• Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, nếu tái đắc cử, ông sẽ tìm cách chấm dứt luật tự động cấp quyền công dân cho trẻ em sinh ra ở Mỹ đối với những người nhập cư trái phép.

    sinh con lay quoc tich
    Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters).

    Trong một video vận động tranh cử đăng tải trên Twitter ngày 30/5, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump nói, nếu tái đắc cử, ngay ngày đầu tiên của nhiệm sở, ông sẽ ban hành một sắc lệnh hành pháp, yêu cầu các cơ quan liên bang ngừng chính sách sinh ở Mỹ được cấp quốc tịch.

    Theo sắc lệnh này, ít nhất bố hoặc mẹ của trẻ sinh ra phải là công dân Mỹ hoặc người được cấp phép thường trú.

    Tuy nhiên, giới chuyên gia cảnh báo, bất cứ động thái nào như vậy của ông Trump sẽ vấp phải thách thức pháp lý.

    Quyền công dân theo nơi sinh được quy định trong Điều 14 sửa đổi, Hiến pháp Mỹ, phê chuẩn năm 1868. Điều khoản sửa đổi cho phép cấp quốc tịch cho tất cả trẻ em sinh ra hoặc nhập quốc tịch Mỹ, kể cả với trẻ có bố mẹ là người nhập cư bất hợp pháp.

    Năm 2018, khi còn đương chức, ông Trump từng nói, ông có ý định ban hành một sắc lệnh hành pháp nhằm giới hạn chính sách quyền công dân theo nơi sinh. Thời điểm đó, nhiều học giả về luật tỏ ra hoài nghi về việc ông có thể dùng quyền hành pháp để thực hiện điều này.

    Ông Trump tuyên bố tái tranh cử tổng thống 2024 vào cuối năm ngoái. Ông hiện là ứng viên sáng giá của đảng Cộng hòa. Trong video vận động tranh cử hôm qua, ông cũng chỉ trích Tổng thống đương nhiệm Joe Biden về tình trạng người nhập cư trái phép vào Mỹ tăng kỷ lục những năm gần đây. Ông cho rằng, chính sách quyền công dân theo nơi sinh đã biến Mỹ trở thành "thỏi nam châm".

    Dân Trí (theo Reuters)

  • Trong một phán quyết mang tính bước ngoặt, tòa án cấp cao ra quyết định khoản phí quốc tịch trẻ em £1,012 của Bộ Nội vụ là bất hợp pháp.

    Lệ phí hiện tại đang ảnh hưởng đến hàng chục ngàn trẻ em ở Anh. Dự án Đăng ký Trẻ em là Công dân Anh (PRCBC), tổ chức theo đuổi vụ kiện, cùng với hai đứa trẻ bị ảnh hưởng bởi mức phí cao, ước tính rằng có khoảng 120.000 trẻ em ở Anh không có quốc tịch Anh, khoảng 65.000 trong số đó được sinh ra ở đây. Năm 2018, hơn 40.000 trẻ em nộp đơn đăng ký là công dân Anh.

    Theo Bộ Nội vụ, chi phí xử lý đơn xin nhập tịch trẻ em chỉ là 372 bảng, vì vậy bộ phận này kiếm được lợi nhuận 640 bảng cho việc đăng ký của mỗi đứa trẻ. Khoản lời này được sử dụng để tài trợ cho các bộ phận nhập cư khác tại Bộ Nội vụ.

    Gia đình của nhiều trẻ em có quyền được đăng ký là công dân Anh vì đã sinh ra ở Anh và sống ở đây trong 10 năm đầu đời, nhưng lại không đủ khả năng chi trả chi phí đăng ký cao, vì vậy hàng ngàn em phải sống trong tình trạng không ổn định.

    Tòa án đã tìm thấy một loạt bằng chứng khác, cho thấy khoản phí này ngăn cản nhiều trẻ em đăng ký quốc tịch Anh, khiến các em cảm thấy “bị xa lánh, bị ghẻ lạnh, không an toàn và không thể hòa đồng hoàn toàn với văn hóa và kết cấu xã hội của Vương quốc Anh.”

    Phán quyết yêu cầu Bộ Nội vụ xem xét lại lệ phí và đảm bảo rằng lợi ích tốt nhất của trẻ em được tính đến. Tòa án đã tuyên bố rõ ràng rằng khi một đứa trẻ có quyền công dân Anh, quyền được đăng ký là người Anh sẽ mang lại lợi ích tốt nhất cho trẻ.

    Vụ kiện, thách thức tính hợp pháp của yếu tố lợi nhuận trong khoản phí £1,012 của Bộ Nội vụ và tính hợp pháp của việc tính phí mà một đứa trẻ không đủ khả năng chi trả, đã được quan tòa Jay cầm trịch trong phiên tòa hồi tháng trước.

    Hai đứa trẻ, được gọi là A và O, cả hai đều được sinh ra ở Anh, đã cùng PRCBC khởi kiện, với sự hỗ trợ bởi Tổ chức Ân xá Quốc tế Vương quốc Anh. Hãng luật Mishcon de Reya cung cấp hỗ trợ chuyên nghiệp cho PRCBC.

    Trước Đạo luật Quốc tịch Anh năm 1981, bất kỳ ai sinh ra ở Anh đều được công nhận là công dân Anh kể từ giây phút chào đời. Nhưng kể từ khi luật này có hiệu lực, một người sinh ra ở Anh chỉ là công dân Anh nếu một trong hai cha mẹ của họ là công dân Anh hoặc được định cư ở Anh.

    PRCBC nói rằng những tác hại đối với trẻ em nếu chúng không thể đăng ký là công dân Anh tương tự như đối với những người thuộc thế hệ Windrush – đó là những thiệt hại về nhận thức bản thân và ý thức về cộng đồng và sự an toàn của các em. Những tác hại cũng có thể truyền qua nhiều thế hệ. Một đứa trẻ không thể đăng ký làm công dân Anh sau này có thể là cha mẹ của một đứa trẻ không thể trở thành người Anh.

    Trẻ em không phải là công dân Anh có thể có nguy cơ bị trục xuất khỏi Vương quốc Anh.

    Trong phiên điều trần, PRCBC và hai đứa trẻ đã kêu gọi thẩm phán loại bỏ yếu tố lợi nhuận của lệ phí trong các trường hợp đăng ký cho trẻ em, để miễn trừ cho trẻ em có cha mẹ hoặc người chăm sóc không đủ khả năng chi trả và miễn phí cho trẻ em đang được chính quyền địa phương chăm sóc.

    O nói về phán quyết: “Cháu rất vui vì đã được kể cho tòa nghe câu chuyện của mình. Cháu sinh ra ở đất nước này và đã sống ở đây từ đó đến giờ. Cháu cảm thấy mình là người Anh như bất kỳ người bạn nào của cháu, và thật không đúng khi cháu bị một khoản phí khổng lồ tước đoạt mất quyền công dân.”

    Solange Valdez-Symonds của PRCBC, luật sư của A, ba tuổi và O, 12 tuổi, nói: “Điều quan trọng là tòa án đã công nhận rằng quyền công dân Anh là quyền của hai đứa trẻ này và hàng ngàn trẻ em khác, và hậu quả của việc gây khó dễ cho quá trình đăng ký công dân là hành vi phân biệt và có hại.”

    Trong khi tòa án phán quyết khoản phí là bất hợp pháp, nó vẫn bác bỏ một lập luận riêng lẻ rằng không có luật nào được phép quy định mức phí cao hơn chi phí hành chính và vượt quá khả năng chi trả của nhiều trẻ em có quyền công dân.

    Bộ Nội vụ cho biết: “Chúng tôi ghi nhận phán quyết của tòa án và sẽ xem xét cẩn thận ý nghĩa của nó.”

    VietHome (Theo Guardian)

  • Trẻ em Việt có quốc tịch Mỹ, Canada… không chỉ oách, mà còn có nhiều thuận lợi khi du học. Đặc biệt có thể đưa bố mẹ sang định cư. Đó là lý do nhiều đại gia Việt không ngại chi tiền để “chạy” quốc tịch ngoại cho con.

    Chẳng ngại vượt đường sá xa xôi, không người quen biết để đến Mỹ, chị H.Lan (25 tuổi, ngụ Q.1) chỉ với một mong ước duy nhất là con có quốc tịch ở xứ cờ hoa này.

    Vượt vạn dặm… sinh con

    Mang thai gần 30 tuần, chị H.Lan “mừng húm” khi xin được visa du lịch Mỹ trong thời gian 3 tháng. “Trước đó, tôi từng đến Mỹ du lịch nên đoán biết chắc 80% lần này mình sẽ xin được visa nên “canh” thời điểm mang bầu sao cho khớp. Vì là con so nên dù đã hơn 7 tháng nhưng vẫn không thấy rõ bụng. Hy vọng việc sinh con ở Mỹ sẽ thuận lợi, con có quốc tịch như dự định của mình” - chị H.Lan khấp khởi.

    Cũng “tham vọng” sinh con lấy quốc tịch, Hà Nguyễn (30 tuổi) tranh thủ trong thời gian chăm chồng du học ở Mỹ “đúc” em bé. Ẵm đứa con mới sinh mang quốc tịch của “thiên đường” này, Hà Nguyễn mừng ra mặt: “Chuyện du học và định cư của con sau này mình không còn phải lo lắng nữa. Đó là chưa kể, con còn bảo lãnh được cha mẹ và người thân sang định cư Mỹ”.

    Chọn Canada làm nơi “khai hoa nở nhụy”, chị Nguyễn Thị Mơ (30 tuổi, ngụ tỉnh Bình Dương) kể, là nhờ vào người bà con ở Trung Quốc giới thiệu dịch vụ du lịch sinh con có quốc tịch Canada. Chị Mơ cho biết, ở Canada, những bà bầu sang đây sinh con bằng đường du lịch là hoàn toàn hợp pháp.

    Tuy nhiên, ở Việt Nam chị Mơ không có đầu mối nên phải nhờ người quen giới thiệu dịch vụ này ở Trung Quốc, bởi nơi này đã đưa rất nhiều sản phụ sang Canada sinh con theo con đường “du lịch thai sản”. “Con mình nếu trở thành công dân Canada thì không chỉ được hưởng các chính sách về giáo dục nơi này, mà còn có nhiều phúc lợi khác như du học, ở lại làm việc…” - chị Mơ nói.

    Mặc dù chồng có quốc tịch Anh nhưng vợ chồng chị Lan Hương đều làm việc và sinh sống chủ yếu ở Việt Nam. Hơn nữa, chồng chị Hương cũng không còn người thân nào ở Anh. Thế nhưng gần tới ngày sinh, chị vẫn quyết tâm sang Anh sinh con. “Luật quy định chỉ cần có bố hoặc mẹ có quốc tịch Anh, trẻ em sinh ra tại Anh thì sẽ mang quốc tịch này nên không có lý do gì mình không hưởng quyền lợi đó. Mặc dù sang đây chi phí đắt đỏ, không người thân nhưng vì con, mình chấp nhận hết. Con có quốc tịch Anh thì sau này đi học, làm việc cũng đều thuận lợi hơn” - bà mẹ trẻ quyết đoán.

    Vượt cạn: 50.000 USD

    Mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ông sẽ tìm cách hạn chế quyền trẻ em sinh ra ở Mỹ là có ngay quốc tịch Mỹ. Nghe tin này, chị P.U (27 tuổi, kế toán trưởng một công ty nước ngoài) sốt vó với việc sinh con. Trường hợp chị P.U là đã có thẻ thường trú của Mỹ nhưng do chưa có quốc tịch Mỹ nên chị muốn sang Mỹ sinh để lấy quốc tịch cho con. “Mình phải sinh con sớm trước khi người ta không công nhận trẻ em sinh ra ở Mỹ là công dân nước này. Mình có lợi thế là bác sĩ dự đoán con sinh mổ, nên nếu cần thiết, mình sẽ yêu cầu được mổ sớm” - sản phụ nói.

    Theo những người đã từng ra nước ngoài sinh con, chi phí ít nhất phải từ 30-50.000USD (800 triệu đến hơn 1 tỷ đồng). Số tiền này phụ thuộc vào việc sinh thường hay sinh mổ, chi phí khám thai, chi phí ăn ở, đi lại. Đó là chưa kể khoản chi phí để lo visa, các loại thủ tục nhập cảnh trước đó và vé máy bay.

    Nhiều bà mẹ bầu xuất ngoại sinh con không có người thân chăm sóc, họ phải tự thân lo cho mình sau sinh nên không ít người tủi thân. Như trường hợp chị H.Lan phải một thân một mình vượt cạn nơi đất khách vì chồng không đậu trong kỳ phỏng vấn xin visa. Trong chuyến bay nhiều giờ đồng hồ liền, lại liên tục thay đổi áp suất, nhiệt độ khiến chị có nguy cơ động thai. Khi thai mới hơn 8 tháng, bác sĩ chỉ định mổ cứu thai. Nhìn đứa con đỏ hỏn chỉ nặng chưa tới 2,5kg được nuôi trong lồng ấp, người mẹ trẻ thấy ân hận bởi chỉ vì sự ích kỷ của bản thân mà làm con sinh thiếu tháng, nguy cơ ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe.

    Theo các chuyên gia y tế, với thai phụ, 3 tháng đầu và 3 tháng cuối là giai đoạn nhạy cảm nhất, chỉ một tác động nhỏ cũng có thể bị sẩy thai hoặc sinh non. Khi đi máy bay, việc thay đổi áp suất có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi. Đối với người bình thường, khi máy bay cất cánh, hạ cánh còn có cảm giác đau tai và rất khó chịu. Việc thay đổi áp suất, khi máy bay cất cánh, hạ cánh có thể làm rối loạn tuần hoàn nhau thai, gây nguy cơ sẩy thai hoặc sinh non.

    Bác sỹ chuyên khoa 1 Nguyễn Hương Lan, Phó khoa Sản bệnh viện Q.2 cho biết: “Thai phụ khi phải đi những chuyến bay xa, ngồi lâu, tư thế không thoải mái cũng gây mệt mỏi. Việc đến một nơi xa lạ, thay đổi múi giờ, môi trường sống, thói quen sinh hoạt cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thai phụ và thai nhi. Khi mang thai trên 34 tuần thì thai phụ không được đi máy bay”.

    BS Lan cũng lưu ý, đối với phụ nữ mang thai trước 34 tuần, nếu đi máy bay mà cảm thấy không yên tâm cho thai nhi thì có thể dùng thêm thuốc dưỡng thai. Tuy nhiên, khi dùng bất cứ loại thuốc nào thì đều cần có sự tư vấn, thăm khám của bác sĩ chuyên khoa.

    Tại Mỹ, khi đủ 21 tuổi, đứa con này có thể xin cấp thẻ xanh (thẻ cư trú hợp pháp) cho ba mẹ của mình. Còn ở Canada, việc bao thẻ xanh cho phụ huynh cũng đang dần được cởi trói khiến ngành công nghiệp du lịch sinh con tại nước này ngày càng hấp dẫn. Theo thống kê công bố hồi tháng 7/2018, tỷ lệ sinh của những người mẹ quốc tịch nước ngoài tại Canada tăng vọt trong 3 năm trở lại đây.

    Viethome (theo Tiền Phong)

  • Trẻ em Việt có quốc tịch Mỹ, Canada… không chỉ oách, mà còn có nhiều thuận lợi khi du học. Đặc biệt có thể đưa bố mẹ sang định cư. Đó là lý do nhiều đại gia Việt không ngại chi tiền để “chạy” quốc tịch ngoại cho con.

    Chẳng ngại vượt đường sá xa xôi, không người quen biết để đến Mỹ, chị H.Lan (25 tuổi, ngụ Q.1) chỉ với một mong ước duy nhất là con có quốc tịch ở xứ cờ hoa này.

    Vượt vạn dặm… sinh con

    Mang thai gần 30 tuần, chị H.Lan “mừng húm” khi xin được visa du lịch Mỹ trong thời gian 3 tháng. “Trước đó, tôi từng đến Mỹ du lịch nên đoán biết chắc 80% lần này mình sẽ xin được visa nên “canh” thời điểm mang bầu sao cho khớp. Vì là con so nên dù đã hơn 7 tháng nhưng vẫn không thấy rõ bụng. Hy vọng việc sinh con ở Mỹ sẽ thuận lợi, con có quốc tịch như dự định của mình” - chị H.Lan khấp khởi.

    Cũng “tham vọng” sinh con lấy quốc tịch, Hà Nguyễn (30 tuổi) tranh thủ trong thời gian chăm chồng du học ở Mỹ “đúc” em bé. Ẵm đứa con mới sinh mang quốc tịch của “thiên đường” này, Hà Nguyễn mừng ra mặt: “Chuyện du học và định cư của con sau này mình không còn phải lo lắng nữa. Đó là chưa kể, con còn bảo lãnh được cha mẹ và người thân sang định cư Mỹ”.

    Chọn Canada làm nơi “khai hoa nở nhụy”, chị Nguyễn Thị Mơ (30 tuổi, ngụ tỉnh Bình Dương) kể, là nhờ vào người bà con ở Trung Quốc giới thiệu dịch vụ du lịch sinh con có quốc tịch Canada. Chị Mơ cho biết, ở Canada, những bà bầu sang đây sinh con bằng đường du lịch là hoàn toàn hợp pháp.

    Tuy nhiên, ở Việt Nam chị Mơ không có đầu mối nên phải nhờ người quen giới thiệu dịch vụ này ở Trung Quốc, bởi nơi này đã đưa rất nhiều sản phụ sang Canada sinh con theo con đường “du lịch thai sản”. “Con mình nếu trở thành công dân Canada thì không chỉ được hưởng các chính sách về giáo dục nơi này, mà còn có nhiều phúc lợi khác như du học, ở lại làm việc…” - chị Mơ nói.

    Mặc dù chồng có quốc tịch Anh nhưng vợ chồng chị Lan Hương đều làm việc và sinh sống chủ yếu ở Việt Nam. Hơn nữa, chồng chị Hương cũng không còn người thân nào ở Anh. Thế nhưng gần tới ngày sinh, chị vẫn quyết tâm sang Anh sinh con. “Luật quy định chỉ cần có bố hoặc mẹ có quốc tịch Anh, trẻ em sinh ra tại Anh thì sẽ mang quốc tịch này nên không có lý do gì mình không hưởng quyền lợi đó. Mặc dù sang đây chi phí đắt đỏ, không người thân nhưng vì con, mình chấp nhận hết. Con có quốc tịch Anh thì sau này đi học, làm việc cũng đều thuận lợi hơn” - bà mẹ trẻ quyết đoán.

    Vượt cạn: 50.000 USD

    Mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ông sẽ tìm cách hạn chế quyền trẻ em sinh ra ở Mỹ là có ngay quốc tịch Mỹ. Nghe tin này, chị P.U (27 tuổi, kế toán trưởng một công ty nước ngoài) sốt vó với việc sinh con. Trường hợp chị P.U là đã có thẻ thường trú của Mỹ nhưng do chưa có quốc tịch Mỹ nên chị muốn sang Mỹ sinh để lấy quốc tịch cho con. “Mình phải sinh con sớm trước khi người ta không công nhận trẻ em sinh ra ở Mỹ là công dân nước này. Mình có lợi thế là bác sĩ dự đoán con sinh mổ, nên nếu cần thiết, mình sẽ yêu cầu được mổ sớm” - sản phụ nói.

    Theo những người đã từng ra nước ngoài sinh con, chi phí ít nhất phải từ 30-50.000USD (800 triệu đến hơn 1 tỷ đồng). Số tiền này phụ thuộc vào việc sinh thường hay sinh mổ, chi phí khám thai, chi phí ăn ở, đi lại. Đó là chưa kể khoản chi phí để lo visa, các loại thủ tục nhập cảnh trước đó và vé máy bay.

    Nhiều bà mẹ bầu xuất ngoại sinh con không có người thân chăm sóc, họ phải tự thân lo cho mình sau sinh nên không ít người tủi thân. Như trường hợp chị H.Lan phải một thân một mình vượt cạn nơi đất khách vì chồng không đậu trong kỳ phỏng vấn xin visa. Trong chuyến bay nhiều giờ đồng hồ liền, lại liên tục thay đổi áp suất, nhiệt độ khiến chị có nguy cơ động thai. Khi thai mới hơn 8 tháng, bác sĩ chỉ định mổ cứu thai. Nhìn đứa con đỏ hỏn chỉ nặng chưa tới 2,5kg được nuôi trong lồng ấp, người mẹ trẻ thấy ân hận bởi chỉ vì sự ích kỷ của bản thân mà làm con sinh thiếu tháng, nguy cơ ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe.

    Theo các chuyên gia y tế, với thai phụ, 3 tháng đầu và 3 tháng cuối là giai đoạn nhạy cảm nhất, chỉ một tác động nhỏ cũng có thể bị sẩy thai hoặc sinh non. Khi đi máy bay, việc thay đổi áp suất có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi. Đối với người bình thường, khi máy bay cất cánh, hạ cánh còn có cảm giác đau tai và rất khó chịu. Việc thay đổi áp suất, khi máy bay cất cánh, hạ cánh có thể làm rối loạn tuần hoàn nhau thai, gây nguy cơ sẩy thai hoặc sinh non.

    Bác sỹ chuyên khoa 1 Nguyễn Hương Lan, Phó khoa Sản bệnh viện Q.2 cho biết: “Thai phụ khi phải đi những chuyến bay xa, ngồi lâu, tư thế không thoải mái cũng gây mệt mỏi. Việc đến một nơi xa lạ, thay đổi múi giờ, môi trường sống, thói quen sinh hoạt cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thai phụ và thai nhi. Khi mang thai trên 34 tuần thì thai phụ không được đi máy bay”.

    BS Lan cũng lưu ý, đối với phụ nữ mang thai trước 34 tuần, nếu đi máy bay mà cảm thấy không yên tâm cho thai nhi thì có thể dùng thêm thuốc dưỡng thai. Tuy nhiên, khi dùng bất cứ loại thuốc nào thì đều cần có sự tư vấn, thăm khám của bác sĩ chuyên khoa.

    Tại Mỹ, khi đủ 21 tuổi, đứa con này có thể xin cấp thẻ xanh (thẻ cư trú hợp pháp) cho ba mẹ của mình. Còn ở Canada, việc bao thẻ xanh cho phụ huynh cũng đang dần được cởi trói khiến ngành công nghiệp du lịch sinh con tại nước này ngày càng hấp dẫn. Theo thống kê công bố hồi tháng 7/2018, tỷ lệ sinh của những người mẹ quốc tịch nước ngoài tại Canada tăng vọt trong 3 năm trở lại đây.

    Viethome (theo Tiền Phong)