• Phía cửa tiệm đã có phản hồi với yêu cầu bồi thường của khách hàng, song nói gì mà khách cảm thấy bức xúc hơn?

    giat la do dior 1

    "Kiếp nạn" khi mang đồ giá trị 200 triệu đi giặt khô ở tiệm nổi tiếng

    Mới đây, cộng đồng mạng dành nhiều sự chú ý với bài đăng trên trang cá nhân của Vũ Ngọc Châm (được biết đến là cựu Tiếp viên hàng không, hot girl, quán quân The Look 2017), chia sẻ về trải nghiệm không tốt khi đem đồ tới một tiệm giặt là tại Hà Nội.

    Theo lời Châm kể, ngày 4/4, Vũ Ngọc Châm mang bộ quần áo thuộc thương hiệu Dior trị giá 200 triệu đồng tới cửa hàng P.L cơ sở Hàm Long (Hà Nội) để giặt khô. Vì đồ có giá trị cao nên ngay từ khi đưa nhân viên tiếp nhận, Vũ Ngọc Châm đã liên tục dặn giặt là cẩn thận.

    giat la do dior 1
    Vũ Ngọc Châm mặc bộ đồ trước khi đưa ra tiệm giặt là

    Ngày 8/4 khi nhận lại đồ, Vũ Ngọc Châm tá hoả khi toàn bộ bề mặt vải của sản phẩm đã bị hỏng. Là người có kinh nghiệm về thời trang, tiếp xúc nhiều với vải vóc khoảng 10 năm nay, cô cho hay chắc chắn bộ quần áo đã bị rộp mếch, co rút do dùng nhiệt quá cao, gây xù bề mặt vải.

    Mình đã đưa đồ về lại bên giặt là yêu cầu giải thích nhưng chưa nhận được câu trả lời thoả đáng. Mình cũng mang qua store của Dior để xin ý kiến về tình trạng bộ đồ, nhân viên cũng xác nhận là bề mặt vải này chắc chắn đã bị ngấm nước hoặc dùng nhiệt độ cao khiến vải bị co rút. Bộ đồ đã bị co 1, 2 size so với lúc ban đầu”, Ngọc Châm chia sẻ.

    giat la do dior 1
    So sánh sản phẩm trước và sau khi giặt là, cô nhận thấy rõ sự thay đổi ở bề mặt vải.

    giat la do dior 1

    giat la do dior 1
    Form dáng của sản phẩm cũng có sự khác biệt

    Quản lý cửa tiệm đưa ra lời giải thích và thoả thuận đền bù cho khách ra sao mà netizen kéo vào Fanpage "phẫn nộ"?

    Theo tìm hiểu, tiệm giặt là P.L được giới nhà giàu, nghệ sĩ biết đến với dịch vụ chất lượng, chuyên nhận giặt là đồ hiệu. Trên website của P.L giới thiệu là hệ thống giặt là cao cấp với đội ngũ nhân viên được đào tạo và có tay nghề cao, thiết bị hiện đại nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài. Bên cạnh đó, P.L cũng cho biết quy trình đạt chuẩn Châu Âu và hiện tại đang có 4 hệ cơ sở ở các quận trung tâm tại Hà nội.

    Về vấn đề bộ đồ bị co rút sau khi mang tới tiệm này, sau nhiều lần trao đổi qua điện thoại không thành công, Vũ Ngọc Châm đã trực tiếp đến gặp quản lý hệ thống và người trực tiếp đảm nhận công đoạn xử lý giặt là sản phẩm.

    Phía quản lý khẳng định bên mình làm đúng theo quy trình giặt là của sản phẩm. Người trực tiếp đảm nhận công đoạn xử lý cũng liên tục cho rằng đã giám sát quy trình 100%, không nhận thấy sản phẩm có gì khác so với ban đầu. Hơn nữa, người này cũng cho hay mình đã có 30 năm làm việc trong khách sạn 5 sao ở Hà Nội nên nắm rõ các công đoạn, không thể có sai sót. Thế nhưng sau một hồi trao đổi, người đảm nhận công đoạn giặt là hé lộ mình chỉ làm phần giặt, bộ phận là khô là một người khác và không giám sát quá trình này.

    Cuối cùng, Vũ Ngọc Châm yêu cầu cửa hàng giặt là P.L đền bù 50 triệu đồng. Tuy nhiên, khi sự việc được thông báo lên chủ tiệm là người Pháp, bên giặt là vẫn khẳng định không làm sai, đưa ra mức đền bù là 10 triệu đồng bao gồm 5 triệu đồng tiền mặt và 5 triệu voucher.

    Không đồng tình với đề nghị đền bồi này, Vũ Ngọc Châm đăng bài "tố" và yêu cầu người chủ của thương hiệu trên phải trực tiếp lên tiếng xin lỗi và bồi thường một cách có trách nhiệm.

    Sau bài đăng của Vũ Ngọc Châm, nhiều người tự nhận từng là khách hàng của chuỗi tiệm giặt là trên cũng từng có trải nghiệm "bị sốc" tương tự. Hiện tại trang Fanpage của chuỗi cửa hàng này đang nhận nhiều icon "phẫn nộ" từ phía cư dân mạng.

    giat la do dior 1

    giat la do dior 1
    Netizen để lại loạt icon phẫn nộ trên fanpage của tiệm giặt là

    Liên hệ với Vũ Ngọc Châm, cô cho hay phía cửa hàng P.L vẫn chưa có động thái xin lỗi hay chủ động liên hệ làm việc. Khi gọi vào số điện thoại trên fanpage của tiệm giặt là P.L, nhân viên tiếp nhận cuộc gọi và hứa sẽ chuyển cho quản lý nhưng sau đó không còn hồi âm. Hiện tại, dân tình vẫn sát sao theo dõi diễn biến của drama giặt là này.

    Theo Phunumoi

  • xe dap dior 1

    Những chiếc xe đạp Dior được bán với số lượng hạn chế và chỉ được bán thông qua các cửa hàng của thương hiệu xa xỉ này.

    Dior và Bogarde - thương hiệu nổi tiếng trong làng xe địa hình BMX - đã 3 lần hợp tác để cho ra những mẫu xe đạp phiên bản giới hạn với giá cao ngất ngưởng.

    xe dap dior 1

    Cả ba phiên bản xe đạp Dior X Bogarde BMX đều mang đậm phong cách Bogarde cổ điển. Về cơ bản, cả ba đều sử dụng vật liệu nhẹ và bền tương tự những chiếc BMX hiện đại.

    xe dap dior 1

    Sản phẩm đánh dấu mối quan hệ hợp tác đầu tiên là một mẫu BMX mạ chrome sơn đỏ đen, lấy cảm hứng từ cách phối màu của Bogarde.

    xe dap dior 1

    Xe sở hữu bộ bánh 24 inch, vành 7 nan lớn sơn đen, lốp cao su có viền đỏ đồng màu với dây phanh.

    xe dap dior 1

    Bọc da quanh thanh ngang cụm tam giác và phía đầu xe có đóng dấu Dior. Yên xe và đệm tay lái cũng đều được bọc da đen. Mẫu này chỉ được sản xuất giới hạn 70 chiếc.

    xe dap dior 1

    Phiên bản thứ hai có lẽ là mẫu ấn tượng nhất, nhờ vẻ ngoài lấp lánh với lớp hoàn thiện bằng kim loại vàng sáng bóng và các chi tiết bằng da bê. Khung, phuộc, vành, tay lái đều có màu vàng đặc trưng của Dior.

    xe dap dior 1

    Chiếc xe này cũng mang phong cách BMX cổ điển từ thập niên 1980, đi kèm logo Dior và Bee xuất hiện trên khung, tinh tế và sang trọng. Chỉ có 100 chiếc từng được sản xuất.

    xe dap dior 1

    Mẫu thứ ba có lớp hoàn thiện bằng kim loại sơn trắng tinh tế, kết hợp với yên xe cũng màu trắng và logo màu bạc. Bánh ba chấu đẹp mắt. Viền vàng chạy quanh lốp tạo điểm nhấn cho chiếc xe gần như màu trắng hoàn toàn.

    xe dap dior 1

    Phiên bản này ra mắt với 150 chiếc vì xét đến nhu cầu rất lớn từ các phiên bản trước.

    xe dap dior 1

    Cả ba phiên bản xe đạp Dior đang được niêm yết trên TheArsenale - trung tâm thương mại quốc tế được xem là một trong những "chợ" độc quyền nhất cho các sản phẩm di động độc nhất vô nhị, từ xe đạp đến cả máy bay.

    xe dap dior 1

    Dù ra mắt vào những thời điểm khác nhau, cả ba đều được niêm yết trên TheArsenale với giá 25.000 USD, tương đương gần 630 triệu đồng. Số tiền này đủ mua một chiếc Kia Seltos 1.6L AT Luxury ở Việt Nam.

    xe dap dior 1

    Theo Tuổi Trẻ

  • Với kinh nghiệm chơi đồ hiệu hơn 7 năm, Trang Trần (sinh năm 1992, Hà Nội) không ngờ có ngày mình "mắc bẫy" ở giao dịch mua sắm trị giá gần 1 tỷ đồng.

    mua nham tui fa 1

    “Em cũng là nạn nhân, cũng bị lừa thôi. Chị muốn có túi sớm nên em phải săn lùng khắp nơi, mua lại từ khách quen, không kịp kiểm tra kỹ”, reseller thân thiết giải thích qua loa với Trang Trần (32 tuổi, quận Tây Hồ, Hà Nội) qua điện thoại rồi vội cúp máy.

    Đây là lần đầu tiên Trang Trần "mắc bẫy" mua sắm sau hơn 7 năm chơi đồ hiệu.

    Trước đó, cô chi gần 1 tỷ đồng cho chiếc túi Lady Dior da cá sấu Himalaya loại kích cỡ mini. Tuy nhiên, chiếc túi xách mà cô nhận được là một phiên bản nhái được thiết kế tương đối tinh vi. Chất liệu da và kiểu dáng giống đồ thật đến 90%.

    Điểm khác biệt duy nhất là xuất xứ của món phụ kiện này. Túi xách không được sản xuất bởi thương hiệu xa xỉ Pháp Dior.

    “Trên thị trường, loại túi xách giả mạo tinh vi như thế này trị giá khoảng vài trăm triệu đồng. Theo đó, tôi ước tính mình đã bị lừa ít nhất 200 triệu đồng, thậm chí nhiều hơn thế ở phiên mua bán này”, cô chia sẻ với Tri thức - ZNews.

    Trang Trần là ví dụ điển hình cho số lượng lớn người tiêu dùng nhẹ dạ cả tin, trở thành nạn nhân của các đường dây buôn bán hàng giả. Lợi dụng khao khát sở hữu những món hàng hiệu hiếm của một số cá nhân, nhiều người giao dịch trung gian tìm cách trục lợi, kiếm tiền từ những sản phẩm nhái tinh vi.

    mua nham tui fa 1
    Chiếc túi xách Chanel Classic bên trái là hàng nhái, được chào bán với giá 390 USD. Chiếc còn lại là hàng thật, có giá bán lẻ 10.200 USD. Ảnh: JoJo Li, Grant Cornett/New York Times.

    Nạn nhân của hàng nhái

    Với thâm niên chơi đồ hiệu hơn 7 năm, Trang Trần chưa từng nghĩ mình sẽ trở thành nạn nhân của hàng fake. Cô sở hữu niềm đam mê đặc biệt đối với túi xách da cá sấu, mong muốn sở hữu càng nhiều kiểu vân da càng tốt.

    Da cá sấu Himalaya là chất liệu khiến Trang Trần và nhiều người chơi khao khát chạm vào. Tuy nhiên, chiếc túi Hermès Birkin da cá sấu Himalaya sở hữu mức giá tương đối cao, khoảng 6 tỷ đồng.

    Hơn nữa, đây là món phụ kiện có tiền cũng khó mà sở hữu được. Quá trình tậu món đồ hiệu này không đơn giản bởi chính sách mua hàng của Hermès rất chặt chẽ.

    Người phụ nữ này cần tích điểm bằng cách mua hàng loạt món phụ kiện thời trang, quần áo của nhà mốt để trở thành khách VIP, từ đó mới có cơ hội đặt mua túi xách. Số tiền chi trả cho những món hàng “lót đường” này thường cao gấp 3 lần giá trị chiếc túi.

    Hơn nữa, với mỗi lần đặt hàng, cô chỉ được chọn 1 trong 2 dòng Birkin hoặc Kelly. Ngoài ra, khách VIP cũng chỉ có cơ hội mua duy nhất 1 chiếc túi/năm. Chưa kể, danh sách chờ dài đằng đẵng khiến người mua tốn rất nhiều năm mới có thể chạm vào chiếc túi mơ ước.

    mua nham tui fa 1
    Túi Hermès Birkin Himalaya là mẫu túi khiến Trang Trần khao khát, song không thể sở hữu. Ảnh minh hoạ: Hermès.

    Từ bỏ khao khát chạm vào chiếc Hermès Birkin da cá sấu Himalaya, Trang được bạn bè giới thiệu chiếc Lady Dior đồng chất liệu với mức giá “mềm” hơn hẳn. Trong khi giá thành của chiếc túi cỡ trung là 1 tỷ đồng, phiên bản mini size chỉ có giá hơn 800 triệu đồng. Tuy nhiên, món phụ kiện này cũng là phiên bản giới hạn.

    Sau khi ngắm nghía hình ảnh về chiếc túi da cá sấu nổi iếng với hiệu ứng chuyển màu từ xám khói sang trắng ngọc trai, Trang Trần lập tức nhấc điện thoại, gọi cho người bán hàng trung gian (reseller) thân quen trong suốt 3 năm qua. Cô tha thiết nhờ người này tìm mua giúp, bày tỏ mong muốn sở hữu càng sớm càng tốt.

    Trang Trần cũng sẵn sàng chi trả thêm 100 triệu đồng để tậu mẫu túi có chi tiết logo đính đá quý thay vì logo bọc da thông thường.

    Sau hơn 1 tháng kể từ ngày nhờ reseller “săn lùng” hộ, cô nhận được tin nhắn thông báo chiếc túi về tay. Trang Trần mừng rỡ trước thông tin này, vội vàng chuyển khoản toàn bộ số tiền trị giá gần 1 tỷ đồng.

    Sau khi “đập hộp” túi xách yêu thích, cô nhanh chóng xách món phụ kiện này đi gặp gỡ bạn bè. Thế nhưng, cô nhận về nhiều ánh mắt nghi ngờ.

    Ngay khi trở về nhà, cô mới kiểm tra các thông số. Lúc này, Trang Trần mới “ngã ngửa” phát hiện mình bị lừa.

    “Lúc nhận hàng, tôi chỉ kiểm tra qua loa hóa đơn vì tin tưởng người giao dịch trung gian. Việc hóa đơn bị xoá tên cũng không có gì lạ vì hành động này sẽ giúp reseller tránh lọt vào 'danh sách đen' của nhãn hàng. Thương hiệu chỉ muốn bán cho người có nhu cầu sử dụng thật”, Trang Trần cho biết.

    Khi cô liên hệ với người bán, người này chối bỏ, đùn đẩy trách nhiệm. Hiểu rằng không thể truy vết đến người bán đầu tiên nếu ai cũng nhận là nạn nhân, cô không muốn làm lớn chuyện, song vẫn yêu cầu seller đền bù thiệt hại.

    “Lỗi của người này là tắc trách, không kiểm tra kỹ hàng hóa trước khi giao cho khách”, Trang kết luận.

    mua nham tui fa 1
    Túi Lady Dior Himalaya phiên bản hạn chế khiến Trang Trần không ngại "xuống tiền" để sở hữu. Ảnh minh hoạ: Dior.

    Nguồn cung hàng giả gia tăng

    Theo báo cáo được công ty cung cấp giải pháp phân biệt hàng hiệu giả Entrupy thực hiện năm 2023, người bán hàng trung gian, ở cả hình thức trực tiếp (offline) và trực tuyến (online), là một trong những nguồn cung cấp sản phẩm nhái lớn nhất.

    Trong năm 2021, 10,1% hàng giả đến từ reseller offline. Trong khi đó, 8,1% được trao đổi bởi người bán online.

    Những cá nhân thiếu uy tín hoặc thậm chí có danh tiếng trong lĩnh vực này đều có thể trở thành mắt xích quan trọng trong đường dây buôn bán hàng xa xỉ giả mạo.

    Entrupy cho biết tỷ lệ hàng giả tăng nhanh từ năm 2019 đến 2021 bắt nguồn từ nhiều nguyên do. Một trong những lý do chính là sự khan hiếm hàng hóa có sẵn tại các cửa hàng bán lẻ. Tình trạng này làm tăng nhu cầu của người tiêu dùng đối với sản phẩm tại thị trường thứ cấp.

    Từ đó, hàng loạt nguồn hàng thiếu uy tín phát triển nhanh chóng, xâm lấn thị trường, mở đường cho hàng giả xuất hiện tràn lan. Người tiêu dùng thiếu kiến thức và kinh nghiệm trở thành “con mồi” béo bở của những đại lý, người bán hàng trung gian này.

    Tháng 11/2023, cảnh sát Mỹ thực hiện vụ thu giữ hàng hiệu giả mạo lớn nhất từ trước đến nay, theo Bloomberg. Toàn bộ hàng hoá bao gồm túi xách, giày dép, đồng hồ có giá trị lên đến 1 tỷ USD.

    2 dealer lưu giữ khoảng 133.000 món đồ hiệu nhái tại Manhattan (New York, Mỹ). Cả 2 lập tức bị bắt giữ và tiến hành xét xử trong thời gian tới.

    Theo hình ảnh được cơ quan điều tra công bố, hàng trăm nghìn sản phẩm đến từ các thương hiệu thời trang xa xỉ như Louis Vuitton, Marc Jacobs, Christian Dior, Gucci, Burberry và Hermès được trưng bày kín trên những dãy kệ kim loại.

    Theo báo cáo do công ty cung ứng phần mềm MarkMonitor thực hiện năm 2023, 47% thương hiệu thời trang bị ảnh hưởng nặng nề bởi ngành công nghiệp hàng giả. 1/3 nhãn hàng báo cáo doanh thu giảm từ 10% trở lên.

    58% công ty lo sợ rằng tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn trong 5 năm tới khi hàng nhái ngày càng được thiết kế tinh vi và cuộc khủng hoảng sinh hoạt phí khiến nhiều người ưa chuộng sản phẩm giá rẻ.

    Đối mặt với tình trạng hàng nhái tràn lan, Entrupy cho rằng các thương hiệu phải đưa ra các chiến lược cụ thể, tiến hành triển khai sớm để đảm bảo doanh thu và bảo vệ khách hàng.

    Vào năm 2021, Prada và Cartier đã bắt tay với công ty cung cấp giải pháp phân biệt hàng thật - hàng nhái Aura Blockchain Consortium.

    Các nền tảng mua sắm trực tuyến như Rebag, The RealReal và Vestiaire Collective cũng áp dụng hàng loạt công nghệ kiểm tra sản phẩm, tránh tình trạng những phiên bản sao chép của hàng thời trang xa xỉ xuất hiện tràn lan, gây mất uy tín.

    The RealReal cho biết họ đã đầu tư vào chương trình nhận dạng, xác thực sản phẩm có tên Vision, kiên quyết áp dụng các phương pháp chống hàng nhái để bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng.

    Theo ZNews

  • Sarah Yates đã vô cùng hoang mang sau khi nhận ra chiếc túi Dior hàng hiệu mà cô mua trên trang thương mại điện tử Vinted với giá £315 hóa ra chỉ là đồ giả. 

    Khi mở túi xách ra, cô chỉ tìm thấy một hóa đơn bên trong. Tấm thẻ xác thực (authenticity card) dùng để chứng minh nó là hàng xịn không thấy đâu.

    Sarah, 38 tuổi, là một giám đốc quan hệ khách hàng ở London. Khi gặp tình huống này, cô đã nhẹ nhàng nhắn tin cho người bán hỏi họ chuyện gì đã xảy ra. Khi không thấy người bán trả lời, cô báo cáo vụ việc với trang Vinted và yêu cầu hoàn tiền. 

    Nhưng cô không nhận được câu trả lời nào từ Vinted. Vài tiếng sau đó, cô nhận được một loạt tin nhắn đe dọa từ người bán, bao gồm một tấm ảnh trong đó người bán cầm một khẩu súng ngắn. 

    "Hủy khiếu nại ngay lập tức và đừng làm tao nổi giận, nếu không tao đảm bảo mày sẽ không sống đến thứ Bảy", người bán viết trong một tin nhắn. 

    Ngày hôm sau, kẻ này lại nhắn tin: "Đừng để tao bắt được mày, tao sẽ buộc cả nhà mày phải trả giá".

    2arp26a worried homeowner checks laptop 607175919

    Ban đầu Sarah không sợ những lời đe dọa, nhưng cô cảm thấy hoang mang khi những tin nhắn điên loạn vẫn không ngừng xuất hiện mỗi ngày, và điều đáng sợ là những kẻ này biết địa chỉ nhà của cô. 

    "Tôi liên hệ với Vinted yêu cầu họ can thiệp, đồng thời gửi thông tin của người bán cho cảnh sát, nhưng thứ tôi nhận được chỉ là sự im lặng, mặc dù rõ ràng tình huống này đang đe dọa đến tính mạng của tôi", cô nói.

    Những trang thương mại điện tử như Vinted hay Depop có hình thức hoạt động khác nhau. Thay vì bán hàng trực tiếp cho khách, những trang này chỉ là cầu nối giữa người bán và người mua, hoặc là kênh trao đổi hàng từ người này sang người khác. Mọi người có thể trao đổi hàng hóa thông qua ứng dụng chat của trang. 

    Khi một người mua hàng, người bán sẽ nhận được địa chỉ của người mua để gửi hàng tới. Tuy nhiên, cách hoạt động này khiến người mua rơi vào tình thế rủi ro. Chưa kể họ còn bị bạo lực mạng vì các tin nhắn đe dọa được gửi thông qua ứng dụng chat.

    Vì những bất cập này mà tháng 10 vừa qua, chính phủ đã ban hành luật mới yêu cầu các trang thương mại điện tử phải tăng cường bảo vệ người dùng, nếu không sẽ bị phạt nặng.

    Luật này được đưa ra giữa lúc những tin nhắn đe dọa thông qua các ứng dụng tin nhắn trên các nền tảng thương mại điện tử ngày càng tăng, nhiều người mua lo sợ cho tính mạng của mình sau khi người bán đe dọa sẽ đến tận cửa nhà họ. 

    Chuyên gia kinh doanh Emily Smith, 36 tuổi ở Birmingham, cũng từng nhận được một tấm ảnh chụp khẩu súng sau khi báo cáo về một chiếc túi xách giả mua trên Vinted. 

    Cô cho biết: "Cảnh sát nói rằng cách làm ăn của Vinted rất khó để truy tìm người bán, và cuối cùng không ai bị trừng phạt về những phiền toái mà tôi phải chịu đựng".

    Một người dùng khác từng đăng trên Reddit hồi tháng 11 năm nay sau khi nhận được những tấm ảnh cầm súng của người mua. Cô đã báo cáo cho Vinted nhưng không ai hồi đáp.

    Ashley Jones, ở London, đã nhận được những tin nhắn chửi bới và đe dọa bởi một người mua trên Vinted. Người này không hài lòng với sản phẩm mà cô ta nhận được. 

    Ashley, 25 tuổi, cho biết: "Tôi đã 4 lần liên hệ với dịch vụ chăm sóc khách hàng của Vinted, nhưng họ chỉ phản hồi tự động và chẳng giúp gì được cho tôi". 

    Một số người dùng trên Depop cũng gặp phải những tình huống bị người mua lăn mạ và đe dọa sẽ tìm đến tận nhà họ.

    Tom Blok là người điều hành trang Complain.Biz, một website chuyên tiếp nhận những báo cáo về dịch vụ khách hàng yếu kém. Anh phát hiện xu hướng người dùng bị đe dọa ngày càng tăng trong những tháng qua. Anh cho rằng sự im lặng hoặc những câu trả lời tự động của các nền tảng thương mại điện tử là không thể chấp nhận được.

    Người đại diện của Vinted sau đó đã xin lỗi trường hợp của Sarah Yates và nói rằng họ sẽ hợp tác với cảnh sát để điều tra. Depop cũng trả lời tương tự. 

    Luật mới bảo vệ người mua sắm online

    Mới đây chính phủ đã công bố bộ luật mới để quản lý các nền tảng công nghệ, gọi là luật Online Safety Act 2023. Luật này được đề xuất vào tháng 10/2023, đã được Hạ viện phê duyệt và hiện đang chờ Thượng viện phê chuẩn. 

    Luật này sẽ yêu cầu các nền tảng thương mại phải có trách nhiệm với những nội dung đăng tải trên trang của họ. Họ phải có trách nhiệm xóa bỏ các tin nhắn gây hại. Các nền tảng phải hồi đáp nhanh chóng với những khiếu nại của khách hàng. 

    Nền tảng nào không hoàn thành nghĩa vụ của mình sẽ bị điều tra và có thể bị phạt tới 18 triệu bảng hoặc 10% doanh thu hàng năm. 

    Tôi nên làm gì khi bị đe dọa?

    Bạn có thể gọi 101 nếu bị quấy rối và đe dọa trên mạng, hoặc gọi 999 nếu cảm thấy mình đang gặp nguy hiểm, đang bị kẻ xấu rình rập. 

    Nếu không muốn gọi điện, bạn có thể báo cáo về vụ việc của mình online. Nên chụp lại các tin nhắn để trình báo với cảnh sát

    Bạn cũng nên khiếu nại vụ việc với nền tảng mua sắm, vì cảnh sát cần họ hợp tác trong quá trình điều tra. Nền tảng phải loại bỏ những nội dung, tin nhắn và có động thái bảo vệ bạn không tiếp tục bị quấy nhiễu. 

    * Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi.

    Viethome (theo The Sun)

  • Sử dụng dép tông của thương hiệu Dior, Jisoo tạo ra khoảnh khắc đáng nhớ khi vô tình làm rơi món đồ tại sân bay, giúp sản phẩm của nhà mốt cháy hàng.

    jisoo blackpink dep tong dior 1
    Jisoo vô tình làm rơi đôi dép tông của thương hiệu Dior khi di chuyển trong sân bay. Ảnh: Osen.

    Ngày 1/7, 3 thành viên của nhóm nhạc BlackPink, bao gồm Jisoo, Jennie, Rosé, xuất hiện tại sân bay Hàn Quốc, chuẩn bị lên đường sang London (Anh) dự sự kiện. Diện trang phục đơn giản khi đến sân bay, song 3 nữ thần tượng vẫn gây chú ý với người hâm mộ nhờ thần thái nổi bật.

    Tại đây, Jisoo tạo ra khoảnh khắc đáng yêu khi làm rơi đôi dép tông của thương hiệu Dior. Cùng thời điểm, Rosé cũng xuất hiện trước công chúng với đôi tông đen. Item này trở thành món đồ thời trang ưa thích, được BlackPink lăng xê.

    Jisoo làm rơi dép tông

    Là đại sứ thương hiệu Dior, Jisoo thường xuyên diện nguyên cây trang phục đến từ nhà mốt này. Trong lần sang Anh dự sự kiện cùng Rosé và Jennie, cô cũng lựa chọn quần áo của nhãn hàng thời trang cao cấp Dior.

    Cụ thể, giọng ca FLOWER mặc áo thun đen, phối cùng quần jean đồng màu. Nữ ca sĩ sử dụng thêm một chiếc áo khoác ngắn tay, dáng lửng để hoàn thiện outfit. Chiếc túi xách bucket trở thành điểm nhấn trong tổng thể bộ đồ.

    Đặc biệt, thay vì đi sneakers, giày cao gót, Jisoo lựa chọn dép tông để dễ dàng di chuyển, thuận tiện đi lại. Đôi tông mà chị cả BlackPink sử dụng tại sân bay mang tên Diorsea Thong Sandal của nhãn hiệu Dior.

    jisoo blackpink dep tong dior 1
    Jisoo xuất hiện tại sân bay với đôi dép tông của thương hiệu Dior. Ảnh: Osen.

    Món đồ xuất hiện trên website nhãn hàng với mức giá 22 triệu đồng. Sở hữu màu đen đơn giản, đôi dép thu hút sự chú ý nhờ dòng chữ “Christian Dior Paris” màu vàng nổi bật in trên phần quai.

    Item này cũng có thêm 3 phiên bản màu hồng, đỏ và tím. Dép tông của Jisoo nằm trong bộ sưu tập Thu 2023 của nhãn hàng, đặc biệt phù hợp với các chuyến du lịch biển.

    Xuất hiện với đôi dép tại sân bay, Jisoo cho thấy sự yêu thích đặc biệt đối với những món đồ thời trang tiện dụng, thoải mái. Thời trang sân bay của các nữ thần tượng K-Pop luôn ưu tiên sự tự do, thoáng mát.

    jisoo blackpink dep tong dior 1
    Đôi dép tông đen của Jisoo là sản phẩm trong bộ sưu tập Thu 2023 của nhà mốt Dior. Ảnh: Dior.

    Không chỉ sử dụng sản phẩm này, Jisoo còn tạo ra khoảnh khắc đáng nhớ khi vô tình làm rơi một chiếc dép tông trong lúc di chuyển. Đôi dép ngay lập tức được người hâm mộ chú ý, tìm kiếm thông tin.

    Trong ngày 1/7, sản phẩm Diorsea Thong Sandal size 7 lập tức cháy hàng trên website thương hiệu Dior Hàn Quốc. Hiệu ứng truyền thông của Jisoo được chứng minh khi hình ảnh, clip cô vô tình làm rơi dép xuất hiện trong top 6 cuộc thảo luận sôi nổi trên mạng xã hội của xứ sở kim chi, theo Koreaboo.

    BlackPink yêu thích dép tông, dép lê

    Xuất hiện tại sân bay vào ngày 1/7, Rosé cũng sử dụng dép xỏ ngón để thuận tiện đi lại. Cụ thể, giọng ca Gone diệp áo crop top đen, phối cùng quần jean ống rộng thoải mái.

    Set trang phục tối giản với khoảng hở tại eo tôn vinh vòng 2 thon gọn của nữ thần tượng. Cô sử dụng thêm một số món phụ kiện để gia tăng điểm nhấn cho bộ đồ, bao gồm kính mắt, dây chuyền và túi xách đeo chéo của nhà mốt Saint Laurent.

    Là đại sứ thương hiệu thời trang này, Rosé không quên lăng xê khéo léo những món đồ từ nhãn hàng.

    Giống với chị cả Jisoo, ca sĩ On The Ground cũng xỏ chân vào đôi dép tông màu đen để di chuyển tại sân bay. Chiếc quần jean dài, ống rộng của cô che phủ gần hết bàn chân và đôi dép.

    jisoo blackpink dep tong dior 1
    Rosé đến sân bay với đôi dép đen xỏ ngón, giúp quá trình di chuyển trở nên thuận tiện hơn. Ảnh: Osen.

    Khác với Jisoo và Rosé, Jennie không phải tín đồ của dép tông. Giọng ca You & Me thường xuất hiện với đôi dép lê của các thương hiệu thời trang thể thao.

    Trong một số hình ảnh đời thường, Jennie xỏ chân vào dép của các nhãn hàng như adidas, Nike, Fenty và Yeezy. Cô cũng phối thêm vớ cao cổ trắng khi sử dụng món đồ thời trang này.

    Thường xuyên xuất hiện tại sự kiện, trên sân khấu với những đôi giày cao gót gò bó, các thành viên của nhóm nhạc BlackPink yêu thích đôi dép thoải mái, tự do khi đi dạo phố, di chuyển trong sân bay. Tính ứng dụng cao chính là điều mà các nữ thần tượng K-Pop ưu tiên trong thời trang hàng ngày.

    jisoo blackpink dep tong dior 1

    jisoo blackpink dep tong dior 1
    Jennie thường xuyên sử dụng dép lê khi dạo phố, đến sân bay. Ảnh: Koreaboo, Dispatch.

    Theo Zing

  • Vào ngày chia tay với hôn phu, Zhang Jie bước vào cửa hàng Dior để mua một chiếc túi xách mới, dù biết rằng món phụ kiện xa xỉ có giá ít nhất bằng 3 tháng lương.

    mua tui dior 1
    Thu nhập người trẻ không thay đổi, nhưng xa xỉ phẩm đang đội giá chóng mặt ở xứ tỷ dân. Ảnh minh họa: VCG.

    Mệt mỏi vì những cuộc tranh cãi về tài chính và cuộc hôn nhân sắp tới, khoản thế chấp nhà, cùng với gánh nặng nuôi dạy con cái có thể xảy đến, cô gái 28 tuổi hy vọng một chiếc túi hàng hiệu sẽ giúp cô chóng quên đi tất cả phiền muộn và lo âu.

    Trong bối cảnh hàng hóa xa xỉ ngày càng tăng giá, cô không muốn phải chờ đợi thêm chỉ để mua món phụ kiện yêu thích. Song, chồng sắp cưới của Zhang (Trung Quốc) không đồng tình với cô. Cuối cùng, hai người quyết định chia tay.

    “Tôi nhận ra chúng tôi rất khác nhau. Anh ấy cần tiết kiệm để cảm thấy an toàn, còn tôi chỉ muốn sống cho hiện tại”, Zhang nói với Sixth Tone.

    Câu chuyện giữa Zhang và chồng sắp cưới cũ cho thấy một góc về thị trường xa xỉ ở xứ tỷ dân.

    mua tui dior 1
    Người trẻ xếp hàng tại một cửa hàng Dior ở Thượng Hải vào 16/4. Ảnh: VCG.

    Cách đây không lâu, giấc mơ sở hữu những món đồ xa xỉ ở Trung Quốc vẫn còn nằm trong tầm tay của nhiều người. Với nhóm khách hàng trung lưu trẻ tuổi, chúng là biểu tượng cho sự tinh tế và thành tựu của họ, cho dù đó chỉ là một chiếc túi xách, thắt lưng hay đồng hồ cao cấp,

    Nhưng trong bối cảnh cung và cầu thay đổi nhanh chóng, cùng với chi phí sản xuất gia tăng và lạm phát, các thương hiệu cao cấp hiện xa rời nhóm người tiêu dùng trung lưu. Thay vào đó, họ quay trở lại giới thượng lưu nhằm nỗ lực duy trì tính độc quyền, đồng thời bảo tồn sức hút từng biến họ trở thành biểu tượng hàng đầu, Sixth Tone đưa tin.

    Hàng hiệu tăng giá không phanh

    Hong Mengyue (31 tuổi) vẫn nhớ lần đầu tiên nhìn thấy một chiếc túi Chanel, cách đây 9 năm. Một ngày sau lễ tốt nghiệp đại học, một người bạn cùng lớp đã mang đến nhà Hong một chiếc túi xách Chanel trị giá khoảng 30.000 NDT (khoảng 4.830 USD) do cha mẹ tặng.

    “Để tránh bị mèo nhà tôi cào, cô ấy hỏi rằng có thể đặt chiếc túi trên giường tôi được không. Đó là khi tôi nhận ra khoảng cách giá trị rất lớn giữa túi xách của bạn và của mình”, Hong cười.

    Hồi làm việc tại một công ty quảng cáo ở Thượng Hải, Hong đã tìm hiểu sâu hơn về thế giới thời trang và sự xa xỉ. Cô nhận ra bạn cùng lớp của mình sở hữu chiếc Chanel Classic Flap mang tính biểu tượng của thương hiệu cao cấp này. Hong thề sẽ mua một cái.

    Khi Hong đưa ra quyết định đó vào năm 2019, giá của chiếc Classic Flap cỡ nhỏ là 38.000 NDT. Hiện mức giá đã tăng gần gấp đôi, lên 71.800 NDT.

    “Trong khi đó, tiền lương của tôi không có bất kỳ thay đổi nào”, cô gái sinh năm 1992 chia sẻ.

    Trên khắp Trung Quốc, không chỉ Chanel mà tất cả thương hiệu xa xỉ đều tăng giá. Tháng 12/2022, Hermès tăng giá 5-10%, trong khi Dior, Gucci, Louis Vuitton và Saint Laurent công bố các mức tăng khác nhau tùy dòng sản phẩm.

    Việc tăng giá bắt nguồn từ ảnh hưởng đáng kể của đất nước đối với thị trường xa xỉ toàn cầu.

    Trong thập kỷ qua, hàng triệu người tiêu dùng đã thúc đẩy mạnh mẽ thị trường xa xỉ phẩm phương Tây, từ đó mở ra ngành nghề daigou - những người chuyên buôn hàng xách tay ở nước ngoài hoặc sản phẩm tại các cửa hàng miễn thuế, giúp khách hàng tránh thuế nhập khẩu cao đối với đồ hàng hiệu.

    Điều này dẫn đến doanh số bán lẻ của các thương hiệu cao cấp ở Trung Quốc giảm mạnh.

    Để đối phó tình trạng này, năm 2015, các thương hiệu xa xỉ, dẫn đầu là Chanel, đã giảm giá nhằm thu hẹp khoảng cách hiệu suất bán hàng giữa các khu vực. Sự điều chỉnh giá này đã phát huy tác dụng. Chẳng mấy chốc, thế hệ Millennials Trung Quốc bắt đầu thúc đầy thị trường hàng hiệu trong nước.

    Theo một cuộc khảo sát năm 2018 của Tập đoàn UBS, nhóm tuổi này sẵn sàng dành khoảng 20% ​​thu nhập để mua đồ hàng hiệu. Một báo cáo khác do Tencent Marketing Insight và Boston Consulting Group đồng phát hành cho thấy năm 2021, thế hệ sinh sau thập niên 1990 chiếm gần 50% số người tiêu dùng xa xỉ.

    mua tui dior 1
    Sản phẩm trưng bày tại một cửa hàng đồ xa xỉ second-hand ở Thượng Hải. Ảnh: Gao Yidan

    Bên cạnh những khách hàng đủ giàu để mua xa xỉ phẩm không cần nhìn giá, phần lớn người tiêu dùng phải cân nhắc kỹ lưỡng và tiết kiệm đáng kể trước khi xuống tiền mua một món hàng.

    Điều này giải thích lý do những lần mua sắm hàng hiệu của nhiều người thường diễn ra vào các dịp trọng đại, như ngày kỷ niệm, lễ tốt nghiệp hay kỳ nghỉ lễ.

    Nhưng trong bối cảnh các mặt hàng cao cấp tăng giá không ngừng, ngày càng nhiều người tiêu dùng trẻ tuổi phải suy nghĩ lại.

    Quay lưng với khách hàng "không thu nhập"

    Năm 2022, một tờ ghi chú được cho là từ cuộc họp nội bộ của tập đoàn LVMH đã gây ra làn sóng phản đối kịch liệt ở xứ tỷ dân.

    Theo bản ghi chú, tập đoàn xa xỉ của Pháp đã phân loại khách hàng thành ba nhóm: nhóm “giá trị tài sản ròng siêu cao”, nhóm “giá trị tài sản ròng cao” và nhóm “không có thu nhập” - những người có thu nhập cá nhân hàng năm dưới 3 triệu NDT.

    Dù thành viên hội đồng quản trị LVMH đã phủ nhận tính xác thực, nội dung tờ ghi chú đã lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội, khiến nhiều người tức giận, bất bình trước tình trạng đối xử bất bình đẳng với khách hàng của tập đoàn Pháp.

    mua tui dior 1
    Một người đàn ông đi ngang qua cửa hàng Louis Vuitton ở Thượng Hải vào ngày 17/5. Ảnh: IC

    Sự việc khiến người tiêu dùng như Hong tin rằng các thương hiệu xa xỉ đang cố gắng ngăn cản những người mua bình thường tiếp cận mình. Thay vào đó, họ có thể tập trung vào nhóm người tiêu dùng cao cấp.

    “Tất cả thương hiệu xa xỉ nhận ra rằng nhóm khách hàng cao cấp cốt lõi là chìa khóa để họ tồn tại và phát triển”, Zhou Ting, đồng chủ tịch của Yaok Group, chuyên nghiên cứu về ngành công nghiệp xa xỉ, nói với Sixth Tone.

    Theo Zhou, những khách hàng giàu có sở hữu khối tài sản hơn 10 triệu NDT, với tỷ lệ 3/1.000 người ở Trung Quốc, tiêu thụ hơn 80% tổng số xa xỉ phẩm.

    Trước đại dịch, các thương hiệu xa xỉ đã sử dụng những chiến lược phổ biến để phát triển bằng cách mở rộng cơ sở người tiêu dùng. Nhưng khi nền kinh tế thế giới đình trệ do đại dịch, họ lại bắt đầu dựa dẫm nhiều hơn vào nhóm khách hàng siêu giàu”, bà nói thêm.

    Theo Zing

  • Johnny Depp tái ký hợp đồng làm đại sứ cho nước hoa Dior Sauvage, với giá trị kỷ lục là 20 triệu đô-la Mỹ. Đây là giá trị chưa từng có cho một hợp đồng đại sứ nước hoa.

    johnny depp dior sauvage
    Vẻ quyến rũ nam tính của Johnny Depp đã gắn liền với hình ảnh của dòng nước hoa nam Dior Sauvage từ nhiều năm nay. Ảnh: Dior

    Từ năm 2015, Johnny Depp đã là gương mặt đại diện cho dòng nước hoa nam Sauvage của Dior. Tuy nhiên, trong thời gian hợp tác, nam tài tử 59 tuổi vướng kiện tụng căng thẳng với vợ cũ là Amber Heard. Giai đoạn này, Dior đã bị giới truyền thông và người hâm mộ thúc giục chấm dứt hợp đồng với Johnny Depp, nhưng những hình ảnh, video chiến dịch quảng cáo của anh vẫn được thương hiệu Pháp tiếp tục sử dụng. Khi tình thế hoàn toàn đảo ngược vào năm ngoái, nước hoa Sauvage Dior bất ngờ cháy hàng vì không quay lưng với Johnny Depp.

    Có vẻ quyết định gắn bó với Johnny Depp của Dior đã được đền đáp và giờ đây họ bắt đầu tiến đến một mối quan hệ còn bền chặt hơn trước.

    Dior dành cho Johnny Depp đãi ngộ chưa từng có

    Johnny Depp đã gia hạn hợp đồng quảng cáo với Dior, khi vừa tái ký phụ lục kéo dài thêm 3 năm. Nguồn tin hé lộ rằng giá trị hợp đồng lần này lên đến 20 triệu đô-la Mỹ, cho thấy sức mạnh của cái tên Johnny Depp đối với nước hoa Dior Sauvage. Con số này phá vỡ kỷ lục hợp đồng trị giá 7 triệu đô-la Mỹ giữa Brad Pitt và Chanel No.5, hay với 12 triệu đô-la Mỹ của Dior và Robert Pattinson trước đó.

    Ngoài việc củng cố mối quan hệ giữa thương hiệu Pháp và ngôi sao người Hollywood, việc gia hạn hợp đồng với tư cách là đại sứ của Dior Sauvage còn khẳng định sự hỗ trợ mà hãng đã thể hiện đối với Johnny Depp trong những năm gần đây, mặc cho những đồn đoán gây tranh cãi của phiên tòa diễn ra vào mùa xuân năm 2022 giữa nam diễn viên và vợ cũ.

    Sự trở lại của Johnny Depp hậu phiên tòa với Amber Heard

    Thỏa thuận mới với Dior của Johnny Depp được mong đợi có thể giúp mở đường cho nam diễn viên trở lại trong các dự án điện ảnh bom tấn cùng hãng phim lớn, những đơn vị vốn do dự khi làm việc với anh vì những tai tiếng trong quá khứ. Johnny Depp từng bị Warner Bros và loạt phim Fantastic Beasts bỏ rơi, cũng như phải bồi thường thiệt hại 22,5 triệu đô-la Mỹ cho Cướp biển vùng Caribê 6 năm 2017.

    Việc kéo dài cương vị đại sứ cho nước hoa Dior Sauvage trùng hợp với màn tái xuất màn ảnh rộng của Johnny Depp, khi anh có mặt tại Liên hoan phim Cannes trong vai diễn Vua Louis XV cho bộ phim lịch sử Jeanne du Barry.

    Jeanne du Barry Johnny Depp 01
    Bộ phim xoay quanh mối quan hệ đầy sóng gió của vua Louis XV (Johnny Depp thủ vai) và người tình của ông, Jeanne du Barry (Maiwenn đóng). Ảnh: Jeanne du Barry

    Với thỏa thuận mới giữa Dior và Johnny Depp, có vẻ như thương hiệu xa xỉ của Pháp sẽ không từ bỏ mối quan hệ của họ. Đặc biệt khi giờ đây tên tuổi nam diễn viên một lần nữa được yêu mến. Bằng cách đặt niềm tin vào Depp, thương hiệu tái khẳng định cam kết sát cánh cùng ngôi sao của họ trong mọi khó khăn, tạo tiền lệ mới trong thế giới về sự chứng thực của người nổi tiếng và quan hệ đối tác nước hoa.

    Theo Harper's Bazaar

  • dior harry 1

    Dior làm dấy lên tranh cãi khi đăng ảnh Hoàng tử Harry trong trang phục do hãng thiết kế riêng để dự lễ đăng quang của Vua Charles III.

    "May đo phù hợp với Hoàng gia. Dior rất vinh dự may trang phục cho Hoàng tử Harry, Công tước xứ Sussex, trong lễ đăng quang của Vua Charles III, được thiết kế riêng bởi Kim Jones. Được nhìn thấy khi đến Tu viện Westminster, hãy cùng hiểu rõ hơn sự khéo léo trong bộ đồ trang phục của anh ấy", Dior viết trên Twitter hôm 6/5, đính kèm hình ảnh Hoàng tử Harry mặc sơ mi trắng, gile, áo đuôi tôm và quần tây đen.

    dior harry 1
    Hình ảnh Hoàng tử Harry trong lễ đăng quang được Dior đăng tải. Ảnh: Twitter/Dior

    Bài đăng của Dior nhanh chóng thu hút gần 4 triệu lượt xem trong chưa đầy 24h, với nhiều ý kiến trái chiều. Nhiều người hâm mộ Hoàng gia cho rằng thương hiệu thời trang xa xỉ Pháp đang khoe khoang việc thiết kế trang phục cho Hoàng tử Harry, lợi dụng chuyện này quảng bá sản phẩm. Việc Harry mặc trang phục của Dior cũng dấy lên suy đoán anh có thể đã ký hợp đồng với thương hiệu này.

    "Một thương vụ thương mại với Dior sau lễ đăng quang ư? Thật xấu hổ, tôi sẽ không mua hàng của hãng nữa", một tài khoản tên Will bình luận. Trong khi đó, một tài khoản tên Jin nhận xét: "Nói thật là kiểu may đo ở phố Savile Row của Anh vượt trội hơn nhiều so với thiết kế này. Tôi không có ý thô lỗ nhưng hãy nhìn vào sự nhăn nheo của những đường may đó đi, tỷ lệ trông cũng lôi thôi, thậm chí cả chất liệu vải cũng là một lựa chọn tồi. Có lẽ anh ấy đã bỏ lỡ buổi thử đồ cuối cùng của mình?".

    Trong khi đó, nhiều người khen trang phục của Harry lịch lãm và trang trọng đúng tính chất lễ đăng quang. "Anh ấy ăn mặc không chê vào đâu được", tài khoản tên Clarie bình luận. "Anh ấy mặc đẹp nhất trong số tất cả thành viên Hoàng gia. Diana đã truyền lại vẻ đẹp trai cho anh ấy", tài khoản Susan Ariew viết.

    Công tước xứ Sussex tham dự lễ đăng quang của Vua Charles III tại Tu viện Westminster ở London vào sáng 6/5. Anh xuất hiện với tâm trạng thoải mái, vui vẻ cười nói với một số thành viên trong gia đình Hoàng gia khi ngồi ở hàng ghế thứ ba quan sát lễ đăng quang của cha.

    dior harry 1
    Harry cười tươi tại lễ đăng quang của Vua cha. Ảnh: BBC

    Ngay sau khi lễ đăng quang kết thúc, Harry vội vàng ra sân bay trở về Mỹ để kịp tham dự bữa tiệc sinh nhật của con trai Archie. Harry đáp xuống Sân bay Quốc tế Los Angeles vào khoảng 19h30 (giờ địa phương) và nhanh chóng di chuyển về nhà ở ở Montecito, California. Meghan đã tổ chức một bữa tiệc sinh nhật giản dị cho con trai, với bánh được làm từ trái cây hái trong vườn nhà.

    Sự xuất hiện của Harry tại lễ đăng quang đánh dấu lần đầu anh đoàn tụ với Hoàng gia sau những chỉ trích nhắm vào gia đình khi xuất bản cuốn hồi ký Spare. Harry vội trở về Mỹ và bỏ lỡ bữa tiệc trưa cùng gia đình tại Cung điện, buổi chụp ảnh chân dung đăng quang và cả buổi hòa nhạc sau đó.

    Ngôi Sao (theo Mirror)

  • Tranh cãi xung quanh tác phong ăn mặc khi đi mua đồ ở store Dior tại Anh, Mỹ vẫn còn tiếp diễn.

    Cách đây ít lâu TikToker Trân Bánh Bao đăng tải một đoạn clip ăn mặc xuề xòa, trên tay cầm ly trà và tiến vào một cửa hàng Dior tại Boston (Mỹ). Theo lời nữ TikToker, cô đã bị các nhân viên ở đây coi thường, không đón tiếp.

    mac do xue xoa vao dior 1
    Cô nàng còn mang theo 1 cốc nước vào cửa hàng.

    Sau khi Trân Bánh Bao đăng tải video xoay quanh chuyện thử ăn mặc xuề xòa đi mua hàng Dior và bị nhân viên "bơ lác", cô đã thu về vô số bình luận trái chiều cùng lượt tương tác khủng.

    Ngay sau đó, một TikToker khác có tên Thái Vi Vu - nhân viên ở 1 cửa hàng Dior tại Anh đã đăng video phản bác. Anh nói: "Seller bọn mình khá bận, phải check email, tiếp khách hàng online, in hóa đơn... có nhiều việc để làm nên sẽ phải ưu tiên khách hàng tiềm năng trước. Bạn ăn mặc như vậy trông có giống khách hàng tiềm năng không?". Thái Vi Vu khẳng định với cách ăn mặc như vậy, Trân Bánh Bao đang thể hiện sự thiếu tôn trọng nhãn hàng và gây hiểu nhầm bản thân là "reseller" (những người chuyên mua và bán lại sản phẩm để "ăn" tiền chênh lệch).

    Nam TikToker cũng nhấn mạnh việc Trân Bánh Bao đem cốc trà tới cửa hiệu thời trang có thể làm bẩn sản phẩm - một hành vi bị cấm kỵ ở Anh Quốc. Ngoài ra, anh cho rằng, không thể kết luận nhân viên Dior coi thường khách khi Trân Bánh Bao không có bằng chứng cụ thể mà chỉ nói suông.

    mac do xue xoa vao dior 1
    Thái Vi Vu làm việc tại một store Dior ở Anh.

    Trước tranh cãi đôi bên, cư dân mạng đã có những phản ứng trái chiều:

    Phản ứng cư dân mạng:

    - "Đơn giản là những khách hàng không mua hàng thường ăn mặc như Trân, nên nhân viên không tiếp là chuyện thường".

    - "Toàn nhìn mặt mà bắt hình dong".

    - "Mỗi thương hiệu cao cấp đều có cách phục vụ khác nhau. Nhưng điểm chung là họ không thích có khách mang đồ ăn thức uống vào store như thế".

    - "Ở Mỹ, mặc xuề xòa vào cửa hiệu cao cấp là chuyện thường".

    - "Muốn được tôn trọng thì hãy tôn trọng thương hiệu trước đã".

    - "Chị Trân mua đồ luôn cho họ sợ đi!".

    Người trong cuộc nói gì?

    Để có cái nhìn khách quan nhất, chúng tôi đã liên hệ với cả hai TikToker để nghe những chia sẻ về sự việc trên.

    PV: Chào Trân Bánh Bao, bạn nghĩ sao trước những chia sẻ của Thái Vi Vu?

    Trân Bánh Bao"Như em đã nói, cửa hàng Dior em tới nằm ở Boston, US (Mỹ), còn cửa hàng Dior anh Thái Vi Vu làm việc ở bên Anh. Hai nước, hai văn hoá mua sắm khác hoàn toàn nhau, nên ngay từ đầu anh Thái đã không có trải nghiệm mua sắm giống em. Em vẫn giữ quan điểm là việc ăn mặc như thế nào không quan trọng và không ảnh hưởng đến cửa hàng hay các vị khách khác. Nếu anh Thái coi trọng vẻ bề ngoài, anh có thể giữ quan điểm đó cho bản thân và không cần phải áp đặt lên người khác".

    "Em đã đi rất nhiều cửa hàng thời trang cao cấp. Thậm chí, trong ngày xảy ra sự việc, em đã qua cửa hàng Dior khác gần đó để mua và được tiếp đãi công bằng, nhiệt tình. Những khách hàng thân quen sẽ có Sale Associate (Cộng tác viên bán hàng) riêng và được thông báo khi có sản phẩm ở store. Với em, việc các resellers gom hàng hay không chẳng ảnh hưởng gì đến trải nghiệm mua sắm của em. Và em không đồng ý với việc tuyên truyền hay mặc định người châu Á là reseller mà không hề dựa trên một thống kê cụ thể nào".

    mac do xue xoa vao dior 1
    Trân Bánh Bao

    "Thực tế, đa phần mặt hàng thời trang khi lỗi mốt sẽ bị mang đi tiêu hủy gây ảnh hưởng đến môi trường. Do đó, sản phẩm được tiêu thụ nhiều hơn bởi khách hay reseller đều tốt. Ở trên là theo quan điểm của em. Nếu muốn, anh Thái có thể hướng dẫn mọi người cách mặc đồ khi đi mua sắm một cách tự chủ và không tham gia vào câu chuyện của em".

    Còn về phần mình, Thái Vi Vu từ chối chia sẻ thêm để tránh đẩy sự việc đi quá xa. Anh cũng đăng tải clip đính chính sự việc trên và khẳng định mình không ủng hộ việc phân biệt chủng tộc.

    Nam TikToker nhắc lại rằng, cách ăn mặc của Trân Bánh Bao có thể gây lầm tưởng cô nàng là "reseller" - đối tượng nằm trong "blacklist" của các thương hiệu. Ngoài ra, những vấn đề như không được mang thực phẩm vào không gian trưng bày; ăn mặc đẹp để tôn trọng nhãn hàng; hay những luận điểm ở video trước đó đều được nam TikToker nhắc lại, nhằm khẳng định quan điểm của mình là đúng.

    Ai đúng ai sai?

    Công bằng mà nói, lý lẽ của cả hai nhân vật đều có những điểm đúng. Với Trân Bánh Bao, cửa hàng Dior mà cô trải nghiệm nằm tại Mỹ. Ở đây, khách hàng có thể ăn mặc thoải mái (miễn không ăn mặc phản cảm và kém vệ sinh) mà vẫn có thể được tiếp đón một cách lịch sự.

    Ngược lại, văn hóa ăn mặc khi tới các cửa hàng cao cấp ở Anh (nơi Thái Vi Vu sống), lại khắt khe hơn. Khách hàng cần thể hiện sự tôn trọng thương hiệu qua cách mặc đẹp, cũng như không mang đồ ăn, thức uống vào nơi bày bán sản phẩm.

    Nói tóm lại, việc khách hàng mặc đẹp đơn giản là cách để họ làm đẹp bản thân ở mọi lúc và mọi nơi. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng một vị khách có dáng vẻ bình dân, phong cách thời trang đơn giản lại xứng đáng bị "bơ lác" khi bước chân vào cửa hiệu cao cấp. Cũng bởi lẽ đó, câu chuyện mặc đồ xuề xòa vào store đồ hiệu đến giờ vẫn là topic gây tranh cãi không ngớt. Còn bạn, bạn nghĩ sao?

    Theo Kênh 14

  • Chiếc túi xách này từng xuất hiện cùng công nương Diana khi bà đi dự tiệc Met Gala năm 1996

    Lady Dior Mini 0

    Phong cách thời trang của công nương Diana một lần nữa được công chúng quan tâm, khi series phim dài tập The Crown mùa 5 của Netflix công chiếu. Trong phần phim này, nữ diễn viên Elizabeth Debicki tái hiện những khoảnh khắc thời trang đáng nhớ nhất của cố công nương.

    Ủng hộ làn sóng hoài niệm này, Dior cũng tham gia bày tỏ lòng kính yêu với công nương Diana khi tái bản chiếc túi Lady Dior mini mà công nương vô cùng yêu thích.

    Lady Dior Mini 0
    Công nương Diana dùng túi xách Lady Dior mini tại Met Gala 1996, phối với đầm Dior haute couture do John Galliano thiết kế, và chiếc vòng cổ ngọc trai và sapphire nổi tiếng. Ảnh: Dior

    Lady Dior Mini 0
    Ảnh: Dior

    Thương hiệu Pháp vừa công bố rằng mẫu túi Lady Dior mini mà công nương Diana sử dụng trong tiệc tối Met Gala năm 1996 sẽ được tái bản dưới dạng một phiên bản giới hạn. Thiết kế làm bằng chất liệu satin xanh thẳm chần bông với họa tiết Cannage. Phụ tùng bạc và móc khóa D-I-O-R đính pha lê. Mẫu túi Lady Dior mini này được thực hiện ton-sur-ton với chiếc đầm dạ hội của công nương Diana tại tiệc Met Gala năm ấy.

    Sở dĩ cái tên của cố công nương luôn gắn liền với dòng túi xách biểu tượng nhà mốt Pháp vì tình yêu của bà dành cho mẫu thiết kế.

    Lady Dior Mini 0
    Thiết kế nguyên bản Dior tặng công nương Diana là mẫu bằng da thuộc bóng (patent). Ảnh: Dior

    Năm 1995, khi công nương Diana dự khai trương triển lãm Paul Cézanne tại Grand Palais ở Paris, Dior đã tặng bà một chiếc túi làm kỷ niệm. Mẫu túi lúc ấy được gọi là Chouchou và chưa được bày bán chính thức. Tuy nhiên do quá yêu thiết kế, công nương liên tục dùng mẫu túi Dior mỗi khi xuất hiện trước công chúng. Dior đặt tên lại mẫu túi của mình theo fan lớn nhất của nó.

    Lady Dior Mini 0
    Thiết kế Chouchou được đặt tên lại thành Lady Dior. Ảnh: Dior

    Từ lúc ấy đến nay, Lady Dior đã trở thành dòng túi kinh điển của thương hiệu Pháp, trở thành nền tảng cho nhiều màn bắt tay nghệ thuật giữa Dior và các nghệ sỹ (ví dụ như triển lãm Lady Dior As Seen By), và được tái sinh dưới nhiều hình thức như Lady D-Joy hay Lady D-Lite.

    Lady Dior Mini 0
    Ảnh: Dior

    Màn tái sinh cho phiên bản Lady Dior mini bằng satin xanh năm nay chắc chắn sẽ là một trong những phiên bản giới hạn được săn đón nhất. Bạn đừng bỏ qua cơ hội được sở hữu một thiết kế mang tính chất biểu tượng.

    Lady Dior Mini 0
    Ảnh: Dior

    Theo BazaarVietnam

  • Dùng bữa ở một nhà hàng hay quán cà phê của các nhãn hiệu cao cấp giúp các khách hàng trẻ tuổi có trải nghiệm sang chảnh, trong khi số tiền bỏ ra ít hơn nhiều so với mua túi hiệu.

    dior gucci mo nha hang 1
    Các nhà hàng, tiệm cà phê do Gucci, Dior hay LV vận hành đều có điểm chung là đắt khách dù giá dịch vụ đắt đỏ.

    Các thương hiệu đồ hiệu cao cấp đang có xu hướng "lấn sân" và tập trung nhiều cho mảng kinh doanh nhà hàng, như một cách để duy trì hình ảnh sang trọng và tiếp tục thu hút sự chú ý từ những khách hàng trẻ, theo SCMP.

    Tại Hàn Quốc, ngày càng nhiều nhà hàng hạng sang theo chủ đề này xuất hiện trong 5-6 năm đổ lại. Trên khu phố Itaewon dành cho giới trẻ, nhà mốt Gucci cho khai trương nhà hàng Gucci Osteria, phục vụ các món ăn do đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin nấu.

    Một chiếc hamburger có giá 27.000 won (19 USD), các món khác dao động 120.000-170.000 won. Bất chấp mức giá đắt đỏ, số lượng đặt chỗ trước vẫn hết sạch chỉ sau 4 phút vào ngày đầu mở cửa.

    dior gucci mo nha hang 1

    dior gucci mo nha hang 1
    Khách hàng dùng bữa trong cửa hàng cà phê của Dior tại Seoul. Ảnh: Ucmsan1205, young.story.

    Đắt đỏ nhưng kín chỗ

    Hồi tháng 5, hãng đồ xa xỉ của Pháp Louis Vuitton cũng mở một nhà hàng pop-up (mở trong ngắn hạn) mang tên Pierre Sang trong vòng một tháng tại Seoul. Nhanh chóng, khách đặt kín chỗ ngay khi nhà hàng thông báo nhận đặt bàn.

    Cộng với việc thành viên J-Hope của nhóm nhạc BTS từng ghé qua dùng bữa, nhà hàng này trở thành một trong những địa điểm hấp dẫn nhất ở Seoul vào thời điểm đó.

    Tận dụng sức hút, Louis Vuitton tiếp tục mở một nhà hàng pop-up thứ hai tại khu phố nhà giàu Cheongdam-dong vào tháng 9. Như lần trước, lượng đặt giữ chỗ nhanh chóng được lấp đầy vào ngày đầu khai trương. Một số người đặt thậm chí rao bán, nhượng lại suất của mình để kiếm tiền lời.

    Quán Cafe Dior nằm tại tầng 6 trong cửa hàng flagship lớn nhất của thương hiệu thời trang này đặt tại trung tâm Seoul là nơi thu hút nhiều du khách ghé thăm. Khách hàng vừa có thể thưởng thức cà phê, vừa khám phá các phòng triển lãm trưng bày những kiệt tác làm nên tên tuổi của Dior.

    dior gucci mo nha hang 1

    dior gucci mo nha hang 1
    Món bánh hamburger và một phần không gian của nhà hàng Gucci Osteria. Ảnh: @gucciosteria.

    Đầu năm nay, nhà sản xuất đồng hồ cao cấp của Thụy Sĩ Breitling cũng giới thiệu nhà hàng và quán cà phê bên trong cửa hàng của mình. Đây được gọi là cách thức thể hiện hình ảnh sang trọng của thương hiệu thông qua đồ ăn và đồ uống, từ đó thu hút sự chú ý của những dân chơi đồng hồ.

    Gentle Monster - thương hiệu kính mắt nổi tiếng của Hàn Quốc - cũng không nằm ngoài xu hướng. Hãng này mở quán cà phê, đồ tráng miệng Nudake bên trong cơ sở có quy mô to nhất ở Apgujeong, Seoul.

    Ngoài Hàn Quốc, những mô hình tiệm cà phê, hàng bánh gắn với các cái tên hàng hiệu nổi tiếng cũng có mặt ở nhiều quốc gia khác.

    Ngoài cơ sở ở Seoul, Gucci còn mở ra 3 chi nhánh nhà hàng khác. Ở Gucci Osteria Beverly Hill (Mỹ), thực khách dùng bữa cần tuân thủ quy tắc ăn mặc trang phục lịch sự. Để ăn tối ở đây, thực khách cũng phải đặt bàn trước.

    Trong vòng 48 tiếng, nhân viên sẽ gọi lại xác nhận và người ăn phải đặt cọc 80 USD/người cho trường hợp không đến. Tuy nhiên, lúc cao điểm, thực khách có thể cần đặt trước 30 ngày mới đến lượt.

    dior gucci mo nha hang 1
    Nhà hàng Gucci, Louis Vuitton được mở những vị trí đắc địa hoặc ngay bên trong cửa hàng của hãng, với các món ăn đắt đỏ ngang nhà hàng hạng sang. Ảnh: Korea Times.

    Quán cà phê pop-up của thương hiệu đình đám Fendi từng mở tại London (Anh). Nằm trong cửa hàng bách hóa Harrods, Fendi Cafe có vị trí đắc địa và không gian độc đáo. Tất cả nội thất của quán, từ tách cà phê đến những chiếc đĩa đựng bánh, đều được in logo của hãng.

    Citron là quán cà phê sang trọng ở Pháp, thuộc sở hữu của thương hiệu túi nổi tiếng Jacquemus. Quán được thiết kế với những tông màu pastel, tạo cảm giác sang trọng và hài hòa. Bánh quả chanh vàng là một trong các món “best seller”.

    Bán trải nghiệm thương hiệu cao cấp

    Dịch bệnh Covid-19 đã thúc đẩy các thương hiệu xa xỉ quảng bá các mặt hàng thời trang của họ trên không gian kỹ thuật số. Cách thức này thành công không chỉ đối với khách hàng ở độ tuổi 20 và 30, mà còn cả những người ở độ tuổi 60 và 70.

    Giữa sự thay đổi mô hình lớn này, các thương hiệu cao cấp bắt đầu đầu tư để cung cấp và nâng cấp trải nghiệm theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, quảng bá trực truyến trên mạng có giới hạn nhất định.

    Từ đó, các nhà mốt bắt đầu mở nhà hàng và quán cà phê. Khách hàng thưởng thức đồ ăn và đồ tráng miệng với không gian, phục vụ đến từ nhãn hàng cao cấp.

    Họ phải bỏ ít tiền ra hơn nhiều mà vẫn có trải nghiệm sang chảnh so với việc mua một chiếc túi xách hay quần áo tại cửa hàng - thứ có thể tốn hàng triệu won cho một lần mua sắm ở Hàn Quốc.

    dior gucci mo nha hang 1
    Đồ ăn và thức uống giờ là cách nhiều hãng đồ hiệu coi là cách giúp các khách hàng mới nhớ tới bản sắc thương hiệu, thay vì các món túi xách, phụ kiện. Ảnh: Tabetamiwa.

    Theo Korea Times, chiến lược này đã được chứng minh độ hiệu quả với những khách hàng trẻ thuộc thế hệ MZ của Hàn Quốc (thế hệ Millennials và thế hệ Gen Z), nhóm người tiêu dùng tiềm năng cho các mặt hàng xa xỉ, bên cạnh nhóm nhà giàu.

    Ngoài cung cấp thêm dịch vụ cho khách đến cửa hàng mua sắm và tiện thể ăn uống, những nhà hàng của Gucci, Dior còn hướng tới người trẻ chưa có đủ tài chính để chi tiền sở hữu từ các món rẻ nhất như phụ kiện của hãng nhưng vẫn muốn xài những thứ gắn tên với thương hiệu.

    Một trong những lý do khiến các thương hiệu cao cấp tăng cường kinh doanh thực phẩm và đồ uống là vì họ muốn mở rộng trải nghiệm sang lĩnh vực phong cách sống, biến nhà hàng thành nơi quy tụ dân sành ăn.

    “Các thương hiệu sang trọng kinh doanh nhà hàng và quán cà phê tập trung nhiều hơn vào trải nghiệm hơn là lợi nhuận. Đồ ăn, đồ uống để lại ấn tượng mạnh mẽ cho người tiêu dùng và tạo ra mối liên kết với thương hiệu một cách tự nhiên.

    Nói cách khác, đây là một chiến lược tiếp thị tốt để xây dựng lòng trung thành của khách hàng đối với các thương hiệu cao cấp", đại diện của một hãng sang trọng cho biết.

    Không giống như các nhà hàng trong khách sạn 5 sao, nhà hàng của Gucci, LV mang đến cho người tiêu dùng nhiều trải nghiệm khác nhau thông qua kiến ​​trúc, thiết kế nội thất và các món dao, dĩa được sử dụng.

    “Như một phần mở rộng của việc đi xem biểu diễn thời trang, ẩm thực tại nhà hàng của các hãng đồ hiệu mang đến cơ hội cho khách hàng trải nghiệm phong cách sống của tầng lớp thượng lưu bằng cách ăn cùng một món ăn trong cùng không gian với họ”, người này nói thêm.

    Theo Zing

  • quan cafe dior 1

    Không chỉ gây tiếng vang trong lĩnh vực thời trang xa xỉ, thương hiệu Dior giờ đây lấn sang sang lĩnh vực nhà hàng, quán cà phê khiến cộng đồng mạng tò mò muốn khám phá.

    Đến đây, bạn vừa có thể thưởng thức cà phê, vừa được trải nghiệm, khám phá các phòng triển lãm trưng bày những kiệt tác làm nên tên tuổi của thương hiệu.

    quan cafe dior 1
    Ảnh: Pinterest

    Địa điểm mà quán cà phê của Dior toạ lạc

    Vùng biển được các nhà sáng tạo của Dior lựa chọn cho quán cà phê đẹp như tranh vẽ của mình chính là Saint-Tropez. Vùng vịnh biển nước Pháp với những bãi biển cát trắng và nước xanh một cách rất đặc biệt.

    quan cafe dior 1
    Ảnh: TripAdvisor

    quan cafe dior 1
    Ảnh: Agoda

    Vốn là một làng chài nhỏ nhưng nhờ vẻ đẹp hài hòa giữa sự cổ kính với nét quyến rũ của vịnh cùng tên, Saint Tropez nhanh chóng trở thành một nơi nghỉ dưỡng nổi tiếng nhất châu Âu. Cũng chính vì thế, người ta gọi đây là “Bờ biển Thiên thanh” hay “Thánh địa du lịch thế giới" bởi trong dòng khách du lịch đông đảo từ khắp nơi trên thế giới tới đây hàng năm có khá nhiều người nổi tiếng và tỷ phú.

    quan cafe dior 1
    Ảnh: The Collectionist

    Quán cà phê của “ông lớn thời trang” Dior có gì bên trong?

    Nằm trong căn biệt thự mang hơi thở đồng quê nước Pháp, quán cà phê mang nét đẹp thơ mộng với nhiều cửa sổ màu pastel trang nhã. Những chi tiết trang trí ở đây cũng đậm chất riêng lẫn biểu tượng của thương hiệu thời trang nổi tiếng. Không gian ngoài trời có thảm cỏ xanh kết hợp với tán cây cao chọc trời tạo nên khu vườn Dior đẹp tựa như những bộ phim thế kỷ trước.

    quan cafe dior 1

    quan cafe dior 1
    Ảnh: yachtcharterfleet.com

    Dior luôn là niềm mơ ước của hàng triệu cô gái. Thương hiệu nổi tiếng nhất thế giới này luôn sở hữu những bộ sư tập phụ kiện, váy áo, mỹ phẩm cao cấp. Nên khác với những quán cà phê thông thường, không gian đồ uống của Dior cũng mang đậm sự khác biệt và dấu ấn thương hiệu của riêng mình.

    quan cafe dior 1

    quan cafe dior 1

    quan cafe dior 1

    quan cafe dior 1
    Ảnh: @haladee

    quan cafe dior 1

    quan cafe dior 1
    Khu vườn lãng mạn nổi tiếng với biểu tượng Dior ẩn mình trong những bụi cây (Ảnh: @capture.themomentss, diordeslices)

    Bí quyết để có một bức ảnh sang xịn tại đây đó chính là hãy phối đồ theo tông màu trung tính nhé!

    quan cafe dior 1

    quan cafe dior 1

    quan cafe dior 1

    quan cafe dior 1
    Các tín đồ “sống ảo” có thể tha hồ chụp ảnh để check in sang chảnh. (Ảnh; @chiery888, @sandy_b_dore, diordeslices)

    Quán có tông màu chủ đạo thời thượng, không bao giờ lỗi mốt là vàng, trắng, be và tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên. Cà phê này có cả khoảng không gian trong nhà lẫn ngoài trời để phục vụ khách hàng của hãng. Không gian tràn ngập ánh sáng, hoàn toàn phù hợp để sống ảo, nhân viên ở đây cũng vô cùng thoải mái để bạn check-in ở mọi nơi.

    quan cafe dior 1

    quan cafe dior 1

    quan cafe dior 1
    Đây là nơi lý tưởng để vừa thưởng thức cà phê vừa ngắm view toàn cảnh xung quanh khu phố (Ảnh: jannealers)

    Quán cà phê không chỉ phục vụ bữa sáng và bữa trưa mà còn cả bữa tối. Bánh mì và món tráng miệng bằng sô-cô-la hấp dẫn là sự lựa chọn hàng đầu. Ngoài ra, quầy bar còn phục vụ nước trái cây ép có gắn logo Dior nổi bật.

    quan cafe dior 1

    quan cafe dior 1

    quan cafe dior 1
    Cafe Dior là sự kết hợp của thời trang cao cấp, nghệ thuật và phong cách thưởng thức cà phê cực sang chảnh (Ảnh: diordeslices, luxurykey,st, char_line_cha)

    Địa chỉ chi tiết: Dior des Lices, số 13 rue François Sibilli, 83990 Saint-Tropez

    Mở cửa từ: thứ 2 đến thứ 7, từ 10 giờ sáng đến nửa đêm.

    Theo Trí Thức Trẻ

  • Doanh số bán nước hoa của Dior tăng mạnh. Những sản phẩm do Johnny Depp quảng cáo đã hết hàng tại Anh và Mỹ.

    Phiên tòa diễn ra vào ngày 1/6 đã thông qua phán quyết vụ kiện giữa Johnny Depp và Amber Heard. Tài tử sinh năm 1963 giành chiến thắng. Johnny Depp được 10 triệu USD tiền thiệt hại và 5 triệu USD chi phí bồi thường trừng phạt.

    Trước khi có kết quả cuối cùng, những cáo buộc của Amber Heard hướng đến Johnny Depp khiến nhiều nhãn hàng quay lưng với nam diễn viên. Tuy nhiên, Dior thu hút sự chú ý khi vẫn hợp tác với Johnny Depp. Thậm chí, vụ kiện giữa 2 diễn viên giúp doanh số bán nước hoa của thương hiệu Pháp tăng vọt.

    johnny depp dior 1
    Johnny Depp là gương mặt đại diện cho dòng nước hoa nam giới Sauvage của Dior từ năm 2015. Ảnh: Forbes

    Kiếm bộn tiền nhờ quyết định khác biệt

    NZ Herald đưa tin Dior được đền đáp xứng đáng khi không bỏ rơi Johnny Depp. Một nguồn tin thân cận với nam diễn viên tiết lộ: "Doanh số bán hàng của Dior đang tăng lên và thương hiệu này không có kế hoạch loại bỏ Johnny Depp".

    Theo Daily Mail, các sản phẩm nước hoa do nam diễn viên quảng cáo đã hết hàng tại Anh và Mỹ.

    Thực tế, sau khi vụ kiện được truyền thông, khán giả quan tâm, người hâm mộ của Johnny Depp đã chia sẻ hàng loạt video lên mạng xã hội kêu gọi mua nước hoa của thương hiệu Pháp. Họ đặt mua sản phẩm từ Dior vì nhãn hàng vẫn hợp tác với nam diễn viên.

    Một bình luận cho biết: "Tôi sẽ không mua vé của Aquaman 2. Tuy nhiên, tôi sẽ mua thêm một chai Dior Sauvage".

    Dữ liệu từ Hey Discount cho biết nhu cầu đối với nước hoa Dior Sauvage đang bùng nổ trong vài tuần khi vụ kiện bắt đầu. Chỉ trong một tháng, lượt tìm kiếm loại nước hoa này tăng 48%. Vào tháng 3, lượt tìm đạt 823.000. Con số này tăng lên 1,2 triệu vào tháng 4.

    Lượt xem những video quảng cáo nước hoa của thương hiệu Pháp trên mạng xã hội cũng tăng 63%. Trong khoảng thời gian diễn ra vụ kiện, lượt xem đạt 209 triệu.

    Theo dữ liệu tìm kiếm ở Google, Dior Sauvage hiện là loại nước hoa phổ biến thứ 2 trên thế giới, đứng sau Baccarat Rouge 540 của Maison Francis Kurkdjian.

    Mối quan hệ giữa thương hiệu và người nổi tiếng

    Johnny Depp trở thành gương mặt đại diện cho dòng sản phẩm nước hoa nam của Dior vào năm 2015. Thương hiệu Pháp đã thể hiện sự ủng hộ kiên định dành cho nam diễn viên trong suốt cuộc chiến pháp lý.

    Quyết định này khiến thương hiệu Pháp vướng phải hàng loạt ý kiến trái chiều. Những nhà vận động chống lạm dụng đã chỉ trích quyết định của Dior.

    Luật sư Rachel Horman-Brown cho biết: "Dior thật vô trách nhiệm và khiến tôi thất vọng. Cáo buộc cho thấy Depp có hành vi ngược đãi bạn đời và gần như bị gọi là kẻ đánh vợ nhưng Dior vẫn hợp tác với anh ta. Hành động này gần như dung túng cho sự lạm dụng và bạo lực với phụ nữ".

    Trước những tranh luận, đại diện của Dior từ chối bình luận.

    Khi vụ việc giữa Johnny Depp và Amber Head được đăng tải, danh tiếng của cả hai bị ảnh hưởng nặng nề. Johnny Depp bị Warner Brothers loại khỏi phim Fantastic Beasts vào tháng 12/2020. Ngành công nghiệp giải trí Hollywood quay lưng với tài tử sinh năm 1963. Nhiều nhãn hàng hủy bỏ hợp đồng với nam diễn viên.

    johnny depp dior 1
    Dior vướng ý kiến trái chiều khi vẫn hợp tác cùng Johnny Depp. Ảnh: Dior

    Từ trước đến nay, các thương hiệu xa xỉ luôn tránh khỏi những tranh cãi liên quan đến nghệ sĩ. Năm 2005, bức ảnh cho thấy Kate Moss đang hít cocaine khiến nữ người mẫu bị loại khỏi các chiến dịch của Chanel, Burberry và H&M.

    Khi Tiger Woods thừa nhận ngoại tình vào năm 2009, hợp đồng của anh với Tag Heuer và Procter & Gamble đã bị hủy.

    Robert Burke, người sáng lập một công ty tư vấn xa xỉ cho biết: "Trước đây, khi người nổi tiếng bị buộc tội về điều gì đó, kể cả chưa xét xử, thương hiệu xa xỉ sẽ tự rút lui". Các thương hiệu cao cấp không thích gây tranh cãi hay có bất kỳ liên quan nào có thể khiến người tiêu dùng khó chịu hoặc làm hoen ố danh tiếng, tên tuổi của nhà mốt.

    Vụ việc của Dior và Johnny Depp là một trong những trường hợp hiếm hoi thương hiệu vẫn đồng hành cùng nghệ sĩ giữa những tranh cãi.

    Nguồn: Zing

  • mua dior tra thu 1

    Người phụ nữ trung niên cho biết bị coi thường khi xem đồ ở cửa hàng Dior, Rome. Nhiều ngày sau, bà quay lại để mua sắm thỏa thích cùng con gái của mình.

    Ngày 18/5, người phụ nữ có nickname Nahtyourbby (người Singapore) đăng tải đoạn video mua sắm lên mạng xã hội. Nội dung cho thấy cô đi cùng mẹ, mua khá nhiều túi xách ở cửa hàng Dior tại Rome, Italy.

    "Tôi biết các nhân viên bán hàng tại đây có cuộc sống khó khăn. Hôm nay, họ tiếp đón chúng tôi với dịch vụ khách hàng cơ bản. Anh ta pha cho chúng tôi cà phê và nó rất nóng. Bạn có thể không tôn trọng tôi nhưng đừng bao giờ làm điều đó với mẹ tôi", cô nói trong video.

    mua dior tra thu 1
    Mẹ của Nahtyourbby trong đoạn video của con gái mình.

    Cũng trong đoạn phim này, mẹ của Nahtyourbby nói chúc mừng nam nhân viên bán hàng một cách mỉa mai trong khi con gái mình thanh toán. Nhân viên này tỏ ra không bận tâm đến việc quay video.

    Theo Asia One, đây không phải lần đầu tiên mẹ của Nahtyourbby đến cửa hàng Dior này. Đầu tháng 5, bà từng đến đây một mình và cho biết không nhận được sự tiếp đón nhiệt tình của nhân viên. Nahtyourbby cho rằng khi đó do mẹ mình ăn mặc "kém sang" nên bị nhân viên từ chối cho xem những món đồ bà yêu cầu.

    Tức giận trước thái độ của nhân viên, Nahtyourbby quyết định đưa mẹ quay lại cửa hàng mua sắm thật nhiều để chứng tỏ mình đủ điều kiện tài chính.

    Đoạn video của Nahtyourbby nhận sự quan tâm lớn trên mạng xã hội. Nhiều người dùng đặt câu hỏi liệu cô có cần phải phô trương sự giàu có của mình như vậy hay không.

    "Những vấn đề của người giàu thật buồn cười", một người bình luận.

    Trong khi đó, một số người khác cho rằng hành động phớt lờ (nếu có) của nhân viên Dior là một chiến thuật bán hàng phổ biến nhằm gây ức chế và kích thích việc mua sắm của khách hàng. Không may, mẹ con Nahtyourbby không hề nhận ra điều này.

    Đáp trả, Nahtyourbby nói rằng mình chỉ mua sắm để phản đối hành vi phân biệt đối xử của nam nhân viên đối với mẹ mình.

    Nahtyourbby cho biết công việc trước đây của mình là hướng dẫn học sinh làm bài luận trong kỳ tuyển sinh đại học. Trong suốt 6 năm, cô tích lũy được 40.000 USD (tương đương 54.000 SGD).

    Hiện tại, cô làm giám đốc tiếp thị sản phẩm, thu nhập 150.000 USD/năm.

    mua dior tra thu 1

    mua dior tra thu 1
    Nahtyourbby và mẹ mua số lượng túi lớn tại cửa hàng.

    Câu chuyện giữa Nahtyourbby và cửa hàng Dior Rome chưa dừng lại khi vào 30/5, cô tiếp tục đăng tải một video khác lên mạng xã hội và phủ nhận mọi chỉ trích về mình

    "Tôi mua sắm không có nghĩa là cố trả thù hay muốn ai đó bị sa thải. Tôi chỉ muốn có một trải nghiệm mua sắm tốt và nhận được ứng xử lịch sự từ nhân viên cửa hàng", cô nói trong video, cho biết thêm sẵn sàng làm mọi điều để mẹ mình hạnh phúc.

    Trước đó, vào tháng 3/2022, một phụ nữ khác ở Singapore mua cho mẹ mình chiếc túi Louis Vuitton. 10 năm trước, mẹ của cô bị chê không đủ đẹp khi bước vào một cửa hàng thuộc thương hiệu này.

    Theo Zing

  • BlackPink Jisoo và Dior đã khuấy đảo Internet trong Tuần lễ Thời trang Paris. Dior trở thành tài khoản thương hiệu hàng đầu, theo dữ liệu của Launchmetrics.

    BlackPink đã gây bão Tuần lễ Thời trang Paris, và một trong những thành viên của nhóm nhạc nữ Hàn Quốc, Jisoo, chịu trách nhiệm cho bài đăng mạng xã hội có giá trị cao nhất.

    [...] 4 bức ảnh trên Instagram - Jisoo mặc một chiếc váy nhỏ màu be được trang trí bằng hoạ tiết hình người Hy Lạp - đã tạo ra giá trị tác động truyền thông 1,84 triệu đô la, theo dữ liệu và thông tin chi tiết của công ty Launchmetrics.

    Dior trở thành tài khoản thương hiệu hàng đầu với 8.088 bài đăng trị giá 39,1 triệu đô la về giá trị ảnh hưởng trên phương tiện truyền thông, trong khi đó Jisoo, tên đầy đủ Kim Jisoo, là người nổi tiếng hàng đầu chỉ với 2 bài đăng cá nhân và 2,536 lượt đề cập trên phương tiện truyền thông, đã tạo nên tổng giá trị là 15,7 triệu đô la. Cô sở hữu 47,9 triệu người theo dõi trên Instagram và cũng đã ghi lại chuyến tham quan tân Dior Spa tại khách sạn Cheval Blanc.

    jisoo blackpink dior paris fashion week 2021

    Nhìn chung, Tuần lễ Thời trang Paris, kéo dài từ 27/09 đến 05/10, đã tạo ra 241,4 triệu đô la giá trị tác động truyền thông, với 184,7 triệu đô la trong số đó là đến từ các kênh xã hội. Để so sánh, tổng giá trị truyền thông của Tuần lễ thời trang Milan là 129 triệu đô la [...]

    Dior đứng đầu bảng xếp hạng thương hiệu, tiếp theo là Louis Vuitton, Chanel, Balenciaga và Balmain [...] Bảng xếp hạng thương hiệu, chỉ xem xét dựa trên các kênh truyền thông chính thức của các thương hiệu, có 4 thương hiệu giống nhau ở 4 vị trí hàng đầu, nhưng khác biệt là Valentino với vị trí thứ 5.

    Con số giá trị tác động đến phương tiện truyền thông của Launchmetrics tính toán tác động dựa vào các vị trí trên phương tiện truyền thông có liên quan tới tất cả các kênh (trực tuyến, xã hội, báo in), bao gồm phương tiện trả tiền, sở hữu và kiếm được.”

    jisoo blackpink dior paris fashion week 2021 2

    — Theo ‘Kinh thánh làng thời trang’ - tạp chí WWD —

    THƯƠNG HIỆU NÀO ĐÃ GIÀNH ĐƯỢC THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC TẠI PARIS FASHION WEEK?

    “Dior biết được cách thức để thu hút lượng truy cập trên các nền tảng mạng xã hội Trung Quốc: dựa vào sức ảnh hưởng của người nổi tiếng. Trước buổi diễn, thương hiệu đã mời 6 ngôi sao trong nước với tổng số hơn 45 triệu người theo dõi để thông báo lời mời tham dự. Tuy nhiên, thần tượng K-pop Jisoo mới là ngôi sao thu hút nhiều lượng truy cập nhất cho Dior cả ở Trung Quốc và trên toàn thế giới. Buổi livestream của thương hiệu trên Weibo đã vượt mốc 50 triệu lượt xem, nhiều người trong số đó là những người ủng hộ và hâm mộ của ngôi sao nữ Hàn Quốc.”

    — Theo Jing Daily, cơ quan truyền thông hàng đầu đưa tin về các nhân tố định hình sự xa xỉ tại Trung Quốc —

    Cụ thể, livestream Dior SS22 show đã thu hút được tổng cộng 54 triệu lượt xem tại Trung Quốc, chính thức thiết lập kỷ lục mới, cách biệt gấp 3.3 lần so với mùa trước (~16.3 triệu lượt xem). Đồng thời, Dior cũng đứng đầu trong danh sách về số lượng truy cập của các thương hiệu xa xỉ nổi tiếng, nhờ vào sức hút và tầm ảnh hưởng của Jisoo.

    JISOO LÀ NGÔI SAO MANG LẠI GIÁ TRỊ TRUYỀN THÔNG KIẾM ĐƯỢC (EMV) CAO NHẤT SO VỚI BẤT KÌ NGƯỜI CÓ TẦM ẢNH HƯỞNG NÀO 

    “Dior xếp hạng ở vị trí đầu tiên với khả năng hiển thị trên mạng xã hội cao nhất trong mùa, theo nền tảng Lefty, xác định các show diễn có phạm vi tiếp cận nhiều nhất bằng cách phân tích số lần hiển thị và mức độ tương tác trên các bài đăng Instagram từ những người có tầm ảnh hưởng với hơn 10 nghìn lượt theo dõi. Dior - với show diễn Garden Tuileries được phát sóng trên một số nền tảng ở châu Á dành cho những người không thể đến Paris, bao gồm Weibo, Douyin, Tencent, Wechat, Miui và Line Taiwan - đã tạo ra hơn 130 triệu lượt xem, theo thương hiệu cho biết. Được biết đến qua người có tầm ảnh hưởng lớn như BlackPink Jisoo, Dior show cũng phát sóng trên YouTube’s Masthead Live, giới thiệu qua các nền tảng TikTok, Instagram, Twitter.

    [...] Chỉ riêng BlackPink Jisoo đã đại diện cho 64% trong tổng giá trị truyền thông kiếm được của Dior - 7 triệu đô la - bằng chứng cho thấy các ngôi sao K-pop tiếp tục là một trong những đại sứ quyền lực nhất cho các thương hiệu hiện nay.”

    [Ảnh đính kèm cùng chú thích] Ngôi sao Jisoo, tham dự Dior SS22 show, đã mang lại giá trị truyền thông kiếm được cao nhất so với bất kỳ người có tầm ảnh hưởng nào.

    — Trích VOGUE BUSINESS —

    Nguồn: Jisoonly - BlackPink Jisoo Vietnam Fanpage