• Xuân đến Úc khi mới 19 tuổi. Năm đó, người nhà của em bảo lãnh em sang Úc bằng visa du lịch. Cũng như bao người di dân khác đến Úc muốn có cuộc sống tốt hơn và không muốn quay về Việt Nam để chịu cuộc sống cực khổ, Xuân quyết định mạo hiểm với một con đường khác để xin ở lại Úc.

    Xuân được người quen giới thiệu một anh chàng người Úc. Sau khi tìm hiểu, Xuân kết hôn để nộp hồ sơ ở lại Úc. Em chuẩn bị nộp hồ sơ kết hôn với cuộc hôn nhân chóng vánh. Nhưng lúc đó em đâu biết rằng trên visa du lịch của em có điều khoản cấm 8503, em không thể nộp visa kết hôn ở Úc. Và rồi chuyện gì đến cũng đến, visa của em sắp hết hạn. Có một người khuyên em nên nộp visa tị nạn. Và sóng gió trong cuộc hành trình đến thường trú Úc của em bắt đầu từ đó.

    visa cancelled

    Visa tị nạn bị từ chối. Xin miễn điều khoản cấm không thành

    Sau khi nộp visa tị nạn, chỉ vỏn vẹn vài tháng thì hồ sơ của Xuân đã bị từ chối. Cũng trong lúc đó, em nhờ một văn phòng nào đó xin miễn điều khoản cấm trên visa du lịch của mình nhưng cũng không thành. Em nộp đơn khiếu nại visa tị nạn, rồi đơn khiếu nại cũng bị từ chối. Visa của em lại một lần nữa hết hạn. Con đường định cư Úc của em bế tắc. Em và chồng cũng ly hôn vì xảy ra nhiều mâu thuẫn vì lúc đó em còn quá trẻ và cuộc hôn nhân đến trong sự vội vàng. Sau ly hôn, em chấp nhận ở Úc không có visa để chờ đợi một ngày nào đó em sẽ tìm ra con đường đi mới cho mình. Sự chờ đợi của em là một quãng thời gian dài đằng đẵng gần 8 năm trời.

    Cánh cửa với tia hy vọng được mở ra

    Cuối năm 2017, tôi nhận được cuộc gọi của Xuân, em bảo rằng em đọc được một số bài viết của tôi và quyết định tìm đến văn phòng tôi để được giúp đỡ. Trong buổi cố vấn đầu tiên, em kể tường tận cho tôi nghe về hoàn cảnh của em. Khi em gặp tôi thì đã gần 8 năm kể từ ngày em sang Úc. Tại thời điểm đó, em không có visa. Xuân cho tôi biết rằng em đã kết hôn với một người Việt quốc tịch Úc, và vừa sinh được con gái đầu lòng. Em muốn xin gỡ bỏ điều khoản cấm trên visa cũ, muốn nộp visa kết hôn để ở lại Úc. Vợ chồng em không muốn xa nhau. Em và chồng đã tìm đến các văn phòng luật sư khác để tìm sự giúp đỡ và ai cũng bảo rằng hồ sơ của em đã bế tắc, và em phải về Việt Nam mới có thể nộp visa sang lại Úc được; việc nộp visa ở Úc là không khả thi. Vậy nên khi biết văn phòng Di Trú Đào Nguyễn, em đã tìm đến với hy vọng sẽ được ở lại Úc.

    Khi nghe xong câu chuyện của em, không một chút chần chừ, tôi bảo em xin lại hồ sơ cũ của em để tôi tiến hành giải trình, xin miễn điều khoản cấm để em có thể nộp visa kết hôn ở Úc. Tôi tự tin là mình sẽ làm được cho em.

    Điều khoản cấm được miễn sau 10 ngày nộp đơn

    Hồ sơ của Xuân phải giải trình khá nhiều và khá gay cấn vì em đã từng có chồng rồi ly hôn, em đã từng nộp visa tị nạn và hồ sơ bị từ chối ở tòa, bên cạnh đó tôi phải đưa ra được những lý do thuyết phục để xin miễn điều khoản cấm 8503.

    Tôi là một người luôn đi thẳng vào vấn đề. Đơn giải trình chỉ vỏn vẹn 5 trang giấy, nhưng không hề kém sức thuyết phục.

    Chỉ sau 10 ngày sau khi nộp đơn, chúng tôi vui mừng khi nhận được tin Bộ Di Trú đã chấp nhận gỡ bỏ điều khoản cấm 8503 cho Xuân. Và thế là em đã có thể nộp visa kết hôn ở trên nước Úc, không bị về Việt Nam để chờ đợi visa.

    Mặc dù vậy, hồ sơ của em chưa kết thúc ở đây, mà em còn bị vướng thêm một điều khoản dành cho người sống bất hợp pháp.

    Xin miễn điều khoản cấm cho người ở lậu

    Bởi vì Xuân đã sống bất hợp pháp ở Úc trong một thời gian khá dài nên em cần phải đưa ra lý do bắt buộc hoặc lý do nhân đạo để em có thể xin được cấp visa ở Úc.

    Trong trường hợp của em, vì em đã có con nên đây là một lợi thế. Tuy nhiên, thời gian em ở quá hạn tại Úc khá lâu, nên việc trình bày lý do bắt buộc và lý do nhân đạo cũng khó khăn hơn bình thường. Theo luật di trú Úc hiện nay, không phải có con là sẽ xin miễn được điều khoản 3 dành cho người sống bất hợp pháp. Có những trường hợp có con vẫn có thể bị từ chối visa.

    Hồ sơ visa hôn nhân của em được đưa vào kèm theo đơn giải trình điều khoản sống bất hợp pháp đã được soạn chi tiết. Lúc đó, trong lòng em đã nhẹ nhõm đi được phần nào khi cầm trên tay tấm visa chờ (bridging visa).

    Từ tạm trú đến thường trú trong tích tắc

    Bẵng đi 1,5 năm chờ di trú xét hồ sơ, cuối cùng tôi cũng nhận được thông báo yêu cầu khám sức khỏe để được cấp visa. Lúc này, tôi biết rằng đơn xin miễn điều khoản sống bất hợp pháp đã được chấp nhận. Lòng thầm vui mừng cho em.

    Sau khi hoàn thành xong thủ tục khám sức khỏe và lý lịch tư pháp, Xuân đã được cấp visa tạm trú Úc. Em vui mừng khôn xiết vì đây là lúc em có thể kết thúc khoảng thời gian sống trong phập phồng lo sợ.

    Nhưng linh cảm cho tôi biết điều gì đó còn thiếu sót trong hồ sơ này. Tôi ngồi xem lại hồ sơ của em, xem lại tờ giấy kết hôn thì phát hiện lẽ ra em phải được luôn visa thường trú, nhưng Bộ Di Trú chỉ cấp visa tạm trú.

    Tôi tức tốc soạn email gửi cho Bộ Di Trú để xin luôn visa thường trú cho em, vì theo luật thì em đã đủ điều kiện để được cấp visa thường trú. Ngay hôm sau, khi kiểm tra email thì đập vào mắt tôi đó là visa thường trú của Xuân. Tôi lập tức báo tin mừng cho em, em muốn hét lên vì sung sướng.

    Vậy là kết thúc chặng đường 10 năm dài đằng đẵng cùng với bao nhiêu khó khăn, bao nhiêu sóng gió. Nay em đã chính thức là thường trú nhân của Úc, em đã có thể về Việt Nam ăn một cái tết trọn vẹn và ấm cúng cùng gia đình mà em mong ước trong 10 năm qua.

    Tên nhân vật đã được thay đổi vì lý do riêng tư.

    Nguồn: Di Trú Đào Nguyễn

  • Sống ở nước ngoài chục năm, hai mẹ con Sidney Vo đối mặt với việc bị trục xuất chỉ vì cô bị viêm gan B, có lẽ là một trong các trường hợp cuối cùng. Các quy tắc dễ chịu hơn khi xét sức khỏe di dân mà chính phủ vừa thay đổi có vẻ… không dành cho cô!

    Một bà mẹ đơn thân người Việt đang phải đối mặt với việc bị trục xuất khỏi Úc cùng con trai, vì cô bị viêm gan B, mặc dù chính phủ đã thay đổi các quy tắc về sức khỏe di dân, được thiết kế lại để những di dân mắc những căn bệnh mãn tính được nhiều ưu đãi hơn.

    Nhiễm một thứ virus rất phổ biến ở khu vực Đông Nam Á, thực sự không tạo ra sự khác biệt trong cuộc sống hàng ngày của Sidney Vo, nhưng nó đã khiến cô mất cơ hội định cư tại Úc vĩnh viễn – mặc dù đã sống ở đây 10 năm.

    “Tôi đã bị sốc vì nó đã ảnh hưởng đến visa đến vậy, tôi nghĩ rằng mình rất khỏe mạnh, về thể chất chuyện gì tôi cũng làm được”, Cô Vo sống ở Canberra nói với SBS News.

    Tháng 7 năm nay, chính phủ đã thay đổi cách tính toán những gánh nặng tiềm năng mà người xin visa có thể đặt lên hệ thống y tế, để giúp những người mắc bệnh mãn tính đến Úc dễ dàng hơn.

    Mức trần chi phí chính phủ đã chuẩn bị để điều trị mỗi ca được nâng từ $40 lên $49 ngàn đôla.

    Đồng thời, khung thời gian để đánh giá chi phí chăm sóc đã thay đổi, từ trọn đời thành 10 năm, giúp những người di cư trẻ tuổi có cơ hội tốt hơn để vượt qua rào cản sức khỏe.

    Giám đốc điều hành Hepatitis Victoria, bà Melanie Eagle hoan nghênh những thay đổi trên.

    “Điều này có nghĩa là không ai mắc viêm gan B bị ngăn cản không thể xin visa hoặc bị ngăn cản di dân,” bà Eagle nói.

    Nhưng các thay đổi về quy tắc này đã đến quá muộn đối với cô Vo và cậu con trai 12 tuổi Billy, vì hồ sơ của họ đã bị đóng lại trước khi những thay đổi trên có hiệu lực.

    ‘Hãnh diện là người Úc’

    Cô giáo nhà trẻ này đặt chân đến Úc lần đầu vào tháng Hai 2009 khi còn là sinh viên. Con trai cô khi đó còn nhỏ xíu và cô Vo nói rằng, thằng bé nghĩ nước Úc là quê nhà của mình.

    “Lần đầu tiên Billy đến Úc khi mới 19 tháng tuổi nên cậu bé không có bất kỳ ký ức hay hình ảnh nào về Việt Nam. Billy nghĩ Úc là đất nước và quê hương của con. Con hãnh diện là người Úc nhưng chúng tôi không phải là người Úc trên mặt luật pháp.”

    Hai mẹ con được người dì và hai chị em của cô Vo hỗ trợ, họ đã là công dân Úc hoặc thường trú nhân sống ở Melbourne.

    Cô Vo đã cầu xin Bộ trưởng Di trú David Coleman mở lại hồ sơ cho trường hợp của mình và xét lại dựa trên giới hạn chi tiêu y tế mới.

    “Thật là tốt quá khi chính phủ làm điều gì đó để giúp những người có cùng hoàn cảnh với tôi dễ dàng hơn, nhưng tôi ước rằng sự kiện đó đến sớm hơn để chúng tôi có thể kháng cáo visa của mình”, Cô Vo ngậm ngùi.

    Bộ trưởng Coleman từ chối trả lời phỏng vấn của SBS News, chuyển các câu hỏi đến Bộ Nội vụ.

    Một phát ngôn nhân của Bộ Nội vụ đã phản hồi nhưng không bình luận trực tiếp về trường hợp của cô Vo, nhưng cho biết không có cơ hội nào mở lại các hồ sơ đã đóng.

    “Bản cập nhật chính sách áp dụng cho tất cả các trường hợp chưa có quyết định và các đơn mới từ ngày 1 tháng Bảy 2019. Không thể được áp dụng hồi tố cho các hồ sơ xin visa đã hoàn tất,” một phát ngôn nhân của Bộ Nội vụ cho biết.

    Bộ Nội vụ nói rằng tiêu chí sức khỏe di dân là “thực tế và cân bằng giữa lòng trắc ẩn và chi phí” bằng cách miễn trừ sức khỏe cho một số loại visa.

    “Chính sách này đã tiếp tục bảo vệ cộng đồng Úc khỏi các rủi ro về an toàn và sức khỏe cộng đồng, bao gồm chi tiêu công cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và cộng đồng, và bảo vệ sự tiếp cận của công dân Úc và thường trú nhân với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và cộng đồng.”

    Viêm gan B trong di dân

    Tổ chức Y tế Thế giới ước tính có 39 triệu người mắc bệnh viêm gan B mãn tính ở Đông Nam Á.

    Một trong tám người Úc gốc Việt và gốc Cam pu chia bị nhiễm trùng gây viêm gan và có thể dẫn đến ung thư gan nếu không được kiểm soát.

    Mặc dù không phải là di truyền, nhưng thường được truyền từ mẹ sang con qua chất dịch cơ thể mặc dù các loại vắc-xin hiện đang được triển khai trong một nỗ lực để quét sạch nhiễm trùng trong cơ thể người mẹ.

    Những câu hỏi thường gặp từ những người di dân tương lai bị viêm gan B trong việc xin visa Úc đã thúc đẩy Hepatitis Victoria làm ra một hướng dẫn, trong đó chỉ các bước quy trình nộp đơn và các quy tắc về sức khỏe.

    “Chúng tôi đã có những người bị từ chối đơn xin visa vì chi phí giả định trong tương lai mà họ có thể trở thành gánh nặng cho hệ thống y tế của chúng ta, và chúng tôi hiểu đó là một chi phí phân biệt đối xử”, Bà Eagle cho biết.

    Bà cho biết các chi phí thường được tính dựa trên những ý tưởng lỗi thời về việc điều trị và đã không tính đến các cải tiến.

    “Người dân, cho rằng trong tình trạng có kiểm soát, không còn là loại ‘gánh nặng’ cho hệ thống y tế như trước đây.”

    Đặt lên bàn cân: giá trị và chi phí

    Cô Vo rất có thể mắc bệnh viêm gan B khi còn nhỏ ở Việt Nam, uống một viên thuốc mỗi ngày để kiểm soát tình trạng này.

    Trong khi một số loại visa làm việc tạm thời có giấy miễn trừ sức khỏe, thì visa làm việc vùng quê, loại mà cô Vo nộp đơn thì không được miễn trừ.

    Cô kêu gọi chính phủ cân nhắc sự đóng góp của mình cho xã hội như một người làm việc toàn thời gian trong một ngành phải vật lộn với tình trạng thiếu nhân viên, và là một giáo viên tình nguyện cho một trường Việt ngữ ở Canberra.

    “Tôi tin rằng điều đó có lợi hơn nhiều so với những gì tôi làm chính phủ tốn kém,” cô nói.

    Luật sư của cô Vo, Kathryn Viegas, cho biết cơ hội của cô sẽ được cải thiện rất nhiều nếu theo các quy tắc mới.

    “Sự khác biệt giữa việc đánh giá chi phí của bạn trong khoảng thời gian 10 năm và trong suốt cuộc đời của bạn là rất lớn. Đối với một người như Sidney, một phụ nữ trẻ, sự khác biệt giữa 10 năm và 50 năm nữa của cuộc đời cô là rất lớn, và chắc chắn sẽ tạo ra sự khác biệt cho mọi người trong tương lai.”

    Bà Viegas, một luật sư và đại diện di trú từ Nomos Legal ở Sydney, cho biết khách hàng của bà đã chứng minh rằng cô xứng đáng trở thành thường trú nhân kể từ khi chuyển đến đây khi còn là sinh viên.

    Vào thời điểm đó, cô ấy đã tự học, cô ấy đã nuôi dạy con trai mình, cô ấy đã gắn bó với một công việc làm nên giá trị cô ấy, và cô đã làm việc tình nguyện cho cộng đồng của mình, phải nói cô ấy khá là toàn diện.

    “Cô ấy được biết đến nhiều trong cộng đồng của cô ở Canberra. Cô ấy có rất nhiều bạn bè và người thân ở Úc, vì vậy cô ấy chắc chắn có rất nhiều thứ để đóng góp ở đây.

    “Thật không may, cô bị loại trừ vì tình trạng bệnh lý mãn tính này, mà rõ ràng là không có ảnh hưởng gì đến cuộc sống hàng ngày của cô.”

    Cô Vo phải trở về Việt Nam vào giữa tháng 9 và đang cân nhắc xem có nên làm đơn xin một visa mới.

    <p" style="text-align: right;">Viethome (theo SBS)

  • Đài SBS dẫn thông tin từ chính phủ Úc cho biết, thời gian chờ đợi để có quốc tịch Úc đã được rút ngắn, và số lượng đơn phải xếp hàng để chờ được phê duyệt cũng giảm, trong khi số lượng đơn xin nhập quốc tịch được chấp thuận đã tăng đáng kể.

    Bộ trưởng phụ trách di trú, Quốc tịch, Dịch vụ Di dân và Các vấn đề Đa văn hóa David Coleman phát biểu “Kể từ ngày 1/7/2018 đến ngày 31/5/2019, hơn 132,000 hồ sơ xin nhập quốc tịch Úc đã được phê duyệt, tăng từ mức 70,000 đơn trong cùng kỳ năm trước. Con số này thể hiện cho mức tăng 88%”.

    Bộ trưởng Coleman cho rằng, kết quả này có được là nhờ vào những cải cách mà chính phủ đã thực hiện.

    Các biện pháp này bao gồm thành lập lực lượng đặc nhiệm mới tập trung giải quyết các trường hợp phức tạp trong việc nộp hồ sơ xin nhập quốc tịch, cải thiện hệ thống để áp dụng các quy trình tự động, và đầu tư chín triệu đô la vào việc tuyển dụng và đào tạo thêm nhân viên, để đảm bảo các hồ sơ sẽ được giải quyết hiệu quả nhất có thể.

    “Kết quả của các biện pháp này là số lượng đơn xin nhập quốc tịch mà chúng tôi xử lý trong năm nay đã giảm còn khoảng 222,800 đơn, giảm từ mức gần 250,000 đơn trong năm ngoái. Dự kiến con số này sẽ tiếp tục giảm”, Bộ trưởng Coleman nói.

    Mặt khác, chính phủ cho biết, thời gian chờ đợi để được cấp quốc tịch Úc đã giảm từ 20 tháng (được ghi nhận từ tháng Tư 2019) xuống còn 16 tháng (được ghi nhận vào tháng Sáu 2019) đối với 75% người nộp đơn.

    Cập nhật thay đổi quan trọng về Di Trú Úc trong năm tài chính 2019-2020

    Tăng lệ phí visa Úc

    Kể từ ngày 01/07/2019, lệ phí xin visa Úc sẽ tăng thêm 5.4%. Tuy nhiên, lệ phí xin visa du lịch sẽ không bị ảnh hưởng bởi thay đổi này. Hiện tại,visa hôn nhân có chi phí là $7,160, con số này sẽ tăng lên thành $7,546 kể từ ngày 01/07/2019.

    Việc tăng lệ phí visa này sẽ làm tăng nguồn thu của chính phủ thêm $275 triệu đô.

    Giới hạn số lượng di dân qua Úc

    Số lượng người nhập cư Úc sẽ giảm xuống còn 160,000 mỗi năm trong vòng 4 năm tới. Con số này không chênh lệch quá nhiều so với năm tài chính hiện tại.

    Việc giảm bớt số lượng di dân sẽ đồng nghĩa với việc visa bị từ chối nhiều hơn.

    Visa 187 và 489 sẽ bị hủy bỏ

    Visa 187 và 489 sẽ bị hủy bỏ kể từ tháng 11 năm 2019. Thay vào đó, sẽ có một hệ thống visa tốt hơn dành cho di dân đến vùng thưa dân cư của Úc

    Visa Úc mới cho vùng thưa dân cư

    4 loại visa mới được công bố cho vùng thưa dân cư:

    • Skilled Employer Sponsored (Provisional) – áp dụng từ 1 November 2019
    • Skilled Work Regional (Provisional) – áp dụng từ 1 November 2019
    • Permanent Residence (Skilled Regional) Visa –   áp dụng từ 2022
    • Temporary Graduate visa (Xem bên dưới) – áp dụng từ 2021

    Tăng thời gian Temporary Graduate visa (sc485)

    Bộ Di Trú Úc sẽ cấp thêm 12 tháng visa cho du học sinh tốt nghiệp tại vùng thưa dân cư Úc và xin visa 485 dưới dạng post – study work. Tổng cộng visa 485 này lên đến 3 năm.  

    Viethome (theo AloUc)

  • Úc vừa đưa vào Danh sách Ngành nghề được cấp Visa tay nghề thêm 32 ngành nghề để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho các công việc chuyên môn đang thiếu hụt nghiêm trọng tại nước này.

    Theo đó, chính phủ Úc đang triển khai các chương trình nhằm tìm kiếm thêm nhiều hơn nữa số lượng người định cư lâu dài có thể làm việc trong các lĩnh vực chuyên môn. Bên cạnh đó, học sinh quốc tế cũng được chào đón để xây dựng thế hệ tương lai cho các ngành này, theo Y Axis.

    Các công việc mới được bổ sung vào danh sách được cấp visa như nhà thực vật học, giảng viên đại học, chuyên gia luyện kim cho thấy một thực tế rằng Úc đang có nhu cầu rất lớn đối với các ngành đòi hỏi đã qua đào tạo bài bản. Dẫn lời Bộ trưởng Di trú David Coleman, SBS News cho biết chính phủ Úc đang tập trung rút ngắn khoảng cách tay nghề tại Úc.

    Những ngành nghề được bổ sung vào danh sách bao gồm: 

    - Huấn luyện viên ngựa, Lập trình viên ứng dụng phần mềm, Chuyên gia truyền thông đa phương tiện, Giảng viên đại học, Chuyên gia Khoa học Vật lý và Tự nhiên, Nhà khí tượng học, Chuyên gia luyện kim, Chuyên viên bảo quản, Nhà khoa học về Sự sống, Nhà động vật học, Nhà vi sinh học, Nhà sinh học Biển, Nhà thực vật học, Nhà công nghệ sinh học, Nhà hóa sinh học, Nhà khoa học về Sự sống (tổng quát), Nhà thủy văn học, Nhà địa vật lý, Nhà khoa học Môi trường, Nhà khoa học Ngiên cứu Môi trường, Cố vấn Môi trường, Nhà công nghệ thực phẩm, Nhà hóa học, Chuyên gia Kĩ thuật, Kĩ sư Dầu khí, Kĩ sư Mỏ (ngoại trừ Dầu khí), Nhà kinh tế học, Nhà thống kê học, Quản lý Môi trường, Nhạc sĩ (có thể chơi nhạc cụ).

    Hai ngành nghề được bổ sung vào Danh sách Ngành nghề Vùng hẻo lánh được cấp Visa tay nghề bao gồm Người chăn nuôi Dê và Người chăn nuôi Nai.

    Viethome (theo alouc)