• Giấc mơ Mỹ -Cụm từ ám ảnh làm cho bao con tim phải thổn thứcđể sẵn sàng làm mọi thứ chinh phục nó. Trong đó có cách là bất hợp pháp...Khi họ không có đủ người thân bảo lãnh cũng như điều kiện để nhập cư hợp pháp đường hoàng chính chính... Một phần rất lớn là thiếu hiểu biết đã chọn con đường đầy liều lĩnh, cam go này...

    - Họ bất chấp tất cả từ khi phải chi ra một khoản tiền rất lớn cho những người tổ chức đi (có người thì vay mượn, người thì chi hết số tiền dành dụm cả đời) chỉ mong có 1 cơ hội để đi dù như thế nào mà không cần biết ngày mai bao nhiêu nguy hiểm chờ đợi mình...cũng như những rủi ro không thể lường trước...

    Còn một số nhóm đã được lãnh sự tin tưởng cấp cho visa du lịch qua bển trốn lại bất hợp pháp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh nước Mỹ, hình ảnh người Việt khi đi xin visa, chưa kể trốn chui lủi bất hợp pháp chẳng được có quyền an sinh xã hội....Thiệt đáng buồn cho những suy nghĩ này...

    vuot bien den my

    - Họ không hề biết rằng chế độ tị nạn là dành cho các nước đang có chiến tranh hoặc với cá nhân đang bị đe dọa đến tính mạng khi sống ở một chế độ cầm quyền nào đó...Việt Nam đã hết chiến tranh ngót ngét cũng phải vài chục năm chứ không phải mới đây mới hết...Còn về đe dọa hẳn chẳng mấy ai bị đe dọa hay đủ điều kiện để xin tị nạn chính trị... Mà những người đó có xin họ cũng chẳng cần phải tới leo rào, hay trốn lại như thế này...

    - Hơn hết tị nạn cho là thành công đi bạn cũng chẳng thể có cơ hội trở về đất mẹ Việt Namkhi bạn đã chối bỏ nó và rồi lại xin yêu lại nó...Như kiểu bạn đi qua nhà người khác kêu van chồng mình bạo hành để xin tá túc ở lại trong khi chồng bạn chẳng làm gì cả... Khi được tá túc bạn lại quay về cái căn nhà xưa với người chồng xưa và nói chúng ta yêu nhau lại được không ???Hỏi người chồng xưa nó có oánh cho bạn một trận không cái tội đặt điều rồi còn muốn quay về...

    - Còn về chi phí: không dưới 40k Mỹ kim theo như mình tìm hiểu... có người còn lên tới 70k Mỹ kim...phải băng rừng vượt suối ở các quốc gia Nam Mỹ...Một số vụ hiếp trên đường đi chẳng biết kêu ai...Thân trai chẳng sợ...mà phận gái vạn dặm thân chinh thật đắng lòng...Chưa kể vợ chồng ly biệt xa xôi người Việt, người ở Mỹ...rồi có còn lời thề sắt son khi xa nhau...

    Hạnh phúc ở đâu xa xôi không thấy, chừng đó lý do cũng cho chúng ta biết được cần làm gì...Bao cơ hội định cư hợp pháp và tuân thủ pháp luật các nước sở tại, thật văn minh, thật thông thái như du học, rồi tu thân thật tốt kiếm 1 hôn phối thật lòng, visa EB3 chân chính... Chi phí EB3 còn rẻ hơn vượt biên bất hợp pháp...

    Nguồn: Manh Tuan / nhóm Việt Di Trú: Visa F1, F2A,F2B, F3, F4, K-1, IR1, IR5

  • Phan Thanh Việt – một trong những kẻ thủ ác ra tay giết 6 người vượt biên trong vụ án cách đây 43 năm gần đây về quê thăm vợ con nên bị phát hiện, bắt giữ.

    Mấy ngày qua, người dân xã Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) xôn xao khi nghe thông tin Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ngãi đã bắt được đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm Phan Thanh Việt (71 tuổi, ngụ xã Bình Châu, huyện Bình Sơn).

    Việt bị truy nã về hành vi cùng đồng bọn giết 6 người, cướp tài sản trong vụ án xảy ra cách đây 43 năm trước.

    Với rất nhiều người dân xã Bình Châu, họ vẫn nhớ khá rõ về vụ án từng gây chấn động làng biển. Đó là vào buổi sáng sớm một ngày tháng 4-1981, khi người dân đi biển phát hiện một số bộ phận trên cơ thể người được chôn lấp vội vàng trong lớp cát nằm sát bờ biển.

    Ngay sau đó, người dân đã báo chính quyền địa phương. Khi lực lượng chức năng có mặt đã tiến hành đào bới lớp cát, phát hiện 6 thi thể bị sát hại.

    gi vuot bien 1
    Bắt giữ đối tượng Phan Thanh Việt. Ảnh: Công an tỉnh Quảng Ngãi

    Quá trình điều tra, công an xác định Phan Thanh Việt cùng 4 đồng phạm khác chính là hung thủ giết 6 người với mục đích cướp tài sản. Trước khi thực hiện hành vi, y cùng 4 đồng phạm đã lên kế hoạch, tìm người muốn vượt biên, dụ họ tham gia vào đường dây của mình.

    Khi tìm được 6 người, Phan Thanh Việt cùng các đồng phạm đã đưa họ về bãi biển xã Bình Châu yêu cầu họ đợi thuyền đến để vượt biển trong đêm. Tuy nhiên, khi những người này có mặt, chúng dùng hung khí sát hại toàn bộ, chôn 6 thi thể dưới hố cát bên bãi biển. Sau đó, Việt và các đồng phạm cướp hết tài sản gồm tiền và vàng, chia nhau rồi phần ai nấy trốn.

    "Thời đó, người đi vượt biên thường hay mang theo rất nhiều tiền và vàng. Biết được việc này nên nhiều đối tượng thời đó thường đưa người vượt biên đến những bờ biển hoang vắng lừa họ đợi tàu đến vượt biên, sau đó ép họ đưa tài sản. Nếu không đưa sẽ bị giết, cướp" – ông Nguyễn H., 76 tuổi, nguyên cán bộ xã Bình Châu nhớ lại.

    Ngay sau khi xảy ra vụ án, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Nghĩa Bình (năm 1989, tỉnh Nghĩa Bình tách thành 2 tỉnh: Quảng Ngãi và Bình Định) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt được 3 người. Việt và 1 bị can khác chạy trốn nên Công an tỉnh Nghĩa Bình đã phát lệnh truy nã.

    gi vuot bien 1
    Lệnh truy nã đối tượng Phan Thanh Việt. Ảnh: Công an tỉnh Quảng Ngãi

    Sau đó, Tòa án nhân dân tỉnh Nghĩa Bình đưa vụ án ra xét xử, tuyên tử hình đối với 2 bị cáo và chung thân 1 bị cáo. Bị can còn lại đã chống trả quyết liệt khi bị truy bắt và bị bắn chết. Riêng Phan Thanh Việt lẩn trốn biệt tích.

    Quá trình truy nã, cơ quan CSĐT xác định Việt có người thân và thường lui tới ở 2 địa điểm TP HCM và một điểm ở Lâm Đồng. Tuy nhiên, ông ta không tới những nơi này và đến Cà Mau trong vai người tha hương lập nghiệp.

    Theo một nguồn tin, gần đây, Việt thi thoảng bịt kín khẩu trang, lén về quê thăm vợ và 3 người con (hiện đang sinh sống ở xã Bình Châu) nên Công an tỉnh Quảng Ngãi theo dõi, phối hợp với Công an tỉnh Cà Mau bắt giữ khi y đang lẩn trốn tại ấp Phong Lưu, xã Đông Hưng, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau.

    Theo nld

  • Một người đã thiệt mạng và một người khác nguy kịch khi một chiếc xuồng di cư bị lật khi băng qua eo biển Anh. 

    Vào thời điểm đó có 66 người trên xuồng. Xuồng được lực lượng tuần duyên Pháp phát hiện vào lúc 0h30 đêm ngày 15/12/2023 (giờ địa phương) cách bờ biển bắc Pháp 5 dặm. 

    Tàu cứu hộ tiếp cận chiếc xuồng khoảng 30 phút sau đó, 1 người trên xuồng được tuyên bố đã chết. 1 người khác được trực thăng đưa đến Bệnh viện Calais trong tình trạng nguy kịch.

    Sau đó lực lượng cứu hộ tiếp tục rà soát khu vực. Được biết một bên xuồng đã bị xì hơi khi được phát hiện ở bờ biển Grand-Fort-Philippe. Cảnh sát biển Anh cũng đã gửi một trực thăng tới hỗ trợ.

    them 1 vu eo bien
    Một nhóm người di cư được Cảnh sát biển Anh đưa về Dungeness, Kent. Ảnh: PA

    Tai nạn này là trường hợp tử vong mới nhất liên quan đến hoạt động vượt eo biển trái phép. Chính quyền Pháp xác nhận 2 người đã chết trong một vụ tương tự vào tháng trước. Hai người khác thiệt mạng trong 2 vụ việc riêng rẻ hồi tháng 8 và tháng 11/2021. Nghiêm trọng nhất là một vụ chìm xuồng khác vào tháng 11/2021 khiến 27 người chết.  

    Hơn 29,000 người di cư đã đến UK trong năm nay bằng hình thức vượt biển. Đây là con số cao thứ nhì kể từ sau khi dữ liệu được ghi nhận vào năm 2018. 

    Hạ viện Anh thông qua dự luật về đưa người tị nạn sang Rwanda

    Ngày 5/12, Anh và Rwanda đã ký hiệp ước di cư mới nhằm khôi phục thỏa thuận song phương đạt được hồi tháng 4/2022. Theo đó, những người nhập cư bất hợp pháp sẽ được gửi đến quốc gia Đông Phi này.

    Với 313 phiếu thuận và 269 phiếu chống, Hạ viện Anh ngày 12/12 đã thông qua về nguyên tắc dự luật Rwanda gây tranh cãi nhằm khôi phục kế hoạch của chính phủ gửi người xin tị nạn đến quốc gia Đông Phi này.

    Dự luật nêu rõ Rwanda là quốc gia an toàn để đưa những người xin tị nạn đến, song họ vẫn có quyền kháng nghị dựa trên hoàn cảnh cụ thể.

    Sau vòng bỏ phiếu đầu tiên, dự luật sẽ tiếp tục được xem xét và trải qua vòng bỏ phiếu tiếp theo tại Hạ viện vào năm mới.

    Các nghị sỹ Anh vẫn đang bất đồng về dự luật, với một số cho rằng quy định chưa đủ cứng rắn để ngăn chặn nhập cư bất hợp pháp, trong khi số khác lo ngại một dự luật cứng rắn hơn đồng nghĩa với việc Chính phủ Anh vi phạm luật pháp và các nghĩa vụ quốc tế.

    Có 37 nghị sỹ đảng Bảo thủ đã bỏ phiếu trắng hoặc không có mặt trong cuộc bỏ phiếu đầu tiên này.

    Người phát ngôn của Văn phòng Thủ tướng Anh cho biết đây là dự luật cứng rắn nhất từng được đưa ra trước Quốc hội và chính phủ sẽ cố gắng để đảm bảo dự luật có hiệu lực, nhằm bắt đầu các chuyến bay đưa người tị nạn đến Rwanda.

    Yêu cầu của những người nhập cư và xin tị nạn sẽ được xử lý tại Rwanda. Chính phủ Anh hy vọng hiệp ước di cư sẽ giúp ngăn chặn người di cư thực hiện hành trình mạo hiểm qua eo biển Manche.

    Tuy nhiên, hiệp ước di cư mới với Rwanda đang gây tranh cãi tại Anh. Vào ngày 15/11, hội đồng gồm 5 thẩm phán tại Tòa án tối cao Anh (SCUK) đã giữ nguyên phán quyết hồi tháng 6 năm nay của Tòa phúc thẩm, trong đó khẳng định chính sách này không phù hợp với nghĩa vụ của Anh theo quy định của các hiệp ước quốc tế.

    Hội đồng cảnh báo nguy cơ về việc biện pháp “tái định cư” này có thể sẽ buộc Rwanda phải gửi trả lại những người xin tị nạn và người tị nạn về những quốc gia, nơi họ có thể phải đối mặt với nhiều rủi ro.

    Viethome (theo ITV News)

  • vuot bien den my 9

    Tiền là thứ duy nhất giúp những người di cư có được sự “đảm bảo” trên hành trình băng qua những khu rừng rậm, suối sâu ở Colombia để tới nước Mỹ, nơi họ mơ về một cuộc sống đủ đầy và sung túc. Tuy nhiên, như người ta vẫn nói, hành trình tới với những giấc mơ luôn đắt giá mà đôi khi phải đánh đổi bằng cả mạng sống của mình.

    Jean-Pierre (tên nhân vật đã được thay đổi) địu trước ngực cậu con trai nhỏ đang ốm nặng. Đứa trẻ nằm nép vào ngực bố, ho không ngừng và khó nhọc thở từng hơi. Tuy nhiên, thay vì đưa đứa trẻ tới bệnh viện, Jean-Pierre chỉ còn cách duy nhất là tiếp tục bước về phía trước.

    Giữa một khu rừng ở Colombia, người bố khốn khổ đã chẳng còn đường lui. Theo đuổi giấc mơ Mỹ, gia đình anh đã vét sạch tài sản, vay thêm họ hàng để trả tiền cho những kẻ dẫn mối. Giờ đây, anh chỉ còn trông mong vào số phận để cậu con trai có thể vượt qua được cửa tử….

    vuot bien den my 0
    Một phụ nữ Peru địu con trên lưng. "Rất mệt. Chúng tôi đã cạn kiệt thức ăn", cô nói.

    Nhiều thập niên trôi qua, giấc mơ Mỹ vẫn luôn là thứ gì đó hấp dẫn đông đảo người di cư trên khắp thế giới. Thế nhưng, chạm tay vào giấc mơ thường đi kèm với những cái giá rất đắt. Đối với những người di cư tới từ Nam Mỹ, họ phải băng qua cung đường được mệnh danh là nguy hiểm bậc nhất hành tinh.

    Và nó có tên Darién Gap - một dải rừng nhiệt đới, nối liền Nam và Trung Mỹ. Câu chuyện bắt đầu với cuộc di cư kéo dài 5 ngày, khởi hành từ một thị trấn ven biển Colombia, đi qua cộng đồng dân cư, leo lên một ngọn núi dốc, băng qua những con sông và rừng mưa rậm rạp, bùn lầy trước khi đến với trại tị nạn do chính phủ điều hành ở Panama.

    Khởi nguồn của hành trình đi tìm giấc mơ

    - Ngày đầu tiên: Từ Acandí Seco đến trại La Ye

    Khi hành trình chưa bắt đầu, bầu không khí háo hức bao trùm các lều trại bên bờ sông Acandí Seco, Colombia - nơi những người di cư tập trung chờ khởi hành vào ngày hôm sau. Khu vực này do các băng đảng ma túy kiểm soát và họ đều đã trả phí để được phép đi qua.

    Người dẫn đường của bọn họ nói rằng những ngày sắp tới là một hành trình chẳng mấy vất vả. Họ không cần đi bộ nhiều và hành lý mang theo cũng “nhẹ nhàng” thôi. Chính những lời nói này đã khiến đám đông không lường hết những khó khăn, gian khổ thậm chí là nguy hiểm tới tính mạng của con đường phía trước.

    vuot bien den my 0
    Khu rừng rậm rạp Darién

    Và thực tế phũ phàng đã sớm được cảm nhận. Hành trình này được mô tả là chuyến đi tử thần, nơi chỉ có tiền mới có thể quyết định ai là người “sống sót”. Những người di cư phải phải trả tới 400 USD chỉ để có được chiếc dây đeo cổ tay màu hồng (giấy thông hành vượt rừng do băng đảng kiểm soát cấp) với mong muốn mở cửa tiến vào những giấc mơ. Mỗi năm, những băng đảng đã thu được hàng chục triệu USD từ những chiếc dây hồng đó.

    Tuy nhiên, sự thịnh vượng của những kẻ tội phạm là điều mà giới chức Mỹ và các quốc gia trong khu vực cảm thấy lo sợ. Một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ phải thốt lên rằng: “Với số tiền khổng lồ kiếm được. Đây rõ ràng là một doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, chúng chẳng bao giờ mảy may nghĩ tới sự an toàn, niềm vui hay hạnh phúc của khách hàng. Thứ duy nhất chúng quan tâm là tiền”.

    Trở lại với hành trình đi tìm miền đất hứa, thời tiết những ngày đầu năm 2023 chẳng hề thuận lợi. Dòng sông cạn nước khiến người di cư buộc phải đi bộ thay vì có thể dùng thuyền. Đá trơn, đường dốc cùng những chiếc ủng, đôi tất rẻ tiền khiến đoàn người phải vất vả bám trụ từng mét.

    Và với những người như ông bố Jean-Pierre, hành trình đó trở nên gian khó và đau khổ hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, thiên nhiên không phải kẻ làm khó duy nhất. Thay vào đó, dù đã thu 400 USD của từng người, những băng đảng còn làm đủ kiểu để thu tiền.

    Giống phục vụ du khách, những băng đảng cung cấp dịch vụ 20 USD cho việc vận đưa 1 chiếc túi lên dốc hay 100 USD để bế giùm một đứa trẻ. Chai nước ở đây có giá lên tới 5 USD dù chúng có thể được múc từ con suối phía dưới dốc.

    vuot bien den my 0

    Điều trớ trêu là trên hành trình đi tìm giấc mơ Mỹ đó, ngày càng có nhiều trẻ em. Những đứa trẻ may mắn có bố mẹ hoặc người thân dắt tay, bế ẵm. Tuy nhiên, không khó để thấy những đứa trẻ bơ vơ, tự lực cánh sinh trong hành trình đẩy hiểm nguy này.

    Theo thống kê từ UNICEF, số lượng trẻ em di cư ngày càng tăng. Cuối năm 2022, một nửa các em được cho là dưới 5 tuổi và có khoảng 900 em ở đủ độ tuổi khác nhau không có người thân bên cạnh.

    Còn trong tháng 1 và tháng 2 năm nay, Panama đã ghi nhận gần 9.700 trẻ vị thành niên di cư, tăng gấp 7 lần so với cùng kỳ năm 2022. Vào tháng 3/2023, con số này đã lên tới 7.200 trẻ.

    - Ngày 2: Từ trại La Ye đến trại Pata de la Loma de Tuquesa

    Trái ngược với không khí hào hứng buổi sáng, bầu không khí ngột ngạt và sự chán nản bao trùm khắp trại dừng chân sau một ngày vượt rừng. Đến lúc này, hiện thực đang bắt đầu lấn át giấc mơ.

    Khi ngày thứ 2 bắt đầu, “nước, cơm nóng và cà phê” được phục vụ tại điểm dừng chân. Tuy nhiên, chẳng ai biết rằng đây là lần cuối cùng họ được phục vụ như một du khách. Họ bắt đầu một hành trình mới và quy mô nhóm thì tăng lên. Đồng nghĩa, sự chen lấn sẽ lại tiếp diễn bởi lẽ chẳng ai muốn bản thân sẽ là người cuối cùng phải “vượt chướng ngại vật”.

    Giữa đoàn người, sức khỏe của cậu bé ốm nặng có tên Louvens ngày càng tệ hơn. Hành trình leo núi khó khăn cũng đã khiến người cha cạn kiệt sức lực. Họ đã chẳng thể di chuyển nhanh hơn được nữa.

    Nhưng sau tất cả vất vả, mệt mỏi cùng những vết rộp ở bàn chân, cuối cùng họ cũng lên đến đỉnh đồi - cũng là thời điểm chia tay với người dẫn đường và tự lực đến với Panama. Và bây giờ, hành trình khốc liệt hơn mới thực sự bắt đầu.

    vuot bien den my 0
    Hầu hết đoàn người di cư đều không được trang bị đầy đủ để đi trên những địa hình hiểm trở.

    “Hãy cố gắng giúp đỡ người khác vì chẳng biết lúc nào sẽ tới lượt bạn”. Đi rừng đã khó, vượt rừng để theo đuổi “giấc mơ” còn khó hơn. Nhưng chẳng còn đường lui nào nữa.

    Với Natalia là như vậy. Cô phải “vượt rừng” cùng cô con gái Anna 12 tuổi của mình. Chẳng ai thấu được cảm giác người mẹ bất lực, đau đớn khi đứa con khuyết tật lên cơn sốt mãi không hạ giữa rừng rậm.

    Nhưng một người di cư từ Haiti đã cõng Anna để hỗ trợ hai mẹ con dù bản thân cũng nhanh chóng không còn chút sức lực. Vào cuối ngày, sức khỏe của cậu bé Louvens cũng đã có nhiều khởi sắc.

    Những bước chân rã rời hằn sâu trên đất

    - Ngày 3: Từ trại Pata de la Loma de Tuquesa đến một trại tạm trú

    Sang ngày thứ 3, đoàn người di cư thấm mệt khiến con đường càng như dài thêm. Tất cả đều tưởng hành trình gói gọn chỉ trong hai ngày. Nào ngờ, nay đã là ngày thứ ba mà họ mới đi chưa được một nửa chặng đường.

    Lần này, con đường quanh co, hiểm trở và nhiều khe hẹp khiến hàng dài người bị tắc và phải đứng chờ. Một tiếng, họ chỉ di chuyển được 100m. Nhiều người đàn ông mất kiên nhẫn mà chửi thề.

    vuot bien den my 0

    Tuy nhiên, những lúc khó khăn cận kề, đoàn người di cư xa lạ lại dành cho nhau sự quan tâm bất ngờ. Các thanh niên người Haiti nối thành hàng giúp mọi người lội qua sông sâu mà không vấp ngã.

    Nhưng lòng tốt của người lạ chưa đủ để xoa dịu được nỗi đau thể xác và làm vơi đi nỗi bất an về ngày mai. Sức cùng lực kiệt, họ lê từng bước chân nặng nề. Sau khi sang được bờ bên kia, đoàn người dừng lại cắm trại bên bờ sông trong bóng hoàng hôn dần buông.

    vuot bien den my 0
    Cắm trại qua đêm bên bờ sông, mọi người gom góp chút đồ ăn còn dư để nấu bữa tối.

    - Ngày 4: Từ điểm cắm trại đến Tres Bocas

    Sáng hôm sau, đoàn người di chuyển từ điểm cắm trại tạm thời về Tres Bocas. Đây là khu vực hợp lưu của các con sông, cũng là nơi hai tuyến đường di cư cũ và mới giao nhau. Người dân địa phương cho biết các băng đảng đã đấu đá nội bộ, dẫn đến chia rẽ và hình thành nên con đường mới. Nhưng chưa ai kiểm chứng được tuyến đường mới này có an toàn hay nhanh hơn hay không.

    Trong khi đó, Darién Gap khét tiếng là một trong những tuyến đường di cư nguy hiểm nhất thế giới. Ngoài những mối đe dọa về tự nhiên, người đi qua đây còn phải đối mặt với đủ mọi loại tội phạm nguy hiểm. Thậm chí, một số người đã phải bỏ mạng giữa đường.

    Đến đêm, những câu chuyện về bạo lực và cướp bóc lại râm ran trong các căn lều. Họ dựng lều gần nhau hơn khiến không khí càng thêm ngột ngạt.

    vuot bien den my 0
    Tuyến đường cũ, gần Tres Bocas, ngập trong rác, lều cắm trại và quần áo bị người di cư bỏ lại. Điều này phản ảnh số lượng người đã đi qua đây trong cả thập kỷ qua.

    Không để ai bị bỏ lại phía sau

    - Ngày cuối: Từ Tres Bocas đến trại Bajo Chiquito

    Trên đoạn đường cuối cùng, những người di cư dành nhiều sự hy sinh cho nhau hơn. Khi nghĩ đến vạch đích trước mắt, không ai muốn bỏ người khác lại phía sau.

    Trên đường đi từ Tres Bocas đến bến thuyền, một chàng trai ngoài 20 tên Daniel đã bị chấn thương mắt cá chân. Mọi người xung quanh xúm lấy giúp đỡ, người tìm thức ăn, người tìm thuốc. Bốn người đàn ông khác tuy không hề quen Daniel, cũng sẵn sàng lấy cành cây làm cáng để khiêng anh đi, vừa đi vừa đùa.

    vuot bien den my 0

    Không chỉ có Daniel được giúp đỡ, khi một người phụ nữ có thai 5 tháng run rẩy vì đói khát, mọi người xung quanh cũng sẵn sàng chia sẻ đồ ăn, nước uống cho cô. Cô bé khuyết tật Anna giờ đã được một người đàn ông 27 tuổi tên Ener Sanchez cõng trên lưng.

    Cuối cùng, những con thuyền cũng hiện ra trước mắt họ. Nhưng thử thách vẫn chưa kết thúc. Mỗi người phải trả 20 USD để lên chiếc thuyền gỗ gọi là “piraguas” và mỗi thuyền như vậy thu về khoảng 300 USD.

    Một chiếc trực thăng cứu hộ xuất hiện trên đầu họ, là dấu hiệu đầu tiên của chính phủ Panama. Xếp hàng chờ lên máy bay, bà mẹ một con Carolina cảm thấy nhẹ nhõm nhưng không giấu nổi mệt mỏi.

    “Khu rừng này là địa ngục, là điều tồi tệ nhất trong cuộc đời tôi… Tôi hối hận vì để con trai tham gia vào chuyến đi này”, Carolina vừa nói vừa thất thần nhìn về phía dòng sông.

    vuot bien den my 0Nhiều người đã vĩnh viễn ở lại Darién.

    - Kết thúc hành trình 5 ngày

    Sau một tiếng chật vật xuôi dòng sông cạn gần trơ đáy, đoàn người cuối cùng cũng đến trạm nhập cư Bajo Chiquito ở Panama. Tại đây, họ được sơ cứu, được cung cấp thức ăn và được giải quyết thủ tục giấy tờ. Song, thời gian chờ đợi cũng phải mất nhiều tiếng mới có thể tiếp tục di chuyển sang trung tâm tiếp nhận người di cư.

    Chính quyền Panama có hai trung tâm khác nhau. Một là cơ sở San Vicente với phòng ốc mới và hệ thống nước sạch. Trung tâm còn lại là Lajas Blancas với điều kiện cơ sở vật chất nghèo nàn, kéo dài thêm nỗi khổ ải của người di cư.

    Nhiều người di cư suy sụp vì tưởng rằng họ đấu tranh sinh tồn thoát khỏi khu rừng là để đến một nơi tốt hơn. Nhưng thực tế thì họ tiếp tục bị mắc kẹt và chỉ biết chờ đợi. Số tiền trong túi họ thì cạn dần mà giấc mơ Mỹ thì mãi chưa chạm tới.

    vuot bien den my 9

    vuot bien den my 9

    vuot bien den my 9

    vuot bien den my 9

    Nhịp Sống Thị Trường (tham khảo: CNN)

  • “Biết vậy, không đi!”

    “Bạn bè bên đó bảo sang làm ăn thế này, thế kia…Nghe vậy, thế là tôi đi. Nói chung, tôi không biết bị rủi ro như vậy. Nếu biết thì chả đi làm gì.”

    Trên đây là chia sẻ của một bà mẹ đơn thân, đành để lại hai đứa con thơ nhờ bà ngoại chăm sóc và rời bỏ làng quê ở vùng nông thôn Bắc Trung bộ đến Châu Âu, với giấc mơ đổi đời.

    Tuy nhiên, ước mơ của chị không thể thành hiện thực. Bởi vì, chị bị đưa vào một trại giam di trú ở Ba Lan và chị rất lo lắng trước thông tin bị trục xuất về nước vào cuối năm 2016.

    Mùa hè năm đó, người mẹ trẻ đã liên lạc với RFA để kêu cứu. Và sau lần tiếp xúc đầu tiên qua điện thoại, chúng tôi bặt vô âm tín của chị cho đến tận bây giờ.

    Người phụ nữ vô danh này thuộc trong số hàng ngàn phụ nữ Việt Nam trong làn sóng ‘thùng nhân’ vượt biên đến Châu Âu những thập niên qua, mà số phận của họ như thế nào thì không mấy ai biết được, cũng như chưa có bất kỳ số liệu thống kê chính thức nào được công bố.

    Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Hoa, một người Việt vừa được giấy tờ hợp pháp sau hơn một thập niên nhập cư lậu vào Anh, lại nói với RFA rằng:

    “Thật ra, nói thẳng là cuộc sống ở đây chẳng có gì là thú vị cả. Buồn chết được. Có giấy tờ hay không có giấy tờ thì cũng thế. Tức là, nếu như không có giấy tờ thì mình nghĩ sẽ có ngày quay về để lập nghiệp. Bây giờ tự dưng có giấy tờ thì mình lại nghĩ đi về, hơi tiếc nhỉ!”

    Hầu hết những ‘thùng nhân’  Việt ở Châu Âu, Đài RFA tiếp xúc, đều nghĩ rằng đã là người Việt Nam thì ai cũng mong rồi một ngày về quê lập nghiệp, với một số vốn có trong tay sau thời gian bôn ba nơi xứ người. Cũng có một số người bày tỏ nếu được chọn lựa lại, có lẽ sẽ không ra đi; như chàng thanh niên trẻ, quê ở Nghệ An, hiện đang cư trú lậu tại Pháp:

    “Nếu mà được chọn lại thì chắc không đi. Đi làm chui như thế này thì thật ra sang đây rồi mới biết. Chứ còn ban đầu thì ảo tưởng theo giấc mơ, vậy thôi! Bây giờ sang đây thì mới biết là khó khăn, chứ không phải như ở nhà được nghe nhiều người kể lại rằng sang Tây làm ăn dễ dàng.”

    Mặc dù vậy, ông Tim Trần, từng làm tư vấn cho Bộ Xã hội và Cảnh sát Anh liên quan các trường hợp nạn nhân buôn người trong bảy năm qua, nhận định rằng tình trạng người di dân bất hợp pháp từ Việt Nam đến Châu Âu nói chung và Anh quốc nói riêng vẫn tiếp diễn. Ông Tim Trần nhấn mạnh bởi vì những tiệm nails và các trại trồng cần sa vẫn rất cần người làm việc.

    ‘Thiên đường’ Anh Quốc

    Đài truyền hình ABC News, hồi tháng 2/2020, loan tin Anh Quốc được xem là điểm đến hàng đầu của người Việt Nam di dân. ABC News dẫn chứng dựa theo kết quả của một cuộc khảo sát, do Đại Sứ quán Anh tại Hà Nội hỗ trợ, được thực hiện hồi năm 2014.

    Qua đó, trong số 346 người Việt Nam di dân bất hợp pháp đến Anh và đã trở về nước thì hầu hết đều cho rằng Anh quốc là một ‘thiên đường’, từ cơ hội công ăn việc làm và thu nhập cho đến chăm sóc sức khỏe và hệ thống pháp luật; kể cả bị ở tù cũng rất là ‘thú vị’.

    Theo Văn phòng Thống kê Quốc gia Vương quốc Anh, số lượng người gốc Việt sinh sống tại Anh, hồi năm 2018, được ước tính là 23.000 người. Thế nhưng, có những ước tính khác cho thấy con số thực tế cao hơn nhiều, với hàng chục ngàn người được ghi nhận ‘không có giấy tờ’.

    Theo thông tin từ tờ Telegraph, đăng tải hồi tháng 8/2021, những người di dân Việt Nam thường “biến mất rất nhanh” khi họ vào đến Vương quốc Anh.

    Telegraph ghi nhận người di dân lậu Việt Nam bỏ trốn hoặc biến mất vào thị trường chợ đen, sau khi bị Chính quyền Anh bắt giữ, là do họ phải kiếm đủ số tiền mà gia đình vay nợ để trả cho các băng nhóm buôn người.

    Cô Mimi Vũ, một chuyên gia về chống buôn người và nô lệ hiện đại, ở Việt Nam, được Telegraph dẫn lời cho biết cô đã phỏng vấn một người đàn ông làm việc cật lực trong một cửa tiệm suốt ba năm để trả số tiền 17.000 USD. Tuy nhiên, sau ba năm, người đàn ông đó vẫn chưa trả được số tiền gốc đã vay.

    nguoi viet vuot bien di chau au 1
    Ảnh minh họa. Hai hình ảnh biệt thự mới và ngôi nhà truyền thống ở Nghệ An. Hình chụp ngày 10/10/2020. AFP

    Nạn nhân hay tội phạm?

    “Hình ảnh xấu xí đối với người Việt” ở nước ngoài còn thể hiện qua những tin tức tội phạm ngày càng nhiều của người Việt Nam tại Châu Âu. Thông tín viên Tường An của RFA, từ Paris, Pháp quốc nói về ghi nhận cá nhân của bà:

    “Không phải tất cả, nhưng phần lớn họ qua các nước đó với mục tiêu trồng cần sa, còn gọi là ‘trồng cỏ’. Trước khi dịch COVID-19 xảy ra, báo chí Pháp cũng vài lần loan tin là khám phá ra những đường dây trồng cần sa tại Pháp, trong đó có người Việt.”

    nguoi viet vuot bien di chau au 1
    Tòa án Na-Uy và công luận tranh luận về thanh niên quốc tịch Việt Nam, tên "Đăng", là nạn nhân hay tội phạm. Ảnh chụp màn hình aftenposten.no

    Vào cuối tháng 8/2021, tờ Aftenposten.no, đăng tin về một thanh niên Việt Nam, tên “Dang”, 25 tuổi, bị bắt và hầu tòa về tội trồng cần sa ở Na-Uy. Tòa án Na-Uy tuyên xử “Dang” hai năm tù và bồi thường gần 100.000 Kroner, tương đương 15.590 USD.

    “Dang” khai báo rằng anh đã trả số tiền 25.000 USD cho chuyến đi di dân bất hợp pháp đến Đức. Tuy nhiên, anh đã không thể trả hết số tiền còn nợ tổ chức buôn người nên anh đã bị họ đánh gãy chân và gia đình của anh ở Việt Nam bị dọa giết.

    Giải pháp cuối cùng là tổ chức buôn người đưa “Dang” đến Na-Uy trồng cần sa để trả nợ. “Dang” bị Tòa án Tối cao Na-Uy bác đơn kháng án. Luật sư biện hộ cho “Dang” nói rằng sẽ kháng cáo lên Tòa án Nhân quyền Châu Âu. Ngành Tư pháp Na-Uy và công luận vẫn còn đang tranh luận rằng “Dang” là nạn nhân hay tội phạm.

    Trước đó, vào trung tuần 4/2021, Tòa án thành phố Bradford, ở Anh, tuyên án lần lượt 31 tháng và ba năm tù giam đối với hai người đàn ông quốc tịch Việt Nam. Truyền thông Anh Quốc cho biết cả hai người đàn ông này bị án tù về tội “trồng và sản xuất cần sa trái phép tại Anh”.

    Tình trạng người Việt bị bắt giữ vì trồng cần sa khá phổ biến ở Anh trong những năm qua. Nhiều người trong số này khai báo rằng họ là nạn nhân của bọn buôn người và bị bắt phải trồng cần sa. Chính phủ Anh xác định đây là những trường hợp của "nô lệ hiện đại".

    Vẫn là những ước mơ!

    Ông Kevin Hyland, thuộc cựu Uỷ viên Độc lập Chuyên về Chống Nô lệ ở Anh và thành viên trong nhóm chuyên gia của tổ chức có tên “Hội đồng Châu Âu”, từng đến Việt Nam và làm việc với những người nhập cư lậu vào Anh và đã hồi hương. Chuyên gia Kevin Hyland nói với RFA về những gì ông được nghe từ họ:

    “Tôi phát hiện ra một điều rằng những người Việt Nam đó chia sẻ nếu như họ lường trước được những gì đã trải qua rất là tội tệ và cuộc sống như vậy thì họ đã không đi.”

    Một vấn đề cần được lưu tâm là liệu rằng những người Việt di dân lậu đến Châu Âu đã hồi hương, mà ông Kevin Hyland từng tiếp xúc, có thể buộc phải chọn ra đi thêm lần nữa bởi do đại dịch COVID-19 hay không?

    Vào lúc giả thuyết này chưa diễn ra thì những người Việt đang sống lậu và làm việc bất hợp pháp ở Châu Âu rất mong muốn được về nhà, mà không thể:

    “Về Việt Nam thì bắt buộc mình phải về, nhưng vì hoàn cảnh gia đình nên mình ở lại cố gắng làm việc. Bây giờ mà về thì gia đình không có tiền để trả nợ nần.”

    Nhân dịp tưởng niệm hai năm biến cố 39 ‘thùng nhân’ Việt chết thảm ở Essex, chúng tôi trò chuyện với một số thân nhân của các nạn nhân. Những tiếng khóc xé lòng, những giọng nói uất nghẹn cùng nỗi niềm thương cảm cho số phận hẩm hiu của những người con, người chị, người anh, người em trong gia đình. Tuy vậy, ước mơ đổi đời ở nước ngoài, nhất là Châu Âu vẫn ấp ủ trong lòng họ, như ông Nguyễn Văn Ký, cha của nạn nhân Nguyễn Thị Ngọc chia sẻ:

    “Sau này, nếu có những đường như du học, du lịch thì cho các con đi để chúng được hưởng cuộc sống nhân quyền và các thứ khác.”

    Còn bà Nguyễn Thị Hoa, từ London, nói với RFA rằng bà rất muốn trở về Việt Nam để chung sống cùng gia đình sau gần 20 năm xa cách. Nhưng điều bà tiếc nuối là nhiều năm nữa, đời sống ở Việt Nam vẫn chưa thể bằng được như ở Anh hiện nay.

    Theo RFA

  • thung nhan viet nam 1
    Các nhân vật, thuộc một phần của tác phẩm “Invisible in Plain Sight”, tại một công viên ở Kiev, Ukraine, để nâng cao nhận thức của cộng đồng về nạn buôn người . Hình chụp ngày 16/12/2014.

    Ukraine trong vài năm trở lại đây là một điểm trung chuyển của rất đông người Việt, trong hành trình tự chọn trở thành nạn nhân của nạn buôn người.

    Ông Trần Thắng, một người Việt ở Kiev hơn ba thập niên qua, cho RFA biết điểm trung chuyển nhộn nhịp tại Ukraine là do biên giới nước này tiếp giáp với 7-8 quốc gia khác. Và mặc dù nhân viên công lực biên phòng của Ukraine kiểm tra khá ngặt nghèo, nhưng vẫn có tình trạng nhận hối lộ để cho người đi lậu lọt qua biên giới.

    Vì từng làm công việc thiện nguyện giúp đỡ cho một số người Việt di dân bất hợp pháp bị kẹt lại ở Ukraine, do bị đường dây buôn người bỏ rơi, ông Trần Thắng được các nạn nhân buôn người cho biết khi họ qua biên giới của một nước trót lọt thì sẽ có người của đường dây đưa người tại quốc gia kế tiếp đón và dẫn đường.

    “Tức là, mỗi nước có người trong đường dây chịu trách nhiệm cho một ‘mắt xích’.”

    Bà Nguyễn Thị Hoa trong hai chuyến đi từ Việt Nam đến Ba Lan hồi năm 2005 và từ Ba Lan đến Anh quốc vào năm 2010, kể lại với RFA:

    “Bị bắt ở Tiệp Khắc thì bị nhốt một ngày và một đêm, rồi được thả. Còn bị bắt ở Slovakia thì bị nhốt khoảng một tháng và được thả. Tôi không biết được Chính quyền Slovakia thả hay do đường dây ‘cẩu’ ra. Tôi cho là đường dây ‘cẩu’ ra, chứ chính quyền Slovaskia không tự dưng mà thả ra đâu.”

    Tuy nhiên, không phải người Việt nào trong cuộc hành trình di dân bất hợp pháp đến Châu Âu đều được may mắn như bà Hoa. Không ít người sau khi bị chính quyền nước sở tại bắt giam, thì lại bị dịch vụ đưa người “đem con bỏ chợ”.

    Thê lương nhất là vụ 39 người Việt bị tử nạn ở Essex, Vương quốc Anh hai năm trước. 39 người Việt đã vượt 6.000 dặm (tương đương khoảng 9.656 km) từ quê nhà, ở khu vực Bắc Trung bộ-Việt Nam đến ‘thiên đường’ Anh quốc cùng những ước vọng cho một tương lai tươi sáng hơn. Thế nhưng, không ai trong số đó có thể hình dung được họ lại cùng chung số phận là nạn nhân buôn người, phải trả cái giá bằng mạng sống của mình và được đưa về cố hương trong những chiếc quan tài lạnh giá.

    Công luận trên toàn cầu lên án gay gắt đối với tệ nạn buôn người ngày càng tinh vi và vô lương tâm, sau biến cố 39 ‘thùng nhân’ Việt bị tử nạn ở Anh. Đặc biệt, cộng đồng người Việt khắp năm châu tự vấn liệu rằng làn sóng ‘thùng nhân’ Việt có còn mộng ước đến ‘thiên đường’ Anh quốc nữa không, hay các cuộc hành trình vượt biên đến Châu Âu trở thành ‘địa ngục’ sau vụ việc chết người kinh hoàng đó.

    Ông Trần Thắng trả lời cho vấn đề vừa nêu với RFA:

    Vẫn đi đấy. Đường dây đưa người Việt Nam đưa tiền cho cảnh sát công lực để thả người. Thả ra thì người ta đón về, rồi một vài hôm sau lại đi tiếp. Tại vì khi nào đưa người đi được thành công thì mới thu tiền từ người nhà của họ. Cho nên, bằng mọi cách phải đưa được sang Châu Âu hay sau đó sang Anh…Thường xuyên, cảnh sát địa phương cứ vài ba hôm bắt một vụ hay vài ba tuần lại bắt vụ khác. Cứ liên tục như thế mà.

    Đường dây của người Việt đưa người đi sẽ tìm cách đút lót cho cảnh sát công lực. Bởi vì như thế cảnh sát cũng được rảnh tay. Thứ nhất, người ta không có tiền để mua vé cho trục xuất. Thứ hai, ra tòa phải nọ kia, rất phức tạp chứ không chỉ đơn giản là trục xuất về Việt Nam. Thứ ba, phải có tiền kinh phí cho những việc như thế.”

    Ông Thắng chia sẻ rằng những người Việt di dân bất hợp pháp không muốn dừng chân ở Ukraine. Bởi vì, công việc làm ăn của người Việt ở đây không còn thuận lợi như thời gian trước khi xảy ra chiến tranh với Nga.

    Theo nhận xét của ông Trần Thắng, trong bối cảnh kinh tế của Ukraine khó khăn, cho nên những người Việt di dân lậu khó có thể tìm được cơ hội để trụ lại và kiếm kế sinh nhai cũng như dành dụm tiền trả cho chi phí của chuyến đi vượt biên của họ.

    Khi Đài RFA đề cập vấn đề liên quan các cơ quan ngoại giao Việt Nam tại Ukraine trợ giúp cho những người Việt di dân bất hợp pháp, ông Trần Thắng cho biết:

     “Nếu như trả những người đi lậu cho Đại sứ quán Việt Nam thì thông thường họ cũng rất khó can thiệp. Bởi vì người ta không thể làm cho xuể được. Bởi vì quá nhiều và người ta lấy đâu ra kinh phí, tiền bạc để lo nỗi cho những người đó trở về quê hương.”

    thung nhan viet nam 1
    Một góc chợ, nơi nhiều người Việt làm việc lậu, ở Warsaw, Ba Lan. Hình: Nhà báo Mạc Việt Hồng cung cấp.

    Nỗi lo sợ bị hồi hương

    Bên cạnh Ukraine, Ba Lan cũng là một nơi cửa ngõ trung chuyển người Việt di dân bất hợp pháp trong vài thập niên qua. Ở Ba Lan, không ít người Việt sinh sống và làm việc lậu bị đưa vào các trung tâm giam giữ người nước ngoài.

    Điển hình, hồi cuối tháng 11/2016, Đài RFA tiếp nhận các cuộc điện thoại kêu cứu từ trại giam ở Ba Lan. Họ cho biết đang rất lo lắng trước thông tin sẽ bị trục xuất về nước. Một người trong số này nói với chúng tôi rằng:

    “Nghe nói có A18 sang trục xuất về Việt Nam. Đi làm ăn mà bị bắt vô đây cả năm trời, rồi bây giờ công an qua trục xuất về thì không biết làm sao.”

    Qua ghi nhận của nhà báo Mạc Việt Hồng từ Ba Lan, thì chuyện trục xuất là có, thế nhưng khá hạn hữu, vì chính quyền nước này thực hiện chính sách ân xá cho người nước ngoài.

    Mỗi đợt ân xá như thế có thể lên đến vài ngàn người, bao gồm cả người Việt Nam.

    Theo tôi đánh giá thì có hàng ngàn người Việt Nam trong những đợt ân xá đó. Có những người được ân xá trong đợt đầu tiên, bây giờ cũng có quốc tịch Ba Lan rồi. Tuy nhiên, cũng có những người tiếp tục đi đến các nước khác sinh sống và làm việc, chẳng hạn như Anh quốc. Mặc dù có quốc tịch Ba Lan, nhưng ở đâu có điều kiện làm việc tốt hơn, thu nhập cao hơn hoặc dễ sống hơn thì họ đi.”

    Tiếp tục đến Tây Âu, dù có giấy tờ hợp pháp ở Đông Âu.

    Chủ biên trang tin Nhịp Cầu Thế Giới Online ở Hungary, nhà báo Nguyễn Hoàng Linh cho RFA biết số lượng người từ Việt Nam di dân sang Châu Âu ngày càng đông. Lý do là một số quốc gia ở Đông Âu nới lỏng chính sách nhập khẩu lao động nước ngoài, kể cả công việc phổ thông như ở Hungary chẳng hạn.

    “Trong những năm vừa qua, đại đa số những người sang đây là sang một cách hợp pháp. Họ đều có đăng ký với một công ty và họ sang đây làm việc. Đương nhiên đồng lương họ nhận về từ công việc ở công xưởng hay nhà máy thì không bằng các nước khác.”

    Truyền thông Nhà nước Việt Nam, hồi đầu tháng 9/2021, dẫn nguồn từ Cục Quản lý lao động ngoài nước, thuộc Bộ Lao động Việt Nam, cho biết trong bảy tháng đầu năm nay có đến hơn 41.000 lao động Việt xuất khẩu. Trong đó, các nước ở Đông Âu như Hungary, Romania…vẫn tăng tiếp nhận lao động Việt đều đặn, dù trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19.

    Nhà báo Nguyễn Hoàng Linh nhấn mạnh tình trạng di dân của lao động Việt sang Tây Âu vẫn tiếp diễn.

    “Họ đi như thế thì là hợp pháp, bởi vì họ có giấy tờ hợp pháp ở Liên Âu. Chỉ là họ làm việc ở các nước khác thì là làm chui thôi. Và đương nhiên đoạn đường từ Đức hay từ Pháp mà họ chạy sang Anh, là quốc gia đã ra khỏi Liên Âu, thì họ phải tìm đến đường dây đưa người theo kiểu này kiểu khác.

    Vụ tai nạn 39 người chết ở Anh rất là khủng khiếp, nhưng theo tôi thì không có tác dụng gì mấy đâu. Người ta vẫn cứ đi.”

    Đồng quan điểm, nhà báo Mạc Việt Hồng cũng lên tiếng rằng “con đường di cư của người Việt Nam đến Ba Lan phong phú hơn so với nhiều năm trước”.

    “Trong những năm gần đây, thị trường lao động ở Ba Lan mở ra cho nên nhiều người đi bằng con đường chính thức sang bên này. Ví dụ, họ ghi danh lao động cho một hãng nào đó ở Ba Lan. Sau đó, họ bay thẳng từ Việt Nam qua Ba Lan để lao động. Thực sự cũng có người đến Ba Lan để làm công việc lao động. Nhưng có nhiều người chỉ lợi dụng cánh cửa đó thôi và sau đó thì họ bỏ việc và đi tiếp.”

    Nhà báo Mạc Việt Hồng nhận định rằng biến cố 39 người Việt bị thiệt mạng ở Anh đã tác động đến làn sóng di cư của người Việt đến Châu Âu bị chững lại. Tuy nhiên, người Việt “không sợ lâu đâu và không bao lâu thì họ vẫn đi bình thường”.

    thung nhan viet nam 1
    Khu chợ người Việt ở Quận 8, Budapest, Hungary, nơi nhiều người Việt làm việc lậu trước khi tiếp tục sang Tây Âu. Hình: Nhà báo Nguyễn Hoàng Linh cung cấp.

    Chấp nhận là nạn nhân của nạn buôn người và bị trở thành “nô lệ hiện đại”

    Đài RFA được dịp trò chuyện với một vài người Việt đang sinh sống ở Pháp và làm việc bất hợp pháp tại Paris. Một thanh niên trong nhóm chia sẻ về cuộc hành trình đến Tây Âu của mình.

    Trước hết, thanh niên ẩn danh cho biết anh sang Romania theo diện xuất khẩu lao động cách đây hai năm.

    “Ngày trước đi là hợp đồng với một công ty được phép xuất khẩu lao động. Bởi vì khi sang là có đầy đủ giấy tờ và có thời hạn đi và về. Hai bên thỏa thuận giá cả rồi đi. Đi qua theo hợp đồng của một công ty ở Hà Nội và họ ra một mức giá về đồng lương như thế. Tuy nhiên, mới đi xuất khẩu lao động lần đầu tiên, cho nên không biết thời gian làm việc 8-10 tiếng hay thế nào. Qua đến Romania thì phải làm việc 10 tiếng đồng hồ mà đồng lương vẫn y chang như thế.”

    Bởi do đồng lương bị thấp và cảm thấy bị bóc lột sức lao động, nên cậu thanh niên này đã sang Đức. Làm việc bất hợp pháp tại Đức cũng không được khá hơn, tại vì “người Việt Nam sang đông quá và làm ăn rất khó”.

    Thanh niên, không muốn nêu tên, cho biết thêm rằng anh tiếp tục sang Pháp. Anh cùng vài người bạn đồng hành làm công việc liên quan xây dựng, sửa chữa nhà cửa. Bởi vì làm việc bất hợp pháp, nên thỉnh thoảng bị những người thuê mướn không trả tiền công.

    Cậu thanh niên còn chia sẻ đang tìm hiểu thông tin đến Anh, nhưng cũng sơ sài và vẫn chưa có ý định qua Anh.

    Nhóm lao động lậu ở Pháp mà chúng tôi tiếp xúc nói rằng trong các chuyến đi từ Đông Âu đến Tây Âu, họ đều chủ động tìm kiếm thông tin và liên lạc với tổ chức ‘dịch vụ’ đưa người di dân bất hợp pháp.

    Tổ chức buôn người nói gì?

    Sau thời gian gần năm tháng kiên trì thuyết phục, Đài RFA nhận được sự đồng ý của một thành viên thuộc một tổ chức đưa người di dân lậu từ Việt Nam sang Châu Âu cho biết một số thông tin liên quan, với điều kiện ẩn danh và trao đổi bằng văn bản.

    Nhân vật này cho biết hầu hết ‘khách hàng’ chủ động liên lạc với tổ chức đưa người qua những người quen biết giới thiệu và trung bình chi phí phải trả cho ‘dịch vụ’ đưa một người từ Việt Nam sang Anh vào khoảng một tỷ đồng. Và khi ‘khách hàng’ đến nơi thì hợp đồng chấm dứt.

    Thông tin Đài RFA được nhân vật này cung cấp là các chuyến đi được tổ chức rất chặt chẽ và kỹ lưỡng.

    “Khách hàng được dặn dò từ khi còn ở nhà. Ra sân bay khi được hỏi thì trả lời như thế nào, ở sân bay và nhập cảnh vào nước trung gian cũng thế. Trong lúc đợi để vượt biên, người đi được hướng dẫn rất kỹ càng để họ không bị phát hiện là sẽ đi tiếp nước thứ ba-thứ tư. Người đi sẽ được dịch vụ lo từ A đến Z: đưa đón ở sân bay, ăn ở chờ dứt hợp đồng.

    Tuy nhiên cũng có rất nhiều trường hợp ngoại lệ, tức là người đi có thể bị bắt dọc đường và coi như hợp đồng không thành công và người đi chịu thiệt.”

    Đa số ‘khách hàng’ được nói là chọn ‘dịch vụ’ theo giá ‘đi Cỏ’, chi phí thấp khoảng 2/3 so với giá ‘đi VIP’.

    ‘Đi Cỏ’ là đường dây đưa người mở trộm thùng xe tải ở các bãi xe gần biên giới giữa Pháp và Anh. Tài xế của xe không hề biết trong xe có người đi lậu.

    Còn ‘đi VIP’ là được nhét vào những chỗ còn trống trên xe mà người tài xế biết rõ là đang chở người đi lậu vào Anh.

    Thành viên của tổ chức đưa người xác nhận ‘khách hàng’ chủ yếu là những người rất khó khăn về tiền bạc và họ mong muốn với chuyến đi vượt biên như thế, họ sẽ có cơ hội thay đổi cuộc sống.

    Bên cạnh đó, Anh quốc là điểm đến cuối cùng của cuộc hành trình di dân lậu bởi vì ‘khách hàng’ có niềm tin rằng họ sẽ “lao động và thu hồi vốn nhanh với giá trị đồng tiền Bảng Anh cao”. Đặc biệt là những người chọn công việc trồng cần sa, còn được gọi là ‘trồng cỏ’.

    Nhân vật, thuộc tổ chức chức đưa người di dân bất hợp pháp từ Việt Nam đến Châu Âu, cho biết đã từng xảy ra tử vong lẻ tẻ hoặc nhóm vài người. Tuy nhiên, vụ việc 39 người Việt bị thiệt mạng ở Essex hồi tháng 10/2019 được ghi nhận là vụ tai nạn tập thể đông nhất đối với người Việt vượt biên vào Châu Âu.

    Mặc dù vậy, nhân vật này khẳng định sau biến cố 39 người Việt tử nạn thì ‘khách hàng’ vẫn đi, tuy ít hơn vì những lý do khác nhau, kể cả bởi dịch COVID-19.

    Nhân vật này còn cho biết tổ chức của họ sẽ không tự hối lộ cho cảnh sát của các nước ở Châu Âu và chỉ dùng tiền để giải quyết khi có ‘khách hàng’ bị bắt. Đồng thời nhấn mạnh rằng:

    “Đồng tiền luôn có sức mạnh riêng của nó, và những người Việt Nam làm dịch vụ đưa người di dân lậu đã biết lợi dụng điều này.”

    Di dân lậu đến Tây Âu vẫn tiếp diễn sau biến cố 39 người Việt tử nạn

    Với ghi nhận của các nhà báo gốc Việt tại Châu Âu thì những người Việt vẫn tiếp tục các chuyến đi với mơ ước đổi đời ở Tây Âu.

    Nhà báo Lê Trung Khoa, chủ bút tờ thoibao.de, ở Đức, xác nhận với RFA về tình hình người Việt di dân lậu sang các nước Tây Âu, nhất là ở Đức diễn ra như thế nào.

    “Tóm lại cũng nhiều và dường như không ngừng đâu. Họ vẫn đi sang bằng cách này hay bằng cách nọ. Nhất là những người ở miền Trung, cứ một người kéo thêm hai, rồi hai người kéo thêm bốn. Họ kéo cả làng đi ấy mà, thanh niên trẻ đi hết. Không đi nước nọ thì sang nước kia.”

    Mời quý vị theo dõi phần IV trong loạt bài phóng sự về 'thùng nhân' Việt ở Châu Âu, để tìm hiểu thực hư số phận của họ như thế nào khi bị trở thành nạn nhân của nạn buôn người và 'nô lệ hiện đại'.

    Theo RFA

  • Vay 5.000 USD nộp cho người môi giới, anh Lục nhận được lời hứa có cuộc sống tốt ở Đức mà không ngờ sắp nếm trải đòn roi, cướp bóc, tù tội.

    "Đó là một hành trình cực khổ, kéo dài cả năm, suýt phải đánh đổi bằng tính mạng", anh Lục (46 tuổi, trú thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) kể về chuyến xuất ngoại sang châu Âu vào năm 2003.

    Khi ấy, anh Lục 30 tuổi, có vợ và một con nhỏ. Thấy một số nhà trong làng khấm khá nhờ người thân "vượt biên", Lục cũng ấp ủ mong muốn đổi đời. Anh bàn với gia đình vay 5.000 USD nộp cho người môi giới địa phương để "làm hộ chiếu bay sang Nga theo diện du lịch ba tháng để sang Đức".

    calais
    Cảng Calais, Pháp.

    Xuống sân bay ở Nga, anh được một người Việt đón lên ôtô, chở về một nhà kho rộng chừng 20 m2 cùng 80 người đến từ nhiều quốc gia khác, cũng có ý định sang Đức. Anh cùng nhóm người bị hủy hộ chiếu, giấy tờ tùy thân, bị nhốt trong nhà kho nhiều ngày, cắt đứt liên lạc. Cơm nước được đưa tới vào đầu giờ sáng, trưa, tối, do đường dây cung cấp.

    Sau một tháng, người cầm đầu đường dây vượt biên thông báo, hành trình từ Nga sang Đức bắt đầu. Tùy vào tình hình an ninh, họ chia người nhập cư thành nhiều tốp, mỗi tốp 5-7 người, vượt biên bằng đường rừng vào ban đêm. Lúc di chuyển, một người nước ngoài đi ngựa dẫn đường, tất cả đi phía sau. Đoàn lần lượt di chuyển từ Nga qua Ukraine, Ba Lan.

    "Ai đi chậm sẽ bị người đi ngựa dùng roi đánh. Cứ hết một chặng, trời gần sáng, chúng tôi lại bị nhốt vào một nhà kho giữa rừng. Người dẫn đường sẽ căn cứ vào tình hình kiểm tra của cảnh sát địa phương để lên kế hoạch vượt biên. Có lúc phải nằm chờ một tháng giữa rừng mới có thể đi tiếp", anh Lục nhớ lại.

    Hành trình kéo dài như vậy suốt nhiều tháng. Ngày bị nhốt trong kho, đêm đến đoàn người lại cúi đầu đi, không biết đang đến đâu, cũng không dám hỏi người dẫn đường, vì sợ bị chửi và đánh.

    Chặng từ Ukraine qua Ba Lan, đoàn người phải vượt sông. Biên giới giữa Ukraine và Ba Lan là một con sông rộng khoảng 60 m, sâu khoảng 15 m. Nếu dùng thuyền thì khó qua mặt được cảnh sát và chó nghiệp vụ, những tay "lái người" nghĩ ra cách: bỏ lao động nhập cư vào túi nylon, cho thợ lặn mang bình ôxy kéo sang sông.

    Một ngày giữa năm 2003, anh Lục nhận thông báo từ nhóm buôn người: Tối nay vượt sông.

    "Tôi thấp thỏm, lo lắng, không thể chợp mắt, dù bản thân biết bơi. Tôi thủ sẵn hai con dao, giấu trong người, lỡ có bất trắc gì thì rạch túi nylon để trốn thoát. Đêm đến, hai thợ lặn nhét tôi vào túi nylon lớn, tôi nằm co ro trong đó. Một người lặn trước kéo túi, người sau dìm túi chìm dưới đáy sông. Vừa lóp ngóp dò dẫm đến bờ sông, chúng tôi đã bị cảnh sát phục kích chờ sẵn trên bờ", anh nói.

    Kế hoạch bất thành, anh Lục bị đuổi trở lại Ukraine và bị tuyên án 3,5 tháng tù vì tội vượt biên trái phép. Quá trình ở tù 3,5 tháng, thanh niên này bị bạn tù đủ mọi quốc tịch tra tấn, đánh đập, cơ thể chi chít vết thương. Hết thời hạn giam giữ, anh bắt liên lạc với đường dây vượt biên, tiếp tục hành trình đi Đức.

    Lần này, anh cùng 12 lao động khác được nhét trên một chiếc ôtô 5 chỗ. Họ nằm xếp chồng lên nhau để đến biên giới Cộng hòa Séc và từ đó tìm đường sang Đức. "Tất cả phải nằm bất động, ngứa hay mỏi cũng không thể gãi, kêu ca. Nhiều người muốn đi vệ sinh, bí quá đành phải thực hiện luôn trong xe. Một số người khác quá sợ hãi đành bỏ cuộc giữa đường", anh nhớ lại.

    Một tháng di chuyển bằng đường bộ lẫn đường rừng, anh Lục đến được biên giới Séc. Nhóm buôn người thả anh cách cửa khẩu 2 km, anh phải tự đi bộ luồn lách qua rừng để sang Đức. Chuyến vượt biên thành công vào tháng 9/2004, anh được đối tác của đường dây, là những người Việt Nam đang sống tại Đức đón ở một bìa rừng, chở ôtô vào nội địa nước này sau khi cầu cứu gia đình ở quê nộp thêm 1.000 USD. Hành trình đến Đức hết 9 tháng.

    Vào Đức, anh nhập trại tị nạn và được cấp 200 euro mỗi tháng để sinh hoạt. Sau thời gian quen địa bàn, người đàn ông quê Hà Tĩnh thường trốn ra ngoài buôn thuốc lá lậu. "Nếu suôn sẻ, mỗi tháng tôi kiếm được từ 1.000 đến 5.000 euro. Cuộc sống ổn hơn, tôi gửi tiền về trả hết nợ", anh kể.

    Ở Đức 4 năm, nghe một số người bạn đang làm việc tại Anh rủ rê, nói "xứ sở sương mù" thu nhập cao hơn gấp nhiều lần. Anh liên hệ với đầu mối trong băng nhóm buôn người, cùng một đồng hương vượt biên qua Pháp, tìm đường sang Anh qua cảng Calais vào đầu năm 2008.

    Cánh rừng gần cảng Calais có hàng nghìn người tị nạn, đủ các quốc tịch, họ dựng hàng trăm lán trại, sinh sống năm này qua năm khác ở đó, chờ cơ hội vượt biên vào Anh. Thỉnh thoảng, ở đây lại xảy ra các vụ ẩu đả, bắn giết. Anh Lục và bạn thuê hai người bản địa dẫn đường nhưng thuê đúng hai tên cướp. Phát hiện người dẫn đường đang định cướp tài sản, anh cùng bạn bỏ chạy song bị chúng đuổi kịp, dí súng vào đầu đe dọa.

    "Tôi quỳ xuống, van xin, đưa một ít tiền. Chúng dùng báng súng đánh, chúng tôi giả vờ ngất nên chúng bỏ đi. Sau đó, tôi và bạn vùng chạy thục mạng", anh Lục kể. Thoát chết, cả hai tiếp tục hành trình vượt biển.

    Tại cảng Calais, những người muốn nhập lậu vào Anh có hai cách để xuống phà vượt sông. Nếu "đi VIP", người của đường dây sẽ dẫn lao động trốn trong container chở hàng, chi phí tầm 10.000 euro. Đi "cỏ", khoảng 2.000 euro, người môi giới sẽ rạch các xe tải chở hàng, rồi tự người lao động nhảy lên, chui vào bên trong để vượt phà. Anh Lục và bạn chọn "đi VIP".

    Đoàn của anh Lục gồm khoảng chục người khác, được nhốt trong một container chở hàng điện tử. Họ được phát một túi nylon để trùm kín mặt, tránh thiết bị an ninh quét được hơi thở. "Tôi liên tục phải nín thở, ngồi trong xe lạnh run cầm cập", anh nhớ lại.

    Sau hai tiếng, anh Lục vượt phà Calais thành công. Khi tiến vào gần London, nhóm anh bị cảnh sát phát hiện, bắt giữ và trục xuất trở lại Đức, rồi trở về Việt Nam.

    Trở về quê, anh cùng vợ mở quán giải khát. Nhớ lại quãng thời gian vượt biên làm việc ở châu Âu, anh nói giờ được cho hàng trăm nghìn USD, cũng không dại gì tha hương đổi đời bất hợp pháp nữa. "Như vậy là quá đủ. Tôi cảm thấy giữ được mạng sống là may rồi", anh nói.

    * Tên nhân vật đã thay đổi.

    Theo VnExpress

  • Trở về từ Anh, anh Tường không nguôi ám ảnh 7 lần chui bám container vượt biên, đối diện với cái đói, cái rét, đánh cược mạng sống trong thùng container.

    Làng Cương Gián, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh được mệnh danh là làng “giàu nhất nước” vì có nhiều người đi nước ngoài lao động. Mấy ai hiểu được, đằng sau đồng tiền họ gửi về là những giọt nước mắt, mồ hôi, thậm chí đánh cược sinh mạng.

    Anh Ngô Mạnh Tường (tên nhân vật đã thay đổi, trú xã Cương Gián) không thể quên được 7 lần chui bám container vượt biên sang Anh.

    Bị cảnh sát bắt giữ rồi trả về, anh vẫn cố vượt nhiều thêm lần nữa vì lỡ vay số tiền lớn để đóng cho đường dây đưa người đi. Cách đây 7 năm, anh biết đến đường dây đưa người đi Anh với chi phí khoảng 400 triệu đồng nên đã cầm cố tài sản.

    vuot bien sang anh

    Đi “cỏ”

    Để đến được nước Anh, Tường đã trải qua 7 lần đu bám container, bị cảnh sát bắt giữ và trả về, rồi lại vượt biên và bị bắt giữ rồi trả về… Hành trình đầy rủi ro và nước mắt của anh cứ lặp đi lặp lại như thế.

    Tường kể, ban đầu anh đáp máy bay qua Moscow (Nga), rồi tiếp tục vượt biên sang Pháp và điểm dừng chân cuối cùng là Anh.

    Vừa đặt chân đến Pháp, người môi giới cho biết, muốn qua được nước Anh có 2 con đường. Thứ nhất đi phà vượt đường hầm qua eo biển Manche ở Calais, con đường thứ hai là đi bằng đường biển từ cảng Calais đến cảng Dover (Anh).

    Những kẻ đưa người đi vạch ra thêm cách đi an toàn hơn khi chi thêm một khoản tiền lớn để được ngồi trên cabin cùng tài xế container hoặc có người đưa phà đến dẫn đi trực tiếp.

    Nếu người nào ít tiền hơn thì đi “cỏ”, nghĩa là buộc phải ngồi sau thùng xe container đông lạnh hoặc tự mình tìm chỗ trốn trong xe container phủ bạt hay nhảy lên xe rồi chui vào bên trong.

    Khi số tiền ở nhà đã cạn, Tường chấp nhận đi theo dạng “cỏ” như những người Việt khó khăn khác.

    Lạnh buốt óc trong thùng container... 

    Khoảng tháng 7/2014, Tường và khoảng 30 người Việt khác được 3 người đàn ông đưa lên ngồi vào thùng xe container xuất phát từ cảng Calais (Pháp).

    Cánh cửa thùng xe container đóng kín bịt bùng, anh Tường bắt đầu sợ hãi và nghĩ đến cái chết.

    “Ngồi trong thùng xe, tôi và 30 người khác cắn răng và tự động viên mình cố gắng. Nhưng khi di chuyển được khoảng 100km trong trạng thái lắc lư, lạnh buốt óc thì bất ngờ thùng container bật mở, tôi mới biết là đã bị công an tóm”, anh Tường nói.

    Bị bắt giữ và nhốt trong 1 căn phòng dành cho người tị nạn, rồi bị trục xuất về Pháp, mọi người lại chờ cơ hội để vượt biên tiếp.

    Vượt biên lần đầu thất bại, nghĩ phải nín thở ngồi co ro trong thùng xe container bịt kín, Tường sợ hãi chỉ muốn quay trở về, nhưng rồi khoản nợ mấy trăm triệu cứ ám ảnh và thôi thúc, Tường nghĩ phải “liều”.

    Một lần không được, 2 lần, 3 lần không được… và rồi 60 ngày với 7 lần ngồi thùng xe container vượt sang Anh.

    Lần thứ 8, Tường buộc phải mượn điện thoại gọi về cho gia đình để vay mượn đóng thêm 100 triệu, chọn đi con đường an toàn hơn là ngồi ở cabin ghế phụ với tài xế.

    “7 lần chui trong thùng xe container là những lần hoảng sợ, chỉ nghĩ đến cái chết, đói và rét, có lúc lạnh 2 hàm răng cứ cắn vào nhau. Trong thùng xe, nhiều người đã bật khóc.

    Thật may lần thứ 8 tôi đi thành công và được vào làm ở quán ăn, sau đó làm nail nên thu nhập cũng khá. Nay chỉ cần nghĩ chặng đường đi, tôi không còn muốn chui vào thùng container thêm lần nào nữa”, anh Tường nhớ lại.

    Rạch bạt xe tải bỏ trốn

    Gần 10 năm trôi qua, mỗi khi nhắc đến hành trình sang nước Anh, anh N.V.T (trú xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc) vẫn khiếp đảm khi 6 lần bị tống vào thùng container để vượt biên nhưng bất thành.

    Năm 2004, anh T. học hết phổ thông. Qua môi giới, anh tìm gặp một người đàn ông để đặt vấn đề đi Tiệp Khắc với phí 8.500 USD.

    Tháng 4/2006, anh T. được dẫn ra Hà Nội bay đi Tiệp Khắc, chuyến bay nhiều giờ đồng hồ mới đến được Tiệp. Tại đây, anh T. được người môi giới làm “thủ tục” sang Anh.

    Anh T. cùng 7 người khác được đưa về một chiếc kho ở ngoại ô 1 thành phố, tá túc 1 tuần và được đưa lên ô tô chở sang Pháp.

    Tới Paris, cả nhóm được đưa về 1 ngôi nhà ở quận 13. Tại chiếc kho này có khoảng 40 người Việt đã đợi sẵn từ trước để chờ vượt biên.

    “Tôi vượt biên bằng đường VIP, đi theo đường dây này tôi phải trả thêm 10.000 euro, họ bảo đến nơi an toàn mới đóng tiền”, anh T. nói.

    Suốt 14 ngày ở kho tập kết chờ vượt biên, nhóm người đi bị cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài.

    Một buổi sáng, nhóm anh T. được gọi dậy để chuẩn bị vượt biên. Anh T. và mọi người bị đẩy vào một thùng container kín mít rồi di chuyển theo hướng biên giới Pháp - Anh.

    Trước khi lên xe, nhóm được lái xe người nước ngoài giao cho 1 cái búa và 1 cái đục để đề phòng trường hợp nguy hiểm như thiếu không khí sẽ được phép đục thùng xe để cầu cứu.

    Xe đến cảng Calais thì bất ngờ dừng lại. Khoảng 10 phút sau, cửa thùng container bị mở toang, rất nhiều người mặc cảnh phục đứng chờ sẵn phía ngoài.

    T. biết bị cảnh sát bắt giữ và bị trục xuất trở lại Pháp. Cứ như thế suốt 6 lần anh T. vượt biên qua nước Anh đều bất thành.

    Đi theo đường VIP không được, anh T. quyết định chuyển sang vượt biên bằng đường “cỏ” và chỉ phải trả 6.500 euro.

    Lần này, anh được đưa đến 1 địa điểm gần cây xăng dầu thuộc cảng Calais. Khoảng 23h, T. được đưa lên xe tải chở lốp sau đó nằm chờ đến 4h sáng hôm sau theo xe vượt biên.

    “10h sáng cùng ngày hôm đó, xe tải đến địa phận nước Anh. Tôi cùng với 3 người khác rạch bạt xe tải bỏ trốn. Đến một địa điểm an toàn, tôi mượn điện thoại của 1 người nước ngoài gọi điện cho người quen đến đón”, anh T. kể.

    Sau khi vượt biên an toàn, anh T. được người quen dẫn về địa điểm ở ngoại ô Paris tìm việc làm. Anh này mưu sinh tại nước Anh suốt 5 năm mới trở về quê hương.

    Theo Vietnamnet

  • Nhiều nghiên cứu về người Việt đi lậu sang Anh cho thấy khối nợ khổng lồ là điểm yếu của họ. Vì sợ không trả nổi nợ, họ bị những kẻ buôn người bóc lột, ép làm nô lệ...

    “Trong chuyến đi, tôi không sợ bọn đưa người. Chủ yếu tôi sợ nhất là phải về làng trước khi sang được châu Âu, không trả được nợ”, một người di cư Việt Nam có tên “Cam” từng chia sẻ trong nghiên cứu Đường tới Anh quốc: Điều tra thực địa di dân Việt Nam do tổ chức France Terre d’Asile thực hiện và công bố năm 2017.

    Những chia sẻ như của Cam không phải là hiếm trong số người di cư Việt Nam qua châu Âu. Đa số họ phải vay các khoản tiền lớn để chi trả cho đường dây đưa người.

    Chính vì những khoản nợ khổng lồ đó, người di cư Việt Nam, từ việc tự nguyện ra đi ban đầu, đến một thời điểm nào đó trong cuộc hành trình lại trở thành nạn nhân của sự bóc lột, lạm dụng trong tay những kẻ đưa người bất hợp pháp, theo một số nghiên cứu lớn về di dân Việt Nam sang Anh.

    Họ thường đã phải trả 15.000-45.000 USD cho đường dây, có thể tự bỏ tiền túi, hoặc có thể vay từ người quen, ngân hàng, hay những đối tượng cho vay nặng lãi. Có những người phải vay nặng lãi một khoản mới để trả nợ cũ, nhưng lãi suất sẽ tăng lên.

    “Tất cả người di cư đều nói nếu không trả được nợ, gia đình họ ở Việt Nam sẽ bị dọa giết, bị trả đũa, hoặc ngân hàng sẽ lấy nhà cửa, ruộng vườn”, nghiên cứu của France Terre d’Asile viết.

    “Họ có những khoản nợ khổng lồ, gia đình đang trông cậy vào họ, vì vậy rất khó để họ đổi ý trước khi đến được điểm đến cuối cùng là nước Anh… dù họ nhận ra những kẻ đưa người đã lừa dối họ”, Nadia Sebtaoui, chuyên gia về người di cư ở Paris, cho biết.

    nguoi viet ti nan o anh 1
    Cảnh tái hiện một trại trồng cần sa và một nạn nhân buôn bán người bị buộc phải làm việc tại đó. Ảnh: Cơ quan Chống Tội phạm Quốc gia Anh.

    Không sợ gian khổ, chỉ sợ không trả được nợ

    “Tôi phải đi… tôi phải đi làm và trả nợ. Tôi chỉ sợ khoản nợ, chứ không sợ gian khổ”, một nạn nhân bị buôn bán có tên “Nam” cho biết trong nghiên cứu Between Two Fires (tạm dịch: Giữa hai đầu số phận) của Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) và Đại học Bedfordshire (Anh). Nghiên cứu này được công bố tháng 4/2019, trong đó phỏng vấn hàng chục người Việt từng di cư bất hợp pháp sang Anh.

    “Đe dọa về việc không có giấy tờ, đe dọa về việc bị trục xuất, nói đi nói lại, là cách (những kẻ buôn người) kiểm soát người di cư”, Mimi Vũ, chuyên gia hàng đầu về chống buôn bán người Việt Nam, nói với Zing.vn từ TP.HCM. “Những người đang nợ rất nhiều tiền, và chỉ muốn sang Anh kiếm tiền, nên họ dễ bị kiểm soát”.

    Một số người di cư vay tiền từ chính những kẻ đã đề nghị đưa lậu họ sang nước ngoài, hay những đối tượng có liên hệ với chúng.

    “Môi giới (đưa người) đến nhà tôi, và bảo tôi hãy vay tiền để chi trả (cho chuyến đi). Những người cho tôi vay tiền là người của họ luôn”, người tên “Nam” cho biết. “Họ nói tiền lương tôi gửi về sẽ được trừ vào nợ”.

    “Những kẻ buôn người có vô số chiêu. Chúng giả vờ quan tâm, và sẽ cho nạn nhân vay tiền hoặc thậm chí đưa nạn nhân đi du lịch”, Michael Brosowski, nhà sáng lập và Giám đốc điều hành Blue Dragon, tổ chức bảo vệ trẻ em khỏi nạn buôn người, nói với Zing.vn. “Nhưng đều chỉ vì một động cơ: tạo lòng tin rồi lợi dụng”.

    Trong một vụ ông từng gặp, một kẻ buôn người có ít nhất 10 “bạn gái” ở các làng khác nhau. “Hắn đi chơi, lên giường, đi du lịch với họ trong tận một năm. Cho tới khi chán, hắn rủ các cô gái sang Trung Quốc. Họ cứ thế biến mất”.

    Gánh khoản nợ hàng chục nghìn USD, một người di cư tên “Thang” còn tin rằng mình đang bị lừa.

    “Họ chỉ bảo ‘cứ làm việc đi. Chúng tôi sẽ nói khi anh trả hết được nợ’”, Thang nói với nhóm nghiên cứu của Between Two Fires. “Có gì đó không đúng… Tôi đã làm việc hơn ba năm, nhưng mới chỉ trả được hơn nửa số nợ”.

    “Tôi lo là nếu không trả được nợ, chúng sẽ giết tôi”, người nhập cư lậu ở Anh có tên “Quang” nói với nhóm nghiên cứu của IOM/Đại học Bedfordshire. “Tôi không muốn bị trục xuất… vì tôi không thể trả được nợ, và tính mạng tôi sẽ gặp nguy hiểm”.

    Hành trình trả nợ và những cái chết nơi đất khách

    Nhiều người di cư lậu Việt Nam sẵn sàng chấp nhận mọi hình thức bóc lột, mọi khổ ải để có cơ hội đến Anh kiếm tiền trả nợ.

    Người di cư có tên “Tran” trong báo cáo của IOM/Đại học Bedfordshire đã vay 20.000 euro để vượt biên sang Anh. Khi tới Moscow, anh bị đánh đập nhiều lần và giam giữ. Anh phải đi qua rừng nhiều tuần liền, rồi tới Pháp, nhưng tại đây, anh bị nhốt tới 12 tháng. Anh cố vượt biên từ Dunkirk sang Anh hơn 10 lần, tất cả đều “nguy hiểm đến tính mạng”, bao gồm một lần trong xe tải đông lạnh mà anh “tưởng rằng mình đã chết”.

    Tương tự, người di cư tên “Quang” (đã nhắc tới ở trên) mô tả việc bị đánh đập, bỏ đói trên hành trình sang Anh: “Tôi bị đánh rất nhiều lần. Tôi rất sợ, và họ không cho đủ thức ăn, chỉ cho để tôi sống qua ngày”, người này nói.

    “Tôi bị đánh đập nhiều lần đến mức bây giờ thường bị đau đầu và có hiện tượng mất trí nhớ… sau này khi đi khám, bác sĩ chẩn đoán tôi bị chấn thương não”, người khác tên “Tho” nói trong nghiên cứu Between Two Fires của IOM/Đại học Bedforshire.

    “Khi ở xa nhà, đặt sinh mạng vào tay người khác, (người di cư) bị yếu thế trước sự bóc lột, lạm dụng, vì không có pháp luật trừng phạt”, ông Brosowski từ tổ chức Blue Dragon nói với Zing.vn.

    Nghiên cứu Đường tới Anh quốc: Điều tra thực địa di dân Việt Nam của France Terre d’Asile cũng phỏng vấn nhiều người từng trải qua hành trình cực nhọc tương tự. Nghiên cứu kể về trường hợp người di cư tên “Anh”, ban đầu chỉ định sang Nga nhưng do việc làm khan hiếm vào mùa đông nên phải vay mượn, tìm đường sang châu Âu.

    “Anh” này phải đi qua rừng ở Belarus để tới Ba Lan trong nhóm 6 người. Tuyến đường qua Ukraine mà người Việt thường đi buộc phải chuyển hướng do xung đột ở miền đông nước này năm 2014.

    “Lạnh và khổ, chúng tôi không ăn gì trong hai ngày, phải uống nước từ tuyết tan”, Anh nói với nhóm nghiên cứu. Họ phải cố vượt biên 20 lần mới vào được Ba Lan, vì họ đều bị cảnh sát chặn rồi lại thả ra ở biên giới Nga. Anh nghe nói đã có người chết trên chặng đường này.

    Trong báo cáo của IOM/Đại học Bedfordshire, một số người di cư Việt cũng chứng kiến các đồng hương bỏ mạng trên hành trình. “Một số thậm chí còn mất mạng trên đường. Sai một li rồi bỏ mạng là chuyện thường”, người có tên “Thang” nói với nhóm nghiên cứu.

    “Nhiều người chết do phải bám lâu nên mỏi và buông tay. Họ ngã và bị xe tải đằng sau cán lên”, một di dân khác nói về chặng từ Pháp qua Anh đặc biệt gian nan.

    Bà Mimi Vũ, với tư cách tình nguyện viên, từng người từng nhiều lần tới thăm Vietnam City, trại tồn tại hơn 10 năm cho tới giữa năm 2018 của người di cư Việt Nam sắp vượt biên qua Anh.

    “Họ nợ nhiều tiền”, bà Vũ nói về di dân ở Vietnam City. “Rất nhiều người đang chạy trốn những người cho vay nặng lãi, các chủ nợ, hay có khi là xã hội đen. Họ ra đi có thể vì đang cố gắng trả nợ, hoặc có thể muốn quỵt nợ”.

    nguoi viet ti nan o anh 1
    Bên trong Vietnam City, trại di cư của người Việt ở phía bắc Pháp tồn tại đến giữa năm 2018. Ảnh: Mimi Vũ.

    Nghiên cứu Baseline research report: the current situations of Vietnamese returnees from the United Kingdom (Tình hình những người từ Anh trở về Việt Nam) năm 2014 của Bộ Ngoại giao Anh, khảo sát 346 người di cư lậu Việt đã về nước, cho thấy họ đã chịu những nguy hiểm tới tính mạng như bị nhốt chật kín trên xe tải hay xe đông lạnh, bám vào xe, nhảy ra khỏi xe đang chạy. Phụ nữ có nguy cơ bị lạm dụng tình dục.

    Khảo sát Returnees in Nghe An (Những người trở về Nghệ An) do Alliance Anti-Traffic (AAT) thực hiện năm 2014 trên 140 người di cư lậu Việt trở về tỉnh Nghệ An cho thấy 22% từng bị những kẻ đưa người nhốt, cấm gọi điện.

    Báo cáo của France Terre d’Asile ghi nhận trường hợp một người di cư Việt Nam bị bắt cóc, đánh đập, đe dọa 5 ngày liền vì tự đi vào nơi dừng xe tải mà chưa trả tiền cho băng nhóm vận chuyển người.

    Từ di cư tự nguyện trở thành nô lệ hiện đại

    Trải qua nhiều khổ ải, cực nhọc, nhưng dù có cơ may sang tới Anh, người di cư Việt vẫn chưa an toàn. Nhiều người tiếp tục trở thành nạn nhân của bóc lột, lạm dụng, trở thành “nô lệ thời hiện đại”.

    Giới chuyên môn phân biệt giữa “người di cư” tự nguyện, và “nạn nhân bị buôn bán”, tức những người bị đưa đi, mua bán một cách ép buộc, hay “nô lệ hiện đại”, tức những người bị cưỡng bức lao động.

    Tương tự, khái niệm đường dây “đưa người” khác với “buôn người”. “Đưa người” (smugglers) nói đến hành vi tổ chức vận chuyển người di cư (có thể bất hợp pháp). “Buôn người” nhìn chung bao gồm hành vi cưỡng ép lao động, bóc lột tình dục nhờ các hình thức kiểm soát như đe dọa, các khoản nợ.

    Khi bị cưỡng ép lao động, bóc lột tình dục như trên, họ từ “người di cư” trở thành “nạn nhân của buôn bán người”.

    Tiến sĩ Daniel Silverstone, người đứng đầu khoa nghiên cứu về công lý, Đại học Liverpool John Moores (Anh), đã tiến hành nghiên cứu Combating modern slavery experienced by Vietnamese nationals en route to, and within, the UK (Tạm dịch: Chống nạn nô lệ hiện đại đối với người Việt trên đường đi và ở trong nước Anh), theo đề nghị của cơ quan chống buôn người của chính phủ Anh.

    Ông đã phỏng vấn các trường hợp người Việt được xác định là nạn nhân của buôn bán người, đồng thời khảo sát hồ sơ người Việt từ National Referral Mechanism (NRM), cơ quan của Anh chịu trách nhiệm nhận dạng và hỗ trợ các nạn nhân buôn bán người.

    Trong báo cáo của ông Silverstone, một nạn nhân nữ người Việt kể lại câu chuyện của mình và “hai cô gái khác tương tự”, từ hồ sơ của NRM.

    “Đàn ông tới liên tục, cả ngày lẫn đêm. Hai cô gái đó có vẻ khá trẻ, chỉ 16-17. Họ bị ép phải quan hệ tình dục với nhiều đàn ông… Hai em đó đã làm việc trong tiệm làm móng khi mới vào Anh, nhưng chúng bảo các em không trả nợ kịp và ép các em làm gái mại dâm”.

    Theo ông Silverstone, có những người Việt trở thành nạn nhân của buôn người ngay trong hành trình tới Anh. Có những người trở thành nạn nhân sau khi đã đến Anh, tức vào được Anh rồi mới bị cưỡng ép, bóc lột.

    “Điều này cho thấy khả năng có một số đường dây buôn bán người Việt đang hoạt động trong lòng nước Anh”, ông viết. Người di cư có thể bị “chuyển qua tay” một số băng đảng buôn người.

    Một nạn nhân, không rõ tên, kể câu chuyện thương tâm, bắt đầu bằng bản hợp đồng dọn nhà, trông trẻ 5 năm để được giúp đỡ rời Việt Nam đi sang nước ngoài.

    “Nhưng (khi đến Pháp) tôi bị đưa lên lầu, nhốt trong phòng… Mở tủ ra, tôi thấy quần áo ngủ, bao cao su… và rất lo lắng. Tối đó, một người đàn ông vào phòng… và cưỡng hiếp tôi”, nữ nạn nhân này nói. “Hắn gọi điện thoại và bảo tôi nghe, đầu dây bên kia chính là người phụ nữ đã đưa tôi sang... Bà nói tôi đã ký hợp đồng làm việc cho bà ta 5 năm”.

    “Tôi đã bỏ nhiều tiền để đưa cô ra khỏi Việt Nam, bây giờ cô phải nghe lời, làm việc cho tôi”, bà ta nói với nữ nạn nhân.

    “Họ nhốt tôi vào nhà, bắt tôi ngủ với đàn ông mà họ đưa tới đó”, một người di cư khác được phỏng vấn trong nghiên cứu của tiến sĩ Silverstone cho biết.

    “Tôi từ chối… thì họ nói có người đã bán tôi cho họ, và tôi phải làm việc để trả nợ thì mới được đi. Khi tôi nhất quyết từ chối, họ nhốt tôi vào phòng, bỏ đói tôi… Tôi phải làm việc không biết bao lâu ở đó. Rồi một người trong nhóm đưa tôi lên xe tải, trốn trong thùng gỗ. Tôi đến Anh, và lại tiếp tục bị cưỡng ép như vậy”.

    Vượt biên sang Anh: “Không khác gì mua xổ số”

    Đe dọa bạo lực là một hình thức cưỡng ép thường thấy ở trại trồng cần sa. Người tên B. trong báo cáo của ông Silverstone rời Việt Nam ra nước ngoài để kiếm tiền trả nợ, cuối cùng được đưa đến một trại cần sa trong nhà máy bỏ hoang ở Ireland. Trong đó là cái nóng ngột ngạt, với hàng trăm cây cần sa có ống tưới được lắp đặt kỹ lưỡng, được trồng dưới ánh đèn.

    Những kẻ buôn người nhốt B., và nói B. sẽ phải hối hận nếu có điều gì xảy ra với những cây cần sa. Cho đến khi cảnh sát phát hiện trang trại, B. khai rằng anh luôn bị nhốt và chưa bao giờ nhận được đồng lương nào.

    Người khác, được ghi trong báo cáo của ông Silverstone là “đối tượng phỏng vấn số 2”, kể về việc bị đánh sau khi làm hỏng cây cần sa.

    “Tôi bị nhốt nhiều tháng và bị đánh đập nhiều lần, thường xuyên bị đau đầu. Khi tôi định chạy thoát, chúng bắt tôi lại và đánh đập tiếp”, người này nói. “Thỉnh thoảng người Việt cùng người Tây đến, cắt và thu hoạch, không chia chút tiền nào cho tôi, và còn đánh tôi”.

    Đối với các tiệm làm móng, báo cáo của ông Silverstone ghi nhận nhiều người Việt làm trong tiệm móng phải làm suốt cả tuần, tiền lương một số người bị những kẻ buôn người lấy mất. Một số bị nhốt.

    Một người di cư khác kể rằng hàng xóm đã đề nghị giúp cô sang Anh, thậm chí còn trả tiền phí cho cô, và hứa hẹn cô sẽ làm cho tiệm sơn móng tay của ông ta, có đồng ra đồng vào gửi về gia đình.

    “Nhưng khi tôi đến (Anh), hắn đón rồi đưa tôi tới một căn nhà nhỏ, cũ và bẩn thỉu. Tôi phải ở trong đó năm đầu tiên, và thật kinh khủng”, cô nói. “Hắn nói sẽ dạy tôi nghề nail và làm việc trong tiệm của hắn. Nhưng hắn đã lừa tôi đến đây để làm ôsin và nô lệ tình dục cho hắn. Hắn lạm dụng tôi cùng những người bạn của hắn tới uống rượu, dùng ma túy. Chúng thường đánh tôi và bắt tôi phục tùng”.

    Sau khi đến Anh, người có tên “Tran” trong báo cáo Between Two Fires của IOM/Đại học Bedfordshire, với hơn 10 lần vượt biên từ Pháp vào Anh, bị “nhốt” trong một căn nhà tới 6-7 tháng, trước khi bị chuyển sang làm việc 6 tháng ở tiệm giặt là và 18 tháng tại nhà hàng. Dù nhận lương rẻ mạt, Tran không coi mình bị bóc lột vì vẫn trừ được những khoản nhỏ khỏi món nợ. Nhưng khi bị chuyển đến làm trong trại trồng cần sa, anh bị đánh đập và bỏ đói, cho đến một ngày trang trại bị cảnh sát đột kích.

    Không được luật sư cố vấn, không biết cách chứng minh mình là nạn nhân của buôn người, Tran nhanh chóng nhận tội để được giảm án. Anh bị giam tổng cộng 17 tháng.

    Về lại Việt Nam sau 9 năm xa quê, anh mang về khoản nợ còn lớn hơn lúc ra đi. Vì khoản nợ đó, vợ anh muốn ly dị, và các con đã bỏ nhà đi. Anh lại tính đường sang Trung Quốc, Hàn Quốc hoặc châu Phi để trả nợ.

    “Nhiều gia đình tan nát, con cái bỏ đi mất, gánh nợ nần. Trước khi đi thì có vợ, khi về, vợ chắc sẽ bỏ”, người di cư tên “Khanh” đưa ra nhận xét đau xót trong báo cáo Between Two Fires.

    “Mọi người không nhìn vào những người thất bại, mà chỉ nhìn vào những người kiếm được. Trong vài chục người mà tôi biết, chỉ vài người được toại nguyện”, Khanh nói tiếp.

    “Không khác gì mua xổ số”.

    Theo Zing

  • Bé trai 5 tuổi gào khóc cầu xin người lớn đừng bỏ đi sau khi bị bỏ lại một mình vào ban đêm ở biên giới Mỹ - Mexico.

    Video được quay bằng điện thoại cho thấy một người đàn ông và một phụ nữ giúp cậu bé vượt qua sông biên giới Rio Grande, nhưng sau đó bỏ mặc cậu bé bên tường rào thép gai tại một con đường phía dưới cây cầu ngăn cách thành phố Ciudad Juarez của Mexico và El Paso của Texas, hôm 27/5.

    Hai người sau đó lội qua sông quay về, để cậu bé lại một mình. Cậu bé ôm con gấu bông hét lên trong tiếng nức nở: "Mọi người đi đâu vậy? Không, không, không. Đừng đi".

    bi bo roi o bien gioi
    Bé trai gào khóc khi bị bỏ rơi ở biên giới Mỹ - Mexico hôm 27/5. Ảnh: AFP.

    Người phụ nữ nói rằng cậu bé đến từ Mexico. Cha mẹ bé đang sống ở Mỹ và sẽ tìm cách đến đón con.

    Một lúc sau, các sĩ quan biên phòng Mỹ phát hiện bé trai và bế lên xe. Nhiều khả năng bé sẽ được đưa đến cơ sở dành cho trẻ nhập cư ở Texas.

    Video gợi nhớ lại sự việc hồi tháng 4, khi một cậu bé 10 tuổi bị nhóm buôn người bỏ rơi giữa sa mạc và cầu xin sĩ quan biên phòng giúp đỡ. Bé trai đã đoàn tụ với mẹ cuối tuần trước sau gần hai tháng ở trong cơ sở dành cho trẻ em nhập cư.

    Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang phải vật lộn để đối phó cuộc khủng hoảng ở biên giới phía nam do lượng lớn trẻ em không có bố mẹ đi kèm đổ vào nước Mỹ. Theo thống kê của Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ, số lần họ bắt gặp trẻ em ở biên giới phía nam trong tháng 3 năm nay tăng 163% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Số liệu cũng cho thấy lực lượng biên phòng đã giữ 17.171 trẻ không có người đi kèm trong tháng 4, giảm so với 18.960 trẻ trong tháng 3.

    VnExpress (theo NY Post)

  • Một thiếu niên buộc chai nhựa khắp người, vừa bơi vừa khóc, cố gắng vượt rào ngăn cách để vào thành phố Ceuta, Tây Ban Nha.

    Thiếu niên khoảng 13-14 tuổi chỉ là một trong hàng nghìn người di cư Morocco, cố lợi dụng sự lỏng lẻo trong kiểm soát của chính quyền Tây Ban Nha để bơi tới thành phố Ceuta trong tuần này. Khoảng 1.500 người di cư từ Morocco đều là trẻ nhỏ và thanh thiếu niên.

    Hình ảnh cậu bé di cư buộc chai nhựa khắp người, vừa bơi vừa khóc như tuyệt vọng đã lan truyền mạng mẽ trên mạng xã hội. Ngay sau khi lên bờ, cậu vội tháo hết vỏ chai, lao thẳng tới bức tường chắn để vào thành phố Ceuta trước khi bị lực lượng an ninh Tây Ban Nha giữ lại.

    Không rõ chuyện gì đã xảy ra với cậu bé sau khi bị bắt. Trục xuất trẻ vị thành niên được coi là hành động bất hợp pháp ở Tây Ban Nha, khiến làn sóng trẻ nhỏ và thiếu niên di cư tới nước này tăng đột biến.

    buoc chai nhua 2
    Thiếu niên di cư Morocco buộc chai nhựa quanh người, vừa bơi vừa khóc để cố gắng vào thành phố Ceuta, Tây Ban Nha, tuần này. Ảnh: Sky News.

    buoc chai nhua 2

    Số lượng người di cư vào Tây Ban Nha gần đây tăng mạnh trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Tây Ban Nha và Morocco về số phận của Brahim Ghali, lãnh đạo Mặt trận Polisario, một phong trào muốn khu vực Tây Sahara trở thành quốc gia độc lập thay vì thuộc lãnh thổ Morocco.

    Bộ trưởng Quốc phòng Tây Ban Nha Margarita Robles hôm 20/5 cáo buộc chính quyền Morocco đã "thụ động", không ngăn dòng người di cư ồ ạt đổ sang nước này. Robles tố Morocco đã đẩy hàng nghìn người di cư, bao gồm trẻ nhỏ, vào tình thế nguy hiểm khi làm ngơ để họ bơi hoặc trèo qua hàng rào vào Ceuta.

    Ceuta là một thành phố tự trị của Tây Ban Nha, nằm bên bờ biển Bắc Phi và có đường biên giới dài 6,4 km với Morocco. Thành phố này ngăn cách với Morocco bằng hàng rào biên giới cao tới 10 mét, nhưng người di cư chọn vượt biên bằng đường biển để có thể đặt chân lên lãnh thổ châu Âu.

    buoc chai nhua 2
    Bơi được đến bờ nhưng cũng nhanh chóng bị trục xuất. Ảnh: Sky News.

    Theo VnExpress

  • Cậu bé Honduras trở thành nạn nhân mới chết đuối ở biên giới Mỹ - Mexico khi cố gắng vượt sông Rio Grande trong điều kiện mùa đông khắc nghiệt.

    Cậu bé - tên tuổi chưa rõ - chết đuối vào ngày 17/2 khi đang cố gắng vượt qua dòng sông bị đóng băng. Cậu đi cùng gia đình mình, trong điều kiện thời tiết lạnh giá chưa từng có ở vùng biên giới. Đợt lạnh này đã khiến 30 người chết và hàng triệu người khác ở Mexico và Mỹ rơi vào cảnh không điện, không nước và lương thực.

    Gia đình của cậu bé này đã cố gắng vượt sông Rio Grande từ Piedras Negras, Mexico để đến Eagle Pass, Texas. Cha mẹ và chị của cậu đã đến được Mỹ, tuy nhiên sau đó họ đã bị Cục Hải quan và Biên phòng Mỹ (CBP) yêu cầu quay lại Mexico.

    Theo các quan chức nhập cư Mexico, “cậu bé đã không thể chịu được những cơn sóng dập, chúng đã cuốn và nhấn chìm cậu xuống vài mét nước”. Dù kéo cậu bé lên, người ta không thể cứu sống cậu.

    nuoc mat vuot bien
    Nhân viên y tế Mexico giúp đỡ một gia đình từ Honduras, bị mắc kẹt khi cố gắng vượt qua vùng nước lạnh giá của sông Rio Grande từ Mexico vào Mỹ, ở Piedras Negras hôm 17/2. Ảnh: Reuters.

    Cơn bão mùa đông khổng lồ đang bao phủ toàn bộ bang Texas, gây ra lượng tuyết đáng kể và nhiệt độ đóng băng kéo dài. Điều này khiến cho việc vượt sông nguy hiểm hơn bao giờ hết.Việc vượt qua dòng sông Rio Grande hùng vĩ luôn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm chết người. Trong các năm gần đây, những người di cư không có giấy tờ, nhiều người trong số đó không biết bơi, đã chết đuối khi bị cuốn ra khu vực nước sâu và có dòng chảy mạnh.

    Đầu tuần vừa qua, một người phụ nữ người Venezuela đã chết khi cố vượt sông Rio Grande. Ba người khác bị hạ thân nhiệt, một được Hội Chữ thập Đỏ Mexico chữa trị, trong khi hai người khác đã đặt chân đến được biên giới Mỹ.

    Các cán bộ tuần tra biên giới ở Texas cho biết chỉ trong tuần rồi, họ đã bắt giữ hơn 200 người di cư không có giấy tờ. Những người này phải chịu đựng cái rét cũng như nhiều thương tích do thời tiết lạnh gây ra.

    Guatemala và Honduras, hai trong số các quốc gia có tỷ lệ bất bình đẳng, bạo lực và tham nhũng cao nhất trong khu vực, tiếp tục bị kiệt quệ do hai cơn bão vào tháng 11, khiến hàng triệu người lâm vào tình trạng mất mùa và không có nơi ở, cũng như thiếu thốn tiền, lương thực và hỗ trợ y tế từ chính phủ.

    Đối mặt với nạn đói, nhiều người đã lên đường để tìm kiếm sự an toàn, công việc và đoàn tụ gia đình với niềm tin nhỏ nhoi rằng chính phủ của Tổng thống Joe Biden sẽ bớt thù địch với những người di cư và người xin tị nạn.

    Các biện pháp hạn chế được triển khai nhằm chặn đứng sự lây lan của đại dịch Covid-19, bao gồm giảm sức chứa tại các nơi trú ẩn dọc tuyến đường này. Điều này đồng nghĩa với tình trạng nhiều người di cư bị buộc phải đi lại trong điều kiện thời tiết đe doạ đến tính mạng của họ và ở những địa bàn của các băng nhóm tội phạm và quan chức tham nhũng.

    Theo Zing

  • Một người đàn ông quốc tịch Việt Nam đã bị bắt và bị truy tố sau khi bị phát hiện đã nhảy khỏi tàu chở hàng để bơi vào Tây Úc mà không tuân thủ lệnh cách ly.

    Một người đàn ông 37 tuổi mang quốc tịch Việt Nam, bị cáo buộc vi phạm lệnh cách ly sau khi được cho là đã nhảy ra khỏi một chiếc tàu chở hàng để bơi vào bờ. Chuyện xảy ra ở cảng Albany, vùng duyên hải phía nam Tây Úc.

    Theo thông cáo báo chí của Cảnh sát Tây Úc, người này được biết là một thành viên thủy thủ đoàn trên một chuyến tàu chở hàng rời, đã cập cảng Albany ở Tây Úc vào ngày 7/1/2021. Theo luật, các thành viên trên tàu không được phép lên bờ, thế nhưng người này được biết đã nhảy xuống nước để bơi vào bờ, vi phạm Đạo luật Quản lý trong tình huống Khẩn cấp, vi phạm Hướng dẫn dành cho Nhân viên Hàng hải của Tây Úc về Kiểm soát Biên giới.

    Chuyện xảy ra vào ngày 9/1/2021.

    Cảnh sát ngay sau đó đã phát lệnh cảnh báo, yêu cầu sự hỗ trợ của cộng đồng để tìm ra người đàn ông này sau khi được báo đã mất tích được 12 tiếng đồng hồ.

    Người này sau đó đã bị cảnh sát bắt giữ vào khoảng 7 giờ tối cùng ngày tại một nhà nghỉ backpacker ở Albany.

    nhay tau hang 2
    Ảnh minh họa

    Người đàn ông này đã được kiểm tra sức khỏe, thực hiện xét nghiệm COVID-19 và đã cho kết quả âm tính.

    Sau sự việc xảy ra, Thủ hiến Tây Úc Mark McGowan đã lên tiếng trấn an người dân, nói rằng đây chỉ là “một trường hợp bất thường” xảy ra trong số hàng ngàn tàu chở hàng đã cập cảng Tây Úc trong suốt thời gian đại dịch.

    Thủ hiến lưu ý người dân “đây là chuyện mà không phải lúc nào cũng có thể dự đoán được” và “rất khó để ngăn chặn trước”.

    “Đây là lần đầu tiên tôi được biết về chuyện một người nhảy khỏi tàu để bơi vào đất liền,” thủ hiến McGowan nói.

    “Người này đã nhanh chóng bị bắt giữ, đã có xét nghiệm âm tính, và đang bị cách ly, ông ta đang bị tạm giam, không có nguy hiểm gì về việc lây lan COVID từ người này.”

    Người đàn ông này đã phải ra tòa sơ thẩm ở Perth vào hôm chủ nhật và sẽ tiếp tục phải ra tòa vào thứ Hai 11/1/2021.

    Theo SBS

  • Những người di cư tìm đến nhà hoang để trú ngụ giữa mùa đông lạnh giá, trước khi tiếp tục hành trình băng rừng vượt bão tuyết tới Croatia.

    Nhiếp ảnh gia của hãng thông tấn Mỹ AP Manu Brabo đã đến Bihac, thành phố ở vùng biên giới tây bắc Bosnia và Herzegovina, để ghi lại hoàn cảnh của những người di cư tại đây.  

    Đoàn người di cư đến từ nhiều nước như Ai Cập, Afghanistan, Pakistan và Syria. Một số người rời bỏ quê hương vì chiến tranh, trong khi những người khác đang chạy trốn đói nghèo. Dù hoàn cảnh khác nhau, họ có chung một mục tiêu là hướng tới những gì họ hy vọng sẽ là một cuộc sống tốt đẹp hơn.

    Trong ảnh, một nhóm người di cư Afghanistan trèo vào một trang trại bỏ hoang gần thành phố Bihac để trú ngụ.

    Mohhamed, 19 tuổi, người ở tỉnh Idlib, Syria, châm một điếu thuốc bên trong nhà máy bỏ hoang ở ngoại ô Bihac. Cuộc phiêu lưu đã đưa những người như Mohhamed tới Bihac vì nó nằm trên tuyến đường dẫn tới nơi mà họ muốn đến là quốc gia láng giềng Croatia.

    Nhóm người Afghanistan sưởi ấm bên trong một nhà máy bỏ hoang. Khi mùa đông tới, một trong những ưu tiên hàng đầu của người di cư là tìm nơi trú ngụ. Họ tìm đến bất kỳ nơi nào có thể qua đêm, những tòa nhà hay nhà máy bỏ hoang. Họ ngủ giữa những bức tường trơ trọi, chờ các nhóm cứu trợ mang đồ ăn nóng tới.

    Nếu may mắn, họ có thể tìm được một chỗ trong trại người di cư của Bihac. Trong ảnh, một nhóm người, hầu hết từ Pakistan và Afghanistan, đang xếp hàng nhận thức ăn tại một trung tâm dã chiến của Tổ chức Di cư Quốc tế ở Bihac.

    Một gia đình Ấn Độ đốt lửa sưởi ấm ở Bihac. Mùa đông ở biên giới Bosnia và Herzegovina thực sự khắc nghiệt với những gia đình có trẻ nhỏ. Những em bé không ngừng khóc, sự mệt mỏi và lạnh giá hằn rõ trên gương mặt.

    Nhóm người Ai Cập đang đi bộ qua một vùng núi phủ tuyết dày được cho là vẫn còn rải rác bom mìn từ thời chiến tranh. Những người di cư cố gắng di chuyển thật nhanh trước khi thời tiết trở nên xấu đi. 

    Tuy nhiên, điều này không dễ dàng bởi họ phải vượt núi băng rừng và thường xuyên phải né tránh lực lượng cảnh sát. Trong ảnh, một người di cư kiệt sức nằm nghỉ gần biên giới Croatia. 

    Nhóm người di cư vượt rừng về phía biên giới Croatia. Họ mô tả mình như đang chơi trò mèo đuổi chuột với cảnh sát biên giới Croatia trên những con đường núi. Có người vượt biên thành công sau vài lần, có người mất nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng.

    Những người Pakistan bị cảnh sát Bosnia phát hiện và đưa xuống một chuyến tàu ở Bosanska Krupa, tây bắc nước này. 

    Nhóm người Syria đi bộ giữa bão tuyết về biên giới Croatia. Có những người phải bỏ cuộc giữa đường và quay lại Bihac vì không chịu nổi giá rét.

    Giới chức Bosnia và Herzegovina cho hay có vài nghìn người từ Trung Đông, châu Phi và châu Á đang trú ngụ ở nước này để chờ vượt biên sang các quốc gia châu Âu giàu có. Cảnh sát biên giới Bosnia và Herzegovina không đủ nhân lực để ngăn chặn dòng người, trong khi đất nước đói nghèo này cũng đang vật lộn để tiếp nhận những người di cư mới đến.

    Không biết đi đâu giữa mùa đông khắc nghiệt của Bosnia và Herzegovina, một số người di cư lựa chọn quay lại quốc gia trước đó là Serbia để chờ mùa đông trôi qua và thử vận may vào mùa xuân tới.

    Theo VnExpress

  • Ông Chamseddine đã dành nhiều năm trời để chôn cất những người không may bỏ mạng trên đường di cư và xem đó là nhiệm vụ của cá nhân mình.

    Chamseddine Marzoug đang vội. Ông tận dụng thời gian nghỉ trưa ít ỏi để đến thăm nghĩa trang, nơi mà ông đã lui tới đây hàng chục năm để lo chuyện chôn cất, mồ mả cho những người châu Phi phải bỏ mạng khi chưa kịp đặt chân lên mảnh đất châu Âu trong hành trình di cư của mình.

    chon cat nguoi ti nan 1

    chon cat nguoi ti nan 1

    Ông Chamseddine, 51 tuổi, dừng lại để thở giữa mảnh đất đầy rác và rải rác các lon bia. Ông chỉ tay về phía trước, băng qua hàng cây ô liu um tùm, cách đó gần 1 cây số chính là nơi ông cần đến. Đó là 1 nghĩa trang đặc biệt, được lấp đầy với những ngôi mộ không có tên tuổi. Vào mùa thu, các thi thể bị gió mạnh thổi trôi dạt vào bờ biển phía nam Tunisia. Còn ở phía đông, người ta thường tìm thấy xác của người di cư đến từ Lybia.

    Theo báo cáo năm 2017 của Trung tâm phân tích dữ liệu di cư toàn cầu, có ít nhất 33.761 người di cư chết hoặc mất tích ở khu vực Địa Trung Hải tính từ năm 2000. Những năm trở lại đây, số lượng người đến được châu Âu giảm hẳn, điều này đồng nghĩa với việc con đường di cư ngày càng nguy hiểm và con người mất mạng nhiều hơn. Vào năm 2017, tỉ lệ này là 1/54, nghĩa là cứ mỗi 54 người di cư thì chỉ có 1 người thành công đến được “miền đất hứa”.

    Khi đến được nghĩa trang tọa lạc ở xã Zarzis, đông nam Tunisia, ông Chamseddine đi đến 74 ngôi mộ mới nhất giữa bầu không khí lạnh tanh bởi mây mưa kéo đến. Chỉ có duy nhất 1 ngôi mộ có tên, dưới chữ viết tay nguệch ngoạc, người ta đọc được dòng chữ: “Rosa Maria, người Tunisia”.

    Rosa Maria là một cô gái khoảng 20 tuổi, được vài người trong số 126 người sống sót trên chuyến tàu di cư định mệnh nhận ra. Thông thường các thi thể không có giấy tờ tùy thân bởi đã bị bọn buôn người tịch thu cùng với đồ đạc của họ. 

    chon cat nguoi ti nan 1

    chon cat nguoi ti nan 1

    Bắt đầu từ năm 2017, ông Chamseddine bắt đầu đánh dấu các ngôi mộ bằng con số ghi trên chiếc vòng tay mà nhân viên khám nghiệm tử thi đeo cho họ hoặc số trên túi đựng thi thể. Vào ngày hôm đó, ông đến đây để lau chùi lại các ngôi mộ. Những trận mưa gần đây đã làm lộ ra một phần của chiếc túi đen được dùng để chôn Rose Mary hồi tháng 5. Thi thể của cô gái trẻ không bị ảnh hưởng nhưng chỉ nằm dưới mặt đất khoảng vài cm.

    Tôi thật sự rất lo, nếu như trời cứ tiếp tục mưa thì thi thể của họ sẽ bị lộ ra mất” - ông Chamseddine nói.

    Gần đó là không ít ngôi mộ đã bị nước mưa cuốn trôi, bao gồm mộ phần của người đàn ông không đầu vừa được chôn cách đây không lâu. Cái xẻng người ta dùng để đào mộ cho ông vẫn còn được cắm trên phần đất ngay bên cạnh.

    chon cat nguoi ti nan 1

    Thời điểm đó, các quan chức châu Âu bắt đầu áp dụng những chính sách đàn áp người nhập cư bất hợp pháp, nhất là thông qua khu vực Địa Trung Hải. Vào tháng 8, quân đội nước Ý đã huấn luyện một tuyến phòng vệ ở bờ biển Libya trong nỗ lực chống buôn người của châu Âu. Nhiều tình nguyện viên còn tham gia tổ chức chống buôn người Defend Europe để giảm thiểu số người liều mạng để nhập cư vào châu Âu.

    Mùa thu năm đó, rất nhiều nhóm cứu hộ người di cư rút khỏi vùng biển Địa Trung Hải khiến số lượng người chết ngày càng tăng cao. Trong hàng chục năm, ông Chamseddine đã tiến hành chôn cất khoảng 400 nạn nhân xấu số, bao gồm cả người lớn lẫn trẻ em.

    Nghĩa trang này được ông Chamseddine xây dựng trên 1 mảnh đất của mạnh thường quân. Chẳng ai trả công cho ông để làm công việc này và ông xem đó là nhiệm vụ của cá nhân mình.

    Lớn lên ở vùng đất phía Bắc Tunisia, ông sau đó chuyển đến sinh sống ở quê nhà bố mẹ ở Zarzis, cùng vợ và 5 con vào năm 1990 và làm nghề ngư dân. Ban đầu, ông làm tình nguyện viên cùng với những người di cư cho 1 trại của Liên hiệp quốc rồi được đưa lên thuyền cứu hộ.

    chon cat nguoi ti nan 1

    2 năm trước, ông Chamseddine bị té ngã trong lúc vận chuyển hàng cứu trợ đến nỗi bị gãy cổ chân trái. Đó là lúc ông tập trung hơn cho công việc chôn cất ở nghĩa trang cũng như tham gia tổ chức Lưỡi liềm đỏ, điều hành 2 nhà tạm trú dành cho hàng trăm người nhập cư.

    Hầu hết những người mà ông Chamseddine chôn cất đến từ các nước châu Phi, khu vực cận sa mạc Sahara: Eritrea, Bờ Biển Ngà, Nigeria, Somalia và Sudan. Đối với mọi người thì những người này là dân di cư nhưng theo ông Chamseddine, ông cho rằng đó là suy nghĩ phân biệt chủng tộc và luôn quan niệm bản thân mình là 1 thành viên trong gia đình của người nhập cư.

    Tôi cảm giác như mình là thành viên của gia đình dân nhập cư vậy” - ông Chamseddine nói.

    Năm ngoái, con trai cả của ông, Firas, đã lên đường trốn sang nước Ý bằng thuyền. Lúc nhận được cuộc gọi của Firas, ông mới biết đến kế hoạch rời bỏ quê hương của con trai. Theo chân anh trai, con trai thứ của ông Chamseddine cũng đi lậu sang Pháp mà không hề nói với bố lời nào. Tại đây, 2 anh em tìm được công việc trong ngành cơ khí.

    Những người con gái của ông Chamseddine thì ở lại Tunisia lấy chồng, sinh con. Bản thân ông chưa từng có ý định rời đi bởi khi đó, ông đã quá già để có thể đi đến nơi khác lập nghiệp. làm lại từ đầu tất cả mọi thứ. Nhưng ông Chamseddine hoàn toàn hiểu được quyết định của những người con trai, tất cả đều vì họ thất nghiệp, chấp nhận bước lên những con tàu chết chóc để tìm đường đổi đời.

    chon cat nguoi ti nan 1

    Trong điện thoại của mình, ông Chamseddine lưu giữ nhiều tấm hình của gia đình cùng ảnh chụp những thi thể ông từng giúp chôn cất. 

    Chúng tôi không thể quên được họ. Dù một số thi thể không có đầu nhưng đối với tôi, những bức ảnh ấy vẫn rất đẹp” - ông Chamseddine chia sẻ.

    2 năm trước, 1 chiếc thuyền chở đầy người Syria nhập cư bị lật, ông Chamseddine cùng đồng đội của mình tìm được 58 thi thể trên biển. Trước đó, ông từng tìm thấy 1 người phụ nữ với đứa con cột trên ngực. Cả 2 đều chết.

    Ông Chamseddine thường xuyên bị tìm đến nhà hoặc nhận được các cuộc gọi điện báo mỗi khi người ta tìm thấy thi thể người nhập cư. Sau đó, ông báo cho chính quyền địa phương rồi mượn chiếc xe của 1 người bạn đưa thi thể đến cơ quan khám nghiệm tử thi để tiến hành làm sạch trước khi đưa đi chôn. Chính quyền địa phương có xe tải để vận chuyển thi thể nhưng ông Chamseddine cho rằng việc này rất vô nhân đạo.

    Khi vội vã rời khỏi nghĩa trang vào ngày 12/11/2017 giữa cơn mưa tầm tã, ông Chamseddine tin rằng sắp tới sẽ có rất nhiều thi thể được tìm thấy khi mùa mưa đi qua và những kẻ buôn người tận dụng điều kiện thời tiết phù hợp để tiếp tục hành vi phạm pháp của chúng.

    chon cat nguoi ti nan 1

    Ông Chamseddine hy vọng trong tương lai, bản thân ông có thể xây dựng một nghĩa trang khang trang hơn, nơi có bia mộ, hàng rào che, xe vận chuyển và tòa nhà nơi các tình nguyện viên có thể vệ sinh thi thể trước khi đem đi chôn. Ông tin rằng một ngày nào đó, ông còn có 1 ngân hàng lưu giữ ADN nhằm xác định danh tính của các người di cư, ước tính chi phí có thể lên đến 35 nghìn USD (hơn 812 triệu đồng). 

    Không chỉ vậy, ông Chamseddine còn dự định sẽ đến sống cạnh nghĩa trang. Vợ ông hoàn toàn đồng ý với ý định này, bà hiểu được vì sao chồng mình lại muốn ở cạnh những người đã khuất. Ông muốn lúc nào cũng có thể dõi theo và bảo vệ họ.

    Tôi là gia đình của họ. Tôi gắn liền với họ” - ông Chamseddine bộc bạch.

    Theo Helino

  • Hàng trăm người tị nạn đến từ Trung Đông và châu Á đang sống trong một khu trại tạm bợ giữa rừng ở Bosnia. Điều kiện sống của họ khiến nhiều người không khỏi xót xa, nhất là khi mùa đông giá lạnh đến gần.

    Bosnia gần đây phải đối mặt sự gia tăng về số lượng người nhập cư sau khi Croatia, Hungary và Slovenia đóng cửa biên giới để ngăn chặn tình trạng nhập cư không có giấy tờ. Trước tình hình đó, chính quyền thị trấn Bihac đã chuyển người nhập cư tới Vucjak, một khu đất xử lý rác thải gần biên giới với Croatia. Ảnh: Khu trại Vucjak, cách biên giới Croatia và Bosnia 8 km. Nguồn ảnh: Reuters.

    Các cơ quan cứu trợ đã yêu cầu chính quyền Bosnia thu xếp khu ở mới cho người tị nạn vì lý do thời tiết sẽ trở nên quá lạnh khi mùa đông đến, chưa kể khu trại Vucjak còn thiếu nước và điện, nằm trong một khu rừng đầy những bãi mìn từ thời chiến tranh Nam Tư. Ảnh: Một người nhập cư đến từ Syria ngủ trong căn nhà bỏ hoang gần trại Vucjak.

    Phần lớn đồ ăn và nhu yếu phẩm được cung cấp bởi tổ chức Chữ thập Đỏ tại địa phương. Nhiều người nhập cư phàn nàn về chất lượng sống tại khu trại và cho rằng nơi này "không dành cho con người". Nhiều nhóm người từ Syria cho biết họ đã cố gắng vượt qua biên giới Croatia nhưng bị cảnh sát nước này chặn lại. Ảnh: Một nhóm người nhập cư từ Syria trở về sau khi nỗ lực đi qua biên giới Croatia thất bại.

    40.000 người đã nhập cư vào Bosnia kể từ 2018 và chính quyền nước này vẫn đang đau đầu tìm cách thu xếp chỗ ở cho họ. Chính phủ cho biết họ đã tìm được nơi ở thay thế cho khu trại Vucjak nhưng chưa được chính quyền địa phương đồng ý. Ảnh: Một người nhập cư tại trại Vucjak.

    Nhiều người phải tắm nước lạnh và thiếu quần áo ấm cho mùa đông.

    Hai người nhập cư đang cố gắng giữ ấm bằng cách quấn mình trong chăn. Được biết, nhiệt độ tại trại Vucjak vào cuối tháng 10 là xấp xỉ 0 độ C và sẽ trở lạnh rất nhanh khi mùa đông đến - một trở ngại lớn với những người nhập cư đến từ các quốc gia nhiệt đới.

    Người nhập cư đang sạc điện thoại trong trại Vucjak.

    Những người nhập cư đang mổ một con cừu để lấy thức ăn. Phần lớn lương thực được viện trợ cho họ đến từ tổ chức Chữ thập Đỏ.

    Quang cảnh chuẩn bị bữa ăn tại trại Vucjak.

    Một người nhập cư đang ăn bánh mì với đồ hộp.

    Một người nhập cư đang đi qua những túp lều trong trại Vucjak. Khu trại tạm bợ này được xây dựng trên nền một bãi xử lý rác thải cũ.

    Một căn nhà bỏ hoang được sử dụng làm nơi trú ẩn trong trại Vucjak.

    Khói từ những ngọn lửa sưởi ấm phủ kín những căn lều.

    Hai người nhập cư đang chuẩn bị cho chuyến đi vượt biên vào Croatia.

    Một nhóm người đang cố gắng sưởi ấm từ lửa trại.

    Theo Kiến Thức

  • Người đàn ông 25 tuổi được tìm thấy chết trong căn lều tạm bợ ở Calais, Pháp sau khi nhóm lửa để nấu ăn và giữ ấm.

    Theo Euro News, một thanh niên đến từ Nigeria, 25 tuổi, được tìm thấy tử vong trong căn lều của anh ta ở Calais, Pháp, hôm 1/11. Các tổ chức phi chính phủ và nhóm hỗ trợ người tị nạn cho biết người nhập cư này tử vong vì bị ngạt khói sau khi đốt lửa trong túp lều tạm bợ để nấu ăn và sưởi ấm.

    Francois Guennoc, Phó chủ tịch Hiệp hội người di cư ở Calais, nói rằng cái chết của người nhập cư này "mang tính biểu tượng vào thời điểm giới chức thành phố đang nỗ lực loại bỏ người di cư và các tình nguyện viên giúp đỡ họ".

    Đây là người di cư thứ 3 thiệt mạng ở Calais kể từ đầu năm cho tới nay khi giấc mơ vượt biển sang Anh của họ còn dang dở. 

    Cái chết phơi bày điều kiện sống tạm bợ, bấp bênh và đầy nguy hiểm mà hàng trăm người di cư ở Calais đang phải đối mặt trong 3 năm qua kể từ khi chính quyền địa phương bắt đầu tháo dỡ các trại di cư vào năm 2016. 


    Nhiều người di cư sống trong cảnh khốn khó khi chờ đợi cơ hội vượt biên sang Anh. (Ảnh: The Guardian)

    Hôm 18/10, Thị trưởng Calais Natacha Bouchar ban hành sắc lệnh ngăn người di cư tập trung trong thành phố, trùng thời điểm diễn ra lễ hội văn hóa địa phương.  

    Năm 2016, cộng đồng người di cư ở Calais lên tới 6.000 người khi chính quyền Pháp quyết định gỡ bỏ các trại di cư bao gồm "Rừng Calais" - khu trại tạm trú ở ngoại ô thành phố Calais của các di dân nuôi mộng vượt biển sang Anh.  

    Cuộc sống của người di cư trở nên khó khăn hơn khi tân thị trưởng Martial Beyaert lên nắm quyền. Hồi tháng 7, ông này tuyên bố áp dụng cách tiếp cận "ít nhân đạo hơn" với người nhập cư.

    Maddy Allen, đại diện tổ chức Help Refugees khẳng định việc thắt chặt an ninh nhằm ngăn người nhập cư trái phép vượt eo biển vào Anh chỉ khiến họ tìm đến những hành trình nguy hiểm hơn.

    Các trường hợp vượt biển sang Anh từ miền bắc Pháp và Bỉ bằng thuyền tăng mạnh trong vài tháng gần đây, dẫn tới ít nhất 5 vụ chết đuối ở Eo biển Manche.

    Theo VTC

  • Cảnh sát Đức hôm 28.10 đã bắt giữ tổng cộng 17 người Việt Nam không có giấy tờ tùy thân, nghi là do đường dây buôn người từ Đông Âu đưa vào Đức.

    Cảnh sát bắt người Việt đi lậu vào Đức. Ảnh: Bild

    Theo báo Bild, tại một chốt kiểm soát ở bãi đậu xe "Am Heidenholz", thành phố Dresden, cảnh sát Đức đã chặn bắt một người đàn ông Ukraine điều khiển ô tô KIA, bên trong có 5 người châu Á và hai người Việt trong cốp xe. Chiếc xe này mang biển số Cộng hòa Czech.

    Khoảng một giờ sau, một chiếc Ford Focus đã bị chặn bắt. Theo báo Đức, 5 người Việt Nam ngồi trong xe do một tài xế người Hungary điều khiển. Tất cả những người này đều không có giấy tờ cư trú.

    Những người Việt bị bắt giữ đều vào Đức từ Đông Âu. Ảnh: Bild

    Sau đó vào khoảng 11 giờ 45 phút tối cũng tại bãi đậu xe “Am Heidenholz”, cảnh sát đã kiểm tra giấy tờ của những người trong một chiếc xe VW, gồm một người đàn ông Ukraine 47 tuổi và 5 người Việt Nam. Những người này (2 nam và 3 nữ) không có giấy tờ tùy thân. Tài xế người Đông Âu này cũng bị bắt giữ cùng với 5 người Việt Nam.

    Đến 23 giờ 45 phút cùng ngày, cảnh sát Đức bắt thêm một xe chở 5 người Việt Nam khác không có giấy tờ nhập cư do tài xế người Ukraine điều khiển xe từ Đông Âu vào Đức.

    Cảnh sát Đức đang điều tra xem 4 vụ bắt giữ trong một ngày có liên quan đến nhau hay không và làm rõ đường dây buôn người đằng sau.

    Theo thoidao.de

  • 39 người tử vong trên xe tải ở Grays, Essex không phải là vụ duy nhất gây chấn động ở Vương Quốc Anh. Trong quá khứ, đã có nhiều vụ việc người nhập cư trái phép gặp tai nạn tương tự, dưới đây là danh sách những vụ việc mà VietHome biết được, xin được chia sẻ với bạn đọc:  

    58 người Trung Quốc tử nạn trên đường từ Bỉ tới Anh

    Nhân viên hải quan tìm thấy xác của 54 người đàn ông, 4 phụ nữ trong chiếc xe tải chở cà chua ở Dover vào ngày 18/6/2000. Những người nhập cư này bị thiếu không khí khi lỗ thông gió bị bịt kín. Người tài xế Perry Wacker sau đó bị xử tù 14 năm.

    Người lái xe lo sợ tiếng động từ trong thùng xe phát ra khi đi qua hải quan, nên đã quyết định đóng lỗ thông gió lại. Theo cảnh sát, lái xe này có thể nhận được tầm £300/người nhập cư trái phép vào đây. 

    Hiện trường bên trong chiếc xe tải chở cà chua (Ảnh PA image)  

    35 người được cứu từ "xe thùng" ở Essex 

    Vào tháng 8 năm 2014, có 36 người Afghan Sikhs (gồm 15 trẻ em) được tìm thấy trong 1 thùng container ở Tilbury Dock, Essex. Một người đàn ông 40 tuổi chết trong khi xe đang di chuyển từ Bỉ vào Anh. Sau đó có 2 người bị kết án tù 17 năm.

    26 người Sri Lanka thoát chết 

    Tháng 10 năm 2001, chiếc xe tải chở 26 người tị nạn tới từ Sri Lanka bị các nhân viên hải quan phát hiện ở cảng Dover. Những người trên xe còn rất ít không khí để thở nhưng rất may là được phát hiện kịp thời nên không có ai tử vong. 

    Ngoài ra còn những trường hợp sau: 

    • 2015: 2 người nhập cư tử vong khi trốn trong thùng gỗ được gửi từ Ý tới Branston, Staffordshire
    • 2016: thanh niên 18 tuổi bị cán chết khi bám vào gầm xe tải ở Banbury, Oxfordshire
    • 2016: Người ta tìm thấy xác người trong sau xe tải ở Kent, xe này trước đó đi từ Pháp sang. 

    Vụ án 39 người tử vong xảy ra hôm 23 tháng 10, 2019 được coi là một trong những vụ giết người hàng loạt lớn nhất tại nước Anh trong 14 năm nay - kể từ vụ khủng bố đánh bom 7/7/2005 (56 người chết, bao gồm 4 kẻ khủng bố). Vụ khủng bố ở Manchester vào tháng 5/2017 có 23 người chết. 

    VietHome

  • Cảnh sát Anh thông báo tìm thấy 39 thi thể trong thùng xe tải tại khu công nghiệp vùng Essex. Tài xế đến từ Bắc Ireland đã bị bắt giữ, tình nghi can tội giết người.

    Phát ngôn của cảnh sát Essex cho biết 39 thi thể được phát hiện trong thùng xe tải vào lúc 1h40 ngày 23/10 tại khu công nghiệp Waterglade thuộc hạt Essex, phía đông nam thủ đô London.

    Cảnh sát cho biết chiếc xe đến từ Bulgaria. Đi vào nước Anh qua cảng tại thành phố Holyhead, xứ Wales, vào ngày 19/10. Cảnh sát đã mở điều tra nghi án giết người.

    Cả 39 nạn nhân được kết luận đã tử vong khi cảnh sát phát hiện. Các nạn nhân bao gồm 38 người lớn và một người vị thành niên.

    Chiếc xe tải bị bắt giữ. Ảnh: CBS News

    "Đây là một vụ việc thương tâm với nhiều người thiệt mạng. Chúng tôi đang tiến hành nhiều mũi điều tra để làm rõ chính xác đã có chuyện gì xảy ra", lãnh đạo cơ quan cảnh sát địa phương, Andrew Mariner, cho biết.

    Theo Sky News, cơ quan điều tra vẫn trong quá trình xác định danh tính các nạn nhân. Ông Mariner dự tính quá trình này sẽ tốn nhiều thời gian.

    Cảnh sát đã tạm giữ tài xế 25 tuổi, gốc Bắc Ireland, tình nghi phạm tội giết người. Khu công nghiệp Waterglade đang được phong tỏa để khám nghiệm hiện trường và phục vụ điều tra.

    Chở người bằng xe tải là phương thức quen thuộc của các nhóm buôn người từ châu Âu vào nước Anh. 

    Cả Thủ Tướng Anh và Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ đã lên tiếng sau khi được thông báo về vụ việc. Ông Boris Johnson, Thủ Tướng Anh cho biết trên Twitter: 

    "Tôi thực sự kinh hoàng trước sự cố bi thảm này ở Essex. Tôi đang nhận được cập nhật thường xuyên từ Bộ Nội Vụ & sẽ hợp tác chặt chẽ với Cảnh sát Essex khi chúng tôi xác định được chính xác những gì đã xảy ra."

    Cảnh sát sẽ điều tra dấu vết vụ này như nào ? 

    Bernie Gravetts, một người đã từng có nhiều năm kinh nghiệm theo dõi nạn buôn người cho biết: "Ban đầu cảnh sát sẽ phong toả hiện trường và thu thập bằng chứng từ đó. 39 nạn nhân sẽ tốn rất nhiều thời gian để kiểm tra hết. Sau đó họ sẽ tìm xem những nạn nhân này là ai, họ được tập hợp ở đâu để cùng lên xe, từ đó sẽ lần ra đất nước mà họ tới từ đó. Những người này thường trả tiền cho các nhóm buôn người, cho nên trên người họ sẽ không có giấy tờ tuỳ thân. Điều cảnh sát có thể nhìn được ngay là cách ăn mặc quần áo để đoán xem họ có thể đến từ đâu. "

    Đường đi của chiếc xe tải chứa 39 nạn nhân

    Chiếc xe mặc dù xuất xứ từ Bulgari nhưng có thể nó đã chở người từ nước khác vào Anh. Việc xác định được đường đi của chiếc xe trong vài ngày nay rất quan trọng để tìm kiếm danh tính của những nạn nhân, cũng như chủ mưu đằng sau vụ này. 

    Cơ quan điều tra của Anh chưa chính thức công bố vụ việc có liên quan tới buôn người hay không, nhưng theo những người có kinh nghiệm thì khả năng đây là những người muốn nhập cư trái phép vào Anh. Họ đã trả tiền hoặc bị các băng nhóm buôn người đưa vào đây thông qua đường bộ. Mọi người thường gọi cách này là "nhảy xe thùng", trong đó người muốn nhập cư sẽ tìm 1 chiếc xe tải nào đó, rồi chui vào để đi qua cửa khẩu ở Anh. 

    Tuy nhiên, trong vài năm gần đây Bộ Nội Vụ Anh thắt chặt việc kiểm tra xe cộ tại cảng Dover nối với Pháp nên các nhóm người này thường tìm đường khác để đi.  

    Chiếc xe tải này được đăng kí ở Bulgari nhưng lại vào Anh qua cảng Holyhead ở Wales, cho nên khả năng là nó đã đi bằng phà từ Cảng Cherbourg, Pháp, tới Rossclare, Nam Ireland và xe được lái tới Dublin trước khi lên phà sang Holyhead, Wales. 

    Con đường này có vẻ dài hơn 1 ngày so với các con đường phổ biến khác, nhưng việc kiểm tra tại các cửa khẩu và các cảng kia không nghiêm ngặt, dễ dàng qua mặt các nhân viên hải quan nhập cư hơn. 

    Tờ Irish Mirror vừa đưa tin không chính thức rằng, chiếc xe tải chở 39 nạn nhân xấu số này được lái từ Belfast tới Dublin. Chiếc xe đi theo tuyến đường đường cao tốc M1 , qua Dundalk và  Drogheda để tới Dublin trong vài ngày trước. Từ Cảng ở Dublin, chiếc xe không gặp trở ngại gì khi qua cửa kiểm tra nên đã lên phà đi tới Holyhead ở Anglesea, Wales.

    Viethome