• Một người tị nạn Syria đã tự học nói tiếng Anh trôi chảy chỉ trong ba tháng - để giành được một vị trí tại Birmingham City University.

    Và Nour Al-braarini tài năng, 27 tuổi, đã áp dụng các kỹ năng ngôn ngữ mới của mình vào thực tế bằng cách tốt nghiệp hạng ưu ngành Khoa học Máy tính vào mùa hè năm ngoái.

    Chỉ bốn năm trước, anh đến Vương quốc Anh sau khi chạy trốn khỏi chiến tranh ở quê nhà.

    Tuy nhiên, anh vẫn cố gắng tự học nói tiếng Anh trôi chảy để vượt qua bài kiểm tra đầu vào trường đại học - và chăm chỉ xem TV và YouTube.

    Chỉ trong ba tháng, từ tình trạng gần như không nói nổi một từ tiếng Anh, Nour đã hoàn toàn thông thạo và được nhận vào học.

    Anh nói: "Khi tôi mới đến Vương quốc Anh, tôi hầu như không nói được một từ tiếng Anh nào nên rất khó giao tiếp. Tôi đã được học vài giờ tiếng Anh mỗi tuần nhưng không đủ để đạt kết quả nhanh như tôi mong muốn.

    "Tôi muốn học nhưng tôi không muốn mất thêm một năm để học tiếng Anh nên tôi phải tự tạo động lực cho bản thân.

    "Tôi đã luyện tập chăm chỉ, học thêm ngoài các bài học bằng YouTube vì tôi cần phải vượt qua kỳ thi để có được vị trí của mình tại Birmingham City University.

    "Tôi đã học được ngôn ngữ này trong ba tháng rồi được nhận vào học ngành máy tính. Đó là điều tôi luôn muốn làm.

    "Tôi đã học một năm về Kỹ thuật máy tính ở Syria vào năm 2011 trước khi tôi phải rời đi khi chiến tranh nổ ra."

    Nour và gia đình đã trốn khỏi Syria đến Jordan, nơi họ ở lại bốn năm trước khi đến Vương quốc Anh thông qua một chương trình tái định cư cho những người sống trong các trại tị nạn.

    Theo Refugee Council, gần 6.000 người đã được bảo vệ ở Anh theo các chương trình này vào năm 2018.

    Nour đến đây cùng mẹ, cha, anh trai và em gái, tất cả đều ổn định cuộc sống ở Anh. Em gái anh hiện đang học GCSE và anh trai anh đang học nghề huấn luyện viên bóng đá.

    Nour đã nhận được hỗ trợ từ quỹ từ thiện Refugee Action, tổ chức anh đã tình nguyện tham gia để giúp đỡ người khác học tiếng Anh.

    Điều phối viên Dự án Navigator tại Refugee Action, cô Julie Barton, cũng đã giúp Nour giải quyết vấn đề học phí tại Birmingham City University.

    Cô nói: "Khi được mời vào trường đại học, cậu ấy đã rất vui mừng. Tuy nhiên, trong tuần đầu tiên của học kỳ, cậu ấy được Student Finance thông báo rằng cậu ấy không đủ điều kiện vay tiền sinh viên.

    "Sau khi điều tra, chúng tôi đã phát hiện ra rằng vì Nour đã thông qua Syrian VPRS (chương trình tái định cư) và đã được trao trạng thái Bảo vệ Nhân đạo, cậu ấy không thể nộp đơn xin hỗ trợ tài chính sinh viên trong ít nhất năm năm sau khi đến Vương quốc Anh.

    "Tôi đã liên lạc với Hiệu trưởng của trường đại học để giải thích tình hình và những gì đã xảy ra, rằng Nour sẽ phải từ bỏ việc học tại trường đại học nếu cậu ấy không tiếp cận được hỗ trợ tài chính.

    "Kết quả là trường đại học đồng ý hỗ trợ cậu ấy ở lại trường, họ đã miễn học phí và cũng nộp hồ sơ xin các khoản trợ cấp giáo dục chuyên môn để được hỗ trợ tài chính.

    "Tôi đã hỗ trợ các hồ sơ này và kết quả là Nour đã hoàn thành đại học và hiện đã tốt nghiệp loại ưu".

    Trong quá trình học, Nour cũng đã thực hiện các dự án có thể giúp biến thành phố quê hương mới của mình thành một nơi tốt hơn với ít ô nhiễm không khí hơn.

    Anh đã chế tạo một thiết bị cảm biến tắc nghẽn trong một cuộc thi do Hội đồng thành phố Birmingham tổ chức nhằm giảm bớt tắc nghẽn trong trung tâm thành phố.

    Thiết bị này có thể truyền thông tin giao thông trở lại hội đồng mà chỉ dùng ít năng lượng và có thể sử dụng mạng lưới truyền thông.

    Cảm biến được đặt trên phố Park ở trung tâm thành phố trong vài tháng kể từ tháng 5 năm 2019.

    "Dự án tôi làm cho hội đồng có thể giúp giảm bớt tắc nghẽn ở trung tâm thành phố," Nour nói.

    "Tôi đã cố gắng giảm chi phí hoạt động và thời gian truyền thông tin (giao thông).

    "Tôi đã giảm thời gian từ năm phút xuống chỉ còn vài giây."

    Nour hiện đang tiếp tục học tại BCU để lấy bằng Thạc sĩ và hy vọng sẽ có thể chuyển sang học tiến sĩ.

    Anh cũng đã thành lập doanh nghiệp riêng của mình, Pixel Point, nơi anh sẽ tiếp tục phát triển khi hoàn thành việc học của mình.

    VietHome (Theo Birmingham Mail)

  • Trong số 18 quán quân "Đường lên đỉnh Olympia", Lương Phương Thảo và Lê Viết Hà trở về nước sau khi học tập tại Australia, còn Nguyễn Hoàng Cường chưa đi du học.

    Trần Ngọc Minh (quán quân năm đầu tiên) là cựu học sinh trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vĩnh Long. Tốt nghiệp Đại học Kỹ thuật Swinburne (Australia) với kết quả thuộc top 5% xuất sắc, Ngọc Minh được trao học bổng từ cử nhân lên tiến sĩ. Tháng 7/2013, cô làm việc cho một công ty nhà mạng di động hàng đầu tại xứ sở chuột túi. Ngoài thông tin Ngọc Minh lập gia đình năm 2013, cuộc sống của cô không được chia sẻ trên các phương tiện truyền thông. Ảnh: FBNV.

    Sau khi giành chức quán quân năm thứ 2 của Đường lên đỉnh Olympia, Phan Mạnh Tân (THPT Năng khiếu Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) lên đường du học ở Australia. Sau 12 năm, anh hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh tiến sĩ. Mạnh Tân làm kiến trúc sư phần mềm ở công ty IBM, Melbourne, Australia - tập đoàn công nghệ thông tin lớn trên thế giới. Anh đã lập gia đình và có 2 con nhỏ. Ảnh: FBNV.

    Danh hiệu quán quân Olympia năm thứ 3 gọi tên Lương Phương Thảo - đại diện trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vĩnh Long. Cô theo học ngành Kinh doanh quốc tế và Marketing thuộc Đại học Monash, Australia. Tốt nghiệp thạc sĩ, Thảo về nước làm việc cho một công ty quảng cáo tại TP.HCM. Thông tin này gây chú ý vào năm 2016 vì khi đó, Thảo là nhà vô địch Olympia duy nhất trở về nước làm việc. Ảnh: VTV, FBNV.

    Võ Văn Dũng - nhà vô địch năm 4 - tốt nghiệp ĐH Kỹ thuật Swinburne và làm việc trong lĩnh vực kiểm toán tại Melbourne, Australia. Anh có bằng thạc sĩ về thuế vào năm 2016. Sau cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia, thông tin và hình ảnh của anh rất hiếm hoi xuất hiện trên truyền thông. Ảnh: Lee Mew.

    Người vô địch Olympia năm thứ 5 là cựu học sinh THPT Gò Vấp, TP.HCM - Đỗ Lâm Hoàng. Tại Đại học Kỹ thuật Swinburne, Australia, anh theo học chuyên ngành ngành Kỹ sư công nghệ viễn thông và Internet. Lâm Hoàng lập gia đình vào năm 2016 và làm công việc chuyên viên mạng di động không dây tại Sở Giáo dục bang Victoria, Australia. Ảnh: FBNV.

    Quán quân Olympia năm thứ 6 Lê Vũ Hoàng - đại diện THPT Số 1 Bố Trạch, Quảng Bình - để lại ấn tượng trong lòng khán giả về tấm gương vượt khó nhờ học giỏi. Vũ Hoàng hoàn thành chương trình tiến sĩ tại Đại học Swinburne, Australia. Anh lập gia đình vào tháng 2/2013 và hiện có 2 con. Lê Vũ Hoàng là người sáng lập và giám đốc công nghệ của công ty VIoT. Ảnh: Swinburne.edu.

    Sau khi giành vòng nguyệt quế chung kết Olympia năm thứ 7,Lê Viết Hà (THPT chuyên Lê Khiết, Quảng Ngãi) lên đường sang Australia du học. Anh tốt nghiệp hạng xuất sắc với 2 bằng cử nhân Công nghệ Robot và Khoa học Máy tính từ Đại học Swinburne. Từ tháng 12/2017, Viết Hà trở về Việt Nam làm việc với vai trò cán bộ chịu trách nhiệm về các khoản đầu tư của một công ty lớn. Anh cũng đang hoàn thành bằng thạc sĩ Quản trị Kinh doanh tại Đại học Deakin, Australia. Ảnh: Mekongcapital.

    Huỳnh Anh Vũ - đại diện THPT Tăng Bạt Hổ, Bình Định - là người thắng cuộc sau 53 trận của năm thứ 8. Tốt nghiệp Đại học Kỹ thuật Swinburne, Anh Vũ là một trong hai sinh viên xuất sắc được giữ làm giảng viên ngành Kinh tế. Quán quân Olympia năm 8 đã lập gia đình và sống tại xứ sở chuột túi. Ảnh: Swinburne.edu.

    Chiến thắng trong trận chung kết đặc biệt nhất với 5 thí sinh tham gia, Hồ Ngọc Hân (THPT Quốc học Huế, Thừa Thiên - Huế) là thí sinh tạo được ấn tượng mạnh với khán giả. Quán quân năm thứ 9 còn là thủ khoa khối B, Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia TP.HCM. Hồ Ngọc Hân học tiến sĩ tại Sydney, Australia để theo đuổi giấc mơ nghiên cứu khoa học. Ảnh: FBNV.

    Phan Minh Đức (THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam) là nhà vô địch đầu tiên đến từ Hà Nội. Trong quá trình học ngành Kinh doanh tại Đại học Kỹ thuật Swinburne, Australia, các môn học của Đức đều đạt giỏi (từ 75-85/100 điểm) và xuất sắc (từ 85-100/100 điểm). Từ năm thứ 2 đại học, quán quân Olympia năm 10 làm trợ giảng. Sau khi kết thúc chương trình cử nhân danh dự, anh được chuyển thẳng lên tiến sĩ. Ảnh: Swinburne.edu.

    Sau Trần Ngọc Minh và Lương Phương Thảo, Phạm Thị Ngọc Oanh (THPT Tiên Lãng, Hải Phòng) là cô gái thứ 3 trở thành nhà vô địch Olympia vào năm 11. Sau khi tốt nghiệp ngành Thương mại Kế toán và Tài chính của Đại học Kỹ thuật Swinburne, Ngọc Oanh ở lại Australia làm việc. Cuối tháng 8 vừa qua, quán quân O11 khoe thi đậu cấp độ 3 của chương trình CFA (Chartered Financial Analyst) - phân tích đầu tư tài chính. Ảnh: FBNV.

    Đặng Thái Hoàng là học sinh đầu tiên của trường THPT Hòn Gai, Quảng Ninh giành chức vô địch Đường lên đỉnh Olympia. Đầu tháng 8/2013, anh trở thành sinh viên ngành Kỹ sư Dân dụng tại Đại học Kỹ thuật Swinburne, Australia. Thái Hoàng làm việc cho một công ty xây dựng ở tại Melbourne. Quán quân Olympia năm 12 có ý định học lấy bằng tiến sĩ Kiến trúc. Anh đã lập gia đình vào đầu năm 2018. Ảnh: FBNV.

    Tháng 7/2013, Hoàng Thế Anh - học sinh chuyên Toán của trường THPT chuyên Bắc Giang, Bắc Giang - chinh phục Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 13 với 285 điểm. Thế Anh trở thành sinh viên chuyên ngành Viễn thông tại Đại học Kỹ thuật Swinburne, Australia từ năm 2014. Khi mới du học, 9X sống cùng gia đình Lê Vũ Hoàng - nhà vô địch năm thứ 6 - cùng các anh chị trong gia đình Olympia khác. Ảnh: ACET.

    Nhà vô địch năm thứ 14 là Nguyễn Trọng Nhân - đại diện THPT chuyên Tiền Giang, Tiền Giang. Từ năm 2015, cậu trở thành sinh viên chuyên ngành Kỹ sư phần mềm, Đại học Kỹ thuật Swinburne, Australia. Trọng Nhân bật mí Swinburne có môi trường học tập hiện đại, thời gian biểu linh hoạt, sinh viên lựa chọn lớp học theo nguyện vọng cá nhân. Ảnh: ACET.

    Năm 2015, chiến thắng trong trận chung kết của Văn Viết Đức ghi dấu ấn đầu tiên cho trường THPT Thị xã Quảng Trị nói riêng và tỉnh Quảng Trị nói chung tại sân chơi Olympia. Điều này càng đặc biệt hơn khi đến vào đúng dịp kỷ niệm 40 năm ngày thành lập THPT Thị xã Quảng Trị. Từ năm 2016, Viết Đức trở thành sinh viên ngành Kỹ sư Xây dựng tại Đại học Kỹ thuật Swinburne, Australia. Ảnh: FBNV.

    Sau Hồ Ngọc Hân - quán quân Olympia năm 9, Hồ Đắc Thanh Chương là nhà vô địch thứ 2 đến từ THPT Quốc học Huế, Thừa Thiên - Huế. Hiện chàng trai là quán quân có điểm số trong trận chung kết cao nhất chương trình - 340 điểm. Năm 2017, 9X dự thi THPT quốc gia với 7 môn và đạt 62,2 điểm. Từ đầu năm 2018, Thanh Chương sang Australia theo học ngành Kỹ sư tại Đại học Kỹ thuật Swinburne. Cậu cũng tham gia hội sinh viên Việt ở Swinburne. Ảnh: FBNV, Việt Hùng.

    Ngoài danh hiệu quán quân, Phan Đăng Nhật Minh (THPT Hải Lăng, Quảng Trị) còn là "vua phá kỷ lục" của Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 17. “Cậu bé Google” chọn ngành Hóa học tại Đại học Kỹ thuật Swinburne, Australia để tiếp tục theo đuổi giấc mơ nghiên cứu khoa học. 10X dự định hoàn thành 3 năm học cử nhân tại Swinburne, sau đó học bằng thạc sĩ và tiến sĩ tại Australia hoặc một quốc gia khác. Ảnh: FBNV.

    Ngay từ cuộc thi tuần Olympia năm 19, Nguyễn Hoàng Cường đã "gây bão" khi lập kỷ lục giành trọn 120 điểm Khởi động. Cậu là nam sinh thứ hai của THPT Hòn Gai, Quảng Ninh giành chiếc vòng nguyệt quế vinh quang ở trận chung kết năm. Tại kỳ thi THPT quốc gia 2019, Hoàng Cường đạt tổng điểm 53,4 cho 6 môn thi, trong đó, điểm Ngoại ngữ (tiếng Pháp) đạt 9,8/10. Theo thông tin từ gia đình, Hoàng Cường sẽ sang Australia học tại Đại học Kỹ thuật Swinburne theo học bổng của chương trình Đường lên đỉnh Olympia vào tháng 2 năm sau. Ảnh: Quỳnh Trang.

    Theo Zing

  • Vào năm 2015, Nguyễn Kim Chi - nữ sinh THPT Amsterdam đã khiến cộng đồng mạng chú ý vì giành được học bổng 50% của một trường nghệ thuật danh giá ở Anh quốc.

    Đã 4 năm trôi qua, Chi Chi ngày càng xinh xắn, năng nổ trong các hoạt động thời trang, ca hát, MC và chỉ mới đây 1 ngày thôi, hình ảnh streetstyle của nàng ấy tại London Fashion Week 2019 đã xuất hiện trên ELLE US và cả Refinery29.

    Trường nghệ thuật Cambridge School of Visual and Performing Arts được cấp bằng bởi Kingston University - là một đại học cực kỳ danh giá tại Anh quốc.

    Mức học bổng cao nhất của trường cấp cho sinh viên là 40%. Tuy nhiên, cô bạn Nguyễn Kim Chi (nickname là ChiChi) đã xuất sắc giành được gói học bổng 50% cho cả ba năm học và được tuyển thẳng vào năm nhất đại học, không cần qua năm dự bị.

    Thời điểm đó, sự xuất sắc của cô gái học trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đã nhận được nhiều quan tâm từ cư dân mạng. 


    Hình ảnh Chi Chi tại London Fashion Week năm nay.


    Hình ảnh Chi Chi tại London Fashion Week năm nay.


    Hình ảnh Chi Chi tại London Fashion Week năm nay.

    Chi Chi chính là bằng chứng sống của "con nhà người ta" mà dân mạng Việt hay nói với nhau. Cô đoạt giải nhất Đại sứ Ams năm 2013, huy chương bạc giải bóng rổ thành phố Hà Nội năm 2014, đồng sáng lập Ams MC Club, phó chủ tịch CLB Lamode khóa 2014/15.

    Cô cũng đại diện Thanh niên Việt Nam tham dự trại Hè giao lưu văn hóa tại châu Âu (2012) và đoạt giải Tài năng cho Bộ phim tài liệu có poster đẹp nhất ở Lễ trao giải phim tài liệu Second Doc 2011.

    Không chỉ thế, ngay từ khi còn ngồi trên ghế trường THPT, Chi Chi đã tham gia thiết kế và tổ chức cho nhiều triển lãm thời trang, Fashion Show.

    Trước khi sang Anh, Chi Chi có tiết lộ ước mơ sẽ mở một thương hiệu thời trang riêng sau khi học tập cũng như tích lũy kinh nghiệm ở nước ngoài. Đến hiện tại, đó vẫn là một dự định mà cô gái trẻ luôn "nung nấu".

    Hiện giờ cô nàng đang học Master về Fashion Marketing và được bén duyên với thời trang bền vững. Điều đó đã khiến cô có một cái nhìn khác về ngành thời trang và một cảm xúc hoàn toàn khác khi tham dự London Fashion Week 2019 năm nay. Tự tin hơn với những kinh nghiệm và kiến thức đã có, hào hứng hơn với những gì thực sự đang diễn ra với thời trang tại London và quốc tế, được tham dự những show diễn của các nhà thiết kế yêu thích. Điều này đã truyền cảm hứng để Chi Chi thành lập Vlog mới toanh về thời trang. 


    Chi Chi ra mắt Vlog về thời trang tại địa chỉ https://www.youtube.com/channel/UCg0s6gi7g9KbrtbWT3v7oqA.

    Clip đầu tiên của Chi Chi về thời trang bền vững.

     

    Chi Chi trở thành một ca nương biểu diễn trong một chương trình nghệ thuật.


    Chi Chi cực thời trang tại London Fashion Week 2018


    Chi Chi cực thời trang tại London Fashion Week 2018


    Chi Chi làm chuyên gia thời trang của The Vegionista.


    Chi Chi làm chuyên gia thời trang của The Vegionista.

    Nguyễn Kim Chi gửi một lời nhắn khá dài đến nhiều bạn trẻ khác từ những kinh nghiệm của bản thân và nhấn mạnh rằng đó là điều thay đổi lớn nhất.

    "Ngày xưa, hồi cấp 3 mình khá năng động ở trường, tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa. Nhưng sang Anh thời gian đầu bận rộn đến nỗi không dám đi đâu chơi hay hoạt động cùng hội sinh viên ở đây đến mức bị stress. Mình cảm thấy rất buồn vì cảm giác như đánh mất đi con người năng động và tự tin của bản thân.

    Một thời gian sau, mình đã vượt qua bằng việc dù bận rộn thế nào cũng mạnh dạn tham gia những sự kiện ở hội sinh viên tại Anh rồi sau đó cân bằng việc học và những việc còn lại. Mình còn khám khá những thành phố mới, vẻ đẹp mới của thiên nhiên, gặp gỡ được nhiều bạn bè hơn và cảm nhận nhiều hơn về bản thân trong môi trường mới.

    Mình đã tìm lại bản thân như thế và điềm tĩnh hơn trước mọi chuyện, không ngại khó khăn. Mình nghiệm ra một điều là hãy vượt qua chính mình, thử sức với những điều bạn nghĩ là không làm được. Qua đó bạn sẽ học được nhiều những kinh nghiệm sống mới và trưởng thành hơn.

    Mình cảm thấy đúng tuổi trẻ chỉ có một và bạn đừng lãng phí một giây phút nào. Hãy làm hết những điều bạn muốn để sau này không hối hận".


    Chi Chi trong buổi lễ tốt nghiệp Đại học, chính thức trở thành một Fashion Designer.


    Cô nàng phối đồ cực chất tại London Fashion Week 2018.


    Cô nàng phối đồ cực chất tại London Fashion Week 2018.


    Cô nàng phối đồ cực chất tại London Fashion Week 2018.


    Chi Chi cực thời trang tại London Fashion Week 2018


    Cô nàng vinh dự tham gia một sự kiện tại Đại sứ quán Việt Nam ở London.


    Hình ảnh Chi Chi xuất hiện trên ELLE US


    Hình ảnh Chi Chi xuất hiện trên Refinery29.

    Viethome