng thời gian khó khăn của đại dịch COVID-19 khiến thị trường giáo dục “đóng băng” và trụ vững đến ngày hôm nay. Bên cạnh đó, vị doanh nhân sinh năm 1992 còn trực tiếp đào tạo đội ngũ quản lý và giảng dạy một số chuyên đề giúp nâng cao kỹ năng làm việc.

    Để đạt được những thành tích xuất sắc khi chưa tới 30 tuổi, Nguyễn Văn Thanh cho biết anh đã tích lũy kinh nghiệm từ làm việc thực tế, tự học, tự trải nghiệm, không ngại khó ngại khổ và không bao giờ tiếc tiền đầu tư, trau dồi kiến thức còn thiếu cho bản thân.

    “Tối đến tôi học thêm vài lớp bổ túc kỹ năng thực tiễn. Đi làm thấy mình thiếu kỹ năng gì thì tìm hiểu học thêm cái đó, không thấy tư liệu tự học thì mày mò kiếm lớp, tìm thầy dạy" - anh kể.

    "Có những lớp học tiêu tốn cả vài tháng lương nhưng khoản đầu tư cho bản thân thì không bao giờ mất đi đâu cả. Những điều tôi học đều có thể áp dụng lại trong công việc, đưa năng suất công việc tăng lên cao hơn nên tôi nhận thấy nỗ lực nào cũng được đền đáp xứng đáng.” – Thanh nhận xét tiếp về khoảng thời gian nuôi dưỡng kinh nghiệm khi không có người dẫn dắt.

    NIỀM TỰ HÀO VINBUS

    Trái với dự đoán của nhiều người, Nguyễn Văn Thanh lựa chọn “đầu quân” cho VinGroup và trở thành một trong những lãnh đạo cấp cao trẻ tuổi nhất của tập đoàn thay vì tạo ra một startup của riêng mình và làm chủ. Anh bắt đầu vị trí Phó Tổng Giám đốc phụ trách dự án VinBus xe buýt điện đầu tiên tại Việt Nam khi vừa tròn 27 tuổi. Theo anh, VinBus là dự án vô cùng ý nghĩa vì “góp phần xây dựng cuộc sống tốt hơn cho cộng đồng, còn là doanh nghiệp của người Việt Nam”.

    Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của VinBus, vị doanh nhân sinh năm 1992 chính là một trong những nhân tố nổi bật, đóng góp vào thành công chung tính đến thời điểm hiện tại của dự án xe buýt điện này. Có thể cho rằng VinBus là niềm tự hào của Nguyễn Văn Thanh và ngược lại. Anh đã dồn rất nhiều tâm huyết, đặt quyết tâm cao độ vào dự án này nhằm vạch ra một đường lối triển khai hiệu quả để tiến đến mục tiêu.

    Như lời Thanh, với sự vận động và phát triển không ngừng nghỉ của xã hội, việc nâng cấp cơ sở vật chất cũng như phương tiện giao thông công cộng là việc làm cần thiết. Và, “tôi cảm thấy mình có thể góp sức tạo nên sự khác biệt, một cuộc cách mạng trong phương tiện điện nên đã nắm lấy cơ hội tham gia vào thời khắc đặc biệt này”.

    Là một quản lý trẻ tuổi, lại đảm đương trách nhiệm quan trọng tại một dự án có tầm ảnh hưởng lớn, nhưng Nguyễn Văn Thanh lại lựa chọn “không nghĩ quá nhiều đến rào cản, mà nghĩ đến giải pháp”. Anh cho rằng dù ở công việc nào thì cũng có những áp lực riêng. Nhưng “áp lực tạo nên kim cương, nói cách khác môi trường áp lực cao sẽ giúp rèn luyện bản thân tốt hơn, tích cực, chủ động và năng động hơn”.

    Theo Thể thao & Văn hóa

  • Từ đầu năm 2018 đến nay, Vingroup và các công ty con đã nộp ngân sách khoảng 150.000 tỷ đồng. Đáng chú ý chỉ riêng trong nửa đầu năm 2022, tập đoàn này đã nộp ngân sách gần bằng cả năm 2021.

    Bên cạnh kết quả kinh doanh, thực hiện trách nhiệm xã hội cũng là một trong những thông tin được nhiều người quan tâm đối với Vingroup.

    Mới đây, dữ liệu tại báo cáo tài chính soát xét 6 tháng đầu năm 2022 của Vingroup cho thấy, tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã đóng góp 25.227 tỷ đồng vào ngân sách và cũng là doanh nghiệp đóng thuế nhiều nhất tại Việt Nam nửa năm qua.

    Trong đó, tập đoàn này đã nộp 4.360 tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp, 1.762 tỷ đồng thuế tiêu thụ đặc biệt, 1.047 thuế thu nhập cá nhân, 1.008 tỷ đồng thuế VAT...

    vingroup dong nhung loai thue gi

    Đáng chú ý, riêng khoản tiền sử dụng đất, thuê đất, nghĩa vụ hợp đồng BT tăng mạnh lên hơn 15.000 tỷ đồng, chủ yếu là từ hai dự án đại đô thị trên địa bàn tỉnh Hưng Yên mà Vinhomes - công ty con của Vingroup làm chủ đầu tư (theo dữ liệu của Cục Thống kê Hưng Yên).

    Do đó, tiền thuế mà Vingroup đóng trong nửa năm qua đã gần đạt xấp xỉ con số của cả năm 2021 (đóng 26.213 nghìn tỷ đồng).

    Trong khoản nộp của năm ngoái thì Vingroup chỉ trực tiếp nộp hơn 2.200 tỷ. Phần lớn nhất thuộc về công ty con Vinhomes với 12.600 tỷ. Khoản thuế tiêu thụ đặc biệt gần 5.000 tỷ đồng đóng góp vào ngân sách Thành phố Hải Phòng chủ yếu đến từ VinFast.

    Nhìn chung, mức thuế tiêu thụ đặc biệt được công bố vào năm ngoái và nửa đầu năm nay phần nào thể hiện được kết quả kinh doanh tích cực của VinFast và chiến lược của tập đoàn này trong định hướng phát triển xe điện.

    Trước đó, mức đóng thuế cao nhất mà Vingroup từng ghi nhận là hơn 38.700 tỷ đồng vào năm 2019, trong đó thuế đất cũng chiếm tỉ lệ cao nhất (hơn 18.000 tỷ).

    Như vậy, thống kê giai đoạn từ năm 2018 đến hết 6 tháng đầu năm 2022, Tập đoàn Vingroup đã nộp kỷ lục hơn 127.000 tỷ đồng vào ngân sách (tương đương khoảng 5,5 tỷ USD).

    Khoản tiền sử dụng đất, thuê đất, nghĩa vụ hợp đồng BT theo đó vẫn là mảng đóng góp nhiều nhất của Vingroup với hơn 42.000 tỷ, theo sau lần lượt là thuế thu nhập doanh nghiệp, VAT, thuế thu nhập cá nhân.

    Con số này còn cao hơn nữa tính đến thời điểm hiện tại khi mà số liệu từ Cục thống kê Hưng Yen cho biết trong 8 tháng đầu năm 2022, 2 đại dự án của Vingroup trên địa bàn tỉnh đã nộp tổng cộng 34.867 tỷ đồng vào ngân sách - tức thêm khoảng 20.000 tỷ đồng trong quý 3. Như vậy tính từ đầu năm 2018 đến nay, số tiền nộp ngân sách của Vingroup và các công ty con đã vào khoảng 150.000 tỷ đồng (gần 6,5 tỷ USD).

    Năm 2022, Vingroup đặt kế hoạch doanh thu thuần là khoảng 140.000 tỷ đồng, tăng 11,4% so với thực hiện năm 2021. Kế hoạch lợi nhuận sau thuế là khoảng 6.000 tỷ đồng.

    Trên thị trường chứng khoán, mã VIC đóng cửa phiên cuối tuần trước với mức tăng 2,38% lên 64.400 đồng/cp. Còn về vốn hóa, Vinhomes với trên 260.800 tỷ đồng và Vingroup hơn 245.600 tỷ đồng hiện vẫn nằm trong top 3 trên sàn sau Ngân hàng Vietcombank.

    Theo Nhịp sống thị trường

     

  • Đến cuối quý II, Vingroup có gần 400.000 tỷ đồng nợ phải trả, hệ số nợ vay thuần là 0,24 lần và ở mức trung bình trong nhóm các doanh nghiệp bất động sản niêm yết.

    Theo báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán bán niên, tổng nợ phải trả tính đến cuối quý II của Vingroup đạt gần 400.000 tỷ đồng, dù vậy, chiếm tỷ trọng lớn nhất là các khoản tiền khách hàng, đối tác trả trước và các khoản phải trả khác chưa đến hạn thanh toán.

    Trong đó, tiền khách hàng và các đối tác trả trước để mua các sản phẩm bất động sản của tập đoàn, về bản chất là doanh thu trong tương lai, ghi nhận 134.106 tỷ đồng, chiếm gần 34% tổng nợ phải trả.

     vingroup vay no 1

    Các khoản phải trả khác nhưng chưa đến hạn thanh toán như nợ nhà cung cấp, thuế và các khoản chi phí xây dựng trích trước ghi nhận hơn 110.000 tỷ đồng. Theo Vingroup, đây là các khoản chi phí phát sinh trong hoạt động thường xuyên và sẽ được cân đối với các khoản phải thu.

    Vay ngân hàng vẫn là một trong những cấu phần chính của nợ phải trả, nhưng tỷ lệ không quá áp đảo. Tổng nợ vay (bao gồm vay ngân hàng, vay các tổ chức tín dụng, trái phiếu) ghi nhận 166.588 tỷ đồng, chiếm hơn 40% nợ phải trả. Trong đó, nợ vay dài hạn chiếm tỷ trọng chính với hơn 110.000 tỷ đồng.

    Tại thời điểm kết thúc quý II, tổng quy mô tiền mặt và tương đương tiền của tập đoàn đạt hơn 42.200 tỷ đồng. Tỷ trọng nợ vay thuần - tính theo quy mô nợ vay sau khi trừ đi các khoản tiền và tương đương tiền - trên tổng nguồn vốn chỉ ở mức 0,24 lần. Quy mô nợ vay thuần trên vốn chủ sở hữu ở mức dưới 1 lần. Hiểu đơn giản, mỗi 100 đồng tài sản của Vingroup đối ứng với chỉ 24 đồng từ nợ vay, còn lại là vốn chủ sở hữu và các nghĩa vụ nợ khác. Tương tự, trong tổng nguồn vốn, mỗi đồng nợ vay tương đương với một đồng vốn chủ sở hữu.

    Con số này ở mức trung bình so với nhóm doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên sàn và thấp hơn một số nhà phát triển quy mô lớn khác. Tính chung gần 40 nhà phát triển bất động sản đang niêm yết, hệ số nợ trên tài sản và vốn chủ sở hữu trung bình cuối quý II khoảng 0,27 và 0,83 lần.

    Theo số liệu phân tích từ FiinGroup, một trong ít các doanh nghiệp được cấp phép xếp hạng tín nhiệm tại Việt Nam, tỷ lệ đòn bẩy nợ vay trên vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây. Hệ số này giảm từ mức 0,58 lần năm 2018 xuống 0,47 vào quý I/2022.

    Điều này cho thấy khả năng vay và trả nợ của các doanh nghiệp bất động sản dân cư hiện vẫn tương đối ổn định. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh và vấn đề pháp lý làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các dự án, qua đó khiến việc tiếp cận nguồn vốn của nhóm doanh nghiệp này từ các kênh gặp hạn chế. 

    Nửa đầu năm nay, tổng doanh thu thuần hợp nhất của Vingroup đạt  hơn 31.600 tỷ đồng, giảm gần nửa so với cùng kỳ năm trước chủ yếu do các dự án bất động sản đang trong quá trình xây dựng và sẽ được bàn giao trong nửa sau của năm nay.

    Trong khi đó, các lĩnh vực còn lại đều ghi nhận sự hồi phục và tăng trưởng tốt như kinh doanh khách sạn và vui chơi giải trí tăng 80%; y tế và giáo dục tăng lần lượt 43,6% và 14%. Theo Vingroup, kết quả này chủ yếu do các cơ sở đã hoạt động bình thường và khởi sắc so với cùng kỳ năm 2021.

    Lợi nhuận trước thuế trong sáu tháng đầu năm nay đạt gần 3.500 tỷ  đồng.

    Đến ngày 30/6, tổng tài sản Vingroup đạt gần 530.000 tỷ đồng, tăng 23% so với cuối năm trước. Trong đó, hàng tồn kho tăng 61% lên gần 81.000 tỷ do có nhiều bất động sản để bán đang xây dựng - dự án mới mở bán Vinhomes Ocean Park 2 – The Empire. Theo Vingroup, các sản phẩm dự kiến được giao từ quý III năm nay, sẽ giúp tập đoàn hoàn thành mục tiêu đề ra ở mảng bất động sản.

    Theo VnExpress

  • Theo kế hoạch của Vingroup, Khánh Hòa sẽ trở thành Trung tâm kết nối trí tuệ toàn cầu trong vòng 3 năm tới.

    Mới đây, tại hội nghị "Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững và hội nhập" do Thủ tướng Chính phủ chủ trì, Tổng Giám đốc Vingroup Nguyễn Việt Quang đã chia sẻ về việc Vingroup đang có kế hoạch mở ra Trung tâm kết nối trí tuệ toàn cầu tại Khánh Hòa trong 3 năm tới.

    vingroup xay thung lung silicon 1

    Vingroup sẽ hỗ trợ họ phát triển ứng dụng để Việt Nam có một Thung lũng Silicon - nơi quy tụ những bộ óc lớn nhất thế giới với các chuyên gia đang sở hữu bằng sáng chế, các nghiên cứu chuyên sâu.

    Vịnh Cam Ranh, vịnh Nha Trang có rất nhiều điểm tương đồng với Vịnh San Francisco (thung lũng Silicon của Hoa Kỳ). Bên cạnh đó, vịnh Cam Ranh còn là một vị trí chiến lược của quốc phòng - an ninh, Bộ Quốc phòng đang đầu tư rất nhiều vào khu vực này, vì vậy việc Vingroup quyết định đầu tư vào đây là hoàn toàn hợp lý.

    Ông Quang cho hay: “Trong vòng 3 năm tới, Vingroup sẽ mở ra Trung tâm kết nối trí tuệ toàn cầu tại Cam Lâm (Khánh Hòa) nhằm quy tụ những bộ óc lớn nhất của thế giới, những chuyên gia đang sở hữu những bằng sáng chế, các nghiên cứu chuyên sâu. Chúng tôi sẽ hỗ trợ họ phát triển để đưa vào ứng dụng để Việt Nam có một khu “thung lũng Silicon” nơi quy tụ tinh hoa của thế giới”.

    vingroup xay thung lung silicon 1

    Nói về kế hoạch 5 năm tới, Vingroup dự kiến xây dựng 500.000 căn nhà xã hội và một loạt dự án xây dựng được triển khai tại Quảng Ninh, Khánh Hòa, TP. Hồ Chí Minh, đồng thời mở mới nhà máy pin tại Vũng Áng (Hà Tĩnh) và mở rộng sản xuất nhà máy ô tô điện ở Hải Phòng.

    Về nhu cầu nhân sự, với tốc độ phát triển của Vingroup, ông Nguyễn Việt Quang cho biết, tập đoàn đang thiếu và cần bổ sung ngày càng gia tăng.

    “Chúng tôi cần 100.000 nhân sự, trong đó 20% là nhân sự cao cấp đã qua đào tạo, tối thiểu là trình độ đại học. Đặc biệt, 10% trong số này sẽ được đưa ra các nhà máy, cơ sở kinh doanh của Vinfast ở Mỹ và châu Âu. Chúng tôi tin tưởng rằng Vingroup khi ra thế giới mang theo khát vọng Việt Nam chinh phục thế giới và chỉ có thể phụ thuộc vào con người”, lãnh đạo Vingroup chia sẻ.

    Cần tuyển gấp 80.000 - 100.000 công nhân lao động cho các dự án

    Theo ông Quang, kế hoạch trong các năm tới, Vingroup sẽ xây dựng 500.000 nhà ở xã hội và triển khai một loạt đại dự án xây dựng tại Quảng Ninh, Khánh Hòa, TP.HCM… cùng với việc mở rộng nhà máy pin tại Vũng Áng (Hà Tĩnh) và mở rộng nhà máy ô tô tại Hải Phòng.

    Do đó, Vingroup đang cần tuyển gấp 80.000 - 100.000 công nhân lao động cho các dự án này.

    “Chúng tôi mong muốn Chính phủ, chính quyền các địa phương, Bộ LĐ-TB-XH, Bộ GD-ĐT phối hợp hỗ trợ trong tuyển dụng và đào tạo nhân sự.

    Tại các địa phương, Vinfast và Vinhome đang có nhu cầu tuyển dụng đào tạo hàng chục nghìn lao động để đào tạo phát triển họ thành công nhân lành nghề, có tay nghề cao, kỹ sư nhà máy chất lượng. Chúng tôi cần các địa phương cung cấp nguồn nhân lực số lượng lớn đã qua đào tạo cơ bản, có định hướng về tinh thần, thái độ làm việc, đặc biệt là coi trọng tinh thần kỷ luật. Chúng tôi sẽ có đãi ngộ tốt nhất để họ yên tâm công tác”, ông Quang nói.

    Lãnh đạo Vingroup bày tỏ ước vọng tiên phong mang sản phẩm công nghệ, công nghiệp của Việt Nam ra thế giới, ông cũng tin rằng Chính phủ sẽ có chương trình đồng hành với các doanh nghiệp có khát vọng. Vingroup cũng sẵn sàng chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ với các doanh nghiệp về chương trình này.

    Tổng giám đốc Vingroup chia sẻ: “Để xây lực lượng lao động hiện đại bền vững, hội nhập, trong ngắn hạn, cách tiếp cận của chúng tôi là học nhanh nhất từ những người giỏi nhất. Trong dài hạn, chúng tôi đầu tư cho chất lượng nhân sự, chất lượng giáo dục. Chúng tôi hết sức ủng hộ chương trình của Chính phủ, Vingroup sẽ cử những nhân sự phụ trách phối hợp chặt chẽ với các địa phương và các trường, các doanh nghiệp bạn trong việc đào tạo nhân sự”.

    Theo Tuoitrethudo

  • Tổng Giám đốc Vingroup Nguyễn Việt Quang cho biết trong 2 năm tới, tập đoàn cần 100.000 nhân sự, trong đó 20% là nhân sự cao cấp đã qua đào tạo tối thiểu là trình độ đại học; khoảng 10% cho khối sản xuất, phục vụ sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài.

    Ngày 20-8, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị "Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững và hội nhập". Hội nghị nhằm tìm ra lời giải cho những thách thức đối với thị trường lao động trong thời gian qua.

    Tổng Giám đốc Vingroup Nguyễn Việt Quang cho biết Vingroup đang tiên phong thu hút sử dụng lực lượng lao động với trí tuệ Việt và kinh nghiệm, tri thức phương Tây. Hiện nay, Vingroup có 3 mảng hoạt động chính: Công nghệ, công nghiệp; thương mại, dịch vụ; thiện nguyện xã hội. Với tổng số nhân sự 45.000 người, đang dự kiến tăng lên 150.000 người trong 2 năm tới. 

    vingroup tuyen dung nhan su 0
    Dự án Nhà máy sản xuất Pin VinES với quy mô giai đoạn 1 là 8ha, tổng mức đầu tư 4.000 tỷ đồng tại Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) của Tập đoàn Vingroup đã cơ bản hoàn thành xây lắp.

    Hiện nay Vinfast và Vingroup đang có gần 1.000 chuyên gia đến từ gần 20 quốc gia phát triển trên thế giới. Nghiệp vụ của các chuyên gia ở Việt Nam không chỉ giúp doanh nghiệp triển khai các dự án nghiên cứu sản xuất trong mảng công nghệ, công nghiệp mà quan trọng hơn là tham gia vào quá trình đào tạo huấn luyện xây dựng đội ngũ nhân sự có chất lượng quốc tế.

    "Trong 2 năm tới, tập đoàn cần 100.000 nhân sự, trong đó 20% là nhân sự cao cấp đã qua đào tạo tối thiểu là trình độ đại học; khoảng 10% cho khối sản xuất, phục vụ sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài" - ông Nguyễn Việt Quang nói. 

    Về kế hoạch 5 năm tới, Vingroup dự kiến xây đựng 500.000 căn nhà xã hội và một loạt dự án xây dựng được triển khai tại Quảng Ninh, Khánh Hòa, TPHCM cùng với việc mở mới nhà máy pin tại Vũng Áng (Hà Tĩnh), mở rộng sản xuất nhà máy ôtô điện ở Hải Phòng chúng tôi cần tuyển gấp khoảng từ 80.000-100.000 công nhân cho các dự án này.

    "Trong vòng 3 năm tới, Vingroup đang có kế hoạch mở ra Trung tâm kết nối trí tuệ toàn cầu tại Khánh Hòa nhằm quy tụ những bộ óc lớn nhất thế giới với các chuyên gia đang sở hữu bằng sáng chế, các nghiên cứu chuyên sâu, Vingroup sẽ hỗ trợ họ phát triển ứng dụng để Việt Nam có một Thung lũng Silicon - nơi quy tụ tinh hoa của thế giới"- ông Quang chia sẻ.

    vingroup tuyen dung nhan su 0
    Tổng Giám đốc Vingroup Nguyễn Việt Quang.

    Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB-XH) Đào Ngọc Dung cho biết trên bình diện cả nước, cung lao động còn nhiều bất cập, hạn chế, chưa đáp ứng cho cầu lao động của một thị trường lao động hiện đại, linh hoạt, bền vững và hội nhập.

    Điều này thể hiện ở số lượng lao động có trình độ, kỹ năng nghề cao còn nhỏ (là nước có tỉ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ thấp, với 26,2%); chất lượng nhân lực có kỹ năng nghề vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của thị trường lao động; năng lực cạnh tranh quốc gia còn thấp, chưa tận dụng được hết cơ hội của thời kỳ dân số vàng để thu hút nguồn lực đầu tư FDI. 

    Đại diện Ngân hàng Thế giới (WB) thẳng thắn cho rằng Việt Nam vẫn chưa sẵn sàng để có thể tận dụng được hết tiềm năng của thanh thiếu niên tốt nghiệp phổ thông. Về kỹ năng của lao động, hiện tại, Việt Nam đứng thứ 116/141 nước về kỹ năng của học sinh tốt nghiệp trong Báo cáo về cạnh tranh toàn cầu, thấp hơn nhiều so với một số nước.  

    Về kỹ năng, 17% lao động Việt Nam có bằng đại học và trên đại học. Việt Nam muốn tăng cường chất lượng lao động tới năm 2050 nhưng với đà này thì chỉ 15% lực lượng lao động được tiếp cận giáo dục đại học vào năm 2030, thấp hơn nhiều so với các quốc gia ở châu Á khác.

    Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công cho biết báo cáo PCI 2021 do VCCI thực hiện cũng đánh giá chất lượng lao động tại các địa phương từ góc nhìn của doanh nghiệp FDI tương đồng với các nhận định trên. Đó là: Khi doanh nghiệp có kế hoạch tuyển dụng thay thế hoặc mở rộng, nhóm lao động mà các doanh nghiệp có thể dễ dàng tuyển dụng hơn cả là công nhân, lao động phổ thông (62%). Tiếp đến là nhóm kế toán (42%), cán bộ kỹ thuật (25%) và quản lý, giám sát (20%). Nhóm lao động có mức độ khó nhất khi tuyển dụng là giám đốc điều hành (15%).

    "Thách thức cho Việt Nam là có thể để mất cơ hội thu hút dòng đầu tư FDI dịch chuyển sau đại dịch Covid-19 và các biến động của chính trị quốc tế. Việt Nam vẫn đang ở trong giai đoạn dân số "vàng" nhưng chất lượng lao động lại chưa phải là "vàng""- ông Công lo ngại.

    Tổng Giám đốc Tập đoàn Pouyen Việt Nam Tsai Wen Tsung đề xuất Chính phủ tạo điều kiện tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp và các trường đào tạo nghề, bồi dưỡng nguồn lao động chất lượng cao. Việc đào tạo nhân lực chất lượng cao giúp doanh nghiệp có thể tăng cơ hội việc làm cho người lao động trong nước. 

    "Hy vọng Chính phủ sẽ đầu tư thêm nguồn lực vào các tỉnh phía nam để có thể tạo ra nguồn lao động có kỹ năng, tay nghề cao để hỗ trợ cho các doanh nghiệp ở khu vực này"- Tsai Wen Tsung kiến nghị.

    Góp ý giải bài toán nâng chất lượng lao động, Tổng Giám đốc Trường Hải THACO Phạm Văn Tài đề xuất nan hành cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp để có thể thu hút ngày càng nhiều chuyên gia nước ngoài, chuyên gia cao cấp đến làm việc, nghiên cứu khoa học, đào tạo, chuyển giao công nghệ và tham gia phục vụ sản xuất nhằm tăng cường khả năng hội nhập quốc tế cho nhân lực Việt Nam.

    Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Sun Group Đặng Minh Trường nêu thống kê của Tổng cục Du lịch, hằng năm, cả nước cần đến 40.000 lao động trong lĩnh vực này có trình độ những các trường đào tạo nghề, trường cao đẳng hiện chỉ đáp ứng được khoảng 15.000, như vậy thiếu hụt rất lớn. 

    Vấn đề quan trọng theo ông Đặng Minh Trường là cần có chính sách cụ thể để hỗ trợ cho việc hạ tầng, đào tạo đi trước một bước. Để người lao động an cư lạc nghiệp thì cần có chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở cho người lao động, hoặc chính sách thuế thu nhập cá nhân đối với đối tượng cần được hỗ trợ nhà ở. Để làm được điều này, Chủ tịch Tập đoàn Sun Group , cần tăng trần hạch toán chi phí phúc lợi vào chi phí doanh nghiệp. 

    Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo triển khai quyết liệt chính sách hỗ trợ cho người lao động. Tiếp tục đẩy mạnh đào tạo nghề, giúp cung cấp lượng lớn lao động có tay nghề kịp thời cho các doanh nghiệp thiếu hụt sau dịch, đặc biệt đối với những lĩnh vực: May mặc, giầy da, điện tử… Chú trọng đào tạo theo các đơn đặt hàng của các doanh nghiệp.

    Cùng quan điểm lãnh đạo Tập đoàn Sun Group, ông Nguyễn Đình Khang kiến nghị, đầu tư hạ tầng cơ bản để phục vụ cho người lao động tại những nơi thị trường lao động có hướng phát triển như ở các tỉnh, thành phố, các khu công nghiệp. 

    Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đặt vấn đề vì sao một lực lượng lớn lao động chất lượng cao được đào tạo ở nước ngoài không muốn quay về nước làm việc? Vì sao thời gian gần đây có một số lao động thuộc khu vực nhà nước có xu hướng chuyển dịch ra khu vực tư nhân? Vì sao lực lượng lao động xuất khẩu của nước ta thu nhập bình quân thường thấp hơn một số nước trong khu vực, cạnh tranh quốc tế còn thấp?... 

    Theo Thủ tướng, khi lao động trong nền kinh tế quá dư thừa, thiếu việc làm và tỷ lệ thất nghiệp cao có thể dẫn đến nhiều hệ lụy, thậm chí bất ổn xã hội, chính trị; ngược lại, nếu thiếu hụt lớn lao động, chất lượng lao động thấp… sẽ dẫn đến giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế và có các hệ lụy khác. 

    Thủ tướng nhấn mạnh một số giải pháp cụ thể. Theo đó, cần nâng cao nhận thức về thị trường lao động; tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật. Tiếp tục nội luật hóa và quy định cụ thể các tiêu chuẩn lao động phù hợp với điều kiện của Việt Nam và tiêu chuẩn quốc tế (các công ước của ILO, các FTA thế hệ mới) mà Việt Nam cam kết và phê chuẩn. Thúc đẩy hợp tác quốc tế, tăng cường liên kết thị trường lao động trong và ngoài nước.

    Phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp dịch vụ việc làm, hệ thống giáo dục nghề nghiệp và lưới an sinh xã hội...

    Thủ tướng cho rằng cần nắm bắt nhu cầu, phát triển thị trường lao động đúng hướng, tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm đang là ưu tiên hiện nay như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, ứng phó biến đổi khí hậu… Đẩy mạnh đầu tư số hóa quản trị lao động việc làm kết nối với số hóa quản lý dân cư.

    Đặc biệt, triển khai chính sách hỗ trợ nhà ở cho công nhân, người lao động ở khu công nghiệp và các thành phố lớn, với mục tiêu xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp đến năm 2030.

    Một giải pháp căn cơ khác là đổi mới toàn diện hệ thống đào tạo, giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt, hiệu quả để nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tận dụng thời cơ dân số vàng. Tập trung công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau trung học.  

    Một nhiệm vụ quan trọng nữa theo Thủ tướng là tập trung tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong kết nối giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp; xây dựng chính sách ưu đãi cho học tập, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, đánh giá công nhận trình độ kỹ năng cho người lao động.

    Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu, sau hội nghị này, Bộ LĐ,TB-XH chủ trì, phối hợp với các bộ, ban, ngành, với các địa phương, các hiệp hội, doanh nghiệp nghiên cứu, tham mưu, sớm trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản chỉ đạo về tập trung nguồn lực phát triển thị trường lao động đúng hướng, linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững, hội nhập.

    Theo Người Lao Động

  • Phó thủ tướng Lê Văn Thành vừa giao 5 bộ xây dựng đề án đầu tư ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội, nhà ở công nhân từ nay đến năm 2030 và nghiên cứu đề xuất xây nửa triệu căn nhà ở xã hội của Vingroup.

    Phó thủ tướng cũng yêu cầu ngay trong tháng 8 các bộ, ngành lập đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp.

    Đồng thời giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các bộ Tài chính, Kế hoạch và đầu tư, Tài nguyên và môi trường, Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu kỹ kiến nghị của Tập đoàn Vingroup về một số vướng mắc trong chính sách phát triển nhà ở xã hội.

    ong pham nhat vuong xay nha o xa hoi

    Trong báo cáo gửi tới Thủ tướng, tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup Nguyễn Việt Quang đã nêu ra 8 vướng mắc cần khắc phục trong chính sách phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân hiện nay.

    Trong đó đề nghị làm rõ khái niệm dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội theo nghị định 49 năm 2021 của Chính phủ; ưu đãi đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; quy định bắt buộc dành 20% quỹ đất trong dự án nhà ở thương mại, khu đô thị để xây nhà ở xã hội; đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội.

    Vấn đề phạt vi phạm hành chính liên quan đến phát triển nhà ở xã hội; chính sách truy thu tiền sử dụng đất khi bán nhà ở thương mại trong dự án nhà ở xã hội; hỗ trợ vay vốn đối với chủ đầu tư, khách hàng mua nhà ở xã hội; phát triển mô hình khu đô thị nhà ở xã hội tập trung.

    Vingroup cho rằng quy định bắt buộc dành 20% quỹ đất dự án nhà ở thương mại, khu đô thị tại các đô thị loại 3 trở lên để xây dựng nhà ở xã hội mà không quan tâm đến yếu tố riêng, đặc thù từng địa phương và nhu cầu xã hội là bất cập, vì nhiều địa phương miền núi, trung du chưa có nhu cầu nhà ở xã hội nhưng vẫn phải bố trí quỹ đất trong dự án để xây nhà ở xã hội.

    Đối với 20% diện tích đất thương mại trong dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, theo quy định nghị định 100 năm 2015 hướng dẫn Luật nhà ở thì chủ đầu tư dự án được miễn tiền sử dụng đất để bù đắp một phần chi phí xây dựng nhà ở xã hội, giảm giá nhà ở xã hội.

    Nhưng theo Luật đất đai thì chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội sẽ vẫn phải nộp tiền sử dụng đất với 20% diện tích đất thương mại trong dự án nhà ở xã hội khi bán nhà. Hai quy định này đang trái ngược nhau.

    Đối với quy định hỗ trợ 2% lãi vay thương mại cho chủ đầu tư phát triển dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, người thu nhập thấp có nhu cầu mua nhà ở xã hội theo chương trình phục hồi kinh tế - xã hội 2022 - 2023, Vingroup cho rằng theo nghị định 31 năm 2022 của Chính phủ thì điều kiện để được hỗ trợ lãi suất 2%/năm, chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà cho công nhân phải đáp ứng điều kiện hết sức khắt khe như: dự án phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đã được giao đất, cho thuê đất, hoàn thành giải phóng mặt bằng và được cấp phép xây dựng.

    Hơn nữa, dự án phải được UBND cấp tỉnh lập danh mục gửi Bộ Xây dựng tổng hợp, công bố danh mục dự án. Quy định này phát sinh thủ tục hành chính làm chậm việc thực thi chính sách ưu đãi, trong khi chính sách này chỉ được thực thi đến hết năm 2023. Thực tế đến nay Bộ Xây dựng mới công bố 15 dự án nhà ở xã hội trên cả nước đủ điều kiện hưởng ưu đãi này.

    Mức hỗ trợ 2% lãi suất theo Vingroup là quá thấp, chỉ cần chủ đầu tư dự án tồn kho 50% căn hộ trong 2 năm là không có lãi.

    Vingroup cũng kiến nghị đẩy mạnh phát triển mô hình nhà ở xã hội tập trung, vì mô hình này giúp địa phương chủ động bố trí quỹ đất phát triển nhà ở xã hội, khắc phục được nhược điểm phát triển nhà ở xã hội rải rác trong khu nhà ở thương mại.

    Theo Tuổi Trẻ

  • Vingroup sắp phát hành 525 triệu USD trái phiếu trong kế hoạch huy động tối đa 1,5 tỷ USD trái phiếu quốc tế trong năm 2022, để góp vốn đầu tư vào dự án VinFast.

    Vingroup vừa có thông báo về việc phê duyệt các điều khoản và điều kiện của Trái phiếu quốc tế, các văn kiện và các nội dung khác liên quan đến việc phát hành trái phiếu quốc tế. Theo đó tập đoàn sẽ phát hành 525 triệu USD với mệnh giá giá chào bán 1 triệu USD/trái phiếu. Thời gian phát hành trong tháng 5.

    vingroup phat hanh trai phieu

    Các văn kiện đã được Hội đồng quản trị phê duyệt như các hợp đồng đặt mua trái phiếu giữa Vingroup, VinFast Trading & Investment Pte. Ltd. và mỗi nhà đầu tư liên quan, các thỏa thuận giữa Vingroup và các đại lý liên quan đến trái phiếu…

    Đây là bước đầu trong kế hoạch huy động trái phiếu quốc tế với tổng giá trị tối đa 1,5 tỷ USD. Số tiến thu về dùng để bổ sung vốn cho Vingroup thanh toán các khoản chi phí cho việc phát hành trái phiếu và góp vốn trực tiếp vào VinFast để thực hiện dự án tổ hợp sản xuất ôtô VinFast.

    Ban đầu, tập đoàn dự kiến thực hiện trong quý I nhưng sau đó đã chuyển thời gian thực hiện trong năm 2022 và chia làm 2 đợt.

    Liên quan đến VinFast, phía chủ quản gần đây đã gửi hồ sơ đăng ký lên Ủy ban chứng khoán Mỹ (SEC) liên quan đến chào bán lần đầu ra công chúng (IPO).Quy mô đợt phát hành và giá chào bán cổ phiếu vẫn chưa được xác định.

    Hiện Vingroup đang liên tục mở rộng quy mô nợ. Tại cuối quý I, tổng giá trị vay và nợ thuê tài chính lên đến 139.548 tỷ đồng (trong đó có 63.604 tỷ đồng là nợ trái phiếu). Ngoài ra còn một khoản trái phiếu hoán đổi 425 triệu USD được phát hành trong tháng 9/2021.

    Cũng trên báo cáo tài chính quý I, tập đoàn được điều hành bởi tỷ phú Phạm Nhật Vượng ghi nhận doanh thu thuần giảm 22% còn 18.228 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế giảm 31% xuống 1.928 tỷ đồng.

    Riêng mảng công nghiệp thì VinFast đã bán được hơn 6.700 xe trong quý I và nhận tổng cộng khoảng 60.000 đơn đặt hàng sau 3 tháng mở đăng ký ở nước ngoài. Tập đoàn cũng công bố xây dựng nhà máy sản xuất đầu tiên ở nước ngoài tại hạt Chatham, Mỹ.

    Theo Zing

     

  • vingroup dong thue 0

    Mới đây, Tập đoàn Vingroup đã công bố tài liệu về cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022.

    Vingroup đưa ra các thông tin về tình hình tài chính năm 2021 và sử dụng vốn của tập đoàn. Đáng chú ý là các khoản thuế mà tập đoàn này đã nộp cho ngân sách nhà nước trong năm 2021.

    Theo đó, năm 2021, Vingroup và các công ty con đã nộp tổng cộng 26.213 tỷ đồng tiền thuế cho Nhà nước, tăng 25,2% thuế phải nộp so với năm 2020 nhưng vẫn thấp hơn đáng kể mức kỷ lục 38.700 tỷ của năm 2019.

    Trong số tiền đã nộp của năm 2021, công ty mẹ Vingroup chỉ trực tiếp nộp hơn 2.200 tỷ. Phần lớn nhất thuộc về Vinhomes với 12.600 tỷ. VinFast cũng nộp khoảng 5.000 tỷ vào ngân sách Thành phố Hải Phòng.

    vingroup dong thue 0

    Trong đó, thuế thu nhập doanh nghiệp là 10.722 tỷ đồng, thuế giá trị gia tăng là 4.026 tỷ đồng, thuế thu nhập cá nhân là 1.548 tỷ đồng và các loại thuế khác là 8.462 tỷ đồng. Riêng tiền sử dụng đất, thuê đất, nghĩa vụ theo hợp đồng BT tập đoàn này phải đóng là 1.455 tỷ đồng.

    Như vậy trong giai đoạn 4 năm 2018 - 2020, Vingroup đã nộp 101.853 tỷ đồng vào ngân sách.

    Đáng chú ý, trong 10 năm qua, đây là năm đầu tiên Vingroup báo lỗ và ghi nhận lỗ đến 7.558 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, thế nhưng lại là năm đóng thuế nhiều hơn so với nhiều năm đạt tăng trưởng dương như 2018, 2020. Trước đó, năm 2019, Vingroup cũng đóng thuế đến 38.732 tỷ đồng khi đạt lợi nhuận sau thuế kỷ lục là 7.717 tỷ đồng.

    vingroup dong thue 0

    Giải thích về mức lợi nhuận sau thuế giảm đến 266% so với thực hiện năm 2020, Tập đoàn này cho biết do đã tài trợ 6.042 tỷ đồng cho các hoạt động phòng chống Covid-19 và các hoạt động tài trợ khác.

    Ngoài ra, tập đoàn trích lập dự phòng 4.494 tỷ đồng để thanh toán cho các khoản phí trả cho các nhà cung cấp do kết thúc hợp đồng liên quan đến quyết định ngừng sản xuất xe xăng từ cuối năm 2022 để tập trung nguồn lực cho xe điện.

    Nếu không tính những khoản chi phí phát sinh ngoài kế hoạch đầu năm như kể trên, Vingroup ghi nhận lợi nhuận sau thuế 4.373 tỷ đồng trong năm 2021, tương đương 97% kế hoạch đầu năm.

    Năm 2022, HĐQT Vingroup cho biết sẽ trình Đại hội cổ đông thông qua kế hoạch với doanh thu thuần là khoảng 140.000 tỷ đồng, tăng 11,4% so với thực hiện năm 2021. Kế hoạch lợi nhuận sau thuế là khoảng 6.000 tỷ đồng.

    Ngày 11/5 tới đây, Vingroup sẽ tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2022 theo hình thức hội nghị kết nối truyền hình.

    Theo Cafef

  • Là người đứng đằng sau thành công của tỉ phú Phạm Nhật Vượng, nhưng hầu như phu nhân Phạm Thu Hương chưa từng xuất hiện trước công chúng. Tối nay 20/1/2022, bà Hương bất ngờ xuất hiện cùng chồng tại Lễ trao giải VinFuture.

    Bà Phạm Thu Hương, 53 tuổi, lớn lên ở Hà Nội, hiện là Phó chủ tịch thường trực của Tập đoàn Vingroup. Bà tốt nghiệp ĐH Tổng hợp Quốc gia Kiev (Ukraina) với bằng thạc sĩ luật quốc tế.

    vo ong pham nhat vuong 1
    Bà Phạm Thu Hương và chồng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng là người sáng lập Quỹ và Giải thưởng VinFuture. Ảnh: QUÝ HIÊN

    Bà đã đồng hành cùng chồng là tỉ phú Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup từ những ngày đầu khởi nghiệp tại Ukraina.

    Năm 2002, ông Vượng bắt đầu thực hiện đầu tư tại Việt Nam với mong muốn góp phần thay đổi diện mạo đất nước và mang tới cuộc sống tốt đẹp cho mọi người.

    Từ đó đến nay bà Hương là một trong những nhà lãnh đạo cao cấp của Tập đoàn Vingroup.

    Năm 2013, ông Phạm Nhật Vượng trở thành người Việt Nam đầu tiên có tên trong danh sách tỉ phú thế giới. Tài sản của ông hiện tại ước tính khoảng 7,5 tỉ USD, đứng thứ nhất tại Việt Nam và thứ 344 trong danh sách tỉ phú Forbes.

    vo ong pham nhat vuong 1
    Bà Phạm Thu Hương hiện là một trong những lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn Vingroup. Ảnh: T.HẰNG

    Bà Phạm Thu Hương thường xuyên có tên trong danh sách những người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tính đến ngày 17/9/2021, Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup đang sở hữu gần 170 triệu cổ phiếu VIC với tổng giá trị tài sản 14.921 tỷ đồng, xếp vị trí 11 trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.

    Năm 2020, ông Phạm Nhật Vượng và phu nhân đã thành lập Quỹ và Giải thưởng Khoa học công nghệ toàn cầu VinFuture với sứ mệnh tôn vinh và hỗ trợ các nghiên cứu khoa học mang tính đột phá, đã đóng góp cho cuộc sống của hàng triệu người trên trái đất trở nên tốt đẹp hơn, đồng thời kiến tạo môi trường sống bền vững cho thế hệ tương lai.

    vo ong pham nhat vuong 1
    Đây là lần đầu tiên hiếm hoi bà Phạm Thu Hương xuất hiện trước công chúng với vai trò đồng sáng lập Quỹ và Giải thưởng VinFuture. Ảnh: T.HẰNG

    Điều đặc biệt, bà Hương là người phụ nữ rất kín tiếng, hầu như không xuất hiện trước công chúng và chưa từng để lộ hình ảnh trên truyền thông. Đây là sự kiện đầu tiên bà Hương xuất hiện trước công chúng.

    Lễ trao Giải thưởng KH-CN thường niên toàn cầu VinFuture diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Sự kiện khoa học tầm cỡ thế giới được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 và phát trực tuyến trên các nền tảng kỹ thuật số của VTV, VinFuture, các kênh truyền thông quốc tế như CNN, CNBC, Euronews và TechNode.

    Đến dự lễ trao giải có Thủ tướng Phạm Minh Chính và nhiều lãnh đạo các Bộ, ngành.

    Đặc biệt, lễ trao giải thưởng VinFuture hội tụ nhiều tên tuổi kiệt xuất thế giới và công bố những sáng kiến, phát minh có tác động lên hàng triệu người sẽ đưa Việt Nam trở thành tâm điểm của giới khoa học, thu hút sự chú ý của thế giới đến với Việt Nam.

    Sự kiện có thể góp phần định vị Việt Nam là điểm đến mới của khoa học công nghệ thế giới, đồng thời tạo cơ hội kết nối, tạo mối quan hệ hợp tác trực tiếp, đa chiều giữa các nhà khoa học quốc tế và Việt Nam.

    Giải thưởng có 4 giải với tổng giá trị lên tới 4,5 triệu USD. Trong đó, giải chính (VinFuture Grand Prize) trị giá 3 triệu USD cho tác giả của nghiên cứu đột phá, các sáng chế công nghệ đã được chứng minh có khả năng làm cho cuộc sống của con người trở nên tốt đẹp hơn và cải thiện môi trường sống bền vững cho những thế hệ tương lai. Ba giải đặc biệt, mỗi giải 500.000 USD dành cho nhà khoa học có phát minh sáng chế tiên phong trong lĩnh vực mới, nhà khoa học nữ và người đến từ nước đang phát triển.

    Theo Thanh Niên

  • vinfast tan cong thi truong my 2

    Khẳng định VinFast sở hữu “át chủ bài” bí mật là tốc độ và công nghệ để tạo ra những mẫu xe điện của tương lai, truyền thông quốc tế đánh giá hãng xe Việt đã chọn đúng “thời điểm vàng” để ra mắt thương hiệu ô tô điện thông minh toàn cầu tại Los Angeles Auto Show 2021 cũng như chính thức đặt chân vào thị trường Mỹ đầy tiềm năng.

    Với tuổi đời hơn 100 năm, nơi đưa ra hàng loạt tên tuổi mẫu mã của những hãng xe nổi tiếng thế giới, triển lãm top đầu thế giới Los Angeles Auto Show 2021 diễn ra từ 17-28/11/2021 trên đất Mỹ là địa điểm mà VinFast chính thức ra mắt hai chiếc ô tô điện VF e35, VF e36. Và sáng nay bộ đôi này đã xuất hiện tại địa điểm diễn ra sự kiện đình đám này.

    vinfast tan cong thi truong my 2

    Bộ đôi xe điện VinFast VF e35, VF e36 – Cặp “Át chủ bài” chinh chiến nơi đất Mỹ

    Một ngày trước khi sự kiện ra mắt diễn ra, bộ đôi VinFast VF e35 và VF e36 đã được vận chuyển đến khu vực triển lãm Los Angeles Auto Show. Hai chiếc ô tô điện hoàn toàn mới của VinFast vẫn được phủ vải che cẩn thận để tránh lộ hoàn toàn thiết kế trước thời điểm ra mắt.

    vinfast tan cong thi truong my 2
    Một ngày trước khi sự kiện ra mắt diễn ra, bộ đôi VinFast VF e35 và VF e36 đã được vận chuyển đến khu vực triển lãm Los Angeles Auto Show.

    Ngay sau khi được đưa vào, những chiếc VinFast VF e35 và VF e36 đã được đưa lên bục trưng bày. Xe đã được phủ bạt kín nhưng vẫn để lộ ánh đèn LED xuyên qua với dải LED hình cánh chim đặc trưng của xe VinFast. VF e35 và VF e36 là 2 mẫu SUV chạy điện thuộc phân khúc D và E sẽ được VinFast cho ra mắt tại Los Angeles (Mỹ). Bên cạnh đó, tại triển lãm này, VinFast còn giới thiệu thêm những công nghệ hiện đại thông minh mà hãng xe Việt phát triển để bắt kịp xu thế trên thế giới.

    vinfast tan cong thi truong my 2
    Ngay sau khi được đưa vào, những chiếc VinFast VF e35 và VF e36 đã được đưa lên bục trưng bày. Xe đã được phủ bạt kín nhưng vẫn để lộ ánh đèn LED xuyên qua với dải LED hình cánh chim đặc trưng của xe VinFast.

    Gian hàng của VinFast tại Los Angeles Auto Show có tổng diện tích 800 m2, được thiết kế với nền LED màu xanh làm chủ đạo, kết hợp các màn hình siêu lớn để trình chiếu về sản phẩm. Hai chiếc VF e35 và VF e36 được đặt trên bục cao nổi bật.

    vinfast tan cong thi truong my 2

    Theo dự kiến, VinFast sẽ mang hai mẫu ô tô điện hoàn toàn mới là VF e35 và VF e36 tới Los Angeles Auto Show 2021. Sự kiện ra mắt sẽ bắt đầu vào 6:30 sáng ngày 18/11 theo giờ Hà Nội (15:30 ngày 17/11 tại Los Angeles). Những người không thể đến triển lãm có thể theo dõi online qua trang Facebook và YouTube của VinFast theo đúng khung giờ trên.

    “Giấc mơ Mỹ” của VinFast tiếp tục có cột mốc mới sau khi thành lập trụ sở đầu tiên tại thành phố Los Angeles, California

    Sáng 17/11, VinFast công bố trụ sở chính tại Mỹ. Trụ sở tọa lạc tại 12777 đại lộ W Jefferson, Los Angeles, California thuộc khu vực Playa Vista vốn được mệnh danh là “bãi biển Silicon” của thành phố Los Angeles. Nơi đây quy tụ nhiều các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ. Lý do VinFast lựa chọn thành phố Los Angeles để đặt trụ sở bởi chính quyền thành phố và bang California đang đẩy mạnh xanh hóa hệ thống giao thông.

    vinfast tan cong thi truong my 2
    Trụ sở VinFast tại Los Angeles, Mỹ.

    Trụ sở này của VinFast có diện tích khoảng 1.400m2, có thể tiếp tục mở rộng trong tương lai. Dự kiến, đây sẽ là nơi làm việc của đội ngũ lãnh đạo và hơn 400 nhân viên của hãng. Đặc biệt, cùng tòa nhà với VinFast là Phòng Thí nghiệm Thực tế chi nhánh Los Angeles của Facebook.

    Trong tương lai, VinFast Mỹ sẽ xây dựng các văn phòng chi nhánh, tổng đài chăm sóc khách hàng tại nhiều khu vực và triển khai mạng lưới đại lý, xưởng dịch vụ để đưa VF e35 và VF e36 tới tay khách hàng Mỹ.

    Sự kiện họp báo chào mừng VinFast đến Los Angeles còn có các quan chức cao cấp của chính quyền bang California, bao gồm Cố vấn Kinh tế Cao cấp của Thống đốc bang California Dee Dee Myers, Phó Thị trưởng thành phố Los Angeles Nina Hachigian và các quan chức địa phương khác.

    vinfast tan cong thi truong my 2

    Sự kiện này diễn ra ngay sau thông cáo ngày 5/11 của chính quyền bang California về việc VinFast là một trong số ít doanh nghiệp nước ngoài tiêu biểu được phê duyệt ưu đãi thuế năm nay. Với quyết định đầu tư hơn 200 triệu USD (giai đoạn đầu) và tạo việc làm ổn định cho ít nhất hơn 1000 lao động địa phương, VinFast được hưởng khoản ưu đãi thuế trị giá 20,5 triệu USD từ Chương trình Ưu đãi thuế California Competes (CalCompetes).

    Đây là khoản ưu đãi thuế lớn nhất trong chương trình CalCompetes được trao cho một công ty ô tô và cũng là một trong mười khoản ưu đãi thuế lớn nhất được trao cho các công ty nói chung trong lịch sử 10 năm của chương trình.

    vinfast tan cong thi truong my 2

    Nhà sản xuất xe điện Việt Nam chinh phục thị trường toàn cầu

    Với bài viết trên The Driven, chuyên trang ô tô nổi tiếng của Australia, nhà nghiên cứu David Waterworth mở đầu với lời khẳng định chắc nịch: “VinFast có thể dễ dàng bỏ qua các ‘con hổ’ ở Đông Nam Á để phát triển xe điện trong khu vực và trên thế giới”.

    The Driven đánh giá, trong 5 năm qua, VinFast đã phát triển với tốc độ chóng mặt, trở thành cái tên hàng đầu ở thị trường nội địa. VinFast nối tiếp thành công bằng việc cho ra mắt 3 mẫu ô tô điện đầu tiên. Hai trong số đó nhắm đến thị trường Bắc Mỹ và châu Âu. “Việc hợp tác với Pinafarina đã cho ra đời 2 mẫu xe tuyệt đẹp là VF e35 và VF e36”, vị chuyên gia người Australia nhận xét.

    Tờ báo Australia cũng đặc biệt ấn tượng với thiết kế tương lai và nội thất theo phong cách tối giản của 2 mẫu xe điện VinFast, với màn hình trung tâm giống như các mẫu xe của Tesla. “Tôi thực sự trông đợi các mẫu xe này sớm ra mắt”, David Waterworth viết.

    vinfast tan cong thi truong my 2

    Automotive News, tuần báo ô tô số 1 Bắc Mỹ, cũng đánh giá “hành trang” của hãng xe Việt khi ra quốc tế là rất đáng nể. Hai mẫu VF e35 và VF e36 dự kiến được VinFast trang bị hệ thống động cơ 300 kW, pin công suất 86 kWh với mẫu e35 và 95 kWh với mẫu e36, phạm vi hoạt động lần lượt lên tới 500 km và 550 km.

    “Các thông số này dựa trên tiêu chuẩn Châu Âu theo Quy trình kiểm tra đồng bộ cho xe hạng nhẹ toàn cầu (WLTP) và được xem là vượt trội so với tiêu chuẩn Hoa Kỳ do EPA đặt ra”, Automotive News đánh giá.

    Automotive News cũng tiết lộ, những mẫu xe sắp ra mắt có thể được trang bị công nghệ hỗ trợ lái hiện đại như hỗ trợ giữ làn đường và cảnh báo va chạm, cũng như các chức năng đỗ xe và triệu hồi xe tự động. Bên trong, cả hai chiếc crossover chạy điện của VinFast đều có bảng điều khiển được thu gọn, tối giản với màn hình cảm ứng lớn.

    “Át chủ bài” bí mật của VinFast: Tốc độ và công nghệ

    vinfast tan cong thi truong my 2

    Nhận định việc thâm nhập thị trường Mỹ là không dễ dàng với một hãng xe non trẻ, song Automotive News vẫn đặt niềm tin lớn vào “át chủ bài bí mật của VinFast là tốc độ và công nghệ.

    “VinFast nắm trong tay tất cả những gì cần có của một nhà sản xuất ô tô công nghệ cao hiện đại, hứa hẹn sẽ tạo ra những mẫu xe với khả năng tự lái mới nhất, được trang bị trí tuệ nhân tạo, trợ lý ảo và pin thể rắn”, tờ báo chuyên về ô tô hàng đầu Bắc Mỹ khẳng định. Cũng theo Automotive News, Mỹ không phải là điểm đến quốc tế duy nhất của hãng xe Việt.

    Tháng 7 vừa qua, VinFast đã khai trương chi nhánh tại Canada, Pháp, Đức, Hà Lan và hiện còn đang “ngắm nghía” nhiều thị trường tiềm năng khác.

    Automotive News cho rằng, năng lực sản xuất của VinFast hoàn toàn có thể đáp ứng được chiến lược quốc tế hóa đầy quyết tâm của hãng. Tổ hợp sản xuất với mức độ tự động hóa cao của VinFast có 1.200 robot, công suất 250.000 xe/năm. Quy mô nhà máy còn có thể mở rộng khi doanh số tăng lên. Automotive News dẫn lời ông Michael Lohscheller, Tổng Giám đốc VinFast toàn cầu, tiết lộ trong tương lai VinFast có thể cân nhắc việc tổ chức sản xuất tại các nước sở tại tùy theo nhu cầu thực tế.

    Để hiện thực hóa giấc mơ toàn cầu, VinFast đã bắt tay với nhiều đối tác lớn của thế giới. Tháng 8 vừa qua, hãng ký biên bản ghi nhớ hợp tác nghiên cứu và sản xuất pin LFP với Gotion High-Tech – nhà phát triển pin xe điện hàng đầu thế giới và dự kiến sẽ xây dựng nhà máy để sản xuất ngay trong nước. LFP là công nghệ pin không sử dụng coban hay magiê, được coi là một giải pháp chi phí thấp cho xe điện trong tương lai mà ngay cả Tesla cũng đang theo đuổi.

    Automotive News đánh giá sức mạnh công nghệ của VinFast còn đến từ nội lực với 1.900 chuyên gia, kỹ thuật viên R&D chuyên về trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn của công ty mẹ – Tập đoàn Vingroup. Tờ báo ô tô hàng đầu của Mỹ cũng đặc biệt nhấn mạnh chính sách thuê pin khác biệt cùng thời gian bảo hành 10 năm của VinFast, xem đây là một phần trong chiến lược cạnh tranh khôn ngoan của hãng khi mang lại sự đảm bảo và tiện lợi cho khách hàng. “Vẫn còn nhiều cơ hội để những công ty mới có tầm nhìn và tiềm lực mạnh mẽ như VinFast bứt phá và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường toàn cầu”, Automotive News dẫn lời ông Michael Lohscheller, Tổng Giám đốc VinFast toàn cầu. 

    Đi sâu phân tích năng lực và cơ hội của VinFast tại thị trường quốc tế, The Ken, chuyên trang về công nghệ và sáng tạo châu Á chỉ ra, VinFast đang có lợi thế lớn khi chiến lược “Mỹ tiến” của hãng được đưa ra đúng thời điểm Tổng thống Joe Biden công bố kế hoạch đầy tham vọng: chi 174 tỷ USD để làm “cách mạng xe điện”, khuyến khích người Mỹ chuyển sang sử dụng phương tiện thân thiện môi trường. Với quan điểm xem chống biến đổi khí hậu là ưu tiên hàng đầu, ông chủ Nhà trắng cũng đặt mục tiêu xe điện sẽ chiếm một nửa tổng doanh số bán ô tô mới ở Mỹ vào năm 2030.

    vinfast tan cong thi truong my 2

    The Ken dẫn lời nhà phân tích cao cấp Sandy Fitzpatrick khẳng định: “Mỹ là một thị trường rộng lớn và chính quyền Biden đang thực sự hỗ trợ xe điện và đầu tư rất nhiều vào cơ sở hạ tầng xe điện. VinFast đang tham gia thị trường vào một thời điểm rất thích hợp”. 

    Tạp Chí Doanh Nhân (Theo The Driven, Automotive News, The-Ken, báo Tổ quốc)

  • MC Nguyen Cao Ky Duyen mua Vinfast 1
    MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên bên một mẫu xe Vinfast.

    Mới đây, trong khuôn khổ triển lãm Los Angeles Auto Show, VinFast đã chính thức tổ chức sự kiện đánh dấu sự đặt chân tới Mỹ và trình làng hai mẫu ô tô điện cao cấp là VF e35 và VF e36. 

    Sự kiện này của VinFast đã thu hút được sự quan tâm lớn từ giới truyền thông trong nước và quốc tế. Trước đó, VinFast đã hợp tác cùng một số KOL nổi tiếng như NasDaily hay Supercar Blondie để quảng bá. Thế nhưng, bên cạnh những KOL nước ngoài, VinFast cũng đã mời tới sự kiện của mình nhiều khách mời đến từ Việt Nam, trong đó có MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên.

    Chia sẻ với kênh Youtube Phố Bolsa TV, MC "Paris by Night" thoạt đầu tỏ vẻ bất ngờ, và sau đó là hãnh diện khi người Việt đã có thể mang tới Mỹ một chiếc xe ô tô điện. Ngoài ra, nữ MC cũng dành lời khen cho đội ngũ của VinFast khi đã chiêu mộ được nhiều nhân tài đến từ quốc tế.

    "Mình không ngờ là trong một thời gian (đối với Duyên) là rất ngắn mà VinFast đã đưa được một chiếc xe sang Mỹ. VinFast mới bắt đầu từ năm 2017 nhưng đã đưa được một chiếc xe sang đây. Kỳ Duyên không nghĩ là Việt Nam có một sản phẩm cao cấp mà đưa tới LA Auto Show. Thường thường khi nghe Việt Nam xuất khẩu thì thường là hải sản, đồ ăn, đậu... Nhưng giờ là một chiếc xe, lại còn là xe điện, ông CEO lại từng là của Volkswagen, đội thiết kế toàn là những người của quốc tế... thật sự là một đội ngũ trong mơ (dream team). Phải nói Duyên rất là hãnh diện là người Việt Nam mình có một cái xe ở đây."

    MC Nguyen Cao Ky Duyen mua Vinfast 1
    VinFast VF e36, một trong hai chiếc xe mà VinFast mang tới Mỹ trong lần ra mắt này.

    Khi được hỏi về cơ hội dành cho VinFast tại một thị trường có tính cạnh tranh cao như Mỹ, MC Kỳ Duyên cho rằng xe điện là một lĩnh vực mới và VinFast hoàn toàn có thể học hỏi nhanh hơn các hãng có kinh nghiệm lâu đời.

    "Đó là câu hỏi mà Duyên đã hỏi một người làm ở VinFast. Nếu mà là xe thường, thì có thể là mình đi sau những hãng xe bao nhiêu năm rồi không kể. Nhưng trong lĩnh vực xe điện, ngay cả các hãng xe đi trước họ cũng mới vào thôi. Mà càng ngày công nghệ càng cao, Kỳ Duyên nghĩ là những người vào sau họ lại còn học hỏi nhanh hơn và đi được những đường tắt nhanh hơn là những người đi trước."

    Về bản thân, MC Kỳ Duyên cho biết đã đặt một chiếc Tesla và sắp đến hạn nhận xe. Tuy nhiên, rất có thể nữ MC sẽ huỷ bỏ đơn hàng để đợi VinFast và ủng hộ hàng Việt.

    "Duyên đã đặt một chiếc Tesla. Mà Tesla phải chờ tới 8-9 tháng, bên đó vừa gọi Duyên tháng 12 này. Nhưng mà Duyên nghĩ là Duyên sẽ không lấy Tesla, Duyên đợi năm sau để lấy chiếc VinFast. Nếu hai chiếc tương đương trên mọi thứ, thì cái gì Duyên ủng hộ được hãng Việt Nam, thì Duyên rất muốn ủng hộ."

    Theo dự kiến, hai mẫu xe điện của VinFast sẽ cho phép đặt hàng vào nửa đầu năm 2022 và bắt đầu giao xe từ cuối năm 2022.

    Theo Genk

     

  • Các công ty con như VinHomes, VinFast trong tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng làm ăn thế nào trong thời gian gần đây?

    Mới đây, Công ty Cổ phần Vinhomes và Công ty Cổ phần Vincom Retail đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III, Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và kinh doanh VinFast công bố báo cáo tài chính nửa đầu năm 2021 với một số điểm đáng chú ý.

    Vinhomes lãi sau thuế hơn 11.195 tỷ đồng, tăng trưởng 82%

    Theo đó, Vinhomes ghi nhận doanh thu thuần 20.679 tỷ đồng, giảm 22% so với quý III/2020. Nhờ chi phí giá vốn giảm đến 59,5%, Vinhomes mang về 13.647 tỷ đồng lợi nhuận gộp, cao hơn gấp rưỡi cùng kỳ.

    Cùng với việc tiết giảm chi phí vận hành, đặc biệt là chi phí bán hàng nhẹ gánh hơn tới 75% chỉ còn 276 tỷ đồng, Vinhomes kết thúc quý III với lợi nhuận sau thuế đạt 11.195 tỷ đồng, tăng trưởng 82% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Trong quý III, Chính phủ tiếp tục áp dụng các biện pháp giãn cách nghiêm ngặt để kiểm soát dịch Covid-19, đặc biệt tại TP. HCM và Hà Nội. Tuy nhiên, Vinhomes cho biết vẫn duy trì ổn định hoạt động kinh doanh nhờ chuyển đổi mạnh mẽ từ nền tảng offline (bán hàng trực tiếp) sang nền tảng online (bán hàng trực tuyến). Doanh nghiệp cũng cho biết, lợi nhuận tăng trưởng chủ yếu đến từ việc bàn giao nhiều căn hộ thấp tầng với biên lợi nhuận khả quan hơn.

    Ở quý cuối năm, Chính phủ đã ban hành quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”. Vinhomes thông tin sẽ linh hoạt thích ứng, chớp thời cơ nhanh chóng để hoàn thành các mục tiêu kinh doanh, phát triển các dự án mới. Nền tảng số cũng tiếp tục được đầu tư, củng cố nhằm thích ứng với dịch bệnh và tạo tiền đề bứt phá mạnh mẽ cho các giai đoạn tiếp theo.

    vinfast thua lo ky luc

    Lũy kế 9 tháng, Vinhomes báo cáo doanh thu thuần đạt 61.680 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 27.245 tỷ đồng, lần lượt tăng 25% và 58% so với cùng giai đoạn năm trước. Như vậy, Vinhomes đã hoàn thành 73% kế hoạch doanh thu và 78% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

    Tại thời điểm 30/9, tổng tài sản Vinhomes đạt 219.639 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 119.542 tỷ đồng, tăng tương ứng ở mức 4% và 34% so với thời điểm 31/12/2020.

    Vincom Retail chỉ lãi 24 tỷ đồng do hỗ trợ khách hàng vượt Covid-19

    Dưới ảnh hưởng của đợt giãn cách xã hội kéo dài nhất từ trước đến nay, doanh thu thuần hợp nhất của Vincom Retail giảm 55% so với cùng kỳ, xuống còn 787 tỷ đồng. Phần lớn sự suy giảm đến từ mảng cho thuê bất động sản đầu tư và cung cấp các dịch vụ.

    Trong quý, Vincom Retail tiếp tục đồng hành cùng các khách thuê thông qua gói hỗ trợ 925 tỷ đồng, chủ yếu dưới hình thức miễn giảm tiền thuê mặt bằng kinh doanh.

    Do đó, kết thúc quý III, lợi nhuận sau thuế của Vincom Retail chỉ đạt 24 tỷ đồng, tương đương 4,2% mức thực hiện cùng kỳ năm 2020.

    Tính chung 9 tháng đầu năm, Vincom Retail ghi nhận doanh thu thuần và lãi sau thuế lần lượt giảm 11% và 15% so cùng kỳ, xuống còn 4.524 tỷ đồng và 1.193 tỷ đồng. Với kết quả này, doanh nghiệp đã thực hiện được 50% chỉ tiêu doanh thu và 48% chỉ tiêu lợi nhuận năm 2021.

    Tại thời điểm lập báo cáo quý III, tổng tài sản của Vincom Retail ghi nhận hơn 37.746 tỷ đồng, giảm 5% so với đầu năm. Trong đó, tiền và các khoản tương đương tiền giảm từ 3.051 tỷ đồng xuống còn 2.689 tỷ đồng.

    Phía Vincom Retail cho biết, với những tín hiệu tích cực từ công tác phòng chống dịch bệnh, các trung tâm thương mại Vincom đã hoạt động trở lại tại nhiều địa phương trên cả nước, bao gồm hai đầu tàu kinh tế lớn là Hà Nội và TP. HCM.

    Tính tới ngày 30/9/2021, Vincom Retail đang vận hành 80 trung tâm thương mại với tổng diện tích sàn bán lẻ đạt 1,7 triệu m2 tại 43 tỉnh và thành phố trên toàn quốc. Trong quý IV, Vincom Retail sẽ tiến hành mở cửa các cửa hàng thiết yếu tại Vincom Mega Mall Smart City.

    VinFast công bố mức lỗ kỷ lục – gần nửa tỷ USD giữa lúc đang Mỹ tiến

    VinFast gần đây đã công bố báo cáo tài chính nửa đầu năm 2021. Vinfast ghi nhận khoản lỗ 11,3 nghìn tỷ đồng (491,3 triệu đô la Mỹ), tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái – 6,6 nghìn tỷ đồng (287 triệu đô Mỹ).

    Dù là “biểu tượng” ô tô Việt Nam, nhưng thực tế, VinFast vẫn là một tên tuổi khá mới trong ngành ô tô chỉ 4 năm hoạt động và hơn 2 năm bán xe.

    Do đó, khả năng sinh lời của doanh nghiệp vẫn là một thách thức. Năm ngoái, nhà sản xuất xe hơi nội địa đã bán được khoảng 30.000 chiếc xe, một số lượng đủ để chiếm 10% thị trường địa phương nhưng còn rất xa so với mục tiêu hàng năm là bán được 250.000 xe.

    Chứng khoán Bản Việt ước tính VinFast sẽ đạt điểm hòa vốn về lợi nhuận trước lãi vay và thuế, khấu hao tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định vô hình vào năm 2026.

    Quả thực, không dễ để bán xe điện tại Việt Nam, nơi mà xe máy và ô tô đang chiếm ưu thế. Đó là lý do khiến VinFast không ngừng tìm kiếm cơ hội mở rộng hoạt động kinh doanh ra thị trường nước ngoài, điển hình là Mỹ, nơi cũng đang có xu hướng gia tăng phương tiện điện.

    Tuy nhiên, ngành công nghiệp ô tô của Mỹ được định hình bởi các công ty hàng đầu thế giới như General Motors, Toyota, Honda, … Đáng chú ý, phân khúc xe điện vẫn thua kém rất nhiều so với xe chạy xăng. Ngay cả ông lớn xe điện Tesla cũng chỉ chiếm 2% thị trường xe hơi tại Mỹ, theo Statista.

    Những thông tin trên đã nào cho thấy khả năng cạnh tranh của VinFast tại quốc gia 300 triệu dân là một vấn đề với rất nhiều câu hỏi.

    Một nhà phân tích từ Aizawa Securities có trụ sở tại Tokyo nói rằng Vingroup – công ty mẹ của VinFast cần có những động thái mạnh mẽ hơn “ngay cả khi chúng có thể làm gián đoạn lợi nhuận của tập đoàn”.

    Để giải quyết vấn đề này, Vingroup đang xem xét kế hoạch IPO của VinFast tại nền kinh tế hàng đầu thế giới. Tập đoàn cũng xem xét các cơ hội gây quỹ để sớm hiện thực hóa kế hoạch niêm yết.

    Trở lại với những động thái mới nhất, VinFast đang chuẩn bị ra mắt hai mẫu ô tô điện mới nhất tại Triển lãm ô tô Los Angeles vào tháng 11 và sẽ nhận đơn đặt hàng từ nửa đầu năm sau. Tất cả giá và các thông tin chi tiết khác sẽ được công bố vào ngày 17/11.

    VinFast cũng gây bất ngờ cho ngành công nghiệp ô tô khi đặt mục tiêu bán 160.000-180.000 xe mỗi năm tại Mỹ, tương đương 1% doanh số bán ô tô hàng năm của cả nước.

    Ngoài sản xuất xe, VinFast còn đặt tham vọng tự sản xuất pin ô tô để cắt giảm chi phí vận hành. Công ty đang có kế hoạch đầu tư khoảng 400 triệu đô la Mỹ vào một nhà máy sản xuất pin ở tỉnh Hà Tĩnh. Cơ sở này sẽ được khánh thành vào tháng 9 năm 2022 với công suất 3 GWh cho giai đoạn đầu và 5 GWh vào năm 2025.

    Nhà máy sẽ sản xuất pin lithium iron phosphate mà thành phần của nó không bao gồm các vật liệu cao cấp như coban (được tìm thấy trong pin lithium-ion). VinFast có thể hợp tác với đối tác Gotion High-Tech của Trung Quốc để phát triển loại pin này.

    Theo Vietnamfinance

  • Ngày 3-4- 2020, Tập đoàn Vingroup công bố quyết định triển khai việc sản xuất máy thở các loại và máy đo thân nhiệt nhằm cung ứng cho thị trường Việt Nam, kịp thời phòng chống đại dịch COVID-19.

    0 ong vuong san xuat may tho 1
    Bên trong các phòng Lab nghiên cứu hiện đại, tối tân của nhà máy VinSmart (Tập đoàn Vingroup)

    Trong đó, Tập đoàn Vingroup cam kết sẽ tặng cho Bộ Y tế 5.000 chiếc máy thở không xâm nhập để kịp thời chống dịch COVID-19.

    Nói về kế hoạch sản xuất hai loại thiết bị y tế quan trọng đối với việc phòng chống đại dịch COVID-19 hiện nay, ông Nguyễn Việt Quang, tổng giám đốc Vingroup, cho biết: 

     "Chúng tôi dự kiến sẽ cung cấp các thiết bị này cho Bộ Y Tế Việt Nam với đúng giá thành linh kiện, và không tính tất cả các chi phí vận chuyển, thuế các loại, chi phí nhân công, sản xuất… vào giá thành. Trước mắt, chúng tôi sẽ tặng cho Bộ Y tế 5.000 máy thở không xâm nhập để kịp thời phục vụ chống dịch"

    "Ngoài ra với công suất của các nhà máy VinFast, VinSmart có thể sản xuất tới 45.000 máy thở không xâm nhập và 10.000 máy thở xâm nhập mỗi tháng, chúng tôi có thể hỗ trợ các nhà sản xuất khác trên thế giới để gia công thiết bị cho họ hoặc cung cấp một phần nhu cầu, số lượng cụ thể phụ thuộc vào khả năng cung ứng linh kiện của các đối tác" - ông Quang chia sẻ thêm thông tin

    Tập đoàn Vingroup cho biết quyết định triển khai việc sản xuất máy thở các loại (xâm nhập và Không xâm nhập) và máy đo thân nhiệt nhằm cung ứng cho thị trường Việt Nam nhằm hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ kêu gọi toàn dân tham gia ủng hộ phòng chống dịch COVID-19,

    Thông tin từ tập đoàn này cho hay: 12h trưa 30-3, lãnh đạo Tập đoàn Vingroup đã triệu tập phiên họp khẩn cấp và yêu cầu tất cả các viện nghiên cứu của tập đoàn dừng hết các việc hàng ngày, tập trung vào tìm kiếm và nghiên cứu các phương án để có thể sản xuất được các loại máy thở.

    "Các đơn vị được giao trọng trách chủ lực là Viện Nghiên cứu - thiết kế ôtô 1, Viện Nghiên cứu - thiết kế ôtô 2, Viện Nghiên cứu thiết bị di động, Viện Nghiên cứu - thiết kế thiết bị gia đình thông minh, Viện Nghiên cứu thiết kế thiết bị viễn thông, Viện Nghiên cứu thiết kế pin thông minh, Nhà máy sản xuất ôtô VinFast và Nhà máy sản xuất các thiết bị điện tử VinSmart. 

    Tất cả các cán bộ lãnh đạo tập đoàn và các ban phòng chuyên môn có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ và được yêu cầu làm việc trực tiếp điện thoại 24/24" – Đây là kế hoạch huy động nhân lực tập trung cho việc nghiên cứu sản xuất máy thở và máy đo thân nhiệt của Vingroup.

    Chỉ sau một ngày đêm, các đơn vị đã tìm được rất nhiều đối tác sẵn sàng chia sẻ thiết kế và các thông tin cần thiết để có thể bắt đầu triển khai. 

    Ngay sau đó, Vingroup đã ký kết hợp đồng license với Hãng Medtronic của Mỹ để được sử dụng thiết kế của họ cho máy thở xâm nhập nhãn hiệu PB560, đồng thời bắt tay vào nghiên cứu máy thở không xâm nhập dựa theo thiết kế do trường Đại học MIT (Mỹ) chia sẻ cho cộng đồng - Đại diện tập đoàn này chia sẻ.

    Tập đoàn Vingroup cũng xác định phân loại linh kiện cần thiết: Nhóm các linh kiện có thể mua được trên thị trường và nhóm các linh kiện Vingroup phải tự chế tạo, hoặc hợp tác, hỗ trợ các đối tác chế tạo do công suất sản xuất của họ đã hết.

    "Vingroup có một lợi thế là có hai công ty sản xuất ôtô và thiết bị điện tử, vì vậy chúng tôi có thể chế tạo đồng thời cả các chi tiết lớn, các chi tiết cơ khí và các chi tiết khó và hiếm hàng tại thời điểm này như các bo mạch điện tử. Chúng tôi cũng có các kỹ sư thiết kế giỏi để có thể chuyển hóa các thiết kế concept, thiết kế 2D do các hãng cung cấp thành các thiết kế chi tiết, đầy đủ theo yêu cầu của các nhà sản xuất" - bà Lê Thị Thu Thủy, phó chủ tịch Tập đoàn Vingroup, chia sẻ.

    Ngày 3-4, đại diện Vingroup cho biết: Dự kiến các lô linh kiện của máy thở không xâm nhập đầu tiên sẽ về đến nhà máy sau 2 tuần nữa và sau 4 tuần sẽ có các lô linh kiện của máy thở xâm nhập. Một ngày sau khi đủ linh kiện, VinFast sẽ cho xuất xưởng các loại máy thở để chuyển Bộ Y tế, Bộ Khoa học và công nghệ thẩm định và cấp chứng nhận chất lượng trước khi đưa vào sử dụng tại các cơ sở y tế trên toàn quốc.

    0 ong vuong san xuat may tho 1
    Máy đo thân nhiệt đã được Vingroup sản xuất thử nghiệm thành công

    "Các máy máy đo thân nhiệt đã được sản xuất thử nghiệm thành công với chi phí linh kiện chỉ 16 triệu đồng, thấp hơn hàng chục lần so với các máy đo thân nhiệt trên thị trường hiện nay. Giá linh kiện dự kiến của các máy thở không xâm nhập khoảng 22 triệu đồng, với máy xâm nhập là 160 triệu đồng", thông tin từ Vingroup cho hay.

    Theo Tuổi Trẻ

  • Một căn biệt thự tại Vinhomes Bason có diện tích sàn xây dựng 553.47m2 gồm 1 tầng hầm, 1 tầng trệt, 3 tầng. Giá thị trường của căn biệt thự này hiện khoảng 125 tỷ đồng.

    Cuộc sống của giới thượng lưu là điều gây tò mò với nhiều người trên thế giới. Tại những nước phương Tây có những tạp chí kiến trúc chuyên giới thiệu về biệt thự, khu nghỉ dưỡng của giới siêu giàu trên thế giới. Ví dụ tại Mỹ, Business Insider có những thông tin về biệt thự của các tỷ phú công nghệ tại nước này như Jeff Bezos, Mark Zuckerberg hay Bill Gates. Tuy nhiên tại Việt Nam, những tin tức về giới thượng lưu, người giàu thường rất ít. Mới đây nhà thiết kế nội thất cao cấp Quách Thái Công công bố clip giới thiệu về căn biệt thự trị giá 6 triệu USD.

    Căn biệt thự này nằm trong siêu dự án Vinhomes Golden River do tập đoàn Vingroup chính thức xây dựng từ năm 2016. Dự án này nằm ngay quỹ đất vàng thuộc nhà máy đóng tàu cảng Ba Son – Sài Gòn một trong những địa danh đã đi vào di tích lịch sử của Tp. Hồ Chí Minh nên thường được gọi là Vinhomes Bason. Vị trí của siêu dự án này rất đắc địa khi nằm tại phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.

    Theo thông tin từ trang Batdongsan.com, một căn biệt thự như trong clip của nhà thiết kế Thái Công có tổng diện tích sàn xây dựng: 553.47m2 gồm 1 tầng hầm, 1 tầng trệt, 3 tầng. Giá thị trường của căn biệt thự này hiện ở mức 125 tỷ đồng.

    Có gì trong căn biệt thự trị giá 6 triệu USD này?

    Sảnh vào

    Thiết kế ban đầu của căn biệt thự đi từ cổng chính vào phòng khách. Tuy nhiên nhà thiết kế Thái Công cho biết theo phong cách châu Âu điều này rất vô lý. Phong cách sang trọng châu Âu thường sẽ bước vào sảnh, từ sảnh đó mới vào phòng khách, phòng ăn, thang máy. Cửa chính được sửa thành cửa sổ lớn trong phòng khách.

    Tại sảnh này có tủ trang trí, phong cách sang trọng cũng như có những đôn chuẩn bị sẵn cho khách ngồi cởi giày. Nhà thiết kế này cho rằng nếu 1 ngôi nhà không có sảnh vào như này dù có trang trí đẹp nhưng không trang trọng. Sự sang trọng bắt đầu tư phong cách sống, lối đi trong ngôi nhà.

    Phía ngoài biệt thự Vinhomes Bason.
    Quá trình thi công nội thất.
    Cửa vào chính được sửa thành cửa sổ lớn.
    Sảnh vào.
    Cửa bí mật dẫn vào WC cho khách.

    Phòng khách

    Phòng khách được thiết kế lại trở nên riêng biệt. Theo nhà thiết kế này, thiết kế ban đầu khiến chủ nhà đang ngồi tại sofa nhưng khách có thể đi ngang, ra vào từ đó mất đi sự sang trọng. Ông cũng bật mí rằng bất cứ căn nhà nào, khi bạn đứng trong không gian đó mà thấy cầu thang thì kiến trúc đó bị sai. Tất cả đồ trang trí trong phòng khách từ sofa, tủ kệ, tranh đèn, giấy dán tường đều được nhập khẩu từ Ý.

    Thiết kế tầng trệt.
    Phòng khách ban đầu.
    Phòng khách sau khi thi công.
    Kệ tủ, đồ trang trí nhập khẩu.

    Phòng ăn

    Tương tự phòng khách, ngôi nhà sang trọng cần phòng ăn riêng tư. Phòng ăn này có cửa bí mật vào nhà bếp. Nếu căn nhà bếp mở thì sẽ mất đi sự sang trọng nên nhà thiết kế quyết định phòng ăn riêng có cửa bí mật. Khách không thấy cửa mà chỉ thấy như bức tường.

    Lối vào phòng ăn.
    Phòng ăn riêng biệt.
    Cửa bí mật trong phòng ăn.

    Phòng tắm

     Phòng tắm trong biệt thự này cũng được thiết kế theo hướng là nơi thư giãn. Bồn tắm là nơi chủ nhà đọc sách, nghe nhạc. Trong phòng tắm còn có ghế sofa. Điều đặc biệt là bồn cầu được loại bỏ khỏi phòng tắm để tạo nên sự sang trọng. Bồn cầu được thiết kế khu vực riêng cùng các phòng chức năng khác như xông hơi, phòng tắm đứng.

    Phòng tắm.
    Đồ trang trí phòng tắm nhập khẩu hoàn toàn từ Ý.
    Khu vực WC, xông hơi, tắm đứng.

    Phòng ngủ lớn

     Phòng ngủ được biến thành phòng của khách sạn 5 sao. Chủ nhà mỗi ngày ở trong phòng khách sạn giá hàng trăm USD. Ngoài giường ngủ, trong phòng còn có khu vực relax với TV, Sofa nhập khẩu từ Ý, quầy bar và bàn làm việc.

    Phòng ngủ lớn trước khi thi công.
    Phòng ngủ lớn.
    Phòng ngủ lớn.

    Khu vực giải trí

    Tại tầng hầm của biệt thự là khu vực giải trí. Thang máy trong biệt thự sử dụng gỗ, kính màu đồng sang trọng ấm cúng và dùng ánh sáng vàng. Tại quầy bar có sức chứa 10-15 người được thiết kế riêng tư. Ngoài ra còn có rạp chiếu phim tại gia bên cạnh quầy bar.

    Quầy bar riêng tư có sức chứa 10-15 người.
    Phòng chiếu phim gia đình.
    Phòng chiếu phim gia đình.

    Quách Thái Công là nhà thiết kế nội thất người Đức gốc Việt. Sang Đức từ năm 10 tuổi, Thái Công được gia đình giáo dục theo truyền thống Việt Nam. Sống và trưởng thành ở Đức hơn 32 năm qua, anh đã theo đuổi và tốt nghiệp chuyên ngành thời trang và nhiếp ảnh. 

    Ông đã hoạt động trong lĩnh vực thiết kế và trang trí nội thất được 20 năm và đạt được nhiều giải thưởng cao quý như Infinity Award do Hội đồng ICP ở New York – Hoa Kỳ, Sư Tử Vàng ở Cannes – Pháp và giải Đồng do Hội đồng ADC ở Đức vinh danh.

    Viethome (theo Trí Thức Trẻ)

  • "Với uy tín của chúng tôi, bất kỳ sản phẩm nào mà Vingroup tung ra thị trường đều bán rất chạy" - bà Lê Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch Vingroup nói với phóng viên Financial Times trong một cuộc gặp tại văn phòng mới của VinFast.

    Cách đây vài tuần, tôi (phóng viên của Financial Times) đã có một chuyến thăm Việt Nam. Từ Hà Nội đi về phía Đông, tôi có mặt tại thành phố cảng Hải Phòng. Tài xế đưa tôi qua một con đường nhỏ đến đảo Cát Hải, nơi có nhà máy của thương hiệu ô tô đầu tiên của Việt Nam, VinFast.

    Đó là một dự án trị giá 3,5 tỷ đô USD của Vingroup, tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam, được điều hành bởi tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Nhà máy đã được xây dựng trong khoảng 21 tháng - một công cuộc thần tốc đến nỗi, khi tôi mở Google Maps để kiểm tra vị trí của chúng tôi, ứng dụng định vị rằng tôi đang đứng giữa biển.

    Tại Việt Nam, Vingroup ngày càng giống với hình mẫu của một chaebol Hàn Quốc, một tập đoàn công nghiệp, như Huyndai hay Samsung, không chỉ thống lĩnh thị trường nội địa mà còn xuất khẩu sản phẩm ra thế giới.

    Tập đoàn Vingroup, khởi đầu là một doanh nghiệp kinh doanh mì gói ở Ukraine đã lần lượt thành công trong lĩnh vực bất động sản, khu nghỉ dưỡng rồi mở rộng sang các siêu thị, trường học, y tế và gần đây là điện thoại thông minh và xe hơi.

    Vingroup cũng đã xây dựng một khách sạn năm sao và tòa nhà Landmark 81 - tòa nhà cao nhất Đông Dương ở thời điểm hiện tại - một vị trí đắc địa để ngắm nhìn toàn cảnh Thành phố Hồ Chí Minh.

    Khi F1 tổ chức cuộc đua đầu tiên tại Hà Nội vào năm tới, Vingroup sẽ là nhà tài trợ độc quyền. Hôm nay, người Việt có thể sống ở Vinhomes, gửi con cái họ đến Vinschool (và, từ năm 2020 sẽ có VinUni), đi nghỉ tại một khu nghỉ dưỡng ở Vinpearl và sạc xe tay ga điện VinFast của họ tại VinMart. Bà Lê Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch của Vingroup cho biết công ty sẽ là một nhà cung cấp hầu như đầy đủ hàng hóa và dịch vụ từ cơ bản đến trọng điểm cho một quốc gia đang tăng trưởng mạnh mẽ.

    "Với uy tín của chúng tôi, bất kỳ sản phẩm nào mà Vingroup tung ra thị trường đều bán rất chạy" - bà Thủy nói với Financial Times trong một cuộc gặp tại văn phòng mới của VinFast.

    Sự phát triển của Vingroup đã phản ánh rằng Việt Nam đang là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á. Nhà sáng lập Vingroup - ông Phạm Nhật Vượng đồng thời cũng là người giàu nhất trong số năm tỷ phú của Việt Nam, theo tạp chí Forbes.

    Theo nhóm nghiên cứu thị trường Nielsen, tiền lương trung bình của người Việt tăng 17% và thu nhập khả dụng cá nhân tăng 29% trong giai đoạn 2014-2018. Tiền lương sẽ tăng thêm 30% và thu nhập sẽ còn tăng thêm 26% vào năm 2022. Nielsen lưu ý, tầng lớp giàu có ở Việt Nam đang tăng nhanh chóng, số lượng triệu phú ở Việt Nam sẽ tăng 170% lên 38.600 vào năm 2025.

    Không khó để thấy rằng nhiều người đang dành tình cảm cho Vingroup. Tập đoàn đã thành công trong việc tuyển dụng cả nhân lực Việt Nam, cả chuyên gia nước ngoài giàu kinh nghiệm về làm việc cho mình, bao gồm Jim DeLuca, cựu thành viên của General Motors, hiện đang là CEO của VinFast. 

    Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ của tập đoàn cũng đặt ra nhiều câu hỏi. Một số nhà phân tích bày tỏ lo ngại rằng công ty có thể sẽ gặp rủi ro khi đầu tư vào một ngành cạnh tranh như sản xuất ô tô.

    Giáo sư Vũ Hà Văn cho biết, nghiên cứu các ứng dụng dữ liệu lớn sẽ cho phép Vingroup cung cấp nhiều dịch vụ hơn khi hoạt động của họ mở rộng sang điện thoại và TV thông minh, nhà ở và ô tô. Ví dụ, các cửa hàng VinMart có thể sử dụng công nghệ để thu thập thông tin thời gian khách hàng ở lại trong một khu vực nhất định của cửa hàng, từ đó hiểu được nhu cầu mua sắm của họ.

    Trung tâm AI cũng đang tiến hành nghiên cứu nhằm giúp đỡ cộng đồng khoa học nói chung, bao gồm cả kế hoạch xây dựng bản đồ bộ gen người Việt Nam. Thông qua một chương trình có lợi cho sự phát triển của đất nước, với khu vực công nghệ cao mới thành lập, Vingroup đang hỗ trợ học bổng cho sinh viên tài năng mà không đòi hỏi họ sau này phải làm việc cho tập đoàn. "Chúng tôi tin rằng lực lượng lao động phát triển cũng sẽ có lợi cho bản thân chúng tôi" - ông Văn cho biết.

    Viethome (theo Trí Thức Trẻ/Financial Times)