• Vương Quốc Anh là một trong những quốc gia sở hữu nhiều siêu đô thị sầm uất và phát triển nhất thế giới, thu hút đông đảo cư dân đến từ khắp nơi trên thế giới đến tham quan, sinh sống, học tập và làm việc. Mọi người biết tới Anh Quốc không chỉ với các tòa nhà chọc trời, trung tâm tài chính của thế giới mà còn các công trình khổng lồ như hệ thống tàu điện ngầm London, nhà ga King’s Cross St Pancras, Khu phố Đại sứ quán cũng như khu tòa nhà cao tầng tại Nhà máy Điện Battersea, phía nam sông Thames.

    Không những thế, Vương Quốc Anh còn khá nổi tiếng với hệ thống pháp luật minh bạch, rõ ràng, môi trường sống ôn hòa…Vậy định cư tại Anh tốn bao nhiêu tiền và bạn phải chuẩn bị những khoản chi phí nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây bạn nhé.

    chi phi dinh cu anh quoc

    1. Định cư tại Anh cần bao nhiêu tiền?

    Để biết định cư Anh tốn bao nhiêu chi phí thì bạn cần xem xét chuẩn bị những khoản chi phí như sau:

    Chi phí xin Visa định cư Anh

    Quy trình chuẩn bị visa mất khá nhiều thời gian và tiền bạc. Cho nên trước hết bạn phải tìm hiểu kỹ xem nhập quốc tịch Anh hết bao nhiêu tiền. Đầu tiên phải kể đến đó là chi phí chuẩn bị hồ sơ và tư vấn ở các trung tâm giao động từ khoảng 100- 200 USD.

    Nếu bạn là người ngoại tỉnh (nơi không có lãnh sự quán) bạn sẽ tốn thêm một khoản chi phí khá tốn kém cho vé máy bay và di chuyển và khách sạn.

    Chi phí nhà ở tại Anh

    Chắc chắn là chi phí sinh hoạt và giá cả nếu sống ở Anh sẽ luôn đắt đỏ hơn nhiều so với Việt Nam. Nhưng cũng nên lưu ý rằng tại một số thành phố lớn và tập trung đông dân cư như các thành phố lớn thì giá cả có thể đắt đỏ hơn đôi chút so với những thành phố khác tại Anh.

    Thị trường nhà ở tại Vương quốc Anh đã bắt đầu hạ nhiệt sau nhiều năm tăng trưởng vượt bậc chưa từng thấy – với nhiều thị trường đắt đỏ hơn đặc biệt là giá tăng bị trì trệ. Mức độ giao dịch cũng bị chậm lại đôi chút theo quá trình nước Anh đàm phán để tách ra khỏi Liên Minh Châu Âu. Mặc dù vậy, nước Anh không diễn ra sự sụp đổ giá cả. Ngược lại, tình trạng thiếu hụt nhà ở giúp giá nhà và chi phí thuê nhà tương đối ổn định.

    London là nơi đắt đỏ nhất để sinh sống tại Anh. Ở thủ đô, giá trung bình cho các căn hộ là 414.889 bảng Anh vào cuối năm 2018, trong khi bất động sản dạng nhà phố sẽ có giá là 493.579 bảng Anh. Nếu bạn có ý định muốn thuê nhà ở London, căn hộ một phòng ngủ sẽ có giá dao động từ 1.200 đến 1.600 bảng Anh cho một tháng.

    Người độc thân thường có xu hướng sẽ chia sẻ phòng để tiền thuê nhà được giảm nhiều hơn. Dự kiến mức chi phí cho một phòng đơn sẽ từ 500 đến 750 bảng Anh. Hóa đơn tiện ích thường sẽ là chi phí bổ sung bên cạnh tiền thuê nhà. Tại những nơi khác ở nước Anh, chi phí nhà ở khoảng 300.000 đến 500.000 bảng ở phía Nam và 200.000 đến 400.000 bảng cho vùng trung du và phía Bắc.

    Dựa theo số liệu của Numbeo năm 2019, chi phí trung bình cho thuê tại khu vực trung tâm thành phố ở Anh là 712 bảng Anh cho căn hộ một phòng ngủ. Đối với căn hộ ba phòng ngủ thì chi phí sẽ lên đến 1.188 bảng Anh, trong khi khu vực ngoại thành rẻ hơn đáng kể với mức giá là 923 bảng.

    Chi phí tiện ích và năng lượng

    Việc tư nhân hóa các công ty năng lượng ở Anh có nghĩa rằng chi phí tiện ích tiếp tục tăng cao hơn so với năm trước mặc cho những nỗ lực của chính phủ đã giới thiệu các chính sách giảm hóa đơn tiêu thụ tiền điện, gas. Do đó, hóa đơn nhiên liệu năng lượng ở Anh có giá cao hơn các nước Châu Âu khác.

    Theo số liệu được cung cấp bởi cơ quan quản lý thị trường năng lượng Ofcom, chi phí cho hóa đơn nhiên liệu kép (gas và điện) trung bình trong tháng 4 năm 2018 là 94,83 bảng Anh cho một tháng, tương đương với 1.138 bảng Anh một năm. Hóa đơn ít chi tiêu nhất ở mức 65 bảng một tháng và tương đương với 788 bảng cho một năm.

    Đối với những nơi có nhà cung cấp riêng, chi phí gas trung bình là 48 bảng Anh cho một tháng (572 bảng Anh trong một năm) trong khi hóa đơn tiền điện trung bình là 49 bảng (tương đương 590 bảng Anh cho một năm).

    Theo luật, các công ty năng lượng tại Anh phải thông báo cho các hộ gia đình nếu họ có thể có mức chi phí tiêu dùng rẻ hơn bằng cách chuyển sang cách tính phí và thuế khác.

    Về chi phí sinh hoạt gia đình, điện thoại và truyền hình cáp băng thông rộng có thể sẽ rất đắt đỏ nếu bạn mua Sky hoặc BT. Tuy nhiên, các gói khác nhau tùy thuộc vào kênh bạn chọn. Thường thì các gói như Sky thể thao hoặc phim ảnh sẽ đắt tiền hơn. Bạn cũng có thể mua băng thông rộng và điện thoại cố định với các giao dịch di động hoặc tại siêu thị, cửa hàng bách hóa chẳng hạn như Tesco và John Lewis. Chi phí dự kiến tại một khu vực bất kỳ ở Anh là 30 đến 40 bảng Anh mỗi tháng cho một gói băng thông rộng và điện thoại cố định tốc độ cao.

    Chi phí giao thông công cộng tại đất nước Anh

    Giao thông công cộng ở Anh cũng đắt hơn so với các quốc gia khác. Xe buýt là phương tiện rẻ tiền nhưng không phải lúc nào cũng tiện lợi. Điều đáng ngạc nhiên là London là thành phố tự hào có hệ thống giao thông tốt nhất ở Anh, chủ yếu nhờ vào Tàu điện ngầm – mặc dù đây là mạng lưới giao thông đắt nhất trên thế giới.

    Cư dân tại London nên bỏ tiền vào thẻ Oyster, là một loại thẻ cho phép đi xe buýt hoặc tàu điện ngầm, xe lửa với mức giá rẻ hơn một chút. Giá vé cho một hành khách khi có thẻ Oyster là 1,50 bảng Anh khi đi xe buýt và tối thiểu 2,40 bảng Anh khi đi tàu điện ngầm.

    Ở một số khu vực tại Anh, xe buýt và xe lửa là phương tiện giao thông công cộng duy nhất với chi phí tối thiểu là 1,20 bảng Anh. Chi phí sẽ khác nhau tùy thuộc vào thành phố và khoảng cách bạn di chuyển.

    Taxi cũng là một phương tiện tốn kém tại Anh. Bạn sẽ thấy xe taxi màu đen luôn có sẵn nhưng giá khi bắt đầu lên xe là khoảng 3 bảng Anh và chi phí nhanh chóng tăng dần nếu chuyến đi có khoảng cách dài. Các công ty tư nhân như Uber có thể rẻ hơn đáng kể so với loại taxi đen. Vì vậy, trước khi di chuyển bằng taxi tại Anh, hãy ước tính chi phí bằng công cụ tìm giá trực tiếp.

    Việc sở hữu một chiếc xe ô tô tại Anh cũng đắt đỏ do chi phí nhiên liệu tương đối cao. Kể từ tháng 1 năm 2019, giá mỗi lít là khoảng 1,2 bảng Anh cho loại nhiên liệu không chì và 1,3 bảng Anh đối với động cơ diesel.

    Vương quốc Anh cũng có một mạng lưới đường sắt rộng lớn. Giá vé tàu hỏa có thể cao mặc dù mua vé tháng sẽ có lợi hơn. Nếu bạn muốn có một chuyến đi ngắn ngày và đã lên kế hoạch ngày đi, hãy đặt trước từ hai đến 3 tuần qua các trang web như thetrainline có thể giúp bạn tiết kiệm trung bình được 43% cho mỗi chuyến đi.

    Chi phí ăn uống

    Nước Anh có một chuỗi các siêu thị có giá phải chăng nếu bạn mua sắm đúng nơi. Lidl và Aldi cung cấp một loạt các sản phẩm chất lượng với giá cả thấp phù hợp với ngân sách của người tiêu dùng, trong khi ở một phân khúc khác, Waitrose và Sainsbury's phục vụ cho thị trường cao cấp hơn. Ngoài ra còn có các siêu thị tầm trung như Tesco, Asda và Morrisons thường có những sản phẩm giá tốt.

    Việc suy yếu của đồng bảng Anh và chi phí nhập khẩu cao hơn do Brexit (sự kiện Anh tách khỏi Liên minh Châu Âu) đã khiến giá của một số loại thực phẩm tăng mạnh. Hóa đơn mua sắm trung bình hàng tuần được ước tính là khoảng 60 bảng Anh cho 2 người, mặc dù người nước ngoài có thể giảm mức chi phí cho mua sắm tiêu dùng là 45 đến 50 bảng Anh tại các cửa hàng trợ giá/giảm giá (budget stores).

    Chi phí y tế tại Anh

    Cư dân sống tại Vương quốc Anh được tiếp cận chăm sóc y tế miễn phí theo Dịch vụ y tế quốc gia (NHS). Điều này bao gồm lịch hẹn với bác sĩ và một số phương pháp điều trị tại bệnh viện mặc dù hầu hết các đơn thuốc đều phải trả phí. Để đủ điều kiện tham gia điều trị NHS, người nước ngoài có nghĩa vụ phải đăng ký số NHS.

    Ngoài ra, Anh cũng là một quốc gia có rất nhiều phòng khám tư nhân. Giá cả khác nhau tùy thuộc vào thể loại điều trị mà bạn yêu cầu và kinh nghiệm của các bác sĩ. Tuy nhiên, những căn bệnh cần điều trị lâu dài có thể sẽ rất tốn kém và chi phí dễ dàng lên đến hàng chục nghìn bảng.

    Phố Harley ở London được coi là ngôi nhà của một số chuyên gia hàng đầu thế giới, nhưng chi phí tư vấn là 210 bảng Anh. Phương pháp điều trị bệnh cũng cao hơn đáng kể. Phố Harley chỉ thực sự là một lựa chọn khả thi dành cho giới siêu giàu.

    Bảo hiểm y tế là không bắt buộc ở Anh và hầu hết người nước ngoài hay người bản xứ đều mua bảo hiểm y tế vì có nhiều điều trị miễn phí sẵn có trong NHS, nếu bạn không đủ điều kiện mua của các công ty bảo hiểm như AXA, Bupa và Allianz, là những công ty cung cấp bảo hiểm chăm sóc sức khỏe cho người nước ngoài.

    Chi phí bảo hiểm y tế tư nhân trung bình ở Anh là 1.435 bảng Anh một năm.

    Chi phí chăm sóc trẻ em

    Cha mẹ đi làm có con cái dưới 5 tuổi cần sắp xếp việc chăm sóc trẻ. Trẻ em dưới 2 tuổi phù hợp để tham gia lớp giữ trẻ ban ngày. Chi phí trung bình để gửi một đứa trẻ dưới 2 tuổi đến nhà trẻ là 122 bảng Anh cho một tuần (bán thời gian) hoặc 233 bảng Anh một tuần (toàn thời gian).

    Thực phẩm và chi phí ăn uống tại Vương quốc Anh

    Các thành phố lớn ở Anh mang hướng quốc tế và có nhiều lựa chọn về nhà hàng, quán cafe và quán rượu có phục vụ thức ăn. Các quán rượu như Brewers Fayre, Harvester, Punch Taverns và Scream Pubs luôn nỗ lực để phục vụ các món ăn phong phú trong tầm giá hợp lý.

    Nếu muốn đến một nhà hàng tốt, bạn nên tìm những lựa chọn giá cả hợp lý trong khoảng từ 20 đến 25 bảng Anh một người, chi phí đã bao một ly rượu hoặc một cốc bia. Cao cấp hơn một chút là 40 đến 50 bảng Anh. Nếu sống ở London sẽ cần cộng thêm 10 đến 15 bảng Anh vào mức trung bình nói trên, mặc dù nếu chịu khó tìm kiếm, bạn vẫn sẽ tìm được các nhà hàng có mức giá rẻ hơn mà vẫn rất chất lượng. Đồ ăn nhẹ, bánh mì kẹp và thức ăn nhanh có giá từ 2,50 đến 5 bảng Anh.

    Một số cửa hàng như Tesco Marks & Spencer cung cấp các ưu đãi bữa ăn bao gồm bánh mì kẹp và đồ ăn nhẹ với giá khởi điểm từ 3,99 bảng Anh. Giá thành của một chai rượu vang ở các nhà hàng thường sẽ dao động từ 5 đến 10 bảng Anh, nhưng có thể lên đến hơn 100 bảng Anh tại một số nhà hàng. Giá trung bình cho một ly bia là từ 4 đến 5,5 bảng Anh ở phía Nam và khoảng 2,8 đến 4 bảng Anh đối với phía Bắc. Giá tiền ở các quán bar sẽ đắt hơn so với các quán rượu truyền thống.

    Mức thuế thu nhập cá nhân tại Anh

    Nếu bạn đã sống và làm việc tại Vương quốc Anh trong hơn 183 ngày, bạn sẽ có đủ điều kiện trả thuế thu nhập cá nhân. So với một số quốc gia Tây Âu khác, ngưỡng thuế ở Anh chấp nhận được mặc dù chi phí đời sống cao hơn cho khung thuế cao hơn. Nếu mức thu nhập ít hơn 11.850 bảng Anh tại đất nước Anh, bạn không bắt buộc phải trả thuế. Tuy nhiên, nếu bạn là chủ doanh nghiệp, bạn vẫn có nghĩa vụ phải nộp biểu mẫu thuế hoàn trả.

    Hầu hết những người nước ngoài sẽ trả thuế thu nhập cá nhân trực tiếp từ tiền lương hàng tháng của họ. Các nhóm thuế chia ra như sau:

    - Dưới 11.850 bảng Anh: 0%

    - 851 đến 46.350 bảng Anh: 20%

    - 351 đến 150.000 bảng Anh: 40%

    - Trên 150.000 bảng Anh: 45%

    An sinh xã hội và chi phí lương hưu tại Anh

    Hệ thống an sinh xã hội ở Anh khá phức tạp. Nếu bạn bắt đầu công việc mà không được đăng ký an sinh xã hội, bạn phải trả thuế đặc biệt tháng đầu tiên, thường bao gồm các khoản thuế phải trả khá nhiều. Tuy nhiên, sự khác biệt ở đây là bạn sẽ được trả lại sau tháng thứ hai hoặc tháng thứ ba làm việc.

    Phúc lợi an sinh xã hội (Bảo hiểm Quốc gia) chi trả cho người nước ngoài bị thất nghiệp, ốm đau, thai sản, tàn tật và tử vong. Tỷ lệ bạn phải trả tùy thuộc vào thâm niên làm việc và mức thu nhập của bạn. Hầu hết người nước ngoài kiếm được khoảng 702 đến 3.863 bảng Anh một tháng thì sẽ trả 12% của số đó cho an sinh xã hội.

    Người nước ngoài đến từ các quốc gia thuộc khu vực kinh tế Châu Âu khác cũng có thể được hưởng những phúc lợi ở nước bản địa của họ khi về hưu. Chi phí sinh hoạt tại Anh khá đắt đỏ khi định cư nếu so với mức sống ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình ổn định cuộc sống và định cư ở Anh thì chi phí sẽ có tăng giảm tùy thuộc vào nhu cầu của bạn.

    2. Có nên định cư tại Anh?

    Sau khi tổng kết chi phí định cư Anh, câu hỏi đặt ra là có nên định cư ở Anh không? Khi bạn đầu tư vào cuộc sống mới tại một đất nước như Anh, chi phí định cư là không hề rẻ. Phải tìm hiểu kỹ định cư Anh tốn bao nhiêu tiền rồi mới quyết định. Như vậy chắc chắn rằng bạn mong muốn được nhận lại một chất lượng cuộc sống xứng đáng.

    Quyền lợi khi định cư tại Anh:

    - Bạn sẽ được nhận Visa vĩnh viễn, định cư vô thời hạn cho cả gia đình khi định cư ở Anh.

    - Cơ hội đi lại xuất nhập cảnh của công dân Anh đến các nước khác được miễn VISA.

    - Mức lương bình quân khá cao so với mặt bằng chung trong khu vực.

    - Người dân nhập cư ở Anh được hưởng các quyền lợi về y tế, giáo dục, chế độ an sinh xã hội như người bản địa.

    - Được nhập quốc tịch Anh khi có đủ thời gian sinh sống. Ngoài ra còn được phép duy trì cả hai quốc tịch Anh và Việt Nam.

    Ước mơ được định cư Anh quốc – được trở thành công dân toàn cầu là khát vọng của rất nhiều người, cũng có những bạn chỉ mong muốn được có cơ hội đặt chân tới Anh, được một lần hít thở không khí trong lành và được tận mắt thấy được cảnh đẹp của Anh. 

    Theo vnpc

  • Hỏi: “Mẹ sở hữu visa 2,5 năm (theo con) có khả năng bảo lãnh con riêng hiện đang sinh sống tại Việt Nam khi báo thuế thu nhập thấp, công việc part-time không?”

    Trả lời: “Với trường hợp người bảo lãnh sở hữu visa 2,5 năm (theo con) mà tiếp tục bảo lãnh con riêng sang UK sinh sống sẽ không thuận lợi bằng những trường hợp có Spouse Visa hay đã có quốc tịch, thêm vào đó lại không đủ khả năng chứng minh tài chính là điều rất bất lợi cho hồ sơ. Những trường hợp này cần vô cùng kĩ lưỡng trong việc giải trình, cũng như chính xác trong việc cung cấp giấy tờ, hình ảnh,… cũng như giải pháp khác biệt khi xử lý.”

    Giải pháp khi hồ sơ định cư Anh quốc (diện bố/mẹ bảo lãnh con) gặp vấn đề khó về chứng minh tài chính và chứng minh mối quan hệ

    Mô tả hồ sơ :

    Người bảo lãnh: Mẹ, hiện đang sinh sống tại UK với visa theo con 2,5 năm (lần 1)

    Người được bảo lãnh: Con gái, 10 tuổi, sinh sống tại Việt Nam với ông bà.

    bao thue nhu nhap visa
    Hai mẹ con đoàn tụ tại sân bay Anh quốc sau nhiều năm xa cách

    Khó khăn :

    - Mẹ có visa 2,5 năm nhưng theo con nhưng mới chỉ vừa được cấp. Diện visa không có nhiều lợi thế khi đứng ra bảo lãnh.

    - Con sinh sống tại Việt Nam với ông bà nhưng trên giấy tờ thì bố là người đứng trên giấy tờ nhận nuôi. Đây là một điểm bất lợi vô cùng lớn khi giải trình hồ sơ xin visa đoàn tụ con theo mẹ.

    - Mẹ báo thuế part-time, khó để chứng minh tài chính. 

    - Thêm vào đó, nộp hồ sơ khi thẻ cư trú lần 1 của mẹ đã gần hết hạn.

    Hướng xử lý:

    Phân tích, định hướng và đưa ra cách thức và thời gian nộp hồ sơ thuận lợi nhất cũng như phù hợp với mong muốn của gia đình.

    Platinum hướng dẫn người bảo lãnh cung cấp những giấy tờ cần thiết và có lợi nhất cho hồ sơ. Tại Việt Nam, hướng dẫn gia đình cung cấp và xin thêm những giấy tờ liên quan, những bằng chứng cụ thể, chân thật nhất để có đủ khả năng thuyết phục về mối quan hệ và trách nhiệm giữa người bảo lãnh và người được bảo lãnh.

    Hỗ trợ chứng minh tài chính trọn gói, giúp người bảo lãnh có đủ điều kiện về thu nhập, tài chính để bảo lãnh con sang UK sinh sống.

    Bên cạnh đó các yếu tố về mặt hình ảnh, lịch sử liên lạc,… cũng được sắp xếp và cung cấp một cách đầy đủ, hợp lý cũng đưa đến HO nhằm thể hiện mối quan hệ khăng khít của hai mẹ con.

    Kết quả hồ sơ:

    Khi hồ sơ đã được chuẩn bị tốt nhất và gửi đến đơn vị xét duyệt thì sau thời gian chờ đợi 2 tháng, kết quả nhận về vô cùng tuyệt vời khi bé QLL đã có thể sang UK đoàn tụ cùng mẹ và các em sau nhiều năm xa cách.

    Screenshot 2021 09 28 9.10.05 PMVisa định cư UK diện mẹ bảo lãnh con của bé Linh

    Screenshot 2021 09 28 9.10.38 PMLời cảm ơn của gia đình khi nhận được kết quả

    Không chỉ xử lý hồ sơ mà sau khi nhận được visa, Platinum đã hỗ trợ gia đình dịch vụ đảm bảo giúp bé 10 tuổi có thể tự di chuyển từ Việt Nam sang đến UK 1 cách thuận lợi và an toàn nhất. Xin chúc bé L sớm ổn định cuộc sống mới tại Anh quốc, xin chúc gia đình có thật nhiều sức khỏe và niềm vui.

    Anh/chị có nhu cầu tìm hiểu về visa định cư diện bố/mẹ bảo lãnh con vui lòng liên hệ:

    CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN DU HỌC & LỮ HÀNH QUỐC TẾ BẠCH KIM

    HƠN 12 NĂM TƯ VẤN – XỬ LÝ HỒ SƠ ĐỊNH CƯ – XIN QUỐC TỊCH ANH QUỐC

    VP tại Hà Nội:

    Địa chỉ: Số 1/43 Phố Kim Đồng, Phường Giáp Bát, Quận Hoàng Mai, Hà Nội

    Tel: (84-24) 73 023 899

    Hotline: +84 97 275 2192 (Viber/Zalo)

    Email: info@platinum.edu.vn

    Website: platinum.edu.vn

    Fan Page: Du Học Platinum Edu | Facebook

    VP Hồ Chí Minh:

    Địa chỉ: Số 102 Nguyễn Thị Minh Khai, P.6, Q.3, HCM 

    Tel: (84-24) 73 023 899

    Hotline: +84 94 606 0302 (Zalo/Viber) 

    Email: info@platinum.edu.vn

    Theo Viethome

  • dinh cu anh quoc cho 3 me con

    Visa định cư Anh Quốc theo diện kết hôn (Spouse visa), là loại visa định cư cho phép bạn nhập cư và sinh sống cùng vợ/chồng mà người đó mang quốc tịch Anh. Để xin được visa theo diện này thì vợ/chồng là người bảo lãnh cho bạn phải là công dân hoặc có thẻ cư trú tại Anh Quốc. 

    Chị Thão và chồng có thời gian quen nhau và yêu đương được gần 1 năm. Anh chị quen nhau qua mạng xã hội, tình yêu vượt khoảng cách về địa lý, bên cạnh niềm vui và hạnh phúc cũng gặp không ít khó khăn và trắc trở bởi khoảng cách về địa lý.

    Với dự định xin visa du lịch Anh Quốc để thăm anh nhưng chị lại bị từ chối cấp visa vì ĐSQ không tin tưởng vào mục đích của chuyến đi. Nhưng khó khăn không ngăn được tình yêu của anh chị, chị Thão đã quyết định sang Pháp du lịch và anh bay từ UK qua để gặp nhau. Tại Pháp, chuyện tình yêu mãng mạn đã được anh chị lưu lại khi anh đã cầu hôn chị ngay tại đây và sau đó 2 người cùng trở về tổ chức đám cưới.

    visa dinh cu ket hon anh quoc

    Ảnh lưu niệm được anh chị chụp tại Pháp

     

    ket hon anh quoc

    Ảnh cưới của chị Thão cùng chồng người Anh Quốc

    Sau khi đăng ký kết hôn tại Việt Nam cũng như hoàn thành thủ tục cưới hỏi về phía gia đình, anh chị quyết định làm ngay hồ sơ visa định cư cho chị Thão cùng 2 con riêng với sự đồng hành của Platinum visa – Đơn vị chuyên xử lý hồ sơ visa Anh Quốc tại Việt Nam

    Những khó khăn trong quá trình xử lý hồ sơ của chị Thão:

    - Đã từng 1 lần bị từ chối cấp visa du lịch UK.

    - Mối quan hệ mới, lại quen nhau qua mạng xã hội.

    - Cùng lúc xin visa định cư cho cả mẹ và 2 con riêng.

    - Quá trình xử lý hồ sơ gặp khá nhiều khó khăn trong việc chứng minh mối quan hệ tình cảm của 2 người vì mối quan hệ còn khá mới mà nhanh chóng đi đến kết hôn. Hơn nữa việc quen nhau qua mạng khiến hồ sơ của chị gặp khá nhiều bất lợi.

    Việc bảo lãnh tài chính cho cả 3 mẹ con sang UK yêu cầu người chồng chứng minh tài chính khá nhiều với đầy đủ giấy tờ thủ tục. Và việc bảo lãnh cả 3 người sang UK cùng lúc nên công việc này cần sự chính xác tuyệt đối trong khâu xử lý hồ sơ, giấy tờ.

    Tuy nhiên với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xử lý hồ sơ về định cư, xin quốc tịch cũng như sự hợp tác từ phía đương đơn, công ty đã nhanh chóng giúp gia đình hoàn thiện hồ sơ, giải trình rõ ràng về mối quan hệ từ khi bắt đầu yêu bằng những dòng tin nhắn cho đến khi đăng ký kết hôn. Bên cạnh đó là những giấy tờ, thủ tục về tài chính giúp Home Office hiểu được hồ sơ. 

    Kết quả được trả về chỉ sau 40 ngày làm việc, niềm hạnh phúc vỡ òa khi cả 3 mẹ con chị Thão đều nhận được visa đúng dịp năm mới 2020. Xin cảm ơn anh chị đã tin tưởng vào chất lượng dịch vụ tại Platinum visa, chúc gia đình anh chị luôn hạnh phúc, mạnh khỏe tại xứ sở sương mù.

    visa sang anh quoc

    Visa định cư theo diện Spouse Visa của chị Mỹ Thão

    visa doan tu me con anh quoc

    Visa định cư Anh quốc của bé Linh và Hải - con riêng chị Mỹ Thão

    visa dinh cu me con anh quoc

    Hình ảnh chị Thão cùng 2 bé tại Anh Quốc 

    CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN DU HỌC & LỮ HÀNH QUỐC TẾ BẠCH KIM

    CHUYÊN XỬ LÝ HỒ SƠ KHÓ – CHỮA HỒ SƠ ĐÃ BỊ TỪ CHỐI

    VP tại Hà Nội: 
    Địa chỉ: Số 1/43 Phố Kim Đồng, Phường Giáp Bát, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
    Tel: (84-24) 322.022.75
    Hotline: +84 97 275 2192 (Viber/Zalo)
    Email: info@platinum.edu.vn 
    Website: platinum.edu.vn
    Fan Page: https://www.facebook.com/visaplatinum/

    VP Hồ Chí Minh: 
    Địa chỉ: Số 102 Nguyễn Thị Minh Khai, P.6, Q.3, HCM
    Tel: (84-28) 6681 3368
    Hotline: +84 94 606 0302 (Zalo/Viber)
    Email: info@platinum.edu.vn

  • Moud Goba xuất thân  là người Zimbabwe, một quốc gia kì thị LGBT+. Vì thế, cô quyết định đến UK vào năm 2001 khi mới 20 tuổi. Mong ước của Moud Goba là được học tập và sống thoải mái với tư cách là một người đồng tính. 

    Những năm sau đó, Moud Goba nhiều lần nộp các đơn xin visa học tập. Cô theo học lấy bằng tại Deaf Studies: Community and Education. Sau đó cô trở thành sáng lập viên của tổ chức UK Black Pride, hiện đây là tổ chức lớn nhất cho người LGBTQI+ ở châu Âu. 

    Cô nộp đơn xin tị nạn vào năm 2008 và được cấp visa tị nạn năm 2010, trước đó cô đã bị từ chối 1 lần cũng trong năm 2010. Nguyên nhân do Bộ Nội vụ muốn cô phải chứng minh được xu hướng giới tính của mình, nhưng khi rời bỏ Zimbabwe, cô đã không thể đem theo gì. Moud Goba sống trong một đất nước mà cô phải che giấu giới tính thật của mình và đốt bỏ tất cả những thứ có thể tiết lộ xu hướng tính dục của cô.

    nguoi ti nan dong tinh o anh

    Sau khi được cấp visa tị nạn, Moud Goba nhanh chóng nhận ra đây mới chỉ là điểm khởi đầu trong một hành trình dài để trở thành một thành viên chính thức của xã hội Anh. 

    Là một người xin tị nạn, ban đầu cô không được phép làm việc. Dù đã có kinh nghiệm thư ký, điều hành một cơ sở bán quần áo nhỏ và làm nghề chăm sóc sức khỏe ở Zimbabwe, nhưng Moud Goba vẫn chưa hiểu được thị trường việc làm ở UK và cách áp dụng các kỹ năng của cô. 

    Ở Anh không có sự kì thị người đồng tính mạnh mẽ như Zimbabwe, nhưng lại có sự kì thị người tị nạn, vì người Anh cho rằng dân tị nạn đến đây để cướp những thứ thuộc về người Anh. 

    Mãi đến năm 2013, Moud Goba mới được phép làm việc. Cô xin làm việc tại Micro Rainbow, một tổ chức giúp đỡ những người tị nạn LGBT+. Công việc điều hành workshop đã giúp cô lấy lại sự tự tin, nhận ra khả năng của mình và dần trở nên chuyên nghiệp hơn.

    Micro Rainbow hiện đang hợp tác với Stonewall và Tent Partnership for Refugees - một mạng lưới hơn 200 công ty lớn cam kết hỗ trợ hòa nhập kinh tế cho người tị nạn, cung cấp chương trình tư vấn cho cộng đồng tị nạn LBGT+ ở UK. Đến đây người tị nạn sẽ được đào tạo để phát triển các kĩ năng thiết yếu, cách viết CV xin việc, cách trả lời phỏng vấn và mở rộng các mối quan hệ. 

    Hiện nay Moud Goba đã kết hôn với một phụ nữ, có một đứa con hiện đã 12 tuổi. Sau 20 năm, cô đã tìm được chỗ đứng cho mình ở UK và còn đủ khả năng giúp đỡ những người tị nạn đồng tính cùng cảnh ngộ. 

    Bài liên quan: Spouse Visa Anh quốc cho cặp đôi đồng tính nữ

    Visa bảo lãnh theo diện vợ chồng hay còn được gọi là Spouse visa là vấn đề rất được quan tâm bởi nhu cầu làm visa theo diện này khá lớn. Thủ tục xin Spouse Visa đã rắc rối, tuy nhiên thủ tục dành cho người đồng tính sẽ còn nhiều vấn đề cần giải trình hơn nữa, đòi hỏi người xử lý hồ sơ cần có kinh nghiệm và hiểu biết rõ ràng về thủ tục, giấy tờ.

    Thời gian qua, Platinum Visa cũng vừa hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xử lý Spouse Visa cho cặp đôi đồng tính của bạn T.K.L tại Anh quốc. Đây là một trường hợp cần xử lý và giải trình khá nhiều, tuy nhiên lại là hồ sơ ấn tượng và vô cùng đặc biệt mà Platinum xử lý.

    Xử lý hồ sơ Spouse Visa cho cặp đôi đồng tính nữ

    Gặp gỡ và yêu nhau tại nước Anh xinh đẹp, trong khi 1 bạn đã có quốc tịch Anh còn 1 bạn đang là du học sinh năm cuối đại học. Qua thời gian dài tìm hiểu, T.K.L và người yêu đã quyết định đi đến hôn nhân và sinh sống tại Anh quốc.

    Bên cạnh việc thuyết phục gia đình chấp nhận mối quan hệ hôn nhân đồng tính gặp nhiều khó khăn, bởi các bậc phụ huynh tại Việt Nam còn chưa có cái nhìn cởi mở về vấn đề này thì 2 bạn còn phải chuẩn bị khá nhiều giấy tờ thủ tục để làm hồ sơ định cư Spouse Visa.

    Không giống như hồ sơ xin Spouse Visa thông thường, hồ sơ xin định cư của K.L sẽ cần giải trình rất nhiều về mối quan hệ cũng như đòi hỏi kỹ năng xử lý hồ sơ khéo léo. Để thủ tục diễn ra thuận lợi, 2 bạn đã tìm đến dịch vụ xử lý hồ sơ định cư Anh quốc của Platinum.

    Ngay sau khi tiếp nhận, nhân viên tư vấn đã phân tích điểm mạnh, điểm yếu trong hồ sơ của 2 bạn và thực hiện ngay khâu chuẩn bị giấy tờ và xử lý hồ sơ. Khâu khó nhất khi xử lý hồ sơ đó là viết thư giải trình, phải làm sao cho cơ quan xét duyệt hồ sơ thấy được mối quan hệ này xuất phát từ tình yêu chứ không vì mục đích định cư. Việc chuẩn bị giấy tờ và thủ tục đều được hướng dẫn thông qua email và 2 bạn nộp hồ sơ trực tiếp tại nước Anh.

    Và sau thời gian chuẩn bị và hướng dẫn hồ sơ gấp rút kết quả nhận về xứng đáng với nỗ lực của 2 bạn cũng như tổ xử lý hồ sơ của Platinum. Xin chúc 2 bạn có cuộc sống mới thật hạnh phúc và thành công trên con đường mình đã chọn.


    Giấy xác nhận cấp Spouse Visa Anh quốc

    Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về thủ tục cũng như hồ sơ xin visa định cư tại Anh quốc vui lòng liên hệ:

    CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN DU HỌC & LỮ HÀNH QUỐC TẾ BẠCH KIM

    VP tại Hà Nội:

    Địa chỉ: Số 1/43 Phố Kim Đồng, Phường Giáp Bát, Quận Hoàng Mai, Hà Nội

    Tel: (84-24) 322.022.75

    Hotline: +84 97 275 2192 (Viber/Zalo)

    Email: info@platinum.edu.vn

    Website: platinum.edu.vn

    Fan Page: https://www.facebook.com/visaplatinum/

    VP Hồ Chí Minh:

    Địa chỉ: Số 102 Nguyễn Thị Minh Khai, P.6, Q.3, HCM

    Tel: (84-28) 6681 3368

    Hotline: +84 94 606 0302 (Zalo/Viber)

    Email: info@platinum.edu.vn

    Viethome

  • Con số hàng trăm nghìn công dân EU vẫn chờ xin quy chế định cư tại Vương quốc Anh sau Brexit khiến Bộ Nội vụ Anh phải gia hạn xét đơn sau hạn chót 30/06.

    Thông tin từ Bộ Nội vụ Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland cho hay đến ngày cuối cùng của tháng 5/2021, có hơn 5,6 triệu đơn từ công dân EU đã có mặt ở nước này xin quy chế định cư.

    Tuy thế, thêm một tháng nữa, vào đêm ngày 30/06/2021, có tới 400 nghìn hồ sơ vẫn đang ở tình trạng chờ xét trong chương trình EU Settlement Scheme.

    Vì thế, chính phủ Anh đã phải tuyên bố rằng sau ngày 01/07/2021, ai nộp đơn sẽ vẫn được xét "như họ nộp trong hạn" theo thỏa thuận của Anh và các nước EU.

    Tuy vậy, Bộ Nội vụ không nói rõ là họ sẽ gia hạn tới khi nào.

    Chương trình định cư cho phép công dân EU đã có mặt tại Anh trước "hạn chót 30/06/2021" được quyền nộp đơn xin định cư được mở ra từ tháng 3/2019, theo BBC News.

    Chính phủ Anh cũng bỏ tiền ra chi vào quảng cáo để nhắc nhở các công dân EU mà con số, như số liệu mới nhất, lên tới hàng triệu ở Anh sau Brexit, cố gắng nộp đơn để có quyền định cư.

    Quyền này cho phép họ hưởng mọi quyền lợi như việc làm, nhận trợ cấp xã hội...và sau đó họ có thể xin nhập tịch Anh.

    Thế nhưng, vẫn có nhiều người dân EU phàn nàn rằng hồ sơ dài 39 trang gồm quá nhiều chi tiết khiến họ không thể nộp đúng hạn.

    Đảng Lao động (đối lập) phê phán chính phủ "xét đơn chậm" gây ảnh hưởng đến nền kinh tế vốn luôn cần người làm từ EU.

    Đảng SNP đại diện cho Scotland ở Nghị viện tại Westminster, London, cũng yêu cầu chính phủ làm nhanh hơn vì Scotland cần ổn định thị trường lao động.

    Chỉ cần nộp đơn là hưởng quyền ở lại hợp pháp

    Số lượng trên sáu triệu người nộp đơn cũng làm trang web của Bộ Nội vụ Anh bị quá tải.

    Các báo Anh cho hay đến cuối tháng 6/2021, ít nhất 5,27 triệu đơn đã hoàn tất.

    Trong số này, 2,7 triệu được trao quyền định cư vĩnh viễn (tương đương thẻ xanh ở Mỹ), số còn tại nhận quy chế "sắp định cư - pre-settled status" và cần ở Anh thêm 5 năm để có quyền định cư.

    Tuy thế, không tờ báo nào cho hay với con số cư dân EU sống tại Anh như thế, thì tổng số nhân khẩu nước này hiện là bao nhiêu.

    Theo BBC News trích nguồn chính phủ Anh, trong số trên 5 triệu người EU đăng ký định cư tại Anh theo chương trình EU Settlement Scheme, đông nhất là người Ba Lan: 975 nghìn, và Romania: 918 nghìn.

    Đây là số liệu không bao gồm những công dân Ba Lan, Romania và các nước EU khác đã ở Anh đủ lâu để xin định cư hoặc nhập tịch trước khi chương trình EU Settlement Scheme mở ra.

    Chỉ có 50 đơn bị Bộ Nội vụ Anh bác bỏ, chiếm 2%.

    Một trong những vấn đề khiến Anh mở trưng cầu dân ý năm 2016 là hạn chế nhập cư, gồm cả người từ EU, nhất là Đông Âu sang sinh sống.

    Nhưng quá trình đàm phán sau Brexit đem lại kết quả là bất cứ công dân EU nào đã có mặt tại Anh trước hạn chót (30/06/2021) thì nghiễm nhiên được ở lại và chỉ cần nộp đơn.

    dinh cu anh quoc
    Kinga Piotrowska-Burnat là một trong số người Ba Lan nộp đơn vào EU Settlement Scheme để ở lại Anh

    Dù dịch Covid có tạo ra luồng người từ EU hồi hương, nhưng như các con số mới nhất cho thấy, số người muốn ở lại hẳn tại Anh vẫn cao hơn.

    Thỏa thuận Brexit nói công dân Anh ở các quốc gia EU cũng có quyền xin quy chế định cư nếu đã có mặt ở đó, nhưng mỗi cá nhân tuỳ hoàn cảnh phải xin ở nước họ đang tạm cư.

    Tuy thế, họ sẽ phải tuân thủ theo các quy định riêng rẽ ở nước EU đó, chứ không được hưởng quyền lợi từ một chương trình chung cho cả EU về công dân Anh.

    Dù Brexit - cuộc chia tay của Anh với EU đã diễn ra, một số vấn đề tồn đọng vẫn chưa được giải quyết rõ, từ quy chế hàng hóa EU ở Bắc Ireland tới xuất nhập khẩu Anh- EU.

    Thủ tướng Đức, Angela Merkel có chuyến thăm Anh cuối tuần, từ 02/07/2021, để bàn với người tương nhiệm Boris Johnson về các vướng mắc đó.

    Phát biểu tại cuộc họp báo cùng thủ tướng Anh ở Chequers, Buckinghamshire, bà Merkel hứa sẽ để cho người ở Anh "đã tiêm chủng Covid hai mũi" được vào hoặc quá cảnh qua Đức trong tương lai gần.

    Theo BBC

  • Truyền thông của "xứ sở sương mù" gọi đây là ứng viên của danh hiệu người lái xe kém nhất thế giới, nhưng người khác gọi anh là tấm gương của sự kiên trì.

    Cơ quan Tiêu chuẩn lái xe và Phương tiện của Anh (DVSA) mới đây đã nêu danh sách các "kỷ lục mới" những người trượt bài kiểm tra kiến thức lái xe.

    Trong đó, một người đàn ông giấu tên đã vượt qua bài kiểm tra lý thuyết sau 157 lần trượt. Anh ta chi 3,000 bảng Anh cho "sự nghiệp thi cử". Rất may, ở lần thứ 158, người này đã vượt qua kỳ thi một cách nghiêm túc.

    thi bang lai xe
    Ảnh minh họa: Andy Art / Unsplash.

    "Nếu không thành công, hãy cứ thử. Bài thi lý thuyết lái xe có thể là một trong những thử thách khó khăn nhất trong đời, nó cũng có thể buộc ta phải cố gắng nhiều hơn người khác.

    Nhưng dù trượt một lần hay 157 lần, không có gì phải xấu hổ cả. Hãy cứ đi tiếp vì bất kỳ ai nỗ lực như vậy đều xứng đáng được ghi nhận", ông Mark Tongue, giám đốc của công ty cho thuê xe Select Car Leasing cho biết.

    Ngoài người đàn ông nói trên, theo số liệu thống kê, một phụ nữ tuổi 30 cũng phải thi tới 117 lần, nhưng chưa thành công. Một phụ nữ khác 48 tuổi, mất 94 lần thi, cuối cùng cũng giành được tấm bằng lái xe như mong đợi.

  • Đ. Nguyễn bị trục xuất về Việt Nam nhưng các nhà vận động ở Glasgow đã giúp anh xin được tị nạn sau khi anh xung phong làm các công việc tình nguyện tại thành phố đang bảo hộ mình.

    nguoi viet truc xuat duoc o lai 3
    Anh Đ. làm tình nguyện tại Lambhill Stables với nghề sửa xe đạp. Ảnh: Jamie Williamson

    Nhờ sự trợ giúp của các nhà vận động, một nạn nhân của chế độ nô lệ hiện đại, anh Đ. Nguyễn, đã được hưởng 5 năm miễn trừ khỏi bị trục xuất, để ở lại và làm việc tại Scotland như một người tị nạn.

    Vào năm 2018, anh Đ. Nguyễn đã được đưa lên máy bay để trục xuất về Việt Nam nhưng Bộ Nội vụ đã hủy bỏ lệnh trục xuất vào giờ thứ 11 do các cuộc biểu tình phản đối.

    Vào năm 2020, anh Đ., lúc đó 46 tuổi, đã nói lời cảm ơn những người đã cưu mang mình, giúp anh ở lại trong tình trạng tị nạn, đồng nghĩa với việc anh có thể ở lại trong năm năm, với hy vọng được định cư. Anh tỏ ra rất vui mừng và nhẹ nhõm vì không còn sống trong nỗi sợ bị trục xuất nữa.

    nguoi viet truc xuat duoc o lai 3
    Người tị nạn Việt Nam, anh Đ. Nguyễn, bị buôn bán sang Anh và buộc phải làm việc trong một trang trại cần sa (Ảnh: Jamie Williamson)

    Anh nói thêm: “Đây là một ân huệ lớn lao. Tôi đã sẵn sàng làm việc và chỉ cần trở thành một người Scotland bình thường. Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả những người đã nỗ lực rất nhiều để hỗ trợ tôi, kể cả những người tôi chưa bao giờ gặp. Tôi muốn gửi lời cảm ơn tới Scotland”.

    Anh Đ. bị buôn bán sang Anh, nơi anh bị giam cầm như một nô lệ, làm việc không lương 15 giờ một ngày trong một trang trại cần sa. Khi nhận ra đó là việc bất hợp pháp, anh đã sợ hãi đến nỗi không dám bỏ trốn vì các cửa sổ đều có khóa điện và anh sẽ bị điện giật nếu định mở cửa.

    Anh nói: “Tôi không thể làm gì. Chúng là những tên xã hội đen và là thành viên của một thế lực ngầm. Tôi phải thức dậy sau nửa đêm để bật - tắt đèn và tưới nước cho cần sa. Tôi thường phải thức trắng đêm. Tôi bị giam trong trang trại - một căn phòng hầu như không có oxy”.

    Sau tám tháng, trang trại bị đột kích và anh Đ. bị đưa vào nhà tù Wandsworth ở London. Mãi sau 6 tháng tù, vào tháng 8 năm 2017, anh Đ. mới được Bộ Nội vụ công nhận là nạn nhân buôn người.

    Anh được tại ngoại vào tháng 1 năm 2018 và chuyển đến Glasgow. Ở đây, anh tham gia vào các hoạt động tình nguyện để đền đáp cho cộng đồng mà anh ngày càng yêu quý, làm việc cho các dự án hỗ trợ người nghèo.

    Nhưng sau khi Bộ Nội vụ từ chối đơn xin tị nạn, anh được đưa đến Trung tâm di trú của Dungavel House ở Lanarkshire và sau đó chuyển đến Trung tâm di trú Colnbrook, ở Middlesex, để chờ trục xuất. Lúc đó, anh vô cùng lo sợ mình sẽ bị giết nếu trở về Việt Nam, vì còn nợ tiền của bọn buôn người.

    Ủy viên hội đồng, bà Kim Long, người đại diện cho quận Dennistoun tại Glasgow, đã tổ chức một chiến dịch vận động chỉ một tuần trước khi anh bị trục xuất.

    Bà cho biết tình trạng di trú hiện tại của anh là một chiến thắng quan trọng trong cuộc chiến chống lại việc trục xuất nạn nhân buôn người.

    Hàng ngàn người đã ký tên vào một bản kiến ​​nghị trực tuyến phản đối việc anh bị trục xuất. Những người ủng hộ cũng kêu gọi hãng Qatar Airlines từ chối chuyến bay đưa anh về Việt Nam và yêu cầu Chính phủ thay đổi quyết định.

    Bà Long nói: “Tôi rất vui vì cuối cùng anh Đ. đã được chấp nhận tị nạn sau tất cả những gì anh phải chịu đựng, không chỉ bởi những kẻ buôn người mà còn bởi những phiến diện trong chính sách phân biệt chủng tộc ở Anh.

    “Chúng ta không nên để các mối đe dọa trục xuất trở thành hiện thực. Tuy nhiên, Glasgow đã có những phản hồi ngoài sức tưởng tượng - gọi cho hãng hàng không, viết thư, chấp nhận bảo lãnh tại ngoại.

    Chúng tôi sẽ tiếp tục chiến đấu cho tất cả những người Glasgow mới như anh ấy. Anh xứng đáng được tị nạn lâu dài, và tôi rất vui vì anh ấy đã giành được điều đó''.

    VietHome/ Theo Daily Record

  • “Mẹ đang sở hữu visa 2,5 năm – visa diện mẹ theo con tại UK, tài chính: báo thuế thấp, con riêng sinh ra và lớn lên tại Việt Nam có nhiều năm xa cách, vậy có cách nào giúp gia đình đoàn tụ và mẹ có đủ điều kiện để bảo lãnh cho con sang sinh sống tại UK không?''

    Trả lời: Với những trường hợp bố/mẹ đang sở hữu visa 2,5 năm sẽ không thuận lợi bằng những trường hợp đã có quốc tịch khi muốn bảo lãnh con cái tại Việt Nam sang UK, chắc hẳn có nhiều khó khăn nhưng sẽ có hướng giải quyết theo cách riêng biệt, yêu cầu vô cùng kĩ lưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ xử lý hồ sơ: Giấy tờ hồ sơ, tài chính, giải trình, xác định được loại visa….

    Xử lý thành công trường hợp mẹ sở hữu visa 2,5 năm bảo lãnh cho con 17 tuổi sinh ra và lớn lên tại Việt Nam

    Platinum Visa vừa trải qua cuộc chạy đua với thời gian khi xử lý trường hợp hồ sơ xin định cư UK theo mẹ của bạn N.T.G.Bảo sống tại Quảng Bình cùng với ông bà ngoại.

    Hồ sơ được xử lý vô cùng gấp rút bởi Bảo đã hơn 17 tuổi và mọi vấn đề sẽ cần phải hoàn thiện trước khi bạn bước sang tuổi 18, tuổi hết được bảo lãnh từ phía bố/mẹ.

    Mẹ của Bảo đã sinh sống tại Anh quốc khá lâu, thời gian 2 mẹ con xa cách đã hơn chục năm nay chỉ vì gặp vướng mắc không biết xử lý ra sao với vấn đề xin quốc tịch, định cư.

    Biết hồ sơ có nhiều khó khăn, chị đã từng tìm hiểu ở rất nhiều nơi, từ luật sư tại UK cho đến các công ty tại Việt Nam và cuối cùng chị đã quyết định sử dụng dịch vụ tại Platinum Visa - Đơn vị có hơn 10 năm kinh nghiệm chuyên về định cư, xin quốc tịch Anh quốc.

    Có thể nói đây là hồ sơ có rất nhiều điểm khó khăn, khi:

    - Mẹ sở hữu visa 2,5 năm, báo thuế thu nhập thấp

    - Con sinh ra và lớn lên tại Việt Nam, đã hơn 17 tuổi, nhiều năm 2 mẹ con sống xa cách.

    - Hộ khẩu Quảng Bình: Hộ khẩu nằm trong "danh sách đen" của ĐSQ

    - Bố đã bỏ đi, không thể xin chữ kí xác nhận trên giấy tờ khi làm hồ sơ

    Các vấn đề quan trọng cần giải quyết đó là chứng minh tài chính bởi công việc hiện tại của mẹ Bảo là làm nail nhưng chỉ báo mức thuế khá thấp và do không còn liên lạc được với bố đẻ tại Việt Nam nên cần xử lý và xin lại rất nhiều giấy tờ xác nhận liên quan.

    Được sự hợp tác của gia đình về mặt cung cấp các giấy tờ cần thiết, Platinum đã tiến hành xử lý hồ sơ vừa đảm bảo tính chính xác, tỉ mỉ lại vừa đảm bảo tính nhanh chóng cho kịp thời gian trước khi Bảo tròn 18 tuổi.

    Gia đình Bảo chụp hình lưu niệm tại Platinum sau khi nhận visa
    Visa định cư con theo mẹ của N.T.G.Bảo
    Bảo chụp hình cùng mẹ tại UK

    Và sự kì vọng của gia đình Bảo cũng như sự cố gắng của toàn bộ nhân viên tại công ty đã được đền đáp xứng đáng với tấm visa của Bảo về sau hơn 1 tháng nộp hồ sơ. Không có niềm vui nào lớn bằng niềm vui gia đình sum vầy, hơn nữa lại là sự xa cách mười mấy năm trời. Chúc Bảo sớm ổn định cuộc sống mới với mẹ và gia đình tại Anh quốc.

    Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn hay còn thắc mắc gì về các vấn đề xin quốc tịch, định cư vui lòng liên hệ với Platinum Visa để được giải đáp mọi thông tin chi tiết:

    CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN DU HỌC & LỮ HÀNH QUỐC TẾ BẠCH KIM

    CHUYÊN XỬ LÝ HỒ SƠ KHÓ – CHỮA HỒ SƠ ĐÃ BỊ TỪ CHỐI

    VP tại Hà Nội:
    Địa chỉ: Số 1/43 Phố Kim Đồng, Phường Giáp Bát, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
    Tel: (84-24) 322.022.75
    Hotline: +84 97 275 2192 (Viber/Zalo)
    Email: info@platinum.edu.vn
    Website: platinum.edu.vn
    Fan Page: https://www.facebook.com/visaplatinum/

    VP Hồ Chí Minh:
    Địa chỉ: Số 102 Nguyễn Thị Minh Khai, P.6, Q.3, HCM
    Tel: (84-28) 6681 3368
    Hotline: +84 94 606 0302 (Zalo/Viber)
    Email: info@platinum.edu.vn

    Bài liên quan:

    Xin visa định cư Anh cho cả 3 mẹ con dù từng bị từ chối

    Định hướng tối ưu cho hồ sơ đã từng 02 lần bị từ chối cấp visa Anh quốc

    Chính sách ở lại làm việc tại Anh quốc 02 năm sau khi tốt nghiệp

    Đâu là thời điểm thuận lợi apply hồ sơ visa Anh quốc?

    Spouse Visa Anh quốc cho cặp đôi đồng tính nữ

    Cách xây dựng mối quan hệ thuyết phục Bộ Nội vụ khi xin Spouse Visa

    Nhờ đâu cô bạn 9x xin được visa du lịch UK 2 năm, visa Canada 10 năm chỉ với 1 cú click?

    Chữa thành công visa định cư cho cả gia đình sau 3 lần bị từ chối

    Xin quốc tịch Anh cho con sinh ra tại VN có khó như bạn nghĩ?

    Xin Visa diện phụ thuộc Anh quốc 2019 thuận lợi hơn bao giờ hết

    Kinh nghiệm chứng minh tài chính để đậu chắc hồ sơ thăm thân Anh Quốc

    Nhờ đâu vợ nhận được visa định cư Anh quốc khi chồng chưa đủ điều kiện bảo lãnh tài chính?

    Viethome

  • Xin visa định cư tại Anh theo diện Spouse Visa (định cư theo vợ/chồng) chắc hẳn là điều mà bất kì ai cũng mong muốn khi nửa kia của mình đang sinh sống, làm việc tại Anh quốc. Không chỉ hoàn tất giấc mơ đoàn viên mà visa định cư còn là bước ngoặt lớn giúp bạn có nhiều quyền lợi và có mức lương cao hơn khi làm việc tại đây.

    Làm thế nào để xin được visa định cư theo diện bảo lãnh vợ/chồng/con nhanh chóng và hiệu quả, bởi để sở hữu tấm visa quyền lực này bạn cần nắm rõ cũng như xử lý rất nhiều thủ tục, giấy tờ khắt khe. Để mọi việc được diễn ra thuận lợi và có kết quả tốt nhất, bạn có thể lựa chọn đơn vị xử lý hồ sơ giàu năng lực kinh nghiệm.

    Nhận visa định cư Anh quốc cho gia đình 3 thành viên

    Mỗi khách hàng đến với Platinum Visa đều là những câu chuyện, những hoàn cảnh vô cùng khác biệt, tuy nhiên với những hồ sơ xin visa định cư thì đích đến cuối cùng chắc hẳn là cơ hội đoàn tụ. Và nối tiếp những câu chuyện ấy, Platinum vừa hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ với cùng lúc 3 tấm visa định cư cho gia đình mẹ con chị Thão sống tại Tiền Giang sớm được đoàn tụ với người chồng ở Anh quốc.

    Chị Thão và chồng có thời gian quen nhau và yêu thương được hơn 1 năm qua. Anh chị quen nhau qua mạng xã hội, tình yêu vượt mọi khoảng cách về địa lý, bên cạnh những niềm vui, niềm hạnh phúc cũng gặp không ít khó khăn, trắc trở.

    Đã từng xin visa du lịch UK với dự định sang thăm anh nhưng chị lại bị từ chối cấp visa vì ĐSQ không tin vào mục đích của chuyến đi. Nhưng khó khăn không ngăn được định mệnh, chị Thão đã quyết định sang Pháp du lịch và anh bay từ UK qua để gặp nhau. Chuyện tình lãng mạn đã được tái hiện khi anh đã cầu hôn chị ngay tại đây và sau đó cả 2 cùng trở về Việt Nam tổ chức đám cưới.

    Khi đã hoàn thành các thủ tục cưới hỏi về phía gia đình, anh chị quyết định làm ngay hồ sơ visa định cư cho chị Thão cùng 2 con riêng với sự đồng hành của Platinum Visa.

    Những khó khăn trong quá trình xử lý hồ sơ của chị Thão:

    - Đã từng 1 lần bị từ chối cấp visa du lịch UK.

    - Mối quan hệ mới, lại quen nhau qua mạng xã hội.

    - Cùng lúc xin visa cho cả mẹ và 2 con riêng.

    - Quá trình xử lý hồ sơ gặp khá nhiều khó khăn trong việc chứng minh mối quan hệ tình cảm của 2 người vì mối quan hệ còn khá mới mà nhanh chóng đi đến kết hôn. Hơn nữa việc quen nhau qua mạng khiến hồ sơ của chị gặp khá nhiều bất lợi.

    Việc bảo lãnh tài chính cho cả 3 mẹ con sang UK yêu cầu người chồng chứng minh tài chính khá nhiều với đầy đủ giấy tờ, thủ tục. Và việc bảo lãnh cả 3 người sang UK cùng lúc nên công việc này cần sự chính xác tuyệt đối trong khâu xử lý hồ sơ, giấy tờ.

    Tuy nhiên với sự hợp tác của đương đơn cũng như kinh nghiệm 10 năm xử lý hồ sơ về định cư, xin quốc tịch, công ty đã nhanh chóng giúp gia đình hoàn thiện hồ sơ. Chỉ sau 40 ngày làm việc, niềm hạnh phúc vỡ òa khi cả 3 thành viên đều nhận được visa đúng dịp năm mới 2020. Xin cảm ơn chị đã luôn tin tưởng vào dịch vụ tại Platinum và xin chúc chị cùng gia đình luôn hạnh phúc, mạnh khỏe và sớm ổn định cuộc sống tại đất nước Anh xinh đẹp.

    Visa định cư theo diện Spouse Visa của chị Mỹ Thão.
    Visa định cư Anh quốc của bé Linh và Hải - con riêng chị Mỹ Thão.
    Hình ảnh gia đình chị Thão cùng 2 bé tại Anh quốc.

    Cách thức chứng minh mối quan hệ trong hồ sơ Spouse Visa

    Nếu đã quan tâm đến việc xử lý hồ sơ Spouse Visa, hẳn ai cũng hiểu mối quan hệ tình cảm giữa 2 người là yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định phần lớn việc có cấp visa hay không.

    Vậy làm sao để viên chức tại HO có sự tin tưởng về mỗi quan hệ của đương đơn và người bảo lãnh là thật. Bằng chứng để chiếm được sự tin tưởng này cần được xây dựng từ tình yêu sâu đậm dẫn đến hôn nhân. Quãng thời gian ấy, từ những việc đời thường với những buổi đi chơi cùng cùng nhau, những chuyến đi du lịch, những món quà vào dịp lễ và sự thấu hiểu, quan tâm từ nửa kia của mình. Hay đơn giản là những buổi tiệc bên bạn bè, người thân.

    1 số gợi ý về việc chọn lọc và sắp xếp giấy tờ hợp lý, logic:

    - Nên sắp xếp thời gian theo trình tự thời gian: Bằng chứng thể hiện mối quan hệ được phân chia làm 2 nhóm trước và sau kết hôn.

    - Lần đầu gặp gỡ: Đây là vấn đề mà hầu hết các hồ sơ sơ xin định cư theo diện kết hôn được hỏi trong buổi phỏng vấn cùng Lãnh sự quán. Việc gặp gỡ này nhận được quan tâm bởi nó chính là bước ngoặt bắt đầu cho mối quan hệ. Đương đơn cần chỉ rõ các bạn quen nhau vào thời gian và hoàn cảnh nào? Ở đâu? Có qua ai giới thiệu hay qua trang kết bạn nào không? Nếu như quen biết hoặc gặp gỡ trực tiếp qua bạn bè, người thân giới thiệu thì việc này sẽ đơn giản là lời khai của của những người này hay bằng những hình ảnh chụp chung (nếu có). Còn nếu như quen biết qua mạng xã hội thì thời gian kết bạn, những đoạn hội thoại ban đầu,… với những trường hợp này việc giải trình sẽ cần khéo léo và tỉ mỉ để có được sự tin tưởng của phía xét duyệt hồ sơ.

    - Bằng chứng duy trì mối quan hệ: Tình yêu luôn cần có sự vun đắp, những cử chỉ hành động, cử chỉ duy trì mối quan hệ chính là những bằng chứng vô cùng quan trọng. Điều này thể hiện ở những tấm hình chụp chung, bưu phẩm, điện hoa, hình ảnh tin nhắn, những cuộc hội thoại, facetime hay vé máy bay, booking khách sạn, vé máy bay khi du lịch chung,…

    - Bằng chứng sau khi đã đính hoặc kết hôn: Khi đã thực hiện các công việc này, bên cạnh giấy đăng ký kết hôn thì những hình ảnh trong lễ đính hôn, cưới hỏi và ghi lại rõ thời gian, địa điểm là việc làm cần thiết. Bên cạnh đó việc bổ sung kế hoạch cho tương lai khi hai vợ chồng sinh sống tại Anh quốc cũng là gợi ý không tồi.

    - Ngoài ra việc bổ sung thêm cấp những hình ảnh liên quan đến bạn bè, người thân cũng là những bằng chứng rất có lợi cho bộ hồ sơ định cư của bạn. Ai cũng hiểu rằng, tình yêu đơn thuần là chuyện của 2 người tuy nhiên nếu tình cảm này được nhiều người thân hay bạn bè biết đến càng chứng minh được đây là mối quan hệ thật sự và nghiêm túc.

    Để được tư vấn miễn phí về visa định cư – xin quốc tịch tại Anh quốc, vui lòng liên hệ:

    CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN DU HỌC & LỮ HÀNH QUỐC TẾ BẠCH KIM

    CHUYÊN XỬ LÝ HỒ SƠ KHÓ – CHỮA HỒ SƠ ĐÃ BỊ TỪ CHỐI

    VP tại Hà Nội: 
    Địa chỉ: Số 1/43 Phố Kim Đồng, Phường Giáp Bát, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
    Tel: (84-24) 322.022.75
    Hotline: +84 97 275 2192 (Viber/Zalo)
    Email: info@platinum.edu.vn 
    Website: platinum.edu.vn
    Fan Page: https://www.facebook.com/visaplatinum/

    VP Hồ Chí Minh: 
    Địa chỉ: Số 102 Nguyễn Thị Minh Khai, P.6, Q.3, HCM
    Tel: (84-28) 6681 3368
    Hotline: +84 94 606 0302 (Zalo/Viber)
    Email: info@platinum.edu.vn

    Bài liên quan:

    Định hướng tối ưu cho hồ sơ đã từng 02 lần bị từ chối cấp visa Anh quốc

    Chính sách ở lại làm việc tại Anh quốc 02 năm sau khi tốt nghiệp

    Đâu là thời điểm thuận lợi apply hồ sơ visa Anh quốc?

    Spouse Visa Anh quốc cho cặp đôi đồng tính nữ

    Cách xây dựng mối quan hệ thuyết phục Bộ Nội vụ khi xin Spouse Visa

    Nhờ đâu cô bạn 9x xin được visa du lịch UK 2 năm, visa Canada 10 năm chỉ với 1 cú click?

    Chữa thành công visa định cư cho cả gia đình sau 3 lần bị từ chối

    Xin quốc tịch Anh cho con sinh ra tại VN có khó như bạn nghĩ?

    Xin Visa diện phụ thuộc Anh quốc 2019 thuận lợi hơn bao giờ hết

    Kinh nghiệm chứng minh tài chính để đậu chắc hồ sơ thăm thân Anh Quốc

    Nhờ đâu vợ nhận được visa định cư Anh quốc khi chồng chưa đủ điều kiện bảo lãnh tài chính?

    Viethome

  • Gần một nửa người Anh được khảo sát kêu gọi cấp cho những người Hong Kong có hộ chiếu BN (O) thêm quyền cư trú tại xứ sở sương mù, khi Hong Kong liên tiếp chìm trong bạo lực và hỗn loạn thời gian qua.

    Những người có hộ chiếu BN (O) biểu tình trước Tổng lãnh sự quán Anh ở Hong Kong hồi giữa tháng 9 để yêu cầu được trao những quyền tương tự như những người có hộ chiếu Anh - Ảnh chụp màn hình SCMP

    Báo South China Morning Post (SCMP) của Hong Kong ngày 7-12 đưa tin gần một nửa người Anh được khảo sát hiện ủng hộ ý tưởng cho phép những người Hong Kong nào có hộ chiếu hải ngoại của Anh, được gọi là British National (Overseas) hay BN (O), đến Anh sinh sống. Đây cũng là cuộc khảo sát đầu tiên thuộc loại này.

    "Công chúng Anh đã gửi đi một thông điệp rõ ràng: Đã đến lúc chúng ta hành động và thực hiện trách nhiệm của mình bằng cách mở rộng quyền cư trú cho những người có hộ chiếu BN (O)" - ông Johnny Patterson, giám đốc nhóm Giám sát Hong Kong có trụ sở tại Anh, nêu nhận định.

    Cuộc khảo sát đối với 2.041 người do công ty nghiên cứu Savanta ComRes có trụ sở tại Anh tiến hành trong tuần này.

    Cuộc khảo sát cho thấy chỉ 1 trong 5 người Anh phản đối cấp quyền cư trú cho những người có hộ chiếu BN (O). Trong khi đó, đến 45% người Anh ủng hộ ý tưởng này.

    Tỉ lệ ủng hộ thậm chí cao hơn - đạt 49% - dành cho những người Hong Kong trên 55 tuổi. Họ là thành phần dân số có những ký ức rõ ràng hơn về sự kiện Anh trao trả Hong Kong cho Trung Quốc vào năm 1997.

    Hơn 40% người được khảo sát nói rằng Anh nên tạo điều kiện nhiều hơn cho những người có hộ chiếu BN (O) thay vì cho công dân Liên minh châu Âu (EU), để họ đến Anh sống và làm việc.  

    Khoảng 48% người trả lời nhận định Anh mang "trách nhiệm đạo đức" phải đối xử công bằng với người Hong Kong.

    Theo báo SCMP, có đến 248.000 người Hong Kong có hộ chiếu BN (O). Đây là một loại giấy tờ du lịch vốn không tự động trao quyền sống và làm việc ở Anh. Hộ chiếu này đã được cấp cho những người Hong Kong sinh ra trước sự kiện Anh trao trả Hong Kong cho Trung Quốc năm 1997.

    Kết quả cuộc khảo sát trên được công bố sau khi truyền thông Anh tường thuật việc Ngoại trưởng Anh Dominic Raab đã ngăn chặn Bộ Nội vụ Anh đề xuất một sáng kiến cấp thêm quyền cho người Hong Kong. Ông Raab nói rằng đề xuất này có thể khiến Bắc Kinh nổi giận.

    Hồi tháng 9, ông Raab từng nói với Quốc hội Anh rằng bất kỳ sự thay đổi nào được áp dụng với tình trạng của những người giữ hộ chiếu BN (O) đều có nguy cơ vi phạm Tuyên bố chung Trung - Anh.

    Hiệp ước được ký kết năm 1984 này nêu rõ các chính sách cơ bản của Trung Quốc đối với Hong Kong sẽ không thay đổi trong 50 năm. Trung Quốc cũng hứa hẹn sẽ cho phép Hong Kong duy trì một mức độ tự trị cao.

    Theo Tuổi Trẻ

  • Xin visa định cư Anh quốc theo diện kết hôn là mong muốn của rất nhiều cặp vợ chồng khi có dự định đoàn tụ và sinh sống tại Anh quốc. Tuy nhiên để định cư theo diện này, yêu cầu chuẩn bị và xử lý rất nhiều giấy tờ cũng như đáp ứng được điều kiện khắt khe nhất định của ĐSQ. Với mong muốn giúp cộng đồng người Việt sinh sống tại Anh quốc dễ dàng hơn trong quá trình làm hồ sơ xin visa định cư, chúng tôi xin chia sẻ một số điều đáng lưu ý trong bài viết dưới đây.

    Cách thức chứng minh mối quan hệ thuyết phục Home Office

    Đối với định cư theo diện bảo lãnh vợ/chồng thì bằng chứng về mối quan hệ tình cảm giữa hai người là yếu tố vô cùng quan trọng. Làm sao để viên chức tại Home Office có sự tin tưởng về mối quan hệ giữa đương đơn và người bảo lãnh là sự thật.

    Để có được sự tin tưởng này yêu cầu các bằng chứng được xây dựng xuất phát từ tình yêu và tiến đến hôn nhân. Trong thời gian ấy, bằng chứng đến từ những việc đời thường với những kỉ niệm đi chơi cùng nhau, hay những buổi tiệc bên người thân, bạn bè, những món quà và sự thấu hiểu, quan tâm từ nửa kia của mình.

    Cách chọn lọc và sắp xếp giấy tờ hợp lý và logic nhất:

    - Sắp xếp theo trình tự thời gian: Các bằng chứng về mối quan hệ cần được phân chia làm 2 nhóm: trước và sau khi kết hôn.

    - Bằng chứng về lần đầu gặp gỡ: Đây là vấn đề mà hầu hết các hồ sơ xin định cư theo diện kết hôn được hỏi trong buổi phỏng vấn cùng Lãnh sự quán. Việc gặp gỡ này được quan tâm bởi nó là bước ngoặt, bắt đầu mối quan hệ. Ở đây các bạn cần chỉ rõ được: Các bạn quen nhau vào thời gian và hoàn cảnh nào? Ở đâu? Vì sao gặp nhau? Có qua giới thiệu không?. Nếu như quen biết qua mạng xã hội thì thời gian kết bạn, những đoạn hội thoại đầu tiên,… là bằng chứng xác thực nhất. Nếu quen biết qua bạn bè, người thân thì bằng chứng chính lời khai của những người “mai mối” hay hình ảnh chụp chung (nếu có). Hay nếu như mối quan hệ này được bắt đầu thông qua các trung tâm môi giới có trả phí thì các đoạn hội thoại hay hóa đơn tiền phí khi môi giới 2 bạn thành công cũng chính là bằng chứng.

    - Bằng chứng duy trì mối quan hệ: Những bằng chứng thể hiện tình cảm trong quá trình yêu vun đắp, duy trì mối quan hệ yêu đương là vô cùng quan trọng. Điều này thể hiện ở những tấm hình chụp chung, hình ảnh những cuộc hội thoại, nhắn tin, facetime, hay bưu phẩm, điện hoa, booking khách sạn, vé máy bay khi đi du lịch chung,…

    - Bằng chứng khi đã đính hôn hoặc kết hôn: Khi đã kết hôn thì ngoài việc cung cấp giấy đăng ký kết hôn thì việc bạn cần làm lúc này chính là là rửa những bức ảnh có tại lễ ăn hỏi, lễ cưới và ghi rõ thời gian, địa điểm. Ngoài ra, việc đưa ra kế hoạch cho tương lai khi hai vợ chồng sinh sống tại Anh quốc cũng là gợi ý không tồi.

    Bên cạnh đó, việc cung cấp những hình ảnh liên quan đến bạn bè, người thân cũng là những bằng chứng rất có lợi cho bộ hồ sơ định cư của bạn. Ai cũng biết rằng tình yêu đơn thuần chỉ 2 người là đủ tuy nhiên nếu tình cảm này được nhiều người thân hay bạn bè biết đến càng chứng minh được đây là mối quan hệ thật sự và nghiêm túc.

    Chữa thành công hồ sơ định cư Anh quốc sau 1 lần bị từ chối cấp visa

    Thêm một trường hợp xin visa định cư nữa đã tìm đến Platinum Visa khi đã 1 lần bị từ chối bởi bằng chứng về mối quan hệ của đương đơn và người bảo lãnh không đủ thuyết phục. Họ có mối quan hệ tình cảm thật sự, nhưng do xử lý hồ sơ tại nơi không có kinh nghiệm nên trường hợp đáng tiếc đã xảy ra với chị V.H.

    Visa định cư theo diện kết hôn của chị N.T.V.H

    - Về mối quan hệ: Anh K và chị V.H đã tình cờ quen biết nhau khi anh K bắt đầu chuyển về Việt Nam công tác. Sau lần đầu tiên gặp gỡ và phải lòng cô gái Việt xinh đẹp, hai anh chị đã bắt đầu mối quan hệ yêu đương trong quãng thời gian 5 năm. Có thời gian yêu thương nhau khá lâu nhưng do sự chênh lệch lớn về tuổi tác cũng như đã kết hôn nhưng vẫn chưa có con chung tạo nên sự bất lợi trong hồ sơ xin định cư.

    - Về tài chính: Anh K hiện đang làm kĩ sư tại Công ty có trụ sở chính tại Mỹ và có nhiều chi nhánh tại Anh quốc, châu Âu và nhiều quốc gia trên thế giới. Do làm kĩ sư và đảm nhiệm chức vụ quản lý nên anh K có mức thu nhập tốt, đủ khả năng bảo lãnh chị V.H, nhưng việc chị ở Việt Nam không có công việc, không có thu nhập trở thành điểm trừ trong bộ hồ sơ. Bên cạnh đó do nhiều năm công tác ở nước ngoài nên anh K hiện chưa có nhà tại Anh quốc trong khi đây là yêu cầu bắt buộc trong bộ hồ sơ xin visa định cư theo diện kết hôn.

    Khi đã tiếp nhận hồ sơ, tổ xử lý Platinum đã cùng nhau phân tích điểm mạnh, điêm yếu và hướng giải quyết hồ sơ định cư của V.H. Với những trường hợp có mối quan hệ đặc biệt, việc bổ sung giấy tờ cũng như những bằng chứng thể hiện tình cảm không thể đơn thuần theo check list mà yêu cầu sự đặc biệt, có tính logic kèm theo đó là thư giải trình đầy tính thuyết phục gửi đến phía ĐSQ. Ngoài ra các vấn đề về tài chính cũng như nhà ở tại Anh quốc đều được xử lý rất nhanh gọn và chính xác. Sau 2 tháng nộp hồ sơ, gia đình bạn V.H đã vỡ òa trong niềm vui đoàn tụ. Chúc anh chị hạnh phúc, luôn yêu thương nhau và có cuộc sống mới thật tốt tại nước Anh xinh đẹp.

    CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN DU HỌC & LỮ HÀNH QUỐC TẾ BẠCH KIM

    VP tại Hà Nội: 
    Địa chỉ: Số 1/43 Phố Kim Đồng, Phường Giáp Bát, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
    Tel: (84-24) 322.022.75
    Hotline: +84 97 275 2192 (Viber/Zalo)
    Email: info@platinum.edu.vn 
    Website: platinum.edu.vn
    Fan Page: https://www.facebook.com/visaplatinum/

    VP Hồ Chí Minh: 
    Địa chỉ: Số 102 Nguyễn Thị Minh Khai, P.6, Q.3, HCM
    Tel: (84-28) 6681 3368
    Hotline: +84 94 606 0302 (Zalo/Viber)
    Email: info@platinum.edu.vn

    Bài liên quan: Spouse Visa Anh quốc cho cặp đôi đồng tính nữ

    Nhờ đâu cô bạn 9x xin được visa du lịch UK 2 năm, visa Canada 10 năm chỉ với 1 cú click?

    Chữa thành công visa định cư cho cả gia đình sau 3 lần bị từ chối

    Xin quốc tịch Anh cho con sinh ra tại VN có khó như bạn nghĩ?

    Xin Visa diện phụ thuộc Anh quốc 2019 thuận lợi hơn bao giờ hết

    Kinh nghiệm chứng minh tài chính để đậu chắc hồ sơ thăm thân Anh Quốc

    Viethome

  • Ba Lan có số dân xin định cư ở Anh sau Brexit nhiều nhất trong các công dân EU theo quy định mới, theo sau là Romania và Ý.

    Kể từ khi thủ tục xin định cư cho công dân EU ở Anh sau Brexit được mở ra vào tháng 8/2018, đến nay có trên 750 nghìn đơn đã được Bộ Nội vụ Anh xem xét.

    Vì Anh ra khỏi EU, công dân EU, vốn có quyền định cư, làm việc và hưởng các phúc lợi như công dân Anh, sẽ không nghiễm nhiên được hưởng các quyền đó như trước nữa.

    Luật về định cư cho công dân EU sau Brexit (EU Settlement Scheme) buộc họ phải đăng ký quy chế này cho đến hạn chót là 31/12/2020.

    Nhưng chỉ đến hết tháng 4/2019, đã có hàng trăm nghìn công dân EU gửi đơn xin định cư tại Anh.

    Con số công dân 10 nước nộp đơn được Bộ Nội vụ Anh công bố hôm 30/05/2019 là như sau:

    - Ba Lan 103,200
    - Romania 89,800
    - Italy 70,800
    - Bồ Đào Nha 52,400
    - Tây Ban Nha 41,800
    - Bulgaria 34,700
    - Lithuania 26,800
    - Pháp 26,500
    - Đức 22,200
    - Hà Lan 20,900

    Hiện một ước tính cho hay có tới 3 triệu rưỡi công dân EU đang sống và làm việc tại Anh.

    Những người sống ở đây 5 năm trở lên, được xét và cấp quy chế ‘định cư’ (settled status).

    Một số khác, thường chưa đủ 5 năm sống ở Anh, được công nhận quy chế ‘tiền định cư’ (pre-settled status).

    Sau khi được định cư, họ có thể xin nhập tịch Anh nếu muốn.

    Hàng trăm người vẫn muốn ở lại Anh

    Các con số trên cho thấy dù Brexit xảy ra hay không, số dân châu Âu muốn sống vĩnh viễn tại Anh vẫn rất đông.

    Ngược lại, về phía nước chủ nhà, có tiếng nói từ Scotland trách chính quyền trung ương làm chưa đủ để giải quyết nhanh hơn cho người EU định cư ở Scotland.

    “Tôi đã bắt đầu cuộc sống ở Anh, vừa sinh con, và đang tính phải xin quy chế định cư hoặc quốc tịch dù biết là tốn kém” – Bà Ksenia, công dân EU ở Anh cho biết.

    Bộ Nội vụ Anh cho hay trong 200 nghìn công dân EU ở Scoland, đến nay chỉ có 31.400 người nộp đơn xin định cư.

    Điều này gây lo ngại cho chính phủ địa phương và giới doanh nghiệp, theo ông Colin Borland từ Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ Scotland.

    Theo ông, cứ bốn doanh nghiệp nhỏ Scotland thì có một tuyển ít nhất là một công dân EU, và thị trường việc làm sẽ bất ổn nếu họ không giải quyết quy chế định cư.

    Viethome (theo BBC)