• Trong một diễn biến hiếm có ở các cơ quan ngoại giao Việt Nam tại châu Âu, một cán bộ phụ trách công tác lãnh sự tại Warsaw "bị bãi nhiệm ngay lập tức, phải về nước để giải trình".

    bieu tinh lanh su quan ba lan 1
    Cuộc biểu tình đã bắt đầu lúc 14 giờ chiều ngày 12-3-2023 và được cảnh sát Ba Lan bảo vệ, theo luật tự do hội họp, biểu tình.

    Dù một cán bộ lãnh sự tại ĐSQ Việt Nam ở Warsaw, ông Nguyễn Minh Quế đã "bị bãi nhiệm ngay lập tức sau các tố cáo "lạm thu" và sự can thiệp hiếm có của Đoàn Công tác Bộ Ngoại giao VN, nhưng nhiều người trong cộng đồng Việt Nam vẫn tổ chức biểu tình chiều 12/03 với khẩu hiệu "Cấm lạm thu", "chống tham nhũng".

    Các khách mời lên cầm micro kể lại thảm cảnh bị vòi vĩnh, bắt chẹt và thậm chí bị "sỉ nhục" bởi quan chức lãnh sự VN ở CH Ba Lan. Họ cũng yêu cầu có biện pháp thay đổi cơ bản vì "các tệ nạn ăn chặn, lạm thu này" đã diễn ra rất nhiều năm.

    Theo thông tin từ cuộc họp đặc biệt tại ĐSQ Việt Nam ở Warsaw, CH Ba Lan hôm 11/03, một loạt quyết định được nhà chức trách VN công bố nhằm chấn chỉnh công tác lãnh sự, sau làn sóng đòi Đại sứ quán giải trình về nạn lạm thu phí hộ chiếu, giấy tờ và thái độ tiếp dân của quan chức.

    Được biết lãnh sự Nguyễn Minh Quế đã bị "triệu hồi về nước ngay lập tức để giải trình".

    Ông Quế, đối tượng của nhiều khiếu nại, than phiền cũng mất chức và Đại sứ quán VN tại Ba Lan sẽ chỉ định ra nhân viên mới "lo quyền lãnh sự", theo thông tin từ cuộc họp 11/03, đăng trên hội nhóm Uwaga-Người Việt tại Ba Lan trên Facebook.

    Hội nhóm này cử ba đại diện dự cuộc gặp mặt với đoàn công tác của chính phủ VN tại Warsaw hôm 11/03. Được biết trước cuộc gặp, các ông Hoan Lê, Lương Thành và Phan Châu Thành đã công khai đăng kiến nghị yêu cầu "bãi nhiệm" lãnh sự Quế.

    Một loạt thay đổi được Trưởng đoàn Công tác do ông Mai Phan Dũng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban người VN ở nước ngoài và Cục trưởng Cục Lãnh sự, ông Doãn Hoàng Minh thông báo ngay sau cuộc họp.

    "Đoàn công tác đã lắng nghe và ghi nhận nhiều ý kiến phản ánh, đóng góp của đại diện Hội người Việt và đông đảo bà con về công tác tiếp khách và giải quyết thủ tục lãnh sự của Đại sứ quán. Trưởng đoàn Mai Phan Dũng thông báo Lãnh đạo Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Đại sứ quán quán triệt sâu sắc về tinh thần phục vụ, công khai, minh bạch; bố trí cán bộ lãnh sự đủ phẩm chất, đạo đức và trình độ nghiệp vụ, hướng dẫn tận tình, chu đáo cho bà con về hồ sơ, thủ tục, giải thích rõ ràng các khoản thu phí, lệ phí và cấp biên lai đúng quy định..." theo nội dung báo Quê Việt đăng lại thông báo của ĐSQ VN tại Ba Lan cùng ngày.

    Ý nghĩa của sự việc...chưa dừng ở đây?

    Sự kiện các quan chức từ Hà Nội bay sang lắng nghe khiếu nại, tố cáo ở Ba Lan cho thấy chính phủ Việt Nam hiểu được tầm vóc của sự việc, nhất là sau khi Bộ Ngoại giao VN bị dính vào các án lớn như chuyến bay giải cứu, khiến nhiều quan chức đã bị bắt.

    Cuộc họp mà một số thành viên cộng đồng, các đại diện của Hội người Việt Nam tại Ba Lan, các nhà hoạt động và đại diện hội nhóm Uwaga dự với quan chức VN cũng làm lộ ra một chi tiết đáng kinh ngạc về cơ quan lãnh sự VN tại Ba Lan.

    Ví dụ, một thành viên Hội người Việt, ông Lê Thiết Hùng ngoài việc nhấn mạnh Hội này "độc lập đối với sứ quán", còn kể công khai bản thân ông "cũng bị hành khi giải quyết thủ tục, thậm chí có nhân viên lãnh sự từng định đánh ông".

    Cùng lúc, cũng có các ý kiến cho rằng quyết định của một số nhà vận động trong cộng đồng người VN tại Ba Lan kêu gọi, tổ chức cuộc biểu tình dự kiến vào chiều Chủ Nhật 12/03 trước trụ sở ĐSQ VN ở phố Resorowa, Warsaw "đã có hiệu quả không ít", góp phần tạo ra sự kiện 11/03.

    Trong cộng đồng người VN tại Ba Lan tiếp tục có sự khác biệt giữa hai cách nghĩ.

    Một là cuộc gặp 11/03 đã có kết quả, và Đoàn công tác Bộ Ngoại giao đã lắng nghe trong tinh thần "cởi mở, cầu thị"- như lời bình luận của doanh nhân, nhà hoạt động xã hội Phan Châu Thành tham dự cuộc gặp - thì việc biểu tình nữa là không cần thiết.

    Hai là dòng ý kiến cho rằng, như một thành viên ban tổ chức biểu tình cho BBC biết trong ngày 12/03 sự kiện vẫn cần phải xảy ra, vì họ muốn thấy những thay đổi cơ bản trong hoạt động của cơ quan ngoại giao VN ở Ba Lan.

    Chẳng hạn cam kết mở thêm một buổi làm việc 3 giờ trong tuần vẫn chỉ khiến Lãnh sự VN tại Warsaw làm việc đúng ba buổi sáng, chứ không làm đủ 5 ngày một tuần như các lãnh sự VN ở nhiều nước khác, theo câu hỏi của một số công dân VN.

    Việc mở cửa ít giờ tạo điều kiện cho các "dịch vụ giấy tờ không công khai" khai thác lỗ hổng để làm ăn với quan chức.

    Cũng có ý kiến yêu cầu giải trình việc ép uổng người dân đóng tiền cao qua dịch vụ không đăng ký, chỉ quen biết quan chức, có phải là hoạt động phạm pháp (tiếng Ba Lan là wyludzenie pieniedzy, tiếng Anh-passport rackeetering), theo luật hình sự các nước, mục Tội phạm có tổ chức (organised crimes)?

    Hiện trang Uwaga tiếp tục có các câu hỏi về vai trò của Đại sứ Nguyễn Hùng, người mà các ý kiến nói "không lẽ không biết gì về hoạt động lạm thu của lãnh sự Quế", hay "không phải chịu trách nhiệm chính trị gì?"

    Facebooker Sy Anh Nguyễn hỏi:

    "Tôi xin phép hỏi ngài Đại Sứ. Ngài có biết tình hình thu phí sai quy định của Bộ Tài Chính ở LSQ VN tại Ba lan? Ngài biết từ bao giờ? Ngài đã có biện pháp gì để ngăn chặn việc làm sai đó?"

    Hiện chưa thấy Đại sứ Nguyễn Hùng lên tiếng hồi đáp các câu hỏi trên.

    Nhiều người Việt Nam khác cũng đặt câu hỏi về các khoản họ nói là đã bị "lạm thu".

    Một phụ nữ người Việt, vợ của một người Ba Lan cũng kể chồng bà từng bị "Sứ quán VN gạ gẫm" trong một lần làm giấy tờ.

    Những sự việc chi tiết khác liên quan đến tố cáo, khiếu nại này được blogger Mạc Việt Hồng ở Warsaw thu hình video và đăng tải trên Facebook rộng rãi. Những nhân chứng trong hình, đa số là người thu nhập thấp, từ Ukraine chạy loạn sang Ba Lan, bị lãnh sự Quế "vòi vĩnh", bắt làm giấy tờ qua dịch vụ, có khi mất hàng nghìn USD.

    Việc ông Nguyễn Minh Quế đã bị triệu hồi về VN không có nghĩa là các tố cáo, khiếu nại này "bị bỏ quên", theo các ý kiến trên.

    Ông Ngô Văn Tưởng nói với BBC News Tiếng Việt ông vẫn đi biểu tình chiều nay 12/3, vì "Lãnh sự Quế bị bãi nhiệm chưa giải quyết hết vấn đề và mục đích của người dân là yêu cầu chấm dứt việc lạm thu phí lãnh sự có từ vài chục năm nay."

    bieu tinh lanh su quan ba lan 1
    Một phụ nữ kể bạn của bà, lấy chồng Ba Lan, rất đau khổ khi mỗi lần phải lên ĐSQ VN xin giấy tờ cho con vì không biết giải thích với gia đình chồng là vì sao làm công dân VN lại phải mất nhiều tiền cho quan chức VN.

    bieu tinh lanh su quan ba lan 1
    Phát biểu đòi làm trong sạch môi trường Sứ quán và 'chống tham nhũng trong lãnh sự'.

    "Ngoài trách nhiệm hình sự với lãnh sự Quế chúng tôi muốn thấy Bộ Ngoại giao VN có một khung quy định làm việc cho tất cả các lãnh sự VN, không chỉ tại Ba Lan. Ngoài ra là trách nhiệm của 'cặp đôi hoàn hảo Lãnh sự-Đại sứ quán…," ông Tưởng nói.

    Cuộc biểu tình đã bắt đầu lúc 14 giờ chiều giờ Warsaw như dự kiến với các khách mời lên kể lại những nỗi khốn khổ của họ bởi nạn lạm thu, thậm chí "bị hạ nhục" bởi ông Nguyễn Minh Quế.

    Một người đàn ông kể vợ ông đã khóc khi bị ông Quế "đuổi về Ukraine mà làm giấy tờ" dù họ chạy trốn chiến tranh, cái chết để sang Ba Lan.

    Nhưng có người cũng kể lại chuyện bị ép trả thêm tiền giấy tờ từ một lãnh sự nhiệm kỳ trước.

    Các khách đều là những người lao động, sống ở Ba Lan hoặc từ Ukraine chạy sang tị nạn. Họ lên tiếng yêu cầu Đại Sứ quán VN tại Ba Lan giải trình về các hành vi trên của quan chức và thay đổi toàn bộ cung cách làm việc.

    Một người nữa phát biểu, yêu cầu ĐSQ VN ở Ba Lan công khai tất cả các hóa đơn đã thu tiền, mà đến nay không hề ghi số tiền, tên người nhận, chỉ ghi "đã thu tiền", và hỏi các khoản tiền của Nhà nước VN đó, đã đi đâu.

    Trong văn bản công bố trên trang của ĐSQ VN tại Ba Lan, nhà chức trách VN đã đăng một loạt địa chỉ email để công chúng có thể gửi đơn tố cáo.

    Ban tổ chức cuộc biểu tình -được cảnh sát Ba Lan bảo vệ - kêu gọi người dân ghi và ký đơn tố cáo, gửi về Bộ Công an VN.

    Dư luận và báo chí Ba Lan

    Truyền thông Ba Lan và một số nhân sĩ, trí thức Ba Lan đã biết về vụ việc và lên tiếng.

    Nhật báo lớn Wyborcza hôm 11/03 có bài của phóng viên Aleksander Slawinski đặt câu hỏi 'Có không tham nhũng và vòi tiền trong Đại sứ quán? Người VN tại Warsaw tuyên bố sẽ biểu tình. (Korupcja i wyłudzenia w ambasadzie? Wietnamczycy z Warszawy zapowiadają protest -10/03/2023).

    Các nhà báo, biên tập viên nổi tiếng ở Ba Lan như Piotr Stasinski, Anna Kalita đều đã lên tiếng ủng hộ hoạt động của các nhà vận động cho cuộc biểu tình.

    TS Ewa Grabowska, một tác giả từng ra sách về văn hóa và sinh hoạt của người VN tại Ba Lan, viết bằng tiếng Việt trên Facebook:

    "Tôi là người Ba Lan 100% nhưng hoạt đồng trong cộng đồng hơn 20 năm rồi cho nên mình cũng là một phần của cộng đồng. Những ai mà quen biết tôi, thân thiết với tôi biết rằng tôi không chấp nhận bão lực, lạm dụng v.v... Tôi cũng không thể đồng ý được với việc sự dụng quyền lực để thỏa mãn lợi ích của bản thân mình và đông thời gây thiệt hại cho người khác.." Bà Grabowska nói bà ủng hộ việc biểu tình phản đối "như một nỗ lực để tìm kiếm sự hiểu biết, một nỗ lực để thương lượng cách đối xử đàng hoàng. Nếu tôi hiểu đúng thì việc này cũng là luật nhân quả".

    Nữ tiến sĩ người Ba Lan kết luận:

    "Cần có sự khôn ngoan của những người nắm quyền để hiểu được những trải nghiệm bị tổn hại. Cần có những người đó sẵn sàng thừa nhận sai lầm của mình và sẵn sàng thay đổi."

    bieu tinh lanh su quan ba lan 1
    Nhiều trẻ em gốc Việt đã ra đời ở Ba Lan, nơi cha mẹ các em sinh sống, làm ăn - ảnh của Võ Văn Long từ Warsaw. Gần đây, việc làm giấy tờ cho các em như giấy khai sinh, hộ chiếu VN bị cho là gặp khó khăn vì nạn lạm thu, bắt nạt ở ĐSQ VN tại Warsaw.

    Theo BBC News Tiếng Việt

  • gia han ho chieu 2

    Hộ chiếu bìa xanh được phát hành vào tháng 3-2020 khi Anh quốc rời Liên minh châu Âu. Chỉ còn 1 tuần nữa để bạn gia hạn hộ chiếu trước khi phí tăng. 

    Từ ngày 2-2-2023, chi phí để gia hạn hộ chiếu sẽ tăng xấp xỉ 9%. Người dân sẽ phải trả £82.50 để gia hạn hộ chiếu trực tuyến. Như vậy phí sắp tăng £7 so với mức phí hiện tại là £75.50.

    Làm hộ chiếu mới cho trẻ em cũng bị tính phí cao hơn £4.50, từ £49 tăng lên £53.50

    Trong khi đó, nộp đơn qua đường bưu điện thì phí sẽ tăng từ £85 lên £93 đối với người lớn, và từ £58.50 lên £64 đối với trẻ em.

    Nộp đơn từ hải ngoại thì phí sẽ tăng từ £95.50 lên £104.50 đối với người lớn, và từ £65.50 lên £71.50 đối với trẻ em.

    Mức phí tăng sẽ áp dụng cho cả yêu cầu mở hộ chiếu mới hay gia hạn hộ chiếu cũ. Biểu phí mới sẽ áp dụng từ thứ Năm tuần sau, ngày 2-2. 

    Đây là lần đầu tiên trong 5 năm chính phủ tăng phí làm hộ chiếu. Bộ Nội vụ cho biết việc tăng phí sẽ làm giảm nhu cầu phụ thuộc vào tiền thuế của dân để nâng cấp dịch vụ. Đã có rất nhiều đơn làm hộ chiếu bị "ngâm" quá lâu.

    Khi Anh quốc còn là một phần của EU, việc gia hạn hộ chiếu chỉ mất 2-3 tuần trong năm 2019. Nhưng từ tháng 1/2022, hơn 95% đơn xin gia hạn hộ chiếu đã phải chờ tới 10 tuần. Người dân được khuyến khích nộp đơn vài tháng trước khi đi du lịch.

    Bài liên quan: Hé lộ tấm hộ chiếu quyền lực nhất thế giới năm 2023

    Bộ ba Nhật Bản, Singapore và Hàn Quốc là những quốc gia châu Á có hộ chiếu quyền lực nhất thế giới trong năm 2023, theo báo cáo mới nhất được công bố bởi công ty tư vấn cư trú và công dân toàn cầu Henley & Partners có trụ sở tại London.

    Theo đó, công dân Nhật Bản được miễn thị thực ở 193 điểm đến, cao nhất thế giới, vượt trên Singapore và Hàn Quốc với 192 điểm đến.

    Và giờ đây, khi Châu Á - Thái Bình Dương đang dần mở cửa hậu Covid-19, công dân những quốc gia trên có thể tận dụng tối đa quyền tự do đi lại đó.

    Du lịch toàn cầu hiện đã đạt mức khoảng 75% so với mức trước đại dịch, theo công bố mới nhất của Henley Passport Index, dựa trên dữ liệu từ Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA).

    Bên dưới ba quốc gia hàng đầu châu Á là hàng loạt các quốc gia châu Âu như Đức và Tây Ban Nha được miễn thị thực ở 190 điểm đến. Tiếp theo là Phần Lan, Italy, Luxembourg với 189 điểm đến.

    Sau đó là Áo, Đan Mạch, Hà Lan và Thụy Điển đồng hạng ở vị trí thứ năm. Trong khi Pháp, Ireland, Bồ Đào Nha và Vương quốc Anh đứng ở vị trí thứ 6. New Zealand và Mỹ năm nay xếp ở vị trí thứ 7, cùng với Bỉ, Na Uy, Thụy Sĩ và Cộng hòa Séc.

    Công dân Afghanistan lại một lần nữa đứng cuối bảng xếp hạng khi chỉ được miễn thị thực ở 27 điểm đến.

    Các chỉ số khác

    Danh sách của Henley & Partner là một trong số các chỉ số do các công ty tài chính tạo ra để xếp hạng hộ chiếu toàn cầu theo quyền nhập cảnh mà công dân sở hữu hộ chiếu đó có được.

    Chỉ số Hộ chiếu Henley bao gồm 199 điểm đến du lịch và được cập nhật theo thời gian thực trong suốt cả năm, khi các thay đổi về chính sách thị thực có hiệu lực.

    Trong khi đó, Chỉ số của Arton Capital's Passport sẽ chỉ đánh giá hộ chiếu của 193 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc và sáu vùng lãnh thổ - Trung Hoa Dân Quốc Đài Loan, Ma Cao (SAR Trung Quốc), Hồng Kông (SAR Trung Quốc), Kosovo, Lãnh thổ Palestine và Vatican. Các lãnh thổ được sát nhập vào các quốc gia khác bị loại trừ.

    Đứng đầu trong danh sách Chỉ số cuối năm 2023 của Arton Capital's Passport là Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất với số điểm miễn thị thực khi đến là 181.

    Vị trí thứ hai thuộc về 11 quốc gia, hầu hết là ở châu Âu: Đức, Thụy Điển, Phần Lan, Luxembourg, Tây Ban Nha, Pháp, Italy, Hà Lan, Áo, Thụy Sĩ và Hàn Quốc.

    Mỹ và Vương quốc Anh ở vị trí thứ 3, cùng với Đan Mạch, Bỉ, Bồ Đào Nha, Na Uy, Ba Lan, Ireland và New Zealand.

    Danh sách những quốc gia có hộ chiếu 'quyền lực' nhất năm 2023, theo Henley Passport Index:

    1. Nhật Bản (193 điểm đến)
    2. Singapore, Hàn Quốc (192 điểm đến)
    3. Đức, Tây Ban Nha (190 điểm đến)
    4. Phần Lan, Italy, Luxembourg (189 điểm đến)
    5. Áo, Đan Mạch, Hà Lan, Thụy Điển (188 điểm đến)
    6. Pháp, Ireland, Bồ Đào Nha, Vương quốc Anh (187 điểm đến)
    7. Bỉ, New Zealand, Na Uy, Thụy Sĩ, Mỹ, Cộng hòa Séc (186 điểm đến)
    8. Australia, Canada, Hy Lạp, Malta (185 điểm đến)
    9. Hungary, Ba Lan (184 điểm đến)
    10. Litva, Slovakia (183 điểm đến)

    Trong khi công dân của một số quốc gia dưới đây chỉ được miễn thị thực hoặc xuất trình thị thực nhập cảnh sân bay (visa-on-arrival) ở 40 quốc gia hoặc ít hơn:

    102. Bắc Triều Tiên (40 điểm đến)
    103. Nepal, lãnh thổ Palestine (38 điểm đến)
    104. Somali (35 điểm đến)
    105. Yemen (34 điểm đến)
    106. Pakistan (32 điểm đến)
    107. Syria (30 điểm đến)
    108. Iraq (29 điểm đến)
    109. Afghanistan (27 điểm đến)

    Viethome (theo Metro)

  • Một người đàn ông ở Ấn Độ đã cố tình xé hộ chiếu để giấu việc mình từng đến Thái Lan khỏi vợ.

    Truyền thông Ấn Độ đưa tin, một người đàn ông từ Thành phố Pune mới đây đã bị bắt vào hôm thứ 5, 7/7 vừa qua sau khi nhà chức trách tại sân bay quốc tế Mumbai phát hiện vài trang bị thiếu trong hộ chiếu của anh này.

    Theo tờ The Times of India, Samdarshi Yadav – một công dân 32 tuổi từ Pune, đã bị ngăn không được lên chuyến bay tới Maldivies, sau khi nhà chức trách biết được anh ta đã phá hủy vài trang từ hộ chiếu cá nhân để che giấu lịch sử đi du lịch khỏi vợ.

    Yadav đã xé và phá hủy ít nhất 10 trang hộ chiếu vào năm 2019 trước khi kết hôn với người vợ hiện tại. Theo đó, anh ta cố tình làm vậy để giấu việc từng đến Thái Lan. Sau khi hành vi bị phát hiện, anh ta đã bị cảnh sát Sahar bắt giữ.

    du lich thai lan
    Người đàn ông đã cố tình xé hộ chiếu để giấu mình từng du lịch đến Thái Lan.

    Theo báo cáo sơ bộ của cảnh sát và hồ sơ tạm giam, “Yadav đã xé các trang từ số 3 đến số 6 và từ 31 đến 34 trong hộ chiếu năm 2019 để che giấu lịch sử bay đến Thái Lan”. Anh ta đã ra hầu Tòa án Đô thị Andheri vào hôm thứ 6, 8/7 và được tại ngoại sau khi trả 25.000 rupee (hơn 7 triệu đồng) tiền bảo lãnh.

    Theo The Times of India, Yadev đã vi phạm nhiều điều khoản trong bộ luật hình sự Ấn Độ, bao gồm các điều 420 (gian lận), 465 (giả mạo giấy tờ), 468 và 471 (dùng tài liệu hoặc bản ghi điện tử giả như giấy tờ thật) và cả Đạo luật hộ chiếu.

    Tuy nhiên, theo luật sư Sanjay Tiwari của Yadev, “Yadev vô tội và anh ta không có hành vi can thiệp hay làm giả hộ chiếu – vốn là giấy tờ thật. Các điều khoản luật hình sự mà cảnh sát ghi lại không có căn cứ. Đây là vụ việc liên quan đến Đạo luật hộ chiếu vì vài trang trong tài liệu của anh ta thất lạc bởi đóng bìa lỏng lẻo“.

    Khi được hỏi, người đàn ông này nói rằng mình không biết tác động đến hộ chiếu như vậy là phạm pháp.

    Trước đó đã có những vụ việc tương tự xảy ra. Báo cáo của The Times of India cho biết vào năm 2020, một người đàn ông đã bị bắt khi bay từ Mỹ đến Ấn Độ vì mang theo giấy tờ giả. Người này đã thực hiện hành vi làm giả giấy tờ khắp thế giới suốt 18 năm.

    Người đàn ông 61 tuổi mang tên Kirti Kumar Patel đã đi du lịch bằng hộ chiếu của người khác. Tuy nhiên, luật sư của ông ta yêu cầu thân chủ được bảo lãnh sớm vì tiểu đường cũng như các vấn đề về gan.

    Trước đó nữa, vào năm 2019, một người đàn ông bay từ Bangkok đã bị bắt tại sân bay Kolkata sau khi cảnh sát phát hiện vài trang trong hộ chiếu anh ta bị xé. Qua điều tra, người này hóa ra là một thám tử tư.

    Tại Ấn Độ, bất kỳ ai được phát hiện mang hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại giả sẽ đối mặt từ 1-5 năm tù hoặc/và bị phạt 10.000-50.000 rupee (3 triệu đến 15 triệu đồng), theo Đạo luật hộ chiếu năm 1967.

    Theo Cafebiz

  • Bộ ba Nhật Bản, Singapore và Hàn Quốc là những quốc gia châu Á có hộ chiếu quyền lực nhất thế giới trong năm 2023, theo báo cáo mới nhất được công bố bởi công ty tư vấn cư trú và công dân toàn cầu Henley & Partners có trụ sở tại London.

    Theo đó, công dân Nhật Bản được miễn thị thực ở 193 điểm đến, cao nhất thế giới, vượt trên Singapore và Hàn Quốc với 192 điểm đến.

    Và giờ đây, khi Châu Á - Thái Bình Dương đang dần mở cửa hậu Covid-19, công dân những quốc gia trên có thể tận dụng tối đa quyền tự do đi lại đó.

    Du lịch toàn cầu hiện đã đạt mức khoảng 75% so với mức trước đại dịch, theo công bố mới nhất của Henley Passport Index, dựa trên dữ liệu từ Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA).

    Bên dưới ba quốc gia hàng đầu châu Á là hàng loạt các quốc gia châu Âu như Đức và Tây Ban Nha được miễn thị thực ở 190 điểm đến. Tiếp theo là Phần Lan, Italy, Luxembourg với 189 điểm đến.

    Sau đó là Áo, Đan Mạch, Hà Lan và Thụy Điển đồng hạng ở vị trí thứ năm. Trong khi Pháp, Ireland, Bồ Đào Nha và Vương quốc Anh đứng ở vị trí thứ 6. New Zealand và Mỹ năm nay xếp ở vị trí thứ 7, cùng với Bỉ, Na Uy, Thụy Sĩ và Cộng hòa Séc.

    Công dân Afghanistan lại một lần nữa đứng cuối bảng xếp hạng khi chỉ được miễn thị thực ở 27 điểm đến.

    Các chỉ số khác

    Danh sách của Henley & Partner là một trong số các chỉ số do các công ty tài chính tạo ra để xếp hạng hộ chiếu toàn cầu theo quyền nhập cảnh mà công dân sở hữu hộ chiếu đó có được.

    Chỉ số Hộ chiếu Henley bao gồm 199 điểm đến du lịch và được cập nhật theo thời gian thực trong suốt cả năm, khi các thay đổi về chính sách thị thực có hiệu lực.

    Trong khi đó, Chỉ số của Arton Capital's Passport sẽ chỉ đánh giá hộ chiếu của 193 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc và sáu vùng lãnh thổ - Trung Hoa Dân Quốc Đài Loan, Ma Cao (SAR Trung Quốc), Hồng Kông (SAR Trung Quốc), Kosovo, Lãnh thổ Palestine và Vatican. Các lãnh thổ được sát nhập vào các quốc gia khác bị loại trừ.

    Đứng đầu trong danh sách Chỉ số cuối năm 2023 của Arton Capital's Passport là Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất với số điểm miễn thị thực khi đến là 181.

    Vị trí thứ hai thuộc về 11 quốc gia, hầu hết là ở châu Âu: Đức, Thụy Điển, Phần Lan, Luxembourg, Tây Ban Nha, Pháp, Italy, Hà Lan, Áo, Thụy Sĩ và Hàn Quốc.

    Mỹ và Vương quốc Anh ở vị trí thứ 3, cùng với Đan Mạch, Bỉ, Bồ Đào Nha, Na Uy, Ba Lan, Ireland và New Zealand.

    Danh sách những quốc gia có hộ chiếu 'quyền lực' nhất năm 2023, theo Henley Passport Index:

    1. Nhật Bản (193 điểm đến)
    2. Singapore, Hàn Quốc (192 điểm đến)
    3. Đức, Tây Ban Nha (190 điểm đến)
    4. Phần Lan, Italy, Luxembourg (189 điểm đến)
    5. Áo, Đan Mạch, Hà Lan, Thụy Điển (188 điểm đến)
    6. Pháp, Ireland, Bồ Đào Nha, Vương quốc Anh (187 điểm đến)
    7. Bỉ, New Zealand, Na Uy, Thụy Sĩ, Mỹ, Cộng hòa Séc (186 điểm đến)
    8. Australia, Canada, Hy Lạp, Malta (185 điểm đến)
    9. Hungary, Ba Lan (184 điểm đến)
    10. Litva, Slovakia (183 điểm đến)

    Trong khi công dân của một số quốc gia dưới đây chỉ được miễn thị thực hoặc xuất trình thị thực nhập cảnh sân bay (visa-on-arrival) ở 40 quốc gia hoặc ít hơn:

    102. Bắc Triều Tiên (40 điểm đến)
    103. Nepal, lãnh thổ Palestine (38 điểm đến)
    104. Somali (35 điểm đến)
    105. Yemen (34 điểm đến)
    106. Pakistan (32 điểm đến)
    107. Syria (30 điểm đến)
    108. Iraq (29 điểm đến)
    109. Afghanistan (27 điểm đến)

    Vietnamnet (theo CNN)

  • vet rach nho tren ho chieu 1

    Vì sự cố hy hữu trên hộ chiếu, một du khách Mỹ phải hủy bỏ chuyến du lịch đến Hy Lạp.

    Tina và con gái - Zoe Prather - hiện sinh sống tại 2 thành phố khác nhau ở Mỹ, lên kế hoạch du lịch Hy Lạp cùng nhau. Hai người hẹn gặp tại Chicago để lên chuyến bay tới Athens (Hy Lạp). Đây cũng là nơi Zoe gặp phải sự cố không đáng có khiến cô bị cấm bay, The Sun chia sẻ câu chuyện.

    Sau khi hai mẹ con hẹn nhau, Zoe đột nhiên gọi điện thông báo không thể lên được chuyến bay khởi hành lúc 6h cùng mẹ.

    Chia sẻ với The Sun, Zoe cho biết không thể lên được máy bay chỉ vì một vết rách nhỏ trên trang thông tin chính trong hộ chiếu của.

    "Nhân viên an ninh nói với tôi ngoài vết rách nhỏ kia, hộ chiếu của tôi hoàn toàn không có vấn đề gì khác. Một nhân viên an ninh trước đó đã thông qua hộ chiếu của tôi. Tôi cảm thấy khó hiểu vì điều này", nữ du khách bày tỏ.

    Ngay sau khi nhận được thông báo từ con gái, Tina đã đưa Zoe đến Miami để làm hộ chiếu khẩn cấp nhưng lại nhận được thông báo từ đội an ninh sân bay là không cần hộ chiếu mới. Cục An ninh Vận tải (TSA) thậm chí còn cho Zoe thông qua khu vực kiểm tra an ninh.

    vet rach nho tren ho chieu 1
    Vết rách nhỏ khiến nữ du khách phải hủy chuyến du lịch đến Hy Lạp. Ảnh: The Sun.

    Tuy nhiên, vết rách nhỏ không đáng có cùng sự nhập nhằng trong quá trình kiểm tra an ninh đã khiến hai nữ du khách trễ giờ bay và buộc phải hủy chuyến du lịch Hy Lạp. Bù lại, họ nhận được khoản bồi thường 2.100 USD từ hãng hàng không American Airlines, kèm một lời xin lỗi.

    Theo The Sun, một nữ hành khách khác gần đây cũng bị cấm bay với lý do tương tự. Cụ thể, khi Lindsey Gray đang làm thủ tục bay bay từ Sydney (Australia) đến New Zealand, cô bị hải quan giữ lại ở cửa khu vực xuất/nhập cảnh vì một vài trang trong cuốn hộ chiếu có vết rách, nhàu.

    Một trong những điểm đến có quy định khắt khe khi kiểm tra hộ chiếu là Bali (Indonesia) với các mức phạt có thể lên đến 3.200 USD. Nhiều du khách đã bị từ chối xuất nhập cảnh tại đây.

    Năm 2019, cầu thủ bóng đá người Australia, Sam Kerr, từng bị từ chối bay chỉ vì hộ chiếu của anh cũ và có vết rách nhỏ. Nhiều du khách khác cũng mất hàng nghìn USD vì lỡ chuyến bay đến điểm du lịch do gặp vấn đề về hộ chiếu cũ, rách, có vết bẩn lạ...

    Theo Zing

  • Một nữ hành khách vừa có trải nghiệm không mấy đáng nhớ khi phải để 2 con gái 9 tuổi và 11 tuổi bay từ Anh sang Tây Ban Nha mà không có mình.

    Tờ Independent đưa tin, cô Kate Barke cùng 2 con gái 9 tuổi và 11 tuổi có chuyến bay ngày 1/8 vừa qua từ sân bay Stansted, London đến Palma de Mallorca du lịch. Tuy nhiên, nữ hành khách đã bị từ chối lên máy bay vì vấn đề giấy tờ.

    Sau khi ký gửi hành lý và hoàn tất mọi thủ tục, cô Kate cùng 2 con đi tới cổng để lên máy bay đúng giờ, nhưng bị từ chối. "Tại cổng chuẩn bị lên máy bay, một cô gái (nhân viên hàng không) nói 'Chị không thể lên máy bay được'" - Kate cho biết.

    Lý do đưa ra là, mặc dù hộ chiếu của cô tới tháng 2/2023 mới hết hạn, nhưng nó không tuân thủ quy định hàng không mới cho hành khách từ Anh, áp dụng sau Brexit. Theo đó, hộ chiếu cho công dân của một "nước thứ ba" phải được cấp trong thời hạn ít hơn 10 năm tính đến ngày bay vào lãnh thổ EU.

    Cô Kate chia sẻ: "Bọn trẻ hoảng đến mức không thể dỗ được. Tôi phải giữ bình tĩnh vì các cháu. Tôi nhớ là tôi đã nói "Dì cũng đang ở trên máy bay". Tất cả đều lo lắng về hộ chiếu của tôi và làm sao để lấy hành lý xuống khỏi máy bay".

    ba me bi tu choi len may bay
    (Ảnh minh họa)

    Rất may là, người dì của 2 cháu nhỏ cũng ở trên máy bay sang Tây Ban Nha. Cô này đã phải quay lại cổng để đón 2 bé gái lên cùng. Kate chia sẻ cô thực sự "hoảng loạn" trong khi những người khác "bấn loạn" và vụ việc đã "gây tổn thương".

    Cô cũng cho biết không ai đề nghị hỗ trợ hay giúp đỡ gì và người mẹ phải đi bộ một mình về sân bay để tìm hành lý. Chuyến bay sau đó đã bị hoãn một lúc để giao lại hành lý nhưng vẫn bay kịp đến Mallorca đúng giờ đã định.

    Kate nói với tờ The Independent: "Tôi được cho rất ít thời gian, ít sự hỗ trợ hoặc các lựa chọn trong một tình huống vô cùng khó chịu và căng thẳng, 16 phút trước khi chuyến bay chuẩn bị khởi hành.

    Hệ thống có sai sót. Nếu việc làm thủ tục chỉ yêu cầu ngày hết hạn của hộ chiếu trong khi trên thực tế yêu cầu cả ngày cấp và sau đó có thể dẫn đến loại tình huống khủng khiếp này, thì ngành hàng không cần thực hiện một số thay đổi lớn".

    Ryanair yêu cầu hành khách ở Vương quốc Anh xác nhận rằng hộ chiếu của họ đáp ứng 2 điều kiện nhập cảnh vào EU - dưới 10 năm tuổi vào ngày đi ra nước ngoài, còn lại ít nhất 3 tháng vào ngày dự định trở về - nhưng kỳ lạ là hành khách vẫn có thể làm thủ tục ngay cả khi quy tắc đầu tiên bị vi phạm.

    Trẻ em ở Anh cần ủy quyền từ cha mẹ để bay cùng người trưởng thành khác. Cô Barke đã xoay sở để có được một cuộc hẹn khẩn cấp nhằm gia hạn hộ chiếu trong cùng ngày và đã được bay ngay hôm sau, 2/8.

    Người phát ngôn của Ryanair cho biết: "Hành khách này đã bị từ chối bay đúng (quy trình) vì hộ chiếu của cô ấy không đáp ứng các yêu cầu nhập cảnh để đi đến EU (Tây Ban Nha).

    Sau khi được nhân viên của chúng tôi ở London Stansted thông báo rằng cô ấy không được phép đi chuyến bay này đến Tây Ban Nha với 2 con của mình, hành khách đã nói với nhân viên đó rằng em gái của cô ấy cũng đi cùng chuyến bay và có thể hộ tống 2 cháu bé".

    Hãng bay cũng phủ nhận việc không kiểm tra nghiêm ngặt khiến hành khách này không được bay cùng con là sai và Kate đã trực tiếp ủy quyền cho em gái hộ tống các con.

    "Không có lúc nào mà các cháu bé bị bỏ lại một mình và vì cha mẹ đã trực tiếp cho phép, các cháu đã được bay với em gái của nữ hành khách".

    Cô Kate đã phải tự bỏ ra khoảng 500 bảng Anh do hậu quả của vụ việc.

    Các quy định về việc đi du lịch nước ngoài mà không có cha mẹ đi cùng là không rõ ràng tại Anh. Chính phủ Vương quốc Anh cho biết: "Một lá thư từ người có trách nhiệm làm cha mẹ đối với đứa trẻ thường là đủ chứng minh bạn được phép đưa chúng ra nước ngoài.

    Bạn có thể được yêu cầu trình thư tại biên giới Vương quốc Anh hoặc nước ngoài, hay nếu có tranh chấp về việc đưa trẻ ra nước ngoài. Bức thư phải bao gồm các chi tiết liên lạc của người kia và thông tin chi tiết về chuyến đi".

    Afamily (theo Independent)

  • Ngày 3-8, Đại sứ quán Vương quốc Anh tại Hà Nội thông báo tiếp tục công nhận hộ chiếu mới màu xanh tím than của Việt Nam, trong bối cảnh đã có 3 quốc gia châu Âu ngừng cấp thị thực cho người Việt mang hộ chiếu này.

    Theo thông báo của Đại sứ quán Vương quốc Anh tại Hà Nội, nước này vẫn tiếp tục công nhận hộ chiếu mới của Việt Nam nhưng kèm lưu ý rằng người nộp đơn xin thị thực và du khách (bao gồm các trường hợp quá cảnh) cần đảm bảo cập nhật và kiểm tra thông tin thường xuyên, về các quy định liên quan tới hộ chiếu cho tất cả các điểm đến khác trong hành trình của mình.

    anh cong nhan ho chieu vn

    Bộ Công an Việt Nam bắt đầu cấp hộ chiếu phổ thông mẫu mới màu xanh tím than từ ngày 1-7-2022. Tuy nhiên, trong hộ chiếu này thiếu thông tin về nơi sinh.

    Cho đến nay, Đức, Tây Ban Nha và Cộng hòa Czech - ba quốc gia thuộc khối Schengen - đã thông báo tạm ngừng cấp thị thực cho người Việt Nam mang hộ chiếu này.

    Trong khi đó, Pháp - một quốc gia trong khối Schengen - lại khẳng định vẫn công nhận hộ chiếu mới của Việt Nam.

    Vương quốc Anh không thuộc khối Schengen nhưng là một quốc gia châu Âu lớn mà nhiều người Việt muốn đến tham quan, học tập, lao động.

    Hiệp ước Schengen là hiệp ước về tự do đi lại được 26 nước châu Âu ký kết. Theo đó, công dân của 26 nước Schengen có thể đi qua biên giới nội bộ của tất cả các quốc gia thành viên mà không cần kiểm tra hộ chiếu. Thị thực Schengen cho phép người sở hữu đến thăm lên đến 90 ngày mỗi 6 tháng trong toàn bộ khu vực Schengen.

    Khối Schengen gồm: Bỉ, Đan Mạch, Đức, Estonia, Phần Lan, Pháp, Hy Lạp, Iceland, Ý, Latvia, Liechtenstein, Litva, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Na Uy, Áo, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Cộng hòa Czech và Hungary.

    Hiện Việt Nam đang đề nghị phối hợp giải quyết vấn đề này với các bên liên quan.

    Theo Cafebiz

  • Sáng 2/8, Đại sứ quán Cộng hòa Czech tại Hà Nội cho biết chưa công nhận mẫu hộ chiếu mới của Việt Nam với lý do hộ chiếu mới không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật về thông số ICAO.

    Vì mẫu hộ chiếu mới không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật về thông số ICAO, “Cộng hòa Czech đồng quan điểm với các nước thành viên khác thuộc Liên minh châu Âu (EU) và dừng công nhận mẫu hộ chiếu mới”, thông báo của Đại sứ quán Czech cho biết.

    “Quyết định có hiệu lực ngay từ thời điểm này”, thông báo cho biết. Thông báo này được đăng tải lúc 5h30 ngày 2/8 trên trang web chính thức của Đại sứ quán Cộng hòa Czech tại hà Nội.

    Trước Cộng hòa Czech, lần lượt Đức và Tây Ban Nha không công nhận mẫu hộ chiếu mới bìa xanh tím than của Việt Nam được bắt đầu cấp từ ngày 1/7. Đại sứ quán Đức ra thông báo từ ngày 27/7, trong khi Đại sứ quán Tây Ban Nha có tuyên bố tương tự vào ngày 1/8.

    czech khong cong nhan ho chieu viet nam
    Mẫu hộ chiếu mới (trái) so với mẫu cũ. Ảnh: Hoàng Lam.

    Lý do được các đại sứ quán này đưa ra cùng là vì mẫu hộ chiếu mới không có thông tin về nơi sinh, gây khó khăn khi tra cứu và xác minh danh tính.

    Trong khi đó, Đại sứ quán Pháp hôm 28/7 thông báo sẽ vẫn tiếp tục công nhận hộ chiếu mới của Việt Nam và cấp thị thực bình thường cho tới khi có thông báo mới.

    Từ ngày 1/7, Cục Quản lý Xuất nhập cảnh bắt đầu triển khai cấp hộ chiếu phổ thông không gắn chip theo mẫu mới cho công dân. Mẫu hộ chiếu mới đáp ứng yêu cầu bảo an cao hơn, chống nguy cơ làm giả, đạt tiêu chuẩn ICAO (Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế).

    Hộ chiếu mẫu mới gồm 50 trang. Trong đó có 2 trang bìa màu tím than, được in trên loại chất liệu giấy mới dày hơn so với loại hộ chiếu cũ.

    Sau khi có thông tin hộ chiếu mới không được công nhận, tối 27/7, đại diện Cục Quản lý Xuất nhập cảnh, Bộ Công an khẳng định hộ chiếu phổ thông mẫu mới của Việt Nam được xây dựng trên cơ sở đúng luật, đúng quy định và đúng quy chuẩn quốc tế.

    Theo Zing News

  • Đại sứ quán Tây Ban Nha thông báo tạm dừng cấp thị thực Schengen đối với hộ chiếu mẫu mới màu xanh tím than của Việt Nam cho đến khi có thông báo mới với lý do tương tự phía Đức: mẫu hộ chiếu mới không có thông tin về nơi sinh.

    tay ban nha ngung cap visa cho ho chieu viet nam 1
    Hộ chiếu phổ thông mẫu mới của Việt Nam có màu xanh tím than để phân biệt với hộ chiếu phổ thông mẫu cũ - Ảnh: Cổng thông tin điện tử Chính phủ

    Theo thông tin từ Đại sứ quán Tây Ban Nha tại Hà Nội, các quy định hiện hành không cho phép việc cấp thị thực Schengen cho các công dân Việt Nam mang hộ chiếu mới do thiếu thông tin nơi sinh, dẫn đến không thể xác minh danh tính của người xin thị thực.

    Trước đó, từ ngày 1-7, Việt Nam triển khai cấp hộ chiếu mẫu mới cho công dân Việt Nam (bìa màu xanh tím than). Trên mẫu mới này không thể hiện thông tin về Nơi sinh của người mang hộ chiếu.

    Theo Đại sứ quán Tây Ban Nha, đây là một thông tin quan trọng để xác định danh tính cá nhân và cũng là thông tin bắt buộc để xử lý các đơn xin thị thực Schengen. Hiện tại, các cơ quan có thẩm quyền của Tây Ban Nha, cùng phối hợp với các quốc gia thành viên khác trong khối Schengen, đang tiến hành phân tích kỹ thuật.

    Do đó, Đại sứ quán Tây Ban Nha sẽ tạm dừng tiếp nhận đơn xin thị thực Schengen đối với mẫu hộ chiếu mới của Việt Nam cho đến khi có thông báo mới. Cụ thể là cho đến khi các cơ quan trung ương có thẩm quyền trong khối Schengen đưa ra được quyết định về việc có tiếp nhận hay không mẫu hộ chiếu mới mang bìa màu xanh tím than của Việt Nam.

    Các đơn xin thị thực Schengen với hộ chiếu trước đây của Việt Nam (bìa xanh lá) có thể hiện nơi sinh và vẫn còn thời hạn lưu dụng thì vẫn được tiếp nhận và xử lý bình thường.

    Đại sứ quán Tây Ban Nha khuyến cáo những người có ý định nhập cảnh vào các nước thành viên trong khối Schengen nên liên lạc với đại sứ quán của các nước đó để xác nhận thông tin liên quan, để tránh gặp khó khăn khi làm thủ tục nhập cảnh tại biên giới giữa các quốc gia trong khối Schengen.

    tay ban nha ngung cap visa cho ho chieu viet nam 1
    Thông báo trên trang Facebook của Đại sứ quán Tây Ban Nha tại Hà Nội vào chiều 1-8 - Ảnh chụp màn hình

    Trước đó theo thông báo ngày 27-7 của Đại sứ quán Đức tại Hà Nội, mẫu hộ chiếu mới của Việt Nam được cấp từ ngày 1-7-2022 tại Việt Nam số serial bắt đầu bằng chữ P tạm thời không được công nhận tại Đức.

    Công hàm của Đức giải thích nguyên nhân là không có thông tin về nơi sinh trên hộ chiếu, gây khó khăn cho việc xác định người đang giữ hộ chiếu là ai.

    Do vậy, Đại sứ quán Đức sẽ tạm thời không cấp thị thực trên mẫu hộ chiếu này và khuyến cáo những ai đã được cấp cũng không nên đến nước này vì có thể bị từ chối nhập cảnh.

    Ngày 29-7, Đại sứ quán Việt Nam tại Đức thông báo sẽ cấp chứng nhận bằng tiếng Đức về nơi sinh để công dân có hộ chiếu mẫu mới (màu xanh tím than) xuất trình khi có yêu cầu từ nhà chức trách Đức.

    Ông Chu Tuấn Đức, tham tán công sứ Đại sứ quán Việt Nam tại Đức, cho biết việc cấp hộ chiếu theo mẫu mới vẫn tiếp tục và những trường hợp này cũng sẽ được cấp luôn giấy xác nhận về nơi sinh.

    Theo Tuổi Trẻ

  • Ngày 27-7, Tổng Lãnh sự quán Đức tại TP.HCM thông báo mẫu hộ chiếu mới màu xanh tím than của Việt Nam hiện chưa được phía Đức chấp nhận. Nếu sở hữu hộ chiếu mới này, công dân Việt Nam sẽ không thể nộp đơn xin thị thực tới Đức.

    ho chieu xanh tim than
    Hình ảnh mẫu hộ chiếu mới của Việt Nam

    Thông báo trên mạng xã hội Facebook, Tổng lãnh sự quán Đức cho biết đây là quyết định của Cơ quan Nội vụ Đức, và những người đã nộp đơn xin cấp thị thực sẽ nhận được thông báo riêng từ phía Tổng lãnh sự quán.

    Trong trường hợp có thay đổi, Tổng lãnh sự quán Đức cho biết sẽ ngay lập tức gửi thông báo tới người cần cấp thị thực.

    Nguồn tin của Tuổi Trẻ tại Đại sứ quán Đức xác nhận đã gửi công hàm đến phía Việt Nam về vấn đề với hộ chiếu mẫu mới cấp từ ngày 1-7-2022.

    Trong đó phía Đức thông báo mẫu hộ chiếu này “tạm thời không được công nhận ở Đức”, do đó các cơ quan đại diện ngoại giao và lãnh sự Đức tại Việt Nam sẽ không cấp thị thực cho công dân sử dụng mẫu hộ chiếu trên.

    Công hàm giải thích quyết định tạm thời không công nhận mẫu hộ chiếu mới là do thiếu thông tin về nơi sinh khiến việc xác định người đang mang hộ chiếu là ai trở nên khó khăn, nhất là các trường hợp trùng họ.

    Do không có thông tin trên hộ chiếu, hiện phía Đức chỉ có thể xác định nơi sinh dựa vào số định danh cá nhân 12 chữ số và đối chiếu với danh sách 7 trang. Tuy nhiên, không phải người làm nhiệm vụ nào làm nhiệm vụ kiểm tra cũng có danh sách này.

    Ngoài ra, trang web chính thức của Đại sứ quán Đức tại Việt Nam cũng thông báo: "Kể từ bây giờ, Cơ quan đại diện Đức không thể cấp thị thực vào hộ chiếu phổ thông Việt Nam theo mẫu mới màu xanh tím than (có số seri bắt đầu bằng 'P')".

    Phía Đại sứ quán khẳng định công dân Việt Nam hiện "không thể nộp hồ sơ xin thị thực nhập cảnh Đức (thị thực loại C hoặc D) với hộ chiếu như vậy. Hồ sơ của quý vị không được tiếp nhận cho đến khi có thông báo khác".

    "Nếu quý vị đã được cấp thị thực (với mẫu hộ chiếu mới), chúng tôi khẩn thiết khuyên quý vị không nên đến Đức. Bởi vì có nguy cơ quý vị sẽ bị từ chối cho nhập cảnh tại biên giới. Chúng tôi sẽ liên lạc riêng với quý vị về việc này", Đại sứ quán Đức cho biết thêm.

    Theo Tuổi Trẻ

  • Từ trước đến nay, người Anh chỉ phải chờ 10 tuần thì sẽ nhận được hộ chiếu mới, nhưng hiện nay thời gian chờ đợi có thể kéo dài tới sang năm. Sự chậm trễ này đã gây rối ren đối với những người muốn đi du lịch, họ buộc phải hủy những chuyến đi sắp tới và đành chấp nhận ngồi nhà tới sang năm. 

    Những hạn chế liên quan đến dịch bệnh Covid-19 đã được gỡ bỏ ở hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới, khiến các sân bay và hãng hàng không phải xoay vần giữa nhu cầu du lịch khổng lồ. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa có cơ hội ra sân bay vì còn phải chờ gia hạn hộ chiếu. Nhiều người đã phải chờ vài tháng. 

    gia han ho chieu

    Một bảng tin trên chương trình The One Show của BBC đã đưa ra lời khuyên khẩn cấp với những người đã chờ hộ chiếu hơn 10 tuần. Người dẫn chương trình Nikki Fox cho biết: ''Văn phòng Hộ chiếu thông báo với chúng tôi rằng nếu hồ sơ xin gia hạn hộ chiếu của bạn vẫn chưa được xử lý sau 10 tuần, và bạn có thể chứng minh mình phải đi du lịch/công tác trong vòng 2 tuần tới, vậy bạn hãy ngay lập tức gọi đường dây nóng Passport Advice Line. Họ sẽ ưu tiên xử lý trường hợp của bạn trước mà không tính thêm phí. Nghĩa là nếu bạn đã nộp hồ sơ rồi thì không cần phải trả thêm phí dịch vụ ưu tiên''.

    Bạn có thể gọi đường dây nóng Passport Advice Line theo số 0300 222 0000.

    Hiện tại có tới 500,000 hồ sơ xin gia hạn hộ chiếu đang bị tồn đọng. Tom Greig, giám đốc Văn phòng Hộ chiếu (Passport Office) nói: "Chúng tôi đã làm việc hết công suất nhằm cung cấp dịch vụ tươm tất cho tất cả mọi người. Thế nhưng chúng tôi không thể đáp ứng tất cả theo đúng thời hạn mà mọi người mong muốn''.

    Tuy nhiên nghị sĩ Đảng Lao Động, bà Diana Johnson nói: ''Có vẻ cách làm việc của Văn phòng Hộ chiếu chưa đủ khoa học. Hãy nhìn lại thời điểm này năm ngoái, 12 tháng đã trôi qua và những con người này vẫn chưa nhận được hộ chiếu của mình. Tại sao Văn phòng Hộ chiếu lại làm việc tắc trách thế này?''.

    Hiện Văn phòng Hộ chiếu đang thuê thêm nhân viên để xử lý hộ chiếu nhanh nhất có thể, ông Greig cho biết. 

    Tấm hộ chiếu nào quyền lực nhất thế giới năm 2022?

    Theo một báo cáo hàng quý mới được công bố bởi công ty tư vấn Henley & Partners, 3 tấm hộ chiếu châu Á mang lại cho người sở hữu nhiều quyền tự do đi lại trên khắp thế giới hơn bất kỳ hộ chiếu nào khác.

    CNN đưa tin, Nhật Bản mới đây đã vượt qua Singapore và Hàn Quốc bằng cách cung cấp dịch vụ du lịch miễn thị thực hoặc thị thực theo yêu cầu cho công dân đến 193 điểm đến trên toàn thế giới, so với 192 điểm đến hàng đầu của hai quốc gia khác.

    Tuy nhiên, phản ứng thận trọng hơn của châu Á đối với Covid-19 có nghĩa là những công dân này hiện ít có khả năng được hưởng quyền tự do đi lại so với người dân ở châu Âu hoặc châu Mỹ.

    Theo thống kê mới nhất của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), nhu cầu đi lại bằng đường hàng không của hành khách quốc tế tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn chưa bằng 1/5 mức trước khủng hoảng.

    Trong khi đó, theo báo cáo của Henley Passport Index, các thị trường ở châu Âu và Bắc Mỹ đã phục hồi trở lại khoảng 60% so với mức độ di chuyển trước đây.

    Chỉ số về hộ chiếu được sắp xếp dựa trên dữ liệu độc quyền do Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế cung cấp kể từ năm 2006.

    Dưới đây là những tấm hộ chiếu quyền lực nhất thế giới cho du khách tính đến tháng 7/2022: Nhật Bản (193 điểm đến), Singapore, Hàn Quốc (192 điểm đến), Đức, Tây Ban Nha (190 điểm đến), Phần Lan, Italy, Luxembourg (189 điểm đến), Áo, Đan Mạch, Hà Lan, Thụy Điển (188 điểm đến), Pháp, Ireland, Bồ Đào Nha, Vương quốc Anh (187 điểm đến), Bỉ, New Zealand, Na Uy, Thụy Sĩ, Mỹ (186 điểm đến), Australia, Canada, Cộng hòa Séc, Hy Lạp, Malta (185 điểm đến), Hungary (183 điểm đến) , Lithuania, Ba Lan, Slovakia (182 điểm đến).

    Ngoài ra, theo Henley & Partners, những tấm hộ chiếu nằm cuối bảng xếp hạng tính đến tháng 7/2022 bao gồm: Triều Tiên (40 điểm đến), Nepal, Palestine (38 điểm đến), Somalia (35 điểm đến), Yemen (34 điểm đến), Pakistan (32 điểm đến), Syria (30 điểm đến), Iraq ( 29 điểm đến), Afghanistan (27 điểm đến).

    Trước đó, Henley & Partners chỉ ra rằng, sự xuất hiện của biến thể Omicron hồi cuối năm ngoái đã khiến cho khoảng cách giữa các quốc gia phát triển và kém phát triển ngày càng tăng. Những lệnh hạn chế đi lại cứng rắn được hàng loạt các quốc gia áp dụng với các nước ở miền Nam châu Phi được Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres mô tả là giống như hành động “phân biệt chủng tộc”.

    Nếu tạm gác vấn đề đại dịch Covid-19 sang một bên thì mức độ tự do đi lại nói chung đã được cải thiện đáng kể trong vài thập kỷ qua. Chỉ số Hộ chiếu Henley vào năm 2006 cho thấy trung bình công dân một nước chỉ có thể ghé thăm 57 quốc gia mà không cần xin thị thực trước. Nhưng ngày nay, con số đó là 107, tăng gần gấp đôi.

    Tuy nhiên, những quyền tự do chủ yếu chỉ có công dân châu Âu, Bắc Mỹ và các quốc gia giàu có ở châu Á được hưởng lợi. Trong khi, những người có hộ chiếu của các quốc gia như Angola, Cameroon và Lào chỉ có thể nhập cảnh khoảng 50 điểm đến khác nhau.

    Viethome (theo BirminghamMail)

  • Kỳ nghỉ hè của hàng triệu người Anh có thể bị gián đoạn do lượng hồ sơ tồn đọng lớn trong Văn phòng Hộ chiếu - với thời gian chờ đợi trung bình là 10 tuần.

    Một bộ trưởng đã cảnh báo các gia đình nên kiểm tra hộ chiếu ngay bây giờ và gia hạn "càng sớm càng tốt" để tránh bị lỡ chuyến bay. Các quy tắc cũng phức tạp hơn vì kể từ Brexit, người Anh không thể đến EU bằng hộ chiếu sắp hết hạn.

    Theo quy định của khu vực Schengen, hộ chiếu phải được cấp không quá 10 năm trước ngày nhập cảnh và có giá trị ít nhất ba tháng sau ngày xuất cảnh.

    Quy tắc ba tháng không áp dụng cho Ireland, nhưng lại có hiệu lực cho một số quốc gia không thuộc EU - Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland, Liechtenstein, Andorra, Monaco, San Marino hoặc Thành phố Vatican.

    Bộ trưởng Kevin Foster cảnh báo người muốn đi du lịch nước ngoài vào mùa hè này nên nộp đơn xin gia hạn hộ chiếu gần hết hạn "càng sớm càng tốt". Ông cũng nói với các nghị sĩ rằng chính phủ không có ý định để thời gian xử lý 10 tuần tăng thêm.

    4johnsonÔng Johnson được thúc giục cần nhanh chóng giải quyết lượng đơn xin hộ chiếu tồn đọng

    Một người phụ nữ đã đợi từ tháng Giêng để nhận hộ chiếu mới cho con gái, khi các dịch vụ được đánh giá "hoặc thực sự rất tốt hoặc hoàn toàn không ổn".

    Tại Hạ viện, Stuart C McDonald - người phát ngôn vấn đề nội vụ của SNP, đã hỏi: "Tất cả các cử tri của chúng tôi đang phải hủy bỏ các ngày lễ, bỏ lỡ tang lễ, sắp xếp lại các chuyến thăm, thậm chí mục tiêu nhận hộ chiếu trong 10 tuần thường xuyên thất bại. Cần làm gì để tránh tình trạng lộn xộn này trở nên tồi tệ hơn? Và liệu chúng ta có thể yên tâm rằng hạn mức 10 tuần sẽ không tăng thêm khi mùa hè sắp đến?"

    Ông Foster trả lời: "Đầu tiên, tôi quay lại thực tế là chúng ta đã cấp, xử lý một triệu đơn xin hộ chiếu chỉ riêng tháng trước. Trung bình chúng ta thường xử lý bảy triệu trong cả năm. Trong trường hợp người xin có lý do cần thiết và nhân đạo như đám tang, đơn đăng ký có thể được giải quyết nhanh chóng. Trong thời gian vừa qua, chúng tôi đã khuyên nên chờ đợi tối đa 10 tuần sau khi nộp đơn đăng ký, và năm ngoái đã gửi 4.7 triệu tin nhắn nhắc nhở gia hạn hộ chiếu”.

    “Và không, chúng tôi không có ý định để con số 10 tuần tăng thêm. Hiện tại, chúng ta đang xử lý tốt hầu hết các đơn xin gia hạn hộ chiếu, nhưng chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng nhu cầu xin hộ chiếu đang ở mức cao chưa từng có. Nếu người dân dự định đi du lịch vào mùa hè này, chúng tôi khuyên họ nên nộp đơn đăng ký sớm nhất có thể".

    Nghị sĩ đảng Bảo thủ Simon Hoare mô tả việc tồn đọng hộ chiếu là "chưa từng có, nhưng hoàn toàn có thể thấy trước".

    Vị nghị sĩ của North Dorset nói thêm: "Tôi nghe những gì Bộ trưởng đã nói, cử tri của tôi cho biết trải nghiệm của họ là thực sự rất tốt hoặc rất tệ. Nhưng tôi đồng ý với thành viên đã đật ra câu hỏi đầu tiên - cần có một sự tương tác tốt hơn giữa các thành viên Quốc hội và Văn phòng Hộ chiếu, khi người xin hộ chiếu vì lý do tang gia hoặc công việc không nhận được hộ chiếu và bị cung cấp thông tin không chính xác. Cần phải làm gì đó để nhanh chóng dập tắt tình trạng này”.

    Ông Foster trả lời: "Vào đầu tháng Giêng, chúng tôi đã xử lý khoảng 60,000 hộ chiếu mỗi tuần và đến giữa tháng Ba, con số này đã tăng gần gấp ba lần, và thực tế là gần gấp bốn lần. Tôi đồng ý với những điểm được đưa ra trước đó rằng chúng ta cần xem xét lại hiệu quả hoạt động của đường dây nóng dành cho các nghị sĩ, đặc biệt là những trường hợp có lý do cần thiết và nhân đạo”.

    Tuy nhiên, nghị sĩ đảng Lao động Stephanie Peacock (đại diện cho Barnsley East) nêu ra trường hợp của người mẹ đợi cấp hộ chiếu cho con gái từ tháng 1 tới nay, nghĩa là đã 5 tháng trước khi họ đi du lịch vào tuần tới, nhưng đến giờ vẫn chưa nhận được hộ chiếu.

    Cô Peacock nói với các nghị sĩ: "Bộ trưởng đang làm gì để giải quyết sự chậm trễ không thể chấp nhận được trong việc xin cấp hộ chiếu?"

    Bộ trưởng Nội vụ Priti Patel cho biết các bộ trưởng sẽ xem xét vụ việc, và nói: "Đó là sự chậm trễ rất, rất bất thường, chắc chắn là có vấn đề”.

    Bài liên quan: Không thể du lịch châu Âu vì hộ chiếu được cấp cách đây 10 năm

    Viethome (Theo Mirror)

  • Bà Ann Wingfield, 85 tuổi, muốn gia hạn ảnh hộ chiếu vào năm nay, nhưng phần mềm hệ thống lại không thể phân biệt được mái tóc trắng của bà và background của tấm ảnh.

    Vấn đề này có thể xảy ra với những người có nước da hoặc màu tóc quá trắng, nên việc nhận diện ảnh sẽ gặp khó khăn nếu background của tấm ảnh của có màu trắng sáng. 

    Phần mềm hệ thống sẽ không phân biệt được tóc của người đó dài tới đâu và background bắt đầu từ chỗ nào, do đó bạn sẽ không thể gia hạn hộ chiếu với một tấm ảnh như vậy.

    Bà Ann Wingfield 85 tuổi, sở hữu mái tóc trắng. Giống như hầu hết những công dân Anh khác, bà nộp hồ sơ renew hộ chiếu sau khi đại dịch tạm lắng và du lịch quốc tế mở cửa. 

    Trước đại dịch, vợ chồng bà Ann rất thường xuyên đi du lịch, họ đã từng lái xe caravan xuyên suốt châu Âu một vài lần. Cho nên vào ngày 23/2/2022, vợ chồng bà Ann đến cửa hàng Morrisons địa phương để chụp ảnh dùng làm hộ chiếu. 

    Nhưng người ta bảo ảnh của bà không dùng được, vì tóc của bà không hiện rõ trên nền background nhạt. Và background nhạt (pale) là yêu cầu bắt buộc đối với ảnh hộ chiếu. 

    toc trang lam ho chieu
    Ảnh hộ chiếu của bà Ann đã bị từ chối. 

    Trước đây cũng có người từng gặp vấn đề này. ''Họ nói trước đây có trường hợp cũng giống tôi. Đây là background màu xám nên chắc chắn nó không thể trùng với màu tóc'', Ann nói. 

    Bà Ann đã nộp ảnh online vào ngày 26/2 để gia hạn hộ chiếu, nhưng nhận được thông báo ảnh không được chấp nhận. 

    Nhiều người Anh đã gặp phải vấn đề này. Một người dùng Twitter viết: ''Nhiều người bị lắm. Tôi cũng không thể vượt qua luật về ảnh hộ chiếu vì tóc của tôi trùng với background. Vì sao tóc trắng lại trở nên bất bình thường thế nhỉ?''

    Một người dùng Twitter khác viết: ''Cảnh báo tới bất kì ai sở hữu tóc trắng mà muốn làm hộ chiếu. Tôi đã thử 20 lần nhưng vẫn bị từ chối vì họ không nhận ra đâu là đường biên giới cái đầu của tôi''.

    Sau khi bị từ chối lần đầu, bà Ann quyết định ''thây kệ'' và cứ nộp lại lần thứ 2. Khó hiểu thay lần này lại được. 

    Một nhân viên Văn phòng Hộ chiếu cho biết: ''Khi một tấm ảnh không vượt qua được hệ thống kiểm tra tự động của chúng tôi và bị trả lại, khách hàng nên nộp ảnh lại lần nữa. Bởi vì lần này, tấm ảnh sẽ được xem xét bởi một nhân viên chứ không kiểm tra tự động nữa. Người nhân viên này sẽ quyết định xem ảnh có dùng được hay không''.

    Ba Ann giờ đã có hộ chiếu mới, có lẽ giờ bà đã có kinh nghiệm hơn. 

    Viethome (theo Mirror)

  • Một người mẹ buộc phải nói lời tạm biệt với con trai và chồng tại bàn làm thủ tục mặc dù hộ chiếu vẫn còn hạn sáu tháng.

    Ana Tiganescu rất mong đợi kỳ nghỉ đầu tiên sau hơn ba năm - một chuyến đi đến Faro, Bồ Đào Nha. Nhưng chị Tiganescu - nhà khoa học ở Đại học Leeds, rất buồn khi nhân viên Ryanair tại sân bay Leeds Bradford nói chị không thể lên máy bay.

    Mặc dù hộ chiếu Anh của chị Tiganescu còn sáu tháng mới hết hạn, nhưng chị vẫn bị cấm bay và không thể bắt đầu chuyến đi kéo dài một tuần vì hộ chiếu được cấp cách đây hơn 10 năm.

    Gia đình buộc phải đưa ra quyết định tiếp tục chuyến đi mà không có Tiganescu, nhưng sau đó lại được thông báo hành lý ký gửi sẽ phải ở lại Anh vì chị Tiganescu là người làm thủ tục.

    25airportẢnh minh họa

    Kể từ khi rời EU, người Anh phải tuân theo các yêu cầu nghiêm ngặt về hộ chiếu do từng quốc gia thành viên đặt ra, với đa số yêu cầu hộ chiếu phải còn hạn ít nhất sáu tháng và phải được cấp cách đây không quá 10 năm.

    Trang web tư vấn du lịch chính thức của chính phủ Anh cho các vùng của Bồ Đào Nha cho biết: “Hộ chiếu phải đáp ứng 2 yêu cầu:

    • được cấp không quá 10 năm vào ngày nhập cảnh (kiểm tra "ngày cấp")
    • vẫn còn hạn ít nhất 3 tháng sau ngày dự kiến xuất cảnh (kiểm tra ''ngày hết hạn'')".

    Chính phủ đã yêu cầu Ủy ban châu Âu làm rõ quy tắc 10 năm nhưng hướng dẫn có thể không được cập nhật cho đến "mùa xuân năm 2022. Từ nay đến đó, nếu muốn đi đến một số quốc gia trong khối Schengen, hộ chiếu của bạn phải được cấp không quá 10 năm (tính luôn cả thời gian ở lại du lịch). Và khi xuất cảnh, hộ chiếu của bạn phải còn hạn ít nhất 3 tháng, và vẫn phải được cấp không quá 10 năm.

    Vì thế bạn nên kiểm tra cả ngày cấp và ngày hết hạn trong hộ chiếu. Nếu bạn gia hạn hộ chiếu sớm, thì những tháng chưa hết hạn này sẽ được thêm vào ngày hết hạn của hộ chiếu mới. Điều này có thể giúp ích đối với ''yêu cầu hộ chiếu được cấp không quá 10 năm trước".

    Tiến sĩ Tiganescu phải nghỉ lễ Phục sinh một mình trong khi gia đình tới Bồ Đào Nha. Bức xúc, chị đã viết một lá thư khiếu nại lên Chính phủ.

    Chị Tiganescu nói: "Đây là cú sốc lớn và rất đau khổ đối với tất cả chúng tôi - đặc biệt là con trai tôi. Thằng bé không hiểu tại sao tôi không được phép đi cùng gia đình. Tôi rất buồn, sốc và cảm thấy nhục nhã. Chờ suốt 2 tiếng để lên máy bay nhưng lại bị nhân viên Ryanair đưa về quầy kiểm tra an ninh. Việc này vô cùng đau khổ. Khi rời khỏi sân bay, tôi sốc đến mức không thể nhớ mã bưu điện để đặt taxi về nhà”.

    Chị sợ nhiều người khác sẽ bị ảnh hưởng bởi quy tắc này: “Tôi nghĩ mùa hè này sẽ hoàn toàn hỗn loạn, khi mọi người lần đầu tiên đi du lịch trở lại kể từ sau đại dịch. Không ai kiểm tra hộ chiếu nếu hộ chiếu vẫn còn một năm mới hết hạn. Chính phủ tuyên bố đã gửi một triệu tin nhắn văn bản thông báo trong năm 2019, nhưng chỉ tới người đã cung cấp số điện thoại khi xin hộ chiếu cách đây 10 năm".

    "Đối với những thay đổi lớn, có khả năng ảnh hưởng đến hàng nghìn người dân Vương quốc Anh, tôi tin chính phủ có trách nhiệm đảm bảo công chúng nhận thức đầy đủ. Tất cả những người bị ảnh hưởng bởi thay đổi quy tắc nên được thông báo riêng rằng hộ chiếu của họ sẽ không còn giá trị để đi du lịch EU, ngay cả khi vẫn còn hạn sử dụng - mâu thuẫn này rất khó hiểu".

    Tiến sĩ Tigenescu đã kêu gọi Chính phủ cảnh báo hiệu quả hơn cho những người bị ảnh hưởng: "Tình huống này không được giải quyết khi các hãng hàng không không có nghĩa vụ kiểm tra ngày cấp hộ chiếu tại thời điểm đặt vé - một thay đổi đơn giản sẽ giúp mọi người có thêm thời gian để cập nhật giấy tờ nếu cần. Tôi biết rằng được đi nghỉ là một đặc ân, tuy nhiên, điều này không thể bào chữa cho sự thiếu chuẩn bị và tầm nhìn ngắn của chính phủ, bằng chứng rõ ràng là các vấn đề phổ biến người dân đang phải đối mặt, và lẽ ra phải được chuẩn bị từ lâu trước đại dịch Covid-19. Chính phủ đã có thời gian lên kế hoạch từ năm 2016".

    Viethome (Theo Daily Record)

  • Theo một chỉ số mới, hộ chiếu Luxembourg đã trở thành lựa chọn hàng đầu trên thế giới đối với những người muốn trở thành công dân toàn cầu.

    ho chieu top nomad 1
    Hộ chiếu Luxembourg. (Nguồn: alenagungor/Shutterstock)

    Theo “Chỉ số hộ chiếu Nomad 2022” do công ty tư vấn quốc tế Nomad Capitalist công bố, xếp hạng cao nhất trong 199 nước trên thế giới là Luxembourg, một quốc gia nhỏ ở châu Âu.

    Nhiều bảng xếp hạng hộ chiếu chỉ tập trung vào du lịch miễn thị thực, nhưng chỉ số hộ chiếu này tập trung nhiều hơn vào “quyền công dân”, theo đó tiêu chí đánh giá căn cứ vào vấn đề thuế, triển vọng toàn cầu, khả năng có hai quốc tịch và quyền tự do cá nhân.

    “Tôi không nghĩ du lịch miễn thị thực là vấn đề duy nhất quan trọng”, CEO Andrew Henderson nói với CNBC.

    Ví dụ, hộ chiếu Mỹ và Canada giống nhau về khả năng du lịch. Tuy nhiên, “nếu bạn là người Mỹ, bất kể bạn sống ở đâu thì bạn cũng phải trả thuế… vì vậy hai hộ chiếu không nên xếp cùng nhau”.

    Theo bảng xếp hạng, người có hộ chiếu Mỹ thì dù sống ở đâu cũng phải nộp thuế, vì vậy hộ chiếu đạt 10 điểm trong lĩnh vực này, còn đối với hộ chiếu UAE thì vấn đề này có thể nhận được tới 50 điểm vì người mang hộ chiếu không phải nộp thuế như trường hợp “ở bất kỳ đâu” giống nước Mỹ. Các hộ chiếu khác nhận được các điểm khác nhau tùy thuộc vào tình trạng thuế của chủ sở hữu.

    10 thứ hạng hàng đầu của năm nay cũng giống như năm ngoái với 9 nước đến từ châu Âu. Khác biệt nửa điểm giữa vị trí số 1 Luxembourg và vị trí số 2 Thụy Điển là vì Luxembourg “có thị thực nhiều hơn một nước”.

    Thuế thu nhập ở cả hai nước này đều cao “nhưng tương đối linh hoạt trong khả năng cho phép rời đi”. CEO Henderson cho biết cả hai nước đều có uy tín toàn cầu và xếp hạng cao về tự do cá nhân, đồng thời lưu ý trường hợp Thụy Điển đã thể hiện trao quyền cho người dân ở mức độ tự do tương đối cao trong ứng phó với đại dịch COVID-19 (viêm phổi Vũ Hán).

    Cần lưu ý, trong số 30 hộ chiếu hàng đầu năm nay thì gần 85% đến từ châu Âu.

    Một số thứ hạng đáng ngạc nhiên

    Đáng chú ý là các nước như Malta, Iceland và Slovakia, nơi “mọi người không mấy quan tâm” về quyền lực hộ chiếu lại duy trì lợi thế của họ trong cuộc cạnh tranh với các cường quốc như Ý và Đức. Họ cũng đạt điểm cao hơn các nước như Anh, Úc và Mỹ.

    Điều đáng nói là Vanuatu đã trượt từ vị trí 69 năm 2021 xuống vị trí 85 trong năm nay. Điều này diễn ra sau khi vào đầu tháng này Hội đồng châu Âu đình chỉ một phần thỏa thuận miễn thị thực với quốc đảo này.

    Theo trang web của Hội đồng châu Âu, quyết định này được thúc đẩy bởi những lo ngại về an ninh đối với EU trong chính sách “Quốc tịch Nhà đầu tư Vanuatu” cho phép mọi người có quốc tịch bằng cách đầu tư 130,000 USD vào hòn đảo này.

    Ngoài ra, CEO Henderson cũng nói rằng mọi người có xu hướng nghĩ hộ chiếu của nước có thứ hạng càng cao thì càng phù hợp cho những người muốn có quốc tịch thứ 2 hoặc thứ 3 ở Vanuatu, nhưng không nhất thiết như vậy. Nhiều người thường có ý tưởng “hộ chiếu khác” vì hai lý do: để giảm thuế hoặc để có một kế hoạch cư trú dự phòng.

    Tuy nhiên theo CEO Henderson, dù hộ chiếu Luxembourg là số một nhưng kế hoạch đó khó áp dụng được với thân phận công dân nước này; trong khi dù hộ chiếu Bồ Đào Nha, Caribe hoặc Malta không được xếp hạng cao, nhưng việc lấy quốc tịch đó có thể hữu ích hơn cho những người có ý tưởng dự phòng này.

    Dưới đây là danh sách 10 nước có hộ chiếu hàng đầu:

    1. Luxembourg
    2. Thụy Điển
    3. Ireland
    4. Bỉ
    5. Thụy Sĩ
    6. Phần Lan
    7. Bồ Đào Nha
    8. Cộng hòa Séc
    9. Hà Lan
    10. Singapore

    ho chieu top nomad 1
    Top 25 nước xếp đầu bảng.

    Trong danh sánh 25 nước đứng đầu không có Vương Quốc Anh. Nước Anh xếp ở vị trí thứ 26, đồng hạng với Hy Lạp và Canada. Xem danh sách đầy đủ tại đây.

    Theo Trithucvn

  • Dù đến từ quốc gia nào, mọi cuốn hộ chiếu đang lưu hành trên thế giới đều có cùng kiểu dáng, hình dạng và kích thước.

    Ngày nay, nếu có dịp cầm nhiều cuốn hộ chiếu trên tay, bạn sẽ nhận ra rằng, cho dù thuộc công dân của bất kỳ nước nào thì hình dáng của chúng đều giống nhau. Bên cạnh đó, số trang, kích thước, cách thiết kế, bố trí của mọi cuốn hộ chiếu cũng đều cùng một khuôn mẫu.

    Lý do các cuốn hộ chiếu giống nhau là Hội Liên quốc (sau này được thay thế bằng Liên Hợp Quốc), một tổ chức liên chính phủ trong Thế chiến Thứ Nhất được thành lập để duy trì hòa bình thế giới, đã họp tại Paris để bàn về một vấn đề liên quan đến hộ chiếu và thủ tục hải quan. Tại đây, họ đề xuất bộ tiêu chuẩn cho các cuốn hộ chiếu và được 42 quốc gia trong Hội Liên quốc chấp nhận. 

    ho chieu quyen luc 2022

    Theo đó, hộ chiếu phải có kích thước 15,5 cm x 10,5 cm, với 32 trang. 4 trang đầu tiên nêu chi tiết các thông tin cá nhân của người sở hữu. 28 trang còn lại dành cho dấu xuất, nhập cảnh và visa. Ngoài ra, hộ chiếu phải có bìa cứng, tên quốc gia và quốc huy được in ngay trên bìa.

    Sau gần 100 năm ra đời, đến nay cuốn hộ chiếu vẫn không thay đổi đáng kể so với bản gốc. Trước Chiến tranh Thế giới thứ Nhất, người dân không cần phải có hộ chiếu khi du lịch khắp châu Âu. Đối với họ, việc vượt sang biên giới nước khác là một thủ tục đơn giản. Nhưng trong thời kỳ chiến tranh, mọi thứ đã thay đổi. Chính phủ châu Âu đã quan tâm đến vấn đề nhập cư và du lịch hơn trước, vì lý do an ninh.

    Sau khi chiến tranh kết thúc, việc đi lại giữa các nước được quan tâm nhiều hơn. Mọi người khi ra nước ngoài phải trình bày rất nhiều giấy tờ liên quan, và đôi khi những giấy tờ đó cũng thiếu tính chính xác. Do đó, cuộc họp tại Paris được mở ra là để giải quyết vướng mắc này.

    Anh Quốc ở đâu trong top 33 cuốn hộ chiếu quyền lực nhất 2022?

    Theo Công ty tư vấn và cư trú toàn cầu Henley & Partners có trụ sở tại London, thứ hạng top 10 cuốn hộ chiếu quyền lực nhất thế giới gần như không có sự thay đổi trong quý 1 năm 2022.

    Có một khoảng cách lớn giữa bán cầu bắc và bán cầu nam về việc tự do đi lại, báo cáo đầu tiên năm 2022 của Công ty tư vấn và cư trú toàn cầu Henley & Partners có trụ sở tại London đánh giá. 

    Danh sách xếp hạng Chỉ số Hộ chiếu Henly dựa trên dữ liệu độc quyền do Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) cung cấp, thường xuyên đánh giá các cuốn hộ chiếu thuận lợi nhất để đi lại trên thế giới từ năm 2006.

    Chỉ số này không tính đến các hạn chế đi lại tạm thời do đại dịch Covid-19, vì thế, bỏ qua những lệnh hạn chế hiện nay, những quốc gia sở hữu cuốn hộ chiếu quyền lực nhất thế giới là Nhật Bản và Singapore, về cơ bản, có thể đi lại tới 192 điểm đến trên thế giới mà không cần thị thực. Trong khi đó, Afghanistan đứng ở cuối danh sách khi chỉ có thể đi lại tới 26 quốc gia mà không cần xin thị thực trước.

    Thứ hạng trong top 10 gần như không có sự thay đổi trong quý 1 năm 2022. Hàn Quốc và Đức vẫn giữ vị trí thứ hai với 190 điểm đến, trong khi Phần Lan, Italy, Luxembourg và Tây Ban Nha đồng vị trí thứ ba (với số điểm đến là 189).

    Như thường lệ, các nước EU vẫn chiếm ưu thế trong danh sách này với Pháp, Hà Lan và Thụy Điển vươn lên 1 bậc để cùng với Áo và Đan Mạch giữ vị trí thứ tư với 188 điểm đến. Ireland và Bồ Đào Nha cùng giữ vị trí thứ năm với 187 điểm đến.

    Mỹ và Anh cũng tăng 1 bậc để giữ vị trí thứ 6 cùng với 4 nước khác gồm: Thụy Sĩ, Na Uy, Bỉ và New Zealand.

    Vị trí thứ 7 thuộc về Australia, Canada, Cộng hòa Séc, Hy Lạp và Malta. Các nước Đông Âu chiếm các vị trí còn lại trong top 10. Hungary và Ba Lan giữ vị trí thứ 8, Litva và Slovakia giữ vị trí thứ 9 trong khi Estonia, Latvia và Slovenia giữ vị trí thứ 10.

    Báo cáo mới đây này cũng nhận định, sự xuất hiện của biến thể Omicron vào cuối năm ngoái đã gây ra sự chia rẽ ngày càng gia tăng về việc đi lại quốc tế giữa những nước giàu và nước nghèo khi chỉ ra rằng, các biện pháp hạn chế đi lại nghiêm ngặt được áp dụng chủ yếu với các nước châu Phi.

    Nếu không tính tới yếu tố đại dịch, nhìn chung, mức độ tự do đi lại trên thế giới đã được mở rộng đáng kể trong những thập kỷ qua. Chỉ số Hộ chiếu Henley năm 2006 cho biết, trung bình một quốc gia có thể tới 57 nước mà không cần xin trước thị thực. Ngày nay, con số này đã tăng gần gấp đôi lên 107.

    Dù vậy, sự tự do đi lại này chủ yếu áp dụng ở các nước châu Âu, Bắc Mỹ và những nước giàu ở châu Á như Nhật Bản và Hàn Quốc.

    Christian H. Kaelin, người sáng lập bảng xếp hạng này cho rằng, việc mở ra các kênh đi lại có vai trò quan trọng với quá trình phục hồi sau đại dịch.

    Dưới đây là những hộ chiếu quyền lực nhất thế giới năm 2022:

    1. Nhật Bản, Singapore (192 điểm đến)

    2. Đức, Hàn Quốc (190)

    3. Phần Lan, Italy, Luxembourg, Tây Ban Nha (189)

    4. Áo, Đan Mạch, Pháp, Hà Lan, Thụy Điển (188)

    5. Ireland, Bồ Đào Nha (187)

    6. Bỉ, New Zealand, Na Uy, Thụy Sĩ, Anh, Mỹ (186)

    7. Australia, Canada, Cộng hòa Séc, Hy Lạp, Malta (185)

    8. Ba Lan, Hungary (183)

    9. Litva, Slovakia (182)

    10. Estonia, Latvia, Slovenia (181)./.

    VietHome

  • Hộ chiếu sứ giả của Nữ hoàng, hộ chiếu đặc biệt của Interpol... là những thứ mà có tiền, bạn cũng khó mua được.

    Theo bảng xếp hạng các tấm hộ chiếu quyền lực nhất thế giới 2022, Nhật Bản và Singapore có hộ chiếu được nhiều người mong muốn nhất, bởi có thể ghé thăm 192 điểm đến mà không cần xin visa. Nhưng đó chỉ là hộ chiếu phổ thông. Dưới đây là những cuốn hộ chiếu có tiền cũng khó mua được.

    Hộ chiếu ngoại giao

    Hộ chiếu ngoại giao là một loại giấy thông hành cấp cho nhân viên chính phủ như đại sứ, nhà ngoại giao hay chính khách... đi nước ngoài. Người sở hữu hộ chiếu này có thể được hưởng quyền miễn trừ hoặc ưu đãi ngoại giao.

    Một số quốc gia sở tại sẽ có thỏa thuận song phương, cho phép người sở hữu hộ chiếu ngoại giao và gia đình đi cùng được miễn một số quy định so với người dùng hộ chiếu phổ thông. Ví dụ, một người mang hộ chiếu ngoại giao của Anh có thể ở lại lâu hơn 72 giờ so với thời gian trong quy định, hoặc được miễn visa khi nhập cảnh Trung Quốc.

    Những người mang hộ chiếu ngoại giao cũng được phép nhập cảnh hầu hết quốc gia trên thế giới mà không phải đối mặt với các hạn chế đi lại trong Covid-19.

    Anh còn có một loại hộ chiếu ngoại giao đặc biệt, QMS (Queen’s Messenger Service), do bộ phận phụ trách thông tin của Nữ hoàng đóng dấu. Đối tượng được cấp là những người chuyển phát nhanh tài liệu ngoại giao. Loại hộ chiếu này đã tồn tại khoảng 800 năm.

    Năm 2017, dư luận tranh cãi khi có thông tin rằng Canada cấp quá nhiều hộ chiếu ngoại giao. Thậm chí, nhiều nhà ngoại giao đã nghỉ hưu vẫn giữ hộ chiếu cũ để hưởng đặc quyền khi đi du lịch.

    ho chieu sieu hiem 1
    Hộ chiếu của Giáo Hoàng Francis. Ảnh: AP

    Giáo hoàng Francis không dùng loại hộ chiếu ưu tiên được cấp bởi Vatican. Người đứng đầu Vatican có số hộ chiếu là 1. Cũng vì là người đứng đầu một quốc gia, Giáo Hoàng có quyền miễn trừ ngoại giao, nhận nhiều ưu đãi và bảo vệ tại bất kỳ quốc gia nào Ngài đến thăm, như mọi nguyên thủ quốc gia khác. Tuy nhiên vào 2014, Giáo Hoàng gia hạn hộ chiếu Argentina của mình. Ngài muốn đi khắp thế giới như một công dân bình thường, mà không hưởng bất kỳ đặc quyền nào.

    Hộ chiếu Interpol (Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế)

    Từ năm 2010, sau Đại hội đồng Interpol lần thứ 79, Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế cấp cho nhân viên hộ chiếu điện tử và thẻ căn cước điện tử. Cuốn hộ chiếu này có màu đen, có vi mạch tích hợp công nghệ cao chứa dấu vân tay và ảnh nhận dạng. Do cần truy bắt tội phạm trên toàn thế giới, người sở hữu hộ chiếu này không cần đến visa để đẩy nhanh quá trình di chuyển.

    ho chieu sieu hiem 1
    Có khoảng 1.000 nhân viên Interpol nhưng không rõ bao nhiêu người có hộ chiếu đặc biệt này. Ảnh: AFP

    Hộ chiếu Liên hợp quốc

    Thành viên của Liên hợp quốc, Tổ chức Lao động Quốc tế, Tổ chức Y tế Thế giới và một số tổ chức khác có thể sở hữu hộ chiếu này. Loại giấy tờ này lần đầu ra đời vào 1946 và đến năm 2012, được chuyển thành hộ chiếu điện tử.

    Hộ chiếu Liên hợp quốc có hai loại: màu xanh và đỏ (dành cho quan chức cao cấp). Người có hộ chiếu đỏ có thể được hưởng một số đặc quyền, quyền miễn trừ ngoại giao cũng như các điều kiện cơ sở vật chất dành cho nhà ngoại giao, khi thực hiện công vụ. Ở một số nước, người sổ hữu hộ chiếu này không cần xin visa.

    ho chieu sieu hiem 1
    Không giống như các loại khác, hộ chiếu Liên hợp quốc cần có những giấy tờ khác đi kèm. Người sở hữu giấy tờ đặc biệt này khi nhập cảnh phải mang theo hộ chiếu gốc. Ảnh: Reddit

    Không phải ai cũng cần hộ chiếu để ra nước ngoài

    Nữ hoàng Anh Elizabeth II không có hộ chiếu, bởi hộ chiếu Anh được cấp nhân danh bà. Bên cạnh đó, các nhân viên quốc phòng thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp ở nước ngoài cũng được phép nhập cảnh mà không cần giấy thông hành. Ví dụ, đội ngũ 55 thành viên của DART Singapore (Đội hỗ trợ và cứu hộ thảm họa) đã đến Christchurch, New Zealand ngay sau trận động đất năm 2011.

    VnExpress (Theo New Zealand Herald)

  • Theo Công ty tư vấn và cư trú toàn cầu Henley & Partners có trụ sở tại London, thứ hạng top 10 cuốn hộ chiếu quyền lực nhất thế giới gần như không có sự thay đổi trong quý 1 năm 2022.

    Có một khoảng cách lớn giữa bán cầu bắc và bán cầu nam về việc tự do đi lại, báo cáo đầu tiên năm 2022 của Công ty tư vấn và cư trú toàn cầu Henley & Partners có trụ sở tại London đánh giá. 

    Danh sách xếp hạng Chỉ số Hộ chiếu Henly dựa trên dữ liệu độc quyền do Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) cung cấp, thường xuyên đánh giá các cuốn hộ chiếu thuận lợi nhất để đi lại trên thế giới từ năm 2006.

    ho chieu quyen luc 2022

    Chỉ số này không tính đến các hạn chế đi lại tạm thời do đại dịch Covid-19, vì thế, bỏ qua những lệnh hạn chế hiện nay, những quốc gia sở hữu cuốn hộ chiếu quyền lực nhất thế giới là Nhật Bản và Singapore, về cơ bản, có thể đi lại tới 192 điểm đến trên thế giới mà không cần thị thực. Trong khi đó, Afghanistan đứng ở cuối danh sách khi chỉ có thể đi lại tới 26 quốc gia mà không cần xin thị thực trước.

    Thứ hạng trong top 10 gần như không có sự thay đổi trong quý 1 năm 2022. Hàn Quốc và Đức vẫn giữ vị trí thứ hai với 190 điểm đến, trong khi Phần Lan, Italy, Luxembourg và Tây Ban Nha đồng vị trí thứ ba (với số điểm đến là 189).

    Như thường lệ, các nước EU vẫn chiếm ưu thế trong danh sách này với Pháp, Hà Lan và Thụy Điển vươn lên 1 bậc để cùng với Áo và Đan Mạch giữ vị trí thứ tư với 188 điểm đến. Ireland và Bồ Đào Nha cùng giữ vị trí thứ năm với 187 điểm đến.

    Mỹ và Anh cũng tăng 1 bậc để giữ vị trí thứ 6 cùng với 4 nước khác gồm: Thụy Sĩ, Na Uy, Bỉ và New Zealand.

    Vị trí thứ 7 thuộc về Australia, Canada, Cộng hòa Séc, Hy Lạp và Malta. Các nước Đông Âu chiếm các vị trí còn lại trong top 10. Hungary và Ba Lan giữ vị trí thứ 8, Litva và Slovakia giữ vị trí thứ 9 trong khi Estonia, Latvia và Slovenia giữ vị trí thứ 10.

    Báo cáo mới đây này cũng nhận định, sự xuất hiện của biến thể Omicron vào cuối năm ngoái đã gây ra sự chia rẽ ngày càng gia tăng về việc đi lại quốc tế giữa những nước giàu và nước nghèo khi chỉ ra rằng, các biện pháp hạn chế đi lại nghiêm ngặt được áp dụng chủ yếu với các nước châu Phi.

    Nếu không tính tới yếu tố đại dịch, nhìn chung, mức độ tự do đi lại trên thế giới đã được mở rộng đáng kể trong những thập kỷ qua. Chỉ số Hộ chiếu Henley năm 2006 cho biết, trung bình một quốc gia có thể tới 57 nước mà không cần xin trước thị thực. Ngày nay, con số này đã tăng gần gấp đôi lên 107.

    Dù vậy, sự tự do đi lại này chủ yếu áp dụng ở các nước châu Âu, Bắc Mỹ và những nước giàu ở châu Á như Nhật Bản và Hàn Quốc.

    Christian H. Kaelin, người sáng lập bảng xếp hạng này cho rằng, việc mở ra các kênh đi lại có vai trò quan trọng với quá trình phục hồi sau đại dịch.

    Dưới đây là những hộ chiếu quyền lực nhất thế giới năm 2022:

    1. Nhật Bản, Singapore (192 điểm đến)

    2. Đức, Hàn Quốc (190)

    3. Phần Lan, Italy, Luxembourg, Tây Ban Nha (189)

    4. Áo, Đan Mạch, Pháp, Hà Lan, Thụy Điển (188)

    5. Ireland, Bồ Đào Nha (187)

    6. Bỉ, New Zealand, Na Uy, Thụy Sĩ, Anh, Mỹ (186)

    7. Australia, Canada, Cộng hòa Séc, Hy Lạp, Malta (185)

    8. Ba Lan, Hungary (183)

    9. Litva, Slovakia (182)

    10. Estonia, Latvia, Slovenia (181)./.

    Theo VTC

  • Công dân Anh có thể nhìn thấy những thay đổi trong lĩnh vực sức khỏe, giấy phép lái xe, kiểm soát biên giới, cũng như sự trở lại của hộ chiếu UK màu xanh. 

    Bộ trưởng Nhập cư, ông Brandon Lewis đã xác nhận rằng bìa hộ chiếu màu hạt dẻ hiện nay sẽ được chuyển thành màu xanh khi UK không còn là một phần của Liên minh châu Âu.

    Màu xanh này đã được sử dụng từ năm 1921, tuy nhiên hộ chiếu UK đã đổi màu khi Anh gia nhập EU.

    Bìa hộ chiếu mới với màu xanh và chữ mạ vàng sẽ sớm được trình làng. 

    Nhưng theo tiêu chuẩn 10 năm của hộ chiếu, thì nghĩa là chúng ta vẫn phải gắn bó với hộ chiếu hạt dẻ cho tới năm 2030. Vài tháng tới, hộ chiếu màu hạt dẻ vẫn được phát hành cho hết lượng tồn kho.

    Lượt hộ chiếu xanh đầu tiên sẽ xuất hiện vào cuối tháng Ba, cùng với cả hộ chiếu hạt dẻ tồn kho. 

    Người phát ngôn Bộ Nội vụ cho biết: ''Trong vài tháng tới, chúng tôi sẽ sản xuất cả hộ chiếu màu xanh và màu hạt dẻ. Hy vọng đến giữa năm, chúng ta sẽ chỉ in ra hộ chiếu màu xanh.

    Hiện nay chúng ta vẫn phải dùng hết lượng hộ chiếu màu hạt dẻ còn trong kho, sau đó bộ phận in ấn sẽ chuyển sang màu xanh, tất cả phải được tiến hành theo từng bước''. 

    Nếu bạn gia hạn hộ chiếu trong vài tháng tới, bạn có thể nhận hộ chiếu hoặc màu hạt dẻ, hoặc màu xanh.

    Hộ chiếu mới sẽ cập nhật các tính năng an ninh và công nghệ mới nhất để chống lại việc làm giả và giả mạo. Các trang bên trong được làm bằng plastic thay vì giấy thông thường, do đó sẽ khó sửa đổi hơn.

    Ai nhớ nhung màu hạt dẻ thì cũng không cần lo lắng vì màu này sẽ tiếp tục được phát hành trong vài tháng đầu năm 2020, nhưng không còn liên hệ gì với EU. 

    Trong thời gian chuyển đổi 11 tháng, việc đi lại giữa UK và các nước EU vẫn duy trì như cũ, cho đến tháng 12/2020.

    Từ ngày 1/1/2021, vào cái ngày bạn nhập cảnh vào EU, hộ chiếu của bạn phải còn hạn ít nhất 6 tháng và tuổi thọ của hộ chiếu không quá 10 năm (dù còn hạn nhiều hơn 6 tháng).

    Nếu không gia hạn hộ chiếu đáp ứng tiêu chuẩn này, bạn sẽ không thể thông hành trong các nước EU, kể cả Iceland, Na Uy và Thụy Sỹ.

    Luật này không áp dụng cho Ireland.  

    Viethome (theo Mirror)

  • Nếu bị mất hộ chiếu ở nước ngoài thì phải làm thế nào? Trước hết, bạn đừng hoảng loạn, hãy bình tĩnh giải quyết theo 5 bước dưới đây:

    1. Chụp ảnh hộ chiếu lại lưu vào điện thoại trước khi đi du lịch, nếu không tìm thấy hoặc làm mất hộ chiếu, bạn có thể dùng những bức ảnh hộ chiếu đó thay thế.

    2. Photo sẵn một cuốn sổ hộ chiếu, nên nhớ bản chính và bản photo phải tách rời nhau ra, những văn bản khác cũng vậy, lưu thêm một bản photo nữa để đề phòng. Nếu có chuyện xảy ra ít nhất có thể chứng minh thân phận của bạn.

    3. Nếu bạn không có các giấy tờ tùy thân ở trên thì có thể liên hệ với người thân và bạn bè của mình ở điểm du lịch để cung cấp một bản sao nơi cư trú và các tài liệu liên quan khác để chứng minh danh tính của bạn.

    Trường hợp không có người thân, bạn bè ở nơi điểm du lịch thì bạn có thể gọi đến đường dây trợ giúp cư dân Bộ Ngoại giao Việt Nam ở quốc gia bạn đang đi du lịch. Nếu bạn ở trên đất liền thì có thể quay số Đường dây dịch vụ khẩn cấp.

    4. Sau khi mất hộ chiếu, hãy nhớ đến đồn cảnh sát gần đó báo mất hộ chiếu và lấy giấy chứng nhận bị mất để tạo điều kiện làm lại hộ chiếu mới. Nếu bạn không thể có được thông tin chứng nhận, bạn phải giải thích lý do cho Bộ Ngoại giao khi bạn trở về nước.

    5. Trả tiền để được làm lại hộ chiếu, nếu như bạn ở gần bộ ngoại giao, có thể nhanh chóng đi nộp giấy tờ xin cấp lại giấy thay thế cho hộ chiếu, khi về nước có thể làm lại hộ chiếu sau.

    Bạn hãy lên website của cục xuất nhập cảnh Việt Nam, tải về mẫu đơn trình báo mất hộ chiếu và điền những thông tin cần thiết, sau đó dán 2 ảnh 4x6 cm và ảnh chụp của giấy xác nhận mất hộ chiếu được cảnh sát nước sở tại cấp trước đó. Hoàn tất thủ tục bạn hãy gửi về Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao VN (cls.mfa@mofa.gov.vn) và đại sứ quán hoặc cơ quan ngoại giao Việt Nam. Khi được tiếp nhận yêu cầu, hộ chiếu cũ của bạn sẽ bị hủy ở tất cả các quốc gia trên thế giới, và không thể phục hồi, bạn cần làm lại hộ chiếu mới. 

    DKN (Theo tripgotw)