• Daily Mail đưa tin, Vương quốc Anh có thể cấm nấu ăn đến 8 giờ tối do cuộc khủng hoảng năng lượng của đất nước.

    Theo đó, việc sử dụng lò nướng, máy giặt và máy rửa bát cũng sẽ bị cấm từ 14:00 đến 20:00.

    “Mọi người sẽ phải bỏ bữa tối gia đình vào các ngày trong tuần lúc 6 giờ chiều hoặc chủ nhật vào lúc 5 giờ chiều và chuyển sang một thời điểm muộn hơn hoặc thay thế bằng bữa tối nguội lạnh”, Daily Mail viết.

    Ngoài ra, nước này sẽ giảm giờ mở cửa của các quán rượu, các cơ sở sẽ đóng cửa sớm nhất là 9 giờ tối.

    Hôm 25/8, Bloomberg đưa tin, tại Anh, cuộc khủng hoảng năng lượng sẽ ảnh hưởng nặng nề hơn đến các hộ gia đình so với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008. Theo công ty tư vấn Baringa Partners, các hóa đơn sẽ tăng khoảng 80% trong mùa đông này.

    Một ngày trước đó, có thông tin cho rằng các siêu thị ở Anh đã bắt đầu xóa nhãn ghi ngày hết hạn trên một số mặt hàng thực phẩm trong nỗ lực giảm thiểu lãng phí. Danh sách các sản phẩm sẽ được bán mà không có nhãn bao gồm, những sản phẩm từ sữa, sữa chua, trái cây tươi và rau quả.

    nguoi anh bi cam nau an
    Người Anh có thể bị cấm nấu ăn đến 8 giờ tối do khủng hoảng năng lượng. (Ảnh: Global Look Press)

    Hôm 20/8, Thị trưởng London Sadiq Khan cảnh báo hàng triệu người Anh sẽ không thể trả tiền sưởi ấm và mua sắm hàng hóa trong mùa đông này .

    Trước đó, vào hôm 17/8, được biết vào tháng 7, lạm phát hàng năm ở Anh đã tăng tốc lên 10,1%, từ mức 9,4% một tháng trước đó và là mức tăng cao nhất kể từ năm 1982.

    Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) dự báo, lạm phát tại Anh có thể lên tới trên 13%, mức cao nhất kể từ năm 1980.

    Theo BoE, giá năng lượng, thực phẩm tăng vọt tại châu Âu do tác động của cuộc xung đột Nga - Ukraine là nguyên nhân chủ yếu khiến lạm phát tăng cao, và khả năng sẽ đẩy Anh vào một cuộc suy thoái kéo dài vào cuối năm nay.

    Mới đây, Bloomberg dẫn một báo cáo của Tổ chức các nhà chế tạo Anh Make UK, đại diện cho lợi ích của ngành công nghiệp Anh cho hay, 6 trong số 10 doanh nghiệp của Anh đang đứng trước bờ vực đóng cửa do giá điện tăng.

    “Cuộc khủng hoảng hiện tại đang khiến các nhà sản xuất phải lựa chọn rõ ràng giữa việc cắt giảm sản xuất hoặc đóng cửa hoàn toàn nếu sự trợ giúp không đến sớm”, Make UK cho biết trong một báo cáo.

    Cho đến nay, 13% nhà máy ở Anh đã giảm giờ làm hoặc tránh thời gian cao điểm, và 7% đang ngừng sản xuất trong thời gian dài hơn. Cơ quan này cũng lưu ý rằng, hóa đơn tiền điện tăng hơn 100% so với năm ngoái.

    “Chính phủ mới cần có những biện pháp khẩn cấp. Chúng tôi đang bị tụt hậu so với các đối thủ toàn cầu”, Giám đốc điều hành Stephen Phipson của Tổ chức các nhà chế tạo Anh Make UK cho biết.

    Theo Infonet

  • cac nha may o vuong quoc anh co nguy co dongcua

    Khoảng 60% nhà máy ở Anh có nguy cơ cao phải đóng cửa khi hoá đơn năng lượng trên toàn quốc tiếp tục tăng vọt, Bloomberg đưa tin, trích dẫn một cuộc thăm dò do MakeUK - nhóm vận động hành lang cho các nhà máy Anh thực hiện.

    Theo MakeUK, gần một nửa số nhà máy ở Anh đã ghi nhận tình trạng hóa đơn tiền điện tăng hơn 100% trong năm qua. 13% nhà máy đã giảm giờ hoạt động hoặc tránh giờ cao điểm, 7% tạm dừng sản xuất trong thời gian dài hơn.

    “Cuộc khủng hoảng hiện tại đang khiến các doanh nghiệp phải đối mặt với một sự lựa chọn khó khăn, Cắt giảm sản xuất hoặc đóng cửa hoàn toàn nếu không được hỗ trợ sớm”, MakeUK nhận định.

    Giới chức Anh hiện cũng đang phải chịu áp lực không nhỏ về việc giải quyết khủng hoảng năng lượng. Một số biện pháp hỗ trợ đã được công bố để giúp người tiêu dùng và doanh nghiệp đối phó với chi phí tăng cao.

    “Chính phủ mới cần phải có những quyết sách khẩn cấp”, Stephen Phipson, Giám đốc điều hành của MakeUK, nói với Bloomberg. "Chúng tôi đã bị tụt hậu so với các đối thủ khác trên toàn cầu.”

    Trong khi đó tại Đức, một nguồn thạo tin cho biết liên minh của Thủ tướng Olaf Scholz đã chốt kế hoạch hỗ trợ trị giá khoảng 40 tỷ euro để giúp hàng triệu hộ gia đình đối phó với giá điện tăng cao.

    Gói hỗ trợ này sẽ được sử dụng trong năm 2022 - 2023, và giá trị tổng thể của gói có thể sẽ còn tăng thêm do đóng góp từ chính quyền các địa phương.

    Đây sẽ là gói hỗ trợ thứ ba của Thủ tướng Scholz kể từ khi ông nhậm chức cách đây chưa đầy 10 tháng. Hai gói trước đó trị giá hơn 30 tỷ euro.

    Đức đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng sau khi áp đặt hàng loạt lệnh trừng phạt lên Nga vì xung đột Ukraine.

    Chính phủ Đức đã kích hoạt giai đoạn thứ hai của kế hoạch khẩn cấp khí đốt ba cấp độ, và đang xem xét nới lỏng một số chính sách năng lượng - môi trường cốt lõi của mình, bao gồm kéo dài vòng đời của các nhà máy điện hạt nhân và điện than.

    Giá năng lượng tăng vọt và vấn đề xung đột Ukraine đã đặt gánh nặng lên vai Thủ tướng Scholz trong năm đầu tiên tại nhiệm. Cùng lúc đó, lạm phát gia tăng nhanh chóng cũng trở thành thách thức lớn nhất đối với các chính phủ trên khắp châu Âu.

    Tiền Phong (theo RT)

  • Các nhân viên làm việc trong cơ quan chính phủ Anh bắt đầu diễn tập dùng giấy than để sao chép tài liệu, phòng khi mất điện diễn ra trên diện rộng vào mùa đông tới.

    Kế hoạch dùng giấy than đang được nhân viên chính phủ Anh ở phố Whitehall - con phố tập trung nhiều cơ quan, bộ ngành nhà nước - thử nghiệm để áp dụng trong trường hợp nước này bị cắt điện dài ngày, Telegraph đưa tin hôm 3/9.

    Theo kế hoạch, giấy than - loại giấy được phát minh cách đây 215 năm - sẽ được sử dụng để sao chép các tài liệu. Giấy than chủ yếu được sử dụng trong máy đánh chữ trước khi gần như bị thay thế bằng máy photocopy và email sau này.

    dung giay than
    Whitehall là nơi có nhiều văn phòng của các cơ quan chính phủ Anh. Ảnh: Reuters.

    Trả lời Financial Times, một quan chức cho biết: "Ý tưởng của chúng tôi là sẽ có người chạy dọc khu Whitehall để giao bản sao tài liệu cho đồng nghiệp ở các phòng ban hoặc cơ quan khác nhằm giữ liên lạc".

    “Biện pháp này nhằm giải quyết lo ngại về việc các cơ quan chính phủ sẽ liên lạc với nhau thế nào trong trường hợp xảy ra khủng hoảng”, các quan chức cho biết.

    Sử dụng giấy than chỉ là một phần của một loạt thử nghiệm được thực hiện vào tuần trước ở Whitehall để xem chính phủ Anh có thể tiếp tục vận hành ra sao trong trường hợp xảy ra khủng hoảng.

    Quan chức Anh năm 2021 từng lập ra chương trình liên chính phủ có tên Yarrow nhằm giúp cải thiện việc lập kế hoạch và phản ứng của các cấp chính quyền trong việc đối phó với tình trạng mất điện quốc gia.

    Các cuộc diễn tập như thế này được cho là được thực hiện mỗi 4 tháng một lần từ trước cuộc xung đột Ukraine. Nhưng giới chức thừa nhận rằng chương trình này đã trở nên bức thiết hơn do cuộc khủng hoảng năng lượng ngày càng trầm trọng.

    Tuần trước, cơ quan quản lý năng lượng của Anh cho biết hóa đơn năng lượng sẽ tăng 80%, đạt mức trung bình 3.549 bảng Anh/năm kể từ tháng 10. Điều này có nghĩa là hàng triệu hộ gia đình sẽ gặp khó khăn nếu chính phủ nước này không can thiệp.

    Theo Zing

  • thiet bi tieu ton dien 2

    Hóa đơn năng lượng gia tăng khiến bạn lo lắng và suy tính nhiều cách để cắt giảm chi phí. Đôi khi cách đơn giản nhất chính là ngắt điện những thiết bị không dùng đến.

    Rất nhiều người có thói quen để bộ sạc điện thoại, bộ sạc máy tính xách tay, TV và đồng hồ kết nối vào nguồn điện - và không tắt đúng cách? Thói quen này có thể tiêu tốn khá nhiều tiền điện.

    Natalia Lachim từ Discount Code cho biết: “Nếu cắm và bật một thiết bị, ngay cả khi bạn không sử dụng, chúng vẫn tiêu hao điện năng. Nguyên nhân là điện có thể chạy qua thiết bị, do đó tăng lượng điện sử dụng, dẫn đến hóa đơn năng lượng tăng. Để giảm lượng điện sử dụng và chi phí, chỉ cần ngắt thiết bị khỏi nguồn để dòng điện không thể chạy qua".

    7 thiết bị tiêu tốn năng lượng nhất ở chế độ chờ:

    1. Tủ lạnh / tủ đông

    Natalia cho biết: “Vì tủ lạnh / tủ đông cần được bật liên tục, không có gì ngạc nhiên khi các thiết bị này tiêu tốn hơn 12% năng lượng của toàn bộ gia đình, lên đến khoảng 114.24 bảng mỗi năm”.

    Rõ ràng là bạn không thể tắt tủ lạnh khi không sử dụng, nhưng Natalia cho biết có nhiều cách để đảm bảo tủ hoạt động hiệu quả nhất có thể: “Thường xuyên vệ sinh tủ lạnh, cả bên ngoài và bên trong, là cách đơn giản nhất để đảm bảo tủ hoạt động hiệu quả. Lau chùi bên ngoài để bụi không xâm nhập vào hệ thống và ảnh hưởng đến hoạt động của thiết bị. Dọn dẹp bên trong và vứt bỏ thực phẩm quá hạn giúp tủ lạnh không cần làm việc nhiều để giữ thực phẩm mát hoặc đông đá".

    2. Ti vi

    Natalia nói: “Nghiên cứu năm 2021 cho thấy 98% hộ gia đình ở Anh thừa nhận luôn để TV ở chế độ sleep. Nhiều người cho rằng chỉ cần nhất nút off trên điều khiển từ xa thì sẽ tắt thiết bị hoàn toàn - thực ra không phải lúc nào cũng vậy. Để TV kết nối vào nguồn điện sẽ tiêu tốn 1.3kWh. Chi phí điện trung bình hiện là 0.28 cho mỗi đơn vị, việc này thể làm tăng thêm 132.86 bảng tiền điện một năm”.

    3. Máy chơi game

    Natalia nói: “Máy chơi game có xu hướng được bật và kết nối nguồn điện như TV. Chỉ cần tắt thiết bị hoàn toàn có thể tiết kiệm 4.20 bảng mỗi ngày. Khi một máy chơi game thông thường được để ở chế độ chờ, nó sử dụng 15kWh mỗi giờ”.

    4. Ấm đun nước

    Mặc dù ấm đun nước không phải thủ phạm tồi tệ nhất gây tiêu hao năng lượng, nhưng Natalia cho biết thiết tốt nhất chúng ta nên rút phích cắm: “Vẫn cắm ấm đun nước vào ổ điện dù không sử dụng sẽ tiêu tốn khoảng 0.3kWh. Tất nhiên, con số này không quá lớn, nhưng vẫn lên tới 30.66 bảng vào hóa đơn hàng năm”.

    5. Dụng cụ tập thể dục tại nhà

    Vì muốn tập luyện tại nhà trong thời gian phong tỏa, bạn có thể đã đầu tư vào một số thiết bị tập thể dục - từ máy chạy bộ đến xe đạp tập thể dục.

    Natalia nói: “Chúng ta duy trì thói quen tập thể dục hay không là một câu chuyện khác, tuy nhiên, nếu thiết bị vẫn được kết nối với nguồn điện, nó có thể rất tốn kém. Một chiếc xe đạp tập thể dục trung bình sử dụng 7kWh khi ở chế độ chờ, tương đương 20 bảng vào hóa đơn hàng năm”.

    6. Sạc điện thoại

    Tất cả chúng ta đều cắm sẵn sạc vào ổ điện. Theo Natalia, quan điểm bộ sạc chỉ sử dụng điện nếu một thiết bị được sạc là sai lầm: “Cắm sạc vào ổ và không sử dụng có thể tiêu tốn thêm 20 bảng hóa đơn năng lượng hàng năm”.

    7. Đồng hồ báo thức

    Bạn đã mua một chiếc đèn SAD trong mùa đông này? Hoặc có lẽ bạn đã từng thất vọng với báo thức trên điện thoại nên đã mua một chiếc đồng hồ báo thức kiểu cũ?

    Dù lý do là gì, Natalia cho biết đồng hồ báo thức vẫn khiến chi phí năng lượng tăng: “Nếu đồng hồ báo thức luôn hoạt động và được kết nối với nguồn điện, chúng sử dụng 3kWh. Khi sử dụng 24 giờ một ngày, chúng sẽ tiêu tốn khoảng 7.36 bảng mỗi năm. Có vẻ không quá đắt, nhưng để tiết kiệm hơn nữa, bạn có thể cân nhắc tắt đồng hồ khi không sử dụng và chỉ cần đặt lại thời gian và báo thức trước khi đi ngủ”.

    Viethome (Theo Metro)

  • Người lái xe ở Anh cho biết vẫn đang chờ quyết định cắt giảm nhiên liệu khi các trạm xăng địa phương dường như không giảm giá theo thông báo của Bộ trưởng Tài chính Rishi Sunak.

    Ông Sunak cho biết thuế nhiên liệu sẽ giảm 5p mỗi lít kể từ 6h chiều ngày thứ Tư 23/3, tuy nhiên một số khách hàng cho biết giá tăng thay vì giảm.

    “Tiệm garage gần nhà tôi đã đưa giá dầu diesel tăng 2p một lít kể từ hôm qua. Rõ ràng là họ không biết gì về thông báo mới”, một người dùng Twitter cho biết.

    Vào thứ Năm 24/3, một người khác nói: “Sáng nay tôi đi đổ xăng vì nghĩ giá nhiên liệu sẽ rẻ hơn 5p. Nhưng tất cả giá đã tăng 5p sau một đêm, Diesel là 179.9 nhưng bây giờ là 184.9”.

    29oilMột số khách hàng cho biết giá tại một số cây xăng vẫn không đổi

    Louise Ali - 39 tuổi, đến từ Haslemere ở Surrey, cho biết một nhân viên tại tiệm sửa xe gần nhà chị “không biết gì” về việc giá nhiên liệu giảm.

    “Thành thật mà nói, tôi thực sự tức giận,” chị Ali nói, “Một số điều ông Rishi nói có vẻ là động thái thực sự tốt. Tuy nhiên, sẽ chẳng có tác dụng gì nếu các công ty sở hữu các trạm xăng dầu không thực hiện giảm giá”.

    Chị Ali cho biết đã đi ngang qua trạm xăng dầu địa phương vào thứ Tư 23/3 và chụp ảnh bảng giá. Khi kiểm tra lại vào sáng thứ Năm 24/3, giá dầu diesel và xăng không chì vẫn giữ nguyên.

    “Tôi cảm thấy đây là một trò đùa - họ có cả đêm để giải quyết vấn đề”, chị Ali nói, “Và vì vậy tôi đi vào, tôi nói với anh ta ‘Chuyện gì đã xảy ra vậy? Tôi nghĩ thông báo có hiệu lực từ 6 giờ tối hôm qua? Anh ta chỉ nói, ‘Ừ, tôi cũng nghĩ thế’’”.

    Chủ tịch Hiệp hội Phương tiện (AA), ông Edmund King cho biết: “AA hoan nghênh quyết định cắt giảm thuế nhiên liệu. Tuy nhiên, chúng tôi lo ngại lợi ích của việc này sẽ bị mất đi trừ khi các nhà bán lẻ thực hiện và điều chỉnh mức giá tại các cây xăng. Bộ trưởng tài chính đã giải cứu các gia đình và doanh nghiệp ở Anh - họ cần sử dụng xe, không phải để giải trí mà để sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày. Kể từ đầu năm, giá xăng bán lẻ tăng 20p một lít đã là cú sốc lớn đối với các gia đình, đặc biệt là những tài xế trẻ tuổi, người hưu trí và lao động có thu nhập thấp cần phải đi làm mỗi ngày”.

    Chị Ali đã chi khoảng 70 bảng để đổ xăng không chì và cho biết sẽ theo dõi sát sao việc thay đổi giá: “Tôi chắc chắn sẽ để mắt đến nó”.

    Viethome (Theo Evening Standard)

  • Nhờ đam mê mô tô và một chút kiến ​​thức, Ricardo Azevedo đến từ Sao Paolo, Brazil đã chế tạo ra một chiếc mô tô có thể chạy hoàn toàn bằng nước mà không cần tới xăng.

    xe chay bang nuoc 1

    Được gọi là "Motor Power H20", Azevedo đã tạo ra chiếc xe máy đột phá dựa trên nền tảng từ chiếc Honda NX 200 1993 của mình, chiếc xe này có thể chạy được 300 dặm (gần 500 km) chỉ với 1 lít nước.

    Trên thực tế, chiếc xe máy này đã được cải tiến và sử dụng pin của ô tô để sản xuất điện. Thông qua quá trình điện phân, chiếc xe mô tô này có thể tách hydro khỏi các phân tử nước.

    "Thiết bị này phá vỡ các phân tử nước biến nó thành oxy và hydro. Tuy nhiên, hydro sẽ thoát ra với số lượng lớn hơn và sau đó tôi sử dụng hydro này để chạy động cơ xe máy", Azevedo giải thích.

    Người đàn ông này tin rằng sáng tạo của mình sẽ giúp giảm thiểu ô nhiễm không khí vì ống xả của xe máy không thải ra khí carbon monoxide mà thay vào đó là hơi nước.

    Một số người khẳng định, bình ắc quy bên ngoài được sử dụng cho quá trình điện phân không thể tạo đủ năng lượng để cho phép chiếc xe chạy được gần 500km. Đối với nghi vấn này, ông Azevedo trả lời, động cơ sử dụng một hệ thống tương tự như hệ thống phục hồi Năng lượng động năng (KERS) thường dùng trong xe đua Công thức 1 để tái nạp năng lượng khi di chuyển. Trong khi đó chiếc xe máy của Azevedo có đủ giai đoạn tái nạp năng lượng giai đoạn cuối, làm tăng tuổi thọ bình ắc quy. Cho nên "Motor Power H20" có thể chạy liên tục gần 10 giờ trên đường.

    Ông nói: "Ưu điểm của chiếc mô tô này là chỉ hoạt động nhờ vào hydro từ nước, và kết quả là nó sẽ tạo khí thải là hơi nước. Điều này khác với xăng, vì khí thải của động cơ đốt trong dùng xăng sẽ là carbon monoxide".

    Azevedo cho biết thêm, chiếc xe máy của mình có thể sử dụng bất kỳ loại nước nào, dù là nước sạch, nước sinh hoạt hay nước ô nhiễm.

    xe chay bang nuoc 1

    Cho đến nay, chiếc xe đặc biệt của ông Azevedo chỉ là một phiên bản thử nghiệm, nhưng nó thật sự đang hấp dẫn những người yêu công nghệ và tốc độ cũng nhà như đầu tư sẵn sàng bỏ vốn sản xuất đại trà.

    "Tôi cảm thấy vô cùng ngạc nhiên là khi thử đổ nước của sông Tietê (một dòng sông bị ô nhiễm) vào thùng chứa, chiếc xe này vẫn có thể hoạt động bình thường, và công suất gần như tương đương với khi sử dụng nước sạch".

    "Vì vậy, bây giờ tôi sử dụng bất cứ nguồn nước nào tìm kiếm được làm nhiên liệu cho xe máy của mình", Azevedo giải thích.

    xe chay bang nuoc 1

    Cũng có ý kiến cho rằng lượng hydro được tạo ra trong quá trình điện phân là quá nhỏ, không cung cấp đủ năng lượng cho xe hoạt động. Theo Gabriel Azevedo, người đã giúp cha mình tạo nên mẫu xe mang tính cách mạng này, họ đã sử dụng một loạt các chất phụ gia giúp quá trình điện phân đạt kết quả cao hơn 350%. Mặc dù, những chất phụ gia này sẽ làm gia tăng chi phí sản xuất xe, song Gabriel Azevedo khẳng định nó vẫn còn rẻ hơn rất nhiều so với hệ thống đốt trong thông thường.

    Hiện tại, chiếc mô tô của người đàn ông này vẫn chỉ đóng vai trò là một mẫu thử nghiệm nhưng Azevedo tin rằng nó có thể sẽ thành công trong vài năm tới.

    Nhiều người yêu xe máy khác cũng tỏ ra hoài nghi, nhưng ông Azevedo trả lời họ rằng, sẵn sàng đưa T Power H2O vào một đại lý Honda nơi những cuộc kiểm nghiệm có thể được tiến hành để chứng minh cho tuyên bố của ông. "Tôi đã liên lạc với đại lý cùng kỹ sư có chuyên môn sẽ tiến hành kiểm tra và đánh giá. Tôi sẵn sàng giải thích và chứng minh hệ thống này đối với những người quan tâm".

    Theo cafebiz

  • Mới đây, Thủ Tướng Boris Johnson đã đến thăm UAE và Ả Rập Saudia - là hai nước xuất khẩu dầu lớn nhất trong Tổ chức Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC). Ông kêu gọi hai nước này tham gia vào một liên minh quốc tế trừng phạt Nga, tìm kiếm nguồn bổ sung thay thế cho dầu mỏ của Nga, đồng thời thông qua đó lấy lại hình ảnh của mình sau những cáo buộc nhậu nhẹt vào thời điểm dịch bệnh.

    Tuy nhiên kết thúc chuyến thăm, Thủ tướng B. Johnson đã không nhận được cam kết nào của UAE và Ả Rập Saudi về tăng sản lượng dầu. Tại các cuộc hội đàm với Thái tử Abu Dhabi MBZ và Thái tử Ả Rập Saudia MBS, cả UAE và Ả Rập Saudi đều không đưa ra bất kỳ cam kết nào về việc họ sẽ tăng sản lượng khai thác dầu.

    98a1125f 029d 43f8 9b8a 0661cd62413f 16477744963631071413290

    Hãng thông tấn WAM của UAE và SPA của Ả Rập Saudi, khi đưa tin về cuộc gặp gỡ giữa Thủ tướng B. Johnson và lãnh đạo hai nước này đã không hề đề cập gì đến chủ đề dầu mỏ mà chỉ kêu gọi sử dụng các biện pháp hoà bình để giải quyết các xung đột khác nhau vì ổn định của khu vực và quốc tế. Bộ Dầu mỏ hai nước này cũng từ chối bình luận về kết quả đàm phán với Thủ tướng Anh.

    Tờ The Independent của Anh đưa tin, Thủ tướng B. Johnson đã thất bại trong việc thuyết phục Ả Rập Saudi và UAE tăng sản lượng dầu. Tờ báo viết: "Thủ tướng Anh Boris Johnson đã không nhận được lời hứa từ giới lãnh đạo Saudi Arabia và UAE về tăng sản lượng dầu khi giá năng lượng tăng sau hành động quân sự của Nga ở Ukraine." Tờ The Hill viết: "B. Johnson đã cầu xin UAE và Ả Rập Saudi tăng sản lượng dầu, nhưng đã không thành công."

    Trả lời câu hỏi của phóng viên báo này về thỏa thuận tăng sàn lượng dầu sau cuộc gặp Thái tử MBS, B. Johnson nói: "Tôi nghị bạn nên nói chuyện với Ả Rập Saudi."

    Trong khi đó, một quan chức cấp cao của UAE đề nghị giấu tên nói với phóng viên tờ S&P Global Platts rằng việc UAE và Ả Rập Saudi tăng sản lượng là vi phạm thỏa thuận OPEC+ với Nga và hai nước sẽ tôn trọng nghiêm túc thỏa thuận này.

    Trước đó, ngày 10/3/2022, các nước thành viên của liên minh OPEC+ đã từ chối tăng sản lượng dầu vượt quá kế hoạch đã được thông qua 400.000 thùng/ ngày. Theo các nước này, giá dầu hiện đang bị ảnh hưởng bởi căng thẳng địa chính trị, chứ không phải do các nguyên tắc cơ bản của thị trường.

    Ngoài việc không đạt được thỏa thuận tăng sản lượng dầu của UAE và Ả Rập Saudi, ông B. Johnson còn bị các nghị sỹ trong Quốc hội Anh và các nhà hoạt động nhân quyền chỉ trích nặng nề do đi thăm Ả Rập Saudi ngay sau khi nước này hành quyết một lúc 81 người với tội danh khủng bố và 3 người nữa bị hành quyết ngay khi ông ở Riyahd. 

    Đây là số người bị hành quyết trong một ngày cao mức kỷ lục, vượt quá con số 69 người bị hành quyết năm 2021. Ả Rập Saudi là một trong những quốc gia bị tố cáo mạnh nhất về vi phạm quyền con người và có nhiều vụ hành quyết nhất trên thế giới.

    Yêu cầu của ông B. Johnson lên án Tổng thống Nga V. Putin về cuộc tấn công Ukraine cũng không được đáp ứng, cả UAE và Ả Rập Saudi đã tránh lên án Nga.

    Mặc dù không ủng hộ hành động quân sự của Nga ở Ukraine, nhiều nước Trung Đông vẫn mong muốn tăng cường quan hệ với Nga trong nhiều lĩnh vực. Không phải ngẫu nhiên, trong khi Mỹ và phương Tây phát động một chiến dịch chống Nga chưa từng có, Tổng thống Ai Cập Abdel F. Al-Sisi, Thổ Nhĩ Kỳ R. Erdogan, Thủ tướng Israel . N. Bennett, Ngoại trưởng UAE, Thổ Nhĩ Kỳ, Qatar, Iran... đã lần lượt đến Moscow. 

    Đặc biệt, ngay sau khi từ chối trả lời điện thoại của Tổng thống Mỹ J. Biden, Thái tử Ả Rập Saudi MBS và Thái tử Abu Dhabi đã gọi điện đàm thoại với Tổng thống Nga V. Putin. Tất cả những nước này đều khẳng định tiếp tục tăng cường hợp tác với Nga.

    Trong khi Mỹ và phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga, UAE vẫn tiếp tục hợp tác tích cực với Nga. Ngay sau khi Thủ tướng  Anh B. Johnson kết thúc thăm Abu Dhabi, ngày 17/3/2022, Ngoại trưởng UAE, Sheikh Abdullah bin Zayed đã bay sang Moscow gặp Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov. 

    Hai Bộ trưởng đã thảo luận các biện pháp tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai nước trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng và an ninh lương thực. Năm 2021, UAE đứng đầu trong số các đối tác kinh tế và thương mại của Nga trong thế giới Ả Rập.

    Ngoại trưởng Abdullah bin Zayed khẳng định UAE sẽ không nhượng bộ trước áp lực của phương Tây nhằm tăng sản lượng dầu trong thời điểm hiện nay và sẽ không làm bất cứ điều gì sau lưng Moscow trong lĩnh vực này. Ông nhắc lại lập trường trung lập của Abu Dhabi trong cuộc xung đột Ukraine. 

    Mặc dù có sự vận động của Mỹ và các nước phương Tây, UAE đã bỏ phiếu trắng nghị quyết về tình hình Ukraine tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Các quan chức UAE đảm bảo với Moscow rằng họ sẽ không thực hiện các biện pháp trừng phạt của Mỹ và phương Tây chống Nga và sẽ không thay đổi bất cứ điều gì trong quan hệ với Moscow.

    Trong khi đó, Ngoại trưởng Ả Rập Saudi, Hoàng tử Faisal bin Farhan đã đàm thoại với Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, thảo luận những diễn biến mới nhất liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine. Hai bên khẳng định quyết tâm tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác song phương. Hoàng tử cho biết trong hai năm qua, sự hợp tác của Ả Rập Saudi với Nga đã góp phần duy trì sự ổn định trên thị trường dầu mỏ và sự hợp tác này vẫn sẽ tiếp tục.

    Nguyên nhân các nước dầu mỏ vùng Vịnh lạnh nhạt đối với Mỹ và Anh

    Các nước Ả Rập, đặc biệt là các nước Ả Rập vùng Vịnh không hài lòng với quan điểm của chính quyền Mỹ và Anh liên quan đến vụ sát hại Khashoggi, thái độ đối với nhóm Houthi trong cuộc chiến ở Yemen và kế hoạch khôi phục lại thỏa thuận hạt nhân với Iran.  

    Mỹ và Anh là hai nước chống chính phủ Hoàng gia Ả Rập Saudi và Abu Dhabi mạnh mẽ nhất về vấn đề nhân quyền mà Riyahd và Abu Dhabi coi đây là sự can thiệp vào công việc nội bộ của họ.

    Khác với người tiền nhiệm D. Trump, Tổng thống J. Biden đã nhiều lần tuyên bố chống Riyahd vi phạm nhân quyền, coi Thái tử MBS là thủ phạm chính trong vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi năm 2018. Quan hệ Mỹ - UAE cũng có nhiều vấn đề bất ổn khi chính quyền J. Biden ngừng thực hiện hợp đồng cung cấp 50 máy bay chiến đấu F-35 và loại trừ nhóm Houthi ở Yemen khỏi danh sách các tổ chức khủng bố.

    Các nước vùng Vịnh nhận ra rằng Mỹ không phải là đồng minh đáng tin cậy và chỉ sẽ tìm cách bán vũ khí chứ không sẵn sàng bảo vệ họ khi an ninh của họ bị đe dọa. Tình hình những năm qua cho thấy trong cuộc đối đầu với Iran, Washington chỉ chiến đấu bằng người Ả Rập, giống như hiện nay họ đang chiến đấu chống Nga bằng người Ukraine.

    Mặt khác, nguy cơ thực sự từ các nước láng giềng của các quốc gia vùng Vịnh đang giảm bớt. Chiến tranh với Israel khó xảy ra sau khi nhiều nước Ả Rập bình thường hoá quan hệ với Tel Aviv. Quan hệ với Iran, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang đi theo chiều hướng giảm căng thẳng... Trong tình hình như vậy, các nước vùng Vịnh không còn cần đến chiếc ô quân sự của Mỹ nữa.

    Người Ả Rập rất trọng chữ tín. Trong lúc khó khăn, Mỹ và Anh sẵn sàng bỏ qua những bất đồng trước đây để phục vụ cho lợi ích trước mắt của mình, chứ không phải xuất phát từ mong muốn chân thành. Báo The Hill của Anh số ra ngày 16/3/2022 viết Thủ tướng Anh B. Johnson và Tổng thống Mỹ J. Biden đang "cầu xin" Ả Rập Xê-út, UAE, Iran và Venezuela tăng sản lượng dầu để ngăn chặn giá năng lượng keo thang. 

    Maya Foa, người đứng đầu nhóm hoạt động nhân quyển Reprieve của Anh cho biết, để đổi lấy dầu, Thủ tướng B. Johnson sẵn sàng bỏ qua những vi phạm nhân quyền tồi tệ nhất.

    Không dễ dàng tìm nguồn thay thế dầu Nga

    Các chuyên gia dầu mỏ cho rằng, về lý thuyết phương Tây sẽ có thể thay thế dầu khí của Nga bằng các nguồn khác, nhưng không thể sớm hơn 5-10 năm tới và về mặt kỹ thuật là hết sức khó khăn.

    Về khí đốt, châu Âu phải xây dựng thêm hai trạm tiếp nhận lớn đòi hỏi thời gian và đầu tư lớn. Việc thay thế dầu của Nga khoảng 4-5 triệu thùng/ngày dễ dàng hơn, nhưng cũng không thể sớm được, vì các nước sản xuất lớn không thể hoặc không muốn tăng sản lượng.

    Venezuela tháng 1/2022, chỉ sản xuất được 670 nghìn thùng/ngày và chỉ xuất khẩu được 490 nghìn thùng/ngày do Mỹ phá hủy ngành công nghiệp dầu mỏ ở Venezuela và việc khôi phục ngành dầu mỏ ở nước này cần hàng chục tỷ USD và nhiều năm.

    Iran có trữ lượng dầu lớn, nhưng năm 2020 chỉ sản xuất 2,5 triệu thùng/ngày và xuất khẩu 400 nghìn thùng/ngày do Mỹ cấm vận. Khả năng dỡ bỏ cấm vận chưa rõ ràng và tăng sản lượng cũng bị hạn chế.

    Ả Rập Saudi tháng1/2022 sản xuất 10 triệu thùng/ngày và xuất khẩu 6,66 triệu thùng/ngày, UAE sản xuất 2,9 triệu thùng/ngày và xuất khẩu 2,4 triệu thùng/ngày nhưng cả hai nước đều chống lại việc tăng sản lượng.

    Bản thân Mỹ cũng đang tăng sản lượng dầu nhưng cũng chỉ ở mức tối thiểu do giá thành sản xuất dầu đá phiến cao.

    Quyết định cấm nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt của Nga không chỉ gây khó khăn cho Nga mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế của chính nền kinh tế Mỹ và châu Âu.

    Theo Trí Thức Trẻ

  • Khi những người dân Vương quốc Anh đang phải vật lộn với giá xăng dầu tăng cao, một người đàn ông đã tiếp nhiên liệu cho chiếc ô tô của mình bằng những can… dầu ăn.

    Cảnh tượng ngạc nhiên này đã được một khách hàng ghi lại bên ngoài bãi đỗ xe của siêu thị Tesco ở Congleton, hạt Cheshire vào chiều ngày 15/3.

    Trong video, người đàn ông đứng sau ô tô liên tục cầm những can dầu ăn trong xe đẩy hàng để đổ vào bình xăng của ô tô. Những người quan sát đã không khỏi ngạc nhiên trước hành động của người đàn ông này.

    do xang bang dau an
    Nguồn: DailyMail

    Trong khi một số người khen ngợi "sáng kiến thiên tài" của anh, việc sử dụng dầu ăn để thay thế nhiên liệu gây ra rủi ro cực lớn. Dầu ăn có thể gây hư hỏng động cơ và thậm chí là gây cháy nổ.

    Một người dùng mạng xã hội bình luận: "Đây sẽ là một đêm bận rộn với hiệp hội ô tô Anh Quốc (AA) khi mọi người cố gắng thử dùng dầu ăn với xe động cơ diesel hiện đại của họ"

    Một nhà phê bình cho biết: "Đừng đổ dầu thực vật vào xe hơi hoặc xe tải của bản, trừ khi nó là ô tô động cơ diesel đời cũ".

    Một người dùng khác bình luận: "Cách duy nhất để dầu ăn hoạt động là chuyển nó thành dầu diesel sinh học bằng cách sử dụng các hóa chất độc hại và nguy hiểm".

    Công ty phân phối dầu ăn Cater Oils cho biết có thể tái chế dầu thực vật thành dầu diesel sinh học. Nhưng trên trang tư vấn của mình, công ty lưu ý rằng mọi người "thực sự không nên" đổ dầu ăn trực tiếp từ chai vào ô tô của họ.

    Quá trình biến dầu ăn thành một nguồn nhiên liệu hiệu quả được gọi là quá trình transester hoá. Nhưng Cater Oils khuyên rằng việc này nên để cho các chuyên gia thực hiện. Công ty dịch vụ ô tô Vương quốc Anh RAC và AA đang được liên lạc để lấy ý kiến.

    Đoạn video clip gây sự chú ý trong bối cảnh người dân nước Anh phải vật lộn với giá xăng và dầu diesel tăng kỷ lục. Hoá đơn năng lượng của các hộ gia đình cũng đang không ngừng tăng lên.

    Nghị sĩ Tory cấp cao Robert Halfon đã cảnh báo mức tăng có thể khiến nước Anh rơi vào tình trạng "phong toả thực tế" bằng cách ngăn người dân đổ đầy bình xăng của mình.

    Một thành viên quốc hội cho biết các bậc cha mẹ sẽ sớm không còn đủ khả năng đưa con đến trường, trong khi công nhân sẽ phải vật lộn để đi làm. 

    Giá nhiên liệu tăng cũng làm dấy lên lo ngại về làn sóng trộm cắp nhiên liệu để bán hoặc để dùng. Telegraph đưa tin rằng các hộ gia đình nông thôn tích trữ dầu trong các bể sau vườn của họ đang trở thành mục tiêu của những tên trộm. Chúng nhân cơ hội giá nhiên liệu tăng để bán xăng dầu bị đánh cắp trên thị trường chợ đen.

    Sarah Lee, Giám đốc Chính sách của Countryside Alliance nói với MailOnline rằng cảnh sát đã khuyến cáo người dân "để bình xăng dầu của họ ở vị trí dễ quan sát".

    Bà nói: "Trước các báo cáo đáng lo ngại về những tên trộm nhắm vào các hộ gia đình nông thôn để ăn cắp dầu mang bán trên thị trường chợ đen, điều quan trọng là các gia đình ở nông thôn và nông dân phải đảm bảo an ninh, bao gồm việc lắp đặt CCTV và hệ thống chiếu sáng".

    Theo Soha

  • Ông Rishi Sunak cam kết sẽ “sát cánh” với các hộ gia đình gặp khó khăn khi ám chỉ trợ giúp có thể được triển khai dưới hình thức cắt giảm thuế nhiên liệu.

    23sunakÔng Rishi Sunak

    Giá xăng dầu tăng vọt là một trong những nguyên nhân khiến nhiều hộ gia đình gặp khó khăn. Nhiều bên đã kêu gọi Bộ Tài Chính phải đưa ra các biện pháp để giảm bớt tác động đối với người dân, với các nguồn tin tuyên bố ông Sunak có thể cắt giảm thuế nhiên liệu trong kế hoạch ngân sách mùa xuân vào thứ Tư tới.

    Trong các cuộc phỏng vấn hôm Chủ nhật 20/3, ông Sunak nhấn mạnh với tư cách một nghị sĩ đại diện cho khu vực bầu cử nông thôn ở Yorkshire, ông biết giá xăng cao là "một trong những chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất”. Các số liệu mới nhất cho thấy giá trung bình đang ở mức kỷ lục 165.9p một lít xăng và 177.3p một lít diesel.

    Ông Sunak nói: “Rõ ràng là tôi không thể bình luận về chi tiết cụ thể trong kế hoạch ngân sách mùa xuân. Nhưng tôi muốn nói rằng tôi đại diện cho bộ phận cử tri ở nông thôn - họ cực kỳ phụ thuộc vào ô tô và đây là một trong những chi phí đắt đỏ nhất khi giá xăng tăng. Tất cả chúng ta đều thấy điều đó khi đi đổ xăng. Đó là lý do chúng tôi đã đóng băng thuế nhiên liệu".

    Với việc Chính phủ đóng băng thuế nhiên liệu trong 11 năm liên tục, ông Sunak cho biết hành động này “thực sự giúp ích cho mọi người”.

    Cựu bộ trưởng Robert Halfon của đảng bảo thủ - người ủng hộ cắt giảm thuế, cho biết việc chính phủ cắt giảm thuế là điều “rất quan trọng”. Theo ông Robert, tài xế và doanh nghiệp đang “thực sự sợ hãi” do giá xăng tăng.

    Đảng Lao động cho biết sẽ bỏ phiếu cắt giảm thuế nhiên liệu nhưng nhấn mạnh các bộ trưởng nên xem xét các biện pháp triệt để hơn để đề phòng các nhu cầu về chi phí sinh hoạt.

    Bà Rachel Reeves - Thủ tướng chờ cầm quyền của đảng này, cho biết cắt giảm 5p thuế nhiên liệu “chỉ làm giảm 2 bảng tiền xăng”. Bà Rachel nói: “Tôi không nghĩ điều đó thực sự tương đương với thách thức chúng ta phải đối mặt vào lúc này”.

    23sunakBà Rachel Reeves cho biết chính phủ có thể áp dụng các biện pháp khác để kiểm soát giá xăng

    Khi được hỏi liệu ông có sẵn sàng tham gia và tiếp tục cung cấp viện trợ chi phí năng lượng trong một thời gian dài hay không, ông Sunak trả lời: “Tất nhiên là có, và mọi người có thể đánh giá tôi bằng những hành động trong hai năm qua. Không cần bàn cãi, đây là ưu tiên số một của công chúng - tôi hiểu điều đó''.

    ''Tôi biết thật khó khăn khi các bạn đang làm việc chăm chỉ và thấy giá của mọi thứ tăng lên hàng ngày, hàng tuần. Các biện pháp chúng ta đã thực hiện để xử phạt Nga không miễn phí cho Anh quốc, và tôi muốn thành thật với mọi người rằng điều đó không dễ dàng”.

    “Tôi mong Chính phủ có thể giải quyết triệt để mọi vấn đề và tôi có thể bảo vệ hoàn toàn công chúng trước những thách thức phía trước, nhưng tôi không thể làm được điều đó. Nhưng điều tôi muốn nói là tôi sẽ sát cánh cùng mọi người theo cách tôi đã làm trong vài năm qua. Tất nhiên điều đó có thể tạo ra sự khác biệt”.

    Thủ tướng cho biết ông không muốn công chúng "sợ hãi" về giá năng lượng, và còn "quá sớm để suy đoán" về những gì có thể xảy ra với mức trần giá vào tháng 10.

    Tuy nhiên, Martin Lewis - người sáng lập MoneySavingExpert, cho biết "khả năng lớn" là hóa đơn năng lượng sẽ tăng khoảng 600 bảng khi mức trần giá mùa thu được công bố.

    Ông Martin nói: “Bộ trưởng nói chúng ta không biết điều gì sẽ xảy ra vào tháng 10. Vì mức giá bán buôn tăng mạnh vào tháng Hai, toàn thế giới có thể phải trải qua suy thoái kinh tế lớn để tỷ giá không tăng vào tháng Mười”.

    Trong kế hoạch xoa dịu khủng hoảng giá sinh hoạt, đảng Lao động đang thúc đẩy việc áp thuế thu nhập đối với “lợi nhuận lớn” mà các công ty dầu khí ở Biển Bắc thu được.

    Bà Reeves cho biết, với việc giá cả tăng với tốc độ nhanh trong năm nay, chính sách thu thêm phí từ khu vực tư nhân sẽ mang lại 3.7 tỷ bảng để giúp "giữ hóa đơn ở mức thấp" - nhiều hơn 2.5 tỷ bảng so với tính toán vào tháng Một.

    Viethome (Theo Evening Standard)

  • gia xang tang can tro hoc sinh den truong

    Đây là lần đầu tiên chi phí đổ xăng cho một chiếc xe gia đình thông thường ở Anh lên tới 90 bảng.

    Trong bối cảnh giá xăng dầu liên tục gia tăng, nhiều bậc phụ huynh ở Anh đã phải đối mặt với những quyết định khó khăn trong việc đưa đón con đi học, theo tờ The Sun.

    Các lãnh đạo ngành giao thông vận tải tại Anh mới đây đã cảnh báo rằng xe buýt trường học truyền thống đang gặp rủi ro do giá nhiên liệu tăng nhanh.

    Stanley Travel - một công ty cho thuê xe ở Hạt Durham (Đông Bắc nước Anh) cho biết họ có thể gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu đi lại thông thường của hành khách và thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng với các trường học trong khu vực.

    Thông thường, các hợp đồng chỉ áp dụng mức chênh lệch giá nhiên liệu hằng năm khoảng 3,7%, nhưng hiện giá nhiên liệu đã tăng cao hơn con số này gấp nhiều lần.

    Andrew Scott (55 tuổi, ông chủ của Stanley Travel) kêu gọi Chính phủ Anh giảm thuế nhiên liệu để học sinh tiếp tục được đến trường, và hoạt động kinh doanh không bị ngưng trệ.

    “Chúng tôi đặt hàng khoảng 20.000 lít xăng mỗi tuần. Tuần trước, chúng tôi đã phải chi thêm 2,100 bảng so với một tuần trước đó”, ông Scott than thở. “Đây là một trở ngại mà chúng tôi phải vượt qua.”

    Nếu giá xăng vẫn ở mức cao và hệ thống xe bus ngừng hoạt động, tờ The Sun gợi ý các phụ huynh Anh có thể tính đến phương án đi chung xe. Khi ấy, một phụ huynh có thể chở cùng lúc vài học sinh đến trường rồi chia đều chi phí giữa các gia đình.

    Ngoài ra, học sinh cũng có thể đi bộ đến trường nếu quãng đường ngắn. Tuy nhiên, phương án này không thể áp dụng với trẻ em sống ở nông thôn, hoặc học trái tuyến.

    Lựa chọn cuối cùng và bất đắc dĩ, theo The Sun, là các bậc phụ huynh có thể phải quay trở lại dạy con học tại nhà vì không thể chi trả tiền xăng dầu.

    Robert Halfon - một nghị sĩ Anh làm việc trong lĩnh vực giáo dục cho biết các ông bố bà mẹ hiện đang phải đưa ra những lựa chọn khó khăn vì không thể kham nổi giá nhiên liệu.

    “Một người mẹ đã nói với tôi rằng cô ấy đang suy nghĩ cho con học ở nhà thay vì đến trường vì chi phí đi lại quá lớn. Cũng có những người nói rằng họ đang phải ngủ trong bãi đỗ xe qua đêm, vì không đủ tiền xăng chạy xe về nhà. Đó là một số tiền không nhỏ đối với hàng triệu người”, ông Halfon nói.

    Theo The Sun

  • Xăng pha cồn sẽ gây hại cho xe nhưng người Pháp cho rằng giá sửa xe tính ra còn rẻ hơn chi phí mua xăng không pha cồn.

    Theo hãng tin Reuters, ngày càng nhiều người Pháp trộn cồn với xăng như một cách tiết kiệm tiền cho chi phí nhiên liệu khi giá mặt hàng này lên quá cao. Hệ quả là doanh số bán xăng pha cồn Ethanol E85 tại Pháp đã tăng tới 33% và vẫn tiếp tục đi lên cùng với giá xăng.

    Mặc dù với cùng 1 khoảng cách, người tiêu dùng sẽ phải mua nhiều hơn 25% xăng pha cồn hơn để chạy xe so với nhiên liệu truyền thống nhưng với giá thành như hiện nay, người dân Pháp vẫn chấp nhận điều đó.

    Giá xăng pha 85% Ethanol (E85) tại Pháp có giá bình quân chỉ 0,75 Euro/lít, thấp hơn nhiều so với mức giá gần 2 Euro/lít của xăng E10 (chỉ chứa 10% Ethanol). Hiện xăng pha cồn E10 vẫn đang là loại xăng được dùng phổ biến nhất tại Pháp kể từ khi giá xăng dầu tăng mạnh từ cuối năm 2021.

    xang pha con

    Về lý thuyết, việc dùng xăng pha cồn (chủ yếu được làm từ củ cải đường và ngũ cốc) sẽ gây hại cho máy móc nhưng người tiêu dùng Pháp cho rằng giá sửa xe hay thay thế những bộ phận này nếu tính ra còn rẻ hơn tổng chi phí cho xăng dầu nếu không pha cồn.

    Hãng tin Reuters cho hay nhu cầu sử dụng xăng pha cồn tại Pháp đã tăng lên mức kỷ lục 12 triệu Hectolitres (1 Hectolitres=100 lít) trong năm 2021 và dự kiến sẽ còn tăng mạnh hơn nữa với tình hình giá xăng dầu phi mã như hiện nay.

    Hiện tại ngày càng nhiều người Pháp chuyển sang dùng những chiếc ô tô chạy xăng pha cồn hay mua bộ dụng cụ hỗ trợ giúp động cơ sử dụng được nguyên liệu này.

    Bình quân mỗi bộ thiết bị có giá khoảng 1.000 Euro, tương đương 1.164 USD bao gồm cả chi phí lắp ráp. Trong năm 2021, doanh số bán thiết bị này tại Pháp đã tăng gấp đôi lên 30.000 chiếc. Số trạm xăng bán xăng pha cồn E85 tại nước này cũng tăng 18% lên 2.725 trạm, tương đương 30% tổng số trong hệ thống cung ứng nhiên liệu.

    Chủ tịch Sylvain Demoures của Hiệp hội ngành xăng pha cồn Pháp (SNPAA) ước tính doanh số mặt hàng này sẽ tăng ít nhất 20% trong năm 2022 trước bối cảnh giá xăng sẽ liên tục phá kỷ lục vì bất ổn chính trị như hiện nay.

    Bỏ 7K trải nghiệm xe buýt điện đầu tiên ở Sài Gòn: Có wifi, cổng sạc USB xài tẹt ga, bonus cực nhiều tiện ích đáng khen

    Theo Reuters

  • Nguy cơ tăng giá năng lượng toàn cầu đã buộc Anh phải tìm tới các nguồn cung cấp khác ngoài Nga.

    duong ong dau

    Chuyến thăm của Thủ tướng Anh

    Kể từ khi phát động chiến dịch "phi quân sự hóa và phi phát xít hóa" Ukraine vào ngày 24/2, Nga đã bị nhiều quốc gia trừng phạt. Mỹ đã công bố lệnh cấm hoàn toàn đối với nhập khẩu năng lượng từ Nga, trong khi Anh tuyên bố sẽ loại bỏ dần việc nhập khẩu dầu và các sản phẩm dầu của Nga vào cuối năm 2022.

    Theo Sputnik News, ông Boris Johnson sẽ đến thăm Ả Rập Xê-út và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất vào ngày 16/3, với mục tiêu vận động các Quốc gia vùng Vịnh "mở van" và tăng cường cung cấp dầu trong bối cảnh giảm sự phụ thuộc vào Nga.

    Giá năng lượng tăng vọt, được đẩy lên mức cao mới khi các nước phương Tây trừng phạt Moscow về chiến dịch đặc biệt tại Ukraine, đã thúc đẩy một cuộc tìm kiếm về nguồn nhiên liệu hóa thạch.

    Sau khi Mỹ cấm nhập khẩu năng lượng của Nga, ông Biden được cho là đã bị Thái tử Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman và Sheikh Mohammed bin Zayed al Nahyan của Ả Rập Xê Út phớt lờ các cuộc gọi để thảo luận về các vấn đề liên quan đến giá khí đốt tăng cao - theo The Wall Street Journal.

    Anh hiện đang hy vọng sẽ thành công hơn trong việc thuyết phục các quốc gia vùng Vịnh. Thủ tướng Anh sẽ gặp Thái tử Mohammed bin Zayed tại thủ đô Abu Dhabi của UAE và sau đó sẽ đến Riyadh để hội kiến với Thái tử Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman.

    Trong một tuyên bố do Downing Street đưa ra hôm 15/3, ông Boris Johnson gọi hai nước này là "đối tác quốc tế quan trọng".

    Ông Johnson nhấn mạnh chiến dịch của Nga tại Ukraine sẽ "có hậu quả lớn với thế giới, vượt xe cả biên giới của châu Âu".

    "Vương quốc Anh đang xây dựng một liên minh quốc tế để đối phó với thực tế mới mà chúng ta phải đối mặt. Thế giới phải từ bỏ dầu mỏ của Nga. Ả Rập Xê-út và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất là những đối tác quốc tế quan trọng trong nỗ lực đó. Chúng tôi sẽ làm việc với họ để đảm bảo an ninh khu vực, hỗ trợ nỗ lực cứu trợ nhân đạo và ổn định thị trường năng lượng toàn cầu trong dài hạn," ông nói.

    Theo các nhà phân tích, với việc hóa đơn tiền điện và khí đốt của các hộ gia đình ở Vương quốc Anh có nguy cơ tăng hơn 50%, cùng với chi phí chạy xe hơi tăng cao, ông Boris Johnson đã phải chịu áp lực ngày càng tăng khi chính phủ đang nỗ lực đưa ra một chiến lược năng lượng khẩn cấp.

    Tại Anh, 4% khí đốt và 8% dầu mỏ đến từ Nga, Bộ Kinh doanh, Năng lượng và Chiến lược Công nghiệp (BEIS) cho biết nước này nhập khẩu 13% lượng dầu diesel từ Nga và không có xăng.

    Tuy nhiên, lệnh cấm vận năng lượng của Nga đã khiến giá bơm xăng lên tới mức 2 bảng Anh/lít ở Anh.

    Trong khi đó, chuyến đi hiện tại của Thủ tướng Anh nhằm thảo luận với các nhà lãnh đạo vùng Vịnh về nỗ lực cải thiện an ninh năng lượng và giảm bớt sự biến động ngày càng tăng về giá năng lượng và thực phẩm đã gây ra những lo ngại về "cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt" ở Anh.

    Vương quốc Anh đang hy vọng đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng của đất nước và đang làm việc với các đối tác quốc tế để tăng cường năng lượng tái tạo. Theo các nguồn tin, cuộc đàm phán vùng Vịnh cũng sẽ liên quan đến an ninh khu vực, bao gồm tình hình hiện tại ở Iran và Yemen, và cứu trợ nhân đạo, đồng thời gia tăng áp lực cả về ngoại giao và kinh tế đối với Nga.

    Trước đó, vào ngày 8/3, Anh tuyên bố sẽ loại bỏ dần việc nhập khẩu dầu và các sản phẩm dầu của Nga vào cuối năm 2022, cùng với các quốc gia khác bao gồm Mỹ - nước này đã áp dụng lệnh cấm hoàn toàn đối với nhập khẩu dầu, khí tự nhiên và than của Nga.

    Theo cafef

  • nga khoa van khi dot

    Động thái này sẽ khiến châu Âu, đặc biệt là Đức, gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm nguồn cung ứng thay thế.

    Hãng tin RT (Nga) ngày 5/3 (theo giờ địa phương) thông báo: "Đường ống Yamal-Europe đã tạm dừng tất cả các nguồn cung cấp gas sang hướng Tây, điều đó có nghĩa là dòng chảy từ Nga sang Đức đã bị đình chỉ vô thời hạn".

    Theo hãng tin Nga, Moscow đang đáp ứng gần 40% nhu cầu khí đốt của châu Âu thông qua đường ống này và việc ngừng cung cấp có thể khiến giá khí đốt tại châu Âu tăng vọt.

    "Vật giá ở một số quốc gia châu Âu đã đạt mức cao kỷ lục trong bối cảnh EU áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga", RT nhấn mạnh thêm.

    Trước đó, nhiều ý kiến cho rằng, nếu Nga đóng van khí đốt, châu Âu, đặc biệt là Đức sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm nguồn cung ứng thay thế.

    Bộ trưởng Năng lượng Qatar Saad al-Kaabi từng cảnh báo, "Nga chiếm 30-40% nguồn cung khí đốt cho châu Âu. Không có quốc gia riêng rẽ nào có thể thay thế Nga làm được điều này".

    Theo ông al-Kaabi, sản lượng khí đốt của các nguồn cung, bao gồm Qatar hầu như gắn liền với các hợp đồng dài hạn của các đối tác châu Á nên rất khó để chuyển hướng khối lượng khổng lồ này sang châu Âu trong chốc lát.

    Tuy nhiên, tờ báo Đức Süddeutsche Zeitung chỉ ra rằng ngay cả khi Nga quyết định ngừng xuất khẩu khí đốt để trả đũa các lệnh trừng phạt của phương Tây thì Đức vẫn có đủ trữ lượng khí đốt cho đến cuối mùa đông này.

    Trong năm qua, 10% sản lượng điện của Đức được tạo ra từ khí đốt tự nhiên, trong khi 88,4% lượng khí đốt được nhập khẩu và gần một nửa lượng khí đốt nhập khẩu đến từ Nga.

    Khí đốt tự nhiên vẫn là một giải pháp quan trọng

    Sản xuất điện bằng khí đốt vẫn là một giải pháp quan trọng trong thời kỳ quá độ khi các công ty lớn của Đức tìm cách phát triển các công nghệ năng lượng tái tạo. Bất chấp tầm quan trọng của dự án này, các nhà hoạch định chính sách của Đức vẫn phụ thuộc nhiều vào nguồn năng lượng của Nga.

    Không giống như các nước láng giềng khác, ngay từ đầu Đức không có kho chứa khí thiên nhiên được hóa lỏng LNG. Sau nhiều năm trì hoãn dự án, có vẻ như một kho chứa cho mục đích này sẽ được xây dựng ở bang Lower Saxony, miền bắc nước Đức.

    Tuy nhiên, quá trình phê duyệt dự án sẽ mất ít nhất một năm hoặc một năm rưỡi, đó là lý do tại sao các nhà cung cấp năng lượng của Đức sẽ tiếp tục phụ thuộc vào các kho chứa đặt tại các nước láng giềng như một giải pháp trung hạn.

    Tờ Süddeutsche Zeitung cảnh báo, khí đốt của Nga là một vũ khí nguy hiểm và sự phụ thuộc của Đức vào nguồn nguyên liệu thô của Nga có thể khiến nước này phải trả giá rất lớn. Đồng thời, tờ này cũng nhấn mạnh rằng cuộc khủng hoảng ở Ukraine chính là hồi chuông cảnh tỉnh cho châu Âu, lục địa này cần tìm các lựa chọn thay thế, ngay cả khi chúng có giá cao hơn.

    nga khoa van khi dot
    Đức đã quyết định sẽ xây dựng hai thiết bị đầu cuối LNG nhưng các nhà phê bình cho rằng đó là khoản đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch nên không bền vững. Ảnh: Tass

    Mỹ nỗ lực để lấp đầy sự thiếu hụt

    Hiện tại, rất khó để tìm ra các giải pháp thay thế cho việc vận chuyển khí đốt từ bên trong châu Âu, vì Na Uy đã đạt công suất tối đa từ rất lâu trước cuộc khủng hoảng và Hà Lan muốn ngừng sản xuất sau trận động đất ở Groningen.

    Süddeutsche Zeitung cho biết, trong bối cảnh này, Mỹ đã nỗ lực việc lấp đầy sự thiếu hụt nguyên liệu của các đồng minh trong mùa đông này, phần lớn là nhờ sản lượng dầu khí đá phiến tăng lên. Mỹ trở thành nước xuất khẩu LNG lớn nhất, điều này cho phép các nước phương Tây tránh được tình trạng thiếu hụt nguồn cung hiện nay.

    Vào cuối tháng 2, châu Âu là điểm đến số 1 cho xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Mỹ trong tháng thứ ba liên tiếp. Vào tháng 1, 3/4 tổng lượng khí đốt tự nhiên xuất khẩu của Mỹ đã vượt Đại Tây Dương sang châu Âu, gấp đôi lượng cung cấp trong cùng kỳ năm ngoái. Nhưng nhiều nhà lập pháp Mỹ hiện đang thúc đẩy cắt giảm xuất khẩu để hạn chế tăng giá tại thị trường nội địa Mỹ.

    Đây là một trong những lý do tại sao Tổng thống Joe Biden đã chào đón nồng nhiệt Quốc vương Qatar Tamim bin Hamad Al Thani đến Nhà Trắng hồi tháng 1 vừa qua, thậm chí tuyên bố Qatar là một đồng minh lớn của Mỹ ngoài NATO. Quốc gia Trung Đông này dự kiến ​​sẽ đóng một vai trò lớn hơn trong cuộc khủng hoảng khí đốt để trở thành nhà cung cấp khí đốt chính của EU.

    Nhưng không rõ liệu điều này có sớm xảy ra hay không. Ông George Zuckerman thuộc tổ chức tư vấn châu Âu Bruegel cho biết, châu Âu vẫn chưa phải là thị trường ổn định cho LNG, chẳng hạn như Đức có kế hoạch sản xuất 80% điện năng từ năng lượng tái tạo vào năm 2030.

    Mặt khác, Qatar cũng giống như Mỹ, coi trọng các giao dịch dài hạn hơn là chỉ đóng vai trò tạm thời trong việc lấp đầy khoảng trống. Lý do là bởi chi phí đầu tư vào sản xuất và chuyển đổi LNG khá cao.

    Việc sản xuất LNG đòi hỏi phải làm lạnh khí đến -162 độ cho đến khi thể tích thành phẩm so với thể tích ban đầu đạt tỷ lệ 1:600, đây cũng là điều kiện tiên quyết để lưu trữ và vận chuyển trong các thùng chứa đặc biệt.

    Đa dạng hóa các nguồn năng lượng

    Báo Đức cho biết, vào đầu năm 2022, một số điểm đến xuất khẩu LNG cũng đã được chuyển hướng từ Đông Á sang Châu Âu khi Tổng thống Biden cố gắng thuyết phục Hàn Quốc và Nhật Bản chấp nhận vấn đề này. Vấn đề chính là Qatar đã thảo luận về sản lượng và ký kết hợp đồng mua bán với nhiều nước, bao gồm Trung Quốc.

    Tuần trước, Đại sứ Qatar tại Đức tuyên bố Qatar sẵn sàng giúp nước này đa dạng hóa các nguồn năng lượng và ông hoan nghênh các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Berlin và Doha.

    Tại một hội nghị thượng đỉnh của các nhà sản xuất khí đốt vào tuần trước tại thủ đô Doha, Quốc vương Qatar thông báo sẽ nâng sản lượng khai thác từ 77 triệu tấn hiện tại lên 126 triệu tấn.

    Tuy nhiên, Bộ trưởng Năng lượng Qatar Saad al-Kaabi cho rằng, châu Âu không nên quá kỳ vọng về việc dựa vào Qatar như một giải pháp quá độ.

    "Nga chiếm 30-40% nguồn cung khí đốt cho châu Âu . Không có quốc gia riêng rẽ nào có thể thay thế Nga làm được điều này", ông al-Kaabi nói rằng, sản lượng LNG của Qatar hầu như gắn liền với các hợp đồng dài hạn của các đối tác châu Á nên rất khó để chuyển hướng khối lượng khổng lồ này sang châu Âu trong chốc lát.

    Theo Doanh nghiệp & Tiếp thị

  • Anh có nguy cơ phải chi hàng tỷ bảng để nhập khẩu khí đốt của Nga trong năm nay, qua đó gián tiếp tài trợ cho cuộc chiến của nước này ở Ukraine.

    4gasCác doanh nghiệp năng lượng Anh đang cắt đứt quan hệ với các nhà cung cấp từ Nga

    Anh sử dụng tương đối ít khí đốt của Nga. Tuy nhiên, khí đốt từ Nga vẫn chiếm khoảng 6% tổng lượng nhập khẩu và khoảng 4% nhu cầu khí đốt của Anh - tăng so với mức gần như bằng không vào năm 2017, theo phân tích dữ liệu chính phủ của đơn vị Tình báo Khí hậu và Năng lượng (ECIU).

    Phần lớn khí đốt của Anh đến từ Biển Bắc và Na Uy. Tuy nhiên, nếu Anh tiếp tục nhập khẩu khí đốt của Nga, chúng ta có thể phải chi 2.3 tỷ bảng cho nước này trong năm nay, tương đương 6.3 triệu bảng mỗi ngày, dựa trên giá khí đốt bán buôn hiện tại là khoảng 68 bảng/MWh.

    Tiến sĩ Simon Cran-McGreehin - trưởng bộ phận phân tích của ECIU, cho biết: “Mặc dù ít hơn so với một số nước châu Âu khác, nhưng Anh đã chi hàng tỷ bảng cho khí đốt của Nga - số tiền giờ đây có thể được sử dụng để tài trợ cho cuộc chiến của ông Putin ở Ukraine”.

    Ông Simon gọi đây là một lý do khác để Anh "phá vỡ sự phụ thuộc vào khí đốt", cùng với việc giải quyết các mục tiêu về khí hậu và hiệu quả năng lượng.

    Người phát ngôn của Chính phủ gọi phân tích là "hoàn toàn mang tính đầu cơ" và Anh "không có vấn đề gì với nguồn cung cấp khí đốt và hoàn toàn không phụ thuộc vào Nga”.

    Người phát ngôn cho biết: “Mặc dù chúng ta không có đường ống dẫn khí đốt trực tiếp nối giữa hai nước, nhưng chúng tôi đang tìm kiếm các giải pháp để giảm lượng hàng nhập khẩu vốn đã rất nhỏ từ Nga”.

    Các công ty nhiên liệu hóa thạch bỏ giao dịch với đối tác Nga

    Doanh thu từ nhiên liệu hóa thạch chiếm khoảng 2/5 doanh thu của chính phủ Nga. Kể từ khi Nga xâm lược Ukraine, tập đoàn dầu khí lớn của Anh BP đã cắt bỏ 19.75% cổ phần trong tập đoàn dầu mỏ khổng lồ Rosneft của Nga, sau áp lực ngăn chặn dòng tiền chảy vào kho bạc của Moscow.

    Centrica - chủ sở hữu nhà cung cấp năng lượng lớn nhất của Anh là British Gas, đang đàm phán để bỏ các hợp đồng cung cấp khí đốt với các đối tác Nga, chủ yếu là Gazprom.

    Hiệu quả năng lượng là chìa khóa

    Giá năng lượng bán buôn tăng góp phần gây ra cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt, với giá khí đốt trực tiếp tăng thêm ít nhất 500 bảng theo giới hạn giá mới, và thêm 68 bảng do các bên cung cấp dừng hoạt động.

    Tiến sĩ Simon Cran-McGreehin nói: “Triển khai các máy nhiệt điện và chuyển từ các nhà máy điện khí sang năng lượng tái tạo là cách để giảm sự phụ thuộc của Anh vào khí đốt”.

    ECIU cho biết nâng cấp hiệu quả cách nhiệt và sưởi ấm trong nhà, nhằm tăng xếp hạng hiệu suất năng lượng trung bình từ dải D lên C, sẽ giúp mỗi hộ gia đình sử dụng ít khí đốt hơn 20%.

    Theo phân tích của ECIU, nhu cầu khí đốt nói chung của Anh sẽ giảm 8% và nhập khẩu có thể giảm 15%.

    Một nhóm nghị sĩ liên đảng gần đây đã phát hiện ra rằng kế hoạch khử carbon trong nhà của chính phủ "thiếu định hướng rõ ràng" và không đủ để "đạt được mục tiêu không phát thải năm 2050”.

    Ủy ban Chiến lược Công nghiệp, Năng lượng và Kinh doanh (BEIS) đã kêu gọi chính phủ hỗ trợ công nghệ sưởi ấm các-bon thấp, thúc đẩy thị trường máy bơm nhiệt và giúp đào tạo lại các kỹ sư.

    Chính phủ cho biết đang đầu tư hơn 6 tỷ bảng để hỗ trợ các biện pháp tiết kiệm năng lượng trong những ngôi nhà cần chúng nhất.

    Viethome (Theo Sky News)

  • Một bà mẹ 3 con đã chìm trong nợ nần sau khi hóa đơn năng lượng tăng £1,000 trong 1 tháng. 

    Chị Kelly Mitchell, 40 tuổi, đã buộc phải lựa chọn giữa việc sưởi ấm và mua thức ăn để nuôi gia đình mình ở Basildon, Essex. Chị có 3 con trai là Henry 16 tuổi, Joey 7 tuổi và Carson 6 tuổi đều bị khuyết tật.

    hoa don dien tang cao 1
    Hiện tại chị đang mắc nợ hơn £3,000 khi hóa đơn năng lượng tăng mạnh chỉ trong 1 tháng. Ảnh: Louis Wood

    hoa don dien tang cao 1
    Kelly buộc phải chọn lựa giữa việc cắt giảm điện và tiết kiệm tiền ăn uống. Ảnh: Louis Wood

    Công ty năng lượng Utilita đã không phản hồi các email điên cuồng của chị khi chị thắc mắc về hóa đơn £1,656 hồi tháng 7 năm ngoái. Mới 1 tháng trước đó, hóa đơn tổng cộng cho gas và điện của nhà chị chỉ là £210.67.

    Sau khi không thể thanh toán hóa đơn trong vài tháng, tổng nợ của chị đã lên tới £3,108.73 hồi tháng 12/2021, khiến chị vô cùng kinh sợ. Utilita giải thích rằng hóa đơn tăng là do khoản phí tích tụ, vì các hóa đơn trước đây của chị đều tính giá quá thấp.

    Kelly nói với the Sun: ''Giờ tôi đang trở về thời kỳ không điện, tôi phải chọn thức ăn hoặc sưởi ấm. Tôi đột nhiên phát hiện vào tháng 8/2021, hóa đơn năng lượng đã tăng tới £1,656/tháng mà không có cảnh báo gì trước đó. Công tơ điện cứ thế tăng, tôi không biết phải làm gì''.

    ''Họ cứ ném hóa đơn vào mặt tôi, giờ tôi nợ £3,000 không trả nổi và họ cứ liên tục đe dọa sẽ làm căng hơn. Tôi chỉ biết là, nếu hóa đơn của họ là đúng, thì tôi phải làm gì để kiếm đủ số tiền. Thu nhập của tôi không đủ trả''.

    ''Lần đầu tiên trong đời tôi phải đi xin trợ cấp. Tôi chưa từng làm thế nhưng tôi đã phải nghỉ việc để chăm sóc các con''. Henry bị động kinh, Joey bị aggressive cholesteatoma (một dạng viêm tai do da phát triển bất thường), Carson thì mắc chứng khó học.

    Đại diện của Utilita cho biết: ''Từ khi chị Kelly Mitchell chuyển đến ở ngôi nhà này vào ngày 18/11/2020, chị đã tự cung cấp số điện cho chúng tôi. Chúng tôi đã ước tính hóa đơn điện từ ngày 18/11/2020 – 30/06/2021. Số điện ước tính này quá thấp so với lượng điện năng đã sử dụng''.

    ''Theo chính sách hoạt động, chúng tôi phải tổng kết ít nhất 1 hóa đơn đúng sau mỗi 12 tháng. Do đó sẽ dễ dàng hơn nếu gắn công tơ điện thông minh, nhưng đây là số điện do Kelly Mitchell báo cáo với chúng tôi mỗi tháng''.

    ''Sau khi nhận được số điện vào ngày 21/7/2021, chúng tôi xuất hóa đơn vào tháng 7/2021, và đây được gọi là hóa đơn điều chỉnh. Mục đích là xác định đúng số điện năng khách hàng đã thực sự sử dụng''.

    ''Hiện nay khách hàng đã thường xuyên cung cấp số điện cho chúng tôi, đảm bảo chúng tôi xuất hóa đơn được chính xác mà không phải ước tính nữa. Công tơ điện thông minh cũng đã được lắp cho khách hàng''.

    Nên kê khai đúng số điện sử dụng

    Các hộ gia đình nên thường xuyên cung cấp số điện cho bên cung cấp để đảm bảo họ tính đúng hóa đơn năng lượng mỗi tháng cho bạn. Nên chụp hình số điện làm bằng chứng. 

    Điều này giúp bạn không phải nhận một hóa đơn điều chỉnh khổng lồ, đôi khi đắt hơn nhiều so với lượng điện bạn thực sự tiêu thụ. Công tơ điện thông minh sẽ giúp theo dõi việc tiêu thụ điện năng và gửi thông tin chính xác cho nhà cung cấp. 

    Nếu không có công tơ điện thông minh, bạn có thể tự tính lượng điện tiêu thụ bằng cách ghi lại số liệu hàng tuần, để đảm bảo mình không sử dụng điện quá nhiều. 

    Khoản trợ cấp Warm Home Discount Scheme là khoản thanh toán 1 lần trị giá £150, được trả trực tiếp vào chi phí điện năng của bạn. Những người về hưu sẽ được nhà nước trợ cấp từ £100 - £300 chi phí năng lượng mùa đông.

    Ngoài ra, tất cả khách hàng sẽ được giảm giá £200 hóa đơn năng lượng kể từ tháng 10 theo kế hoạch của Bộ Tài chính. Nhưng bạn sẽ phải hoàn trả theo diện trả góp £40 từ tháng Tư năm sau, kéo dài trong vòng 5 năm. 

    hoa don dien tang cao 1
    Kelly bị tính hóa đơn tới £1,656 vào tháng 7 năm ngoái. Ảnh: Kelly Mitchell

    hoa don dien tang cao 1
    3 con của Kelly đều bị khuyết tật. Ảnh: Louis Wood

    Viethome (theo The Sun)

  • Hóa đơn năng lượng của hàng triệu hộ gia đình sẽ tăng lên 1,971 bảng một năm - khiến ông Rishi Sunak đã thông báo gói hỗ trợ trị giá 350 bảng.

    Mức tăng 54% do cơ quan quản lý Ofgem công bố, trung bình sẽ khiến ​​hóa đơn của khách hàng thanh toán bằng ghi nợ trực tiếp với biểu giá điện và gas tăng 693 bảng. Mức giá trần mới sẽ có hiệu lực vào tháng 4, sau mức tăng 12% vào tháng 10/2021.

    Mức tăng trung bình cho người sử dụng trả trước - khoảng 4.5 triệu khách hàng - là 708 bảng, nâng tổng cộng chi phí lên 2,017 bảng. 22 triệu hộ gia đình đang bị ảnh hưởng bởi quyết định này.

    Ngay sau thông báo, bộ trưởng bộ tài chính đã phản ứng bằng cách thông báo kế hoạch giảm bớt áp lực lên các hộ gia đình với khoản hỗ trợ 350 bảng, bao gồm 200 bảng tiền năng lượng từ tháng 10/2021 - sẽ bị hoàn trả trong vòng 5 năm kể từ năm tới - và khoản chiết khấu thuế hội đồng 150 bảng đối với các hộ gia đình trong nhóm band A - D.

    Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Phố Downing vào tối thứ Năm 3/2, ông Sunak cho biết số tiền sẽ "tạo ra sự khác biệt lớn đối với đại đa số các hộ gia đình".

    Ông Sunak bày tỏ hy vọng người dân sẽ "yên tâm" với hành động của chính phủ để giúp "dễ dàng điều chỉnh" giá năng lượng. Tuy nhiên, bộ trưởng cảnh báo ông "không có một quả cầu pha lê" và các hộ gia đình cần thích nghi với mức giá cao hơn trong tương lai.

    11energypriceNgân hàng trung ương cho biết mức sống của các gia đình đã giảm mạnh nhất trong ba thập kỷ qua

    Bất chấp ngày càng có nhiều lời kêu gọi bộ tài chính hủy bỏ kế hoạch tăng thuế National Insurance, ông Sunak xác nhận việc tăng thuế sẽ được tiến hành vào tháng 4, nhằm tăng ngân quỹ để giúp đỡ NHS phục hồi sau đại dịch COVID.

    Tuy nhiên, bộ trưởng cho biết "nhiệm vụ" của ông là cắt giảm thuế trước cuộc tổng tuyển cử tiếp theo, dự kiến ​​vào tháng 5 năm 2024. Thủ tướng Boris Johnson trước đó đã thừa nhận về sự tồn tại của "khủng hoảng chi phí sinh hoạt" nhưng cho biết "gói hỗ trợ lớn" của ông Sunak sẽ giúp ích.

    Chỉ một giờ sau khi công bố giá trần, Ngân hàng Trung ương Anh thông báo sẽ tăng lãi suất, gây thêm áp lực cho nhiều hộ gia đình. Ngân hàng thừa nhận mức sống của các gia đình đã giảm mạnh nhất trong ba thập kỷ.

    Giá khí đốt bán buôn tăng vọt - hiện cao hơn khoảng 4 lần so với cùng thời điểm năm ngoái - đã khiến giới hạn giá năng lượng tăng. Mức tăng cũng bao gồm khoản phí 68 bảng để bảo vệ hàng triệu khách hàng của các nhà cung cấp năng lượng đã ngừng hoạt động trong những tháng gần đây.

    Ofgem đã công bố các biện pháp mới "để giúp thị trường năng lượng chống lại biến động trong tương lai", bao gồm việc cho phép cơ quan quản lý điều chỉnh giới hạn giá thường xuyên hơn "trong những trường hợp ngoại lệ", để đảm bảo giá "vẫn phản ánh đúng chi phí cung cấp năng lượng".

    Giá trần tăng sẽ nâng chi phí sinh hoạt của các hộ gia đình, trong khi hàng hóa cũng trở nên đắt đỏ hơn, đi kèm với tăng thuế và lãi suất. Các nhà phân tích cho rằng giá trần có thể tăng cao hơn nữa vào mùa thu khi Ofgem xem xét lại giới hạn giá.

    Một trong số những người bị ảnh hưởng bởi đợt tăng trần giá gần đây nhất sẽ là khách hàng cũ của 29 nhà cung cấp năng lượng đã sụp đổ - khoảng 4.3 triệu người dùng trong nước.

    Giám đốc điều hành của Ofgem Jonathan Brearley cho biết: “Chúng tôi biết đợt tăng giá trần sẽ cực kỳ đáng lo ngại đối với nhiều người, đặc biệt là những người đang phải vật lộn để kiếm sống và Ofgem sẽ đảm bảo các công ty năng lượng hỗ trợ khách hàng bằng mọi cách có thể".

    "Thị trường năng lượng đang đối mặt với thách thức to lớn do giá khí đốt toàn cầu tăng chưa từng có. Vai trò của Ofgem, với tư cách là cơ quan quản lý năng lượng, là đảm bảo các công ty năng lượng chỉ có thể tính phí giá hợp lý dựa trên giá thực của việc cung cấp điện và khí đốt. Ofgem đang làm việc để ổn định thị trường và về lâu dài để đa dạng hóa các nguồn năng lượng, nhằm bảo vệ khách hàng khỏi những cú sốc giá tương tự trong tương lai".

    Viethome (Theo Sky News)

  • Theo những thay đổi triệt để đang được đề xuất lên Chính phủ, các hộ gia đình có thể nhận được 500 bảng để chi trả hóa đơn năng lượng.

    Theo một số nguồn tin, các bộ trưởng đang cân nhắc các phương án hỗ trợ người dân trong bối cảnh hóa đơn nhiên liệu tăng cao. Tuy nhiên, bộ trưởng Kinh doanh Kwasi Kwarteng cho biết các hộ gia đình sẽ cần phải đợi đến tháng 3 để biết được quyết định cuối cùng về đề xuất chi trả hỗ trợ 500 bảng này.

    24energyAnh Quốc đang tìm cách giải quyết khủng hoảng giá năng lượng

    Chi phí năng lượng dự kiến sẽ tăng trung bình 600 bảng vào tháng 4/2022 khi mức trần giá được nâng lên cao hơn. Các chuyên gia đã cảnh báo con số này có thể tăng thêm 1,000 bảng vào cuối năm do giá khí đốt bán buôn tăng vọt. Do đó, hóa đơn năng lượng trung bình ở Anh có thể tăng gấp đôi lên hơn 2,200 bảng trước mùa đông tới.

    Theo ông Kwarteng, bộ Tài chính sẽ hỗ trợ nhiều hơn cho các gia đình đang gặp khó khăn trong việc sưởi ấm ngôi nhà của họ: "Chúng tôi luôn xem xét các biện pháp để giảm tác động của giá cả, cũng như việc hóa đơn năng lượng tăng quá mức. Chúng tôi đang cân nhắc các cách cung cấp thêm hỗ trợ. Tôi chắc chắn rằng sẽ có thêm thông tin trong vài tuần tới”.

    Giá khí đốt tăng trần vào tháng 4 gây khó cho những căn nhà cách nhiệt kém

    Kể cả những hộ gia đình trung lưu cũng sẽ gặp phải khó khăn khi mức giá trần năng lượng tăng vào tháng 4/2022. 

    Số hộ gia đình phải gồng gánh hóa đơn điện năng (fuel stress), thường là những hộ phải chi ít nhất 10% ngân sách hàng tháng chỉ để thanh toán hóa đơn. Con số này sẽ tăng lên 6.3 triệu hộ gia đình khi mức giá trần năng lượng mới được công bố vào ngày 1/4. 

    Fuel stress sẽ không còn là từ chỉ áp dụng cho những hộ dân nghèo nhất nữa, mà cả những hộ thu nhập thấp hoặc thu nhập trung bình cũng sẽ gặp khó khăn, khi mà họ chẳng thể làm gì khác ngoài việc móc túi nhiều hơn để trả cho khoản chi phí thiết yếu này.

    gia khi dot tang chong mat
    Viện tư vấn chính sách Resolution Foundation cho biết hiện nay có khoảng 9% các hộ gia đình đang gặp căng thẳng khi chỉ trả hóa đơn khí đốt hàng tháng. Nhưng con số này sẽ tăng lên 27% khi mức trần năng lượng mới được công bố. Ảnh: Danny Lawson/PA

    Resolution Foundation cũng yêu cầu chính phủ hành động để ngăn ngừa một cuộc thảm họa về chi phí sống sau khi giá thị trường khí đốt toàn cầu tăng tới mức kỷ lục.

    Khảo sát cho thấy 9% các hộ gia đình ở England hiện nay đang phải gánh chịu ''fuel stress'', một cụm từ để chỉ chi phí khí đốt là quá mức thanh toán. Ở Wales, Scotland và Bắc Ireland, người ta dùng ''fuel stress'' để diễn tả tình trạng đói nghèo về năng lượng, tức dùng năng lượng phải hết sức dè sẻn để tiết kiệm chi phí.

    Thông số này được dự báo sẽ tăng lên 27% khi giá trần năng lượng tăng lên mức £2,000/năm vào tháng 4 tới, một sự gia tăng lên tới hơn 50%. Đơn vị điều hành năng lượng Ofgem sẽ công bố mức giá trần mới vào ngày 7/2/2022.

    Dự báo các hộ gia đình ở north east và West Midlands là gánh chịu hậu quả nặng nề nhất từ đợt tăng giá này (tương đương 33% và 32%). Những người cũng phải chịu sức ép năng lượng là các hộ gia đình hưu trí (38%), những người sống trong nhà hội đồng (35%) và người sống trong nhà có hệ thống cách nhiệt yếu (69% các hộ gia đình sống trong những ngôi nhà mà chỉ số năng lượng là F).

    Jonny Marshall, chuyên gia kinh tế cấp cao tại Resolution Foundation, cho biết: “Fuel stress đặc biệt phổ biến ở những gia đình hưu trí hoặc nhà có hệ thống cách nhiệt yếu. Đó là lý do các ngôi nhà sắp xây ở Anh cần phải được hiện đại hóa hệ thống cách nhiệt nhằm tăng cường sự độc lập của quốc gia đối với nguồn cung khí đốt từ nước ngoài''. 

    Cách tốt nhất để hỗ trợ những gia đình thu nhập thấp là thông qua hệ thống phúc lợi. Chính phủ cần có kế hoạch tăng cường phúc lợi sớm hơn trước tháng Tư, khi mà kế hoạch phúc lợi hiện nay chỉ xác định tăng 3.1%.

    Hoặc chính phủ có thể tăng mức khấu trừ năng lượng thông qua chương trình Warm Home Discount. Hiện nay các hộ gia đình đang được giảm 140 bảng trên tổng hóa đơn năng lượng từ tháng 10/2021 đến tháng 3/2022, chính phủ có thể mới rộng mức discount lên ít nhất 300 bảng. Đồng thời mở rộng các đối tượng gia đình được hưởng discount, là tất cả những hộ nhận pension credit và working age benefit (tương đương 8.5 triệu hộ). 

    Cải thiện kế hoạch Warm Home Discount có thể giúp giảm 5% số hộ gia đình gặp khó khăn khi thanh toán hóa đơn năng lượng, tức tương đương hơn 1 triệu hộ gia đình. 

    Resolution Foundation cũng kêu gọi chính phủ cắt giảm chi phí năng lượng cho mọi hộ gia đình khác, bằng cách tạm thời chuyển thuế môi trường và xã hội khỏi mức thuế gộp hiện nay. Cách này sẽ giúp giảm chi phí trung bình £245 và giảm 7% số hộ gia đình phải chịu fuel stress. 

    Viethome (Theo Birmingham Mail)