• Bức tượng phụ nữ khoả thân nhằm tôn vinh Mary Wollstonecraft - người tiên phong cho phong trào nữ quyền - vấp phải tranh cãi ngay khi được khánh thành.

    Mary Wollstonecraf là nhà văn và nhà triết học người Anh thế kỷ 18, bà được mệnh danh là "mẹ của nữ quyền". Ngày 10/11, một bức tượng được khánh thành trong công viên London nhằm tôn vinh cuộc đời và công việc của bà.

    Gần như ngay sau khi khánh thành, tác phẩm nghệ thuật - trị giá khoảng 190.000 USD và được thực hiện trong một thập kỷ - lại thu hút nhiều sự chế giễu và chỉ trích của công chúng về sự phân biệt giới tính.

    Tác phẩm điêu khắc bao gồm bức tượng nhỏ của một người phụ nữ khoả thân - mà nhiều người bảo rằng chẳng giống Wollstonecraft - đang ngồi trên một khối bạc lớn xoắn lại. Toàn bộ phần này được đặt trên một đế đen có khắc câu nói nổi tiếng của Wollstonecraft: "Tôi không mong muốn phụ nữ có quyền lực trước đàn ông, mà trước chính họ".

    Trong một video được đăng tải trong chiến dịch đằng sau bức tượng ngày 10/11, nghệ sĩ Maggi Hambling nói rằng tác phẩm của mình "gồm một tòa tháp với các hình dáng phụ nữ đan xen cùng cao trào là hình người phụ nữ ở trên đỉnh, người đang thách thức và sẵn sàng thách thức thế giới".

    Tranh cãi nổ ra

    Theo thông tin trên website chiến dịch có tên Mary on the Green, người phụ nữ khoả thân đại diện cho "mọi phụ nữ", những người "xuất hiện từ vật chất hữu cơ, gần giống như một ca sinh nở".

    Tuy nhiên, nhiều nhà phê bình không nhìn nhận như vậy. Họ cũng không đánh giá cao việc sử dụng hình ảnh khoả thân của phụ nữ trong bức tượng được thiết kế để tôn vinh những nỗ lực của Wollstonecraft nhằm cải thiện quyền phụ nữ.

    tuong gay tranh cai 1
    Phần đỉnh của bức tượng là hình ảnh của một người phụ nữ khoả thân. Ảnh: AFP/ Justin Tallis

    "Việc này thể hiện sự thiếu tôn trọng với Wollstonecraft và chẳng phải đó là phần quan trọng nhất hay sao?", Perez viết trên Twitter.Nhà hoạt động và tác giả Caroline Criado Perez - người đã vận động thành công để bức tượng của Millicent Fawcett đau khổ được dựng lên ở Quảng trường Quốc hội London và để hình ảnh của Jane Austen được in lên tờ 10 bảng Anh - đã gọi tác phẩm điêu khắc Wollstonecraft là "một sự lãng phí khổng lồ" và "thật đáng thất vọng".

    "Theo cách nói của chính Wollstonecraft: 'Hãy dạy những bé gái từ khi còn nhỏ, rằng vẻ đẹp là quyền trượng của người phụ nữ, tâm trí định hình dáng vẻ cho cơ thể, và đi lang thang trong chiếc lồng mạ vàng của nó chỉ để tìm cách tô điểm cái nhà tù này'. Thật sự quá buồn".

    "Bức tượng của đàn ông danh tiếng có mặc quần áo, bởi trọng tâm chủ ý của bức tượng là công việc và thành tích của họ", theo dòng tweet hôm 10/11 của nhà văn Tracy King. "Trong khi đó, phụ nữ đi bộ hoặc chạy bộ quanh các công viên có tỷ lệ quấy rối tình dục cao vì cơ thể của chúng ta được coi là tài sản công cộng.

    Bà nói thêm rằng "không có lý do gì để miêu tả Mary khoả thân" và thân hình mảnh mai nhỏ nhắn của bức tượng làm giảm đi mục đích của chiến dịch là đại diện cho "mọi phụ nữ".

    Các nhà hoạt động khác, nhà giáo dục, nhà sử học nghệ thuật và những người của công chúng cũng tỏ ra xem thường bức tượng mới.

    Một số hình ảnh của bản thiết kế khác cho bức tượng, đã lọt vào danh sách chọn lọc song bị từ chối, thể hiện một Wollstonecraft mặc quần áo hoàn chỉnh với một cây bút lông và những cuốn sách trên tay.

    tuong gay tranh cai 1
    Một bản điêu khắc của Mary Wollstonecraft do Ople thực hiện. Ảnh: Getty/ Hulton Archive.

    Vài nhà phê bình thừa nhận rằng, bất chấp sự nghi ngại của họ về hính dáng của bức tượng, mục đích ban đầu cũng là một yếu tố quan trọng.

    Wollstonescaft được coi là một trong những nhà triết học đặt ra nền móng cho nữ quyền, mặc dù thuật ngữ "nữ quyền" vẫn chưa được đặt ra tại thời của bà. Trong các bài viết và cuộc trò chuyện của mình, bà lập luận rằng phụ nữ không tự nhiên thua kém nam giới, mà do bị hạn chế bởi ràng buộc xã hội và thiếu khả năng tiếp cận giáo dục.

    Chiến dịch Mary on the Green được phát động vào năm 2010 bởi nhóm hoạt động Newington Green. Nhóm này cũng giám sát và lên kế hoạch cho các sự kiện tại công viên Newington Green của London - nơi đặt bức tượng. Newington Green là nơi Wollstonecraft sinh sống và làm việc, bà thậm chí đã thành lập một trường học ở khu vực lân cận.

    "Toàn là tượng đàn ông"

    "Hơn 90% bức tượng của London tôn vinh đàn ông, trong thiết lập dân số có 51% là phụ nữ", dựa trên thông tin từ website của chiến dịch.

    Hiệp hội Điêu khắc và Tượng đài Công cộng có một danh mục tất cả 925 tác phẩm điêu khắc công cộng ở Anh. Khi nhà vận động Perez phân tích danh sách, bà nhận ra rằng chỉ có 158 bức tượng đặc tả phụ nữ.

    Trong số này, gần một nửa dựa trên các nhân vật hư cấu, 14 tượng về Đức mẹ đồng trinh Mary và 46 tượng thuộc về các nhân vật hoàng tộc. Điều này cũng nghĩa là chỉ có 25 bức tượng về phụ nữ trong lịch sử mà không thuộc Hoàng gia Anh.

    Những năm gần đây, ngày càng nhiều lời kêu gọi để thay đổi điều này. Kể từ năm 2018, một loạt các bức tượng nữ khổ sai, nhà văn và nhà hoạt động đã được dựng lên ở vài thành phố của Anh, bao gồm cả London và Manchester.

    Mary on the Green đã chọn Hambling để tạo ra bức tượng Wollstonecraft vào năm 2018 và đạt mục tiêu gần 190.000 USD sau khi gây quỹ vào năm 2019.

    "Tôi muốn thực hiện tác phẩm điêu khắc cho Mary Wollstonecraft để tôn vinh nghị lực của bà trong cuộc chiến giành tự do", Hambling nói trong video của chiến dịch. "Bà đã chiến đấu vì sự giáo dục của phụ nữ, để phụ nữ có thể có những suy nghĩ của riêng mình".

    Hambling cũng chia sẻ thêm rằng tác phẩm điêu khắc có màu bạc vì cô cảm thấy nó "nữ tính hơn so với màu đồng". Màu bạc cũng có thể đón ánh sáng mặt trời và "lơ lửng trong không gian".

  • Vào ngày 19-10-1781 ấy, cái huyền thoại "trên lãnh thổ của đế quốc Anh, mặt trời không bao giờ lặn" bắt đầu mờ nhạt, khi hầu tước Cornwallis phải đặt bút ký vào văn bản đầu hàng trước thủ lĩnh quân nổi dậy ở thuộc địa Mỹ - George Washington cùng bá tước De Rochambeau chỉ huy quân Pháp đồng minh.

    Chưa phải là sự cáo chung. Đoạn kết thúc vẫn sẽ còn ở rất xa phía trước. Song, vào ngày 19-10-1781 ấy, cái huyền thoại "trên lãnh thổ của đế quốc Anh, mặt trời không bao giờ lặn" bắt đầu mờ nhạt, khi hầu tước Cornwallis phải đặt bút ký vào văn bản đầu hàng trước thủ lĩnh quân nổi dậy ở thuộc địa Mỹ - George Washington cùng bá tước De Rochambeau chỉ huy quân Pháp đồng minh. Đó là ngày cuộc vây hãm Yorkown chính thức kết thúc.

    Hào quang rạn vỡ

    Trước đó hai ngày, 17-10-1781, một viên sĩ quan Anh phất một chiếc khăn tay trắng, đi theo một lính đánh trống sang phía chiến tuyến của liên quân Mỹ - Pháp, trong một cơn mưa pháo kích. Những loạt pháo ngừng lại. Viên sĩ quan bị bịt mắt, và được đưa về phía hậu tuyến. Anh ta mang theo một thông điệp: Quân Anh do Cornwallis chỉ huy không thể tiếp tục chiến đấu nữa. Họ muốn đầu hàng.

    Những cuộc đàm phán được xúc tiến khẩn trương để lễ ký kết văn bản đầu hàng được tiến hành chỉ 48 giờ sau đó. Quân Anh không còn gì nhiều trong tay để đặt những điều kiện với quân đội của mảnh đất thuộc địa đang trỗi dậy. Họ đã bị đánh bại, tại một địa điểm xung yếu mà lịch sử lựa chọn để trở thành trận đánh lớn cuối cùng trên bộ của cuộc chiến tranh nổi dậy chống triều đình Luân Đôn, từ đó khai sinh Hợp chúng quốc Hoa Kỳ hoàn toàn độc lập với đế quốc Anh.

    Thậm chí, đến cả những lời đề nghị nhỏ nhất, bên lề việc binh sĩ Anh được xem là tù nhân chiến tranh và sẽ được đối xử công bằng trong khi đợi phóng thích, cũng bị từ chối. Cornwallis muốn xin được hưởng thứ danh dự quân nhân truyền thống, nghĩa là việc binh sĩ của ông sẽ được tiến ra đầu hàng với lá cờ bay cùng lưỡi lê trong tay, trong khi quân nhạc Anh cử lên một khúc khải hoàn tôn vinh chiến thắng của địch thủ.

    thumb 660 7c640a5d a900 435b b500 59d04cdd999d
    Washington chưa quên, cũng không thể bỏ qua việc quân Anh đã từ chối quân Mỹ dưới tay ông một lời đề nghị tương tự, khi những người lính của nữ hoàng chiến thắng tại Charleston một năm trước. Khi ấy, quân đội chính quốc vẫn còn tràn trề hy vọng đàn áp thành công cuộc nổi dậy. Họ muốn áp đặt sự ngạo mạn của mình lên những người lính khởi nghĩa thuộc địa, như một cách răn đe lạnh lùng.Song, George Washington từ chối, và De Rochambeu tán đồng. Người sau này trở thành vị Tổng thống khai quốc của nước Mỹ, cũng như đại diện kình địch lớn nhất của nước Anh trên thế giới vào thời điểm đó ép quân Anh phải ra hàng với lá cờ rủ, và với những cây súng vác trên vai, còn quân nhạc Anh buộc phải đánh một bản nhạc của Anh hoặc Đức.

    Nhưng, tất cả đã thay đổi, chỉ một năm sau. Với thất bại tại Yorktown, những sự ủng hộ cho cuộc chiến tại chính quốc Anh suy yếu trầm trọng. Ngược lại, tinh thần chiến đấu của quân Mỹ lên cao hơn bao giờ hết, còn nước Pháp thì được củng cố niềm tin rằng họ đã đi đúng hướng, khi tiếp sức cho một lực lượng có thể khiến nước Anh nghiêng ngả.

    Sau đàm phán đầu hàng tại Yorktown là những cuộc đàm phán khác, quan trọng gấp bội, kéo dài suốt hai năm sau đó. Và đến ngày 3-9-1783, Hiệp định Paris được ký kết. Trong nửa đầu năm 1784, nó được thông qua bởi cả Quốc hội Mỹ (ngày 14-1) rồi triều đình Anh (ngày 9-4). Con sư tử Anh quốc phải nhận một vết thương chí mạng. Còn "đại bàng Mỹ" chính thức bước lên vũ đài quốc tế.

    Thế giới thấy gì ở Yorktown?

    Về mặt quân sự, Yorktown là một thí dụ điển hình cho sự lên ngôi của chiến tranh chiến hào trong quân sử thế giới cận đại.

    Cornwallis đã vô cùng tự tin với cách bài binh bố trận phòng thủ Yorktown của mình, cũng như chất lượng vượt trội của các tay súng Anh. Ở đây cần nói thêm, nhờ cực kỳ dư dả về tài chính, các xạ thủ Anh đã luôn có điều kiện tập bắn đạn thật nhiều hơn bất cứ quân đội nào trên thế giới vào thời điểm đó, và do vậy, họ có thể bắn nhanh cũng như bắn chính xác gấp bội.

    Những đợt xung phong đầu tiên của liên quân Pháp - Mỹ vào bảy đồn lẻ được liên kết bởi các công sự đắp đất cùng với nhiều ụ pháo phủ quát các khúc hẹp của sông York đã phải chịu những thiệt hại. Tuy nhiên, do áp đảo về quân số cũng như pháo binh, phía tấn công vẫn không lùi bước. Ngược lại, nhằm siết chặt phòng tuyến, Corwallis đã phải ra lệnh từ bỏ những công sự ngoại vi đó.

    Điều này, vô hình trung, tạo điều kiện cho liên quân Pháp - Mỹ tiến chiếm, thừa hưởng và nâng cấp những công sự ấy, biến nó thành những bàn đạp xung kích đắt giá. Các ụ pháo gấp rút được đắp, để đưa tầm bắn vào gần thành phố hơn. Cùng lúc, một tuyến chiến hào dài gần 2.000m được đào, vây lấy cả Yorktown. Pháo kích làm tan nát những trận địa pháo phòng thủ của quân Anh, cũng khiến những tàu Anh trong cảng bị hư hại. Và chiến hào, ngoài chuyện làm giảm thương vong cho phía tấn công, cũng từ từ bóp nghẹt những con đường tiếp tế lương thực cho quân phòng thủ.

    thumb 660 9fc540eb 0fd5 41f9 82bf 0970a0e8f9b3
    Tuyệt vọng, ông ra lệnh triệt thoái, và đã tính đến chuyện di tản quân lính. Có điều, chỉ một lượt thuyền có thể tẩu thoát. Sau đó, gió ngược đã khiến quân Anh chính thức bị cầm tù. Không còn đạn dược, thiếu thức ăn, tinh thần xuống thấp dưới những làn mưa đạn pháo từ phía kẻ địch…, không còn cách nào khác, Cornwallis phải cử người đi thương thuyết để đầu hàng.Đêm 11-10-1871, tuyến hào thứ hai được đào. Rạng sáng 12-10, liên quân Pháp - Mỹ đã ở vị trí mới, gần Yorktown thêm một quãng. Từ tuyến hào mới ấy, quân Pháp - Mỹ liên tục xung phong, nhổ bớt các đồn lẻ quan trọng đóng phía bên ngoài, đồng thời pháo kích Yorktown từ ba hướng. Cornwallis cố gắng tổ chức phản công để giành lại những điểm quan trọng nhất, nhưng tất cả đều bị bẻ gãy.

     Song, hơn cả những vấn đề quân sự thuần túy, Yorktown là sự khẳng định tầm quan trọng của những chiến lược đối ngoại trong chiến tranh hiện đại. Trong trường hợp này, khi cùng tìm thấy lợi ích để chiến đấu với chung một kẻ thù, những người lính quân nổi dậy ở thuộc địa Mỹ cũng như những binh sĩ Pháp đã tạo nên một thứ sức mạnh áp đảo, điều hoàn toàn khác biệt so với khi quân Anh được chiến đấu với từng địch thủ.

    Nhờ sự hậu thuẫn của nước Pháp, quân đội do George Washington thống lĩnh đã được nâng bật về giá trị tác chiến, cũng như được tiếp tế những khối lượng khí tài quân sự khổng lồ. Pháo binh Pháp, khét tiếng từ thời Napoleon I, khiến mọi cuộc tấn công trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Trong khi đó, chiến lược chiến tranh hào rãnh do các kỹ sư quân sự Pháp thực hiện cũng tạo nên quá nhiều ưu thế, trước cánh quân đồn trú thiếu thốn đủ mọi thứ của Cornwallis.

    Yorktown là một cảng nước sâu. Cornwallis chọn nó để xây dựng phòng tuyến vì thế, vì tin rằng sự qua lại của các đội thuyền Anh - bá chủ đại dương - sẽ giúp binh sĩ của ông được tiếp vận đầy đủ. Song, pháo binh và chiến hào đã lật nhào mọi tính toán ấy.

    Hơn 7.000 lính Anh bị bắt làm tù binh. Đế quốc Anh từ thời cực thịnh có lẽ chưa bao giờ bẽ mặt đến thế trước một đám quân nổi dậy ở thuộc địa…

    * Tổng cộng có 18.900 binh sĩ liên quân Mỹ - Pháp tham gia cuộc vây hãm Yorktown, đối diện với 9.000 quân Anh. Trong đó, nước Pháp đóng góp hơn 7.000 quân, và 29 hải thuyền trang bị pháo hạm. Phía Anh cũng có sự tham gia của một số lính Đức.

    Kết thúc trận đánh, Pháp có 60 người chết và 194 người bị thương; Mỹ có 28 người chết và 107 người bị thương: tổng cộng 88 người thiệt mạng và 301 người bị thương. Còn phía Anh, theo thống kê chính thức là 156 người chết, 326 người bị thương và 70 người mất tích.

    * Bàn cờ địa chính trị trong cuộc chiến tranh thuộc địa - chính quốc này còn liên quan đến Tây Ban Nha. Hệ lụy của Hiệp định Paris 1873, bởi vậy, còn là dư địa để nước Mỹ sau này vươn tay thâu tóm cả các phần thuộc địa của Tây Ban Nha, thí dụ như Florida, tạo tiền đề cho nước Mỹ bành trướng thành một quốc gia rộng lớn nằm vắt từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương như hiện đại.

  • Những con đại bàng đuôi trắng với sải cánh dài tới 2,4 mét lần đầu tiên bay qua nước Anh kể từ năm 1780, trong bối cảnh quốc gia này trở nên yên bình do lệnh phong toả chống virus.

    Theo BBC, thiết bị theo dõi được gắn vào các con đại bàng cho thấy chúng đã bay quãng đường lên tới 160 km trên bộ. Cá biệt có một con đã bay tới 427 km trên vùng biển phía nam nước Anh trước khi trở lại đất liền.

    Những con đại bàng này là 4 trong số 6 cá thể được tái thả vào thiên nhiên trong chương trình bảo tồn kéo dài 5 năm của Quỹ Động vật Hoang dã Roy Dennis. Một con trong số này đã chết và có một con khác mất tích.

    Một phát ngôn viên của quỹ cho biết: "Nếu bạn may mắn nhìn thấy một con đại bàng đuôi trắng trên mái nhà hoặc trong vườn của bạn thì xin vui lòng báo với chúng tôi, nhưng xin vui lòng nhớ ở trong nhà vào lúc này".

    dai bang anh quoc
    Đại bàng đuôi trắng có sải cánh dài tới 2,4 mét và từng thống trị bầu trời nước Anh. Ảnh: Getty.

    Còn được gọi là đại bàng biển, đại bàng đuôi trắng là loài chim săn mồi lớn nhất của Vương quốc Anh, với sải cánh dài tới 2,4 mét và con mồi chủ yếu là cá và chim nước.

    Dự án của Quỹ Roy Dennis sẽ đưa vào tự nhiên khoảng 6 con đại bàng mỗi năm, nhưng chúng sẽ không sinh sản cho tới khi đạt đủ tuổi để lập gia đình vào năm 2024.

    Từng thống trị bầu trời nước Anh, nhưng đại bàng đuôi trắng đã bị xoá sổ vào khoảng một thế kỷ trước. Lần cuối người ta thấy một cặp đại bàng ở quốc gia này là đã từ năm 1780.

    Những con vật này được biết đến là "kẻ săn mồi ngồi chờ" vì chúng thích chờ đợi và quan sát con mồi hơn là bay quãng đường dài để kiếm thức ăn, giúp chúng tiết kiệm năng lượng quý giá.

    Ông Roy Dennis, người sáng lập quỹ cho biết: "Tôi đã dành phần lớn cuộc đời của mình để tái thả những con chim tuyệt vời này và vì vậy xem chúng bay trên bầu trời của đảo Wright là một khoảnh khắc vô cùng đặc biệt".

    "Việc thành lập một quần thể đại bàng đuôi trắng ở miền nam nước Anh sẽ liên kết và hỗ trợ các quần thể mới của loài này ở Hà Lan, Pháp và Ireland, với mục đích khôi phục loài tới nửa phía nam của châu Âu", ông Dennis nói thêm.

    Zing (theo BBC)

  • Ngành Giáo dục bậc cao của nước này có thể thất thu số tiền học phí lên tới 2,5 tỷ Bảng Anh cùng với gần 30.000 công việc tại các trường Đại học sẽ bị cắt giảm nếu như đại dịch COVID-19 tại đảo quốc sương mù vẫn chưa thể kiểm soát hoàn toàn.

    dai hoc thua lo 1
    Lễ tốt nghiệp cho các sinh viên năm cuối tại các trường Đại học của nước Anh trong năm học này cũng đã bị hoãn vô thời hạn. Ảnh: The Guardian.

    Một báo cáo của Công đoàn các trường Cao đẳng và Đại học tại Anh (UCU) đã đưa ra dự báo ngành Giáo dục bậc cao của nước này có thể thất thu số tiền học phí khoảng 2,5 tỷ Bảng Anh cùng với gần 30.000 công việc tại các trường Đại học sẽ bị cắt giảm.

    Dựa trên một cuộc thăm dò liên quan đến nguyện vọng của các sinh viên được thực hiện cho Tổ chức tuyển sinh ngành giáo dục bậc cao của Vương quốc Anh (UCAS), báo cáo của UCU cũng chỉ ra rằng trong khoảng 2.5 tỷ Bảng tiền học phí mà các trường đại học tại Anh có thể thất thu, gần 1,5 tỷ Bảng tới từ các sinh viên quốc tế, hơn 600 triệu bảng tới từ các sinh viên trong nước và 350 triệu bảng của các sinh viên tới từ các nước thành viên EU.

    Chính phủ Anh đang thuyết phục các trường Đại học và Cao đẳng tại nước này đạt được thỏa thuận về giới hạn tuyển sinh cho mỗi trường trong kì nhập học tháng 9 sắp tới, với hy vọng rằng việc này sẽ giúp các sinh viên tránh được những sự cạnh tranh khốc liệt với nhau cho một vị trí trong các trường đại học top đầu và giảm thiểu nguy cơ phá sản cho những trường không có tiềm lực tài chính mạnh.

    Mặc dù vậy, theo các chuyên gia thuộc tổ chức London Economics việc giới hạn tuyển sinh cho các trường Đại học và Cao đẳng có thể sẽ không hiệu quả trong trường hợp có thêm nhiều sinh viên sẵn sàng trì hoãn hoặc bảo lưu việc học của mình trong năm học sắp tới.

    Dự báo của các chuyên gia cũng chỉ ra rằng ngay cả hai trường Đại học hàng đầu của Vương quốc Anh là Oxford và Cambridge nhiều khả năng cũng sẽ chứng kiến số lượng sinh viên cả trong và ngoài nước ghi danh tại trường giảm đáng kể trong kì nhập học tiếp theo.

    dai hoc thua lo 1
    Thư viện Bodleian thuộc trường Đại học Oxford. Ảnh: The Guardian.

    Mặc dù vậy, báo cáo của London Economics chưa bao gồm khoản tiền trị giá 790 triệu Bảng Anh bị thất thu liên quan chủ yếu đến tiền nhà và tiền ăn trong ký túc xá của các trường mà một nhóm gồm phó hiệu trưởng của các trường Đại học tại Anh đã nêu ra trong một bản đệ trình nhằm kêu gọi một khoản hỗ trợ ít nhất 2 tỷ Bảng gửi tới chính phủ nước này.

    “Việc có được vaccine và thuốc đặc trị [COVID-19] sẽ là những động cơ quan trọng thúc đẩy sự phục hồi của các thành phố và thị trấn trên toàn Vương quốc Anh, nhưng điều quan trọng nhất chính là việc chính phủ cần có sự hỗ trợ cần thiết cho các trường có sự sụt giảm số lượng sinh viên. Nếu như không có những sự bảo đảm cấp thiết trong khoảng thời gian chưa từng có trong tiền lệ này, các trường đại học sẽ bị thiệt hại nặng nề trong thời điểm họ cần những sự trợ giúp nhất”, Tổng thư ký UCU Jo Grady cho biết.

    Cùng quan điểm trên, nghị sĩ Rebecca Long-Bailey thuộc Công Đảng đối lập cũng ủng hộ việc chính phủ Anh cần có nhiều sự hỗ trợ hơn cho ngành giáo dục bậc cao của nước này và bà cho rằng các trường Đại học tại Anh cần được coi là một phần của tiền tuyến đối đầu với đại dịch COVID-19 của xứ sở sương mù, đồng thời tiến hành các nghiên cứu tầm cỡ thế giới liên quan đến chủng virus nguy hiểm này và cung cấp nhân lực cho Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS).

    Theo Guardian

  • Tổ chức English Heritage đăng ảnh chụp từ trên cao của một khối đá trong vòng tròn Stonehenge lên mạng xã hội Twitter hôm 10/4.

    "Đây là góc nhìn hiếm cho thấy đỉnh của một khối đá sa thạch khổng lồ. Bạn có thể thấy rõ những mấu lồi. Khối đá tương ứng đặt ngang phía trên cũng sẽ có các lỗ để ghép với chúng, giống như trò chơi xếp hình Lego cổ xưa", English Heritage viết. Bức ảnh được cho là chụp vào năm 1994, từ trên một kinh khí cầu.

    0 stonehenge 1
    Phần đỉnh của một tảng đá dùng để xây Stonehenge. Ảnh: Sun.

    Stonehenge nằm ở Wiltshire, Anh, tồn tại từ khoảng năm 3.000 trước Công nguyên. Công trình cổ xưa này được tạo nên từ những khối đá khổng lồ nặng tới vài tấn. Cách ghép đá của Stonehenge tinh vi hơn nhiều so với kỹ thuật xây các vòng tròn đá khác cùng thời.

    "Một trong những câu hỏi lớn nhất là tại sao Stonehenge lại được xây dựng với kỹ thuật tinh vi như vậy. Có thể đơn giản là vì người xưa muốn chắc chắn nó sẽ trường tồn với thời gian", Susan Greaney, nhà sử học tại English Heritage, nhận xét.

    0 stonehenge 1
    Vòng tròn đá nổi tiếng ở Anh, Stonehenge. Ảnh: Sun.

    "Chúng tôi cho rằng có những công trình gỗ cùng thời cũng áp dụng cách xây ghép mấu như vậy. Chúng không còn tồn tại đến nay vì đã mục rữa hết. Stonehenge là công trình duy nhất vẫn đứng vững. Nó hoàn toàn tương tự Lego. Đôi khi, chúng tôi cũng nói với những học sinh tham quan Stonehenge rằng công trình này giống như Lego vậy", Greaney nói thêm.

    Với kết cấu ấn tượng, Stonehenge là điểm đến thu hút nhiều khách tham quan mỗi năm. Tuy nhiên, nơi này đang tạm thời đóng cửa do ảnh hưởng của Covid-19.

    Theo The Sun

  • Sau hàng thập kỷ, London đã đông đúc hơn, trở thành một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng trên thế giới. Nhưng khi nhìn vào những bức ảnh này, người ta vẫn không khỏi cảm thấy thú vị, bởi vì đâu đó, London ngày nay vẫn giữ được những điều đáng quý của London 100 năm về trước…

    Đường Fleet năm 1890, với những chiếc xe ngựa, và phía xa là nhà thờ Thánh Paul. 

    Oxford Circus, một trong những điểm đến mua sắm nổi tiếng trên thế giới, 1904.

    Covent Garden, năm 1905 đông đúc hơn hiện tại, với các xe chở hàng hóa cùng người dân London trong những bộ quần áo lịch sự nhất. 

    Piccadilly Circus với những biển quảng cáo và biển hiệu không thua gì thời nay, 1949.

    Cung điện Buckingham, 1908 .

    Clapham Common 1915, với những chiếc xe ngựa hai tầng, tiền thân của những chiếc xe buýt 2 tầng.

    Các phương tiện di chuyển tại Whitehall, 1910 và Whitehall ngày nay.

    Westminster Abbey, 1911.

    Những năm 1920, xe buýt 2 tầng đã bắt đầu được sử dụng. 

    Cung điện Westminster hầu như không thay đổi.

    Knightsbridge,1940.

    Công viên Hyde vào những năm 1920, xe ôtô đã được sử dụng phổ biến.

    Cheapside, trung tâm tài chính của London, 1909.

    Đường Oxford, 1961.

    Theo Trithucvn

  • Vậy là bạn đã chuyển đến London, và có rất nhiều điều cho bạn học hỏi đây.

    Có một số điều mà bạn không thể chuẩn bị trước cho mình. Một vài trong số chúng sẽ làm bạn ngạc nhiên. 21 điều sau đây sẽ giúp bạn chuẩn bị trước cho vài tuần đầu tiên ở thành phố thủ đô.

    - Holborn không được phát âm theo cách bạn nghĩ.

    - Marylebone cũng vậy. (Mặc dù bạn vẫn phải mất vài năm để phát âm được đúng.)

    - “Tôi ghét mọi người - I hate people” sẽ trở thành cụm từ được bạn sử dụng thường xuyên nhất.

    - Giao tiếp bằng mắt chỉ là một truyền thuyết. Bạn sẽ bắt đầu tự hỏi làm thế nào để làm vậy trước khi chuyển đến đây.

    - Câu nói “Phải chờ xe bus rất lâu rồi sau đó ba xe đến cùng một lúc!” không phải là nói đùa, đó là chính là cách xe bus vận hành ở đây.

    - 60% lương của bạn sẽ được dùng trả tiền thuê nhà. Và cũng chỉ khi bạn đủ may mắn.

    - 40% còn lại dành cho những ly cocktail đắt đỏ và bữa trưa phê pha tại công sở ngày thứ Ba, bởi vì đó là cuộc sống.

    - Giấy phép lái xe là một sự lãng phí thời gian và tiền bạc.

    - Bạn không bao giờ có thể dùng phương tiện giao thông công cộng để đến bất cứ nơi nào đúng giờ. Sự chậm trễ, đèn đỏ, hành khách đứng chắn cửa tàu điện ngầm hoặc “đang sửa chữa theo kế hoạch” có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

    - Trợn mắt là cách phản đối duy nhất của một người dân London.

    - Một vài chuyến tàu điện ngầm nên được đi bằng chân. (Nếu bạn vẫn chưa hiểu nổi điều này, bản đồ này sẽ giúp bạn hiểu.)

    - London có rất nhiều xu hướng ẩm thực kỳ quái, và bạn sẽ bắt đầu nghe về những thứ như sợi mì 12 feet (3.7m) mà không buồn ngạc nhiên.

    - Các nút bấm trên cửa tàu điện chẳng có tác dụng gì và mọi người sẽ cười nếu bạn giơ tay về phía chúng.

    - Bạn có thể nghĩ rằng khi giờ đây đã là một cư dân thành phố lớn với công việc tử tế, bạn sẽ có thể thực sự tiết kiệm một số tiền. Nhưng bạn sẽ sớm biết rằng bạn hoàn toàn không có cơ hội đó, và bạn thực sự đã dư giả hơn nếu không có công việc tử tế hay những trách nhiệm của một người trưởng thành hoặc HÓA ĐƠN phải trả.

    - Bạn cũng sẽ học được rằng mặc dù có vẻ như Oxford Street là một nơi hợp lý để đi mua sắm, nhưng thực sự không phải vậy.

    - Có nhiều lựa chọn cà phê hơn là Starbucks và Pret.

    - Bạn sẽ phát hiện ra rằng không có bài tập luyện nào khiến bạn đổ mồ hôi nhiều hơn đi tàu điện.

    - Và mọi người sẽ không đối xử tử tế với bạn nếu bạn đứng bên trái thang cuốn.

    - Bữa xế (brunch) mặc dù có vẻ như là sự pha trộn của các từ Bữa sáng (breakfast) và Bữa trưa (lunch) lại thực sự diễn ra vào khoảng 3 giờ chiều.

    - Bạn cũng sẽ học được rằng brunch thường được dùng cùng chất cồn.

    - Và cuối cùng, bạn sẽ biết rằng London là thành phố tốt nhất trên thế giới, thế đấy.

    VietHome (Theo Secret London)

  • Khi cuộc sống hiện đại trở nên quá sức chịu đựng với bạn, hãy du lịch ra khỏi London trong một chuyến đi trong ngày đầy hoài niệm, tới những nơi không còn những màn hình lớn hay nhà chọc trời trong tầm mắt.

    London có một vị trí đặc biệt trong trái tim của chúng ta, nhưng cuộc sống thành phố hiện đại ngày nay trở nên hơi quá sức ồn ã, và chúng ta cần thường xuyên được ‘sạc pin’. Cho dù đó là một cuộc dạo chơi trong công viên, đi xe đạp ngắm cảnh hay một chuyến đi đến phòng trưng bày, có rất nhiều cách để tái tạo lại năng lượng trong thành phố. Nhưng đôi khi cần phải có một cuộc phiêu lưu tới nơi xa hơn - và đó là khi bạn nên tìm đến những ngôi làng đẹp như tranh vẽ này.

    Chúng là những ngôi làng cổ kính thấp thoáng bóng nhà tranh hay những thị trấn trên đỉnh đồi và những ngôi làng bên bờ biển thơ mộng. Dưới đây là chín ngôi làng đã bị thời gian bỏ quên.

    Lacock, Wiltshire

    Lacock Wiltshire

    Bạn có thể nhận ra Lacock ngay cả khi bạn chưa tới đây bao giờ. Tu viện nhuốm sắc vàng mật 800 tuổi đời từng được dùng làm bối cảnh cho ngôi trường phù thủy Hogwarts, trong khi ngôi làng hoang sơ, với những ngôi nhà thời trung cổ đẹp như tranh vẽ, gần đây đã xuất hiện trong bộ phim ‘Downton Abbey’ và vô số lần khác trong các bộ phim truyền hình dài kỳ. Ngôi làng, gần như hoàn toàn thuộc sở hữu của National Trust, không có sóng truyền hình hay dây cáp điện. Nhìn qua cửa sổ của 2 High Street, cửa hàng cũ trong làng, để tận hưởng khung cảnh đầu thế kỷ XX như đã bị đóng băng qua thời gian, sau đó ghé thăm tiệm bánh để nhấm nháp một chiếc bánh mỡ.

    Bibury, Gloucestershire

    Bibury guide

    Mỗi con đường trong ngôi làng Cotswold này đều được bảo tồn rất tốt, và nó thuộc sở hữu của National Trust. Arlington Row, dãy nhà tranh bằng đá gọn gàng dọc theo bờ sông Coln, như bước ra từ một câu chuyện cổ tích. Được xây dựng vào thế kỷ thứ mười bốn, chúng đã được chuyển đổi thành nhà tranh của những người thợ dệt vào khoảng 300 năm sau. Ngày nay, chúng đều là nhà tư nhân, ngoài một ngôi nhà mà bạn có thể thuê qua đêm. Nhà số 9 là một ngôi nhà nhỏ, hai phòng ngủ, và việc không có wifi sẽ hoàn thành ảo ảnh của những năm 1700 mà bạn đang bước chân vào.

    Castle Combe, Wiltshire

    Chloe Castle Combe on bridge 1440x960

    Ngôi làng mơ mộng này là một liều thuốc giải độc hoàn hảo cho tình trạng quá tải công nghệ của chúng ta. Đi qua một đường hầm rợp bóng cây, dừng lại tại ngã tư chợ thời trung cổ ở trung tâm ngôi làng và bạn sẽ có cảm giác như vừa xuyên không. Không có ngôi nhà mới nào được xây dựng ở đây từ hàng trăm năm qua, do đó, bạn được bao quanh hoàn toàn bởi những ngôi nhà xây bằng đá Cotswold, một số có niên đại từ thế kỷ XVI. Cuộn tròn trong The Castle Inn hay đặt trước chỗ tại Phòng trà Old Rectory kỳ quặc. Tất cả những gì bạn cần làm là đắm mình trong những rung cảm lỗi thời đó và chống lại sự thôi thúc muốn đăng những bức ảnh về ngôi làng đẹp nhất Vương quốc Anh này lên mạng xã hội.

    Chilham, Kent

    9 ngoi lang 1

    Hãy ghé qua quảng trường làng thời trung cổ Chilham với những ngôi nhà trang nhã và những ngôi nhà kiểu khung gỗ cổ xưa. Toàn bộ nơi này được điểm tô bởi những tòa nhà được bảo tồn hoàn hảo - không có gì ấn tượng bằng Chilham Castle. Trang viên này có từ năm 1616, nhưng có một pháo đài tọa lạc tại đây từ thế kỷ thứ mười hai. Sau khi thăm viếng điểm nhấn này, bạn có thể hướng tới ngôi làng xinh đẹp như trong tranh để có một chuyến tản bộ nhẹ nhàng dọc theo North Downs Way.

    Lavenham, Suffol

    lavenham

    Hãy để đôi mắt của bạn được nghỉ ngơi ở Lavenham, một ngôi làng Suffol với những ngôi nhà nửa gỗ. Thời hoàng kim của nơi này là từ thời trung cổ nhờ hoạt động buôn bán len, và một số tòa nhà ấn tượng từ thời kỳ đó vẫn còn tồn tại. Hãy chiêm ngưỡng những cột nhà xiêu vẹo, những bức tường nghiêng và màu sắc sặc sỡ của hơn 300 căn nhà cổ khi đi dạo xung quanh (nơi này cũng được sử dụng làm trường quay trong các tập phim Harry Potter). Đừng bỏ lỡ Guildhall và phòng trà Tudor.

    Rye, East Sussex

    9 ngoi lang 1

    Bạn gần như có thể nghe thấy tiếng vó ngựa và tiếng bánh xe lộc cộc trên những con đường đá trong thị trấn trên đỉnh đồi này. Ngày nay, người ta di chuyển chủ yếu bằng cách đi bộ, nhưng Rye vẫn giống như một ngôi làng đến từ thế kỷ khác. Nó có những con đường dốc với các tòa nhà thời trung cổ. Hãy leo lên tòa tháp của Nhà thờ St Mary thế kỷ thứ mười hai để ngắm nhìn những mái nhà màu rỉ sét ẩn mình trong những tán cây xanh xứ Sussex, săn lùng cổ vật của thế giới cũ hoặc tìm cho mình một góc khuất trong một quán rượu cổ xưa của Rye.

    Shaftesbury, Dorset

    9 ngoi lang 1

    Tiny Shaftesbury về cơ bản vẫn y nguyên như từ thời của Thomas Hardy, vì vậy bạn chắc chắn sẽ có được cảm giác như một nhân vật trong tiểu thuyết thời Victoria khi bước chân lên Gold Hill. Con đường dốc - với những ngôi nhà cũ kỹ ở một bên và các bức tường của tu viện Shaftesbury ở bên còn lại - có lẽ là con đường đẹp nhất hành tinh. Khi đã leo được lên đến đỉnh, phần thưởng của bạn là một khung cảnh tươi tốt hướng tới khu vườn bia The Mitre.

    Shere, Surrey

    Shere Surrey 2

    Tọa lạc ngay bên đường M25, nhưng ngôi làng Surrey ngọt ngào này có cảm giác như thuộc về một chiều không gian khác. Nó đã có mặt từ rất rất lâu, xuất hiện trong Domesday Book năm 1086 và tự hào có một loạt các tòa nhà cổ, được ghi danh trong danh sách di sản. Đi dạo xung quanh và cho vịt ăn trước khi dừng lại cho một bữa tiệc kiểu cũ tại Kinghams. Bạn có cảm thấy quen thuộc? Shere từng là bối cảnh cho bộ phim lễ hội ‘The Holiday’. Đừng giả vờ là bạn chưa từng xem nó nhé.

    Thorpeness, Suffolk

    Thorpeness Suffolk

    Toàn bộ ngôi làng bên bờ biển này đã được quan tòa Glencairn Stuart Ogilvie vẽ nên vào những năm 1920. Và nó hầu như không thay đổi kể từ đó. Hãy đến đây để tìm kiếm những ngôi nhà bắt chước phong cách Tudor và Jacobean, một cổng lớn có hình dáng thời trung cổ và một ngôi nhà nghỉ mát vốn là tháp nước - tất cả tọa lạc xung quanh một hồ nước nhân tạo. Là nơi chốn hoàn hảo cho một cuộc đào tẩu vượt thời gian, ban đầu nó được xây dựng như một ngôi làng nghỉ mát của riêng Ogilvie và những người bạn của ông.

    VietHome (Theo Time Out)

  • Nếu bạn vừa xuống hay đi ngang qua ga tàu điện ngầm Piccadilly Circus London trong thời gian này, bạn có thể đã nhận ra điều gì đó bất thường.

    Nhà ga trung tâm đã được đổi tên chỉ trong vòng 48 giờ với cái tên của một thương hiệu phim khoa học viễn tưởng khá nổi tiếng.

    Hành khách đi đến hoặc ngang qua Piccadilly Circus trên tuyến Piccadilly hoặc tuyến Bakerloo vào Thứ Tư (15 tháng 1) hoặc Thứ Năm (16 tháng 1) sẽ được đưa tới trung tâm của Liên hiệp các Hành tinh (the Federation) và được yêu cầu "cẩn thận khi sử dụng cầu thang, thang cuốn hoặc transporter (cỗ máy vận chuyển tức thời)".

    Tất cả là vì phần phim mới Star Trek: Picard của Amazon Prime Video sắp ra mắt vào ngày 24 tháng 1 tại 200 quốc gia trên thế giới.

    Nhà ga được xếp hạng di tích loại II đã được đổi tên thành PICARDilly Circus chỉ trong hai ngày, với biển tên mới được gắn trong nhà ga, phòng bán vé và trên các sân ga.

    Các bảng hiệu và áp phích mới khác được lấy cảm hứng từ loạt phim cũng xuất hiện xung quanh nhà ga.

    Julie Dixon, Trưởng phòng thông tin khách hàng, thiết kế và hợp tác tại Transport for London cho biết: “Chúng tôi rất vui mừng được hợp tác với Amazon Prime Video để tạo ra sự thay đổi thú vị này tại một trong những ga tàu điện ngầm nổi tiếng nhất London nhân dịp chào mừng sự ra mắt của Star Trek : Picard.”

    "Star Trek là một thương hiệu toàn cầu và chúng tôi rất vui mừng được đánh dấu chương tiếp theo này theo một cách sáng tạo và hấp dẫn, kết nối tới hàng chục ngàn người."

    VietHome (Theo My London)

  • Britannia Hotels bị khách hàng chấm một sao về phòng ngủ, đồ ăn, điều kiện vệ sinh; hai sao về dịch vụ chăm sóc khách hàng.

    Kết quả khảo sát của Hội người tiêu dùng Which? dựa trên ý kiến của 8.000 khách hàng về hơn 40 chuỗi khách sạn phổ biến, với tiêu chí phòng ngủ, giá cả, đồ ăn, dịch vụ phòng đến điều kiện vệ sinh.

    Britannia Hotels, tập đoàn khách sạn Anh gần đây được bầu chọn là chuỗi khách sạn tệ nhất trong 7 năm liên tiếp. Ảnh: Shutterstock.

    Britannia Hotels bị đánh giá là chuỗi khách sạn tệ nhất nước Anh năm 2019 và lần thứ bảy liên tiếp. Với hơn 61 khách sạn trên khắp nước Anh, Britannia chỉ nhận được một trên tổng số 5 sao ở hầu hết hạng mục, trừ dịch vụ chăm sóc khách hàng nhận được 2 sao. Vấn đề vệ sinh đặc biệt được coi trọng. Các khách phàn nàn về "sự bẩn thỉu" của nơi này nhiều hơn gấp 10 lần so với các khách sạn được khảo sát.

    Những vết bẩn chỉ có thể nhìn thấy khi kiểm tra bằng đèn cực tím. Ảnh: Which?

    Khi những khảo sát viên từ Which? kiểm tra khách sạn Brtannia Lodge tại sân bay Gatwick, họ phát hiện "mùi ẩm" thoát ra từ một chiếc quạt thông gió bị kẹt, bồn tắm bẩn vì silicone mốc. Họ cũng kiểm tra với đèn cực tím và phát hiện những vệt ố không thể nhìn thấy bằng mắt thường trên ga giường và tường toilet. Khách sạn Britannia không thể giải thích được gì thêm. Giá một đêm tại đây là 39 bảng (1,2 triệu đồng).

    Rory Boland, biên tập viên của Which? Travel nói: "Thực sự chẳng có lý do gì để bào chữa cho những bồn tắm, phòng ngủ bẩn thỉu của Britannia từ năm này qua năm khác. Tốt nhất bạn nên chọn chỗ khác và tránh xa nơi này".

    EasyHotel xếp sau Britannia về độ tồi tệ, giá cả ở đây rẻ hơn và có hệ thống quản lý ngăn những bình luận tiêu cực, nhưng cũng không có gì nổi bật ở các hạng mục khác.

    Đứng thứ ba từ dưới lên có khách sạn Ibis Budget. Mặc dù nhận được 3 sao cho dịch vụ chăm sóc khách hàng, sạch sẽ và đáng tiền, khách sạn bị điểm kém về chất lượng phòng nói chung, nhà tắm và dịch vụ ăn uống.

    Premier Inn vẫn là khách sạn được đánh giá cao bởi chất lượng phòng và dịch vụ tốt. Ảnh: Trip Advisor

    Trong khi đó, Wetherspoon Hotels lần đầu tiên dẫn đầu bảng xếp hạng tốt nhất cùng chuỗi khách sạn lớn nhất nước Anh Premier Inn. Theo khảo sát, phòng ngủ của Wetherspoon gây ấn tượng tốt và được chấm 5 sao. Du khách trả từ 39 bảng (1,2 triệu đồng) cho một đêm và thêm 5 bảng (150.000 đồng) cho bữa sáng. Khách sạn này cũng có điểm số cao nhất về sự đáng tiền, tuy nhiên chỉ nhận được 3 sao về độ sạch sẽ.

    Premier Inn là khách sạn được hài lòng nhất khi nhận điểm tối đa ở các hạng mục và được nhận xét là một nơi đáng tin cậy, sạch sẽ và thoải mái.

    Theo VnExpress

  • Giống như những sự sống khác, các thành phố cũng có tuổi thọ của chúng. Với hơn 2.000 năm lịch sử, thành phố tráng lệ Luân Đôn từng là nơi xa hoa bậc nhất và sự giàu có thịnh vượng của nó khiến bất cứ quốc gia nào cũng phải ngưỡng mộ.

    Luân Đôn vào thế kỷ 19. (Ảnh: Wikipedia Commons)

    Trong giai đoạn đầu, Luân Đôn là một khu định cư La Mã nhỏ dọc theo sông Thames. Nhưng hôm nay, thành phố này đã là nơi định cư của hơn 8,6 triệu người.

    Những tấm bản đồ, tranh vẽ và bức ảnh cũ sau đây sẽ cho bạn thấy  về quá trình biến đổi và phát triển của thủ đô nước Anh:

    Người La Mã đã thành lập Londinium (tên cũ của Luân Đôn) vào năm 43 TCN. Đây là tranh minh họa Londinium năm 200 SCN, nó cho thấy cây cầu đầu tiên của thành phố trên dòng sông Thames.

    (Ảnh: Imgur)

    Nhà thờ Westminster Abbey, được xây dựng vào thế kỷ thứ 10, là một Di sản văn hóa Thế giới và một trong những tòa nhà lâu đời nhất và quan trọng nhất của Luân Đôn. Dưới đây là một bức tranh năm 1749.

    (Ảnh: Wikipedia Commons)

    William, Công tước xứ Normandy, đã lên ngôi Vua nước Anh vào ngày Giáng sinh năm 1066, ngay sau khi nhà thờ này được hoàn thành.

    Đến thế kỷ thứ 11, Luân Đôn đã có bến cảng lớn nhất ở Anh.

    (Ảnh: Getty Images)

    Vào thế kỷ 12, Hoàng gia Anh đã bắt đầu phát triển lớn mạnh và đóng đô ở Westminster, một khu phố ở trung tâm Luân Đôn.

    Cung điện Croydon tại Westminster.

    Vào năm 1176, vua Henry II đã yêu cầu xây một cây cầu đá mới. Hoàn thành năm 1284, cầu Luân Đôn vẫn trường tồn suốt 600 năm. Các căn hộ và cửa hàng đã đè nặng trên vòm cầu theo thời gian.

    “Quang cảnh cầu Luân Đôn”, tranh sơn dầu năm 1632 của Claude de Jongh.

    Sự phát triển của báo in trong những năm đầu thế kỷ 15 giúp lan truyền tin tức đến toàn bộ thành phố và cải thiện trình độ dân trí. Những quán cafe cũng trở thành tụ điểm cho các cuộc tranh luận thân thiện.

    Một quán cafe ở Luân Đôn, vào những năm 1660.

    Vào thế kỷ 17, Đại dịch Cái Chết Đen đã tràn vào Luân Đôn, giết chết khoảng 100.000 người. Trong năm 1666, Đại Hỏa hoạn diễn ra khiến thành phố này phải mất cả một thập kỷ để tái xây dựng.

    (Ảnh: Wikipedia Commons)

    Thành phố này đã trở thành một trung tâm thương mại lớn trong suốt những năm 1700, và Cảng Luân Đôn cũng được mở rộng xuống hạ lưu.

    Cầu Luân Đôn, vào khoảng những năm 1750.

    Trong thời kỳ vua George (1714-1830), những khu vực mới giống như Mayfair đã được hình thành, các cây cầu mới bắc qua sông Thames đã khuyến khích sự phát triển ở phía nam thành phố.

    Quảng trường Trafalgar vào năm 1814.

    Vào giữa thế kỷ 19, Luân Đôn đã vượt qua Amsterdam để trở thành trung tâm tài chính hàng đầu của châu Âu…

    Đường phố Luân Đôn, trong những năm 1860.

    …và Hải quân Hoàng gia trở thành đội tàu quân sự hàng đầu thế giới.

    Luân Đôn vào thế kỷ 19.

    Luân Đôn đã trở thành thành phố lớn nhất trên thế giới từ năm 1831 đến năm 1925, sau đó New York đã vượt lên thay thế vị trí của nó.

    Nhà máy nến của Hoàng tử và các nhà máy ven sông khác ở Vauxhall, Tây Nam Luân Đôn, 1928.

    Gia tăng dân số và lưu lượng giao thông đã tạo ra mạng lưới đường sắt ngầm đô thị đầu tiên trên thế giới vào cuối những năm 1860.

    Tuyến đường sắt Metropolitan đã được xây dựng từ năm 1866 đến năm 1870.

    Thành phố này đã từng là trung tâm quyền lực toàn cầu…

    Rạp xiếc Piccadilly ở Luân Đôn, vào những năm 1950.

    …và ngày nay, hơn 8,6 triệu người cư trú ở đây.

    Ảnh: Internet

    Theo trithucvn

  • Luân Đôn có rất nhiều địa điểm tham quan nổi tiếng. Nếu mới đến thủ đô của Anh Quốc lần đầu, chắc hẳn bạn sẽ thấy hoang mang không biết nên bắt đầu từ đâu. Vậy thì bên cạnh tháp đồng hồ Big Ben nổi tiếng, đây là 10 địa điểm bạn nên ghé thăm khi tới Luân Đôn.

    1. Sky Garden

    Sky Garden nằm ở trung tâm Luân Đôn. Bạn có thể đến đây bằng tàu điện, xe lửa, xe buýt và xe đạp. Mặc dù Sky Garden là địa điểm miễn phí, nhưng bạn cần phải có vé để vào. Hãy nhớ đặt chỗ trước vì Sky Garden luôn nhộn nhịp khách hàng. Người ta đến có xu hướng đứng trên sân thượng Fenchurch để ngắm cảnh thành phố và ăn uống trong các nhà hàng trên cao. 

    2. Grenadier club

    Nằm ở quảng trường Belgrave, cách cung điện Buckingham hơn nửa dặm, là Grenadier – một quán rượu và nhà hàng lịch sử. Thực đơn của Grenadier gồm các món ăn truyền thống của Anh như cá, khoai tây chiên, bò bít tết. Grenadier được xây dựng vào năm 1720 và đã từng là nơi ở của một sĩ quan trong quân đội Anh.

    3. Little Venice

    Bạn muốn tìm kiếm không khí nước Ý khi ở Luân Đôn? Hãy ghé thăm Little Venice. Little Venice nằm ở phía bắc Paddington, có cung cấp các dịch vụ vui chơi trên nước. Jason’s Trip và London Waterbus là hai công ty bán các gói dịch vụ tham quan kênh của Regent. Du khách từ 9 tuổi trở lên cũng được tham gia tour chèo thuyền kayak, hướng dẫn đầy đủ đã có trên trang trên kênh từ London Kayak Tours.

    4. Chợ Borough 

    Được coi là một trong những sàn giao dịch thực phẩm lâu đời nhất của Luân Đôn, chợ Borough cung cấp cho bạn đầy đủ từ trái cây, rau, cá, bánh mì, phô mai và các loại thực phẩm độc đáo khác trên toàn cầu. Chợ mở cửa từ thứ 2 đến thứ 7, đóng cửa vào chủ nhật và các ngày lễ. 

    5. Sân vận động London

    Sân vận động London là nơi tổ chức sự kiện trong suốt cả năm, từ các trận đấu thể thao đến các buổi hòa nhạc. Nếu bạn có kế hoạch đến thăm từ tháng 3 đến tháng 11, thì hãy xem trận đấu của West Ham United tại sân vận động Olympic. Trước khi sang Luân Đôn, bạn hãy kiểm tra lịch trình cho các trận đấu sắp tới để đặt mua vé trước nhé.

    6. Covent Garden

    Covent Garden là khu dân cư nổi tiếng ở Luân Đôn, chỉ cách ga Piccadilly-Circus vài phút đi bộ. Đi dạo quanh khu phố, bạn sẽ bắt gặp các nghệ sĩ biểu diễn trên đường, mua sắm đồ trang sức thủ công, tranh in nghệ thuật, thưởng thức đồ ăn địa phương…Khu Neal’s Yard có một sân chơi rộng rãi, được trang trí nhiều màu sắc nên rất được lòng khách du lịch. Bạn cũng có thể ăn phô mai thơm ngon tại Neal’s Yard Dairy.

    7. The Globe

    The Globe là một nhà hát ngoài trời với sân khấu lớn. Du khách có thể đến tham quan quanh năm hoặc thưởng thức các chương trình của Shakespeare trong mùa hè và đầu mùa thu.

    8. West End

    Giống như Broadway của New York, West End là khu vực dành cho các vở nhạc kịch đình đám của Luân Đôn. Bạn sẽ có xem các vở kịch nổi tiếng như “Wicked”, “The Lion King”, “The Prince of Egypt”, “Come From Away”. Trước hoặc sau buổi biểu diễn, bạn hãy ghé Dishoom Carnaby – nhà hàng có nhiều món ăn Ấn Độ chế biến từ gà và tỏi rất được yêu thích.

    9. Camden Passage 

    Nếu bạn là một tín đồ thích đi dạo trong các trung tâm thương mại, hãy đến Camden Passage. Khu vực này được biết đến với các cửa hàng quần áo được trang trí độc lập như S120, các cửa hàng trang sức cổ điển như Esme và các quán cà phê ngon như Kipferl Cafe và Kitchen.

    10. Warner Bros

    Warner Bros London bán vé để khách hàng đến tham quan trường quay bộ phim “Harry Potter” nổi tiếng. Trong tour đi bộ khoảng 3 tiếng rưỡi, bạn sẽ được tận mắt nhìn thấy đại sảnh đón học sinh mới, văn phòng của cụ Dumbledore, đặt chân đến đường hẻm Diagon, xem các đạo cụ từ loạt phim như chổi bay Nimbus 2000, xe máy của Hagrid, v.v

    Theo trithuvn

  • London (Anh) là một trong những nơi có nhiều khu phố nghệ thuật đặc sắc nhất thế giới. Dưới đây là 4 điểm đến lí tưởng cho những ai yêu cái đẹp và thích khám phá thành phố này.

    Đường hầm Leake: Đường hầm Leake dài khoảng 300 m, nằm ngay ga Waterloo, thu hút du khách bằng những hình vẽ graffiti độc đáo và nhiều màu sắc. Địa điểm này được ví như thành phố nghệ thuật dưới lòng đất của London. (Ảnh: Lovely Planet).

    Rất nhiều nghệ sĩ trong giới graffiti đến đây luyện tập và phun sơn lên tường mỗi ngày. Những bức tranh ở đây vì thế cũng được thay đổi liên tục và trở thành background sống ảo cực chất cho nhiều người. (Ảnh: Flickr).

    Brick Lane: Brick Lane từng là khu ổ chuột của thập niên 70 thế kỷ trước. Khu phố vốn mang nhiều nét văn hóa đặc trưng của người Bangladesh, nhờ những bức tranh tường nghệ thuật đã thổi làn gió mới, đưa Brick Lane trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng. (Ảnh: Tea Time in Wonderland).

    Không chỉ gây ấn tượng với những bức tranh động vật được vẽ với 2 màu đen trắng chủ đạo, các bức khác cũng đa sắc màu không kém, thể hiện một câu chuyện, phong cách riêng của người nghệ sĩ tạo ra tác phẩm. (Ảnh: Ohpandah, Hookedblog).

    Shoreditch: Shoreditch nằm ở ngoại ô phía đông London, được xem là một trong những khu phố nghệ thuật đẹp bậc nhất thế giới, với những nét graffiti thuộc nhiều trường phái được vẽ dày đặc khắp các bức tường. (Ảnh: The Discoveries Of).

    Shoreditch hiện ra như một thế giới đặc biệt của những người có trí tưởng tượng phong phú, yêu tự do và đam mê sáng tạo. Họ thể hiện khí chất, suy nghĩ và tiếng nói của mình qua những nét vẽ bay bổng khiến bất kỳ ai ghé thăm đều cảm thấy như đồng điệu với không gian này. (Ảnh: Jennifer Cauli).

    Hackney Wick: Khu phố nằm ở phía đông London, là địa điểm thú vị với những bức tranh tường ngập tràn sắc màu. Những nét vẽ sinh động tạo nên không khí vui tươi, nhộn nhịp cho cả vùng. (Ảnh: Dallasartdealers).

    Nơi đây không chỉ có phòng triển lãm nghệ thuật mà còn có các câu lạc bộ, nhà hàng. Hackney Wick cũng được xem là địa điểm lý tưởng để bạn ghé đến tham quan và nhâm nhi một li rượu vang để cảm nhận nhịp sống năng động nơi này. (Ảnh: Instyle).

    Theo Tri thức trực tuyến

  • Chắc có lẽ bạn đã thấy hình ảnh những bông hoa bằng giấy màu đỏ này trên ngực của hầu hết người Anh ở khắp mọi nơi. Đã bao giờ bạn tự hỏi vì sao cứ đến tháng 11 truyền hình và người dân Anh lại sử dụng bông hoa này? Nó có ý nghĩa gì?

    Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 1 kết thúc sau 4 năm giao chiến khốc liệt vào ngày 11 tháng 11 năm 1918. Tiếng súng ngừng nổ vào giờ thứ 11 của ngày thứ 11, tháng thứ 11. Cuộc chiến này gây ra hàng triệu cái chết, hàng triệu người bị thương. Và kể từ năm 1918, chiến tranh đã cướp đi mạng sống của rất nhiều người dân khác.

    11 tháng 11 đã được chọn vào năm 1919 để tưởng nhớ những người đã hi sinh vì chiến tranh. Suốt 100 năm sau, cứ vào 11 giờ sáng ngày 11 tháng 11, nhiều người trên khắp nước Anh lại dành ra 2 phút để tưởng niệm những người đã chết trong chiến tranh. Ngày này còn được gọi là Remembrance Dayhay Poppy Day.

    cai hoa tren nguc ao poppy day hoa anh tuc

    Vì sao họ lại đeo hoa giấy Poppy (hoa Anh Túc) trên ngực?

    Cây anh túc nổi tiếng là để sản xuất ra thuốc phiện. Tuy nhiên, với người dân Anh và thế giới nó lại là một biểu tượng cao cả. Đây là loại hoa dại mọc ở khu vực Gallipoli, nơi đã diễn ra cuộc chiến khốc liệt nhất vào năm 1915. Một bác sĩ chuyên chữa trị vết thương cho binh lính đã làm bài thơ khi thấy những bông hoa này mọc trên mộ của liệt sĩ:

    In Flanders fields the poppies blow
    Between the crosses, row on row...

    Moina Michael- một nhà thơ người Mỹ đã đọc bài thơ này và nghĩ đến việc sử dụng hoa anh túc để tưởng niệm những người đã chết. Loài cây này còn có những thuộc tính rất riêng biệt như: đây là cây duy nhất mọc dễ dàng trên chiến trường hồi đó, vòng đời của nó cũng rất ngắn - cũng giống như sự sống của những người chiến sĩ trẻ. Họ sinh ra, cống hiến và chết đi với một quảng đời ngắn ngủi.

    Lần đầu tiên bông hoa được sử dụng với mục đích từ thiện là để bán cho bạn bè bởi giáo sư người Mỹ, Moina Michael. Thời này, hoa được làm bằng lụa. Mãi đến khi tỏ chức Poppy Appeal ra đời nhằm hỗ trợ những người phục vụ trong lực lượng vũ trang của Anh và nhờ Anna Guérin bắt đầu vận động mạnh mẽ thì bông hoa này mới trở thành biểu tượng gây quỹ của quân đoàn Anh.

    Veterans Day UK november 1

    Bản thân nhà máy sản xuất ra những bông hoa này cũng rất đặc biệt. Từ thời ban đầu, khi Anna Guérin mới thuyết phục được Công tước Haig tài trợ cho dự án thì nhà máy nằm ở phía tây London và bắt đầu với số tiền chỉ có là £2,000 với nhân công là các thương binh.

    Ngoài việc bán sản phẩm của nhà máy, mục đích của nhà máy còn là tạo ra một môi trường giúp cho các cựu chiến binh có thể làm quen lại với đời sống làm việc thường ngày. Ngày nay, dù chỉ hầu hết phục vụ một giai đoạn nhưng do nhu cầu lớn hơn, hoa được sản xuất ở 3 nhà máy khác nhau và là nguồn nuôi sống và nơi gắn bó của nhiều cựu binh.

    Ngoài bông hoa đỏ là phổ biến nhất, đôi khi có cả biến thể màu tím và màu đen, trong đó màu tím là để tưởng nhớ các loài vật đã ngã xuống trong chiến tranh, màu đen để ghi nhận sự đóng góp của cộng đồng người da đen, người phi và Caribbean cho các cuộc chiến, còn màu trắng là dành cho những ai muốn nhấn mạnh đến sự tìm kiếm hòa bình.

    Ngày nay, nếu bạn đến UK vào những ngày đầu tháng 11, ngoài những bông hoa đỏ tinh tế cài trên vạt áo lịch lãm, bạn sẽ thấy bóng dáng bông poppy đỏ trang trí khắp nơi trên phố. Ở một số thành phố lớn còn có cả những cánh đồng tưởng nhớ được xếp đều các cây thánh giá có cài hoa anh túc và cả những lời nhắn nhủ riêng dành cho những người nằm xuống.

    Veterans Day UK november 1

    Đặc biệt, có lúc bạn sẽ được chứng kiến khung cảnh hoành tráng tại London như năm 2014 với 888,246 bông anh túc bằng sứ được trồng bao quan Tháp London tượng trưng cho đúng số người lính Anh đã ngã xuống trong chiến tranh Thế giới Thứ nhất.

    Các tổ chức từ thiện ở Anh, đặc biệt là The Royal British Legion luôn sử dụng những bông hoa anh túc làm bằng giấy để nhắc nhở mọi người tưởng nhớ đến những liệt sĩ trong các cuộc chiến tranh. Họ còn sử dụng dịp này để kêu gọi mọi người góp tiền, gây quỹ cho từ thiện. 

    Veterans Day UK november 1

    Dưới đây là bài thơ đã khơi nguồn biểu tượng hoa anh túc:

    In Flanders Fields (bản dịch của Trần Đức Phổ)

    Anh túc tung bay giữa cánh đồng
    Những hàng thập tự, bóng người không
    Sơn ca mải miết trời cao hót
    Mặc kệ âm vang tiếng đạn đồng!

    Chúng tôi nằm lại ở nơi này
    Sống, chết, hoàng hôn vẫn đẹp thay!
    Là bởi Tình yêu mà ngã xuống
    Flanders, hãy ghi nhớ một ngày

    Đừng quên chiến đấu với quân thù
    Ngọn đuốc mai này chớ để lu
    Người buông, kẻ bắt giương cao mãi
    Nếu không! – Chẳng yên giấc nghìn thu!
    Dù Hoa Anh Túc vẫn sinh sôi
    Trên cánh đồng Flanders thắm tươi!

    Veterans Day UK november 1

    Viethome

  • Ngoài các công viên tràn ngập lá vàng khỏi cần bàn cãi thì còn chỗ nào để đi nữa không nè các bạn? Gợi ý đầu tiên đó chính là:

    1. Kew Gardens

     

    Nếu bạn thích lá thì ở vườn bách thảo này có đủ loại, đủ màu sắc và kích cỡ cho bạn chụp choẹt cháy máy luôn nha. Ở đây có tận 14,000 cái cây nên bọn chọn cây nào để chụp cũng được nha.

    Khu vườn được chia thành các khu vực riêng biệt - Vườn Trái đất, Vườn Không khí, Vườn Mặt trời và Vườn Nước - tất cả đều là các yếu tố cần thiết cho sự phát triển của cây và hoa.

     

    Đặc biệt nơi đây còn có một ngôi chùa rất cổ kính là Great Pagoda, nằm gần Temperate House và nhà hàng Pavilion. Quan khách có thể sử dụng vé tham quan Botanic Garden thông thường. Chùa chỉ mở vào cuối tuần và thời gian nghỉ giữa kỳ trong tháng 10 năm 2019.

    Giờ mở cửa: 10h30 - 17h30. Lượt khách cuối cùng là 17h.

    Chỉ có 35 người được vào thăm chùa trong khoảng 30 phút/lượt. Trong đó, 25 chỗ có thể được đặt trước khi mua vé tham quan vườn. Ở cổng chùa có bán vé đặt trước, có thời hạn sử dụng trong 10 ngày. Ngoài ra, bạn có thể mua vé trên website của Kew Gardens.

    2. Chelsea Embankment

     

    Con đường cổ kính và ảo diệu view sông đẹp quá luôn. Dọc con đường này có hàng cây tiêu huyền (plane tree) rực lá vàng tha hồ cho bạn chụp ảnh. Mỏi chân thì có ghế ngồi luôn nè bạn ơi.

    3. Kynance Mews

    Chẳng có thời điểm nào trong năm mà đường Kensington lại đẹp như lúc này. Mà Viethome cũng không biết đây là hoa tử đằng (wisteria) luôn đó nha, vì Viethome chỉ nghĩ tới hoa tử đằng màu tím ở Nhật Bản thôi. Ở Anh thì hoa tử đằng lúc nào cũng đẹp, vào cả mùa xuân và mùa thu khi hoa chuyển màu đỏ rực rỡ như thế này.

    Ngoài ra còn vô số cảnh đẹp hết ý mà dù bao nhiêu lời tán dương cũng không đủ, thôi thì bạn xem hình cho tường tận nè:


    Regent’s Canal

     
    Richmond Park

     
    Richmond Park

    Được bao quanh bởi sự nhộn nhịp của các đô thị ở London, Richmond Park đã trở thành một trong những nơi tốt nhất ở Anh để chụp ảnh động vật hoang dã. Có khoảng 600 con hươu hoang dã sống trong công viên và chúng đã trở nên quen thuộc với con người, vì vậy việc đủ gần để có những bức ảnh đẹp sẽ dễ dàng hơn nhiều so với hầu hết các nơi khác.

     
    Kensington Palace Gardens

     
    Kensington Palace Gardens

     
    Regent’s Park

     
    Hyde Park

    Được xem như lá phổi xanh của London, Hyde Park là một trong những công viên rộng nhất ở London, với khoảng 1 triệu lượt khách ghé thăm hàng năm. Hyde Park có diện tích 142ha có đường viền là những khu vườn Kensington. Đây là một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn nhất với 1 triệu du khách ghé thăm hàng năm từ London và nước ngoài.

     
    Hyde Park

     
    Hyde Park

     
    Primrose Hill

     
    St James’s Park

     
    Queen Elizabeth Olympic Park

     
    Barbican Centre

     
    Pergola and Hill Gardens, Hampstead Heath

     
    Greenwich Park

     
    St Dunstan in the East

     
    Holland Park

     
    Kyoto Gardens

     
    Kyoto Gardens

     
    Clissold Park

     
    Notting Hill

     
    Notting Hill

     
    Nunhead Cemetery

    Điểm đến cuối cùng mang theo màu sắc kinh dị của Halloween, mùa thu ở nghĩa trang cũng rất đẹp và kỳ dị đó các bạn. Viethome giới thiệu các bạn đi đến Nunhead Cemetery, từ đây trên đường về trung tâm London bạn có thể thấy nhà thờ St Paul's, nơi lá đã rơi rụng và bạn có thể nhìn thấy chóp nhà thờ. Nghĩa trang Brompton Cemetery cũng là một lựa chọn lý tưởng không kém.

    Viethome tổng hợp

  • Chuyến hành trình ngắn ngày của bạn Phương Mai đến thủ đô London diễn ra khi thời tiết thủ đô nước Anh khá thất thường và âm u. Bất chấp điều đó, tác giả đã có những khám phá rất thú vị về lịch sử văn hóa, kiến trúc nước Anh. Bạn có thể tham khảo những kiến thức và địa điểm dưới đây, để giới thiệu người thân, bạn bè đi tham quan một vòng khi họ tới thăm London lần đầu tiên nhé.

    Thủ đô của nước Anh có bề dày lịch sử hơn 2.000 năm tuổi, là thành phố nổi tiếng với sự sầm uất, nằm ở trên dòng sông Thames êm đềm, có những toà nhà kiến trúc mới lạ, góc phố đặc trưng nước Anh.

    Thành phố nổi tiếng với Tháp đồng hồ, mà tiêu biểu là Big Ben, hoàng gia và Buckingham Palace, trung tâm kinh tế tài chính City of London hay những CLB quen thuộc với người yêu bóng đá như Arsenal, Chelsea, Tottenham Hospur... London có nhiều sân bay, lớn nhất, đông đúc nhất là Heathrow nằm ở phía Tây thành phố.

    Đó cũng là nơi chuyến bay đưa tôi từ TP HCM đến nước Anh, việc nhập cảnh đơn giản, thuận lợi tuy đông khách và dân địa phương. Có những lối đi khác nhau dành cho công dân Anh, châu Âu và người dân xứ khác.

    Tôi đến nước Anh là vào ngày Liverpool FC đá trận bán kết lượt về với Barcelona, khi hải quan biết tôi thích CLB này đã "check" vài câu hỏi về đội bóng. Sau đó, họ thông báo cho tôi là LFC đã vượt qua cửa hẹp để vào chung kết, ngày đó tôi ngẩn ngơ khoản chục giây vì nghĩ bị trêu.

    Khu nhà khá giả của người Do Thái ở khu vực zone 3 ( gần Brent Cross và Hendon Central).

    Quay lại London, nếu chỉ đi check-in thì trong 3 ngày bạn có thể hoàn thành. Nhưng nếu thật sự muốn cảm nhận, khám phá thành phố giao thoa giữ nét cổ kính, sự hiện đại này thì bạn nên dành ít nhất một tuần, ở nơi có chủ nhà (host) là người sống ở Anh để họ chia sẻ thông tin. Bởi lẽ, nước Anh, London có những góc thú vị.

    Về phương tiện đi lại, người dân xứ sương mù sử dụng nhiều tàu điện ngầm (tube, underground), tàu (rail), xe buýt (bus) và đi bộ. Uber, taxi chỉ khi đi nhóm nhiều người hoặc cần thiết, xe riêng cũng hạn chế. Giao thông thành phố nhìn chung đông đúc, vội vã nhưng không rối loạn. 

    Trước cổng ga Moorgate – ký hiệu hình tròn chữ underground là dành cho tube, còn 2 đường song song có mũi tên là rail.

    Để khám phá thành phố xinh đẹp này thuận lợi, bạn có thể đi theo khu vực, một ngày có thể đi 1-2 cụm. Bởi vì các điểm tham quan chỉ hoạt động từ 10 đến 17h (có chỗ 18h), nên du khách phải tranh thủ, nên có lịch trình cụ thể để tiết kiệm thời gian.

    Lon don có những khu chính như: City, Wesminter, Soho, Mayfair, Knightsbridge và South Kensington. Việc cầm một tờ bản đồ du lịch (tourist map) là bạn sẽ biết nên đi cụm nào gần nhau, có những điểm tham quan gì. Ngoài ra, du khách có thể dùng google maps hoặc Citimapper để check xem đi bus nào cho hành trình của mình.

    Những chiếc xe cabcar quen thuộc trên đường phố London.

    Từ Moorgate, tôi đi bộ dọc các con phố ở khu kinh tế, tài chính của London nơi có những toà nhà kiến trúc kiểu mới xen kẽ công trình cổ lâu năm. Nổi bật là toà nhà The Shard hình lưỡi gươm và The Gherkhin như quả dưa leo. Hệ thống nhà hàng, quán ăn ở khu này cũng phong phú do dân văn phòng, khách du lịch ở khu vực này đông.

    Du khách đi một hồi sẽ đến Liverpool Street Station. Cùng với Euston, Paddington, Waterloo, Victora thì Liverpool St là một trong những ga lớn, có đường sắt quốc gia để đi các khu vực ngoại ô London và các thành phố khác.

    Một góc bên trong ga Liverpool Street giờ trưa cũng đã đông đúc, nhộn nhịp.

    Rời nhà ga, tôi đi vòng về phía London Bridge và chợ Borough nằm ngay khu trung tâm, gần sông Thames, London Bridge, rộng lớn, nhộn nhịp. Ở đây, nhiều du khách đến tham quan, mua sắm, chủ quầy hàng đều mời dùng thử thức ăn mà họ bán. Những người bán hàng đa sắc tộc, màu da, có người Anh, Âu, Thổ lẫn Trung Đông, Trung Quốc. 

    Ra khỏi chợ, đi về hướng London Bridge bằng một con đường men theo các toà nhà cao tầng mới. Ngoài những địa điểm trên, bạn có thể ghé thăm nhà thờ St Paul’s Catheral (lớn thứ 2 nước Anh, chỉ sau Liverpool Catheral), toà nhà hơn 900 năm tuổi London Tower - nơi trưng bày nhiều đồ vật quý giá của Hoàng Gia, hay Tate Modern và London Museum nếu muốn tìm hiểu sâu hơn về văn hóa của thành phố này.

    Một tấm panorama để thấy toàn cảnh khu vực London Bridge - một trong những biểu tưởng của thủ đô nước Anh.

    Viethome (theo VnExpress)

  • Từ ngày Instagram phổ biến thì tình hình càng tồi tệ hơn. Nhiều du khách đứng chắn trước cửa nhà dân để chụp ảnh gây huyên náo và còn mắng chủ nhà khi được nhắc nhở.

    Chưa bao giờ mà đi du lịch lại thuận lợi như hiện nay nhờ sự phát triển của các phương tiện vận tải và việc tìm thông tin trên mạng đã rất dễ dàng. Hơn nữa, chúng ta còn được cổ vũ nhiệt tình bởi các travel blogger, những người đam mê du lịch ở vô số nền tảng khác nhau như YouTube, Facebook, Instagram... Tuy nhiên chuyện gì cũng có 2 mặt của nó, nhiều thành phố trên thế giới như Amsterdam của Hà Lan đã nỗ lực giảm lượng du khách vì quá tải. Một số địa phương khác thì kêu trời vì ý thức quá "lỗi lõm" của một bộ phận du khách.

    Mới đây, The Sun đưa tin các hộ dân sống trên những con phố đẹp nhất nước Anh cũng chịu tình trạng trên. Suốt thời gian dài, họ đã rơi vào vô vàn tình huống oái oăm vì những du khách một tay cầm gậy tự sướng, một tay cầm đồ ăn thức uống kéo tới trước cửa nhà mình chụp hình.

    Thậm chí có nhiều influencer chia sẻ bí kíp chụp ảnh đẹp ở các con phố nổi tiếng của Anh (Ảnh: YouTube)

    Các du khách có thể đến từ Nga, châu Á, Nam Mỹ hay bất kì đâu trên thế giới nhưng họ đều lăm lăm tìm đến những con phố trứ danh như Notting Hill ở London, The Cotswolds và Circus Lane của Edinburgh, làng Bibury ở hạt Gloucestershire. Đây đều là những khu dân cư với lối kiến trúc đẹp, khung cảnh thơ mộng hứa hẹn những bức ảnh... ngập tràn like trên Instagram!

    Chuyện chẳng gì đáng nói nếu như du khách nhẹ nhàng chụp một bức ảnh rồi đi. Nhưng không, nhiều nhóm bạn tụ tập đông đúc chắn cả lối đi của người dân, tạo đủ 1001 kiểu dáng khác nhau, thậm chí thoải mái bày đồ ăn thức uống bên thềm nhà.


    Những bức hình yên bình trên Instagram...

    Người dân sống trên đường Notting Hill suốt chụp năm nay đã miễn nhiễm với những lời khen từ du khách, họ thừa hiểu không gian sống của mình đầy màu sắc tươi đẹp, đã đi vào phim ảnh nổi tiếng. Tuy vậy, họ vẫn không thể tặc lưỡi cho qua trước sự "lộng hành" của thế hệ Instagram. 

    Bà Ingrid năm nay đã 90 tuổi, ngụ tại Notting Hill được 40 năm nhưng đang cảm thấy mệt mỏi hơn bao giờ hết. "Du khách dường như ngày càng đông và thô lỗ hơn" - bà giải thích."Họ ngồi trên bậc tam cấp nhà tôi và gây huyên náo dữ dội. Và khi con gái tôi ra nhắc nhở thì bị nạt nộ lại".


    ... nhưng hậu trường chụp ảnh lại gây phiền hà cho người dân

    Người hàng xóm Ari cũng có chia sẻ tương tự. Cô cho biết khoảng 8-9 giờ sáng hàng ngày, vừa mở cửa ra đã cảm thấy khu nhà mình giống như công viên Disneyland. Bởi xung quanh là hàng loạt bạn trẻ đang thoải mái tán chuyện, thậm chí một người còn tỳ vào cửa nhà Ari để chụp hình. Để giảm bớt "độ đẹp" thu hút mọi ánh nhìn, Ari đã không sơn sửa nhà cửa thường xuyên như trước. Nhiều lần, cô còn dùng chiêu "photobombing" (xuất hiện đột ngột trong bức hình của du khách) để cho bõ tức!

    Một cư dân khác lại đặt thùng quyên góp trước nhà và đề nghị du khách bỏ vào 1 bảng Anh sau mỗi lần chụp ảnh, cho biết số tiền sẽ dùng làm từ thiện.


    Du khách thoải mái chụp ảnh trên cầu thang, cửa ra vào. Nhiều người còn ăn uống vấy bẩn hay gõ cửa trêu đùa gia chủ.

    Di chuyển sang làng Bibury thuộc hạt Gloucestershire, tình hình cũng không khá hơn. Người dân đã đạt đến giới hạn chịu đựng vì sự quá quắt của một số du khách. Ước tính ngôi làng giáo dân này đón tới 3.000 lượt khách mỗi ngày trong những tháng mùa hè.


    Làng Bibury vốn cổ kính êm đềm...

    Ông Richard Williams - người đứng đầu Hội đồng giáo xứ Bibury cho biết: "Một lượng đáng kể dân làng đã phải chuyển đi nơi khác sinh sống. Một người bạn của tôi đã sống ở đây hơn 30 năm, khi du khách bắt đầu kéo tới đông đảo, anh ấy đã rất hăng hái và nhiệt tình ngăn cản họ gây rối. Nhưng rồi anh ấy mệt mỏi và dọn đi". 

    Ông Williams đã liên hệ với tổ chức National Trust với sứ mệnh bảo tồn di sản kiến trúc quốc gia, nhưng họ không thể can thiệp quá nhiều do việc chụp ảnh trên đường phố là không vi phạm pháp luật, cả việc chụp trước cửa nhà dân cũng vậy trừ khi bị chủ nhà từ chối.


    .. giờ thì ngõ ngách nào cũng thấy các du khách chụp ảnh.

    Những con phố trăm năm ở nước Anh vốn sở hữu vẻ đẹp riêng biệt, được nhiều người dân xứ sở sương mù đem lòng yêu mến thông qua phim ảnh, văn chương. Thế nhưng hiện thực lại đang trở nên quá khác biệt, nhiều người muốn tìm chút cảm giác bình yên khi dạo bước ở đây cũng phải vỡ mộng ít nhiều. 

    Điều đáng nói là những người dân địa phương vốn góp phần tạo nên bản sắc của các khu dân cư độc đáo cũng đang phải ngán ngẩm dọn đi. Nếu như tình hình không được cải thiện, e là Notting Hill chỉ còn đẹp trong bộ phim cùng tên, cũng như các con phố The Cotswolds, Circus Lane, Bibury... sẽ chỉ còn lung linh trong những bức ảnh trên MXH mà thôi.

    Câu chuyện này đang diễn ra ở nước Anh, nhưng nó cũng có thể xảy ra ở bất kì thành phố hay thị trấn du lịch nào trên thế giới.

    Viethome (theo Helino)

  • Nếu bạn muốn khám phá những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú của Vương quốc Anh, đừng bỏ qua các chuyến tàu đi từ những tuyến đường sắt đẹp nhất nước Anh dưới đây. 

    Tuyến West Highland, Scotland

    Khởi hành từ Ben Nevis, tàu Jacobite sẽ cho bạn cơ hội chiêm ngưỡng những khung cảnh ấn tượng nhất của nước Anh. Chuyến tàu chạy dọc theo con đường dài 67km, băng qua những sườn đồi núi xuyên qua đường chân trời và hồ lung linh phía xa xa. Tuyến đường sắt đẹp nhất nước Anh này được mở rộng đến Mallaig cách đây hơn một thế kỷ nhằm mục đích tiếp cận được với những vùng sâu, xa xôi hẻo lánh của đất nước, và nó đã tiếp tục thành công khi chạy thẳng đến bờ biển Đại Tây Dương của Scotland.

    duong sat dep nhat nuoc anh 1
    Tàu Jacobite đang vượt qua cây cầu cạn Glenfinnan

    Có lẽ điểm nổi tiếng nhất của cuộc hành trình là cầu cạn Glenfinnan, xuất hiện trong bộ phim Harry Potter. Trong cả hành trình, tàu sẽ dừng tại ga đường sắt phía tây của nước Anh, đi qua con sông ngắn nhất ở Anh, trước khi đến Loch Nevis – hồ sâu nhất châu Âu.

    Hành trình: Bắt đầu từ Fort William và kết thúc tại Mallaig, Scotland.

    Thời gian: 1 giờ 25 phút.

    Tuyến đường sắt Settle - Carlisle băng qua Công viên quốc gia Yorkshire Dales

    Hơn một phần ba tuyến đường từ Settle đến Carlisle đi qua Công Viên Quốc Gia Yorkshire Dales, vì vậy bạn sẽ được chiêm ngưỡng những ngọn đồi thoai thoải, những thung lũng cây xanh tươi tốt, và những nhà kho được xây bằng đá rải rác xung quanh vùng đất cao nguyên.

    duong sat dep nhat nuoc anh 1
    Con tàu băng qua cầu cạn Ribblehead

    Với độ cao 31 mét và chiều dài 400 mét trên vùng đất hoang, cầu cạn Ribblehead tạo nên một phần của tuyến đường sắt Settle - Carlisle đẹp như tranh vẽ, cây cầu này nằm giữa núi Three Peaks, trên biên giới Cumbria và Yorkshire. Cầu cạn Ribblehead gồm 24 vòm đá, băng qua ba đỉnh núi của Yorkshire là Ingleborough, Whernside và Pen-y-ghent. Khi hoàng hôn buông xuống, quang cảnh nơi đây đẹp tuyệt hảo. Ngay cả khi trời mưa, khung cảnh vẫn đẹp đáng kinh ngạc, và mưa như làm cho phong cảnh thiên nhiên hoang sơ mà hùng vĩ, tăng thêm phần quyến rũ.

    Hành trình: từ Settle đến Carlisle.

    Thời gian: 1 giờ 45 phút. 

    Tàu Caledonian Sleeper từ Luân Đôn đến Scotland

    Tàu Caledonian Sleeper sẽ đưa du khách từ thủ đô Vương quốc Anh đến một số địa điểm mang tính biểu tượng nhất của Scotland. Chuyến tàu khởi hành từ ga London Euston sáu đêm mỗi tuần (từ Chủ Nhật đến thứ Sáu), hành khách sẽ nghỉ đêm trên tàu, để đón bình minh tại những nơi có cảnh quan đẹp nhất của Scotland.

    Chuyến tàu đêm là một trong những tuyến tàu có dịch vụ tốt nhất, nơi bạn có thể nhâm nhi chút whiskey hảo hạng tại cabin rộng rãi với khoang giường nằm hạng sang và nhiều tiện nghi hiện đại.

    duong sat dep nhat nuoc anh 1
    Tàu lửa Caledonian Sleeper

    Cho dù bạn đến thủ đô Scotland để ngắm nhìn quang cảnh đồi tuyệt đẹp của Lâu đài Edinburgh hay đi đến vùng đất của những ngọn núi hùng vĩ trên một chuyến phiêu lưu tới Fort William, thì một chuyến đi trên Tàu lửa Caledonian Sleeper là một trải nghiệm đáng nhớ.

    Hành trình: từ  London Euston đến Aberdeen/ Edinburgh/ Fort William/ Glasgow/ Inverness.

    Thời gian: 10 giờ 5 phút (Aberdeen), 8 giờ 10 phút (Edinburgh), 12 giờ (Fort William), 7 giờ 30 phút (Glasgow), 11 giờ 5 phút (Inverness).

    Snowdonia, miền Bắc xứ Wales

    Nếu đi bộ lên đỉnh ngọn núi cao nhất của xứ Wales khiến bạn kiệt sức thì hãy để cho chuyến tàu Snowdonia giúp bạn.

    duong sat dep nhat nuoc anh 1
    Chuyến tàu đến núi Snowdon

    Khởi hành từ ga Llanberis, chuyến tàu bắt đầu chuyên chở hành khách lên đỉnh núi Snowdon từ năm 1896 bằng cách sử dụng một cơ chế khổ, rack và bánh răng hẹp. Tàu sẽ dừng lại khoảng 30 phút để hành khách thỏa sức phóng tầm mắt chiêm ngưỡng cảnh quan ngoạn mục, bao la xung quanh, nơi có núi và hồ trải dài trước mắt từ độ cao 1.085 mét so với mực nước biển. Và đừng quên thưởng thức một ly cà phê ngọt ngào ngay trên đỉnh núi nhé!

    Hành trình: Bắt đầu từ đỉnh núi Snowdon.

    Thời gian: 1 giờ.

    Cornwall Sleeper, từ London Paddington đến Penzance

    Trước đây chuyến tàu được biết đến với tên gọi Penzance Sleeper, tuyến tàu lửa London đến Cornwall được khởi động lại với tên gọi của Night Riviera vào năm 1983. Chuyến tàu mới được tân trang lại, chạy sáu đêm mỗi tuần, khởi hành từ London Paddington lúc 23:45 các ngày trong tuần và 23:50 vào Chủ Nhật. Điểm dừng của chuyến tàu bao gồm Reading, Taunton và Exeter, trước khi tiếp tục đến Cornwall, nơi nó sẽ dừng lại các địa điểm khác nhau, bao gồm Plymouth, Newquay và Falmouth, trước khi kết thúc tại Penzance.

    duong sat dep nhat nuoc anh 1

    Hành khách có thể chọn cho mình một chỗ ngồi kiểu trên máy bay hoặc ngồi riêng trong một cabin, bữa sáng đặc trưng kiểu địa phương được phục vụ miễn phí và được tự do đi lại giữa các khoang. Tuy nhiên, bạn phải đặt trước dịch vụ khi mua vé.

    Hành trình: từ London Paddington đến Penzance.

    Thời gian: 8 giờ 10 phút.

    Flying Scotsman, từ Luân Đôn đến Edinburgh

    Khởi hành từ trung tâm London, tàu Flying Scotsman đi qua nhiều địa danh nổi tiếng dọc theo tuyến đường 630km tới thủ đô của Scotland chỉ trong 4 giờ 20 phút. Hành trình từ Luân Đôn đến Edinburgh đem đến cho hành khách sự thư giãn và thú vị khi băng qua các cánh đồng quê, các thành phố muôn màu muôn vẻ và bờ biển Northumberland đầy quyến rũ.

    duong sat dep nhat nuoc anh 1
    Đầu tàu Flying Scotsman

    Thật khó để bỏ lỡ tượng điêu khắc The Angel of the North gần Newcastle (Thiên thần của miền Bắc), với đôi cánh dài 54 mét. Flying Scotsman từng là con tàu hơi nước đạt tốc độ kỷ lục thế giới là 125,88mph, được ghi lại vào ngày 3/7/1938.

    Hành trình: từ London King’s Cross tới Edinburgh Waverley.

    Thời gian: 4 giờ 20 phút.

    Dawlish, South Devon

    Từng bị phá hủy bởi một cơn bão ven biển vào năm 2014, tuyến đường tàu tuyệt đẹp Dawlish đã được đưa trở lại vận hành để giới thiệu cảnh biển tuyệt đẹp phía tây nam hạt Devon. Cuộc hành trình khởi hành từ thành phố Exeter nhộn nhịp đến thị trấn ven biển kỳ lạ Dawlish trong khoảng 11 phút, chạy song song với cửa sông Exe và dừng lại ở rìa con kênh.

    duong sat dep nhat nuoc anh 1
    Bờ biển Dawlish, phía nam Devon

    Cửa sông Exe là địa điểm nổi tiếng với các gia đình vào kỳ nghỉ, nước biển trong veo của con sông là môi trường sống quan trọng đối với các loài động vật hoang dã. 

    Hành trình: từ Exeter đến Dawlish, Devon.

    Thời gian: Từ 11 đến 30 phút.

    Trên đây là những tuyến đường sắt đẹp nhất nước Anh mà du khách nhất định phải thử một lần. Chúng sẽ đưa bạn đi mọi góc phố, chiêm ngưỡng mọi cảnh đẹp núi non trùng điệp, những cánh đồng cỏ rộng mênh mông và những loài động, thực vật phong phú. 

    Viethome (theo Báo Du lịch)
  • Đã đôi lần đến Luân Đôn tôi cứ lần lựa mãi không đến thăm kinh tuyến Zéro (hay còn có thể gọi nôm na là “múi giờ zero” tại Greenwich). Chỉ sau khi đã có dịp đến thăm vĩ tuyến Zéro (đường xích đạo) tại Quito, thủ đô Ecuador, thì tôi có quyết định đến thăm Greenwich, tọa điểm được mệnh danh là “kinh tuyến Zéro” hay còn gọi tắt là “kinh tuyến Greenwich,” giờ tiêu chuẩn quốc tế Greenwich.

    Thành phố London & sông Thames nhìn từ đồi Greenwich. (Hình: ATNT Tours & Travel)

    Greenwich là khu phố nhỏ nằm về phía Nam thành phố London, gần về phía biển và chỉ cách trung tâm London hơn 9 km. Du khách có thể dùng xe điện từ trung tâm thành phố đến Greenwich, tuy nhiên cho dù không xa lắm, du khách cũng phải mất cả tiếng đồng hồ mới đến được đây. Địa danh Greenwich nổi tiếng thế giới vì đây là nơi được chọn làm kinh tuyến tiêu chuẩn, và các giờ giấc quốc tế GMT được hình thành. Từ đó tất cả giờ giấc trên thế giới được tính dựa theo tiêu chuẩn đó. Ngày nay Greenwich đã trở thành là một địa danh dành cho những ai có tính tò mò tìm hiểu về khoa học thiên văn và thời gian.

    Nếu đường vĩ tuyến Zéro (xích đạo) của trái đất được tưởng tượng ra là một con đường “yellow line” phân chia ra Nam-Bắc bán cầu thì đường “kinh tuyến Zéro tưởng tượng” chạy ngang qua Greenwich, đường kinh tuyến này được xem như là một đường dài đỏ “red line tưởng tượng” chạy bổ dọc từ Bắc xuống Nam, tạo thành một góc thẳng với đường xích đạo.

    Đài Thiên Văn Hoàng Gia Anh Quốc. (Hình: ATNT Tours & Travel)

    Đường “red line” này chia trái đất ra làm hai phía Đông bán cầu và Tây bán cầu. Từ thế kỷ 19, các nhà hàng hải và khoa học người Anh đã tính toán và đồng ý với nhau chọn giao điểm giữa đường kinh tuyến Zéro và Greenwich là Múi giờ Zéro.

    Từ kinh tuyến Zéro này, để thuận tiện và dễ dàng kiểm soát giờ giấc tại các khu vực khác nhau, người ta chia cắt trái đất ra làm 24 múi giờ bằng nhau. Các múi giờ cách nhau mỗi một giờ đồng hồ, và thời gian của mỗi vùng được thay đổi từ Đông sang Tây. Nên chú ý là trái đất tự quay quanh mình theo chiều Đông-Tây (ngược chiều kim đồng hồ). Vì thế trên các tấm bản đồ thế giới người ta vẽ 24 đường kinh tuyến. Thí dụ thành phố New York cách Greenwich sáu múi giờ, có nghĩa là tại Greenwich lúc 0:00 của sáng ngày mùng 2, thì New York vẫn còn là 6:00 chiều của ngày mùng 1.

    Mỗi múi giờ này được các quốc gia tự chọn lựa dựa theo quyền lợi kinh tế và trình độ dân trí của từng quốc gia. Những quốc gia nhỏ thì không bị ảnh hưởng nhiều về vấn đề múi giờ, nhưng tại các quốc gia có chiều ngang rộng như Hoa Kỳ, Canada, Nga, Úc hay Trung Quốc thì điều ảnh hưởng này khá rõ.

    Cổng vào Đài Thiên Văn. (Hình: ATNT Tours & Travel)

    Có quốc gia không thay đổi múi giờ vì một phần người dân của họ không quen và không hiểu được sự khác biệt về múi giờ, nên chính phủ xứ đó đã không muốn nhức đầu để phải giải quyết nhiều vấn đề khác biệt giờ giấc trong cùng một lãnh thổ. Hơn thế nữa, tâm lý chỉ có một múi giờ duy nhất trong một quốc gia thống nhất lãnh thổ có thể làm cho giới lãnh đạo xứ sở đó cảm thấy an tâm hơn về sự “vẹn toàn” đất nước của họ.

    Hoa Kỳ thì khác, xứ sở của tư bản thì lúc nào cũng đặt các vấn đề năng suất, hiệu suất, tiết kiệm, và kết quả lên trên hết. New York và Los Angeles cách biệt nhau 3 giờ đồng hồ, tuy có những bất tiện về giờ giấc trong công việc hành chính. Nhưng bù lại các thành phố này đã tiết kiệm rất nhiều năng lượng trong các lãnh vực điện và giúp ích nhiều hơn cho đời sống sinh hoạt của dân chúng địa phương một cách tương đối có ngày dài hơn đêm.

    Cứ nhìn theo phương cách làm việc có “tính cách khoa học,” người ta có thể đánh giá được trình độ lãnh đạo, trình độ khoa học, và trình độ dân trí của đất nước đó. Trung Quốc và Nga là hai xứ không có “múi giờ” trong đất nước họ, trong khi ngược lại Canada, Hoa Kỳ, Úc đều là các quốc gia có “múi giờ” trong lãnh thổ. Và phương cách lãnh đạo cũng như cách sống của người dân tại các xứ sở đó cũng khác hẳn so với Trung Quốc và Nga.

    Đường “Red line” hay kinh tuyến Zéro phân chia thời gian Đông Tây. (Hình: ATNT Tours & Travel)

    “Múi giờ” đầu tiên được nước Anh đặt ra vào năm 1847 gọi là múi giờ GMT (Greenwich Mean Time). Ngày nay, múi giờ GMT không còn sử dụng nữa, mà người ta đã thay thế bằng tiêu chuẩn Universal Time (UT).

    Greenwich đang vào những ngày tháng có ánh nắng mùa Hè, dân Anh đổ xô ra đi tìm nắng ở khắp mọi nơi. Công viên nào cũng thấy người ta nằm phơi nắng. Người dân xứ lạnh rất cần năng lượng mặt trời tích tụ lại trong người cho cả một mùa Thu Đông sắp đến. Công viên Greenwich đầy ắp người phơi nắng.

    Đứng trên ngọn đồi Greenwich nhìn trung tâm thành phố London dưới tầm mắt, sân vận động Thiên-niên-kỷ bên đồi phải. London Eye và dòng sông Thames bên trái, chính giữa là những tòa nhà cao ngất đang được xây dựng để cạnh tranh độ cao với các tòa nhà ở Chicago, New York, Thượng Hải mà lòng cảm nhận được một nỗi buâng khuâng nhè nhẹ.

    Mũi tên chỉ đường “kinh tuyến tưởng tượng” phân chia thời gian Đông-Tây. (Hình: ATNT Tours & Travel)

    Thành phố Luân Đôn vài năm sau này có những thay đổi từ từ. Bộ mặt thành phố khá hơn hẳn. Có lẽ hình ảnh còn sót lại sau khi Luân Đôn tổ chức Thế Vận năm 2012.

    Greenwich không chỉ có kinh tuyến Zéro mà còn có Đài Thiên Văn Hoàng Gia, trường Cao Đẳng Hải Quân Hoàng Gia Anh, Maritime Museum, và Đại Học Greenwich vây quanh, đủ cho du khách làm một vòng thưởng ngoạn hết một ngày. Và điều cuối cùng mà du khách cũng đừng quên, kinh tuyến Greenwich còn là một điểm di sản văn hóa thế giới đã được UNESCO thừa nhận. Bạn có dịp đến Luân Đôn mùa này, hãy dừng chân bên đồi Greenwich nghe múi giờ Zero có đôi lời vi vu trong gió thì thầm đến bạn.

    Trần Nguyên Thắng/ATNT Tours & Travel

    Viethome (theo Người Việt)

  • Sau một dự án phục hồi lớn, giờ đây bạn đã có thể đặt chân đến đỉnh cao nhất của ngôi chùa Great Pagoda và chiêm ngưỡng khung cảnh ngoạn mục của toàn thành London.

    Ngôi chùa thuộc Kew Royal Botanic Gardens được hoàn thành vào năm 1762 như một món quà dành cho Công chúa Augusta, người sáng lập nên khu vườn tuyệt đẹp này. Đó là một trong các công trình mang kiến trúc Trung Hoa được Sir William Chambers thiết kế riêng cho Kew. Vị kiến trúc sư này từng dành nhiều thời gian đi du lịch và nghiên cứu kiến ​​trúc của Đông Á.

    chua great pagoda kew gardens 1

    Đôi nét lịch sử

    Great Pagoda đã được khôi phục vào năm 2018 với vẻ lộng lẫy ban đầu từ thế kỷ 18. Việc khôi phục bao gồm cả 80 con rồng nguyên bản từng tô điểm cho các mái nhà, mỗi con đều được chạm khắc từ gỗ mạ vàng.

    Những con rồng từng bị gỡ bỏ vào năm 1784 và được đồn đại là đã được bán để giải quyết các khoản nợ cờ bạc của Vua George IV. Tuy nhiên, các chuyên gia tin rằng vì chúng được làm bằng gỗ, chúng chỉ đơn giản là đã mục nát theo thời gian.

    Dẫu vậy, ngôi chùa đã đứng vững trước thử thách của thời gian và là nhân chứng cho những thời khắc quan trọng trong lịch sử nước Anh. Trong Chiến tranh Thế giới thứ II, các máy bay ném bom của Anh đã thử nghiệm các phát minh mới nhất bằng cách khoan lỗ trên mỗi tầng của chùa và thả bom xuống trong bí mật. Cho đến ngày nay vết vá các lỗ hổng vẫn còn có thể nhìn thấy khá rõ.

    chua great pagoda kew gardens 1

    Thông thường các ngôi chùa được xây dựng với số tầng lẻ (chẳng hạn 7 tầng đại diện cho 7 bước lên thiên đường), tuy nhiên ngôi chùa này lại có 10 tầng.

    Tham quan Great Pagoda

    Vị trí: Great Pagoda nằm gần Temperate House và nhà hàng Pavilion.

    Giá vé:

    Quan khách có thể sử dụng vé tham quan Botanic Garden thông thường.

    Tiền vé bổ sung cho Great Pagoda:

    :: từ £11.00 (người lớn)

    :: từ £6.50 (người từ 16-24 tuổi và sinh viên)

    :: từ £4.00 (trẻ em). Trẻ dưới 4 tuổi được miễn phí.

    :: Người chăm sóc trong các trường hợp cần thiết: miễn phí

    Giá vé sẽ thay đổi tùy vào thời điểm đông khách hay vắng khách. Ngoài ra bạn có thể mua vé gộp cho gia đình. Chi tiết mua vé tại đây https://www.kew.org/kew-gardens/visit-kew-gardens/tickets

    Giờ mở cửa trong năm 2022:

    Từ ngày 10/1 - 31/1: 10am – 4pm (lượt khách cuối là 3pm)

    Từ ngày 1/2 - 28/2: 10am – 5pm (lượt khách cuối là 4pm)

    Từ ngày 1/3 - 31/3: 10am – 6pm (lượt khách cuối là 5pm)

    Chỉ có 35 người được vào thăm chùa trong khoảng 30 phút/lượt. Trong đó, 25 chỗ có thể được đặt trước khi mua vé tham quan vườn. Ở cổng chùa có bán vé đặt trước, có thời hạn sử dụng trong 10 ngày. Ngoài ra, bạn có thể mua vé trên website của Kew Gardens.

    chua great pagoda kew gardens 1

    chua great pagoda kew gardens 1

    chua great pagoda kew gardens 1

    chua great pagoda kew gardens 1

    chua great pagoda kew gardens 1
    Ảnh: Historic Royal Palaces / Richard Lea-Hair

    VietHome (Theo Kew.org)