• Theo một báo cáo gần đây, nước Anh được chỉ ra là trung tâm của đồng hồ 'fake'. Số lượt tìm kiếm liên quan đến phụ kiện cổ tay giả ở đây vượt trội so với các quốc gia khác.

    dong ho fa 1
    Việc phân biệt đồng hồ thật - giả không dễ dàng. Ảnh minh họa: Hodinkee.

    Một báo cáo của nền tảng mua sắm đồng hồ Watches2U chỉ ra nhiều thông tin đáng chú ý về thị trường phụ kiện cổ tay giả. Cụ thể, nước Anh trở thành tâm điểm của hoạt động tìm kiếm trực tuyến về đồng hồ nhái.

    Một thống kê hồi năm ngoái cũng cho biết hơn 1 triệu cỗ máy thời gian giả đang lưu hành tại Anh, chiếm đến 35% thị trường đồng hồ nhái trên toàn thế giới. Những con số biết nói này chỉ ra vấn nạn hàng giả hàng nhái đáng lo ngại trong lĩnh vực thời trang xa xỉ, theo Fashion United.

    dong ho fa 1
    Khi nhu cầu về đồng hồ xa xỉ tăng cao, hành vi làm giả cũng trở nên tinh vi, phức tạp hơn. Ảnh minh họa: SCMP.

    Thị trường đồng hồ giả sôi động tại Anh

    Theo báo cáo của Watches2U, nước Anh đứng đầu danh sách các quốc gia sở hữu lượt tìm kiếm về đồng hồ giả nhiều nhất. 1.500 lượt tìm kiếm hàng tháng cho các cụm từ, thuật ngữ liên quan đến phụ kiện cổ tay nhái được ghi nhận.

    Con số này vượt xa các đất nước khác như Mỹ và Ấn Độ với 1.150 và 300 lượt tra cứu hàng tháng. Sự chênh lệch trở nên rõ rệt hơn khi tính đến quy mô dân số.

    Mặc dù có dân số ít hơn Mỹ khoảng 5 lần, nước Anh vẫn ghi nhận tỷ lệ lượt tìm kiếm cỗ máy thời gian "fake" cao hơn 23%. Trong khi đó, nước Pháp với quy mô dân số tương tự Anh lại sở hữu lượt tra cứu liên quan đến đồng hồ nhái thấp hơn đến 1.150%.

    Những phát hiện này cho thấy mối lo ngại gia tăng trong lĩnh vực hàng thời trang xa xỉ, đặc biệt ở thị trường Anh. Khi nhu cầu về đồng hồ cao cấp của khách hàng tăng cao, sự tinh vi của hoạt động làm giả cũng tăng theo.

    Thị trường đồng hồ giả được ước tính thu về khoảng 1 tỷ USD/năm. Con số này gần bằng 1/20 so với ngành đồng hồ Thụy Sĩ hợp pháp. Thêm vào đó, hàng giả ngày càng được chế tác tỉ mỉ đến mức khó có thể phân biệt với đồ thật. Thậm chí, người dùng còn phải dùng đến kính lúp để nhận ra sự khác biệt.

    dong ho fa 1
    Việc nhận biết đồng hồ giả đòi hỏi sự cảnh giác, thận trọng, kiến thức ở người tiêu dùng. Ảnh minh họa: The 1916 Company.

    Dấu hiệu nhận biết đồng hồ giả

    Để ứng phó với thị trường đồ nhái ngày càng sôi động, các chuyên gia của Watches2U cũng đề cập đến một số phương pháp phân biệt hàng thật - hàng giả.

    Một số dấu hiệu của đồng hồ giả bao gồm lỗi chính tả trên mặt số, logo lệch tâm và mặt số phụ không hoạt động. Tuy nhiên, đây chỉ là những dấu hiệu cơ bản, không thể đối phó với các trường hợp làm giả tinh vi.

    Vì vậy, nền tảng mua sắm này kết luận rằng khách hàng cần đề cao cảnh giác, đồng thời trang bị đầy đủ kiến thức trước khi mua sắm những món phụ kiện cổ tay đắt đỏ.

    Dưới đây, FashionBeans tổng hợp chỉ dẫn của những chuyên gia hàng đầu giúp người tiêu dùng nhận biết nhanh chóng mẫu đồng hồ giả, kém chất lượng.

    Tìm người bán uy tín: Thực tế, đồng hồ mua về khó đảm bảo uy tín trừ trường hợp người bán hay cửa hàng có liên kết với thương hiệu gốc.

    Vì vậy, người mua nên hỏi về giấy phép của nơi bán, đồng thời kiểm tra trang web chính thức của hãng đồng hồ để biết thêm thông tin chi tiết. Đôi khi, bỏ thêm một số tiền để sở hữu sản phẩm từ đại lý ủy quyền xứng đáng hơn từ những nơi bán không rõ nguồn gốc.

    Cảnh giác: Hiện nay, đồng hồ được xem là khoản đầu tư thông minh vì sở hữu giá trị cao trên thị trường. Vì vậy, người dùng cần cảnh giác với những người bán không biết sản phẩm đáng giá bao nhiêu. Ngoài ra, rất khó để chúng ta bắt gặp một chiếc đồng hồ từ thương hiệu lâu đời với mức giá giảm mạnh.

    Để ý tiểu tiết: Hình ảnh hoàn toàn có thể lừa dối mắt nhìn. Tại các phiên đấu giá trực tuyến hoặc trang web bán hàng đã qua sử dụng, ảnh đồng hồ thiếu đi một vài chi tiết có thể là dấu hiệu cho thấy người bán đang muốn che giấu điều gì đó.

    Cân nặng: Ngoại trừ hàng chế tác tỉ mỉ gần giống thật, đồng hồ giả thường được làm từ vật liệu rẻ tiền để tiết kiệm chi phí. Vì vậy, chúng có xu hướng nhẹ và thô hơn hàng thật.

    Theo ZNews

  • Cô gái đã bay đến Thổ Nhĩ Kỳ để mua một lô hàng nhái của các thương hiệu Chloé, Louis Vuitton và Goyard. Một món hàng nhái như vậy giá chỉ £13 thay vì £2k.

    Một chuyên gia mua sắm đã khoe kết quả một lần mua sắm hàng nhái của cô ở Thổ Nhĩ Kỳ. Điểm du lịch này được giới du khách Anh gọi là "thủ phủ hàng nhái", nơi bạn thỏa thích mua sắm đồ hiệu với giá chỉ bằng cốc cafe.

    thien duong hai nhai tho nhi ky 1
    Cô gái đã mua được những món đồ xa xỉ với giá "rẻ như cho". Ảnh: tiktok.com/@_cocoo_aesthetic_

    thien duong hai nhai tho nhi ky 1
    Cô chọn mua một số mặt hàng nhái như túi xách, mắt kính, áo thun thể thao, áo hoodie. Ảnh: tiktok.com/@_cocoo_aesthetic_

    Một chuyến bay ngắn kéo dài 4 tiếng đã đưa Collien từ Anh đến Antalya. Đây được xem là thủ phủ du lịch của Thổ Nhĩ Kỳ, nơi bạn có thể mua những chiếc thắt lưng Gucci với giá chỉ £3 hay túi xách Louis Vuitton với giá chỉ £20.

    Collien đã mua được cả một tủ đồ mới cóng và một bộ sưu tập túi xách nhái. Bạn có thể dễ dàng nhận ra chiếc túi tote Woody làm bằng vải linen của Chloé. Giá của một món hàng xịn lên tới £950. Hay một chiếc túi Nano Speedy Bag màu denim của Louis Vuitton có giá hàng xịn lên tới £1,900.

    Collien cũng mua hai chiếc túi đeo vai Longchamp Le Pliage Original Large Shoulder Bag có giá hàng xịn là £120. Cô chọn màu xanh nước biển và màu be.

    Đoạn clip của cô trên Tiktok đã thu hút hơn 1 triệu người xem với hàng nghìn bình luận. Những người săn hàng nhái rất ấn tượng với chiếc túi Goyard Saint Louis PM Tote mà cô mua được.

    Những chiếc túi này không được bán trên mạng và nếu bạn muốn mua hàng xịn second-hand, thì bạn phả trả từ £1,800 trở lên. Nhưng tại Thổ Nhĩ Kỳ, Collien chỉ tốn có £13.

    Ngoài ra cô còn mua mắt kính nhái Chanel, áo hoodie White Fox và áo thun bóng đá. Một đọc giả vô cùng thích thú và nói rằng: "Chắc tôi cũng phải đi Thổ Nhĩ Kỳ sắm đồ thôi".

    "Nếu là hàng thật thì nguyên chỗ này sẽ tốn đến £10k,” một người khác nói.

    Tuy nhiên, không phải ai cũng hưởng ứng việc mua hàng giả. "Tôi sẽ không bao giờ mua", một người phê phán.

    "Nếu bạn không đủ tiền mua hàng thật, cũng đừng mua hàng nhái", một người khác nói.

    Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia xuất khẩu hàng nhái lớn thứ 3 vào châu Âu, theo sau Trung Quốc và Hong Kong. Việc sản xuất hàng nhái là bất hợp pháp ở đây, nhưng việc mua hàng nhái lại không bị xem là bất hợp pháp. Tuy nhiên, nhân viên hải quan có quyền tịch thu hàng nhái khi bạn nhập cảnh hoặc xuất cảnh khỏi Thổ Nhĩ Kỳ.

    Viethome (theo The Sun)

  • Bạn có thể phân biệt được một chiếc túi thật trị giá hơn 10.000 USD và một chiếc túi nhái 390 USD? Đa số không thể và điều đó đang đảo lộn ngành thời trang xa xỉ.

    Lisa (38 tuổi), sống ở Manhattan, New York (Mỹ), có một người bạn siêu giàu. Người này có bộ sưu tập túi Hermès Birkin đồ sộ, một ngôi nhà trị giá 10 triệu USD ở Hamptons và bay khắp nơi bằng máy bay riêng.

    "Tôi chỉ hiển nhiên cho rằng mọi thứ đều là thật. Rồi một ngày, người bạn tiết lộ cho tôi một bí mật: Những chiếc Birkin đó là giả", Lisa nói với The Cut.

    Sau đó, Lisa biết đến RepLadies, cộng đồng gồm hầu hết phụ nữ thuộc thế hệ Millennials giàu có yêu thích những món hàng xa xỉ fake. Mọi thứ từ giày cho đến vali được làm giả một cách tinh vi. Khách hàng có thể yêu cầu bất kỳ chiếc túi Chanel, Hermès, Dior mẫu nào, màu nào với mức giá chỉ bằng 1-10% hàng thật.

    Được thành lập vào năm 2016, RepLadies có gần 200.000 thành viên. Theo cuộc khảo sát tự báo cáo được công bố năm ngoái, nhóm đã chi hơn 3 triệu USD cho các bản sao vào năm 2021.

    Nhiều thành viên của nhóm là CEO, nhà đầu tư mạo hiểm, cố vấn đạo đức của Big Tech. Những người này giàu có, hoàn toàn có khả năng mua những chiếc túi thật, nhưng cuối cùng họ vẫn sử dụng hàng fake và thậm chí say mê săn tìm những món hàng giả trông y như thật.

    Cảm giác hồi hộp khi đi săn

    Nhìn bằng mắt thường, những chiếc túi superfake và hàng thật rất khó phân biệt. Từ chất liệu cho đến đường kim mũi chỉ, mọi thứ đều được làm giả một cách hoàn hảo. Trong một bài báo vào năm ngoái trên The New York Times, 0% độc giả có thể phân biệt túi Chanel thật giá hơn 10.000 USD và hàng giả giá 390 USD.

    Đôi khi, hàng giả có thể bền hơn cả hàng thật. Nhưng RepLadies không tồn tại vì chất lượng. Bí quyết để điều hướng thị trường hàng giả cao cấp vẫn là câu chuyện tiền bạc.

    tui pha ke 1
    Chiếc túi thật của Hermès có giá 9.750 USD (bên phải) và chiếc túi nhái giá 195 USD.

    Đối với một số người, địa vị xã hội không phải là một bộ sưu tập đồ sộ những chiếc túi xa xỉ, đó là khả năng tìm ra đồ giả hoàn hảo đến mức khiến người ta nghĩ mình đang dùng đồ thật. "Đó là cảm giác hồi hộp tột độ khi đi săn, cảm giác có được một món hời", một cựu nhà phát triển bất động sản đã nghỉ hưu vài năm trước ở tuổi 30 cho hay.

    "Tôi không chỉ muốn một thứ gì đó. Tôi muốn có cảm giác như mình đã đạt được nó nhờ một thỏa thuận". Cô tuyên bố mình cũng sở hữu "hàng trăm, có thể là hàng nghìn" món đồ thật, bao gồm gần một trăm chiếc túi và một bộ vòng cổ Bulgari có giá hơn 10.000 USD.

    Theo Lisa, nếu thực sự chăm chỉ kiếm tiền, bạn sẽ không chỉ đổ hết tất cả vào các món đồ hiệu. "Ở New York, những người giàu có có nhiều điều thú vị hơn để làm với tiền của họ. Họ đầu tư vào tiền điện tử. Họ tái đầu tư vào hoạt động kinh doanh của mình. Họ đầu tư vào con cái". Cuối cùng, hàng fake với mức giá rẻ hơn có thể trở thành một lựa chọn thay thế của nhóm này.

    Thái độ đối với hàng giả

    Theo The New York Times, hàng giả từng là một thứ gì đó đại diện cho sự ranh mãnh, tội lỗi nhưng đã nhanh chóng nở rộ thành thị trường khổng lồ.

    Năm 2016, một phụ nữ ở Virginia (Mỹ) đã bị kết án vì mua những chiếc ví hàng hiệu trị giá 400.000 USD từ các cửa hàng bách hóa, sau đó trả lại hàng superfake và bán lại túi thật để kiếm lời.

    Trước khi ngôi sao Real Housewives Jen Shah nhận tội lừa đảo qua điện thoại vào năm 2022, cảnh sát đã đột kích vào nhà cô và phát hiện các kệ hàng Louis Vuitton giả trộn lẫn với hàng thật.

    Mỹ đã cố gắng để phát hiện hàng giả, thu giữ hơn 300.000 túi và ví giả trong năm tài chính 2022. Nhưng theo một số ước tính, các cơ quan chức năng chỉ có thể kiểm tra 5% số hàng được nhập vào nước này.

    Sarah Davis, người sáng lập Fashionphile - cửa hàng ký gửi cao cấp, nói: "20 năm trước, hàng giả rất khủng khiếp. Những thứ đó có giá 25 USD. Còn bây giờ, những chiếc túi Hermès Birkin giả có giá hơn 6.000 USD và còn được làm thủ công".

    tui pha ke 1
    Bên trái là chiếc túi xách Chanel Classic có giá 10.200 USD và bên phải là hàng nhái có giá 390 USD.

    Trong đại dịch Covid-19, Amy X. Wang, biên tập viên của The New York Times, đã đưa tin về ngành công nghiệp superfake. "Mua hàng giả thực sự không phải là một quá trình bí mật. Nó dễ dàng đến mức đáng thất vọng", Wang nói.

    Wang đã phát hiện một hệ sinh thái trực tuyến gồm các túi xách nhái song song với các thương hiệu xa xỉ, khiến hàng giả dễ dàng tiếp cận khách hàng. Trên các diễn đàn Reddit như “r/Wagoonladies”, người mua quan tâm có thể tìm thấy hướng dẫn mua hàng chi tiết, đánh giá kỹ lưỡng của khách hàng và danh sách liên hệ của người bán chủ yếu ở Trung Quốc.

    Ở Pháp, quốc gia tự hào là nơi sản sinh ra rất nhiều thương hiệu thời trang cao cấp, hình phạt dành cho việc sử dụng hàng giả rất nghiêm khắc. Nếu mang hàng giả đến nước này và bị phát hiện, du khách có thể bị phạt số tiền cao gấp đôi giá trị thật của món đồ đó và đối mặt với án tù 3 năm. Nếu nằm trong đường dây buôn bán hàng giả, có thể nhận án tù lên đến 10 năm.

    Thế nhưng, Susan Scafidi, người sáng lập Viện Luật Thời trang, nói rằng những quy định pháp luật chỉ giải quyết được một phần của vấn đề vì miễn là hàng giả được chấp nhận, được mong muốn thì nó sẽ luôn tồn tại. "Điều mà chúng tôi chưa tìm ra là khía cạnh xã hội. Bạn cần đấu tranh thông qua tòa án pháp luật, nhưng cũng phải thông qua cả tòa án dư luận".

    Davis, người sáng lập Fashionphile, cũng đồng ý với quan điểm này. Theo bà, lý do hàng giả đang phát triển mạnh một phần là vì thái độ của người tiêu dùng. "Đã có lúc không ai thừa nhận mình từng mua hàng giả. Nhưng bây giờ, trong một số mạng xã hội, nó không còn được coi là tiêu cực, mà gần như trở thành một vụ hack".

    Theo ZNews

  • Netizen chưa rõ ai đúng ai sai song nghe tới những chiếc túi trị giá hàng tỷ, hàng tỷ mà các nhân vật chính nhắc tới cũng thấy "vã mồ hôi".

    ezgif 3 231d835366

    Sự việc được cho là bắt đầu từ series tự tặng quà sinh nhật cho bản thân của Như Lan (TikToker có 281 nghìn người theo dõi, chuyên làm nội dung về đồ hiệu, chủ 1 bệnh viện thẩm mỹ ở TP.HCM). Cô chia sẻ đã mua chiếc Hermes Birkin Faubourg (hay còn gọi là Hermes ô cửa sổ) và đăng tải clip "đập hộp" ngày 29/4.

    Một tài khoản TikTok có tên viết tắt là L. đã làm video nói về cách phân biệt túi thật - túi giả. Dù không trực tiếp nhắc đến tên Như Lan nhưng người này lại dùng ảnh cắt từ clip của Như Lan để minh họa nên nhiều cư dân mạng đã tag Như Lan vào phía dưới clip.

    Theo L., túi Hermes Birkin Faubourg thì phải đi với hộp màu xanh (blue box) chứ không phải hộp màu trắng như bình thường. Cô khẳng định nhìn lướt qua bằng mắt thường cũng thấy được chiếc túi này là giả vì khoảng cách ô cửa sổ trên túi không đều. Cuối cùng L. nhận xét đường kim mũi chỉ trên chiếc túi ồn ào này không đều trong khi các sản phẩm thật của Hermes được may rất nhẹ nhàng và đường may thẳng.

    hang hermes that gia 2
    L. dùng hình ảnh trong clip của Như Lan để so sánh hàng thật - hàng giả

    Bên cạnh đó, L. cũng nói rằng nếu đó là chiếc túi thật thì đã được giơ ra trước mắt cho mọi người nhìn rõ, không chỉ xuất hiện vài giây, dùng filter để làm mờ và bị ôm vào người che đi. Trong trường hợp bị seller lừa thì L. đề nghị sao kê hoặc công khai bill chuyển tiền, tin nhắn seller để cảnh báo đến mọi người.

    Chính chủ thanh minh giữa đêm, đòi gặp mặt người "bóc" mình dù đồ giả để đối chất nhưng câu chốt gây sốc

    Đến khoảng nửa đêm ngày 2/5, Như Lan bất ngờ làm clip thanh minh, dù L. không trực tiếp nhắc đến tên mình nhưng cô lại gọi tên người này rõ ràng.

    Theo Như Lan, chiếc túi này không có blue box vì mình đặt mua qua seller và muốn chiếc túi về trước để kịp unbox trong dịp sinh nhật. Cô thấy hơi khó hiểu về việc L. đăng tải loạt clip liên quan đến chiếc túi của mình và cho rằng L. đang ké fame. Tuy nhiên, Như Lan cũng bày tỏ lo lắng liệu rằng chiếc túi của mình có phải hàng giả như L. nói không vì nó được mua với giá 5 tỷ đồng. Cũng theo lời Như Lan, để check được một chiếc túi mua qua seller là thật hay giả thì cần rất nhiều thời gian, công đoạn và ảnh chụp chi tiết gửi sang nước ngoài, không thể chỉ nhìn bằng mắt thường mà biết là túi giả được. Thế nên, viêc L. bảo cô công khai tên seller để cảnh báo mọi người là không thể.

    hang hermes that gia 2
    Hóa đơn chuyển khoản đặt cọc túi của Như Lan với seller

    Về chuyện dùng filter để cà túi cho mờ đi để đăng, Như Lan lật ngược lại rằng L. vừa nói dùng filter lại vừa nói nhìn rõ đường kim mũi chỉ thì không hợp lý.

    Về chuyện phải chờ đến 4 - 5 ngày sau mới lên clip thanh minh, Như Lan nói rằng vì nhân viên nghỉ lễ, không ai dựng clip nên mình phải tự mày mò. Bên cạnh đó cũng không có chuyện cô tranh thủ thời gian đó đi mua hay mượn một chiếc túi thật về chứng minh. Với L., Như Lan tuyên bố mình chờ đợi người này đến gặp và 2 người trao đổi về chiếc túi. Nếu L. đem đi check ra được chiếc túi này là hàng giả thì Như Lan sẽ trả gấp đôi số tiền túi, tương đương với 10 tỷ đồng. Còn nếu đó là hàng thật thì L. phải bán một chiếc túi của mình đi.

    Đây không phải là lần đầu tiên Như Lan vướng vào những ồn ào xoay quanh việc dùng đồ hiệu. Cô từng gây tranh cãi khi chê giày Chanel 43 triệu đi mưa ra màu; phát ngôn không có chuyện mua túi hiệu sinh lời hay dùng trang sức Louis Vuitton, Chanel, Hermes,... hàng chục triệu nhanh hỏng, bị seller lừa mua kính Celine giả,...

    Việc chứng minh dùng túi giả hay thật của Như Lan thì chưa ngã ngũ song câu chốt Như Lan nói: "Xài đồ fake không xấu. Mấy bà xài đồ fake tự tin lên, rồi một ngày mình sẽ mua được đồ thiệt. Hay bị bóc phốt xài đồ fake rồi giờ tui xài đồ fake luôn cho chồng đỡ cằn nhằn?" đang tạo ra luồng phản ứng ngược khiến netizen "phẫn nộ", chỉ trích. Bởi chưa một ai làm content về hàng xa xỉ phẩm lại có phát ngôn ngược ngạo như vậy!

    Check túi giả - túi thật có khó không?

    Về chiếc túi Hermes Birkin Faubourg, theo trang bán đấu giá nổi tiếng Sotheby's, đây là sản phẩm thuộc phiên bản giới hạn, được ra mắt năm 2019, lấy cảm hứng từ nguồn gốc thương hiệu. Hình ảnh ô cửa sổ trên thân túi mô phỏng cửa hàng Hermes tại địa chỉ số 24 phố Rue du Faubourg Saint-Honoré ở Paris (Pháp), tồn tại từ năm 1880 đến nay. Chiếc túi này có kích cỡ đáy là 20cm, được phối nhiều màu khác nhau. Giá Hermes ô cửa sổ dao động khoảng 200.000 - 300.000 USD (khoảng 5 - 7,6 tỷ đồng, theo tỷ giá hiện tại).

    Trong thực tế, việc kiểm tra một chiếc túi Hermes là thật hay giả không dễ, nhất là hàng mua qua seller. Theo bài viết của Amy X. Wang trên The New York Times, chuỗi cung ứng các sản phẩm hàng nhái thường rời rạc và khó theo dõi.

    Tác giả này thuật lại chia sẻ của luật sư sở hữu trí tuệ Harley Lewin, người đã quan sát các nhà máy từ bên trong, quá trình sản xuất đơn giản là sự kết hợp giữa kỹ thuật thủ công lành nghề và nguyên liệu thô chất lượng cao. Một số nhà sản xuất "super fake" đến Ý để tìm nguồn cung ứng từ các thị trường da có chất lượng giống như các thương hiệu; những người khác mua những chiếc túi thật để kiểm tra từng đường may.

    Những người chịu trách nhiệm xác minh nguồn gốc chiếc túi luôn cảnh báo về mặt hàng "super fake" trên thị trường. Tại RealReal - nền tảng bán lại và ký gửi hàng xa xỉ, nơi những chiếc túi được trải qua các vòng kiểm tra kỹ lưỡng, bao gồm chụp X-quang và đo phông chữ với mức độ chính xác đến từ milimet, đôi khi cũng không thể phát hiện một món đồ giả vì nó quá hoàn hảo.

    Một trong số những người làm nghề xác minh mà Wang đã nói chuyện cho biết đôi khi việc phát hiện một chiếc túi giả không hề dễ dàng. Anh ấy nói với Wang rằng hàng giả "đang trở nên quá tốt, thậm chí chính xác đến từng hình khắc bên trong và số mũi chỉ". Thậm chí người này còn từng đưa ra giả thuyết về nguồn gốc của những chiếc túi giả "super fake": "Chúng tôi nghi ngờ có thể ai đó làm việc tại Chanel hoặc Hermès đã mang về nhà những món đồ da thật".

    Theo Kênh 14

  • Đồ hiệu từ túi đến giày của các nhãn hàng lớn đều được làm giả tinh vi. Chỉ cần bỏ ra vài trăm nghìn đồng, người mua đã có thể sở hữu các phụ kiện đi kèm, thậm chí là hóa đơn mua từ cửa hàng nước ngoài.

    Giả hàng hiệu như thật

    Để mua túi xách hàng hiệu từ những trung tâm buôn bán “hàng nhái hàng hiệu” không khó. Phóng viên tờ Yang Cheng Evening News đăng tải bài viết chỉ ra đường dây lừa đảo người tiêu dùng khi bỏ số tiền lớn mua hàng hiệu ở Trung Quốc. Một chiếc túi xách hàng hiệu được niêm yết với giá 25.600 NDT (87,9 triệu đồng), phóng viên chỉ cần bỏ ra 1.300 NDT (4,5 triệu đồng) có thể sở hữu chiếc túi không khác gì hàng thật.

    Không chỉ nhận túi, phụ kiện đi kèm cũng bị làm nhái tinh vi, ngay cả những người sành đồ hiệu chưa chắc đã phân biệt được. Hóa đơn, thông tin tra cứu nguồn hàng từ cửa hàng nước ngoài, bao bì sản phẩm, hộp, tag… đều có thể nhái.

    Trạm Tây ở Quảng Châu là khu vực kinh doanh cốt lõi khi tập hợp các chợ bán buôn quần áo và giày dép nổi tiếng. Chưa đầy 100 m đã có hơn 10 người chào mời. Dọc các gian hàng này bày bán đủ loại giày hàng hiệu, bao gồm Louis Vuitton (LV), Gucci, Nike, Adidas…

    thien duong hang nhai 3
    Hàng hiệu giả có đầy đủ chứng nhận như hàng thật, kể cả hóa đơn mua từ cửa hàng chính hãng nước ngoài.

    Chủ gian hàng Xiao Ming không ngần ngại giới thiệu những đôi giày giả cao cấp mà anh bán đến từ các cơ sở ở Phủ Điền – thủ phủ sản xuất giày nhái nổi tiếng Trung Quốc. Giày nào hot, bình dân thì xưởng sẽ mua ngay hàng chính hãng về làm mẫu.

    Để tránh bị cơ quan chức năng kiểm tra, một số doanh nghiệp đã giấu cửa hàng sâu trong một số tòa nhà ở phía Tây nhà ga. Muốn mua những hàng nhái chất lượng cao này thường phải có người giới thiệu. Cửa hàng túi xách hàng hiệu nổi tiếng ẩn mình bên sau có diện tích chưa đến 100 mét vuông, chia làm ba phòng, chứa đầy những chiếc túi giả cao cấp từ các thương hiệu như LV, Prada, Hermes.

    Những chiếc túi này được người bán nói đều là hàng nhái cao cấp và khẳng định “không có gì khác biệt với sản phẩm gốc”

    Bao bì túi Louis Vuitton có thể làm giả với giá 30 NDT

    Cuộc điều tra của phóng viên cho thấy các đại lý thu mua hàng giả có thể dễ dàng có được bộ phụ kiện hoàn chỉnh bao gồm gồm tag, hộp, túi xách, hướng dẫn, thẻ bảo hành và biên lai.

    Lấy chiếc túi LV giả cao cấp mà phóng viên mua làm ví dụ, một bộ bao bì chỉ có giá 30 NDT (103.000 đồng). Bỏ thêm 70 NDT (240.000 đồng) nữa, gói hàng từ Quảng Châu có thể ngụy trang thành hàng hóa được gửi từ Hong Kong (Trung Quốc).

    thien duong hang nhai 3

    Các đại lý thu mua giả thường sử dụng hai phương pháp khi xử lý thông tin Logistics: một số đại lý thu mua gửi hàng giả ra nước ngoài rồi gửi về nước; các đại lý thu mua khác trực tiếp hợp tác với nhân viên nội bộ của các công ty logistics để tạo ra thông tin chuyển phát nhanh giả mạo.

    Luật sư: Công ty logistics “giả mạo” có thể phải chịu trách nhiệm hình sự

    Liêu Kiến Huân - công ty luật tại Quảng Đông - cho biết việc sử dụng nhãn hiệu của người khác mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu đã đăng ký, sẽ cấu thành hành vi vi phạm nhãn hiệu, bị coi là bất hợp pháp.

    Những người bán hàng nhái phải chịu trách nhiệm dân sự, bồi thường cho người tiêu dùng. Về trách nhiệm pháp lý, cơ quan giám sát quản lý thị trường có thể tiến hành điều tra hành chính và xử phạt hành chính đối với các hoạt động vi phạm pháp luật như tịch thu hàng giả của người sản xuất, người bán.

    Về mặt trách nhiệm hình sự, nếu tính chất của nhà sản xuất là vi phạm và hành vi trái pháp luật sẽ rất nghiêm trọng, có thể cấu thành hành vi đăng ký giả mạo.

    thien duong hang nhai 3

    Nếu công ty bất động sản trung tâm thương mại biết có gian hàng bán hàng nhái nhãn hiệu đã đăng ký và hỗ trợ cho các hoạt động bất hợp pháp, công ty đó cũng phải chịu trách nhiệm hành chính và hình sự tương ứng.

    Ngoài ra, nếu công ty logistics giả mạo thông tin, ngoài việc phải chịu trách nhiệm dân sự, công ty có thể bị phạt tiền, thậm chí thu hồi giấy phép kinh doanh. Về mặt trách nhiệm hình sự, hành vi hỗ trợ bán hàng giả có thể cấu thành tội hình sự và phải chịu trách nhiệm hình sự tương ứng.

    Luật sự cho biết nếu người tiêu dùng mua phải hàng giả, có thể báo vụ việc lên cơ quan công an hoặc nộp đơn khiếu nại hành chính lên cơ quan quản lý và giám sát thị trường.

    Tiền Phong (theo Yang Cheng Evening News)

  • Với kinh nghiệm chơi đồ hiệu hơn 7 năm, Trang Trần (sinh năm 1992, Hà Nội) không ngờ có ngày mình "mắc bẫy" ở giao dịch mua sắm trị giá gần 1 tỷ đồng.

    mua nham tui fa 1

    “Em cũng là nạn nhân, cũng bị lừa thôi. Chị muốn có túi sớm nên em phải săn lùng khắp nơi, mua lại từ khách quen, không kịp kiểm tra kỹ”, reseller thân thiết giải thích qua loa với Trang Trần (32 tuổi, quận Tây Hồ, Hà Nội) qua điện thoại rồi vội cúp máy.

    Đây là lần đầu tiên Trang Trần "mắc bẫy" mua sắm sau hơn 7 năm chơi đồ hiệu.

    Trước đó, cô chi gần 1 tỷ đồng cho chiếc túi Lady Dior da cá sấu Himalaya loại kích cỡ mini. Tuy nhiên, chiếc túi xách mà cô nhận được là một phiên bản nhái được thiết kế tương đối tinh vi. Chất liệu da và kiểu dáng giống đồ thật đến 90%.

    Điểm khác biệt duy nhất là xuất xứ của món phụ kiện này. Túi xách không được sản xuất bởi thương hiệu xa xỉ Pháp Dior.

    “Trên thị trường, loại túi xách giả mạo tinh vi như thế này trị giá khoảng vài trăm triệu đồng. Theo đó, tôi ước tính mình đã bị lừa ít nhất 200 triệu đồng, thậm chí nhiều hơn thế ở phiên mua bán này”, cô chia sẻ với Tri thức - ZNews.

    Trang Trần là ví dụ điển hình cho số lượng lớn người tiêu dùng nhẹ dạ cả tin, trở thành nạn nhân của các đường dây buôn bán hàng giả. Lợi dụng khao khát sở hữu những món hàng hiệu hiếm của một số cá nhân, nhiều người giao dịch trung gian tìm cách trục lợi, kiếm tiền từ những sản phẩm nhái tinh vi.

    mua nham tui fa 1
    Chiếc túi xách Chanel Classic bên trái là hàng nhái, được chào bán với giá 390 USD. Chiếc còn lại là hàng thật, có giá bán lẻ 10.200 USD. Ảnh: JoJo Li, Grant Cornett/New York Times.

    Nạn nhân của hàng nhái

    Với thâm niên chơi đồ hiệu hơn 7 năm, Trang Trần chưa từng nghĩ mình sẽ trở thành nạn nhân của hàng fake. Cô sở hữu niềm đam mê đặc biệt đối với túi xách da cá sấu, mong muốn sở hữu càng nhiều kiểu vân da càng tốt.

    Da cá sấu Himalaya là chất liệu khiến Trang Trần và nhiều người chơi khao khát chạm vào. Tuy nhiên, chiếc túi Hermès Birkin da cá sấu Himalaya sở hữu mức giá tương đối cao, khoảng 6 tỷ đồng.

    Hơn nữa, đây là món phụ kiện có tiền cũng khó mà sở hữu được. Quá trình tậu món đồ hiệu này không đơn giản bởi chính sách mua hàng của Hermès rất chặt chẽ.

    Người phụ nữ này cần tích điểm bằng cách mua hàng loạt món phụ kiện thời trang, quần áo của nhà mốt để trở thành khách VIP, từ đó mới có cơ hội đặt mua túi xách. Số tiền chi trả cho những món hàng “lót đường” này thường cao gấp 3 lần giá trị chiếc túi.

    Hơn nữa, với mỗi lần đặt hàng, cô chỉ được chọn 1 trong 2 dòng Birkin hoặc Kelly. Ngoài ra, khách VIP cũng chỉ có cơ hội mua duy nhất 1 chiếc túi/năm. Chưa kể, danh sách chờ dài đằng đẵng khiến người mua tốn rất nhiều năm mới có thể chạm vào chiếc túi mơ ước.

    mua nham tui fa 1
    Túi Hermès Birkin Himalaya là mẫu túi khiến Trang Trần khao khát, song không thể sở hữu. Ảnh minh hoạ: Hermès.

    Từ bỏ khao khát chạm vào chiếc Hermès Birkin da cá sấu Himalaya, Trang được bạn bè giới thiệu chiếc Lady Dior đồng chất liệu với mức giá “mềm” hơn hẳn. Trong khi giá thành của chiếc túi cỡ trung là 1 tỷ đồng, phiên bản mini size chỉ có giá hơn 800 triệu đồng. Tuy nhiên, món phụ kiện này cũng là phiên bản giới hạn.

    Sau khi ngắm nghía hình ảnh về chiếc túi da cá sấu nổi iếng với hiệu ứng chuyển màu từ xám khói sang trắng ngọc trai, Trang Trần lập tức nhấc điện thoại, gọi cho người bán hàng trung gian (reseller) thân quen trong suốt 3 năm qua. Cô tha thiết nhờ người này tìm mua giúp, bày tỏ mong muốn sở hữu càng sớm càng tốt.

    Trang Trần cũng sẵn sàng chi trả thêm 100 triệu đồng để tậu mẫu túi có chi tiết logo đính đá quý thay vì logo bọc da thông thường.

    Sau hơn 1 tháng kể từ ngày nhờ reseller “săn lùng” hộ, cô nhận được tin nhắn thông báo chiếc túi về tay. Trang Trần mừng rỡ trước thông tin này, vội vàng chuyển khoản toàn bộ số tiền trị giá gần 1 tỷ đồng.

    Sau khi “đập hộp” túi xách yêu thích, cô nhanh chóng xách món phụ kiện này đi gặp gỡ bạn bè. Thế nhưng, cô nhận về nhiều ánh mắt nghi ngờ.

    Ngay khi trở về nhà, cô mới kiểm tra các thông số. Lúc này, Trang Trần mới “ngã ngửa” phát hiện mình bị lừa.

    “Lúc nhận hàng, tôi chỉ kiểm tra qua loa hóa đơn vì tin tưởng người giao dịch trung gian. Việc hóa đơn bị xoá tên cũng không có gì lạ vì hành động này sẽ giúp reseller tránh lọt vào 'danh sách đen' của nhãn hàng. Thương hiệu chỉ muốn bán cho người có nhu cầu sử dụng thật”, Trang Trần cho biết.

    Khi cô liên hệ với người bán, người này chối bỏ, đùn đẩy trách nhiệm. Hiểu rằng không thể truy vết đến người bán đầu tiên nếu ai cũng nhận là nạn nhân, cô không muốn làm lớn chuyện, song vẫn yêu cầu seller đền bù thiệt hại.

    “Lỗi của người này là tắc trách, không kiểm tra kỹ hàng hóa trước khi giao cho khách”, Trang kết luận.

    mua nham tui fa 1
    Túi Lady Dior Himalaya phiên bản hạn chế khiến Trang Trần không ngại "xuống tiền" để sở hữu. Ảnh minh hoạ: Dior.

    Nguồn cung hàng giả gia tăng

    Theo báo cáo được công ty cung cấp giải pháp phân biệt hàng hiệu giả Entrupy thực hiện năm 2023, người bán hàng trung gian, ở cả hình thức trực tiếp (offline) và trực tuyến (online), là một trong những nguồn cung cấp sản phẩm nhái lớn nhất.

    Trong năm 2021, 10,1% hàng giả đến từ reseller offline. Trong khi đó, 8,1% được trao đổi bởi người bán online.

    Những cá nhân thiếu uy tín hoặc thậm chí có danh tiếng trong lĩnh vực này đều có thể trở thành mắt xích quan trọng trong đường dây buôn bán hàng xa xỉ giả mạo.

    Entrupy cho biết tỷ lệ hàng giả tăng nhanh từ năm 2019 đến 2021 bắt nguồn từ nhiều nguyên do. Một trong những lý do chính là sự khan hiếm hàng hóa có sẵn tại các cửa hàng bán lẻ. Tình trạng này làm tăng nhu cầu của người tiêu dùng đối với sản phẩm tại thị trường thứ cấp.

    Từ đó, hàng loạt nguồn hàng thiếu uy tín phát triển nhanh chóng, xâm lấn thị trường, mở đường cho hàng giả xuất hiện tràn lan. Người tiêu dùng thiếu kiến thức và kinh nghiệm trở thành “con mồi” béo bở của những đại lý, người bán hàng trung gian này.

    Tháng 11/2023, cảnh sát Mỹ thực hiện vụ thu giữ hàng hiệu giả mạo lớn nhất từ trước đến nay, theo Bloomberg. Toàn bộ hàng hoá bao gồm túi xách, giày dép, đồng hồ có giá trị lên đến 1 tỷ USD.

    2 dealer lưu giữ khoảng 133.000 món đồ hiệu nhái tại Manhattan (New York, Mỹ). Cả 2 lập tức bị bắt giữ và tiến hành xét xử trong thời gian tới.

    Theo hình ảnh được cơ quan điều tra công bố, hàng trăm nghìn sản phẩm đến từ các thương hiệu thời trang xa xỉ như Louis Vuitton, Marc Jacobs, Christian Dior, Gucci, Burberry và Hermès được trưng bày kín trên những dãy kệ kim loại.

    Theo báo cáo do công ty cung ứng phần mềm MarkMonitor thực hiện năm 2023, 47% thương hiệu thời trang bị ảnh hưởng nặng nề bởi ngành công nghiệp hàng giả. 1/3 nhãn hàng báo cáo doanh thu giảm từ 10% trở lên.

    58% công ty lo sợ rằng tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn trong 5 năm tới khi hàng nhái ngày càng được thiết kế tinh vi và cuộc khủng hoảng sinh hoạt phí khiến nhiều người ưa chuộng sản phẩm giá rẻ.

    Đối mặt với tình trạng hàng nhái tràn lan, Entrupy cho rằng các thương hiệu phải đưa ra các chiến lược cụ thể, tiến hành triển khai sớm để đảm bảo doanh thu và bảo vệ khách hàng.

    Vào năm 2021, Prada và Cartier đã bắt tay với công ty cung cấp giải pháp phân biệt hàng thật - hàng nhái Aura Blockchain Consortium.

    Các nền tảng mua sắm trực tuyến như Rebag, The RealReal và Vestiaire Collective cũng áp dụng hàng loạt công nghệ kiểm tra sản phẩm, tránh tình trạng những phiên bản sao chép của hàng thời trang xa xỉ xuất hiện tràn lan, gây mất uy tín.

    The RealReal cho biết họ đã đầu tư vào chương trình nhận dạng, xác thực sản phẩm có tên Vision, kiên quyết áp dụng các phương pháp chống hàng nhái để bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng.

    Theo ZNews

  • Cuối năm chưa trả hết nợ nần, nữ giúp việc mua 4 cái túi giả để đánh tráo, trộm 4 chiếc túi xách hàng hiệu trị giá hơn 3,4 tỷ đồng của chủ nhà mang đi bán.

    Cách đây vài ngày, cô Lại ở Thượng Hải, Trung Quốc phát hiện ổ khóa chiếc túi Hermès trị giá hơn 400.000 nhân dân tệ (gần 1,4 tỷ đồng) của mình đột nhiên biến dạng. Giật mình, cô kiểm tra một loạt những chiếc túi hàng hiệu khác ở nhà, cuối cùng phát hiện có 4 chiếc đã biến thành hàng giả một cách không thể giải thích.

    Ước tính sơ bộ thấy thiệt hại gần 1 triệu nhân dân tệ (hơn 3,4 tỷ đồng), cô Lại gọi cảnh sát báo án, xin giúp đỡ.

    Khi cảnh sát đến hiện trường, cô Lại cho biết: "Chỉ có bố mẹ tôi và một người giúp việc sống ở nhà, ngày thường không có khách đến thăm. Ba người họ không thể nào là kẻ trộm được".

    lay tui gia dem ban
    (Ảnh minh họa)

    Trong quá trình điều tra, cảnh sát lúc thì cố tình, lúc lại ra vẻ vô ý hỏi nữ giúp việc họ Lục một số câu hỏi thông thường. Cô Lục tỏ ra lo lắng và ngập ngừng khi trả lời khiến họ nghi ngờ. Để tránh đánh rắn động cỏ, cảnh sát không đưa cô Lục về đồn để tiếp tục điều tra mà chỉ lấy thông tin liên lạc của cô.

    Sau đó, nhận định kẻ trộm sẽ nóng vội muốn bán tang vật càng sớm càng tốt, họ yêu cầu chủ nhà nhanh chóng lên sàn giao dịch đồ cũ trực tuyến để kiểm tra xem liệu túi xách của mình đã bị đem đi rao bán hay chưa. Rất nhanh, cô Lại phát hiện 3 chiếc túi xách được rao bán trên sàn giao dịch đồ cũ có vết xước giống hệt túi của mình.

    Cảnh sát lập tức đến cửa hàng ngoại tuyến của sàn giao dịch đồ cũ và tìm ra hồ sơ giao dịch cũng như người bán những chiếc túi liên quan. Người giúp việc lập tức bị bắt.

    Trong cuộc thẩm vấn, cô Lục khai do nợ nần quá nhiều mà cuối năm chưa trả được bao nhiêu nên liều lĩnh tráo giả làm thật để ăn trộm túi xách của chủ nhà. Trong lúc cô Lại và bố mẹ đi du lịch, Lục ở nhà lấy trộm túi xách hàng hiệu rồi lên mạng mua hàng giả để tráo vào.

    Nữ giúp việc đem ký gửi những món đồ trộm được ở cửa hàng chuyên bán hàng hiệu đã qua sử dụng. Người phụ nữ này bị tạm giữ hình sự vì tội trộm cắp.

    Theo VTC News

  • Số hàng hiệu giả trị giá hơn 1 tỉ USD vừa bị tịch thu tại New York trong vụ án buôn lậu hàng giả lớn chưa từng thấy tại Mỹ.

    triet pha hang gia
    Một trong những kho hàng giả vừa bị phát hiện tại New York. Ảnh: BỘ TƯ PHÁP MỸ

    Cơ quan chức năng bang New York vừa công bố vụ tịch thu số hàng giả lớn nhất từ trước đến nay tại Mỹ, với khoảng 219.000 túi xách, giày, quần áo và nhiều món độ hiệu giả khác.

    "Các vụ tịch thu được công bố hôm nay bao gồm hàng hóa có giá trị bán lẻ ước tính hơn 1 tỉ USD, vụ bắt giữ hàng giả lớn nhất từ trước đến nay trong lịch sử Mỹ", theo công tố viên liên bang Damian Williams cho biết trong một thông cáo đưa ra hôm 16.11.

    Hàng giả thường có giá bán thấp hơn nhiều so với hàng thật. Theo AFP, những khách bộ hành tại khu Manhattan ở New York dễ dàng gặp những người bán hàng rong trên vỉa hè với những món đồ hiệu giả.

    Những hình ảnh do Văn phòng chưởng lý quận nam New York cho thấy các phòng của nhà kho chứa vô số ví, túi xách, giày và quần áo hàng giả. Một hình ảnh cho thấy nhiều thùng chất trên các kệ kê hàng.

    Hai người đàn ông đã bị bắt và bị truy tố về hành vi buôn lậu hàng giả là Adama Sow (38 tuổi) và Abdulai Jalloh (48 tuổi), đối diện mức án lên đến 10 năm tù giam.

    Theo cơ quan chức năng, 2 đối tượng này điều hành một đường dây hàng giả quy mô lớn với các nhà kho ở Manhattan, hoạt động từ tháng 1 đến cuối tháng 10.

    Theo sĩ quan cảnh sát New York Edward Caban, việc buôn lậu hàng giả không phải là hành vi phạm tội không có nạn nhân, vì nó làm tổn hại những doanh nghiệp, chính phủ và người tiêu dùng hợp pháp.

    "Bản cáo trạng ngày hôm nay cho thấy cảnh sát thành phố New York và các cơ quan liên bang lo ngại về hành vi phạm tội này đến mức nào. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm hết sức để buộc bất kỳ ai tìm cách hưởng lợi bằng cách bán những mặt hàng đó trên thị trường chợ đen phải chịu trách nhiệm", ông phát biểu.

    Theo Thanh Niên

  • Bài viết này tổng hợp các kinh nghiệm của những chuyên gia trong lĩnh vực này để giúp điều hướng tìm kiếm chiếc túi mơ ước của bạn.

    Khi đầu tư vào một chiếc túi thiết kế người ta sẽ nghĩ tới việc mua lại hàng đã qua sử dụng để có một mức giá tốt hơn. Nhưng nỗi sợ bị lừa đảo là có thật: "hàng siêu giả - super fake" hay "hàng giả loại 1 - fake 1"gần như không thể phân biệt được với hàng xa xỉ đích thực, và thậm chí giới chuyên gia được đào tạo cũng có thể bị nhầm lẫn bởi chất lượng của nó. Do đó để tránh bị lừa, điều tốt nhất là bạn nên mua sắm thông minh. Bài viết này tổng hợp các kinh nghiệm của những chuyên gia trong lĩnh vực này để giúp điều hướng tìm kiếm chiếc túi mơ ước của bạn, bao gồm cả nơi mua sắm và những lời khuyên hữu ích về cách tránh bị lừa.

    mua tui hang hieu 1

    Chìa khóa để mua hàng hiệu cũ thành công

    "Nghiên cứu là chìa khóa để mua hàng cũ thành công", Charles Gorra, CEO và người sáng lập trang web chuyên bán lại hàng hiệu Rebag nói. Ông đề nghị kiểm tra blog và diễn đàn để đánh giá ngang hàng và so sánh chéo các trang web bán lại để đảm bảo giá là hợp pháp, không quá thấp hơn so với giá ước tính.

    Mua từ người bán có uy tín

    Những người bán hàng có vẻ uy tín có xu hướng cung cấp nhiều thông tin về túi và cung cấp hình ảnh từ nhiều góc độ" và "người bán phản ứng nhanh và sẵn sàng cung cấp thêm thông tin. Sasha Skoda, quản lý hàng hiệu của trăng web bán hàng xa xỉ cũ nổi tiếng nhất thế giới The RealReal chia sẻ kinh nghiệm.

    Nếu bạn đang đầu tư vào một chiếc túi xách xa xỉ, bạn nên chắc chắn rằng mình đang mua từ một nguồn hợp pháp có khả năng xác thực túi xách và có bảo đảm tính xác thực. Ngoài ra cần hỏi thêm về chính sách hoàn trả của người bán.

    Biết giá trị của túi của bạn

    Chuyện mua bán sẽ trở nên dễ hơn nếu  bạn. Túi Flap của Chanel và Hermes Birkins là những kiểu túi xách cổ điển bởi vì chất lượng vượt trội của chúng khiến chúng tồn tại lâu hơn các loại khác. Gucci, Louis Vuitton, Hermes, Prada và Goyard là một số nhà thiết kế túi xách phổ biến nhất và có giá trị bán lại mạnh mẽ.

    Khi nói đến nhãn hiện đại, bạn nên chọn những chiếc it-bag sẽ có giá trị bán lại cao (như Loewe Puzzle Bag hoặc The Row Hunting Bag) hoặc túi từ các nhà thiết kế mới nổi (ví dụ như Staud và Cult Gaia).

    Túi trong BST resort có phiên bản giới hạn của Chanel

    Lựa chọn an toàn nhất là những chiếc túi cổ điển. Với các thương hiệu như Dior nhúng vào kho lưu trữ của họ để lấy cảm hứng và phát hành lại các hình dạng mang tính biểu tượng như Yên, "sự tham gia của các thương hiệu trong 'hồi sinh cổ điển' đã dẫn đến việc phổ biến các tác phẩm cổ điển ban đầu , do đó làm tăng giá trị bán lại của họ trên thị trường," nói Khỉ đột Bạn vẫn theo xu hướng (vì những gì cũ luôn luôn mới) nhưng với chi phí thấp.

    Bây giờ bạn đã có một bài học 101 nhanh về mua sắm đồ cũ, hãy sử dụng kiến ​​thức mới phát hiện của bạn để mua trên 10 trang web uy tín dưới đây.

    Rebag

    Ý tưởng đằng sau Rebag là làm mới tủ quần áo của bạn liên tục. Cung cấp hơn 50 thương hiệu xa xỉ, bạn sẽ tìm thấy mọi thứ, từ những chiếc túi Kelly khó mua đến những chiếc túi Chanel mà bạn chỉ thấy trên đường băng. Đó là một cửa hàng kẹo ngọt với đủ thứ mặt hàng thiết kế, nơi mọi mặt hàng được kiểm tra bởi đội ngũ thẩm định hàng hiệu.

    The Luxury Closet

    Một số hàng bán lại giảm tới 90% so với giá trị bán lẻ, bạn không muốn bỏ lỡ cơ hội mua những món đồ tốt trên The Luxury Closet. Có trụ sở tại Dubai, nhà bán lẻ tập trung vào tất cả mọi thứ, từ giày thiết kế, quần áo, trang phục đi biển và đáng chú ý là túi xách. Bạn có thể tìm thấy tất cả: từ những chiếc Louis Vuitton Neverfull, hoặc túi hiếm trong BST hợp tác của Gucci với Comme des Garçons .

    Dibs 1

    Dibs 1, một điểm đến lớn của đồ nội thất cổ, đồ trang sức, nghệ thuật và thời trang. Bạn có thể tìm thấy những đồ nội thất sang trọng và túi hàng hiệu ở mọi mức giá.

    StockX

    Đây là thị trường mua bán hàng hiệu có tính chất đấu giá tương tự eBay.

    TheRealReal

    Có trụ sở tại San Francisco, công ty đầu tiên về công nghệ mua đi bán lại, ký gửi túi hàng hiệu. Trang web bán hàng hiệu cũ này này là một trong những trang web bán lại nổi tiếng nhất. Đi theo cùng một sản phẩm là card chứng nhận authentic.

    Vestiaire Collective

    Vestiaire Collective là một cộng đồng gồm hơn 3 triệu người dùng cả mua và bán các mặt hàng thuộc sở hữu trước. Khi bạn thêm vào giỏ hàng, sản phẩm sẽ trải qua quy trình kiểm soát chất lượng và xác thực nghiêm ngặt của nhóm chuyên gia của họ để đảm bảo rằng đó chính xác là những gì bạn mong đợi và sau đó sẽ được gửi cho bạn. Nếu có bất kỳ vấn đề nào xảy ra và có sự khác biệt về mô tả của sản phẩm, họ cũng sẽ giúp bạn và người bán để đàm phans giảm giá xuống.

    WGACA

    WGACA là một trong những cửa hàng bán đồ hiệu cổ điển được yêu thích nhất ở Los Angeles và thành phố New York. Thậm chí các siêu sao như Beyoncé và Kardashian còn tìm tới để mua những mẫu túi hiếm của Chanels, Guccis và Saint Laurent. Tất cả sản phẩm đều được giữ trong tình trạng nguyên sơ. Tiêu chuẩn cao của họ có nghĩa là bạn đang nhận được giá trị với đồng tiền bạn bỏ ra.

    Fashionphile

    Được thành lập vào năm 1999, Fashionphile ban đầu bắt đầu bán các mặt hàng xa xỉ trên eBay trước khi họ trở thành người khổng lồ ký gửi như ngày nay. Bạn có thể mua và bán trên trang web giao diện đẹp của họ để dễ dàng thỏa mãn cơn nghiện thời trang. Họ cũng hợp tác với Neiman Marcus để đẩy nhanh ngành công nghiệp mua đồ hàng hiệu cũ.

    Yoogi's Closet

    Đây là một dịch vụ ký gửi khá uy tín và đặc sắc. Quá trình xác thực liên quan đến người bán gửi túi, nơi họ được kiểm tra, chụp ảnh, sau đó đặt trên trang web của họ để bạn mua sắm. Họ được biết đến với dịch vụ khách hàng hàng đầu, vì vậy bạn có thể dễ dàng có được một chiếc túi hiệu cũ mà mới.

    Bag Borrow or Steal

    Tất cả chúng ta đều nhớ đến vai trò biểu tượng của Bag Borrow or Steal trong loạt phim về phong cách sống phụ nữ nổi tiếng Sex and the City năm 2008, và thương hiệu này vẫn còn mạnh mẽ trong một thập kỷ sau đó. Mặc dù họ vẫn cung cấp dịch vụ cho thuê nhưng bạn có thể chọn mua ngay một chiếc túi hiệu uy tín.

    Theo Dân Việt

  • hang sieu gia 1

    Hàng siêu giả (super fake) ngày càng tinh vi, làm khó chuyên gia lâu năm. Dù chi hàng triệu USD mỗi năm chống hàng giả, vấn đề lan rộng khiến các thương hiệu xa xỉ khó khăn, trong khi đó ngành thời trang thiệt hại khoảng 50 tỷ USD.

    Theo SCMP, ngành làm hàng siêu giả (superfake) ngày càng tinh vi, khiến người mua ngày càng khó phân biệt.

    Các thương hiệu xa xỉ chiến đấu với hàng nhái trong nhiều thập kỷ, nhưng hàng “siêu giả” ngày càng tăng có thể đánh lừa chuyên gia giàu kinh nghiệm nhất. Dân làm hàng giả ngày càng giỏi trong việc tạo ra một sản phẩm trông giống thật "hơn cả sản phẩm thật".

    hang sieu gia 1
    Trung Quốc đi đầu trong việc sản xuất hàng siêu giả.

    Thật giả lẫn lộn

    Trong khi hàng nhái thương hiệu quần áo và phụ kiện hàng hiệu tồn tại hơn một thế kỷ, hàng super fake chỉ mới nổi lên vào những năm 1980 và 1990, khi hàng xa xỉ trở thành thứ định danh độ giàu có, chịu chơi của giới siêu giàu.

    Trước đây những người không đủ tiền mua hàng hiệu có thể đến khu chợ đường phố sầm uất như Canal Street ở thành phố New York, Mỹ nơi những người bán hàng rong bán túi xách, ví và giày giả.

    Hầu hết hàng giả này không lừa được ai. Chúng có thể có logo Gucci hoặc Chanel, nhưng được sản xuất với giá rẻ và thường có dấu hiệu nhận biết hàng giả, chẳng hạn như da giả, đường khâu không đều hoặc phần cứng chất lượng thấp.

    hang sieu gia 1
    Chuyên gia giàu kinh nghiệm khó khăn trong việc phân biệt hàng thật và hàng super fake.

    Nhưng hàng super fake không đơn giản chỉ là hàng giả bán nhan nhản ngoài phố với giá ai cũng mua được. Các nhà sản xuất hàng nhái ở Trung Quốc ngày càng thành thạo trong việc sao chép hàng thiết kế chi tiết đến mức ngay cả những người có kinh nghiệm nhất cũng phải chật vật mới giải mã được mặt hàng này bị làm giả chỗ nào.

    Theo một bài báo của New York Times , các nhà sản xuất ở Trung Quốc lấy nguồn da từ một số nhà cung cấp tại Italy giống như các hãng thời trang cao cấp. Để sản xuất được hàng loạt chiếc túi xách nhái tung ra thị trường, họ thường mua những chiếc túi hàng hiệu, chính hãng để nghiên cứu cách chúng được tạo ra.

    Đam mê dùng hàng giả của Gen Z

    Super fake, thuật ngữ trước đây chỉ một số "nhà giàu mới nổi", ngại chi tiền mới biết đến. Nhưng giờ đây, Gen Z lại là đối tượng sử dụng chúng nhiều hơn. Mục đích chính của họ khi mua hàng nhái là để đăng lên mạng xã hội, để khoe của.

    Phương tiện truyền thông xã hội và sự bùng nổ thương mại điện tử sau dịch COVID-19 thúc đẩy thị trường hàng nhái. Người tiêu dùng Gen Z ngày càng quan tâm đến các sản phẩm xa xỉ và thúc đẩy một phong trào coi hàng nhái là hành động lật đổ thương hiệu thời trang cao cấp.

    Theo nghiên cứu của New York Times, những người mua sắm trẻ tuổi Gen Z (sinh năm 1997-2012), mặc đồ giả với niềm tự hào.

    Trong một cuộc khảo sát, một số người cho rằng họ cảm giác "thật tuyệt" khi mua hàng super fake với giá hời hơn nhiều, nhưng chất lượng không khác mấy so với hàng xa xỉ. Điều này trái ngược với "dân chơi hàng hiệu" thế hệ trước, những người luôn xem hàng nhái là điều cấm kỵ.

    TikTok thể hiện trọn vẹn nỗi ám ảnh của Gen Z. Trên nền tảng đó có hàng nghìn video về nơi mua túi xách, mỹ phẩm và giày thể thao, điều quan trọng là nó rẻ và trông giống thật, thậm chí giống hơn cả hàng thật.

    Theo New York Times , điều khiến hàng nhái tràn lan là nó không liên quan đến lừa đảo. Bản dupe, super fake chỉ đơn giản là sản phẩm rẻ hơn trông giống với hàng thiết kế nhưng không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc nhãn hiệu của thương hiệu.

    Tuy nhiên, bất kỳ sản phẩm nào cố tình sao chép sản phẩm của thương hiệu, sử dụng logo, tên hoặc tài sản trí tuệ của thương hiệu đó đều là hàng nhái. Hiện, quy định về hàng nhái ở một số quốc gia không giống nhau. Chỉ có những nước có ngành thời trang phát triển mạnh, chẳng hạn Mỹ, Pháp và Italy... quy định bán và sử dụng hàng nhái là bất hợp pháp.

    Mặc dù rẻ hơn hàng thật nhưng hàng super fake lại đắt hơn hàng nhái thông thường rất nhiều lần. Giá của chiếc túi Hermès Birkin thật bắt đầu từ 10.000 USD, trong khi một chiếc super fake có thể có giá lên tới 2.000 USD, với những đường may đo tinh tế giống y hàng thật.

    hang sieu gia 1

    hang sieu gia 1

    Đồ giả được sản xuất tinh vi hơn cả đồ thật, tràn lan và gây thiệt hại lớn cho ngành thời trang.

    Ngày trước, việc tìm mua túi super fake đã khó, giờ càng khó hơn khi túi super fake cũng bị hàng nhái rẻ hơn gắn mác super fake để nâng giá. Đây được gọi là trò cười khi hàng giả cũng sợ bị giả.

    Theo TikToker thời trang Charles Gross, để mua được túi super fake, người mua phải biết được thông tin liên hệ bên bán hàng "uy tín" hoặc từ người đã mua thành công hàng super fake giống thật nhất có thể.

    "Điều đáng nói là hàng super fake cũng sản xuất theo đơn đặt hàng. Người bán gửi ảnh kiểm tra chất lượng suốt quá trình sản xuất, chuyên nghiệp không khác gì hàng thật", người này nói.

    Theo Statista , ngành thời trang mất hơn 50 tỷ USD doanh thu tiềm năng vì hàng giả. Cả thương hiệu thiết kế và thị trường bên thứ ba đầu tư hàng triệu USD vào việc chống hàng giả, nhưng vấn đề này lan rộng đến mức không thể ngăn chặn.

    Theo Tiền Phong

  • Đây được xem là vụ tịch thu hàng giả đơn lẻ lớn nhất châu Âu trong nhiều thập kỷ qua. Cảnh sát đã phải mất 14 ngày để mở hết 207 container hàng giả. 

    bat giu hang gia o manchester 1
    Những kiện hàng giả được xử lý. Ảnh: GMP

    580 tấn hàng giả đã bị cảnh sát tịch thu tại một kho hàng ở Cheetham Hill, Greater Manchester. Đây được xem là "mẻ lưới" kỷ lục trong lịch sử hoạt động của cảnh sát Vương quốc Anh. 

    Cảnh sát Greater Manchester cho biết vụ bắt giữ khổng lồ trị giá ước tính 870 triệu bảng này cũng là phi vụ đơn lẻ lớn nhất châu Âu trong gần 20 năm qua.

    Nhiều đội cảnh sát đã được huy động để khui 207 thùng hàng container, và họ phải mất tới 14 ngày mới hoàn thành nhiệm vụ. Kho hàng khổng lồ này nằm kín đáo ở ngoại ô Cheetham Hill. 

    Vào ngày 3 tháng 7/2023, Cảnh sát Greater Manchester cho biết tổng cộng 580 tấn hàng giả đã được kiểm kê, bao gồm một số lượng lớn quần áo, dược phẩm, thuốc lá, các bình khí cười, thuốc lá điện tử. Tất cả đều là hàng giả. 

    Vụ bắt giữ là một phần trong Chuyên án Vulcan, nhắm vào các cửa hàng bán hàng giả và hàng hóa nguy hiểm ở khu vực Cheetham Hill và Strangeways, đồng thời truy quét hang ổ của những băng nhóm kinh doanh bất hợp pháp.

    "Bọn tội phạm đã thất thoát khoảng 870 triệu bảng. Vụ đột kích là một phần trong một chuyên án bí mật với sự tham gia phối hợp của hàng trăm cảnh sát và nhiều đơn vị ngầm. Một cuộc điều tra sâu rộng đang được tiến hành để truy vết nguồn gốc của lượng hàng hóa này, đảm bảo mọi đối tượng liên quan đều phải bị bắt. Đây không chỉ là vụ bắt giữ hàng giả lớn nhất UK, mà còn là một trong những vụ bắt giữ hàng giả lớn nhất thế giới", cảnh sát tuyên bố. 

    bat giu hang gia o manchester 1
    Cảnh sát tại hiện trường. Ảnh: GMP

    Trong 2 tuần qua, các chuyên gia thương hiệu và Tập đoàn an ninh mạng Lighthouse Security đã tham gia vào hoạt động tái sử dụng hàng giả.

    Hình ảnh tại hiện trường cho thấy cảnh sát đã sử dụng máy mài góc (angle grinder) để phá khóa các thùng container. Một lượng lớn các thùng bìa carton đã được lục soát và kiểm kê. Chưa có ai bị bắt. 

    Điều tra viên Christian Julien cho biết: "Vụ bắt giữ gần đây thuộc Chuyên án Vulcan đã nâng giá trị của Sở Cảnh sát Greater Manchester lên tầm quốc tế, đưa chúng tôi vào top 3 những đơn vị có phi vụ bắt giữ hàng giả lớn nhất thế giới".

    bat giu hang gia o manchester 1
    Cảnh sát dùng máy mài góc để phá khóa. Ảnh: GMP

    "Tôi hy vọng vụ bắt giữ lần này sẽ giúp chúng ta nhìn thấy rõ quy mô thật sự của hàng giả ở Anh Quốc, phần lớn những gì chúng ta sử dụng đều là hàng giả và có liên quan đến những băng nhóm tội phạm có tổ chức nguy hiểm. Loại hình tội phạm này đã cướp đi một số tiền khổng lồ khỏi nền kinh tế để tiếp tục phục vụ cho các hoạt động tội phạm, bóc lột, gây đau khổ cho nhiều tầng lớp người dân".

    Viethome (theo Manchester Evening News)

  • Những chiếc túi xách làm nhái theo các thương hiệu thời trang nổi tiếng hẳn đã không còn quá xa lạ với người tiêu dùng. Người ta lựa chọn sử dụng những chiếc túi giả với nhiều lý do khác nhau, có thể là vì khả năng kinh tế, vì nhu cầu sử dụng, hay đơn giản là họ không muốn chi quá nhiều tiền vào một món đồ nhỏ bé.

    Vậy bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao thị trường sản xuất túi xách giả lại phát triển đến vậy chưa? Tâm lý của những người sử dụng loại hàng hoá này là gì? Cây bút người Trung Quốc Amy X. Wang đã trả lời câu hỏi bằng chính trải nghiệm của mình.

    Cánh cửa mở ra thế giới hàng nhái

    Cách đây không lâu, tôi thấy mình đang lang thang khắp Paris với một chiếc túi xách Celine giả đeo trên vai. Ở Pháp, một quốc gia tự hào là nơi sản sinh ra rất nhiều nhãn hiệu thời trang trên thế giới, các hình phạt dành cho tội làm hàng giả rất nghiêm khắc, tôi đã bất chấp nguy cơ đi tù 3 năm chỉ để mang chiếc túi xách giả của mình đi khắp nơi.

    Nhưng nếu chỉ nhìn bên ngoài, chẳng ai có thể nhận ra đây là một chiếc túi giả. Giống như con tàu được làm lại bằng gỗ giống hệt nhau, chiếc túi trên tay tôi đã được chế tạo theo cùng một thiết kế, với những vật liệu có vẻ lấp lánh giống như "bản gốc". Thế nhưng nó vẫn bị xem là hàng giả.

    phan biet hang gia 1
    Những chiếc túi giả được làm tinh vi đến mức khó có thể phân biệt bằng mắt thường. Ảnh minh họa

    Việc tôi lao vào thế giới của những chiếc ví giả - hay còn được biết đến phổ biến với cái tên "super fake" - có thể nói là sự mất trí nhất thời. Đó là vào đầu năm 2021, khi những tờ báo vẫn còn tràn đầy tiêu đề về đại dịch, tôi bất chợt nhìn chằm chằm vào một quảng cáo ở lề phải trang tin tức, nơi người mẫu Kaia Gerber ôm trong tay chiếc túi xách Celine Triomphe trị giá 2.200 USD (khoảng 51,6 triệu đồng).

    Tôi vội đóng tắt trang tin tức đang đọc trong sự kinh hoàng. Lớn lên là thế hệ nhập cư đầu tiên, việc ăn một bữa tối tại Pizza Hut đối với tôi cũng đã là một sự tiêu xài hoang phí, vậy nên tôi từ chối trở thành kiểu người ham muốn những chiếc túi sang trọng. Tôi luôn hiểu rằng những món đồ tạo tác này không dành cho mình.

    Mặc dù vậy, chỉ vài ngày sau đó, khi vẫn đang trong thời gian cách ly, tôi mở máy tính xách tay và tìm kiếm trên Google thông tin "mua túi Celine Triomphe giá rẻ". Điều này đã đưa tôi đến với một cộng đồng gồm những người đam mê hàng nhái, những người đã trao đổi thông tin chi tiết về "địa chỉ bán hàng nhái đáng tin cậy" có khả năng cung cấp một chiếc túi Chanel 2.55 hoặc Hermes Birkin với giá chỉ bằng 5% so với bản gốc.

    Bài kiểm tra hàng "super fake"

    Vậy những thứ hàng giả này đến từ đâu? Hàng giả vốn chẳng phải điều gì mới hoặc hiếm có, nhưng trong một thập kỷ gần đây, một loại túi nhái mới đã xuất hiện từ Trung Quốc với chất lượng tốt đến kinh ngạc, nó có thể lọt qua các cổng hải quan như cát lọt qua sàng. Như nhiều người mua bán hàng secondhand có thể chứng thực, chúng có khả năng đánh lừa ngay cả những con mắt tinh tường nhất.

    "Đó là một vấn đề nghiêm trọng và phổ biến", Bob Barchiesi, Chủ tịch Liên minh chống hàng giả quốc tế, cho biết. Những thứ đã từng là "khôn vặt" nay lại nở rộ thành một thị trường khổng lồ. Vào năm 2016, một phụ nữ ở Virginia, Mỹ, đã bị kết án vì mua những chiếc túi hàng hiệu trị giá 400.000 USD (khoảng 9,3 tỷ đồng) từ các cửa hàng bách hóa, sau đó trả lại những chiếc túi nhái chất lượng cao và bán lại những chiếc túi thật để kiếm lời.

    Trong đại dịch, hàng giả trở thành siêu tân binh. Một tổ hợp của những lý do gồm tình trạng khó khăn do cách ly, nhu cầu mua hàng theo sở thích và sự phát triển của nền tảng bán hàng online đã đưa sự cuồng nhiệt của những người dùng dành cho hàng nhái "super fake" lên một tầm cao mới. Đặc biệt, trước tình trạng lạm phát tràn lan ở thời điểm hiện tại, nhu cầu mua một chiếc túi trị giá 10.000 USD (khoảng 234 triệu đồng) với giá chỉ 100 USD (khoảng 2,3 triệu đồng) hầu như chẳng cần thúc đẩy thêm.

    phan biet hang gia 1
    Thị trường buôn bán hàng nhái rộ lên bất thường trong thời kỳ đại dịch

    Tôi đã nhắn tin qua WeChat cho một người bán tự xưng là Linda và ngay lập tức cô ấy đã gửi cho tôi hình ảnh của một tá túi Triomphes mà cô ấy có bán. Chưa hết, người bán còn trấn an rằng tôi sẽ có thể xem ảnh thật trước khi hàng được giao. Một phiên bản "cao cấp" sẽ có giá 915 nhân dân tệ (khoảng 3 triệu đồng), câu hỏi duy nhất còn lại sẽ là: Tôi muốn mua màu nào?

    Tôi do dự vài ngày, rồi nhắn tin cho cô ấy: Màu kem đi. Lúc đó là nửa đêm ở Trung Quốc nhưng Linda đã viết lại cho tôi trong vài giây: Chốt. Vậy là nó sẽ ở trước cửa nhà tôi trong khoảng 3 tuần nữa.

    Gỡ rối vấn đề sao chép trong ngành thời trang cũng giống như cố quấn lại cuộn len rối. Các nhà thiết kế chi hàng tỷ đô la Mỹ để chống lại những trò lừa bịp nhưng ngay cả những chiếc túi Prada Cleos và Dior Book Tote thật cũng được làm bằng máy móc và khuôn mẫu - điều này đặt ra câu hỏi: Chính xác thì một chiếc túi đích thực có điểm gì là độc nhất? Liệu nó có phải chỉ là một câu hỏi đơn giản về việc ai sẽ là người chi tiền?

    Trên thực tế, việc sao chép vốn dĩ đã tồn tại từ lâu trong lịch sử của ngành thời trang. Trước khi công nghiệp hoá, việc bắt chước là một trong những điều cần thiết để may quần áo: những người giàu có sẽ yêu cầu thợ may làm theo những kiểu dáng thịnh hành. Mãi cho đến khi việc sản xuất hàng loạt phát triển vào thế kỷ 19, những nhà thiết kế mới bắt đầu lo sợ về khả năng bị bắt chước.

    Vào năm 1951, nhà văn người Mỹ Sally Iselin từng có bài viết về văn hoá mua sắm ở Paris. Cô quan sát thấy rằng trong khi sao chép là một từ "bẩn thỉu" trong giới thời trang cao cấp Pháp thì những những người thợ may lành nghề ở Rome (Ý) lại rất vui vẻ may cho cô những bộ váy tương tự với giá tiền rẻ hơn nhiều.

    Tôi đã nói chuyện với Kelly, một người làm công việc buôn bán hàng giả. 5 năm trước, cô ấy vốn làm việc trong lĩnh vực bất động sản ở Thượng Hải (Trung Quốc) nhưng cô đã chán ngấy việc phải đi bộ đến văn phòng mỗi ngày. Giờ đây, cô làm việc tại nhà ở Quảng Châu, thường một tay thỏa thuận mua một chiếc Gucci Dionysus hoặc Fendi Baguette trên điện thoại, tay kia tranh thủ đút bữa trưa cho cô con gái 8 tuổi.

    Dù việc xử lý những món túi xách sang trọng có vẻ cầu kỳ nhưng Kelly có thể dễ dàng cân bằng công việc và cuộc sống với nghề mới. Là một người bán hàng, cô dễ dàng kiếm được tới 30.000 nhân dân tệ (khoảng 101 triệu đồng) mỗi tháng.

    Tại Quảng Châu, các chuyên gia đã xác định được hai lý do chính đằng sau tốc độ sản xuất nhanh như chớp: sự tinh vi trong công nghệ sản xuất túi và bản thân người sản xuất túi.

    Chuỗi cung ứng các sản phẩm hàng nhái thường rời rạc và khó theo dõi. Luật sư sở hữu trí tuệ Harley Lewin từng nói: "Có hàng loạt các khâu khác nhau như tài chính, thiết kế, sản xuất và không một khâu nào liên quan đến nhau. Vì vậy, nếu bạn phá vỡ một khâu, khả năng cao họ có thể thay thế nó ngay sau 10 phút".

    Thật vậy, dù bán mọi kiểu dáng của túi xách Louis Vuitton, Kelly chỉ trực tiếp kiểm tra túi trong một số lần hiếm hoi. Những người bán thường không dự trữ hàng tồn kho và cũng không hiểu quá nhiều về cách thức các khối hoạt động. Thay vào đó, họ chỉ có thể thông qua một liên lạc viên để biết rằng những mặt hàng nào đang có sẵn: "Các nhà máy thậm chí còn không cho chúng tôi biết được họ ở đâu".

    Theo Lewin, người đã quan sát các nhà máy từ bên trong, quá trình sản xuất đơn giản là sự kết hợp giữa kỹ thuật thủ công lành nghề và nguyên liệu thô chất lượng cao. Một số nhà sản xuất "super fake" đến Ý để tìm nguồn cung ứng từ các thị trường da có chất lượng giống như các thương hiệu; những người khác mua những chiếc túi thật để kiểm tra từng đường may.

    Những người chịu trách nhiệm xác minh nguồn gốc chiếc túi luôn cảnh báo về mặt hàng "super fake" trên thị trường. Tại RealReal, nơi những chiếc túi được trải qua các vòng kiểm tra kỹ lưỡng, bao gồm chụp X-quang và đo phông chữ với mức độ chính xác đến từ milimet, đôi khi cũng không thể phát hiện một món đồ giả vì nó quá hoàn hảo.

    Một trong số những người làm nghề xác minh mà tôi đã nói chuyện cho biết đôi khi việc phát hiện một chiếc túi giả không hề dễ dàng. Anh ấy nói với tôi rằng hàng giả "đang trở nên quá tốt, thậm chí chính xác đến từng hình khắc bên trong và số mũi chỉ".

    Anh ấy và các đồng nghiệp từng đưa ra giả thuyết về nguồn gốc của những chiếc túi giả siêu thật: "Chúng tôi nghi ngờ có thể ai đó làm việc tại Chanel hoặc Hermès đã mang về nhà những món đồ da thật".

    Cảm xúc khi sở hữu những món hàng "super fake"

    Sau nhiều tuần theo dõi trong lo lắng, Triomphe Celine của tôi cuối cùng đã thành hiện thực. Chiếc hộp đã bị móp méo nhẹ, tôi xé tấm giấy lụa để lấy ra thứ huy hoàng đó. Bằng mắt thường, chẳng thể phát hiện nổi đâu là thật đâu là giả, tôi đếm từng mũi khâu, đo từng kích thước. Bên dưới bàn tay của tôi, da có cảm giác hơi cứng, khá kém sang trọng so với phiên bản mà tôi đã yêu thích, nhưng đó cũng đủ để tôi mang trên vai đi khắp nơi.

    Một đám mây cảm xúc kỳ lạ, phức tạp nhấn chìm tôi bất cứ nơi nào tôi mang theo chiếc túi. Tôi đã liên hệ với nhiều người bán hơn và mua nhiều bản sao hơn với hy vọng sẽ loại bỏ được cảm giác này. Tôi đã mang chiếc Triomphe tới những bữa tiệc tràn ngập những người nổi tiếng ở Manhattan và nhận về sự tự mãn vượt trội.

    Trong khi tủ quần áo có thể tiết lộ điều gì đó về tính cách và cảm xúc của người đeo, thì một chiếc túi xách sang trọng như một cái chậu rỗng, không thể hiện chút cá tính nào. Thay vào đó, nó truyền đạt những ý tưởng khó hiểu nhất định: tiền bạc, địa vị, khả năng di chuyển khắp thế giới. Vì vậy, nếu bạn tin rằng thời trang vốn dĩ là công cụ của sự giả tạo, thì những chiếc túi xách "super fake" lại là thứ thẳng thắn và trung thực nhất với mục đích của nó.

    Tôi đã từng hỏi nhà văn Judith Thurman, một người hiểu biết sâu sắc thời trang, về lý do tại sao nhiều người lại khao khát túi xách đắt tiền đến vậy? Cô ấy đáp: "Có một cảm giác mơ hồ khi bạn mặc một thứ gì đó quý giá lên người và cảm thấy bản thân cũng trở nên quý giá hơn. Trong thời đại con người bất an đến khó tin này, việc choàng lên vai một món đồ giá trị sẽ khiến bạn cảm thấy đặc biệt hơn so với việc chỉ mặc món đồ rẻ tiền 24,99 USD (hơn 500 nghìn đồng)".

    Việc một thương hiệu nổi tiếng kiếm được nhiều tiền chỉ nhờ vào một sản phẩm hàng loạt là nguyên nhân khiến nhiều người tiêu dùng trẻ lựa chọn đồ giả. Đối với họ, những món hàng "super fake" không phải là vụ bê bối phi đạo đức, mà là một "bí mật công khai" hay "sự dân chủ hoá của thời trang".

    Đối mặt với sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn, những thứ đắt tiền không còn là "mốt" nữa. Ngay cả nữ diễn viên Jane Birkin, người đã tạo cảm hứng cho dòng túi nổi tiếng của Hermès, cũng từng nhún vai trước những chiếc túi giả: "Thật tuyệt khi mọi người đều có một chiếc hoặc muốn có một chiếc túi. Nếu mọi người mua đồ thật, tốt thôi. Còn nếu họ đi sao chép, điều đó cũng tốt. Tôi thực sự không nghĩ nó quan trọng".

    Vậy tôi có phải là một kẻ hợm hĩnh, bắt chước? Tôi đã bị thu hút bởi những chiếc túi hàng hiệu trị giá hàng nghìn USD vì chúng khó nắm bắt và không có sẵn nhưng giờ đây, khi chúng đã nằm trong tầm với của tôi thông qua hàng nhái, tôi không còn thực sự muốn chúng nữa. Đến một lúc nào đó, tôi chợt nhận ra việc theo đuổi chúng trở nên vô giá trị một cách kỳ lạ.

    Phụ nữ Việt Nam (theo New York Times)

  • louis vuitton ban tui fake 2

    Louis Vuitton vướng phải cáo buộc bán túi giả cho khách hàng. Chuyên gia nhận định có một số nguyên nhân khiến cửa hàng của thương hiệu Pháp bán hàng fake.

    Danh tiếng của Louis Vuitton ảnh hưởng sau khi vướng cáo buộc bán túi fake cho khách hàng. Một tài liệu pháp lý được tiết lộ trực tuyến cho biết tòa án địa phương tại Phù Dung, Trung Quốc yêu cầu thương hiệu Pháp bồi thường khách hàng.

    Vị khách mua chiếc túi Vaugirard tại cửa hàng của Louis Vuitton ở trung tâm mua sắm Changsha IFS. Tuy nhiên, một bên thứ 3 xác nhận mẫu túi là hàng fake. Nhà mốt Pháp bị tòa án yêu cầu trả lại số tiền khách đã chi và bồi thường một khoản gấp 3 lần giá trị mẫu túi là 10.050 USD.

    Theo 163, sau phán quyết của tòa án, đại diện trung tâm mua sắm Changsha IFS cho biết công ty coi trọng sức ảnh hưởng của sự việc. Đồng thời, Changsha IFS sẽ thành lập đội điều tra và kiên quyết bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

    louis vuitton ban tui fake 2
    Trung tâm thương mại Changsha IFS, nơi có cửa hàng Louis Vuitton bán hàng fake, cho biết sẽ thành lập đội điều tra và nỗ lực bảo vệ quyền lợi khách hàng. Ảnh: Wong Tung Group.

    Tại sao có hàng fake trong cửa hàng của hãng?

    Trước sự việc này, ông Zhou Ting, Giám đốc Viện Fortune Character kiêm chuyên gia về hàng hiệu, cho biết các cửa hàng của Louis Vuitton đều do chính phủ trực tiếp giám sát và chắc chắn không nhập hàng giả.

    Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn có vài tình huống khiến khách hàng bị mua phải túi fake. "Phổ biến nhất là hiện tượng nhân viên tráo hàng. Hàng thật bị họ lấy đi và gói hàng fake cho khách. Tình hình này tồn tại ở tất cả thương hiệu cao cấp", ông Zhou Ting nói.

    Việc nhân viên đánh tráo hàng từng xảy ra trước đây. Vào tháng 9/2021, cửa hàng Gucci tại Thượng Hải đã báo cảnh sát sau khi phát hiện nhiều mẫu túi giả được cất trong kho.

    Sau cuộc điều tra, cảnh sát phát hiện ra Jin, nhân viên cũ của cửa hàng, đã đánh tráo sản phẩm. Jin dùng những mẫu túi giả để cất vào kho. Trong khi đó, các sản phẩm thật được Jin bán lại với giá rẻ hơn. Jin đã bán được 5 chiếc túi của hãng.

    louis vuitton ban tui fake 2
    Chuyên gia cho biết các cửa hàng của Louis Vuitton không nhập hàng giả do chịu sự giám sát của chính quyền. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp khiến khách hàng mua phải hàng fake. Ảnh: Erin Mallon

    Ngoài việc nhân viên tráo hàng, một số nguyên nhân khác khiến hàng fake được bán tại cửa hàng của hãng.

    Ông Zhou Ting cho biết ở một số thương hiệu, các nhân viên tập hợp thành một nhóm chuyên bán hàng fake. Họ giấu thương hiệu và bán các sản phẩm giả cho khách hàng. Hiện tượng này từng xảy ra tại Hermès Trung Quốc.

    Bên cạnh đó, việc thiếu nguồn cung cũng khiến một số cửa hàng nhập đồ fake. Khi doanh số bán hàng bùng nổ, các cửa hàng vội vã tìm nhà cung cấp. Nguồn cung thiếu hụt, nhiều món hàng fake có chất lượng tốt hơn hàng thật... khiến tình trạng đồ giả xuất hiện tại cửa hàng.

    Hình phạt dành cho Louis Vuitton

    Việc bán hàng fake ảnh hưởng trực tiếp đến danh tiếng của thương hiệu. Bên cạnh đó, sự việc đang thu hút độ quan tâm của dân mạng Trung Quốc. Louis Vuitton bác bỏ cáo buộc này. Nhà mốt Pháp đang kháng cáo quyết định.

    louis vuitton ban tui fake 2
    Khách hàng mua phải túi Vaugirard fake. Ảnh: Purse Blog.

    Trước sự việc một vị khách mua phải túi fake, tòa án địa phương yêu cầu thương hiệu Pháp bồi thường gấp 3 lần giá trị sản phẩm. Tờ Beijing News Shell Finance cho biết mức bồi thường gấp 3 lần áp dụng cho trường hợp công ty, cửa hàng lừa dối về hàng hóa hoặc dịch vụ.

    Theo khoản đầu tiên Điều 55 Luật Bảo vệ Quyền và Lợi ích Người tiêu dùng của Trung Quốc, nếu đơn vị kinh doanh có hành vi gian dối trong việc cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ sẽ bị tăng mức bồi thường theo yêu cầu của người tiêu dùng.

    Bởi vậy, tòa án địa phương tại Phù Dung, Trung Quốc, ra phán quyết sơ thẩm rằng Louis Vuitton hoàn trả 3.350 USD và bồi thường 10.050 USD cho khách hàng.

    Miao Huimin, luật sư từ công ty Luật Bắc Kinh Yihe, nhận thấy Louis Vuitton nên có danh sách xuất nhập kho rõ ràng và quy trình quản lý chặt chẽ đối với hàng hóa.

    Theo WWD, một chuyên gia pháp lý khẳng định thương hiệu Pháp có thể cung cấp bằng chứng chứng minh cửa hàng bán đồ thật. Nếu không nộp đủ bằng chứng, họ sẽ thua kiện.

    Theo Zing

  • Một cửa hàng lưu niệm trên phố Oxford đã bị đột kích vì cáo buộc bán số lượng hàng giả trị giá 100,000 bảng - bao gồm 4.500 sản phẩm thuốc lá điện tử giả.

    Apple Airpods giả, bộ sạc USB không có nhãn an toàn và bộ điều khiển PlayStation giả cũng bị thu giữ. Các viên chức của Hội đồng Thành phố Westminster, làm việc với Cảnh sát Met, đã phát hiện 4,500 lọ vape dùng một lần có nồng độ nicotine vượt mức cho phép.

    Cảnh sát cũng đã thu giữ 23 sản phẩm, trong đó có cần sa, để làm xét nghiệm. Hình ảnh của cuộc đột kích cho thấy 43 túi hàng hóa bất hợp pháp xếp chồng lên nhau trên sàn của cửa hàng. Thêm 420 lọ vape và 2,366 sản phẩm thuốc lá Snus khác cũng bị tịch thu.

    Sau đó, các sĩ quan đã phát hiện hơn 1,500 hàng giả, trị giá hơn 22,000 bảng tại một cửa hàng du lịch khác trên phố Oxford vào ngày 29 tháng 3.

    9vapeSố hàng bị thu giữ

    Raj Mistry - phụ trách quản lý thành phố tại Hội đồng Thành phố Westminster cho biết cuộc đột kích thể hiện cam kết của chính quyền địa phương trong việc giữ Westminster sạch sẽ và an toàn: “Chúng tôi đang thông báo cho những thương nhân không trung thực rằng họ sẽ không được dung thứ trong thành phố này''.

    ''Chúng tôi sẽ tiếp tục chống lại các hoạt động giao dịch đáng ngờ để giữ an toàn cho cư dân và du khách. Hội đồng không cho phép những người bán hàng bất hợp pháp hoặc hàng giả ở Westminster tiếp tục các hành vi phạm pháp. Dù sớm hay muộn, chúng tôi vẫn sẽ xác định được hành vi buôn bán bất hợp pháp, tiến hành truy tố và đưa ra mức phạt tối đa”.

    Hỗ trợ trong cuộc đột kích là John Dunne - người đứng đầu Hiệp hội Công nghiệp Vaping Vương quốc Anh (UKVIA) có trụ sở tại Westminster.

    Ông John nói: “Giao dịch một cách an toàn và tuân thủ là trọng tâm trong tổ chức của chúng tôi. Với tư cách là một cơ quan, chúng tôi hợp tác chặt chẽ với các quan chức về Tiêu chuẩn Thương mại trên toàn quốc để loại bỏ những người bán lừa đảo, những kẻ mang lại tiếng xấu cho toàn ngành vape. Điều quan trọng là đảm bảo người tiêu dùng trưởng thành có thể mua các sản phẩm an toàn và không để vape lọt vào tay những người trẻ tuổi''.

    ''Chúng tôi có thể cung cấp kiến ​​thức, đào tạo sâu rộng về sản phẩm cho các sĩ quan, liên lạc trực tiếp với các chủ sở hữu thương hiệu ở Anh và Trung Quốc để xác định các mặt hàng đang được bán là giả - hy vọng điều này sẽ hỗ trợ mọi cáo buộc hình sự. Chúng tôi mong muốn được hợp tác chặt chẽ với chính quyền Westminster trong tương lai”.

    Viethome (Theo My London)

  • Chuỗi siêu thị Tesco đã đưa ra thông báo thu hồi đối với một số dòng sản phẩm bao cao su Durex sau khi chúng không vượt qua 'thử nghiệm nổ'.

    Siêu thị đã kêu gọi khách hàng kiểm tra sản phẩm tránh thai Durex Real Feel và Durex latex Free bằng cách dán thông báo trên cửa sổ các cửa hàng. Khách hàng được khuyến khích kiểm tra số lô ở dưới cùng của hộp và trên giấy gói của từng bao cao su riêng lẻ.

    Ai đã mua phải một trong các lô bị thu hồi có thể trả lại cho cửa hàng nơi họ đã mua để được hoàn tiền đầy đủ.

    Các mặt hàng bị ảnh hưởng là: Durex Real Feel 12 gói, mã lô 1000444370 ngày hết hạn tháng 2 năm 2021; và Durex latex Free 18 gói, mã lô 1000430479, ngày hết hạn tháng 1 năm 2021.

    Tuyên bố trên trang web của Durex cho biết: 'Sản phẩm bao cao su của chúng tôi có mục đích cung cấp phương pháp tránh thai và ngăn ngừa lây truyền các bệnh qua đường tình dục thông qua lớp màng không phải là latex, mang lại lợi ích cho người tiêu dùng nhạy cảm với latex.

    'Chỉ riêng trong các lô bao cao su bị ảnh hưởng bởi lỗi này, nhiều khả năng chúng sẽ bị vỡ rách trong khi đeo hoặc sử dụng.'

    Công ty khuyên khách hàng tìm kiếm lời khuyên từ bác sĩ hoặc dược sĩ càng sớm càng tốt và không muộn hơn 72 giờ nếu bao cao su bị rách khi sử dụng.

    VietHome (Theo News Republic)

  • Thị trường mua bán thuốc giả đang nở rộ và các băng nhóm tội phạm đã nhanh chóng kiếm lời nhờ bán số lượng lớn thuốc men không có chứng nhận qua mạng internet.

    Các chuyên gia cho biết người dân đang đẩy mạng sống của mình vào nguy hiểm khi sử dụng những loại thuốc chưa được thử nghiệm cũng như kiểm định, bao gồm thuốc giảm đau, thuốc an thần, thuốc giảm cân và các viên uống cường dương dành cho nam giới.

    Mới đây, các nhà điều tra từ cơ quan giám sát dược phẩm của Chính phủ MHRA đã tiết lộ số lượng lớn sản phẩm không có chứng nhận mà họ đã thu giữ được, cho thấy quy mô lớn của vấn đề này.

    Hàng triệu liều thuốc trái phép được đóng gói trong các thùng, hộp, túi, gói và bao bì tại kho chứa của MHRA ở Potters Bar, Hertfordshire.

    Các nhà điều tra từ tổ chức này, với sự hỗ trợ của cảnh sát, đã tiến hành nhiều cuộc đột kích trên khắp nước Anh. Số thuốc giả này sẽ được tiêu hủy khi những kẻ cung cấp chúng bị đưa ra truy tố.

    Nhưng ông Tariq Sarwar, giám đốc chiến dịch của MHRA, thú nhận: “Tôi chỉ có thể cung cấp thông tin về những thứ chúng tôi thu giữ được – điều tôi không thể nói là số lượng thuốc đã kịp tuồn vào cộng đồng.”

    Trong năm ngoái, khoảng năm triệu liều thuốc đã được chuyển tới kho khi MHRA bắt giữ được hàng tá kẻ cung cấp.

    Ông Tariq Sarwar thuộc MHRA

    Trong tháng Mười, đội ngũ MHRA đã tham gia chiến dịch Pangea của Interpol, qua đó thu giữ số thuốc không rõ nguồn gốc trị giá 11 triệu bảng từ 116 quốc gia cũng như bắt giữ 859 người.

    Riêng MHRA đã thu giữ được hơn một triệu liều thuốc, trị giá hơn 2 triệu bảng. Một số thuốc thu được là thuốc chưa được thử nghiệm và cấp phép tiêu thụ ở Anh nhưng hợp pháp ở các nước khác. Các băng nhóm tội phạm nhập khẩu chúng từ nước ngoài và bán lại với giá cao.

    Ông Sawar nói: “Ví dụ, những thứ này có thể được cấp phép ở Ấn độ, vì thế việc mua bán chúng ở Ấn Độ là hoàn toàn hợp pháp, nhưng giá của chúng thấp hơn rất, rất nhiều.”

    Trong một số trường hợp khác, thuốc được sản xuất tại nhà riêng ngay trong nước hoặc các xưởng sản xuất trái phép. Những nhân viên gian dối cũng có thể ăn cắp thuốc từ các nhà thuốc, phòng khám hay bênh viện.

    Quy mô của những đường dây tội phạm này có thể chỉ từ một người tham gia đến những băng nhóm lớn với rất nhiều người từ nhiều nước khác nhau.

    Ông Sawar bày tỏ: “Chúng được tổ chức tốt – và vận hành như một hãng kinh doanh.” Thị trường buôn bán này cũng được hỗ trợ bởi internet.

    “Nếu nhìn từ góc độ của người dùng, internet có thể rất tiện lợi. Tôi có thể dùng điện thoại bất cứ lúc nào, chỉ nhấn vài lần và tôi đã có thuốc trong tay. Hoàn toàn dễ dàng và cũng rẻ hơn.

    “Nếu nhìn từ góc độ của những kẻ tội phạm, bạn không cần phải gặp mặt trực tiếp, bạn không cần thiết phải có mặt ở Anh, bạn chỉ cần lập nên một trang web. Không hề có giao dịch trực tiếp. Càng ít tiếp xúc, càng ít khả năng bị tóm.”

    MHRA đã có những thành công lớn trong công cuộc phá bỏ đường dây buôn lậu thuốc.

    Họ sẽ bắt đầu một chiến dịch nhờ vào tin tức từ Crimestoppers, hoặc đường dây của chính MHRA, Yellow Card, hoặc bằng cách theo dõi các trang web đáng ngờ.

    Hồi năm ngoái, tổ chức này đã thành công cắt giảm 74% lượng tiêu thụ thuốc chống lo âu diazepam. Tuy nhiên, ông Sarwar cho rằng điều quan trọng nhất là phải thuyết phục người dân không mua thuốc trái phép qua internet.

    “Người dân không nên tự chẩn bệnh kê đơn. Hãy tìm một bác sĩ. Nếu bạn nhận được một gói thuốc nhỏ chuyển đến nhà, rõ ràng đó không phải là thuốc rõ nguồn gốc, vì thế đừng dùng nó. Thay vào đó, hãy thông báo cho chúng tôi.”

    VietHome (Theo Express)

  • Một cơ sở điều chế nước hoa giả mới bị triệt phá tại London, Anh Quốc, cơ quan chức năng cho biết trong nước hoa có chứa cả chất thải của chuột.

    Khi được hỏi về đặc điểm có sức quyến rũ mạnh mẽ nhất trên cơ thể một người phụ nữ hoặc một người đàn ông, câu trả lời hẳn sẽ nghiêng nhiều phần về đáp án: Mùi hương.

    Và từ lâu, nước hoa đã được coi như một phát kiến vĩ đại, giúp nâng tầm cái đẹp của cả hai giới. Ta đã quá quen với những Chanel No.5, Clive Christian No.1,... nhưng bạn đã bao giờ nghĩ đến việc thử mùi mới - NướcTiểu No.1 - chưa?

    Không đùa đâu! Mới đây, cảnh sát đã triệt phá một nhà máy sản xuất nước hoa giả, trú ngụ ngay giữa kinh đô thời trang nức tiếng London, Anh Quốc. Riêng tại địa điểm tập kích, cơ quan chức năng sở tại đã thu giữ hơn 500 chai nước hoa "fake", với tổng giá trị tang vật lên đến hơn 40 nghìn bảng Anh. 

    Ảnh chụp hiện trường một xưởng sản xuất nước hoa giả từng bị triệt phá tại London. (Ảnh: SWNS)

    Lô hàng mỹ phẩm giả này, sau xét nghiệm, được cho là có chứa nhiều hóa chất độc hại như xyanua, asen, và cả phân trộn nước tiểu chuột nữa! 

    Sử dụng mớ nước hoa giả này, "người thương" của bạn sẽ không những ghê tởm chính mình, mà còn có thể chịu nhiều tổn thương về mặt vật lý như bị bỏng, rát, ngứa ngáy, tróc da,...

    Nước hoa giả chứa nhiều thành phần độc hại... (Ảnh hiện trường)
    ...và phân trộn nước tiểu chuột là một phần trong số những nguyên liệu độc hại ấy. (Ảnh hiện trường)
    (Ảnh hiện trường)
    (Ảnh hiện trường)

    "Trang sức và nước hoa là những thứ được tặng nhiều nhất trong dịp Valentine, nên cũng không lạ khi chúng bị làm giả với số lượng lớn như vậy!" - Thanh tra trưởng thuộc bộ phận Đơn vị Tội phạm Sở hữu Trí tuệ London, Teresa Russell, cho biết. "Tội phạm thường lập các tài khoản mạo danh trên mạng để lừa đảo, bán đi những món hàng giả trị giá cả nghìn đô như trên. Hãy cẩn trọng!"

    Mua hàng hóa giả trên mạng cũng có thể khiến bạn bị đánh cắp thông tin cá nhân thông qua những website giả mạo. Do đó, đừng để Valentine của bạn bị phá hủy bằng cách mua hàng của những nhà bán lẻ uy tín. Đơn vị Tội phạm Sở hữu Trí tuệ London đã phát hiện 67,000 website giả mạo từ năm 2013.'

    Cảnh sát từ chối tiết lộ địa chỉ của xưởng làm giả này vì lo ngại ảnh hưởng tới chuyên án. 

    Người dân Anh chi tiêu 90 triệu bảng mỗi năm cho hàng giả, đặc biệt vào dịp Giáng sinh và Valentine.

    Viethome (theo MetroNews)

    Link  gốc: https://metro.co.uk/2019/02/10/warning-fake-perfume-sold-valentines-day-actually-urine-8506647/

  • Chưa bao giờ giới nghệ sĩ ở Việt Nam công khai livestream bán hàng giả, nhái các thương hiệu nổi tiếng thế giới “rộn ràng” như hiện nay.

    Hôm 15 Tháng Mười Hai, 2018, báo Thanh Niên cho biết, khoảng 3-4 năm trở lại đây, dựa vào fanpage trang cá nhân luôn có hàng trăm, hàng triệu người theo dõi, ủng hộ, nhiều nghệ sĩ “có tên tuổi” bung ra kinh doanh mỹ phẩm, thời trang… trên Internet.

    Ngọc Trinh bị bắt gặp mua hàng ở "thiên đường hàng fake" tại Quảng Châu, Trung Quốc.

    Tuy nhiên, điều đáng nói là không ít nghệ sĩ “vô tư” bán hàng fake (hàng nhái), hàng “copy,” kém phẩm chất công khai qua mạng. Họ vẫn nghĩ đơn giản: bán hàng nhái, hàng giả vẫn… chân chính vì giá thấp, người mua biết rõ thì không lừa đảo ai, bán cho những người không có khả năng mua hàng xịn giá cao là không có gì sai.

    Mới đây, xem livestream của nghệ sĩ K.C. bán túi xách “nhái” của thương hiệu quá nổi tiếng, mà theo lời giới thiệu là “nhằm gây quỹ từ thiện” nhiều người thấy bất ổn.

    Trên trang cá nhân của các nghệ sĩ như: T.N., Q.H., V.T., K.L… thi thoảng vẫn có những buổi livestream bán hàng nhái các thương hiệu nổi tiếng Louis Vuitton (LV), Burberry, Adidas, Fila, Polo… với giá từ 200,000 đồng đến trên 1 triệu đồng (khoảng $9 đến $42).

    Một số mắt kính giả của Dior, mỹ phẩm Chanel (bộ gồm chín món) đang được các nghệ sĩ rao bán công khai với giá chỉ từ 250,000-260,000 đồng (khoảng $10), trong khi giá hàng thật chính hãng trên 5 triệu đồng (khoảng $215).

    Cách đây không lâu, “hotgirl” Kelly Nguyễn bị “tố” bán hàng fake một thương hiệu giày thể thao nổi tiếng. Ngay sau đó, nhiều lời chỉ trích nặng nề đã viết lên trang Facebook cá nhân của cô. Khi sự việc xảy ra, Kelly Nguyễn đã lên tiếng xin lỗi và thanh minh rằng bản thân cũng mua lại của người khác nên không biết hàng nhái. Dù đã trả lại tiền cho người mua và xin lỗi nhưng uy tín của Kelly Nguyễn bị ảnh hưởng khá lớn.

    Nghệ sĩ công khai bán hàng nhái trên mạng xã hội.

    Người mẫu Ngọc Trinh trước đây cũng công khai lấy hàng từ Quảng Châu (Trung Quốc) nhái các thương hiệu lớn về bán. Dẫu bị cho là cổ súy cho hàng nhái nhưng Ngọc Trinh lên tiếng rằng cô luôn xác định rõ đối tượng khách hàng. Họ là những người thu nhập vừa phải, không chú tâm hàng hiệu đắt tiền; rằng cô không “treo đầu dê bán thịt chó…”

    Ông Trần Minh Ân, một chuyên gia hàng hiệu phân tích: “Nghệ sĩ không nên bán hàng nhái. Việc buôn bán này tôi thấy đang có hai dạng. Một là mập mờ giữa thật, giả với giá khá cao mà trong nghề hay gọi super fake (siêu nhái); một dạng khác khi bán nói rõ luôn đây là hàng nhái. Dân chuyên nghiệp chỉ nhìn thôi đã biết thật hay giả. Không có túi hàng thật nào của Chanel, Dior, Gucci, LV… mà giá 2-3 triệu đồng (khoảng $85 đến $128), đó chắc chắn là giả. Nhưng đâu phải ai cũng biết. Những người ở quê ít theo dõi thời trang khi nghe tên Chanel, LV mà giá vài triệu đồng được bán bởi nghệ sĩ nổi tiếng nữa thì mua ngay.” 

    Tin cho biết, trước đây Diễn Viên Ốc Thanh Vân từng công khai xin lỗi khi cô trở thành “đại sứ thương hiệu mỹ phẩm” cho Công Ty TS Việt Nam chuyên bán hàng giả bị cơ quan công an điều tra phát hiện. Ốc Thanh Vân buộc phải vừa xin lỗi, vừa thu hồi sản phẩm và trả tiền lại cho khách.

    “Vì việc này chúng tôi cũng phải chịu những lời mắng nhiếc, dè bỉu,” Ốc Thanh Vân viết lên trang cá nhân.

    Hay người mẫu Phi Thanh Vân khi bị Thanh Tra Sở Y Tế ở Sài Gòn phạt trên 150 triệu đồng (hơn $6,442) do “sản xuất mỹ phẩm không bảo đảm chất lượng, không an toàn cho người sử dụng” thì ngưng không còn thấy đăng đàn bán mỹ phẩm nữa.

    Luật Sư Nguyễn Minh Thuận, Công Ty Luật Sài Gòn VN, cho biết: “Theo Điều 13 Nghị Định 185/2013, nếu các nghệ sĩ livestream để bán hàng giả thì tùy theo sản phẩm, hành vi có thể bị xử phạt hành chính từ 200,000 đồng đến 30 triệu đồng (từ $9 đến $1,288). Người bán có thể bị phạt các hình thức bổ sung khác như tịch thu tang vật, buộc nộp lại tiền thu lợi bất chính… Đáng chú ý, nếu việc mua bán này ở quy mô lớn thì người bán còn có thể bị xử lý hình sự về ‘tội sản xuất buôn bán hàng giả’ theo Bộ Luật Hình Sự 2015.”

    Thế nhưng, cho đến nay vẫn không thấy cơ quan hữu trách lên tiếng về sự việc.

    Viethome (theo Người Việt)

  • Bước vào mùa lễ hội cuối năm, nhu cầu mua sắm túi xách hàng hiệu ngày một tăng cao. Dù phải bỏ ra một số tiền không nhỏ nhưng không phải ai cũng biết cách phân biệt túi xách hàng hiệu thật và giả trên thị trường.

    Dưới đây là những bí quyết mua sắm thông minh giúp bạn sở hữu những chiếc túi xách hàng hiệu chính hãng mùa mua sắm nhộn nhịp cuối năm.

    Nghiên cứu thông tin kỹ lưỡng

    Cách tốt nhất để sở hữu một chiếc túi xách hàng hiệu chính là mua trực tiếp tại cửa hàng chính hãng hay đại lý ủy quyền. Tuy nhiên, đối với những thương hiệu chưa có cửa hàng đặt tại khu vực gần bạn thì các trang web trực tuyến chính hãng sẽ là phương án thay thế. Trong trường hợp muốn mua túi xách thông qua các trang web trực tuyến khác, bạn nên tìm những địa chỉ uy tín. 

    Cẩn thận với những mức giá trong mơ”

    Đừng để bị mê hoặc bởi những con số “ảo” từ các trang web chuyên bán hàng hiệu. Trước khi mua, hãy kiểm tra kỹ giá gốc của túi xách trên trang web chính hãng của thương hiệu. Trên thực tế, rất nhiều thương hiệu cao cấp cho đến xa xỉ như Louis Vuitton, Hermès ít khi tung ra các chương trình giảm giá.

    Vì vậy, nếu bạn tìm được những chiếc túi xách được bán với mức giá “hời”, hãy cẩn thận bị lừa. Khả năng cao là các thiết kế này đã qua sử dụng, không còn trong trạng thái hoàn hảo, hay tệ hơn là đồ giả.

    Kiểm tra xuất xứ

    Thông thường, trên các thiết kế túi xách của những nhãn hàng cao cấp đều có dòng chữ thể hiện thông tin về nơi sản xuất. Gucci và Prada sẽ là “Made in Italy” (sản xuất tại Ý), Dior sẽ là “Made in Italy” hoặc “Made in Spain” (sản xuất tại Tây Ban Nha) và Chanel, Louis Vuitton sẽ là “Made in France” (sản xuất tại Pháp).

    Các thương hiệu cao cấp thường ít khi sản xuất túi xách tại các nước trung gian nào khác. Nếu bạn để ý nguồn sản phẩm là “Made in China” hoặc “Made in Cambodia”, bạn nên kiểm tra kỹ trước khi quyết định mua.

    Logo thương hiệu

    Những đặc điểm trên logo là cách hiệu quả nhất giúp bạn phân biệt túi xách hàng hiệu thật và giả. Logo Chanel sẽ bao gồm 2 chữ C lồng vào nhau và các chữ cái không bị biến tấu theo hướng hơi giống chữ O như túi xách giả. Chữ “CHANEL” thường được khắc bên trong túi cùng với dòng chữ “Made in France” bên cạnh hoặc ngay bên dưới.

    Tương tự Chanel, những chữ O trong logo của Louis Vuitton sở hữu đường nét tròn hoàn hảo, trong khi túi xách Louis Vuitton giả thường sử dụng chữ O hình oval. Louis Vuitton rất tinh tế trong việc sắp đặt logo trên túi xách khi xếp các chữ cái Louis Vuitton lồng vào nhau hoàn toàn đối xứng trên khắp bề mặt sản phẩm.

    Túi Prada phiên bản mới thường có phần bảng tên bên trong được in 2 dòng chữ “PRADA” và “Made in Italy”. Logo bên ngoài túi thường được thiết kế dạng hình tam giác ngược cùng chữ “PRADA” và “Milano” hoặc chỉ có 2 dòng chữ này. .

    Thương hiệu Hermès không bao giờ thiết kế các bảng tên kim loại bên trong túi xách, trong khi, hầu hết túi xách Hermès giả thường sử dụng chi tiết này. Các chữ cái trên logo Hermès cũng được đặt đối xứng, đặc biệt là 2 kí tự H và M.

    Bên cạnh đó, một số dòng túi Birkin giả thường được khắc dòng chữ “Vintage Birkin”. Trên thực tế, Hermès chưa bao giờ ra mắt sản phẩm nào như vậy vì Birkin chỉ mới xuất hiện trên thị trường từ năm 1984.

    Ngoài logo “GG”, túi xách Gucci chính hãng sẽ có bảng tên bên trong đề “GUCCI” và “Made in Italy” với số hiệu thiết kế gồm dãy bốn đến sáu chữ số được đóng dấu trên da.

    Túi xách giả cũng rất dễ bị viết sai chính tả tên thương hiệu. Thay vì Cartier, Louis Vuitton túi xách giả thường mang tên Carter, Louis Vutton.

    Kiểm tra mác

    Một cách khác để phân biệt túi xách hàng hiệu thật và giả chính là kiểm tra mác hoặc thẻ đảm bảo hàng thật. Thẻ của Gucci thường có dòng chữ “GUCCI” viết in hoa màu xám đậm trên nền trắng. Ngay bên dưới là dòng chữ “controllato” và dãy số 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0. Mặt sau thẻ để trống.

    Dior thiết kế mác dưới dạng một thẻ có viền thuôn tròn từ chất liệu da bên trong túi xách. Mặt trước là logo Christian Dior và mặt sau là số serie được in hoa hoàn toàn. Những chiếc túi Prada thường có một thẻ giấy nhỏ màu trắng in một con số ngẫu nhiên bên trong.

    Số serie trên túi xách Dior được viết theo công thức 2 số – 2 kí tự – 4 số và được ngăn cách bằng dấu gạch.

    Bên trong túi xách Prada luôn có một thẻ in một con số ngẫu nhiên.

    Phân biệt túi xách hàng hiệu thật bằng các chi tiết trên túi

    Trước khi quyết định mua túi xách, hãy kiểm tra cẩn thận từ chất liệu, đường may, hoa văn bên trong túi, dây kéo, ổ khóa cho đến phần thẻ giấy bên ngoài. Hãy thử cảm nhận chất liệu da trên túi xách. Da thật sẽ mềm mại và khô, trong khi da giả thường dính và nhờn. Nếu bạn ngửi thấy mùi keo hay hóa chất khác, đó chắc chắn là túi giả.

    Túi Hermès và Chanel thật không bao giờ đi kèm thẻ giấy. Các chiếc túi Hermès Birkin và Kelly đi kèm với một bộ chìa khóa và ổ khóa khắc chữ Hermès ở dưới, đồng thời số trên ổ khóa và chìa khóa phải khớp nhau.

    Trong khi đó, Prada chỉ sử dụng một số hãng dây kéo nhất định như Lampo, Ykk, Riri, Opti và Ipi. Những cái tên này sẽ được dập nổi trên mặt sau của dây kéo. Có thể khẳng định đây không phải là một chiếc túi Prada thật nếu nó không có tên một trong những hãng trên.

    Tất cả phần cứng trên một chiếc túi Prada thật bao gồm dây kéo, khóa đóng, chân kim loại và phần cứng trang trí đều được khắc chữ Prada, không có ngoại lệ.

    Tương tự Prada, Dior chỉ trung thành với dây kéo từ Lampo và dây kéo tự thiết kế. Bạn nên kiểm tra kỹ sự tỉ mỉ trong từng chi tiết của dây kéo để phân biệt túi xách hàng hiệu thật và giả.

     Viethome (theo Elle)

  • Hãng tin Reuters vừa công bố thông tin chấn động khai thác từ những tài liệu nội bộ của J&J cho thấy từ lâu hãng này đã biết trong sản phẩm phấn rôm trẻ em của họ có chứa chất amiăng (asbestos).

    Hãng tin Reuters trích dẫn các tài liệu nội bộ như các bản ghi nhớ của công ty, báo cáo nội bộ và nhiều tài liệu mật khác liên quan tới vụ kiện của các nguyên đơn cáo buộc sản phẩm của J&J gây bệnh ung thư buồng trứng.

    Ngoài ra hãng tin này cũng phanh phui chuyện J&J đã chi "hoa hồng", trả tiền cho các nghiên cứu được thực hiện với chuỗi sản phẩm phấn rôm trẻ em Baby Powder của họ rồi thuê người soạn lại các bài báo để đăng tải trên tạp chí nghiên cứu.

    Theo đó Reuters cho biết những tài liệu đã chỉ ra các phòng thí nghiệm tư vấn cho J&J ngay từ đầu những năm 1957 và 1958 đã phát hiện chất amiăng, một chất gây ung thư, có trong bột phấn rôm trẻ em của J&J. Tuy nhiên J&J đã không công khai thông tin này.

    Năm 1976, hãng J&J khẳng định với Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm (FDA) của Mỹ không có chất amiăng trong "bất cứ mẫu sản phẩm" phấn rôm trẻ em nào thuộc giai đoạn từ tháng 12-1972 đến tháng 10-1973.

    Tuy nhiên đã có ít nhất 3 thí nghiệm của 3 đơn vị thực hiện khác nhau trong giai đoạn 1972-1975 tìm thấy chất amiăng trong bột phấn trẻ em của J&J.

    Các thông báo của chính công ty này và các phòng thí nghiệm bên ngoài khác cũng đã cho thấy các phát hiện tương tự này trong suốt giai đoạn đầu những năm 2000.

    Trước thông tin của Reuters, hãng J&J phản đối dữ dội, nói thông tin của Reuters là "một chiều, sai trái và có tính kích động". Công ty cũng khẳng định phấn rôm của họ hoàn toàn không có chất amiăng và sẽ tiếp tục bảo vệ quan điểm sản phẩm của họ an toàn.

    Trong thông báo công ty phát đi ngày 14-12, J&J khẳng định "hàng ngàn các cuộc kiểm tra độc lập của các cơ quan quản lý và các phòng thí nghiệm hàng đầu thế giới đã chứng minh phấn rôm trẻ em của chúng tôi chưa bao giờ chứa chất amiăng".

    Tuy nhiên thị trường lập tức có phản ứng với thông tin bất lợi này của J&J. Cổ phiếu của hãng trong ngày 14-12 đã lao dốc 10%, mức sụt giảm lớn nhất kể từ năm 2002, khiến 40 tỉ USD giá trị vốn hóa thị trường của J&J "bốc hơi".

    Theo đài Aljazeera, cho tới nay J&J đã và đang đối mặt với hơn 10.000 vụ kiện cáo buộc sản phẩm phấn rôm trẻ em (Baby Powder) và sữa tắm (Shower to Shower) của họ gây ung thư buồng trứng.

    Viethome (theo Tuổi Trẻ)