• Nhu cầu tìm mua căn hộ ở London đang tăng cao sau thời gian “bị ngó lơ” trong cuộc chạy đua tìm nhà có diện tích lớn trong đại dịch.

    Nhu cầu bị dồn nén từ những người mua lần đầu - nhóm khách hàng từ chối mua nhà trong thời gian phong tỏa, kết hợp với giá thuê tăng lên khi người lao động trở lại London, đã khiến nhu cầu mua căn hộ nhỏ tăng vọt.

    Trong một cuộc khảo sát, mức tăng giá căn hộ đang vượt qua tốc độ của thị trường bất động sản nói chung ở năm quận của London - Barking and Dagenham, Greenwich, Newham, Hackney và Tower Hamlets - sự thay đổi lớn về xu hướng trong hai năm qua.

    Tại 8 quận khác - Wandsworth, Lambeth, Southwark, Waltham Forest, Lewisham, Islington, Hammersmith and Fulham và Westminster - mức tăng giá gần như bắt kịp thị trường chung.

    Lucy Pendleton - thuộc Công ty bất động sản James Pendleton, cho biết: “Một lần nữa, thị trường London lại chuyển động. Không có cuộc di cư nào. Trên thực tế, nhiều người mua trẻ tuổi đã chọn thuê trong đại dịch, và đó là lý do chính khiến thị trường cho thuê rất sôi động. Những người muốn mua nhà đang phải đối mặt với thực tế là chi phí thuê nhà đang tăng lên. Nhiều người trong số họ là những người mua lần đầu. Chúng tôi kỳ vọng giá căn hộ ở London sẽ tăng mạnh vào năm 2022 vì lý do này”.

    Trong 12 tháng tính đến tháng 9, giá căn hộ tại London chỉ nhích trung bình 0.74%, so với mức tăng 4.92% đối với nhà có sân thượng, 7.33% đối với nhà liền kề và 9.18% đối với nhà riêng biệt.

    Những căn hộ diện tích nhỏ càng khó bán trong thời kỳ đại dịch vì người mua tìm nhà lớn hơn và có sân vườn. Tuy nhiên, xu hướng đã thay đổi rõ rệt trong trong những tháng gần đây. So với năm ngoái, nhu cầu tìm căn hộ đã tăng 27% so với tất cả các loại bất động sản khác.

    Tim Bannister của Rightmove nói: "Điều này trùng hợp với nhu cầu sống tại London, sau khi tạm thời giảm xuống do các hạn chế vào thời điểm này vào năm ngoái”.

    Viethome (Theo Evening Standard)

  • Nửa tháng trước Tết, cửa hàng của Trọng Nghĩa nhận hơn 6.000 đơn vệ sinh, phục chế giày dép, túi xách... doanh thu khoảng 800 triệu đồng.

    Sáng 9/1, trong ngôi nhà bốn tầng trên đường Đội Cấn, quận Ba Đình, Trọng Nghĩa (31 tuổi) cùng 18 nhân viên đang phân loại hàng trăm giày dép, túi xách của khách trước khi chuyển đến khu vực vệ sinh, sửa chữa hoặc thay thế phụ kiện chuyên biệt.

    "Lượng khách rất lớn nhưng tháng cuối năm chúng tôi chỉ dám nhận tối đa 400 sản phẩm mỗi ngày, từ nay đến ngày 23 tháng Chạp, để kịp trả hết hàng trước Tết", ông chủ cửa hiệu nói.

    ve sinh giay cu 1
    Anh Trọng Nghĩa kiểm tra chất lượng giày da sau khi được vệ sinh theo quy chuẩn, sáng 9/1. Ảnh: Quỳnh Nguyễn

    Trọng Nghĩa là chàng trai Hà Nội, đam mê sưu tập giày từ nhỏ. Mỗi đôi giày của anh dù đắt hay rẻ đều được bảo quản cẩn thận, thường xuyên lau chùi, đánh bóng. Nhưng thời đó Nghĩa không biết cách vệ sinh, giao thợ đánh giày dạo lại không an tâm, khiến sản phẩm nhanh bẩn, mất form. Một thời gian sau, Nghĩa biết ở nước ngoài có sản phẩm đánh giày chuyên nghiệp nên đặt mua, sau vệ sinh theo hướng dẫn của hãng. "Sử dụng sản phẩm vệ sinh phù hợp với từng chất liệu không chỉ khiến giày mới mà còn bền hơn trước", anh nhận xét.

    Cùng lúc, thấy nhiều bạn bè liên tục than phiền không tìm được đơn vị chuyên vệ sinh giày ở Hà Nội, bản thân lại có kiến thức cơ bản về ngành này, anh Nghĩa quyết định mở dịch vụ spa giày, túi xách, đồ hiệu, năm 2015.

    Ý tưởng này ban đầu bị gia đình, bạn bè hoài nghi vì cho rằng khởi nghiệp từ vệ sinh giày dép, túi xách là điều xa xỉ, nhu cầu ít. Nhưng thấy người trẻ (đa phần có thu nhập cao hoặc gia đình có điều kiện) ưa chuộng sử dụng đồ dùng đến từ các thương hiệu nổi tiếng, sản phẩm rất đắt tiền nhưng không biết tự chăm sóc, bảo dưỡng đúng cách, anh vẫn quyết làm.

    Ban đầu, ở Việt Nam chưa có nơi đào tạo toàn bộ quy trình vệ sinh, sửa chữa giày, túi xách, anh Nghĩa và các cộng sự tự học qua mạng, xem hướng dẫn từ các nhà sản xuất sản phẩm vệ sinh. Cùng lúc, anh cũng tham gia các khóa học làm giày, túi xách thủ công để hiểu cấu tạo, chất liệu thường được sử dụng để tìm ra biện pháp xử lý tối ưu.

    Mới bước chân ra thị trường, Nghĩa gặp khó do khách hàng không tin tưởng để giao những món đồ đắt tiền. Nhưng khi anh để khách trực tiếp trải nghiệm quy trình tiếp nhận, báo lỗi và đưa ra các phương án sửa chữa chuyên nghiệp, cũng như bàn giao đúng thời hạn, đảm bảo chất lượng tốt, họ không chỉ tin dùng mà còn giới thiệu bạn bè. Sau hơn một năm khai trương, cửa hàng hoạt động ổn, lượng khách tăng đều.

    ve sinh giay cu 1
    Một nhân viên tại cửa hàng đang vệ sinh lại túi hàng hiệu của khách, sáng 9/1. Ảnh: Quỳnh Nguyễn

    Ông chủ tiệm cho biết, các sản phẩm gửi đến đều là hàng cao cấp, giá từ vài chục triệu, trăm triệu, thậm chí lên đến hàng tỷ đồng. Dù là hàng hiệu nhưng sau thời gian sử dụng thường bị bụi bẩn, ố, ẩm mốc, có mùi hôi, hoặc xước, rách, bong tróc, phai màu trên bề mặt da... cần được bảo dưỡng, sửa chữa.

    Thông thường, giày dép và túi xách được vệ sinh, sửa chữa phải trải qua bốn bước. Ban đầu là tiếp nhận từ khách, kiểm tra tình trạng sản phẩm để tư vấn gói dịch vụ vệ sinh, bảo dưỡng hoặc phục chế; gửi đến bộ phận kỹ thuật sửa chữa, phục hồi; kiểm tra thành phẩm, đóng gói, báo khách đến lấy; và cuối cùng là bàn giao cho khách hàng.

    Nhưng khó và quan trọng nhất trong quá trình bảo dưỡng túi xách hàng hiệu là phục hồi bề mặt da và sơn lại màu, đảm bảo sản phẩm thay thế phải đồng đều với các phần khác như chi tiết vân da, độ đàn hồi, màu sắc da... Yêu cầu túi, ví, giày dép sau khi spa phải có vẻ ngoài giống 90-95% so với lúc khách hàng mua ở hãng.

    Tùy vào lỗi cần khắc phục, thời gian chăm sóc, sửa chữa có thể từ 3 đến 15 ngày. "Nhưng có trường hợp nhân viên phải tháo rời món đồ và thay thế lại toàn bộ các chi tiết hỏng, tốn nhiều thời gian. Chưa kể nhiều linh kiện thay thế phải nhập từ nước ngoài", chủ cửa hàng nói.

    Sau 7 năm mở dịch vụ spa đồ hiệu, trung bình mỗi tháng đơn vị của anh Nghĩa tiếp nhận 1.000 sản phẩm, trong đó vệ sinh, bảo dưỡng giày dép chiếm đa số. Đặc biệt vào tháng cuối năm số lượng đơn hàng có thể tăng gấp 6 lần, doanh thu lên đến 800 triệu đồng.

    Anh Phi Hùng, 24 tuổi, chuyên viên xử lý kỹ thuật, thay thế phụ kiện cho giày dép, túi xách tại cửa hàng, cho biết thời điểm cuối năm nhân viên phải làm 200% công suất để kịp đáp ứng yêu cầu của khách. "Ngày thường chúng tôi chỉ làm 8 tiếng, nhưng nay 18 nhân viên làm việc liên tục trong 12-14 tiếng vẫn chưa hết việc", anh Hùng nói.

    Tùy theo tình trạng của món đồ, dịch vụ cần làm hay độ phức tạp, chi phí bảo dưỡng, vệ sinh giày dép hoặc thay thế phụ kiện dao động từ 90.000 đồng cho đến 500.000 đồng, còn túi xách từ 500.000 đồng đến 7 triệu đồng.

    Sử dụng dịch vụ vệ sinh giày gần 7 năm nay, anh Dương Ngọc Long, 26 tuổi, quận Bắc Từ Liêm nói rằng trung bình 2-3 tháng lại mang giày đi spa, chi phí khoảng 110.000 đồng mỗi đôi. "Tôi thấy quy trình vệ sinh chuyên nghiệp, giày được vệ sinh kỹ lưỡng, hình thức sau khi spa có thể khôi phục 80-90% so với ban đầu nên lựa chọn sử dụng lâu dài. Giá cả cũng không quá đắt, hợp với nhu cầu và chi phí tiêu thụ của bản thân", anh Long nói.

    ve sinh giay cu 1
    Đôi giày của khách hàng trước và sau khi được cửa hàng của anh Nghĩa vệ sinh. Ảnh: Nhân vật cung cấp

    Ngoài cung cấp dịch vụ ở Hà Nội, anh Nghĩa và các cộng sự dự định mở thêm nhiều cơ sở tại các tỉnh thành trên cả nước, song hành với công việc đào tạo học viên về ngành spa giày dép, túi xách, đồ hiệu chuyên nghiệp.

    "Tôi hy vọng mỗi đôi giày, túi xách hay thắt lưng khi được vệ sinh sẽ được "sống lại" một lần nữa, để chúng tiếp tục được sử dụng thay vì bỏ xó", anh Nghĩa nói.

    ve sinh giay cu 1
    Các sản phẩm giày dép cần vệ sinh, khử hôi sẽ được làm sạch bằng dung dịch chuyên biệt.

    ve sinh giay cu 1
    Công đoạn vệ sinh cho túi.

    ve sinh giay cu 1
    Một số mẫu túi bị mờ sơn, chữ sẽ được vẽ hoặc có phương án khôi phục chi tiết, đảm bảo giống hàng mới từ 90-95%.

    ve sinh giay cu 1
    Giày dép được hong khô bằng quạt sau quá trình tẩy rửa, vệ sinh.

    ve sinh giay cu 1
    Một số mẫu giày sau được xếp vào kho sau khi vệ sinh, chờ khách đến lấy.

    ve sinh giay cu 1
    Anh Dương Ngọc Long, 26 tuổi, quận Bắc Từ Liêm đến gửi giày vệ sinh trước Tết.

    ve sinh giay cu 1
    Một số sản phẩm mẫu túi, giày dép trước và sau khi vệ sinh.

    ve sinh giay cu 1
    Một số sản phẩm mẫu túi, giày dép trước và sau khi vệ sinh.

    ve sinh giay cu 1
    Một số sản phẩm mẫu túi, giày dép trước và sau khi vệ sinh.

    Theo VnExpress

  • Người Anh được khuyên không nên chuyển nhà trong thời gian dịch coronavirus để tránh vi phạm các quy tắc về cách ly xã hội, trong bối cảnh thị trường bất động sản ở Anh tiếp tục hứng chịu một đòn tấn công nghiêm trọng.

    Với một số ngân hàng đã tạm dừng cung cấp các khoản thế chấp mua nhà, lệnh đình chỉ tất cả các hoạt động chuyển nhà của chính phủ sẽ khiến thị trường nhà ở đóng băng.

    Trong lời khuyên mới của chính phủ, bộ trưởng Nhà ở Robert Jenrick tuyên bố: "Người mua nhà và người thuê nhà, nếu có thể, hãy trì hoãn việc chuyển đến một ngôi nhà mới trong khi các biện pháp đang được áp dụng để chống lại coronavirus (COVID-19)."

    Thông báo nhanh chóng ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán khi cổ phiếu của các công ty xây dựng giảm mạnh vào thứ Sáu, 27/3.

    Trong một nỗ lực để thúc đẩy thị trường, những đơn vị cho vay thế chấp đã đồng ý gia hạn tất cả các đề nghị cho vay mua nhà trong ba tháng để cho người vay có thêm thời gian hoàn thành giao dịch.

    Nhưng một số hãng cho vay, chẳng hạn như Virgin Money và Skipton Building Society, đã đình chỉ tất cả các đơn xin thế chấp mới cho đến khi khủng hoảng qua đi.

    Chính phủ cho biết cơ quan thương mại ngân hàng UK Finance đã đàm phán với các bộ trưởng về việc đóng băng thị trường mua bán nhà đất khi sinh hoạt thường ngày đang tạm thời bị trì hoãn để chống lại đại dịch.

    Lời khuyên mới của chính phủ về việc chuyển nhà nói rõ: "Do tình hình ở Anh liên quan đến sự bùng phát coronavirus (COVID-19), chúng tôi kêu gọi các bên liên quan đến hoạt động chuyển nhà cần thích nghi và linh hoạt thay đổi các quy trình thông thường của họ.

    "Không cần phải rút các giao dịch, nhưng tất cả chúng ta cần đảm bảo tuân theo hướng dẫn ở nhà và tránh xa mọi người, bao gồm các biện pháp cụ thể cho những người đang biểu hiện triệu chứng, tự cách ly hoặc che chắn. Ưu tiên sức khỏe của cá nhân và công chúng phải là ưu tiên hàng đầu.

    "Trường hợp nhà bạn cần chuyển vào đang trống, bạn có thể tiếp tục giao dịch này nhưng cần làm theo hướng dẫn về làm vệ sinh nhà cửa.

    "Trường hợp căn nhà đang có người ở, chúng tôi khuyến khích tất cả các bên làm tất cả những gì có thể để thỏa thuận ngày di chuyển, chờ đến khi các biện pháp cách ly hết hiệu lực."

    Nhưng lời khuyên cũng chỉ ra rằng: "Trong các quyền hạn thực thi khẩn cấp mới nhằm ứng phó với coronavirus mà cảnh sát được cung cấp, có miễn trừ đối với các hoạt động chuyển nhà cần thiết khi không thể thống nhất một ngày chuyển khác."

    Lời khuyên cũng cho biết: "Lời khuyên của chúng tôi là nếu bạn đã lên hợp đồng chuyển tới ngôi nhà đang có người ở thì tất cả các bên nên hợp tác để đồng ý trì hoãn hoặc tìm cách khác để giải quyết vấn đề này.

    "Nếu việc di chuyển là không thể tránh khỏi vì lý do hợp đồng và các bên không thể đạt được thỏa thuận trì hoãn, mọi người phải tuân theo lời khuyên về việc giãn cách xã hội để giảm thiểu sự lây lan của virus.

    Theo lời khuyên của chính phủ, bất kỳ ai có triệu chứng, đang tự cách ly nên làm theo lời khuyên y tế là không chuyển nhà trong thời gian này nếu có thể. 

    Người bán nhà được thông báo: "Việc rao bán nhà của bạn ra thị trường có thể khó khăn hơn bình thường trong giai đoạn này. Bạn không nên để khách đến xem nhà.

    "Bạn có thể nói chuyện với các đại lý bất động sản qua điện thoại và họ có thể cho bạn lời khuyên chung về thị trường bất động sản địa phương và xử lý một số vấn đề từ xa nhưng họ sẽ không thể tiếp thị nhà của bạn theo cách thông thường.

    "Nếu nhà của bạn đã có mặt trên thị trường, bạn có thể tiếp tục quảng cáo nó nhưng không nên cho phép mọi người đến xem nhà.

    "Không nên có bất kỳ khách nào đến nhà của bạn và do đó bạn không nên cho phép mọi người ghé thăm để xem xét căn nhà. Đại lý của bạn có thể tiến hành các tour xem nhà ảo và bạn có thể thảo luận với họ về phương pháp này.

    "Quá trình mua và bán có thể tiếp tục trong giai đoạn này nhưng bạn nên biết rằng quá trình này có thể mất nhiều thời gian hơn bình thường.

    "Bạn có thể tiếp tục chấp nhận các lời đề nghị giá liên quan đến ngôi nhà của mình, tuy nhiên quá trình bán có thể mất nhiều thời gian hơn.

    "Lời khuyên yêu cầu mọi người ở nhà và tránh xa người khác đồng nghĩa với việc bạn không nên mời khách vào nhà, kể cả những người mua hoặc cố vấn tiềm năng."

    Lời khuyên kết luận: "Một khi đã trao đổi hợp đồng, bạn đã ký một thỏa thuận pháp lý để mua căn nhà đó. Nếu căn nhà bạn mua không có người ở, bạn có thể tiếp tục giao dịch.

    "Nếu căn nhà bạn mua hiện đang có người ở, chúng tôi khuyên tất cả các bên nên trì hoãn việc trao đổi hợp đồng cho đến khi các biện pháp giới nghiêm của chính phủ kết thúc.”

    VietHome (Theo Sky News)

  • Các điểm nóng thu hút nhiều người mua lần đầu nhất trên khắp nước Anh đã được tiết lộ bởi một trang web bất động sản.

    Nghiên cứu của Zoopla đã phân tích mức độ tập trung của những người mua tiềm năng, những người được xác định là người mua nhà lần đầu.

    Nghiên cứu - được thực hiện trong ba tháng - cho thấy Barking và Dagenham là khu vực phổ biến nhất ở London cho những người hy vọng đặt chân lên nấc thang nhà ở đầu tiên.

    Leicester là khu vực phổ biến nhất ở East Midlands, Bristol là địa điểm hàng đầu của miền Tây Nam nước Anh và Midlothian dường như là lựa chọn hấp dẫn nhất cho người mua lần đầu ở Scotland.

    Trên khắp nước Anh, có sự khác biệt lớn về số tiền mà người mua sẵn sàng chi trả.

    Trung bình, những người mua lần đầu ở Barking và Dagenham tìm hiểu các bất động sản có giá 300.000 bảng - trong khi ở Yorkshire và Humber, nơi Bradford là điểm nóng lớn nhất, người mua lần đầu quan tâm đến các bất động sản có giá khoảng 110.000 bảng.

    Dưới đây là danh sách đầy đủ, với giá trung bình của căn nhà người mua lần đầu quan tâm và loại nhà phổ biến nhất.

    • East Midlands: Leicester - 175.000 bảng, ba phòng ngủ bán liền kề
    • Phía đông nước Anh: Thurrock - 260.000 bảng, liền kề ba phòng ngủ
    • London: Barking và Dagenham - 300.000 bảng, liền kề ba phòng ngủ
    • Đông Bắc nước Anh: Newcastle-upon-Tyne - 120.000 bảng, căn hộ hai phòng ngủ
    • Tây Bắc nước Anh: Oldham - 120.000 bảng, liền kề hai phòng ngủ
    • Scotland: Midlothian - 145.000 bảng, căn hộ hai phòng ngủ
    • Đông Nam nước Anh: Reading - 240.000 bảng, căn hộ hai phòng ngủ
    • Tây Nam nước Anh: Bristol - 225.000 bảng, căn hộ hai phòng ngủ
    • Wales: Thành phố Newport - 140.000 bảng, liền kề ba phòng ngủ
    • West Midlands: Wolverhampton - 145.000 bảng, ba phòng ngủ bán liền kề
    • Yorkshire và Humber: Bradford - 110.000 bảng, ba phòng ngủ bán liền kề

    Theo số liệu từ Nationwide, trong tháng Một, tăng trưởng giá nhà thường niên đã lên mức cao nhất trong mười bốn tháng qua.

    Trên khắp Vương quốc Anh, giá trị tài sản cao hơn 1,9% so với một năm trước đó, đánh dấu mức tăng trưởng hàng năm mạnh nhất kể từ tháng 11 năm 2018.

    Jeremy Leaf, một đại lý bất động sản và là cựu chủ tịch khu dân cư của Royal Insitution of Chartered Surveyors, cảnh báo những người muốn sở hữu nhà riêng vẫn đang vật lộn để có đủ tiền chi trả: "Giá có thể sẽ tiếp tục tăng bởi sự thiếu hụt nguồn cung và tỷ lệ xây dựng nhà tương đối thấp, trong khi những khó khăn như tăng tiền đặt cọc mà người mua nhà lần đầu đang phải đối mặt sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến nhu cầu", ông nói.

    VietHome (Theo Sky News)

  • Lãi suất cho các khoản thế chấp mua nhà đã chạm mức thấp kỷ lục giữa bối cảnh cuộc chiến giá cả đang căng thẳng.

    Với viễn cảnh bất ổn Brexit và kỳ tổng tuyển cử đang đến gần khiến người mua cảm thấy e dè, các ngân hàng đang giảm mạnh lãi suất để thu hút khách hàng.

    Các nhà môi giới cho biết lãi suất cố định trong các giao dịch năm năm đã lần đầu tiên giảm xuống dưới 1,5%. Các bên cho vay cũng đã cắt giảm lãi suất cho các khoản thế chấp hai năm xuống chỉ còn 1,05%. Giới chuyên gia dự đoán mức lãi suất sẽ sớm được cắt giảm tiếp xuống dưới 1%.

    Cuộc chiến giá cả đang ngày càng cam go trong khi các ngân hàng không ngừng vật lộn để thu hút khách hàng.

    Ngân hàng có đủ khả năng cho vay với mức lãi suất rất rẻ vì họ có thể vay tiền với chi phí thấp nhất từ trước đến nay trong lịch sử, khi Bank of England quy định mức lãi suất cơ bản chỉ ở 0,75%.

    Số lượng phê duyệt thế chấp trong nửa đầu năm 2019 đang ở mức cao nhất trong mười năm qua và số lượng người mua lần đầu đã đạt mức cao nhất kể từ năm 2007 với 170.000 người.

    Mark Harris, thuộc công ty môi giới thế chấp SPF Private Client, cho biết mức lãi suất 'thấp đến đáng kinh ngạc' hiện nay là mức thấp nhất mà ông từng thấy trong sự nghiệp 25 năm của mình.

    'Tôi chưa bao giờ thấy thị trường có tính cạnh tranh đến vậy', ông nói thêm. 'Thực tế, có được mức lãi suất 1,5% cố định năm năm là một cơ hội rất hấp dẫn đối với người vay.'

    Mức lãi suất tốt nhất chỉ dành cho những người yêu cầu khoản vay có trị giá tối đa 60% giá trị căn nhà của họ. Nhưng các gia đình có thể có được mức lãi suất chỉ 2,59% ngay cả đối với các khoản vay bằng 95% giá trị căn nhà - một mức thấp kỷ lục khác.

    Theo trang web so sánh Moneyfacts, với khoản thế chấp 300.000 bảng kéo dài 25 năm, sự khác biệt giữa lãi suất 4,9% và 1,44% tương đương lên tới hơn 32.000 bảng trong 5 năm.

    Jane King, cố vấn tài chính Ash Ridge, cho biết thị trường đang rất cạnh tranh nên cô hy vọng các ngân hàng có thể cắt giảm lãi suất thêm nữa.

    Tuy nhiên, cô cảnh báo người mua nên xem xét kỹ các khoản phí được tính. "Hiện nay, lệ phí chính là cách các ngân hàng dùng để kiếm tiền", cô nói.

    'Đối với người mua, tất cả những gì cần cân nhắc chỉ là khả năng chi trả. Vì vậy, có vẻ như các ngân hàng sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất - và chẳng thể đoán được nó sẽ xuống thấp đến mức nào'.

    Ba đơn vị cho vay - Halifax, Santander và Virgin Money - đang chào mời tỷ lệ thế chấp cố định trong 5 năm ở mức dưới 1,5%, theo Moneyfacts.

    Halifax đang cung cấp mức lãi suất rẻ nhất là 1,44%. Nhưng đi kèm với đó là khoản phí trả một lần £1.495.

    Rachel Springall, một chuyên gia tài chính tại Moneyfacts, cho biết: 'Cuộc chiến lãi suất thế chấp chưa kết thúc và do đó, có đến ba ông lớn cùng đưa ra các khoản lãi suất thế chấp cố định năm năm dưới 1,50%.

    'Thế chấp có lãi suất thấp nhất có thể không phải lúc nào cũng đem lại giá trị tổng thể tốt nhất bởi vì nó sẽ phụ thuộc vào tổng số tiền mà người vay đang muốn vay.

    'Người vay cũng có thể chuyển sang thế chấp cố định năm năm để kéo dài thời gian trả nợ hàng tháng trong thời kỳ kinh tế bất ổn.

    ‘Các bên cho vay đang cạnh tranh về lãi suất vì đó là một cách nổi bật để so sánh các giao dịch. Đây là động thái thu hút không chỉ khách hàng mới mà còn giữ chân những người có thể đang muốn chuyển sang vay ở nơi khác.'

    VietHome (Theo Daily Mail)

  • Một gia đình người Anh liên tục phát hiện ra những sai sót của ngôi nhà, trong đó có việc mái ngói được giữ bằng băng keo.

    Vợ chồng Joe và ngôi nhà đầy lỗi của mình. Ảnh: SWNS.

    Cặp vợ chồng Joe Tompkinson, 33 tuổi và vợ Claire, 43 tuổi đã bỏ ra 400.000 bảng (hơn 11 tỷ đồng) để mua một ngôi nhà của công ty Linden Homes được xây tại Swindon, Wiltshire, Tây nam nước Anh. Họ cùng ba đứa con 8, 5 và 3 tuổi chuyển về đây ở từ tháng 12/2017. Chỉ ba tuần sau, họ nhận thấy ngôi nhà có vấn đề khi một viên ngói rơi xuống và làm vỡ kính chắn gió chiếc ôtô đang đậu trong nhà xe, khiến gia đình tốn 3.000 bảng sửa chữa. Lúc đầu, bên bán nhà nói rằng đây chỉ là hệ quả của gió thổi nhưng sau đó đã đồng ý hoàn trả cho gia đình Joe số tiền này.

    Sau đó, người chồng vốn là cảnh sát đã có 12 năm trong nghề tiếp tục phát hiện ra rất nhiều lỗi về xây dựng tại ngôi nhà như ban công không khóa an toàn, sàn phòng tắm chìm, các vết nứt nhỏ trên tường và sàn nhà, gạch bị thiếu và bị lún... Tính đến nay, Joe đã tìm thấy hơn 400 lỗi trong nhà, anh đã sửa bớt nhưng vẫn còn hơn 100 lỗi.

    Các viên ngói trên mái được gắn với nhau bằng băng keo. Ảnh: SWNS.

    Trong một lần kiểm tra mái nhà, Joe phát hiện phần lớn các viên gạch được sắp xếp không chính xác, thậm chí có những viên đã được gắn với nhau bằng băng keo. 

    Joe cho biết, anh đã liên tục gửi mail thông báo về các lỗi của ngôi nhà cho bên bán, có tuần anh gửi vài mail. Thế nhưng công ty bán nhà vẫn để mặc gia đình anh sống suốt 18 tháng qua ở đây. 

    Vết nứt kéo dài trên sàn garage. Ảnh: SWNS.

    Công ty bán nhà đã hứa sẽ trả 7.350 bảng để trang trải chi phí sửa chữa trong khi gia đình Joe rời khỏi nhà trong một vài tuần vào mùa hè. Joe đã đặt một kỳ nghỉ ba tuần tới Florida nhưng sau đó công ty đã rút lại lời đề nghị. Vì thế, Joe đã công khai những sai sót của ngôi nhà với truyền thông, với mục đích muốn luật pháp vào cuộc, xem xét những vấn đề gia đình anh đã và đang phải gánh chịu.

    Viethome (theo VnExpress)

  • Ý định mua nhà Hà Nội gửi gắm bao nhiêu mơ ước của cặp vợ chồng trẻ về một tổ ấm bao nhiêu thì thực tế phũ phàng bấy nhiêu: Hai vợ chồng ly hôn, nợ nần đầm đìa, xoay tiền ăn hàng tháng.

    Với những người mới gặp mặt, anh Nguyễn Văn Trung (29 tuổi, ở Trực Ninh, Nam Định) là một người thành công vì mới 29 tuổi đã mua nhà Hà Nội, có vợ đẹp, con ngoan.

    Nhưng người nào thân thiết, biết hoàn cảnh của anh thì mới thấy được, để có căn nhà ở Hà Nội anh phải đánh đổi cả tiền của và hạnh phúc. Câu chuyện dưới đây được anh Trung kể lại khi vừa nhận được căn hộ chung cư ở tòa nhà The Vesta, Phú Lãm, Hà Đông, Hà Nội.

    Ước mơ từ căn phòng trọ 20 mét vuông

    Như bao bạn trẻ khác đang sinh sống ở Hà Nội, tôi cũng là dân tỉnh lẻ (quê tôi ở Trực Ninh, Nam Định) ra Hà Nội học tập và sau đó làm cho một công ty truyền thông.

    Khu nhà đẹp mơ ước với đầy đủ tiện nghi, khuôn viên đẹp của vợ chồng anh Trung.

    Năm 2015, tôi lập gia đình với một cô gái làm bên ngành xuất bản đến từ Quảng Ninh sau một thời gian yêu đương, tìm hiểu khá kỹ càng.

    Khi đó chúng tôi thuê nhà trọ với giá 2,5 triệu đồng/tháng để ở. Thu nhập của cả 2 vợ chồng khoảng 21 – 22 triệu đồng/tháng. Cuộc sống vợ chồng mới cưới không quá giàu sang nhưng cũng dư dả, có chút tích cóp cho tương lai.

    Đến khi vợ tôi sinh cậu con trai đầu lòng thì căn phòng trọ hơn 20 m2 có phần chật chội, bí bách, nhất là khi con tập bò, chập chững học đi.

    Lúc đó, vì nghĩ đến tương lai của con, nghĩ đến sức khỏe của con nên hai vợ chồng tôi ngồi tính toán đến chuyện mua nhà Hà Nội.

    Có 240 triệu đồng, mua nhà 980 triệu 

    Sau hơn 2 năm cưới nhau, tổng cộng số tiền dành dụm của cả 2 vợ chồng trước khi cưới, tiền bố mẹ 2 bên cho khi cưới và tiền chung của 2 vợ chồng làm ra trong thời kỳ hôn nhân của chúng tôi là 240 triệu đồng.

    Có ý định mua nhà nên bố mẹ 2 bên đồng tình ủng hộ và có bảo sẽ giúp đỡ vay mượn, cho thêm một chút để có thể sớm hoàn thành việc đại sự của đời người.

    Nhưng nhà thấp cấp cũng cần phải đạt được một vài tiêu chí như thiết kế rộng rãi, khuôn viên tốt, vị trí thuận tiện cho bố mẹ đi làm con đi học.

    Với mức tiền đó và qua tìm hiểu chúng tôi chọn mua dự án nhà ở xã hội The Vesta ở khu vực Phú Lãm, Hà Đông, Hà Nội có mức giá 14,2 triệu đồng/m2.

    Căn hộ chung cư vợ chồng tôi chọn mua có diện tích là 68,4m2 (diện tích thông thủy) và chúng tôi phải trả khoảng 980 triệu đồng để mua căn hộ đó.

    Với thiết kế khá hợp lý gồm 3 phòng ngủ, 2 phòng vệ sinh, 1 phòng khách liền bếp làm chúng tôi khá ưng ý vì 3 phòng ngủ riêng biệt thuận tiện cho con trai, con gái được ở riêng phòng hoặc ông bà ở quê ra thăm cháu cũng có phòng riêng để ngủ.

    Tính cua trong lỗ 

    Theo tính toán ban đầu của 2 vợ chồng là ký hợp đồng mua nhà năm 2017, đến năm 2019 họ bàn giao nhà, tiền sẽ không phải trả cả cục, trả theo từng giai đoạn nên sẽ có đủ thời gian thu xếp tiền.

    Với số tiền của 2 vợ chồng có được cộng thêm bố mẹ cho sẽ đủ để trả tiền đợt 1 là 30%. Sau đó, các đợt tiếp theo bố mẹ 2 bên sẽ vay ngân hàng và người thân giúp.

    Đến năm 2019 nhận nhà, với sự hỗ trợ của người thân, 2 vợ chồng sẽ chỉ còn nợ khoảng 200 triệu đồng. Và với khoản nợ này, nếu như 2 vợ chồng dành dụm thì có thể 2 năm sau chúng tôi sẽ trả hết nợ.

    Thực tế anh Trung nhận nhà chậm so với tiến độ và phải gánh khoản nợ kếch xù.

    Áp lực trả nợ bắt đầu 

    Giấc mộng về ngôi nhà hạnh phúc được 2 vợ chồng tôi thêu dệt đẹp như vậy, tính khả thi cao như vậy nhưng mọi thứ vẫn sụp đổ. Tất cả chỉ là dự tính và cuộc đời không ai biết trước chữ ngờ. Mọi việc xảy ra một phần cũng liên quan đến kinh tế.

    Đợt đầu đóng tiền nhà do có sẵn tiền tiết kiệm nên cuộc sống vợ chồng tôi vẫn bình thường. Bắt đầu đến đợt đóng tiền nhà thứ 2 thì chúng tôi phải chạy vạy vay tiền khắp nơi. Bố mẹ 2 bên cũng vay giúp và thế chấp sổ đỏ nhà ở quê để vay tiền ngân hàng.

    Khó khăn từ việc vay mượn tiền, cộng với phía chủ đầu tư gây sức ép phải đóng tiền đúng kỳ hạn.

    Mặc dù chúng tôi ký hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư nhưng khi nộp tiền cho họ lại không có hóa đơn đỏ, không biết tiền mình nộp sẽ đi về đâu. Dù tôi có hỏi nhưng họ tìm mọi cách để lảng tránh vấn đề đó, lúc thì họ hẹn 1 tuần, lúc lại bảo hóa đơn đỏ bên em xuất theo quý, theo năm…, đợt nộp tiền là đầu năm thì phải cuối năm mới có hóa đơn…

    Hơn nữa, việc nuôi con nhỏ cũng tốn kém về tiền bạc, áp lực tâm lý từ việc chăm sóc con cái, kinh tế không có, vay tiền chưa được, sự thúc ép từ chủ đầu tư, lo lắng tiền bị mất mà nhà thì mãi chưa xong… làm vợ chồng tôi luôn xảy ra mâu thuẫn.

    Những cuộc cãi cọ diễn ra thường xuyên hơn và đến đợt đóng tiền nhà thứ 3 vào giữa năm 2018 cũng là lúc cuộc hôn nhân của chúng tôi tan vỡ.

    Lúc đầu dự tính là bố mẹ vợ sẽ vay giúp khoảng 300 triệu đồng. Nhưng khi 2 vợ chồng chia tay thì cũng không vay được khoản tiền đó nữa. Vậy là tôi bị rơi vào thế bị động, sẽ phải tự xoay 300 triệu đồng để đóng tiền đợt 3 và các đợt sau đó.

    Để có thêm bộ bàn ghế trong phòng khách, gánh nặng nợ nần trên vai anh Trung lại tăng thêm.

    Bán đồ đạc, chơi phường họ, vay lãi ngày giá cao 

    Rơi vào thế bí làm tôi không biết kiếm đâu ra khoản tiền lớn để đóng tiền nhà. Tôi có suy nghĩ muốn bán lại nhà cho người khác. Nhưng lại nghĩ đến con mình, nghĩ đến tự trọng của bản thân nên tôi quyết mua bằng được căn hộ này.

    Bình thường, khi mua căn hộ sẽ có hình thức vay tiền ngân hàng theo dự án. Tức là nếu bình thường tôi sẽ được vay ngân hàng với lãi suất thấp theo dự án đó.

    Nhưng trớ trêu thay, tôi lại bị dính vào danh sách nợ xấu của ngân hàng từ hồi vay vốn sinh viên nên tôi không thể vay tiền theo dự án căn hộ đã mua.

    Nghĩ lại tôi vẫn thấy đó là quãng thời gian đen tối. Vợ chồng chia tay, bố con xa cách, đã thế khoản nợ sinh viên vay 800 nghìn đồng/tháng quên đóng đúng thời hạn lại thành nợ xấu, dẫn đến bị đóng băng tất cả hoạt động vay tiền tại ngân hàng của tôi.

    Trong lúc bí bách, tôi đem bán chiếc laptop, bán máy ảnh những chiếc ống kính mà tôi yêu thích. Nhưng số tiền đó cũng không thấm vào đâu so với khoản tiền kếch xù phải đóng để mua nhà.

    Các cụ thường nói bí quá làm liều và tôi nghĩ tôi cũng đã làm liều. Khi đó tôi được một người quen chỉ cách chơi phường họ để có tiền nhanh.

    Nhóm tôi chơi phường gồm 50 người, mỗi người mỗi tháng đóng 2 triệu. Để có đủ tiền tôi chơi 2 suất và khi đó tôi có được 200 triệu đồng từ chơi phường để nộp tiền nhà, số tiền đó sẽ được đóng trả dần từng tháng. Nhờ vậy mà tôi vượt qua giai đoạn đóng tiền đợt 3 và 4.

    Nhưng rồi đến đợt đóng tiền thứ 5, tôi lại tiếp tục rơi vào tình trạng tay trắng đi gom tiền. Lúc đó tôi hỏi vay bạn bè, người thân, mỗi người vay tạm một ít để lấp khoảng trống đó rồi kiếm tiền trả dần.

    Tuy nhiên, khi người ta bàn giao nhà cho mình cũng bị lỗi rất nhiều thứ, đường nước không đảm bảo, ống nhước nhỏ nên hay bị bục, nền nhà, trần nhà cũng làm cẩu thả. Tôi lại phải mất thêm chi phí khoảng 7 – 8 triệu để sửa chữa lại lúc mới nhận nhà.

    Sửa chữa nhà cửa, phòng bếp sau khi nhận nhà làm anh Trung luôn trắng túi, đói ăn từng bữa.

    Đối với những người khác, có thể số tiền 7 – 8 triệu không lớn, rất dễ để thu xếp, nhưng với một người vừa mới nhận nhà, cập rập nhiều thứ phải dùng đến tiền thì 8 triệu là một số tiền rất lớn, để có được ngay là rất khó.

    Nhưng nếu tôi không nhận nhà vì những lỗi này thì họ lại lùi thời hạn bàn giao nhà để sửa chữa.

    Chờ như vậy sẽ càng lo lắng, sốt ruột nên tôi lại phải cố bằng cách vay lãi ngày giá cao để tự sửa những chỗ lỗi, nhanh hoàn thiện nhà.

    Sau đó lại phải tìm cách cày cuốc kiếm từng đồng để trả lãi ngày và tìm cách vay mượn để trả khoản vay lãi này trước, bởi nếu không để lãi mẹ đẻ lãi con tôi sẽ phải bán nhà sớm.

    Gánh khoản nợ 400 triệu đồng cộng thêm chục triệu tiền lãi để mua nhà Hà Nội

    Tìm đủ mọi cách có thể để mua nhà Hà Nội và đến hôm nay, khi đã nhận nhà được gần 1 tháng, tôi đang phải gánh khoản nợ 400 triệu đồng, cộng với đó là khoản tiền lãi hơn 10 triệu đồng mỗi tháng.

    Với khoản nợ lớn trên vai, nếu trời cho khỏe mạnh, không gặp biến động gì trong cuộc sống thì chắc phải 8 năm sau tôi mới trả hết nợ.

    Căn phòng ngủ rộng rãi trong ngôi nhà mới nhưng anh Trung luôn phải cô đơn một mình.

    Còn hiện tại, trong vòng 10 ngày gần đây sau khi lấy nhà, tôi luôn trong tình trạng không có nổi vài chục nghìn đồng trong túi.

    Tiền đi mượn về đến đâu tôi trả hết đến đó, nay trả tiền công thợ, mai trả tiền quạt trần, hôm sau trả tiền bộ bàn ghế, ngày họ lắp tủ bếp, ngày họ lắp sàn gỗ…

    Hôm đó, sau khi trả các khoản mua sắm, sửa chữa cho căn nhà mới, trong túi tôi còn chưa đến 20 nghìn đồng.

    Trong tủ lạnh không có rau, chỉ còn 3 quả trứng, gạo thì hết. Trên đường đi làm về nhìn thấy xăng xe ở mức “báo động đỏ” nhưng không dám đổ xăng mà dùng mấy đồng trong túi mua một bó rau và mấy cọng hành về rán trứng, luộc rau ăn bữa tối.

    Sáng hôm sau đi làm, đến giữa đường xe tôi bị hết xăng, trong túi không có tiền và tôi phải đứng ngoài đường gọi điện cầu cứu anh bạn đồng nghiệp mua cho nửa lít xăng đến đổ vào đi đến công ty.

    Nghe chuyện này nhiều người chậc lưỡi, vay đâu chẳng được mấy trăm để tiêu tạm, làm gì đến mức như vậy.

    Nhưng hoàn cảnh của tôi lại khác, tôi đã vay tất cả những người xung quanh, những người có thể cho vay đã vay hết để trả tiền nhà, giờ không dám hỏi vay bạn bè khoản nhỏ nhặt vài trăm nghìn nữa nên tôi cố cầm cự đến ngày lấy lương.

    Với tôi, để mua nhà Hà Nội là quá vất vả cho cả bản thân và bố mẹ tôi. Và có lẽ, tình trạng nợ ngập đầu khi mua nhà không phải mình tôi mà rất nhiều người gặp phải.

    Bởi thường khi đi mua nhà ít ai có đủ tiền hoặc có ngần này lại muốn mua nhà cao hơn số tiền mình có nên dẫn đến nợ tiền là không tránh khỏi. Và cứ đuổi theo như vậy dẫn đến áp lực gánh lãi ngân hàng, kiếm tiền trả nợ.

    Cho đến lúc này, khi thấy bố mẹ vất vả chạy vạy vay tiền giúp tôi làm tôi lại có suy nghĩ mình không nên mua nhà khi tiềm lực kinh tế còn non yếu.

    Bởi, khi tôi còn thanh niên, với mức lương khoảng 15 triệu đồng/tháng, trừ đi chi phí sinh hoạt, chi tiêu cho bản thân hàng tháng tôi vẫn biếu được bố mẹ vài triệu đồng.

    Nhưng hiện nay, bản thân tôi khi mua sắm phải tính toán từng tý, không những không biếu bố mẹ được đồng nào mà bố mẹ còn phải giúp đỡ để tôi có tiền mua nhà Hà Nội.

    Với công việc văn phòng hiện nay rất khó để tôi trả được hết nợ trong thời gian ngắn. Tôi chỉ biết cố gắng kiếm tiền bằng mọi cách, từ việc bán thêm giầy, túi xách trên mạng để kiếm thêm, cho tới việc chạy thêm xe ôm lúc tan tầm (từ 17 giờ 30 – 21 giờ 30) để có thêm chút tiền trả nợ.

    Bây giờ tôi phải làm sao? 

    Viethome (theo Gia đình mới)

  • Chi 286.000 bảng (khoảng 5 tỷ đồng) cho ngôi nhà mới, Faye và chồng tá hỏa vì chủ thầu rút ruột công trình đến kiệt cùng.

    Tháng 6/2018, sau khi sinh hai bé trai sinh đôi, bà mẹ Faye Douglas, 40 tuổi và chồng Neil, 38 tuổi, đã mua ngôi nhà 4 phòng ngủ ở thị trấn Droitwich, Worrouershire.

    Vợ chồng Faye dán tấm bảng khuyên người khác đừng mua "căn nhà địa ngục". Ảnh: The Mirror.

    Tuy nhiên, cuộc sống của họ đã trở thành cơn ác mộng sau khi nhận ra chủ thầu không làm đúng một số hạng mục. Các bức tường, cửa ra vào, cửa sổ...đều có vấn đề như tường không được trát đầy đủ, cửa sổ và cửa chính không thể mở được...

    Quá bất mãn với ngôi nhà mới, gia chủ đã treo tấm bảng "ngôi nhà địa ngục" dán bên ngoài. Tấm bảng liệt kê 30 lỗi để cảnh báo những người có ý định mua nhà của chủ đầu tư Persimmon.

    Nguy hiểm nhất, gạch không được xây chéo mà xây thẳng hàng dọc, rất dễ đổ khi có chấn động. Sau khi đo đạc, ông chồng Neil thấy rằng tất cả bức tường đã bị nghiêng và bị phồng ra khoảng 20 mm.

    "Chúng tôi thậm chí không thể treo tranh lên tường. Hai vợ chồng đã có những đêm mất ngủ vì căng thẳng và tranh cãi khi sơn bắt đầu bong ra, sàn nhà 1.800  bảng (khoảng 32 triệu đồng) cũng không đúng chất liệu", Faye nói.

    Faye chỉ trần nhà bị nứt được chủ thầu sơn lại một cách lộ liễu. Ảnh: The Mirror.

    Hai vợ chồng muốn mua căn nhà vì nằm ở địa thế thoáng đãng. Nhìn từ bên ngoài, phong cách cổ điển của dãy nhà làm khách hàng có cảm giác hoài niệm. Nhiều người tưởng rằng hai vợ chồng muốn "dìm hàng" công ty xây dựng. Vì vậy, vẫn có hàng xóm mới tiếp tục được trải nghiệm sự ức chế khi mua nhà của Persimmon.

    Một người hàng xóm khác chia sẻ, "muốn cắm ổ cắm cũng không thể vào điện, hoặc ổ cắm lỏng, không đúng tỷ lệ chung. Trong phòng tắm, vòi nước bị lỏng và rò rỉ nước khiến tôi vô cùng bực tức".

    Thậm chí nhiều gia chủ cũng không muốn nấu ăn khi mặt bếp granite không được lắp đúng cách, cửa tủ bếp cũng rất khó để có thể đóng mở. 

    "Chúng tôi đã cố hết sức để giải quyết những phàn nàn của khách hàng trong vài tháng qua. Tuy nhiên mọi thứ cần thêm thời gian để sửa chữa", người phát ngôn của khu nhà phản hồi.

    Viethome (theo VnExpress)

  • Nhà phát triển bất động sản hạng sang của Anh – Tập đoàn Berkeley, mới đây đã chào bán căn hộ và nhà liền kề ở London tới các khách hàng Việt Nam. Dự án này được giới thiệu là có thời gian sở hữu lên đến 999 năm, đã hoàn thiện và sẵn sàng bàn giao.

    Dự án Chiswick Gate nằm ở phía tây thành phố London, bao gồm các căn hộ chung cư và nhà liền kề. Những căn hộ từ 1 đến 3 phòng ngủ và căn hộ penthouse tại dự án có giá từ hơn 18 tỷ đồng (614.995 bảng Anh) đến hơn 30 tỷ đồng (1 triệu bảng Anh).

    Dự án có thời gian sở hữu lên đến 999 năm, đã hoàn thiện và sẵn sàng bàn giao.

    Khu phức hợp nhà ở Burlington Lane thuộc dự án đã được hoàn thiện với một nhà bếp có máy rửa bát tích hợp, phòng khách, phòng tắm và tủ quần áo trong phòng ngủ cũng như ban công hoặc sân hiên.

    Với hạng mục shophouse, những căn sang trọng có từ 3-5 phòng ngủ, giá khởi điểm là từ hơn 58 tỷ đồng (1,9 triệu bảng Anh). Cá biệt có những căn lên đến hơn 76 tỷ đồng (hơn 2,5 triệu bảng Anh)

    Những căn shophouse tại Chiswick Gate được truyền cảm hứng từ phong cách kiến trúc Georgian cuối thời kỳ Phục Hưng. Đây là phong cách chủ đạo của nước Anh và các thuộc địa ở thế kỷ 18.

    Khu shophouse này nằm trên đại lộ rợp bóng cây yên tĩnh, có khu vườn riêng, sân hiên rộng rãi cũng như nhà để xe ngầm, có cổng và thác nước ngoạn mục.

    Mỗi căn shophouse đều có hệ thống sưởi dưới sàn, tủ quần áo và máy làm mát rượu vang trong nhà bếp. Tất cả các căn hộ đều có dịch vụ trợ giúp đặc biệt và phòng tập thể dục.

    Phòng khách tại căn hộ 5 phòng ngủ trong dự án Chiswick Gate.

    Trung tâm của Chiswick Gate là những khu vườn riêng xa hoa kiểu Anh. Ở đây cũng có những vườn cây ăn quả là không gian cộng đồng để người dân thư giãn.

    Bên trong khu phức hợp nhà ở của Chiswick Gate còn có nhà hát The Tabard – một sân khấu nghệ thuật sôi động, nơi tổ chức các buổi hòa nhạc và biểu diễn sân khấu.

    Từ Chiswick Gate, cư dân có thể dễ dàng đi vào trung tâm London hoặc sân bay quốc tế Heathrowcách đó chưa đầy 25 phút lái xe.

    Viethome (theo Vietnamfinance)