• Người xưa thường nói: "Mời tướng không bằng khích tướng". Trong sử dụng nhân tài, nếu khéo léo sử dụng phương pháp khích tướng thì sẽ nhận được những hiệu quả bất ngờ.

    Chuyện ở Apple

    Ai cũng biết Steve Jobs là một thiên tài tạo ra đế chế Apple. Để làm được điều này, Steve Jobs cũng không ngại dùng thuật khích tướng để mời cựu CEO Pepsi John Sculley về khởi nghiệp cùng. Steve Jobs đã hỏi John Sculley một câu đánh trúng vào lòng tự ái của vị CEO: "Ông muốn suốt đời đi bán nước đường hay đi cùng tôi và thay đổi cả thế giới".

    chieu mo nhan tai 1
    Steve Jobs và John Sculley (phải)

    Nhiệm vụ đầu tiên của John Sculley khi về làm cho Apple là duy trì và phát triển dòng máy đang lỗi thời Apple II, quảng bá và đem lại lợi nhuận cho công ty, hỗ trợ Steve trong sáng tạo và cho ra đời dòng sản phẩm Macintosh. Lúc đó, Chủ tịch đương nhiệm của Apple, ông Mike Markkula muốn kết hợp sự chuyên nghiệp, cùng kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp nhiều năm của John Sculley để bổ sung cho sự sáng tạo của Steve, vì ông biết Steve không phải là một nhà quản lý sự vụ hàng ngày được.

    Trong 3 năm đầu, John Sculley và Steve Jobs đã trở thành bạn thân của nhau, được coi là "cặp đôi năng động" và thậm chí còn được lên trang bìa tờ BusinessWeek nổi tiếng vào năm 1983. Năm 1984, Apple đạt được mức doanh số nhảy vọt, hơn 1,5 tỷ USD (tăng 55% so với năm 1983).

    Steve Jobs tuyển được một người tài giỏi để cùng mình thay đổi thế giới không chỉ nhờ tài năng thương thuyết mà còn nhờ 3 kỹ năng sau: 1. Tìm đúng đối tượng 2. Đưa ra lời đề nghị có lợi cho đôi bên 3. Kỹ năng thương thuyết.

    Chuyện ở Vingroup

    Tại Việt Nam không hiếm trường hợp các doanh nhân cũng từng sử dụng thuật khích tướng để mời gọi nhân tài. Điển hình có thể kể đến câu chuyện của tỷ phú Phạm Nhật Vượng khi mời giáo sư Vũ Hà Văn năm 2019.

    Trong vài năm gần đây, Vingroup chuyển hướng từ bất động sản sang lĩnh vực đa ngành công nghiệp công nghệ. Việc sẽ hướng này dẫn tới nhiều sự kiện đình đám, như ra mắt xe hơi VinFast tại Paris, giới thiệu những mẫu xe máy điện VinFast, ra mắt điện thoại thông minh Vsmart, xây dựng đại học VinUni cùng các viện nghiên cứu… Để làm được điều này, điều mà Vingroup không thể thiếu chính là những nhân tài.

    chieu mo nhan tai 1
    Giáo sư Vũ Hà Văn

    Sau nghe tin giáo sư Vũ Hà Văn là người rất giỏi hiện đang về nước và nghỉ ngơi tại Đà Nẵng, ông Vượng ngay lập tức cử vị phó tổng giám đốc phụ trách vào gặp và chia sẻ với anh ấy mong muốn của chuyển hướng sang công nghệ của mình.

    Ông Vượng nhớ lại: "Cô ấy báo về với tôi là anh Văn muốn gặp anh Vượng để nghe thêm. Ok, gặp ngay. Thế là anh Văn ra Hà Nội. Tôi nói hết là mình muốn gì, như đã nói ở trên về chuyện quyết định chuyển sang công nghệ và tôi kết: "Anh có dám làm không?". Anh Văn trả lời ngắn gọn: "Chơi thôi"!

    Con người đấy (giáo sư Vũ Hà Văn) cũng rất tâm huyết. Anh ấy tâm sự rằng: "Tôi từ xưa đến nay rất muốn làm một cái gì đó cho đất nước nhưng mà chưa có điều kiện, chưa có cơ hội. Còn bây giờ tôi thấy là như thế này tôi có thể làm được".

    Theo ông Vượng, lý do khiến những nhân tài Việt Nam trở về không phải vì tiền, bởi lương Vingroup trả ban đầu có trường hợp còn thấp hơn so với những gì họ nhận ở nước ngoài. Họ trở về vì được cống hiến, được ghi nhận chính danh thay vì làm được rất nhiều thứ nhưng đều phải đứng dưới tên của người nước ngoài.

    Chuyện ở Thế giới Di động

    Chủ tịch Thế giới di động cũng từng áp dụng chiêu thức này để "dụ" một trong 5 người sáng lập đầu tiên gia nhập công ty hồi năm 2004. Nhân vật này vốn đang làm việc cho doanh nghiệp Nhật Bản và ông Tài phải mất 6 tháng để thuyết phục về Thế giới di động.

    "Anh có 2 sự lựa chọn. Thứ nhất anh tiếp tục ngồi làm thuê cho Nhật. Bây giờ anh tính mỗi năm tăng lương 20% anh cộng lại hết trong 3 năm. Thu nhập anh bao nhiêu cho tôi con số đó. Tôi cam kết với anh một cái duy nhất thôi, nếu cuộc chơi này thất bại, anh em mình trắng tay, anh em mình đi bụi đời. Còn nếu cuộc chơi này thành công thì tôi bảo đảm với anh tương lai huy hoàng và con số anh cộng lại ngày hôm nay nếu tiếp tục đi làm thuê chỉ là hạt đậu phộng trong kho tàng", ông Tài chia sẻ trên báo chí.

    Nhân vật được ông Tài nhắc đến là ông Trần Huy Thanh Tùng, thời điểm đó đang làm kế toán trưởng công ty TNHH Mabuchi Motor Việt Nam từ 1997. Năm 2004, ông Tùng gia nhập Thế giới di động vị trí Giám đốc tài chính. Hiện ông Tùng là Trưởng BKS của Thế giới di động. Bản thân ông Tùng và vợ hiện sở hữu lượng cổ phiếu MWG có giá trị hơn 410 tỷ đồng, công ty TNHH Đầu tư tư vấn Trần Huy sở hữu lượng cổ phiếu giá trị khoảng 1270 tỷ đồng.

    chieu mo nhan tai 1
    Ông Trần Huy Thanh Tùng

    Mời được nhân tài đã khó, làm sao giữ chân được họ mới càng khó hơn. Theo quan điểm dụng nhân của người xưa, muốn dùng được người cần phải hiểu người và kẻ dụng nhân cần: Chân thành cầu thị, tầm nhìn rõ ràng, chí công vô tư và tạo điều kiện tối đa cho việc phát huy sở trường của nhân tài và khai thác tài năng tiềm ẩn của họ.

    Theo Cafebiz

  • Là một trong những tập đoàn đa ngành lớn nhất nước, Vingroup cũng đã trải qua những quyết định mang tính giai đoạn, đầy đột phá và dứt khoát, bao gồm cả bán, đóng cửa một số mảng kinh doanh.

    "Mãi mãi tinh thần khởi nghiệp" là khẩu hiệu (slogan) của Vingroup - tập đoàn đa ngành đình đám nhất Việt Nam hiện nay.

    Đúng như phương châm nói trên, trong quá trình phát triển của mình, Vingroup không ít lần dám thay đổi, thậm chí là thay đổi đột ngột không khỏi khiến công chúng ngỡ ngàng. Điều này đồng thời cho thấy sự nhanh nhạy, quyết liệt và dứt khoát của vị tỷ phú giàu nhất Việt Nam trong sự nghiệp kinh doanh.

    Bản thân Chủ tịch Vingroup cũng đã nói rằng: "Chúng ta chưa bao giờ lên đỉnh và sẽ có lẽ không bao giờ có đỉnh. Luôn giữ tinh thần startup, không để xuất hiện suy nghĩ hưởng thụ".

    Cùng nhìn lại những quyết định đầy táo bạo trong sự nghiệp của vị tỷ phú số 1 Việt Nam:

    nhung lan that bai cua ong pham nhat vuong

    Bán Technocom cho Nestle

    Trong một lần hiếm hoi trả lời phỏng vấn, ông Phạm Nhật Vượng cũng đã cho biết, trước khi về nước hẳn, ông Vượng vẫn bay qua bay lại giữa Việt Nam và Ukraine để lo việc kinh doanh ở cả hai quốc gia.

    Thời điểm đó, đã nhiều năm Nestle ngỏ ý muốn mua lại Technocom ở Ukraine nhưng ông Vượng luôn từ chối. Bất ngờ đến năm 2009, ông quyết định bán công ty để tập trung toàn lực về trong nước.

    Năm 2010, ông Vượng bán Technocom cho tập đoàn Nestle của Thụy Sĩ với mức giá không được tiết lộ. Thời điểm ông rời đi, Technocom vẫn là một tên tuổi lớn trên thị trường hàng tiêu dùng nhanh của Ukraine, có hai nhà máy ở Kharkov với doanh thu lên tới 100 triệu USD/năm. Technocom có 1.900 nhân viên, sản phẩm của công ty này được xuất sang 20 quốc gia, trong đó có Nga, các nước Baltic, Đức, Hungary, Israel, Ba Lan và Romania.

    "Khi mình rời đi, thị phần của mình trong mảng mì ăn liền khoảng trên 90%, bột canh quanh 80%; 7 năm liền mình giữ thị phần hầu như không giảm. Trong khi đối thủ có lúc chi đỉnh điểm 34 triệu USD cho quảng cáo, mình chi khoảng 2 triệu USD, mà chủ yếu là để mua áo lông ngỗng phát cho đội bán hàng ngoài chợ; vậy mà đối thủ hầu như không chiếm được thị phần của mình", ông cho biết.

    Về lý do bán Technocom, ông Vượng giải thích trên Forbes Việt Nam rằng: "Khoảng 2008 có vụ máy bay Airbus của Air France bị rơi xuống biển không tìm được. Tôi nghĩ, mình cũng bay suốt như vậy, nhỡ máy bay rơi không tìm được thì có phải khổ vợ con không? Lúc ấy trong nước cũng nhiều việc. Tôi muốn làm hẳn mọi việc đến đầu đến đũa".

    Dứt khoát đóng cửa Tập đoàn tài chính Vincom

    Giai đoạn 2008, ông Phạm Nhật Vượng từng có tham vọng lấn sân thị trường tài chính với cái tên Tập đoàn Tài chính Vincom (VFG) - đơn vị có định hướng phát triển trên các mảng ngân hàng, bảo hiểm, quản lý quỹ, chứng khoán.

    Trước đó, thị trường tài chính Việt Nam bùng nổ, chứng khoán thăng hoa trong năm 2006 và các ngân hàng tư nhân chưa phát triển mạnh. Thế nhưng, đến giai đoạn 2007-2008, khủng hoảng tài chính Mỹ lan rộng và dần ảnh hưởng đến Việt Nam.

    Mặc dù đã chuẩn bị sẵn sàng cho sự ra đời của Tập đoàn tài chính Vincom, trước những rủi ro hiện hữu, ông Phạm Nhật Vượng quyết định dừng chân, chấp nhận đền bù 6 tháng đến 1 năm lương cho các nhân sự dù chưa thực sự làm việc ngày nào.

    Chuyển nhượng tòa tháp biểu tượng Vincom Hà Nội

    Vincom Center Hà Nội/Vincom City Towers là một trong những trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê cao cấp đầu tiên ở Hà Nội và từng là biểu tượng cho sự sầm uất ở Hà Nội những năm 2000.

    Vincom Center Hà Nội gồm 3 tháp: Khối văn phòng Vincom Center Hanoi bố trí từ tầng 7 - tầng 23 của tháp A và B. Tháp C của Vincom Center Hanoi nằm đối xứng với hai tháp A và B, được đưa vào hoạt động năm 2009.

    Tuy nhiên, vào năm 2006, ông Phạm Nhật vượng đã bán tháp A Vincom tại 191 Bà Triệu cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Đến cuối năm 2011, ông lại bán tháp B Vincom cho Ngân hàng cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) và chuyển toàn bộ trụ sở văn phòng tập đoàn và các đơn vị thành viên tại Hà Nội về khu đô thị sinh thái Vincom Village tại Sài Đồng - quận Long Biên vào đầu tháng 1/2012.

    Trong giai đoạn đó, Vincom và ông Phạm Nhật Vượng vướng phải nhiều tin đồn thất thiệt, liên quan đến nợ nần. Trong một buổi gặp gỡ báo chí năm 2011, ông Vượng chia sẻ: "Chỉ riêng năm nay thiên hạ đã đồn tôi chết tới 4 lần, lần thì rơi máy bay, lần chết ở nước ngoài, lần thì bị ung thư. Rồi dư luận xôn xao chuyện VinGroup nợ tới 20.000 tỷ đồng".

    Thực tế, việc bán dự án này, theo ông Lê Khắc Hiệp, Phó Chủ tịch Vingroup: "Sự chuyển nhượng này giúp Vingroup có thêm một nguồn vốn lớn để phát triển các dự án quan trọng của mình".

    Ông Phạm Nhật Vượng cho hay, nửa cuối năm 2011 thực sự là quãng thời gian mà những khó khăn với các doanh nghiệp vượt xa các dự kiến và dự báo trước đó. Tuy nhiên, với thực lực của mình và cả sự "nhanh chân", Vingroup đã hoàn thành những mục tiêu kinh doanh đề ra đối với doanh số bán hàng các dự án Vincom Villages, Times City, Royal City; sáp nhập Vincom và Vinpearl; khai trương Vincom Center Long Biên; khai trương bệnh viện 5 sao Vinmec đầu tiên tại Hà Nội.

    Rút khỏi mảng bán lẻ

    Tháng 12/2019, Vingroup chính thức công bố rút lui khỏi mảng bán lẻ trực tiếp. Trong đó, trang thương mại điện tử Adayroi sáp nhập vào VinID. Toàn bộ hệ thống siêu thị điện máy VinPro bị giải thể.

    Đây là bước tiếp theo trong lộ trình tái cơ cấu của tập đoàn, nhằm tập trung mọi nguồn lực cho lĩnh vực ưu tiên cốt lõi là công nghiệp - công nghệ, sau khi tiến hành hoán đổi cổ phần Công ty VinCommerce (VCM) và Công ty VinEco cho đối tác.

    VCM có vốn điều lệ là 6.436 tỷ đồng, sở hữu chuỗi Vinmart và Vinmart+ còn VinEco vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng, chuyên về sản xuất nông nghiệp với quỹ đất 3.000ha. Mục tiêu của sự hoán đổi này đó là tạo nên tập đoàn hàng tiêu dùng - bán lẻ mới với quy mô lớn hàng đầu Việt Nam và khu vực.

    Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2019 của Vingroup cho thấy, năm 2019, tập đoàn này đã hoán đổi toàn bộ 64,3% tỷ lệ sở hữu trong công ty VCM cho Công ty cổ phần Tập đoàn Masan (Masan Group - MSN) lấy quyền chọn nhận cổ phần trong một công ty mới - là công ty hợp nhất sở hữu cổ phần của hai công ty, bao gồm VinCommerce và MasanConsumerHoldings (mảng sản xuất bán lẻ của Masan).

    Theo thuyết minh báo cáo tài chính, tại ngày chuyển nhượng, Công ty VCM đang kiểm soát trực tiếp và gián tiếp các công ty con là VinCommerce; Đầu tư Sản xuất Phát triển Nông nghiệp VinEco; Đầu tư Sản xuất Phát triển Nông nghiệp VinEco-Tam Đảo và Nông nghiệp Đồng Nai - VinEco. Từ ngày 31/12/2019, VCM và các công ty con nêu trên không còn là công ty con của Vingroup.

    Cũng theo thuyết minh tại BCTC, giá trị quyền chọn nhận cổ phần này được ghi nhận trong thuyết minh BCTC là 9.539,4 tỷ đồng. Sau đó, Vingroup đã hoàn tất chuyển nhượng một phần quyền chọn này cho một đối tác doanh nghiệp khác. Khoản lãi từ giao dịch chuyển nhượng này là 8.502 tỷ đồng và đã được ghi nhận trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất.

    Đóng cửa chuỗi cửa hàng Viễn Thông A

    Viễn Thông A từng là tên tuổi lâu đời nhất trong số các chuỗi bán hàng công nghệ, đặc biệt là tại T.PHCM. Tháng 11/2018, Vingroup xác nhận việc mua lại Viễn Thông A với việc nắm 100% tỷ lệ biểu quyết và 64,46% tỷ lệ lợi ích tại đây.

    Động thái này được xem là bước đi tiếp theo nhằm mở rộng kênh phân phối cho điện thoại Vsmart của Vingroup.

    Tuy nhiên, chỉ sau một năm về tay Vingroup, đến cuối tháng 12/2019, tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng lại đi đến việc đóng cửa, ngừng kinh doanh loạt cửa hàng Viễn Thông A, rút lui khỏi mảng bán lẻ, giải thể Vinpro.

    CEO Vingroup Nguyễn Việt Quang khi đó cho biết, với việc thay đổi chiến lược mới, Vingroup sẽ thực hiện chính sách "thắt lưng buộc bụng", tái cấu trúc hoặc giải thể các công ty con không thuộc ưu tiên cốt lõi để tập trung nguồn lực cho những dự án lớn.

    Rút khỏi lĩnh vực hàng không khi Vinpearl Air chưa kịp cất cánh

    Vào cuối năm 2019, Dự án vận tải hàng không Vinpearl Air sau quá trình thẩm định với các ý kiến ủng hộ của các bộ ngành liên quan đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị lên Thủ tướng xem xét, quyết định chủ trương đầu tư để dự kiến khai thác thương mại trong tháng 7/2020.

    Kế hoạch của Vinpearl Air là ngay trong năm đầu tiên khai thác sẽ khai thác 6 máy bay loại tầm ngắn, tầm trung thân hẹp 150-220 ghế như Airbus A320, A 321. Trung bình hàng năm sẽ đưa vào khai thác thêm 6 máy bay/năm và đến năm 2024 đội máy bay của Vinpearl Air đạt 30 chiếc...

    Tổng vốn đầu tư thực hiện dự án hàng không Vinpearl Air là 4.700 tỷ đồng, trong đó, vốn chủ sở hữu 1.300 tỷ đồng, chiếm 27,66% tổng vốn đầu tư còn vốn vay, vốn huy động hợp pháp khác là 3.400 tỷ đồng, chiếm 72,34% tổng vốn đầu tư.

    Trong khi công chúng đang trông ngóng thì đột ngột vào ngày 14/1/2020, Vingroup công bố chính thức rút khỏi lĩnh vực kinh doanh vận tải hàng không, dừng dự án Vinpearl Air. Vingroup cho biết động thái trên là bước đi nhất quán trong việc tập trung tối đa nguồn lực cho mục tiêu chiến lược là công nghệ và công nghiệp của Vingroup.

    Theo ông Nguyễn Việt Quang, Phó Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Vingroup lúc đó, thị trường hàng không Việt Nam rất tiềm năng và đang phát triển mạnh, nhưng cũng có các công ty lớn đang tham gia. "Việc Vingroup đầu tư mạnh vào hàng không có thể dẫn đến dư thừa nguồn cung, gây lãng phí cho xã hội, đồng thời chúng tôi cũng cần tập trung nguồn lực cho việc phát triển mảng công nghệ - công nghiệp của mình. Vì vậy chúng tôi quyết định rút lui", ông Quang cho hay.

    Dừng mảng sản xuất tivi, điện thoại di động

    Chiều ngày 9/5, Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ công bố thông tin gây xôn xao: VinSmart sẽ dừng việc nghiên cứu, sản xuất tivi và điện thoại di động.

    Như vậy, sau gần 3 năm phát triển, với việc đã ra mắt thị trường 19 mẫu điện thoại và 5 mẫu tivi, hãng điện thoại "made in Vietnam" do Vingroup thực hiện sẽ chia tay thị trường.

    VinSmart ra đời vào tháng 6/2018, khởi điểm là sản xuất điện thoại thông minh thương hiệu Vsmart. Dù còn non trẻ và đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt của các sản phẩm điện thoại nhập khẩu từ nước ngoài, song Vsmart vẫn chiếm lĩnh Top 3 thị phần smartphone Việt Nam và là thương hiệu điện thoại Việt xuất sắc nhất Tech Awards 2020, trở thành một trong những thương hiệu được yêu thích nhất Việt Nam.

    Giải thích cho động thái đầy bất ngờ nói trên, Vingroup cho biết, tập đoàn này đang tập trung nguồn lực phát triển các sản phẩm điện tử và các tính năng về "Infotainment" cho ô tô VinFast.

    "Đây là bước đi chiến lược nhằm đưa VinFast tiến đến mục tiêu trở thành một trong những hãng xe điện thông minh và tiện ích nhất thế giới" - phía Vingroup cho hay.

    Theo quyết định mới, VinSmart sẽ dừng việc phát triển tivi và điện thoại di động, chuyển sang phát triển các tính năng thông minh trên phương tiện giao thông và nhà ở.

    Ông Nguyễn Việt Quang - Phó Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup cho biết: "Việc sản xuất điện thoại hoặc tivi thông minh đã không còn mang lại khả năng đột phá, tạo ra giá trị khác biệt cho người dùng. Trong khi đó, việc phát triển các dòng ô tô đặc biệt thông minh, các ngôi nhà thông minh, thậm chí kiến tạo các thành phố thông minh... sẽ mang đến rất nhiều lợi ích và những trải nghiệm vượt trội cho nhân loại. Vì vậy, chúng tôi quyết tâm dồn mọi nguồn lực cho mũi nhọn này".

    Theo Dân Trí

  • Báo cáo tài chính soát xét 6 tháng đầu năm vừa công bố của Vingroup và Vinhomes cho thấy nhiều thành viên HĐQT không nhận thù lao.

    Báo cáo soát xét bán niên của Tập đoàn Vingroup ( HoSE: VIC ) và Vinhomes (HoSE: VHM) vừa công bố cho thấy trong giai đoạn nửa đầu năm, Vingroup và Vinhomes đã chi trả thù lao cho HĐQT và ban tổng giám đốc lần lượt 24,1 tỷ đồng và 24,8 tỷ đồng.

    Ông Phạm Nhật Vượng - tỷ phú giàu nhất Việt Nam theo xếp hạng của Forbes, Chủ tịch Vingroup và thành viên HĐQT Vinhomes không hề nhận bất cứ thù lao nào trong nửa đầu năm nay. Thậm chí, ông cũng không nhận trong 6 tháng đầu năm 2021.

    ong pham nhat vuong khong nhan thu lao 1

    Hiện tại, ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vingroup đang nắm giữ gần 2,16 tỷ cổ phiếu VIC (trong đó có 1,17 tỷ cổ phiếu gián tiếp sở hữu thông qua nắm 92,88% cổ phần tại Tập đoàn Đầu tư Việt Nam). Tính theo giá trị cổ phiếu VIC, tài sản của ông Vượng trị giá 6,6 tỷ USD, trong khi Forbes ghi nhận tài sản của tỷ phú Việt Nam là 4,9 tỷ USD.

    HĐQT Vingroup gồm 9 thành viên, gồm 1 Chủ tịch, 4 Phó Chủ tịch và 4 thành viên HĐQT độc lập. Thù lao trong 6 tháng đầu năm gần 5 tỷ đồng. Trong đó, ông Phạm Nhật Vượng (Chủ tịch), bà Nguyễn Diệu Linh (Phó Chủ tịch) và thành viên HĐQT ông Yoo Ji Han - người vừa trở thành thành viên HĐQT độc lập không nhận thù lao.

    Các cá nhân còn lại nhận thù lao từ mức 517 triệu đồng đến hơn 1 tỷ đồng. Hai người nhận cao nhất là Phó Chủ tịch Vingroup Phạm Thu Hương - vợ ông Phạm Nhật Vượng và Phó Chủ tịch HĐQT Phạm Thúy Hằng (em gái bà Hương).

    Lương cho Ban Tổng giám đốc Vingroup trong 6 tháng đầu năm là 19,6 tỷ đồng, giảm khoảng 7% so với cùng kỳ. Trong đó, lương của riêng CEO Nguyễn Việt Quang là gần 6,2 tỷ đồng, tăng 9%. Tính cả thù lao, ông Quang nhận từ Vingroup 7,1 tỷ đồng trong nửa đầu năm nay.

    ong pham nhat vuong khong nhan thu lao 1
    Nguồn: Báo cáo tài chính soát xét 6 tháng của Vingroup

    Tại Vinhomes, ngoài ông Vượng, một thành viên HĐQT khác cũng không nhận thù lao là ông Asish Jaiprakask Shastry. 7 thành viên còn lại nhận từ 458 triệu đồng tới 1,4 tỷ đồng trong nửa đầu năm, tương ứng con số tổng là gần 4,8 tỷ đồng.

    Về ban điều hành Vinhomes, Tổng Giám đốc Nguyễn Thu Hằng nhận thù lao gần 6 tỷ đồng và các thành viên khác nhận hơn 14 tỷ đồng.

    ong pham nhat vuong khong nhan thu lao 1
    Nguồn: Báo cáo tài chính soát xét 6 tháng của Vinhomes

    Việc các doanh nghiệp thuyết minh thù lao của các thành viên HĐQT và lương tổng giám đốc thay vì để con số tổng cộng có thể do quy định từ 1/1/2022, phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với công ty đại chúng không đưa nội dung thù lao của từng thành viên HĐQT, tiền lương của Tổng giám đốc (Giám đốc) và người quản lý khác thành mục riêng trong báo cáo tài chính hàng năm của công ty và báo cáo đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên.

    Theo Người Đồng Hành

  • Đến cuối quý II, Vingroup có gần 400.000 tỷ đồng nợ phải trả, hệ số nợ vay thuần là 0,24 lần và ở mức trung bình trong nhóm các doanh nghiệp bất động sản niêm yết.

    Theo báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán bán niên, tổng nợ phải trả tính đến cuối quý II của Vingroup đạt gần 400.000 tỷ đồng, dù vậy, chiếm tỷ trọng lớn nhất là các khoản tiền khách hàng, đối tác trả trước và các khoản phải trả khác chưa đến hạn thanh toán.

    Trong đó, tiền khách hàng và các đối tác trả trước để mua các sản phẩm bất động sản của tập đoàn, về bản chất là doanh thu trong tương lai, ghi nhận 134.106 tỷ đồng, chiếm gần 34% tổng nợ phải trả.

     vingroup vay no 1

    Các khoản phải trả khác nhưng chưa đến hạn thanh toán như nợ nhà cung cấp, thuế và các khoản chi phí xây dựng trích trước ghi nhận hơn 110.000 tỷ đồng. Theo Vingroup, đây là các khoản chi phí phát sinh trong hoạt động thường xuyên và sẽ được cân đối với các khoản phải thu.

    Vay ngân hàng vẫn là một trong những cấu phần chính của nợ phải trả, nhưng tỷ lệ không quá áp đảo. Tổng nợ vay (bao gồm vay ngân hàng, vay các tổ chức tín dụng, trái phiếu) ghi nhận 166.588 tỷ đồng, chiếm hơn 40% nợ phải trả. Trong đó, nợ vay dài hạn chiếm tỷ trọng chính với hơn 110.000 tỷ đồng.

    Tại thời điểm kết thúc quý II, tổng quy mô tiền mặt và tương đương tiền của tập đoàn đạt hơn 42.200 tỷ đồng. Tỷ trọng nợ vay thuần - tính theo quy mô nợ vay sau khi trừ đi các khoản tiền và tương đương tiền - trên tổng nguồn vốn chỉ ở mức 0,24 lần. Quy mô nợ vay thuần trên vốn chủ sở hữu ở mức dưới 1 lần. Hiểu đơn giản, mỗi 100 đồng tài sản của Vingroup đối ứng với chỉ 24 đồng từ nợ vay, còn lại là vốn chủ sở hữu và các nghĩa vụ nợ khác. Tương tự, trong tổng nguồn vốn, mỗi đồng nợ vay tương đương với một đồng vốn chủ sở hữu.

    Con số này ở mức trung bình so với nhóm doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên sàn và thấp hơn một số nhà phát triển quy mô lớn khác. Tính chung gần 40 nhà phát triển bất động sản đang niêm yết, hệ số nợ trên tài sản và vốn chủ sở hữu trung bình cuối quý II khoảng 0,27 và 0,83 lần.

    Theo số liệu phân tích từ FiinGroup, một trong ít các doanh nghiệp được cấp phép xếp hạng tín nhiệm tại Việt Nam, tỷ lệ đòn bẩy nợ vay trên vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây. Hệ số này giảm từ mức 0,58 lần năm 2018 xuống 0,47 vào quý I/2022.

    Điều này cho thấy khả năng vay và trả nợ của các doanh nghiệp bất động sản dân cư hiện vẫn tương đối ổn định. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh và vấn đề pháp lý làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các dự án, qua đó khiến việc tiếp cận nguồn vốn của nhóm doanh nghiệp này từ các kênh gặp hạn chế. 

    Nửa đầu năm nay, tổng doanh thu thuần hợp nhất của Vingroup đạt  hơn 31.600 tỷ đồng, giảm gần nửa so với cùng kỳ năm trước chủ yếu do các dự án bất động sản đang trong quá trình xây dựng và sẽ được bàn giao trong nửa sau của năm nay.

    Trong khi đó, các lĩnh vực còn lại đều ghi nhận sự hồi phục và tăng trưởng tốt như kinh doanh khách sạn và vui chơi giải trí tăng 80%; y tế và giáo dục tăng lần lượt 43,6% và 14%. Theo Vingroup, kết quả này chủ yếu do các cơ sở đã hoạt động bình thường và khởi sắc so với cùng kỳ năm 2021.

    Lợi nhuận trước thuế trong sáu tháng đầu năm nay đạt gần 3.500 tỷ  đồng.

    Đến ngày 30/6, tổng tài sản Vingroup đạt gần 530.000 tỷ đồng, tăng 23% so với cuối năm trước. Trong đó, hàng tồn kho tăng 61% lên gần 81.000 tỷ do có nhiều bất động sản để bán đang xây dựng - dự án mới mở bán Vinhomes Ocean Park 2 – The Empire. Theo Vingroup, các sản phẩm dự kiến được giao từ quý III năm nay, sẽ giúp tập đoàn hoàn thành mục tiêu đề ra ở mảng bất động sản.

    Theo VnExpress

  • Phó thủ tướng Lê Văn Thành vừa giao 5 bộ xây dựng đề án đầu tư ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội, nhà ở công nhân từ nay đến năm 2030 và nghiên cứu đề xuất xây nửa triệu căn nhà ở xã hội của Vingroup.

    Phó thủ tướng cũng yêu cầu ngay trong tháng 8 các bộ, ngành lập đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp.

    Đồng thời giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các bộ Tài chính, Kế hoạch và đầu tư, Tài nguyên và môi trường, Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu kỹ kiến nghị của Tập đoàn Vingroup về một số vướng mắc trong chính sách phát triển nhà ở xã hội.

    ong pham nhat vuong xay nha o xa hoi

    Trong báo cáo gửi tới Thủ tướng, tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup Nguyễn Việt Quang đã nêu ra 8 vướng mắc cần khắc phục trong chính sách phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân hiện nay.

    Trong đó đề nghị làm rõ khái niệm dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội theo nghị định 49 năm 2021 của Chính phủ; ưu đãi đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; quy định bắt buộc dành 20% quỹ đất trong dự án nhà ở thương mại, khu đô thị để xây nhà ở xã hội; đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội.

    Vấn đề phạt vi phạm hành chính liên quan đến phát triển nhà ở xã hội; chính sách truy thu tiền sử dụng đất khi bán nhà ở thương mại trong dự án nhà ở xã hội; hỗ trợ vay vốn đối với chủ đầu tư, khách hàng mua nhà ở xã hội; phát triển mô hình khu đô thị nhà ở xã hội tập trung.

    Vingroup cho rằng quy định bắt buộc dành 20% quỹ đất dự án nhà ở thương mại, khu đô thị tại các đô thị loại 3 trở lên để xây dựng nhà ở xã hội mà không quan tâm đến yếu tố riêng, đặc thù từng địa phương và nhu cầu xã hội là bất cập, vì nhiều địa phương miền núi, trung du chưa có nhu cầu nhà ở xã hội nhưng vẫn phải bố trí quỹ đất trong dự án để xây nhà ở xã hội.

    Đối với 20% diện tích đất thương mại trong dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, theo quy định nghị định 100 năm 2015 hướng dẫn Luật nhà ở thì chủ đầu tư dự án được miễn tiền sử dụng đất để bù đắp một phần chi phí xây dựng nhà ở xã hội, giảm giá nhà ở xã hội.

    Nhưng theo Luật đất đai thì chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội sẽ vẫn phải nộp tiền sử dụng đất với 20% diện tích đất thương mại trong dự án nhà ở xã hội khi bán nhà. Hai quy định này đang trái ngược nhau.

    Đối với quy định hỗ trợ 2% lãi vay thương mại cho chủ đầu tư phát triển dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, người thu nhập thấp có nhu cầu mua nhà ở xã hội theo chương trình phục hồi kinh tế - xã hội 2022 - 2023, Vingroup cho rằng theo nghị định 31 năm 2022 của Chính phủ thì điều kiện để được hỗ trợ lãi suất 2%/năm, chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà cho công nhân phải đáp ứng điều kiện hết sức khắt khe như: dự án phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đã được giao đất, cho thuê đất, hoàn thành giải phóng mặt bằng và được cấp phép xây dựng.

    Hơn nữa, dự án phải được UBND cấp tỉnh lập danh mục gửi Bộ Xây dựng tổng hợp, công bố danh mục dự án. Quy định này phát sinh thủ tục hành chính làm chậm việc thực thi chính sách ưu đãi, trong khi chính sách này chỉ được thực thi đến hết năm 2023. Thực tế đến nay Bộ Xây dựng mới công bố 15 dự án nhà ở xã hội trên cả nước đủ điều kiện hưởng ưu đãi này.

    Mức hỗ trợ 2% lãi suất theo Vingroup là quá thấp, chỉ cần chủ đầu tư dự án tồn kho 50% căn hộ trong 2 năm là không có lãi.

    Vingroup cũng kiến nghị đẩy mạnh phát triển mô hình nhà ở xã hội tập trung, vì mô hình này giúp địa phương chủ động bố trí quỹ đất phát triển nhà ở xã hội, khắc phục được nhược điểm phát triển nhà ở xã hội rải rác trong khu nhà ở thương mại.

    Theo Tuổi Trẻ

  • vo chong pham nhat vuong buon ban 9

    Ông Phạm Nhật Vượng và bà Phạm Thu Hương quen nhau thời đi du học tại Liên Xô và cùng nhau lập nghiệp tại Đông Âu. Điều đặc biệt ở bà Phạm Thu Hương đó là việc bà trực tiếp tham gia sâu vào công tác điều hành của Vingroup trong suốt giai đoạn hình thành và phát triển của tập đoàn này. 

    Từ bạn học thành bạn đời

    Những năm 1980, thông qua mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp với các nước Đông Âu - đặc biệt là Liên Xô (cũ), Việt Nam đã gửi rất nhiều học sinh đạt thành tích học tập xuất sắc nhất sang học tập, về kinh tế - tài chính đến khoa học - kỹ thuật. Thời kỳ đó, du học Liên Xô là niềm mơ ước thoát nghèo của nhiều thanh niên Việt Nam.

    Ông Phạm Nhật Vượng và bà Phạm Thu Hương (vợ ông Vượng) là hai thanh niên ưu tú thời đó. Ông Vượng theo học chuyên ngành kinh tế và địa chất tại Học viện địa chất Moscow. Bà Hương cũng rất xuất sắc khi theo học ngành Luật quốc tế tại Liên Xô. Hai người quen biết nhau qua nhóm du học sinh ở Liên Xô.

    Nhớ lại thời kỳ này, chia sẻ trên tờ Tuổi trẻ, ông Vượng nói: "Tôi chỉ là một người bình thường thôi. Tôi đi học ở Liên Xô, rồi ở lại làm việc. Bắt đầu khởi nghiệp thực ra là từ năm thứ 3 đại học. Ở Moscow, tại Dom 5 (khu thương xá tập trung làm ăn buôn bán của người Việt tại Nga thời đó-PV), mình cũng đi thuê một cái phòng để bán hàng nhưng buôn bán kém, cứ càng buôn càng lỗ. Sau đó mới mở cái nhà hàng tại Dom ấy luôn.

    Đến đoạn sau thì nhập hàng từ Việt Nam sang. Hồi ấy buôn áo gió là đỉnh điểm, ban đầu kiếm được nhiều tiền lắm. Nhưng cuối cùng cũng lại mất sạch. Phá sản luôn ấy. Vì khi thị trường đi xuống mình phản ứng không đúng và không kịp. Sinh viên đã có kinh nghiệm gì đâu nên mới bị phá sản. Khi rời Moscow đi xuống Kharkov vẫn còn nợ 40.000 USD".

    vo chong pham nhat vuong buon ban 9

    Năm 1993, ông Vượng tốt nghiệp và kết hôn với bà Hương - người bạn gái đại học. Hai vợ chồng ông chuyển tới thành phố Kharkov, mở một cửa hàng ăn lấy tên Việt Nam Thăng Long. Theo tờ Fast Salt Times của Ukraine, cửa hàng ăn của vợ chồng ông Vượng đặt tại nhà số 5, cao tốc Aminevskoe, nơi có nhiều người Việt sinh sống vào những năm 1990.

    "Đồ ăn ngon, giá cả phải chăng và hợp túi tiền, nhà hàng của ông Vượng đã nhanh chóng phát triển và trở nên nổi tiếng với không chỉ người dân Kharkov mà với cả những du khách tới thành phố", cựu thị trưởng thành phố Kharkov Michael Pilipchuk nhớ lại.

    Giai đoạn những năm 1990, do khủng hoảng kinh tế tài chính, những kệ hàng trong siêu thị Kharkov trống không và người dân buộc phải mua nhiều loại sản phẩm bằng tem phiếu. Tận dụng cơ hội, ông Vượng về Việt Nam mua một dây chuyền mỳ ăn liền hai vắt thô sơ, quay tay đưa sang Ukraine và bắt đầu sản xuất mỳ ăn liền hiệu Miniva, bán cho dân bản địa. Sản phẩm của Technocom hoàn toàn xa lạ với Ukraine nhưng lại nhanh chóng được đón nhận. Technocom ra đời ngày 8/8/1993, ngày 8/8 sau này cũng được chọn là ngày thành lập tập đoàn Vingroup.

    Để có vốn kinh doanh mỳ ăn liền, vợ chồng ông Vượng chấp nhận mạo hiểm đi vay 10.000 USD từ bạn bè với lãi suất 8%/tháng. Sau đó họ còn tiếp tục vay Ngân hàng châu Âu với lãi suất 12% để mở rộng sản xuất sang các sản phẩm khác như rau thơm khô đóng gói, bột khoai tây, soup…

    Sự xuất hiện của mỳ "Mivina" vào năm 1995 rất đúng thời điểm nên nhanh chóng trở nên phổ biến ở đất nước Ukraine. Chỉ trong vòng một năm, doanh số cán mốc 1 triệu gói mỳ. Đến năm 2004, mức tiêu thụ mỳ Mivina ở Ukraine đạt mức cao kỷ lục, 97% người tiêu dùng sử dụng loại sản phẩm này.

    Từ cơ sở ban đầu chỉ 30 nhân công, loại mỳ này nhanh chóng trở nên nổi tiếng trên thị trường thực phẩm Kharkov, rồi phổ biến toàn Ukraine. Thương hiệu Mivina sau đó trở thành tên gọi chung cho tất cả đồ ăn nhanh ở Ukraine.

    Từ thành công tại Ukraine, vợ chồng ông Vượng mở rộng nhà máy, tiếp đó đưa thương hiệu Mivina tới hơn 30 quốc gia khác trên toàn thế giới như Estonia, Litva, Latvia, Moldova, Ba Lan, Đức, Israel... Ngoài sản phẩm đầu tiên là mỳ ăn liền, họ còn sản xuất khoai tây nghiền, thành lập nhà máy chuyên sản xuất gia vị, nhà máy chuyên đóng gói, là các công ty con của Tập đoàn Technocom, tiền thân của Vingroup hiện nay.

    Về hẳn Việt Nam vì lo rủi ro cho vợ con

    Những năm 1997 – 1998, ông Vượng chia sẻ chỉ nghĩ kiếm được 2 triệu USD sẽ ngừng kinh doanh về hưu, nhưng như người ta thường nói thời tới không cản nổi, việc kinh doanh cứ thế đi lên.

    Từ năm 2000, song song với việc điều hành công việc kinh doanh ở Ukraine, ông Vượng bắt đầu đầu tư về nước với việc mở 2 công ty bất động sản ở Việt Nam là Vinpearl năm 2000 và Vingroup năm 2002. Nhiều giai thoại kể lại, trước khi xây dựng Vinpearl Land và Vincom, ông Phạm Nhật Vượng đã đích thân sang Phuket Thái Lan để học hỏi kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, và sang Singapore để tìm hiểu về trung tâm thương mại.

    Đảo Hòn Tre ở Nha Trang là địa điểm được lựa chọn xây dựng Vinpearl Land đầu tiên với tham vọng biến nơi này thành khu nghỉ dưỡng cao cấp. Ý tưởng này vào thời điểm đó bị nghi ngờ là "ném tiền xuống biển". Năm 2006, Vinpearl Land Nha Trang (lúc đó có tên gọi Hòn Ngọc Việt) ra đời với 225 phòng khách sạn và tổ hợp vui chơi đa chức năng nhanh chóng trở thành địa điểm thu hút du khách nhất nhì Việt Nam, và là kiểu mẫu để sau này Vinpearl nhân rộng mô hình khắp cả nước.

    Một năm sau, ông Vượng tiếp tục khai trương Trung tâm thương mại Vincom Bà Triệu - tổ hợp thương mại lớn đầu tiên ở Hà Nội. Ba năm sau, tuyến cáp treo vượt biển nổi tiếng nối đất liền Vinpearl Land Nha Trang được đưa vào vận hành và là một trong những tuyến cáp treo vượt biển dài nhất thế giới (cho đến năm 2018).

    Thời điểm này ông Vượng vẫn bay qua bay lại giữa Việt Nam và Ukraine để lo cho việc kinh doanh ở cả 2 quốc gia. Đã nhiều năm, Nestle ngỏ ý muôn mua lại Technocom ở Ukraine nhưng ông Vượng luôn từ chối. Bất ngờ đến năm 2009, ông quyết định bán công ty để tập trung toàn lực về trong nước.

    Tôi nghĩ, mình cũng bay suốt như vậy, nhỡ máy bay rơi không tìm được thì có phải khổ vợ con không?

    Chia sẻ trên Forbes Việt Nam, ông nói: "Khoảng 2008 có vụ máy bay Airbus của Air France bị rơi xuống biển không tìm được. Tôi nghĩ, mình cũng bay suốt như vậy, nhỡ máy bay rơi không tìm được thì có phải khổ vợ con không? Lúc ấy trong nước cũng nhiều việc. Tôi muốn làm hẳn mọi việc đến đầu đến đũa".

    Năm 2010, ông Vượng bán Technocom cho tập đoàn Nestle của Thụy Sỹ với mức giá không được tiết lộ. Thời điểm ông rời đi, Technocom vẫn là một tên tuổi lớn trên thị trường hàng tiêu dùng nhanh của Ukraine, có hai nhà máy ở Kharkov với doanh thu lên tới 100 triệu USD/năm. Technocom có 1.900 nhân viên, sản phẩm của công ty này được xuất sang 20 quốc gia, trong đó có Nga, các nước Baltic, Đức, Hungary, Israel, Ba Lan và Romania.

    Năm 2011, 2 công ty cổ phần Vinpearl và công ty cổ phần Vincom được sáp nhập lại bằng cách hoán đổi cổ phần. Đến giữa tháng 2 năm 2012, cổ phiếu Vingroup (mã: VIC) phát hành thêm cho mục đích sáp nhập được chính thức giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.

    Từ 2 dự án đầu tiên mang tính biểu tượng là Vinpearl Nha Trang và Vincom Bà Triệu, Vingroup đã lớn mạnh với tốc độ cực kỳ nhanh chóng trong suốt 2 thập niên đầu thế kỷ 21. Bên cạnh lĩnh vực trụ cột bất động sản, Vingroup đang tập trung đặt nhiều tham vọng vào lĩnh vực sản xuất xe điện. Sự thành công của Vingroup ghi đậm dấu ấn của cặp đôi quyền lực - Chủ tịch HĐQT Phạm Nhật Vượng và Phó chủ tịch HĐQT Phạm Thu Hương.

    vo chong pham nhat vuong buon ban 9

    Điều đặc biệt ở bà Phạm Thu Hương đó là việc bà trực tiếp tham gia sâu vào công tác điều hành của Vingroup trong suốt giai đoạn hình thành và phát triển của tập đoàn này. Đây là sự khác biệt lớn của bà so với vợ của nhiều đại gia khác tại Việt Nam.

    Bà Hương cũng có thời gian dài nằm trong top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam, nhưng truyền thông gần như không thể có được hình ảnh minh họa của bà. Phải tới tối 20/1 tại lễ trao giải thưởng khoa học công nghệ toàn cầu VinFuture được tổ chức tại Nhà hát lớn Hà Nội, bà Phạm Thu Hương mới lần đầu xuất hiện công khai trước công chúng bên cạnh người chồng tỷ phú.

    Theo Cafebiz

  • Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) chấp thuận giao Vingroup và Techcombank chủ trì lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) – Chơn Thành (Bình Phước) theo hình thức PPP.

    pham nhat vuong dau tu cao toc bac nam
    Tống mức đầu tư toàn dự án cao tốc Đắk Nông – Bình Phước dự kiến khoảng 26.631 tỷ đồng. (Ảnh minh họa)

    Bộ GTVT vừa có văn bản chấp thuận giao Vingroup và Techcombank chủ trì lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) theo phương thức PPP.

    Theo đó, Bộ GTVT đề nghị Vingroup và Techcombank có trách nhiệm lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) theo phương thức PPP, trình thẩm định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án theo đúng quy định, đảm bảo phù hợp với quy hoạch, tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn và các yêu cầu kỹ thuật, chất lượng công trình.

    Chi phí lập hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án sẽ được xác định trên cơ sở dự toán được thẩm định, phê duyệt và được tính trong tổng mức đầu tư dự án theo quy định. 

    Vingroup và Techcombank có trách nhiệm bố trí kinh phí thực hiện công tác lập, thẩm định trình phê duyệt chủ trương đầu tư dự án theo đúng trình tự, quy định của pháp luật. Trường hợp hồ sơ đề xuất dự án không được chấp thuận thì nhà đầu tư chịu mọi chi phí, rủi ro.

    Bộ GTVT giao Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh hướng dẫn liên danh Vingroup - Techcombank hoàn thiện các thủ tục lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, chủ trì tiếp nhận hồ sơ đề xuất dự án, rà soát, trình thẩm định và trình phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) theo phương thức PPP theo đúng quy định.

    Trước đó như VietnamFinance đã thông tin, đầu tháng 5 vừa qua, liên danh Vingroup - Techcombank đã có văn bản gửi UBND tỉnh Bình Phước, UBND tỉnh Đắk Nông và Bộ GTVT đề xuất thực hiện dự án đầu tư tuyến cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) – Chơn Thành (Bình Phước) theo hình thức PPP.

    Liên danh Vingroup – Techcombank đề xuất bỏ chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi dự án để trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Trong trường hợp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi dự án không được phê duyệt, liên danh Vingroup – Techcombank cam kết chịu mọi chi phí liên quan đến công tác chuẩn bị đầu tư công trình.

    Cuối tháng 3/2022, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Phước về đề nghị sớm chấp thuận chủ trương hoàn tất bước chuẩn bị đầu tư, khởi công dự án đường cao tốc đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) – Chơn Thành (Bình Phước) trong giai đoạn 2021 – 2025.

    Theo đó, Thủ tướng giao Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và UBND tỉnh Bình Phước, UBND tỉnh Đắk Nông và các cơ quan liên quan nghiên cứu, thống nhất và đề xuất phương án đầu tư để sớm triển khai trong giai đoạn 2021 – 2025.

    Dự án có điểm đầu tại vị trí giao Quốc lộ 14 với đường Hồ Chí Minh tại thị trấn Chơn Thành, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước và điểm cuối tại ranh giới giữa xã Đắk Sin, huyện Đắk R'Lấp, tỉnh Đắk Nông và xã Đắk Nhau, huyện Bù Đăng, tỉnh Đắk Nông. Riêng đoạn đi qua tỉnh Đắk Nông dự kiến dài 37,7km. Tống mức đầu tư toàn dự án dự kiến khoảng 26.631 tỷ đồng.

    Theo Vietnamfinance

  • dai thieu gia pham nhat quan anh

    Phạm Nhật Quân Anh sinh năm 1993, có trình độ chuyên môn cử nhân quản trị kinh doanh và làm việc tại Vingroup từ năm 2015 đến nay.

    Con của các vị tỷ phú Việt thường ít được biết đến trên các phương tiện truyền thông. Phạm Nhật Quân Anh, con trai đầu của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, đang đảm đương trọng trách gì tại Vingroup là điều nhiều người quan tâm.

    Một thông tin khá hiếm hoi về nhân vật này được công bố là vào thời điểm 4/2021, Phạm Nhật Quân Anh sở hữu 0,5% cổ phần tại VinFast.

    Cụ thể, theo Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, ngày 15/3/2021 Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh VinFast đã tăng vốn gần 4.900 tỷ đồng, từ 37.616 tỷ đồng lên 42.497 tỷ đồng. Như vậy, số vốn điều lệ mới của VinFast cao hơn cả Vingroup (33.824 tỷ đồng) và Vinhomes (33.495 tỷ đồng).

    Theo đó, hai cổ đông lớn nhất là Tập đoàn Vingroup sở hữu 51,5% và CTCP Tập đoàn đầu tư Việt Nam sở hữu 41% - Công ty do ông Phạm Nhật Vượng sở hữu 92,88% vốn.

    4 cổ đông còn lại gồm ông Phạm Nhật Vượng nắm 5%, vợ ông Vượng là bà Phạm Thu Hương sở hữu 1%; con trai ông Vượng là Phạm Nhật Quân Anh sở hữu 0,5%; em gái vợ là bà Phạm Thúy Hằng sở hữu 1% VinFast.

    Nếu giá trị VinFast sau khi IPO ở Mỹ đạt 50 tỷ USD thì khối tài sản của Phạm Nhật Quân Anh cũng lên tới con số hàng nghìn tỷ đồng.

    Một thông tin chúng tôi có được mới đây, không chỉ sở hữu 0,5% cổ phần VinFast, Phạm Nhật Quân Anh còn giữ vị trí Phó chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty này. Cũng cần nói thêm Hội đồng thành viên là tổ chức có quyền quyết định cao nhất đến chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hàng năm của VinFast.

    Tính đến ngày 21/12/2021, hội đồng thành viên VinFast gồm 4 người: Chủ tịch là ông Phạm Nhật Vượng và 3 phó chủ tịch gồm bà Nguyễn Mai Hoa, bà Thái Thị Thanh Hải và ông Phạm Nhật Quân Anh.

    Các phó chủ tịch hội đồng thành viên của VinFast sẽ tiếp nhận trực tiếp chỉ thị từ Chủ tịch hội đồng thành viên. Họ là những người phụ trách Khối tiêu chuẩn và kiểm soát chất lượng, Phòng chiến lược sản phẩm, Khối hợp tác và đầu tư công nghệ.

    Hai nữ phó chủ tịch Nguyễn Mai Hoa và Thái Thị Thanh Hải là những “nữ tướng” nổi tiếng tại Vingroup. Hiện bà Hoa đang là Thành viên HĐQT CTCP Phát triển Đô thị Nam Hà Nội. Bà Thái Thị Thanh Hải là chủ tịch HĐQT tại Vincom Retail.

    Về ông Phạm Nhật Quân Anh, theo giới thiệu sinh năm 1993, có trình độ chuyên môn cử nhân quản trị kinh doanh và làm việc tại Vingroup từ năm 2015 đến nay.

    Cách đây 3 năm, trả lời phỏng vấn báo Tuổi trẻ hồi 2019, lần duy nhất tỷ phú Phạm Nhật Vượng chia sẻ về các con của mình.

    "Quan điểm của tôi là các cháu phải chịu khó lao động, yêu lao động và phải rèn luyện. Như cậu con trai đầu, ngày xưa ở bên Ukraine sân nhà tôi rất rộng, đến mùa hè tôi mua một xe gạch về đổ xuống sân.

    Cháu và mấy đứa bạn nữa cứ chở từ đầu này đến đầu kia sắp xếp xong là được 100 đô, cứ như vậy làm miệt mài cả mùa hè. Ngay bây giờ cũng thế, cũng phải lao động. Như con bé út nhà tôi bây giờ cũng thế, ăn cơm xong là phải đi dọn bát, làm việc nhà.

    Quan điểm của tôi là không bắt sau này các con phải ôm công việc của bố. Các con yêu thích và có năng lực đến đâu thì làm đến đấy, không thì thôi, không thể hủy hoại cái sự nghiệp mà bao nhiêu người tâm huyết xúm lại làm mới ra được.

    Ngay cái anh này (ông khoát tay chỉ cậu con trai đầu đang ngồi bên cạnh mình) bây giờ cũng phải đi làm hùng hục, đi công tác suốt ngày, đi xuống cơ sở ngồi làm, không thể khệnh khạng được.

    Đây là cơ hội để cho anh ấy học hỏi. Nghe xem các chú các bác, rồi bố làm việc như thế nào. Chứ bình thường bạn ấy toàn tiếp xúc với đội trẻ hơn mình thì khó vươn lên được”, chủ tịch Vingroup cho biết.

    Theo Doanh nghiệp & Tiếp thị

  • Với đà tăng của thị trường chứng khoán, khối tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng ghi nhận tăng thêm gần 2.000 tỷ đồng trong hai phiên giao dịch gần nhất.

    Thị trường chứng khoán trong nước diễn biến tích cực trong phiên giao dịch ngày 28/7, cùng với tín hiệu tích cực của thị trường tài chính quốc tế sau thông tin FED tiếp tục nâng mạnh lãi suất thêm 0,75%. Dòng tiền vào thị trường tăng đột biến đã giúp hàng loạt nhóm cổ phiếu tăng vọt, VN-Index lấy lại mốc 1.200 điểm sau một tháng thử thách.

    Kết thúc phiên, chỉ số VN-Index ghi nhận mức tăng 17,08 điểm (1,43%) lên mốc 1.208,12 điểm. Trong khi đó HNX-Index cũng bứt phá 5,32 điểm (1,87%) đạt 289,84 điểm và UPCoM-Index tăng 0,71% ở 89,5 điểm.

    Cùng với đà tăng mạnh của chỉ số VN-Index, tài sản của nhiều đại gia Việt ghi nhận mức tăng thêm hàng trăm tỷ đồng. Trong đó khối tài sản của người giàu nhất Việt Nam, tỷ phú Phạm Nhật Vượng ghi nhận mức tăng thêm gần 2.000 tỷ đồng chỉ sau hai phiên giao dịch.

    tai san ong pham nhat vuong tang them
    Tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang trực tiếp và gián tiếp nắm giữ khối tài sản có giá trị hơn 144.446 tỷ đồng

    Cụ thể, trong 2 phiên giao dịch gần nhất thị giá cổ phiếu VIC của Tập đoàn Vingroup ghi nhận mức tăng thêm 900 đồng/cổ phiếu để đóng cửa phiên giao dịch ngày 28/7 ở mức giá 67.000 đồng/cổ phiếu. Với mức tăng này, khối tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng ghi nhận tăng thêm 1.940 tỷ đồng. Nếu chỉ tính riêng phiên giao dịch ngày 28/7, khối tài sản người giàu nhất Việt Nam ghi nhận mức tăng thêm 1.053 tỷ đồng.

    Tính theo giá thị trường kết thúc phiên giao dịch ngày 28/7, khối tài sản của doanh nhân 54 tuổi người Hà Tĩnh đang trực tiếp và gián tiếp nắm giữ có giá trị hơn 144.446 tỷ đồng.  

    Đà tăng của VIC đến khi hai công ty con là Vincom Retail (VRE) và Vinhomes (VHM) đều đã công bố báo cáo tài chính quý 2 và kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm. Trong đó, Vinhomes ghi nhận doanh thu thuần đạt 4.530 tỷ đồng và lãi sau thuế quý 2 hơn 622 tỷ đồng.

    Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, VHM ghi nhận 13.453 tỷ đồng doanh thu, tổng lợi nhuận kế toán hợp nhất trước thuế trong 6 tháng đầu năm đạt 7.142 tỷ đồng, lợi nhuận kế toán hợp nhất sau thuế của công ty đạt 5.347 tỷ đồng. Tương đương, mỗi ngày VHM ghi nhận lãi gần 20 tỷ đồng.

    Trong khi đó, tổng doanh thu thuần hợp nhất quý 2 của Vincom Retail đạt 1.850 tỷ đồng, tăng 35,1% so với quý 1 năm 2022 và tăng 22,5% so với cùng kỳ năm trước.

    Lợi nhuận sau thuế hợp nhất quý 2 đạt 773 tỷ đồng, tăng 104,5% so với quý 1 năm 2022 và tăng 99,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính đến hết quý 2 năm 2022, Vincom Retail đang vận hành 83 trung tâm thương mại hiện diện tại 44 tỉnh, thành, với tổng diện tích mặt sàn bán lẻ lên tới gần 1,8 triệu m2.

    Tính chung 6 tháng đầu năm, chủ chuỗi trung tâm thương mại lớn nhất Việt Nam ghi nhận tổng cộng 3.219 tỷ đồng doanh thu thuần. Nhờ cải thiện mạnh biên lãi gộp và tiết giảm đáng kể chi phí lãi vay, chi phí bán hàng, Vincom Retail vẫn thu về khoản lãi trước thuế tương đương so với cùng kỳ năm trước, đạt 1.460 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế thu nhập của doanh nghiệp trong kỳ này là 1.151 tỷ đồng.

    Sau hai phiên tăng liên tiếp của chỉ số VN-Index, nhận định về xu hướng thị trường trong phiên giao dịch cuối tuần (29/7), chuyên gia của CTCK Rồng Việt (VDSC) đánh giá việc VN-Index chinh phục thành công ngưỡng tâm lý 1.200 điểm cùng thanh khoản tăng so với hôm trước, nhiều cổ phiếu đồng thời cũng đã vượt lên trên vùng cản ngắn hạn, điều này cho thấy tín hiệu khả quan cho kịch bản tiếp tục hồi phục về vùng cản mạnh 1.220 điểm.

    Do vậy, nhà đầu tư tạm thời nên hạn chế mua đuổi, có thể cân nhắc mua tích lũy tại vùng hỗ trợ của các cổ phiếu đang có tín hiệu thu hút dòng tiền.

    Chuyên gia của công ty chứng khoán Asean (Aseansc) cho rằng cho rằng khả năng thị trường sẽ tiếp tục có quán tính tăng điểm để hướng đến các vùng kháng cự cao hơn trong thời gian tới. Bên cạnh đó, ngày 29/07 là ngày các quỹ ETF dựa trên chỉ số VN30, và VN-Finlead cơ cấu danh mục, do đó có khả năng sẽ xảy ra biến động mạnh về cuối phiên.

    Aseansc dự báo trong phiên 29/07, chỉ số VN-Index sẽ có quán tính tăng điểm để kiểm định vùng kháng cự gần 1.210 – 1.215 điểm, và xa hơn là vùng kháng cự 1.220 – 1.225 điểm. Sự rung lắc có thể diễn ra ở vùng giá cao khiến VN-Index có thể sẽ thu hẹp đà tăng về phía cuối ngày.

    Trong khi đó, chuyên gia của công ty chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS) nhận định với việc VN-Index đã vượt qua được ngưỡng cản tâm lý 1.200 điểm (mà giờ đây là ngưỡng hỗ trợ) cho thấy bên mua đã chiến thắng được bên bán trong ngắn hạn.

    Do đó, trong kịch bản tích cực, nếu lực cầu mua lên tiếp tục gia tăng thì VN-Index có thể sẽ hướng đến ngưỡng kháng cự tiếp theo quanh 1.220 điểm (MA50 ngày). Trên góc nhìn dài hạn, thị trường đang có xu hướng tích lũy chặt chẽ dần.

    Theo arttimes

  • Những câu nói hay của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã gắn liền với con đường lập nghiệp thành công của tỷ phú đô la đầu tiên của Việt Nam. Ông trở thành vị doanh nhân được hàng triệu người Việt ngưỡng mộ với thành công trong việc xây dựng tập đoàn VinGroup. Những câu nói, triết lý của chủ tịch VinGroup đã trở thành nguồn cảm hứng của nhiều người trẻ. 

    cau noi pham nhat vuong

    1. “Lúc nhỏ giấc mơ của tôi không hề lớn, tôi chỉ muốn giúp đỡ gia đình.”

    Ông Phạm Nhật Vượng sinh ra trong gia đình không được khá giả bởi nguồn thu nhập chính của gia đình chỉ phụ thuộc vào quán trà đá nhỏ của mẹ. Ông chỉ có khao khát nhỏ bé là giúp đỡ được gia đình mình, ông Phạm Nhật Vượng đã từng bước một thực hiện được từng mục tiêu nhỏ rồi hướng đến những mục tiêu lớn hơn mà không phải ai cũng thực hiện được.

    Có lẽ Ông Phạm Nhật Vượng là minh chứng cho câu nói: “Bắt đầu nhỏ, suy nghĩ lớn”.

    2. “Tôi mơ ước sẽ biến những con phố của Hà Nội và Sài Gòn trở nên sầm uất như Hong Kong hay Singapore”

    Ông Phạm Nhật Vượng cho hay: “Tôi mơ ước biến những con phố của Hà Nội và Sài Gòn trở nên sầm uất như Hong Kong hay Singapore. Nếu có thể thực hiện thì kể cả mất tiền tỷ thì tôi vẫn cảm thấy hạnh phúc. Tôi muốn để lại thứ gì đó cho thế hệ sau. Còn tiền dù sao cũng chẳng thể mang theo khi đã chết”. Với khát vọng kinh doanh và là một trong những câu nói hay của tỷ phú Phạm Nhật Vương gắn liền với tinh thần dân tộc, ông Vượng đã đã quyết định bán công ty ở Ukraina. Vì vậy ông đã tập trung kinh doanh ở Việt Nam, từng bước xây dựng một thương hiệu mang tính biểu tượng quốc gia bằng việc “toàn tâm toàn ý” cho Vingroup”.

    3. “Tấn công luôn tốt hơn là phòng thủ”

    Ông Vượng luôn có tư duy “tấn công” được thể hiện trong kinh doanh , khi Vingroup luôn đề cao tính sáng tạo và hiệu quả trong từng việc làm.

    4. “Hãy tận dụng thế mạnh của mình thành cái mạnh nhất để cạnh tranh với cái mạnh của đối thủ”

    Đây là một trong những câu nói hay của Phạm Nhật Vượng. Câu này thể hiện tư duy cũng như chiến lược trong kinh doanh của ông Vượng khi cho rằng hãy phát huy điểm mạnh riêng của mình thay vì cứ đi theo thế mạnh của đối thử và sử dụng nó như một “đòn tấn công”.

    5. “Làm gì cũng phải đam mê, nghiêm túc với công việc, học hỏi liên tục cả đối thủ”

    Khi trả lời thắc mắc về việc Vingroup đã làm cách nafp để kinh doanh thành công đa lĩnh vực đến vậy? Ví dụ như bất động sản, dịch vụ khách sạn, bán lẻ, y tế, giáo dục, ô tô …Trong khi các lĩnh vực này hoàn toàn không liên quan với nhau và cũng chẳng phải là sở trường của ông.

    Ông cũng chia sẻ rằng khi ông bước sang lĩnh vực khác thì chỉ có liều. Thế nhưng khi bản thân ông đã quyết tâm  làm thì phải có đam mê, nỗ lực và sự nghiêm túc với công việc đó. Đồng thời, ông mày mò học hỏi, quan sát “thiên hạ” làm thế nào, tính đoán cân đối và lăn xả vì công việc.

    6. “Tôi chỉ tập trung vào việc của mình, còn người khác muốn nói gì thì mặc họ”

    Bỏ mặc những thông tin đồn đại từ mọi phía, ông Vượng chỉ tập trung vào công việc của mình với phát ngôn: “Tôi chỉ tập trung vào việc của mình, còn người khác muốn nói gì thì mặc họ”. Chính những thành công ngày nay của Vingroup là sự đáp trả cho những lời nói ngoài tai của thiên hạ. Hiện nay, công chúng cũng chỉ biết đến một doanh nhân Phạm Nhật Vượng điều hành Vingroup tài ba – một tập đoàn kinh tế lớn hàng đầu của Việt Nam.

    7. “Tiền là phương tiện làm việc”

    Theo ông Phạm Nhật Vượng, “Tiền là phương tiện làm việc”. Ông cũng nhấn mạnh rằng tiền phải đẻ ra tiền.

    Đây cũng chính là nguyên tắc cơ bản của bất cứ người kinh doanh nào. Không chỉ tỷ phú Phạm Nhật Vượng, mà hầu như các tỷ phú khác đều có suy nghĩ tương tự. Richard Branson, nhà sáng lập Virgin Group cũng từng chia sẻ quan điểm như trên. Ông nói “Phương châm của tôi, nếu có tiền tôi sẽ đầu tư vào các dự án mới và không giữ tiền bên mình”.

    Thật vậy, trong kinh doanh tiền được ví như máu của doanh nghiệp. Nó nuôi cả một hệ thống, bộ máy của một công ty. Đồng thời, tiền là cái nôi để thực hiện hóa mọi ý tưởng của con người. Nếu bạn có ý tưởng kinh doanh tốt, nhưng ngân sách công ty không đủ thì ý tưởng ấy khó mà thực hiện được.

    8. “Người ta bay suốt ngày thì mới mua, chứ tôi không đi đâu mấy, mua máy bay tính ra sẽ lỗ thì mua làm gì”

    Không giống như ông bầu Đức hay các vị tỷ phú đô la khác, sắm máy bay riêng để phục vụ cho việc đi lại. Người ta vẫn chỉ thấy hình ảnh Phạm Nhật Vượng bình dị di chuyển bằng phương tiện máy bay công cộng. Khi được hỏi giả định mua máy bay riêng thì ông Vượng bình thản đáp “ Người ta bay suốt ngày thì mới mua, chứ tôi không đi đâu mấy, mua máy bay tính ra sẽ lỗ thì mua làm gì”.

    Câu trả lời đầy tính kinh tế của ông khiến người nghe phải gật gù đồng ý. Là một vị tỷ phú giàu nứt vách nhưng mọi việc đều được ông Vượng cân nhắc đến lợi ích kinh tế. Dù đó có là chi tiêu cá nhân đi chăng nữa.

    9. “Mục tiêu của tôi không có gì thay đổi về bản chất vẫn làm đẹp cho đời”

    Khi được phóng viên báo chí trong và ngoài nước phỏng vấn “Vingroup đang và sẽ làm gì khi mở rộng kinh doanh sang các lĩnh vực phi địa ốc?” Doanh nhân Phạm Nhật Vượng vẫn trả lời trước sau như một. Ông nói “Mục tiêu của tôi không có gì thay đổi về bản chất vẫn làm đẹp cho đời”.

    10. “Tôi không quan tâm đến chuyện lọt top 500 người giàu nhất trên thế giới”

    Công chúng không khỏi bất ngờ khi ông Phạm Nhật Vượng lọt top 500 người giàu nhất thế giới vào cuối năm 2017. Theo thống kê của tờ báo Forbes, khối tài sản lúc bấy giờ của ông là 4.3 tỷ USD. Ông là người Việt Nam đầu tiên và duy nhất có tên trong danh sách này.

    Cho đến thời điểm hiện tại, khối tài sản của ông đã đạt 10 tỷ USD. Thứ hạng của ông cũng từ đó mà tăng đáng kể.

    Tuy nhiên, trong khi công chúng và báo chí quốc tế dành sự quan tâm đến sự phát triển thần tốc của ông. Thì ông chẳng mấy quan tâm đến danh hiệu này. Ông cũng từng chia sẻ “ Tôi không quan tâm đến chuyện lọt top 500 người giàu nhất trên thế giới”.

    11. “Lỡ làm người rồi không thể sống một đời phí hoài được”

    Có thể nói đây là phát ngôn tâm đắc nhất của ông trong lòng công chúng. Tâm niệm này của ông cũng khiến nhiều người liên tưởng đến câu nói nổi tiếng của tác phẩm “Thép đã tôi thế đấy”.

    Không cần quá nhiều phát ngôn gây sốc hay đánh bóng tên tuổi. Trong mọi hoạt động của tập đoàn Vingroup, người ta vẫn luôn thấy một hình ảnh Phạm Nhật Vượng chăm chỉ. Ông chăm chỉ làm việc, chinh phục những mục tiêu mới mà không nghĩ phải hưởng thụ.

    12. “Tôi không có nhu cầu gì nhiều. Cơm ăn, áo mặc, nhà cửa, xe cộ… có rồi”

    Dù đứng đầu một tập đoàn lớn và sở hữu khối tài sản khổng lồ nhưng ông không có nhu cầu gì nhiều. Ông chia sẻ những thứ như cơm ăn, áo mặc, nhà cửa, xe cộ,… ông đều có rồi.

    Kết

    Trên đây là tổng hợp những câu nói hay của Phạm Nhật Vượng – Chủ Tịch tập đoàn VinGroup, hy vọng nó sẽ giúp bạn dễ dàng tham khảo hơn cũng như tìm được cho mình những động lực mới để phát triển bản thân hoặc thậm chí có thể thực hiện tốt các dự án startup đang triển khai hoặc sắp triển khai nhé.

    Theo marketingai

  • Tỷ phú Vượng đã bước lên vị trí 295 trên BXH những người giàu nhất thế giới. Bất ngờ hơn cả, trong 24 giây, ông kiếm nhiều tiền hơn người Việt làm 1 năm!

    Ngày 31/7/2019, chúng ta đã phải xôn xao trước thông tin tạp chí Forbes cập nhập lại danh sách những người giàu nhất hành tinh. Thật đáng ngạc nhiên, trong top 200 người giàu nhất, tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang xếp tại vị trí 195, với tổng tài sản lên tới 8,25 tỷ USD.

    Nhưng đáng ngạc nhiên hơn cả là trong ngày 28/7/2019, Chủ tịch Vingroup chỉ đứng ở vị trí 239 với 8,1 tỷ USD. Cụ thể hơn, theo Forbes, tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã tăng thêm 1,65 tỷ USD so với lần công bố gần nhất vào tháng 3/2019. Sau khi tổng kết các con số, thì chỉ sau 150 ngày, tài sản của ông Phạm Nhật Vượng đã tăng thêm 1,65 tỷ USD.

     ong vuong kiem tien trong 24s
    Số tiền của ông Vượng đổi về đơn vị tiền Việt mệnh giá 500.000 và chồng lên sẽ cao 12,1 lần đỉnh Fansipan (cao 3.143 m)

    Trong 24 giây, tỷ phú Phạm Nhật Vượng kiếm tiền bằng một người Việt làm cả một năm

    Theo nhiều báo cáo, thu nhập trung bình của người Việt Nam hiện nay khoảng 3000 USD/năm. Với mức tăng tài sản hiện nay, chúng ta có thể tính được, trong 1 giây, ông Vượng kiếm được 127 USD. Vậy chỉ cần 24 giây, là tài sản của ông đã vượt mức 3000 USD.

    Ví dụ vui, nếu trên đường, ông Vượng có nhìn thấy 100 USD, thì ông cũng không cần mất 5 giây để nhặt lên, vì với 5 giây, ông có thể kiếm nhiều hơn 100 USD. Với khối tài sản kếch xù, Phạm Nhật Vượng trở thành thần tượng của nhiều người.

    Nếu ngưng kiếm tiền và tiêu mỗi ngày 500.000 USD, phải mất tới 45 năm mới tiêu được hết tài sản của tỷ phú Vượng

    Tài sản của Phạm Nhật Vượng cứ tăng thêm theo từng giây. Sở hữu số tiền lớn như thế, Phạm Nhật Vượng vẫn dễ dàng sống một cuộc an nhàn với nhà cao cửa đẹp, xe sang, hàng hiệu mà nhiều người ao ước. Thậm chí, dù ông ngưng kiếm tiền và tiêu mỗi ngày 500.000 USD, thì tỷ phú Phạm Nhật Vượng phải sống thọ đến 96 tuổi, tức là 45 năm sau, ông mới có thể tiêu hết tài sản hiện có của mình.

    Nếu quy đổi số tiền của vị tỷ phú này về đơn vị tiền Việt mệnh giá 500.000 thì ngân hàng nhà nước phải sử dụng 382.800.000 tờ mới đủ. Và chồng tiền ấy sẽ cao chất ngất gấp 12,1 lần đỉnh Fansipan (cao 3.143 m) và cao gấp 4,3 lần đỉnh Everest (cao 8.848 m). Với số tiền mà ông nắm trong tay, ông có thể xây gần 5 tòa nhà Landmark 81. Xem ra để tiêu hết số tiền của mình, Phạm Nhật Vượng cũng sẽ mệt bở hơi tai đấy!

    Cầm tài sản của ông Vượng trên tay, bạn sẽ mua được những gì?

    Nếu được thừa kế toàn bộ tài sản của ông Vượng, bạn sẽ mua được 135.360 xe ôtô VinFast Lux SA2.0 giá bán 1,414 tỷ đồng, 30,4 triệu chiếc với điện thoại Vsmart Active 1+ giá bán 6.290.000 đồng. Nếu bạn muốn đầu tư một lĩnh vực khác, thì tài sản 191.400 tỷ đồng  đủ sức xây 10,6 dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (tổng mức đầu tư 18.002 tỷ đồng), 5,8 tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội (tổng mức đầu tư khoảng 33.000 tỷ đồng).

    Chỉ với lên kế hoạch những thứ bạn sẽ mua cũng đã rất mệt mỏi rồi, những thứ mua được sẽ lại chất đầy nhà vì “nhiều” chẳng kém gì chồng tiền đã quy đổi. Không quá ngạc nhiên với số lượng khủng các món đồ giá trị mà bạn có thể mua được từ khối tài sản to lớn này, nhưng đó chỉ là ước chừng trong trường hợp Phạm Nhật Vượng ngưng kiếm tiền. Còn nếu ông tiếp tục kiếm tiền, chắc mất cả đời, bạn cũng không thể tiêu hết.

    Đây không phải là lần đầu tiên sự giàu có của tỷ phú Phạm Nhật được công bố, nhưng mỗi khi thông tin này xuất hiện lại khiến dân tình không khỏi xôn xao. Với khối tài sản của mình ở hiện tại, vị tỷ phú hàng đầu Việt Nam vẫn chưa hài lòng và luôn nỗ lực mỗi ngày. Quả thật rất đáng nể phục và tự hào!

    Bạn có bị choáng ngợp trước khối tài sản khổng lồ này không? 

    Viethome (theo thethaovanhoa)

  • Theo danh sách tỷ phú của Forbes, tính trong ngày 11/7, có tới 6/7 tỷ phú Việt chứng kiến giá trị khối tài sản ròng giảm xuống, trong đó tỷ phú Phạm Nhật Vượng là người mất nhiều nhất.

    Tính đến ngày 11/7, theo bảng xếp hạng tỷ phú của Forbes, Việt Nam đang có tổng cộng 7 cái tên, bao gồm bao gồm Chủ tịch Tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Nova Group Bùi Thành Nhơn, Tổng giám đốc Vietjet Air Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long, Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Masan Group Nguyễn Đăng Quang và Chủ tịch Thaco Group Trần Bá Dương.

    ong pham nhat vuong mat 280 trieu usd

    Trong đó, người giàu nhất Việt Nam là ông Phạm Nhật Vượng, người sở hữu khối tài sản ròng trị giá 5,1 tỷ USD. Ông Vượng đồng thời cũng là người giàu thứ 497 trên thế giới. Dù vậy, theo dữ liệu của Forbes, tính đến 3h chiều 11/7 (giờ Việt Nam), giá trị khối tài sản ròng của Chủ tịch Tập đoàn Vingroup đã giảm khoảng 283 triệu USD so với ngày hôm trước.

    Nguyên nhân dẫn tới việc khối tài sản ròng của ông Phạm Nhật Vượng giảm mạnh có thể đến từ việc trong phiên giao dịch sáng 11/7, bộ 3 cổ phiếu họ Vingroup là VIC, VHM và VRE đồng loạt giảm mạnh. Kết phiên giao dịch ngày 11/7, giá đóng cửa bộ ba cổ phiếu họ Vingroup lần lượt là VIC (70.000 đồng/cổ phiếu), VHM (60.500 đồng/cổ phiếu) và VRE (26.000 đồng/cổ phiếu).

    Không chỉ tỷ phú Phạm Nhật Vượng mà phần lớn tỷ phú Việt trong danh sách của Forbes đều chứng kiến giá trị khối tài sản ròng giảm so với ngày hôm trước. Cụ thể, bà Nguyễn Thị Phương Thảo chứng kiến khối tài sản ròng giảm 12 triệu USD, ông Bùi Thành Nhơn giảm 20 triệu USD, ông Trần Đình Long giảm 18 triệu USD, ông Hồ Hùng Anh giảm 65 triệu USD và ông Nguyễn Đăng Quang giảm 48 triệu USD.

    Trong số các tỷ phú Việt, chỉ duy nhất ông Trần Bá Dương và gia đình chứng kiến giá trị khối tài sản ròng tăng lên, song mức tăng cũng không đáng kể, chỉ khoảng 0,32 triệu USD, tương đương 0,02%.

    Năm nay, tạp chí Forbes đã chốt danh sách tỷ phú toàn cầu từ tháng 3. Thời điểm mới chốt danh sách tỷ phú toàn cầu, nhóm tỷ phú Việt nắm giữ khối tài sản ròng có tổng giá trị 21,3 tỷ USD. Tuy nhiên, tính tới hiện tại, tức ngày 11/7, nhóm tỷ phú Việt đang nắm giữ khối tài sản ròng có tổng giá trị 17,4 tỷ USD, đồng nghĩa với việc gần 4 tỷ USD đã “bốc hơi” chỉ sau 4 tháng.

    Tính tới thời điểm hiện tại, chỉ duy nhất tỷ phú Phạm Nhật Vượng là người lọt vào danh sách top 1.000 tỷ phú giàu nhất thế giới. Trong khi đó, các tỷ phú Việt khác đều nằm ngoài top 1.000.

    Cụ thể, bà Nguyễn Thị Phương Thảo (1.085), ông Bùi Thành Nhơn (1.103), ông Trần Đình Long (1.553), ông Hồ Hùng Anh (1.563), ông Nguyễn Đăng Quang (1.818) và ông Trần Bá Dương & Gia đình (1.876).

    Thực tế, một số tỷ phú Việt khác cũng từng có thời điểm lọt vào top 1.000 tỷ phú giàu nhất thế giới. Chẳng hạn, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long từng giữ vị trí thứ 892, khi ông sở hữu khối tài sản ròng trị giá 3,4 tỷ USD.

    Dù vậy, từ tháng 3, ông Trần Đình Long là người chứng kiến giá trị khối tài sản ròng “bốc hơi” nhiều nhất so với các tỷ phú Việt khác. Khi tạp chí Forbes công bố danh sách tỷ phú năm 2022, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát nắm giữ khối tài sản ròng trị giá 3,2 tỷ USD, nhưng hiện chỉ còn 1,9 tỷ USD, giảm 1,3 tỷ USD, tương đương hơn 40%.

    Một phần nguyên nhân dẫn tới việc ông Long chứng kiến khối tài sản ròng của mình “bốc hơi” cả tỷ USD đến từ việc giá cổ phiếu HPG tụt dốc. Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu HPG đóng cửa ở phiên giao dịch ngày 11/3, tức ngày Forbes chốt danh sách tỷ phú toàn cầu năm 2022 là 45.800 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, kết phiên giao dịch ngày 11/7, giá cổ phiếu HPG chỉ đóng cửa ở mức 22.050 đồng/cổ phiếu.

    Tỷ phú Bùi Thành Nhơn, người mới nhất của Việt Nam gia nhập danh sách tỷ phú Forbes cũng chứng kiến giá trị khối tài sản ròng giảm tương đối. Thời điểm mới công bố danh sách tỷ phú toàn cầu năm 2022, ông Nhơn nắm giữ khối tài sản ròng trị giá 2,9 tỷ USD, giảm 200 triệu USD so với con số vào ngày 11/7. 

    Tuy nhiên, khi so với mức đỉnh mà ông từng đạt được vào sáng 6/4, giá trị khối tài sản ròng của ông Nhơn đã giảm 0,6 tỷ USD. Cụ thể, theo The Real Time Billionaires List của Forbes, tính đến sáng 6/4, ông Nhơn đã có bước nhảy vọt từ vị trí 1.053 thế giới lên 904 thế giới, sở hữu khối tài sản ròng có giá trị lên tới 3,5 tỷ USD, đồng thời cũng trở thành người giàu thứ hai Việt Nam vào thời điểm đó dù mới xuất hiện.

    Mặc dù đây là năm mà Việt Nam có nhiều tỷ phú USD nhất xuất hiện trong danh sách được tạp chí Forbes công bố, nhưng thực tế con số này vẫn còn kém so với các nước trong khu vực Đông Nam Á.

    Cụ thể, trong danh sách năm 2022 của Forbes, khu vực Đông Nam Á có 6 quốc gia có ít nhất một tỷ phú được vinh danh, bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, theo số liệu được cập nhật trên The Real Time Billionaires List sáng 8/4.

    Theo Vietnambiz

  • Là một doanh nhân thành đạt, tỷ phú giàu có, ông Phạm Nhật Vượng chính là hình mẫu, nguồn cảm hứng cho nhiều người học tập, một trong số đó có phương pháp giáo dục con cái đặc biệt. Ông Vượng có 3 người con, 2 trai và 1 gái, lần lượt là Phạm Nhật Quân Anh, Phạm Nhật Minh Hoàng và Phạm Nhật Minh Anh.

    Sở hữu khối tài sản kếch xù, hào phóng giúp đỡ người khác song tỷ phú nổi tiếng là người rất khắt khe trong việc giáo dục con cái. Từ một số chia sẻ của ông, có thể thấy quan điểm về cách dạy con của tỷ phú này đó là phải chịu khó lao động, yêu lao động và phải tự rèn luyện, không được ỷ lại vào gia đình.

    Trong một lần chia sẻ với giới truyền thông, ông Phạm Nhật Vượng thẳng thắn cho biết: “Quan điểm của tôi là các cháu phải chịu khó lao động, yêu lao động và phải rèn luyện. Như cậu con trai đầu, ngày xưa ở bên Ukraine sân nhà tôi rất rộng, đến mùa hè tôi mua một xe gạch về đổ xuống sân, cháu và mấy đứa bạn cứ chở từ đầu này đến đầu kia, sắp xếp xong là được 100 đô. Cứ vậy mà làm miệt mài cả mùa hè. Ngay bây giờ cũng thế, cũng phải lao động cật lực "đi làm hùng hục, đi công tác suốt ngày, đi xuống cơ sở ngồi làm, không thể khệnh khạng được”.

    con trai ong pham nhat vuong
    Các con của ông Phạm Nhật Vượng trưởng thành dưới sự giáo dục cứng rắn của bố. Ảnh: Internet

    Phạm Nhật Quân Anh sau khi vào Vingroup làm việc từ năm 2015 cũng được yêu cầu đi công tác, xuống cơ sở để nắm bắt tình hình. Ông Vượng để con trai theo chân mình và các “lão tướng” trong tập đoàn để học cách làm việc và tích lũy kinh nghiệm quý giá cho bản thân.

    Về cậu quý tử thứ hai, ông chia sẻ:"Cậu thứ hai đang học đại học năm hai ở nước ngoài nhưng Covid-19 trường cho nghỉ 1 năm, tôi cho vào tập đoàn đi làm luôn."

    Tỷ phú này cho hay trong công việc không có khái niệm người nhà hay người ngoài mà mọi người đều bình đẳng như nhau: "Làm tốt, tôi sẽ tạo sân chơi hết sức. Còn không được, vui lòng tránh ra để người khác làm. Cậu cả bị lên xuống mấy lần rồi đấy, cứ làm được thì thăng chức, không được thì xuống thôi". Ngay cả ở nhà, cô con gái út của ông cũng phải thường xuyên làm dọn dẹp, rửa bát, làm việc nhà, không phải cứ con nhà đại gia thì được hưởng thụ.

    Cách giáo dục con cái như vậy cũng là điều dễ hiểu, bởi dù bố mẹ nào cũng mong muốn con cái phát huy và nối nghiệp mình nhưng nếu người thừa kế của cả một tập đoàn lớn mà không có thực tài thì vô cùng nguy hiểm.

    Theo đó, quan điểm dạy con của ông Phạm Nhật Vượng khá tương đồng với các doanh nhân khác tại Việt Nam. Vua thép Trần Đình Long cũng từng chia sẻ rằng con ông, cháu cha cũng phải đi lên bằng thực lực: "Tại Hòa Phát, sự hỗ trợ của bố mẹ là không có, phải chứng minh bằng năng lực thật sự. Không có chuyện “con ông, cháu cha” một mình đi làm một giờ hay thế này thế khác. Đều phải đi làm như người bình thường. Đến giờ lên ăn cơm tập thể như bình thường. Tôi đảm bảo 100% không có bất cứ ưu đãi nào cho các “con ông, cháu cha” ở tập đoàn."

    Chia sẻ về việc ươm mầm và nối nghiệp, ông Vượng cho biết sẽ không ép con làm việc của mình: "Quan điểm của tôi là không bắt sau này các con phải ôm công việc của bố. Các con yêu thích và có năng lực đến đâu thì làm đến đấy, không thì thôi, không thể hủy hoại sự nghiệp mà bao nhiêu người tâm huyết xúm lại làm mới ra được".

    Người ta thường nói, nghèo vượt khó là chuyện đáng khen ngợi nhưng nhà giàu vượt cám dỗ, sẵn sàng học hỏi và trau dồi kinh nghiệm kiến thức, kinh nghiệm lại còn đáng học tập hơn cả, đó cũng là cách mà tỷ phú giàu nhất Việt Nam giáo dục con cái mình.

    Bài liên quan: Thú chơi siêu xe của con trai tỷ phú Phạm Nhật Vượng

    Theo Cafebiz

  • Theo Reuters, 2 trong số 4 Giám đốc cấp cao của VinFast chia tay công ty vì "lý do cá nhân".

    Reuters cho biết, hãng xe Việt VinFast thông báo 4 Giám đốc điều hành cấp cao đã rời công ty. Thay đổi này diễn ra khi VinFast chuẩn bị khởi công xây dựng nhà máy trị giá 4 tỷ USD ở Bắc Carolina, mở phòng trưng bày đầu tiên ở California, tiến tới việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng.

    Các Giám đốc điều hành đã rời đi bao gồm Emmanuel Bret, Phó Giám đốc điều hành phụ trách bán hàng toàn cầu; Franck Euvrard, Phó Giám đốc điều hành phát triển sản phẩm; Hong Bae, Phó Giám đốc điều hành phát triển công nghệ xe và Bruno Tavares, người từng là Giám đốc tài chính, công ty cho biết.

    nhan su cap cao Vinfast nghi viec

    Người phát ngôn của VinFast, đơn vị thuộc tập đoàn Vingroup cho biết, họ đã "chấm dứt hợp đồng lao động" với 4 người này khi nhận được sự đồng ý của họ. Công ty cho biết hai trong số các Giám đốc điều hành đã rời đi (không được nêu tên cụ thể), từ chức vì lý do cá nhân.

    Emmanuel Bret, một cựu Giám đốc điều hành của BMW, đã gia nhập VinFast vào đầu năm nay và được giao nhiệm vụ triển khai mạng lưới bán hàng ở nước ngoài theo kế hoạch của công ty. Ông là một trong những Giám đốc điều hành đã đại diện cho VinFast tại triển lãm ô tô New York vào tháng 4 khi hãng này trưng bày các nguyên mẫu của hai mẫu SUV chạy điện VF 8 và VF 9.

    Trong khi đó, Euvrard, người đã gia nhập VinFast vào tháng Giêng từ Tata Technologies, đã được giao nhiệm vụ phát triển dòng sản phẩm xe điện toàn phần của VinFast.

    Ông Hong Bae, một nhân viên kỳ cựu của Samsung Electronics, Faraday Future và Fisker, đã gia nhập VinFast vào tháng 7 năm ngoái. Không ai trong số những người đã rời đi này đưa ra bình luận về vấn đề trên.

    Theo Reuters, một bản ghi nhớ từ văn phòng của Giám đốc điều hành VinFast, bà Lê Thị Thu Thủy cho biết, tất cả những Giám đốc cấp cao này rời công ty vì nhiều nguyên nhân.

    Huy Chieu, một cựu kỹ sư tại gã khổng lồ General Motors, người đã gia nhập VinFast vào tháng 11 năm ngoái, đã được thăng chức sau khi có những thành tích nổi bật trong công việc liên quan đến xe điện VF 8, theo nội dung một bản ghi nhớ riêng của Reuters.

    Bản ghi nhớ của Reuters cũng cho biết công ty đã có các kỹ sư trưởng cho hai mẫu xe trong tương lai đã được lên kế hoạch nhưng chưa được làm nguyên mẫu, VF 5 và VF 6.

    Bà Thủy tiếp quản vị trí Giám đốc điều hành VinFast vào tháng 12 sau khi Giám đốc điều hành người Đức Michael Lohscheller từ chức. Trước đó, ông Michael Lohscheller đã thôi giữ chức Giám đốc điều hành của thương hiệu Stellantis Opel để dẫn dắt VinFast. Công ty cho biết ông Lohscheller đã từ chức vì lý do cá nhân. Kể từ khi thành lập vào năm 2017, VinFast đã trải qua ba đời CEO khác nhau.

    VinFast, bắt đầu sản xuất vào năm 2019, đang đặt cược lớn vào thị trường Mỹ, nơi họ hy vọng sẽ cạnh tranh với các nhà sản xuất ô tô và startup bằng hai mẫu SUV chạy điện và mô hình cho thuê pin độc đáo của mình.

    VinFast đã hứa sẽ tạo ra 7.500 việc làm tại nhà máy theo kế hoạch của họ ở Bắc Carolina, nơi công ty sẽ chế tạo hai mẫu xe điện VF 8 và VF 9. Hãng xe Việt có kế hoạch bắt đầu xuất khẩu hai loại xe điện này sang Mỹ vào cuối năm nay từ nhà máy tại Việt Nam.

    VinFast lần đầu giới thiệu hai mẫu xe điện này ra công chúng tại triển lãm Los Angeles Auto Show 2021. Khi đó, hai mẫu VF 8 và VF 9 của công ty có tên là VF e35 và VF e36. Sau đó, công ty đã đổi tên thành VF 8 và VF 9 để cùng với ba mẫu xe điện khác gồm VF 5, VF 6 và VF 7 tạo nên dải sản phẩm hoàn chỉnh.

    Công ty cũng đã chính thức công bố mức giá cho hai mẫu xe này. Cụ thể, chiếc VF 8 có mức giá khởi điểm 41.000 USD tại Mỹ, hơn 36.000 euro tại châu Âu và 961 triệu đồng tại Việt Nam. Trong khi đó, VF 9 có giá khởi điểm 56.000 USD tại Mỹ, hơn 49.000 euro tại châu Âu và hơn 1,3 tỷ đồng tại thị trường Việt Nam. Mức giá trên chưa bao gồm thuế kinh doanh và giá trị gia tăng, cũng như dịch vụ thuê pin cùng gói dịch vụ ADAS và Smart Services.

    Theo Kinh tế Chứng khoán

  • pham nhat vuong khong chia lo ban nen 1

    Đây là câu trả lời của tỷ phú Phạm Nhật Vượng trong ĐHĐCĐ thường niên của Vingroup, diễn ra sáng 11/5.

    Hôm nay, ngày 11/5 đã diễn ra đại hội cổ đông thường niên Tập đoàn Vingroup. Ngoài mảng ô tô điện VinFast, lĩnh vực bất động sản cũng nhận được sự quan tâm của nhiều cổ đông.

    Một cổ đông đặt câu hỏi về chính sách đất đai có thể thay đổi trong tương lai. Tỷ phú Phạm Nhật Vượng nhận định chính sách càng hoàn thiện, những doanh nghiệp chân chính và tốt càng dễ làm.

    Ông khẳng định: "Vinhomes làm ăn chân chính, nghiêm túc, thượng tôn pháp luật thì là cơ hội chứ không phải thách thức. Chúng tôi không chia lô bán nền, không làm dự án ảo, không chụp giật, mà càng làm thì càng tạo ra giá trị".

    Ông chủ Vingroup nhấn mạnh Vinhomes phát triển mạnh các giá trị và dịch vụ về sau chứ không phải là đất đai. Theo đó, chi phí về tiền đất trung bình trong một căn nhà của Vinhomes chỉ chiếm cao nhất là 30%, còn 70% là chi phí khác. Để xây dựng một khu đô thị thì 5 nhóm chi phí: tiền đất, tiền đầu tư xây dựng hạ tầng khu đô thị; đầu tư hạ tầng dịch vụ và tiện ích; đầu tư xây dựng nhà; chi phí thương hiệu.

    pham nhat vuong khong chia lo ban nen 1

    Một cổ đông khác đặt câu hỏi liên quan đến việc đầu tư Vành đai 4: "Sắp tới Hà Nội và các tỉnh lân cận có tập trung làm đường vành đai 4, Vingroup có tham gia vào dự án này không?".

    Tỷ phú Phạm Nhật Vượng cho biết Vingroup đã được Hà Nội mời tham gia đầu tư dự án đường vành đai 4. Tuy nhiên, Tập đoàn có thể chỉ tham gia ở góc độ xây dựng. Phần vốn sẽ có các ngân hàng, tổ chức tín dụng thu xếp, còn Vingroup chỉ muốn dồn nguồn lực vào các dự án lớn đang theo đuổi.

    Ngoài ra, Vingroup hiện chưa có kế hoạch làm các dự án xung quanh đường Vành đai 4, chỉ làm các dự án bất động sản đang thực hiện. Còn về bất động sản công nghiệp, doanh nghiệp vẫn đang tìm kiếm và hoàn thiện thủ tục đầu tư.

    Tỷ phú Phạm Nhật Vượng: Chúng tôi mời các nhà sản xuất chip về mở nhà máy ở Việt Nam, ưu đãi miễn tiền thuê đất, thuê nhà xưởng 10-15 năm

    Tại đại hội, phần lớn câu hỏi của các cổ đông đều liên quan đến câu chuyện của VinFast, như tình hình sản xuất, kinh doanh, nhà máy pin, tái chế pin... Các câu hỏi này đều được đích thân Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng trả lời.

    Về sản xuất kinh doanh, ông Vượng cho biết, nhà máy ở Mỹ được thiết kế với công suất 150.000 xe/năm. Trong năm 2022, kế hoạch là 17.000 xe và phần đặt hàng tại Mỹ đã là 4.000 xe. Đến năm 2026, kế hoạch bán hàng lên tới 750.000 xe, như vậy khi đó ước tính sẽ có 600.000 xe được sản xuất từ Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ.

    Công nghiệp phụ trợ

    Diện tích dự án Vũng Áng của Vingroup hiện nay là 1.500 hecta. Theo Chủ tịch Vingroup, trong tương lai diện tích này còn có thể mở rộng hơn nữa, dành cho VinFast, VinES, nhưng phần lớn sẽ dành cho các doanh nghiệp sản xuất linh kiện cho ô tô. "Chúng tôi muốn phát triển mạnh mẽ công nghiệp phụ trợ cho ô tô", ông Phạm Nhật Vượng khẳng định.

    Ngoài ra, không chỉ ở Vũng Áng mà các khu bất động sản công nghiệp khác của Vingroup đều sẽ hướng đến mời gọi nhà đầu tư sản xuất linh kiện, trước tiên là ưu tiên cho xe điện, sau đó mới cho các phần khác.

    Hiện nay mức độ nội địa hóa của VinFast đã đạt khoảng 60% và trong tương lai sẽ tiến tới khoảng 80% nội địa hóa theo các tiêu chuẩn công bố bây giờ.

    Thiếu hụt nguyên vật liệu

    Ông Phạm Nhật Vượng cho biết, hiện nay việc thiếu hụt nguyên vật liệu, nắp vỏ, dung môi... chưa phải là vấn đề khi quy mô sản xuất 100.000-200.000 xe/năm. Tuy nhiên, trong tương lai khi quy mô sản xuất tăng lên thì nguyên vật liệu sẽ trở thành vấn đề lớn.

    Ngoài Lithium, là nguyên liệu để sản xuất ra pin, cả nikel, coban và những thứ như graphite cũng rất thiếu. Vingroup đã lập danh sách 6 nhóm linh kiện, nguyên vật liệu cell pin và bắt đầu nghiên cứu để có những dự trữ chiến lược lâu dài.

    Chúng tôi sẽ phải tìm các mối, hợp tác liên hệ để giải quyết từ nguồn nguyên vật liệu thô, hợp tác với những công ty khai thác mỏ, đặt mua với số lượng lớn, với kế hoạch dài hạn. Đây là mối quan tâm rât lớn của Vingroup thời điểm hiện tại.

    Mời gọi các nhà sản xuất chip về mở nhà máy ở Việt Nam

    Chủ tịch Vingroup nhận định, với VinFast, lúc này đang là thời cơ vàng để có thể chiếm lĩnh thị trường, tạo dựng thương hiệu, tạo dựng vị thế và Vingroup đang rất quyết liệt ngày đêm, giải quyết tìm kiếm từng linh kiện, từng nguồn cung.

    "Bây giờ cái gì cũng thiếu, như cái xe VF e34 chỉ thiếu 1 con tem thì cũng ko xuất xưởng được. Một chiếc xe có 4.000 cụm linh kiện, 40.000 linh kiện, chỉ thiếu 1 con ốc 1 con vít là không xuất được xe. Đây là thách thức rất lớn", ông Vượng nói.

    Một phần hàng của VinFast phải nhập từ Trung Quốc bởi đây là công xưởng của thế giới. Tuy nhiên, khi Thượng Hải đóng cửa, và các nhà máy sản xuất chip trên thế giới đóng cửa, đã dẫn tới tình trạng nguồn cung chip bị ngắt.

    Để giải quyết vấn đề này, Vingroup đang thúc đẩy rất mạnh mẽ chiến lược nội địa hóa linh kiện. "Chúng tôi đang mời gọi các nhà sản xuất chip về mở nhà máy ở Việt Nam. Vingroup thậm chí có những ưu đãi rất lớn cho họ: miễn thuê đất, miễn tiền thuê nhà xưởng 10-15 năm để họ có thể đầu tư mạnh mẽ vào sản xuất. Lúc đó chúng ta sẽ giải được bài toán nguồn cung, và khi đảm bảo nguồn cung chúng ta sẽ phát triển rất nhanh. Thế giới bây giờ chỉ thiếu xe, chứ không thừa xe. Nếu chúng ta có xe sẽ bán được rất nhanh, và chúng tôi sẽ rất quyết liệt thúc đẩy câu chuyện này", ông Phạm Nhật Vượng nói.

    Theo Cafebiz

  • the gioi khat xe dien 1

    Thế giới đang rất "khát" xe điện. Nhiều hãng xe công bố đã bán hết toàn bộ lượng xe của năm 2022, khách mua phải chờ đến 2023 để nhận xe. Vì sao chuyện này xảy ra?

    "Đúng là bây giờ cái gì cũng thiếu, thậm chí như xe VF e34 của chúng tôi bây giờ chỉ có thiếu 1 con tem thôi vì nhà cung cấp không cấp được, thì cũng không xuất xưởng được.

    Chúng tôi cũng đang mời gọi những nhà sản xuất chip trên các nước về mở nhà máy ở Việt Nam, Vingroup thậm chí có những ưu đãi rất lớn cho họ, miễn tiền thuê đất, thuê nhà xưởng trong vòng 10-15 năm.Khi đảm bảo nguồn cung thì sẽ phát triển được rất nhanh vì trên thế giới bây giờ chỉ thiếu xe chứ không phải thừa xe. Nếu có xe thì chúng ta có thể bán được rất nhanh ở rất nhiều thị trường" – ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch Tập đoàn Vingroup chia sẻ tại Đại hội cổ đông thường niên 2022 vào ngày 11/5.

    Câu hỏi đặt ra là tại sao một dự án được xem là trọng điểm trong xu hướng chuyển đổi sang năng lượng sạch toàn cầu, "next big thing" tiếp theo với định giá thị trường hàng nghìn tỷ USD lại để xảy ra tình trạng thiếu xe khi nhu cầu vừa mới bùng nổ. Đáng lẽ ra, vấn đề các hãng xe cần quan tâm nhất phải là làm sao để thuyết phục người dùng chuyển đổi. Thị trường đang bị "tắc" ở đâu?

    Thế giới đang 'khát' xe điện

    Đầu tiên cần khẳng định, doanh số xe điện toàn cầu đang bùng nổ. Trong quý đầu tiên của năm 2022, hầu hết nhà sản xuất đều ghi nhận doanh số tăng trưởng mạnh, chẳng hạn Ford đạt tỷ lệ tăng trưởng 139%, Volkswagen là 65% còn Tesla là 81%.

    Nguyên nhân của việc doanh số xe điện bùng nổ khá dễ lý giải, do lo ngại của người dùng vì giá nhiên liệu truyền thống tăng cao trong khi nhiều quốc gia đang đưa ra hàng loạt chính sách khuyến khích người dùng mua xe điện, trong đó có cả hỗ trợ tiền mặt.

    the gioi khat xe dien 1
    Hàng loạt mẫu xe điện đã cháy hàng đến hết 2022.

    Tuy nhiên, hết nhà sản xuất đều đang đối mặt với tình trạng thiếu xe để bàn giao cho khách. Tại Trung Quốc, người mua Tesla Model 3 hay Model Y đang phải đợi vài tháng để có thể nhận xe.

    Theo SCMP, với tình trạng thiếu hụt hiện tại, các nhà sản xuất chỉ có thể tung ra khoảng 4 triệu xe sử dụng năng lượng mới (NEV) trong năm nay, thiếu hụt khoảng 1 triệu xe so với nhu cầu thị trường. NEV được tính bao gồm cả xe điện chạy pin và xe hybrid.

    Tại Mỹ, Tesla cũng thông báo về việc khách hàng đặt xe ở thời điểm này sẽ phải đợi đến đầu năm 2023 mới có thể nhận xe, thậm chí có một số model thời gian này kéo dài đến quý II/2023.

    Với Ford, hãng thậm chí còn ngừng nhận đặt hàng mẫu bán tải chạy điện F-150 Lightning từ tháng 4 vì số lượng xe bản 2022 đã hết. Ford nhận hơn 200.000 đơn đặt trước cho mẫu xe này, nhiều hơn cả số lượng xe hãng dự định sản xuất trong 3 năm.

    Tương tự là Volkswagen khi CEO của công ty này là Herbert Diess tuyên bố VW cơ bản đã bán hết xe điện ở châu Âu và Mỹ. Những người tìm kiếm một chiếc EV từ các thương hiệu con của VW sẽ phải đợi đến ít nhất là năm 2023 để có thể mua xe.

    Tại Việt Nam, VinFast cũng đang bàn giao mẫu VF e34 với số lượng khá "nhỏ giọt" – khoảng 400 xe/tháng trong khi lượng đặt trước trong năm 2021 lên đến hơn 30.000 xe. Mặc dù tương lai trông cực kỳ tươi sáng với xe điện, tình trạng thiếu linh kiện đang giới hạn năng lực của các nhà sản xuất đáp ứng nhu cầu của thị trường.

    Thách thức lớn nhất là gì?

    Sự thiếu hụt trên diện rộng này do hàng loạt nguyên nhân kết hợp thành, bao gồm thiếu kim loại từ Nga, phong toả tại Trung Quốc, gián đoạn tại các nguồn khai khoáng, thiếu chip bán dẫn và thiếu lithium - nguyên liệu chính để tạo nên pin xe điện.

    Trong số các nguyên nhân này, tình trạng thiếu hụt kim loại từ Nga, phong toả từ Trung Quốc có thể xem là hiện tượng nhất thời, chỉ là chuỗi cung ứng chưa kịp thích nghi.

    Trong khi đó, tình trạng thiếu chip bán dẫn đã kéo dài từ năm 2021 sang đến 2022 và nan giải hơn. Mặc dù vậy, khó có chuyện tình trạng này sẽ kéo dài 3-5 năm bởi ngay thời điểm hiện tại, hàng loạt biện pháp đã được đưa ra. Cũng cần nhớ rằng, nhu cầu bùng nổ của thị trường với hàng loạt các loại chip sau giai đoạn giãn cách khiến cho các đơn hàng phần nào bị "xô lệch". Mọi thứ, mặc dù không sớm, sẽ trở lại quỹ đạo của nó.

    the gioi khat xe dien 1
    Lithium là chìa khoá để giải quyết tình trạng thiếu xe điện hiện nay.

    Trong khi đó, việc thiếu lithium để sản xuất pin xe điện lại thực sự nhức nhối mà theo như CEO của Rivian RJ Scaringe cảnh báo "nếu so với tình trạng thiếu pin trên thị trường, việc thiếu chip chỉ giống như "một bữa tráng miệng nhỏ" trong 2 thập kỷ tới.

    Sự mất cân bằng đang ngày càng lớn hơn trên thị trường pin, khi nhu cầu xe điện tăng nhanh hơn bất kỳ ai trong ngành công nghiệp này có thể nhìn trước. "Hầu hết các quốc gia trên thế giới sẽ ngừng bán ô tô chạy bằng động cơ xăng. Khó có thể đánh giá đầy đủ quy mô của sự thay đổi", ông này nói.

    "Nói một cách ngắn gọn, tất cả số lượng pin thế giới đang sản xuất ra chỉ chiếm dưới 10% những gì chúng ta cần trong 10 năm tới. Điều đó có nghĩa là 90-95% chuỗi cung ứng đang không tồn tại".

    Giá của cell pin xe điện đã tăng từ 105 USD/kWh của năm ngoái lên 160 USD trong năm nay. Nếu vấn đề nguồn cung không được giải quyết, giá bán sẽ tiếp tục tăng.

    Lithium – chìa khoá để thị trường xe điện ‘cất cánh’

    Những cảnh báo về việc thế giới cần nhiều pin lithium hơn không mới. Elon Musk từng đưa ra cảnh báo vào tháng 11/2021. Tháng 4 vừa qua, ông thậm chí còn úp mở trên Twitter về việc Tesla sẽ tham gia vào ngành công nghiệp khai thác lithium.

    "Ai đó làm ơn tham gia vào lĩnh vực kinh doanh lithium được không? Các bạn có thích tiền không? Công việc kinh doanh lithium là dành cho bạn", ông nói trong buổi công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý I của Tesla.

    Hiện tại, Trung Quốc gần như kiểm soát thị trường pin lithium khi quốc gia này tinh chế 80% lượng nguyên liệu thô của thế giới, 77% dung lượng pin bán ra toàn thị trường và sản xuất 60% linh kiện pin toàn cầu.

    Sự phụ thuộc này khiến mỗi khi hoạt động sản xuất tại Trung Quốc gặp rào cản, cả thế giới sẽ chịu ảnh hưởng chung, chẳng hạn khi quốc gia này phong toả nhiều địa phương vì Covid-19 mới đây.

    Thực tế, nhiều công ty lớn đã tăng cường đầu tư vào xe điện cũng nhận thức điều này và chắc chắn muốn giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Tesla mới đây đã mua một khu vực với diện tích 10.000 ha ở Nevada để khai thác Lithium. SK, công ty của Hàn Quốc cũng mở nhà máy pin khổng lồ ở Georgia, Mỹ để sản xuất pin cho Volkswagen và Ford.

    the gioi khat xe dien 1
    Nhiều tỷ USD đã được đổ vào các nhà máy sản xuất pin nhưng sẽ phải mất thời gian để các nhà máy này có thể theo kịp nhu cầu của thị trường.

    Hầu hết các công ty kinh doanh xe điện, trong đó có VinFast đều đầu tư vào các nhà máy pin, song song với kế hoạch mở rộng dải sản phẩm xe điện. Chẳng hạn, Vingroup – công ty mẹ của VinFast đầu tư 4.000 tỷ đồng để mở nhà máy pin tại Vũng Áng, Hà Tĩnh. Volkswagen công bố muốn có tổng cộng 6 nhà máy sản xuất pin xe điện ở châu Âu vào năm 2030, tổng giá trị năng lượng 240 gigawatt giờ mỗi năm.

    Các chính phủ cũng đang nỗ lực thúc đẩy việc khai thác lithium, sản xuất pin để đảm bảo vấn đề tự chủ nguồn cung. Chẳng hạn, Nhà Trắng mới đây công bố chi hơn 7 tỷ USD để tăng cường chuỗi cung ứng pin của Mỹ. Ông Biden tuyên bố 3,1 tỷ USD trong số đó dành cho các công ty sản xuất và tái chế pin lithium. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng những nỗ lực đó là chưa đủ. Trung Quốc hiện tỏ ra vượt trội hoàn toàn so với Mỹ về số lượng nhà máy sản xuất pin cỡ lớn (93 so với 4).

    Indonesia cũng không ngừng kêu gọi các doanh nghiệp mở nhà máy sản xuất pin tại nước này nhờ nguồn nickel phong phú.

    Mặc dù hàng loạt biện pháp được đưa ra, giới phân tích vẫn cho rằng thế giới đang "chạy" khá chậm so với sự phát triển của thị trường xe điện. Carlos Tavares - sếp của Stellantis (tập đoàn sở hữu 14 thương hiệu gồm Ram, Jeep, Dodge, Chrysler, Fiat, Alfa Romeo, Maserati, Abarth, Peugeot, Citroen, Opel, Vauxhall và DS) cho rằng tình trạng thiếu pin - thậm chí không có pin cho xe điện chưa thể được giải quyết, ít nhất cho đến năm 2025-2026.

    Theo Nhịp sống kinh tế

  • Vinhomes cho biết, giá bán sẽ từ 300-950 triệu đồng/căn hộ. Quy mô mỗi dự án khoảng 50-60ha. Mô hình này sẽ tái định nghĩa về nhà ở xã hội, thay đổi những định kiến từ trước đến nay về nhà ở xã hội.

    Ngày 12/5, Công ty cổ phần Vinhomes tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2022.

    Tại đại hội, ông Phạm Thiếu Hoa, Chủ tịch Vinhomes cho biết, một trong những định hướng chiến lược mới của Vinhomes trong thời gian tới là tập trung phát triển các dự án nhà ở xã hội phục vụ người có thu nhập thấp tại các tỉnh thành trên cả nước.

    "Với kinh nghiệm triển khai dự án nhà ở thương mại của Vinhomes, các dự án nhà ở xã hội này không chỉ giúp hiện thực hóa giấc mơ sở hữu nhà cho người lao động, mà còn mang tới cho họ một môi trường sống hiện đại, văn minh; đồng thời góp phần thúc đẩy an sinh xã hội và kinh tế tại các địa phương", Chủ tịch Vinhomes nói.

    nha vinhomes gia re

    Trong vòng 5 năm tới, Vinhomes đặt mục tiêu hoàn thành 500 nghìn căn nhà ở xã hội trên cả nước. Mức giá bán nhà ở xã hội dự kiến chỉ từ 300 triệu đồng đến 950 triệu đồng/căn, được xây dựng giá bán và phương án bán theo đúng quy định của Nhà nước cho sản phẩm nhà ở xã hội.

    Thương hiệu của dòng sản phẩm nhà ở xã hội được lựa chọn chính thức mang tên ‘’HAPPY HOME’’.

    Đại diện Vinhomes cho biết thêm, quy mô mỗi dự án nhà ở xã hội sẽ khoảng 50-60ha, tọa lạc tại vùng ven tại các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng.... trên toàn quốc. Trước mắt, Vinhomes sẽ triển khai dự án tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.

    Các dự án Happy Home là những dự án đô thị độc lập, tách biệt khỏi các Dự án nhà ở thương mại của Vinhomes, hoặc là các khu đất nhà ở xã hội trong các đại dự án của Vinhomes.

    Happy Home là mô hình nhà ở xã hội "full tiện ích" đầu tiên tại Việt Nam với hệ sinh thái tiện ích đầy đủ và tiện lợi, đảm bảo chất lượng sống tốt cho cư dân như khu vui chơi trẻ em, sân thể thao, công viên với quy mô phù hợp phân khúc.

    Vinhomes cho biết, việc tham gia phát triển nhà ở xã hội là một trong những chiến lược phát triển trọng tâm của Vinhomes trong thời gian tới, nhằm góp phần giải quyết vấn đề nhà ở cho người có thu nhập thấp, hiện thực hóa giấc mơ sở hữu nhà cho hàng triệu người lao động tại Việt Nam

    Happy Home với mô hình khác biệt và vượt trội so với các dự án nhà ở xã hội hiện hữu sẽ góp phần tái định nghĩa về nhà ở xã hội, thay đổi hẳn những định kiến về chất lượng xây dựng, tiện ích thiếu thốn hay chất lượng sống chưa cao tại các dự án nhà ở dành cho người thu nhập thấp.

    Theo Cafebiz

  • nha may vinfast 1

    Le Devoir, một trong những báo tiếng Pháp lâu đời và nhiều người đọc nhất Canada, đánh giá VinFast đang đứng trước thời cơ vàng trong cuộc cách mạng di chuyển toàn cầu để góp phần hiện thực hóa khát vọng vươn tầm thế giới của Việt Nam.

    Nhân tố đột phá trong cuộc cách mạng di chuyển

    Ngành công nghiệp ô tô đang bước vào giai đoạn chuyển đổi mang tính bước ngoặt, đặt dấu chấm hết với các nhà sản xuất truyền thống, đồng thời mở ra cánh cửa mới cho những “người chơi” mới táo bạo hơn. Nhân tố đột phá trong cuộc cách mạng ấy không đến từ Trung Quốc hay Hoa Kỳ như nhiều người vẫn nghĩ. Nhà sản xuất đang thể hiện tốt nhất trong cuộc cách mạng này đến từ Việt Nam.

    Sở dĩ Tesla có thể “làm mưa làm gió” thị trường ô tô điện Bắc Mỹ là do các nhà sản xuất khác khá ì ạch trong kế hoạch điện hóa. Các thương hiệu Trung Quốc như NIO hay BYD thì đang tập trung vào thị trường nội địa của đất nước tỷ dân.

    Trong khi đó, sự lên ngôi của xe điện và kỳ vọng của các quốc gia sớm thay thế hoàn toàn xe động cơ đốt trong đang tạo ra thời cơ vàng cho những người mới đến, như VinFast, với khát vọng đảo ngược trật tự đã được thiết lập.

    VinFast là một công ty thành viên của Vingroup, Tập đoàn do “huyền thoại khởi nghiệp” Phạm Nhật Vượng làm chủ. Với tài sản trị giá 6,4 tỷ USD, ông Vượng là doanh nhân giàu nhất Việt Nam. Thành công đầu tiên trong sự nghiệp của ông là kinh doanh mỳ ăn liền “nấu nhanh hơn những loại mỳ khác” tại Ukraine. Thương hiệu mỳ ăn liền của ông được Nestle mua lại năm 2009 với giá 150 triệu USD.

    Tại Việt Nam, “gã khổng lồ” Vingroup hiện đang quản lý, vận hành hàng chục trung tâm thương mại, khu đô thị, khu nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí khắp cả nước. Đại đô thị Vinhomes Ocean Park phong cách sống phương Tây hiện đại, “mái nhà chung” của 35.000 cư dân, đang là nơi đáng sống bậc nhất của tầng lớp trung lưu đang ngày càng lớn mạnh tại Việt Nam. Đại học VinUni đẳng cấp thế giới quy mô 3.500 sinh viên đã sẵn sàng đào tạo lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo và nhiều ngành khoa học mới nổi khác. Tất cả góp phần hiện thực hóa giấc mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn của người Việt Nam.

    Một giấc mơ nữa mà ông Vượng đang biến thành hiện thực. “Tôi không thể chờ đợi để nói về nó một lần nữa sau 10 năm”, Chủ tịch Vingroup nói với tất cả sự nghiêm túc.

    Xe điện

    Dù VinFast là một thương hiệu non trẻ, đến từ một quốc gia chưa có tên trên bản đồ công nghiệp thế giới, nhưng sẽ không cần đến 10 năm để người Canada quen thuộc với cái tên này. Hãng xe ra đời năm 2017 đã sẵn sàng để những chiếc xe điện made-in-Vietnam tiên phong lăn bánh khắp các đường phố Bắc Mỹ và châu Âu từ cuối 2022. Hãng xe Việt không giấu tham vọng cạnh tranh trực tiếp với Tesla và bán xe trực tiếp đến người dùng, không qua các đại lý trung gian.

    nha may vinfast 1VinFast Canada hiện đang tuyển dụng rầm rộ với quy mô có thể lên tới hàng trăm người. Cửa hàng đầu tiên của hãng dự kiến mở cửa vào mùa hè này gần Carrefour Laval, trung tâm mua sắm sôi động hàng đầu Quebec.

    Tại đây, mọi người có thể tới xem trực tiếp hai mẫu SUV VF 8 và VF 9 của VinFast, có giá bán lần lượt là 51.250 và 69.750 đô la Canada. Cả hai đều là “con đẻ” của nhà thiết kế lừng danh Pininfarina (Ý) và được sản xuất tại tổ hợp công nghệ Đức dày đặc robot với tỷ lệ tự động hóa 90%, được xây dựng trong thời gian ngắn kỷ lục – 21 tháng. Nhà máy này tới đây sẽ được nâng công suất lên tới 950.000 xe/năm.

    Hãng xe Việt cũng rất ấn tượng với việc nhanh chóng lên kế hoạch xây dựng nhà máy mới ở Bắc Carolina (Mỹ). VinFast đặt mục tiêu trong vòng 3 năm sẽ đưa ra thị trường 5 mẫu xe điện phủ 5 phân khúc.

    Washington rất muốn thu hút các nhà đầu tư như VinFast vào Mỹ. Hiện VinFast đã chuẩn bị kế hoạch niêm yết trên thị trường chứng khoán New York với kỳ vọng huy động được ít nhất 2 tỷ USD.

    Chính sách cho thuê pin khác biệt

    VinFast đã chọn được lối đi riêng không giống bất kỳ nhà sản xuất ô tô nào với chính sách cho thuê pin độc đáo. Thay vì phải bỏ chi phí sở hữu, khách hàng mua xe trong 2 năm 2022 và 2023 sẽ được VinFast hỗ trợ thông qua việc cho thuê pin. Từ năm 2024, 50% số xe bán ra được áp dụng chế độ cho thuê pin, 50% còn lại sẽ bán kèm pin. Nếu dung lượng pin giảm xuống dưới 70%, khách hàng sẽ được VinFast thay thế miễn phí.

    Tập đoàn kinh tế tư nhân lớn bậc nhất Việt Nam đang muốn lặp lại thành công mà “gã khổng lồ” Hàn Quốc Hyundai đã làm được trong vòng 25 năm, nhưng với tốc độ nhanh gấp đôi. Vingroup cũng là đại diện cho thấy Việt Nam là một nền kinh tế mới nổi đầy năng động, sẵn sàng đóng vai trò thúc đẩy trong cuộc chuyển đổi mang tính thời đại của di chuyển toàn cầu. Ngoài ô tô điện, VinFast còn dự kiến sản xuất và cung cấp xe buýt điện cho dịch vụ vận tải công cộng tại Bắc Mỹ.

    Mục tiêu toàn cầu của VinFast sẽ có nhiều thách thức. Nhưng đó là khát vọng vươn tầm của VinFast, cũng là của Việt Nam. Mọi thứ đều có thể xảy ra, chỉ cần bạn có một niềm tin mãnh liệt.

    Theo Cafebiz

  • Dù lợi nhuận ghi nhận giảm 17% so với cùng kỳ nhưng Vinhomes vẫn là “gà đẻ trứng vàng” trong hệ sinh thái Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng trong quý 1/2022 với lợi nhuận đạt hơn 4.700 tỷ đồng.

    Cả 3 doanh nghiệp trong hệ sinh thái Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã công bố kết quả kinh doanh trong quý 1/2022 với kết quả kinh doanh giảm đáng kể so với cùng kỳ.

    Trong đó, Công ty Cổ phần Vinhomes (VHM) ghi nhận doanh thu thuần quý đầu năm giảm 31% còn đạt 8.923 tỷ đồng. Nguồn thu chủ yếu đến từ các đại dự án Vinhomes Ocean Park, Vinhomes Smart City và Vinhomes Grand Park.

    Nếu điều chỉnh cộng lại doanh thu từ các giao dịch bán lô lớn bất động sản và từ hoạt động hợp tác kinh doanh các dự án bất động sản được ghi nhận vào thu nhập tài chính, doanh thu thuần hợp nhất đạt 14.279 tỷ đồng, chỉ giảm 9% so với cùng kỳ năm trước.

    vinhomes thu lai 52 ty dong moi ngay
    Vinhomes vẫn là doanh nghiệp làm ăn có lãi nhất trong hệ sinh thái Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng

    Lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt 5.886 tỷ đồng, giảm 17% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp đạt 4.725 tỷ đồng. Tương đương, mỗi ngày VHM thu lãi ròng 52,5 tỷ đồng, trong đó, lợi nhuận hợp nhất sau thuế của công ty mẹ đạt 4.540 tỷ đồng, giảm 16%.

    Tại thời điểm 31 tháng 03 năm 2022, tổng tài sản Vinhomes đạt 233.963 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 136.072 tỷ đồng, tăng lần lượt 13% và 44% so với thời điểm cùng kỳ năm trước.

    Trong năm 2022, công ty đầu ngành địa ốc đặt mục tiêu doanh thu 75.000 tỷ và lãi sau thuế 30.000 tỷ đồng, lần lượt giảm 12% và 23% so với năm trước. Như vậy với kết quả đạt được trong quý đầu năm, doanh nghiệp mới thực hiện được 12% chỉ tiêu doanh thu và 15% chỉ tiêu lợi nhuận.

    Trong quý 1/2022, nhà phát triển bất động sản này ra mắt một số dự án lớn thời gian qua như phân khu The Pavilion (Vinhomes Ocean Park), phân khu The Tonkin (Vinhomes Smart City), giai đoạn 2 của Vinhomes Ocean Park - The Empire, tổ chức bán hàng tại phân khu The Beverly (Vinhomes Grand Park).

    Trong hoạt động chuyển đổi số, Vinhomes tiếp tục phối hợp linh hoạt các hoạt động truyền thông nhằm quảng bá thương hiệu và mở bán các dự án mới trên cả hai nền tảng online và offline để thích ứng với giai đoạn mới.

    Trước đó, báo cáo tài chính quý 1 của Công ty CP Vincom Retail (VRE) cho biết doanh nghiệp ghi nhận 1.369 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 38% so với cùng kỳ năm trước. Trong bối cảnh giá vốn giảm chậm hơn doanh thu, lợi nhuận gộp nhà phát triển trung tâm thương mại này thu về đã giảm gần một nửa, đạt 611 tỷ đồng.

    Dù đã tiết giảm đáng kể các chi phí phát sinh trong kỳ, như chi phí tài chính, chi phí bán hàng, lợi nhuận trước thuế Vincom Retail ghi nhận được trong quý đầu năm nay vẫn giảm 49% so với cùng kỳ, đạt 500 tỷ đồng.

    Lợi nhuận ròng sau khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp là gần 378 tỷ đồng, giảm hơn một nửa so với cùng kỳ năm trước. Dù sụt giảm lợi nhuận so với cùng kỳ, nhưng nếu so với quý IV/2021 liền trước, cả doanh thu và lợi nhuận của Vincom Retail vẫn ghi nhận đà tăng trưởng. Trong quý cuối năm trước, công ty này ghi nhận 1.367 tỷ đồng doanh thu và lãi sau thuế 122 tỷ đồng.

    Theo tài liệu họp Đại hội cổ đông thường niên 2022, HĐQT Vincom Retail dự kiến trình cổ đông thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với doanh thu đạt 8.000 tỷ và lợi nhuận sau thuế đạt 2.400 tỷ đồng, tăng lần lượt 36% và 83% so với năm 2021.

    Tính theo kế hoạch này, chủ sở hữu thương hiệu Vincom mới hoàn thành 17% chỉ tiêu doanh thu và 16% mục tiêu lợi nhuận sau quý đầu năm.

    Về phía Tập đoàn Vingroup (VIC), trong 3 tháng đầu năm VIC ghi nhận doanh thu thuần đạt 18.229 tỷ đồng, giảm 21,7% so với cùng kỳ năm trước. Theo VIC, nếu điều chỉnh cộng lại doanh thu từ các giao dịch bán lô lớn bất động sản được ghi nhận trong thu nhập tài chính, doanh thu thuần hợp nhất đạt 25.145 tỷ đồng, tăng 0,4% so với cùng kỳ năm trước.

    Lợi nhuận trước thuế trong quý I năm 2022 đạt 1.928 tỷ đồng, và lợi nhuận sau thuế đạt 512 tỷ đồng. Trong năm 2022, VIC đặt mục tiêu doanh thu thuần là khoảng 140.000 tỷ đổng, tăng 11,4% so với thực hiện năm 2021. Kế hoạch lợi nhuận sau thuế là khoảng 6.000 tỷ đồng. Sau 3 tháng đầu năm, VIC mới hoàn thành 13% kế hoạch doanh thu và 8,5% kế hoạch lợi nhuận.

    Tại ngày 31 tháng 03 năm 2022, tổng tài sản Vingroup đạt 441.367 tỷ đồng, tăng 3,0% so với đầu năm. Vốn chủ sở hữu đạt 134.558 tỷ đồng.

    Trong hoạt động Công nghệ – Công nghiệp, tại thị trường Việt Nam, VinFast tiếp tục khẳng định vị thế với doanh số tổng cộng hơn 6,7 nghìn xe trong Quý I, trong đó VinFast Fadil tiếp tục là mẫu xe được ưa chuộng nhất trong tháng 03.

    Chỉ sau ba tháng mở đăng ký, VinFast đã nhận tổng cộng khoảng 60 nghìn đơn đặt hàng VF 8 và VF 9 trên toàn cầu. Vào ngày 29 tháng 03 năm 2022, VinFast công bố xây dựng nhà máy sản xuất đầu tiên ở nước ngoài tại hạt Chatham, Bang North Carolina, Mỹ.

    Theo Dân Việt