• Đã 5 tháng trôi qua kể từ khi Mai Phạm được trở về nước sau vụ ''bắt nhầm'' tai hại ở Paris hồi tháng 12/2018 khiến cô bị mắc kẹt ở đây tới hết tháng 3/2019.

    Nhiều người trước đây còn tỏ ra e ngại Mai Pham sẽ ''hết cửa'' quay trở lại châu Âu và có thể chính cô cũng nghĩ vậy. Tuy nhiên, mới hôm qua ngày 19/9 khi cô có việc phải trở lại Paris, nỗi lo sợ nặng nề này đã được dở bỏ hoàn toàn vì Mai Pham đã đường hoàng bước qua cửa an ninh mà không gặp bất kì sự cố nào.

    Niềm vui này đã được cô hân hoan chia sẻ trên facebook như sau:

    Mai Phạm cầm trên tay tấm vé máy bay quay trở lại Paris.

    ''[19-09-19] PARIS CDG ngày trở lại 

    Hôm nay là 1 ngày mùa thu nắng đẹp ở Paris.

    Hơn 5 tháng kể từ ngày cuối rời Paris sau 109 ngày Mắc kẹt ở Paris. Lần thứ 2 quay lại Châu Âu trong chưa đầy 1 năm - lần trước là du lịch, lần này là đi công chuyện.

    Với những người thường xuyên đi đi về về sang Châu Âu, đây là chuyện thường và một ngày chả có gì đáng nói. Còn với Mai, đây là ngày đáng vui!

    5 tháng qua... thỉnh thoảng vẫn tỉnh dậy kinh hãi từ những giấc mơ là phải đi qua cái cửa Border control này 1 lần nữa. Vẫn ám ảnh và bủn rủn khi nhớ về những ngày dài bị mắc kẹt ở Paris... dài đằng đẵng, căng thẳng ức chế và vô định không biết ngày mai- tuần sau- tháng tới- năm nay...sẽ thế nào... 

    5 tháng qua... chạy trốn và không dám đối mặt với bất cứ thứ gì liên quan những ký ức đã qua... stress, panic attacks, depression disorder, anger managing... you name it!... 

    Tất cả những thứ đó, phải chấp nhận và chống chọi như tác dụng phụ của liều thuốc kháng sinh, với hi vọng mình sẽ khỏe mạnh trở lại và mạnh mẽ hơn...

    Bởi suy cho cùng, dẫu mọi người có nói vui rằng đó là trải nghiệm xuất sắc, quí giá... và rằng quãng ký ức đấy kết thúc quá có hậu đi nữa... thì thực sự vẫn quá đáng sợ để đối mặt khi mỗi lần nghĩ về nó...

    Hôm qua, trước khi bay... Bạn bè- đồng nghiệp- gia đình biết về chuyến đi, người thì bảo liều, người thì băn khoăn lo lắng... nhưng chung qui lại đều chúc Mai 1 câu vui vui là: Chúc lần này đi Châu Âu thì về theo đúng kế hoạch nhá! 

    Chị gái thì còn bảo bố mẹ là: ôm hôn cái Mai đi! Ko nhỡ có gì thì lại tiếc, lại bảo biết thế ôm nó thật chặt.
    Bông với Mây đã được dặn dò, ôm ấp cẩn thận và in good hands of Dan! 

    Khi cầm tấm vé này + quyển hộ chiếu bước qua cửa Border control, tim nhảy Lambada trong lồng ngực. Lần trước, mọi chuyện bất ngờ diễn ra như 1 cơn bão. Lần này được đóng dấu cho pass qua nhanh như 1 cơn gió!

    Vậy là... "Mai is finally and officically no more WANTED by EAW!!!! Wohoooo".

    Nhận ra... đôi khi, cách tốt nhất để vượt qua nỗi sợ hãi là phải đối diện trực tiếp với nó!

    - PARIS - ngày 19.09.19- 
    - kỷ niệm ngày Mai biết mình chính thức không còn nằm trong sổ đen của Châu Âu!

    Love & Peace @ Paris Aéroport - Charles de Gaulle (CDG)''

    Ảnh: Viettimes

    Từ khi trở về VN, Mai Pham tham gia vào công việc thiết kế nội thất và cô nhận được nhiều lời khen ngợi trong lĩnh vực này. Cô đã tự thiết kế cho ngôi nhà xinh xắn, khang trang của mình. Chúc cô gái mạnh mẽ sẽ luôn thành công trong cuộc sống, mà hẳn là như vậy rồi các bạn nhỉ!

    Viethome (từ Facebook Mai Pham)

  • Gần 4 tháng, trải qua 5 phiên tòa của Pháp, 3 phiên tòa từ xa của Bỉ, công dân Việt Nam Phạm Thị Tuyết Mai đã được tòa án Bỉ tuyên bố vô tội và trả tự do vào ngày 27/3 vừa qua. Trò chuyện với VietTimes, chị Mai nhớ lại những ngày tháng bị mắc kẹt tại Paris và coi đó là bài học không thể nào quên.

    Chúng tôi gặp Tuyết Mai trong một ngày đầu hè oi ả ở Hà Nội. Bên ly cà phê Capuchino, Mai đẹp hơn so với những tấm ảnh trên Facebook. Mặc dù còn mệt mỏi sau hành trình 109 ngày đi tìm tự do, nhưng ánh mắt của Tuyết Mai chứa đầy tự tin và hạnh phúc. 

    Chuyến bay định mệnh

    Rắc rối bắt đầu ập đến vào ngày 18/12/2018 khi chị Mai và bạn trai làm thủ tục check-in từ Paris đến Malta. Tại bàn kiểm tra hộ chiếu, sĩ quan cảnh sát tại sân bay nói rằng chị có dính líu đến một vụ buôn bán ma túy tại Bỉ và bị truy nã trên toàn châu Âu. Theo dữ liệu do cơ quan an ninh của Bỉ cung cấp, vụ việc xảy ra vào năm 2010, thành án vào năm 2013 và phía Bỉ đã phát lệnh truy nã vào năm 2014. Phía cảnh sát Pháp tuyên bố được quyền tạm giam chị trong vòng 48 tiếng trước khi dẫn độ về Bỉ.

    “Lúc đó tôi rất sốc và không hiểu chuyện gì đang xảy ra với mình”, chị Mai nhớ lại, “ban đầu tôi nghĩ rằng chỉ bị tạm giam tại sân bay chứ không nghĩ là sẽ bị tịch thu đồ đạc hay bị cách ly tại phòng giam. Tôi thì cố giải thích bằng tiếng Anh, họ thì nói tiếng Pháp. Tôi chẳng thể hiểu gì và chỉ khóc thôi”. Chị Mai chia sẻ rằng, cho tới thời điểm được đưa về phòng giam, chị vẫn chưa hết bàng hoàng, lo lắng vì mọi chuyện diễn ra quá bất ngờ và không người thân nào của chị hay biết.

    Chị Mai bị giam tại sân bay trong khoảng 2-3 tiếng, chưa kịp hoàn hồn thì 3 sĩ quan cảnh sát có vũ trang tới còng tay ra sau lưng và áp giải chị ra khỏi sân bay. “Rất là xấu hổ. Họ áp giải tôi đi dọc sân bay Charles-de-Gaulle với tay còng sau lưng”, chị nói. “Phòng giam tiếp theo rộng khoảng 2-3 mét, bên trong có một chiếc giường bằng đá trải đệm mỏng và ngay cạnh là bồn cầu. Bẩn thỉu và lạnh lẽo, tôi không thể ý thức được thời gian vì ánh đèn vàng trong phòng lúc nào cũng bật”. Trong thời gian bị bắt giữ, chị Mai cho biết đã nhiều lần cung cấp lời khai cho phía cảnh sát nhưng bị đối xử theo cách mà chị “coi là tệ”.

    “Mặc dù tôi liên tục khẳng định là bị oan nhưng cảnh sát Pháp đã coi tôi như tội phạm và không được hưởng bất kỳ quyền lợi gì”, chị Mai bức xúc nói. “Ví dụ, họ không liên lạc với gia đình tôi với lý do đó là số điện thoại quốc tế. Đáng lẽ trách nhiệm của họ là phải giúp tôi liên hệ với gia đình nếu tôi yêu cầu”.

    Theo lời cảnh sát Pháp, họ đã thông báo cho Đại sứ quán Việt Nam, nhưng không thấy đại diện Đại sứ quán Việt Nam xuất hiện. “Lúc đó, tôi chỉ mong có đại diện Đại sứ quán ở đó để tôi nhờ họ thông báo tình trạng cho gia đình, nhưng không có ai xuất hiện”, chị Mai nhớ lại. 

    9h sáng hôm sau (19/12), Tuyết Mai có mặt tại phiên tố tụng diễn ra ở tòa án trung tâm Paris. Tại đây, chị Mai đã cố gắng thuyết phục một nữ luật sư để bà này giúp chị liên hệ với gia đình. Chia sẻ cảm xúc tại tòa, chị nói: “Nhục nhã lắm. Bao nhiêu người đi qua chỉ trỏ, bàn tán.Thậm chí, tôi chỉ được giao tiếp với người thân khi có cảnh sát giám sát”. May mắn thay, chị Tuyết Mai thuyết phục được thẩm phán cho tại ngoại chờ các phán quyết tiếp theo.

    Chuỗi ngày đi tìm công lý

    Chị Mai tâm sự, khoảng 2 tháng đầu là thời điểm khó khăn nhất. “Khi bị thu giữ hộ chiếu, bạn sẽ không thể đi thuê nhà ở đâu cả. Chưa kể bạn còn lại là đối tượng tội phạm ma túy đã bị kết án thì không ai dám cho bạn thuê”. May mắn thay, bạn trai của chị có hộ chiếu châu Âu và có thể thuê phòng. “Lúc đó tôi phải ở khách sạn, chi phí hàng ngày rất đắt đỏ, không ai có thể giúp được tôi, tôi thì không hiểu luật lắm. Tôi cứ tự mình mày mò, tìm hiểu mọi thứ từ đầu”. Qua tìm hiểu, chị phát hiện ra mình là nạn nhân của tội phạm đánh cắp danh tính, đã xảy ra rất nhiều ở Châu Âu, rất nhiều người bản xứ đã gặp trường hợp này.

    Trong quá trình học tập tại Hà Lan, Tuyết Mai có thể đã không bảo quản kỹ các giấy tờ khiến nhóm tội phạm đã lấy được rồi đem đi chỉnh sửa các chi tiết, rồi đem những giấy tờ mạo danh đó đi thuê nhà để trồng cần sa.

    Trong thời gian nhóm tội phạm sử dụng giấy tờ giả mang tên Tuyết Mai để hoạt động phi pháp, Mai hoàn toàn ở Việt Nam và hộ chiếu vẫn còn các dấu nhập xuất cảnh để chứng minh chị không hề ở châu Âu vào thời điểm đó.

    Quyết định chia sẻ câu chuyện lên mạng xã hội để cảnh báo mọi người cũng như kêu gọi giúp đỡ, chị Mai không may gặp phải những tin đồn thất thiệt. “Dư luận không tin tôi vì một nhẽ, đằng này họ còn dựng chuyện khẳng định rằng tôi có tội. Tôi không hiểu những tin gọi là “nguồn tin đáng tin cậy” ở đâu ra đã truyền trong cộng đồng người Việt tại Pháp, giới báo chí cũng cũng như các bộ ban ngành”. Chị Mai cho biết thêm, những tin đồn ác ý không chỉ làm phiền mà còn gây áp lực đối với chị và gia đình tại Việt Nam, khiến bố mẹ và người thân lo lắng.

    Tuyết Mai tâm sự rằng những tin đồn lan xa khiến mọi người sợ bị liên lụy nên không ai muốn giúp đỡ. Giữa khó khăn chồng chất, Mai đã may mắn gặp hai ông bà người Pháp đã từng công tác chung với mẹ chị. Họ tin tưởng và cho chị ở nhờ. Chị chia sẻ, trong khoảng thời gian mắc kẹt tại Pháp, gia đình ông bà chủ nhà, gia đình bạn trai chị và tất cả những người đã giúp đỡ đều là những người chị chưa từng gặp. “Họ không biết gì về quá khứ của tôi nhưng vẫn tin tưởng giúp đỡ vô điều kiện. Tôi thấy rất cảm động vì điều đó. Đối với tôi, đó là điều quý giá nhất trong những ngày tháng một mình nơi đất khách”.

    Sau 2 phiên tòa ngày 9/1 và 6/2, phía tòa án Paris vẫn tuyên bố không có thông tin gì từ Bỉ nên không giải quyết hồ sơ của chị Mai. Động thái này khiến chị quyết định tìm luật sư tham vấn thay vì ngồi đợi. Một luật sư người Pháp khuyên chị nên giải quyết gốc rễ vấn đề tại Bỉ trước để tiết kiệm thời gian. “Luật sư người Pháp này đã giới thiệu cho tôi một giáo sư luật uy tín tại Bỉ và chính học trò của giáo sư tiếp nhận vụ việc”, chị nói. “Suốt thời gian đó tôi phải tìm hiểu kĩ thông tin về luật trên internet, đọc và dịch rất nhiều tài liệu tiếng Pháp để hiểu luật và có thể tự tin trong các phiên tòa”. Đồng thời, chị Mai cũng tìm hiểu luôn những quy trình và thủ tục phòng khi sau này có thể kiện ngược lại, các hóa đơn chi phí phải giữ lại như thế nào, các giấy tờ phải có xác nhận ra sao. “Tất cả mình phải chuẩn bị sẵn sàng để chủ động trong mọi tình huống”.

    Theo tìm hiểu, chị Tuyết Mai nắm rõ quy trình tố tụng của Bỉ, từ nộp đơn đến quyết định có nhận đơn kháng cáo hay không trải qua ít nhất 3 phiên xét xử. Nếu đơn kháng cáo bị bác bỏ, mọi thứ phải làm lại từ đầu. Nhờ bằng chứng ngoại phạm rõ ràng, từ những post trên Facebook hiển thị thời gian, tag địa điểm, bạn bè đến bằng chứng công việc chị đang làm tại Việt Nam thời điểm đó. “Có những người mất tới 3 năm cho vụ án như thế này vì không thể xác định thời gian, vị trí địa lý, không có nhân chứng”, chị nói, “Tôi quá may mắn vì chỉ mất đúng 3 phiên để tòa án Bỉ chấp nhận đơn kháng cáo”, chị nói, “Tôi nghĩ phía Bỉ xét xử công tâm, thông thường mỗi phiên tòa cách nhau 4 tuần, nhưng khi họ biết vấn đề của tôi họ đã đẩy nhanh tiến độ”.


    Bài đăng được chị Mai chia sẻ trên trang Facebook cá nhân trong ngày về nước. Ảnh chụp màn hình

    Theo chị Mai, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và Bộ ngoại giao xác nhận "có mặt ở cả phiên ở Bỉ và Pháp". Tuy nhiên, cơ quan chức năng lại thông tin cho các đơn vị truyền thông rằng "bản án hết thời hiệu" vào ngày 5/4, 2 tuần sau khi tòa án Pháp đưa ra phán quyết là chị Mai vô tội.Tuy nhiên theo chị Mai, ngày 7/3, bên Bỉ đồng ý đơn kháng cáo, nghĩa là dỡ lệnh truy nã, sau đó gửi lệnh sang Pháp nhưng Pháp không chấp nhận. Phía Pháp chỉ chấp nhận lệnh Bỉ gửi lên kênh chính thống, tức tòa án châu Âu, sau đó tòa án châu Âu chuyển về Pháp, tức là phải đợi 3 tuần sau khi gửi. “Về mặt kĩ thuật, lẽ ra ngày 7/3 tôi đã được tuyên vô tội nhưng Pháp từ chối quyết định gửi thẳng của Bỉ. Trong phiên tòa cuối vào ngày 22/3, phía Pháp công bố đã nhận được lệnh nhưng yêu cầu thêm 3 tuần nữa để dịch sang tiếng Pháp. Lúc đó, luật sư đã lên tiếng và yêu cầu tòa trả tự do vì lệnh truy nã đã được dỡ bỏ”, chị kể lại.

    Chị Mai nói: "Tôi được tuyên vô tội ngày 22/3, tuyên được thả ngày 27/3. Vậy mà ngày 5/4, tôi về nước thì lại đọc được thông tin là 'bản án hết thời hiệu'".

    Được biết, Đại sứ quán đã đính chính thông tin rằng chị Mai vô tội vào ngày 6/4. Tuy nhiên, chị Mai cho rằng nếu các cơ quan chức năng "theo dõi và hiểu về luật thì nên đưa ra thông tin chính xác ngay từ đầu".

    Những bài học để đời

    Sau vụ việc không may xảy đến với mình, chị Mai đã rút ra được những bài học vô giá về những kỹ năng giải quyết rủi ro tại nước ngoài. “Trước kia, tôi cũng như nhiều người khác nghĩ rằng, bị ăn cắp giấy tờ bản gốc mới có thể mạo danh, tuy nhiên sau này tôi mới nhận ra các bản photocopy thông tin cá nhân hoàn toàn có thể bị kẻ xấu đánh cắp và sửa đổi. Bài học đầu tiên tôi rút ra là phải bảo quản giấy tờ thật kỹ, kể cả bản sao”, chị Mai nói.

    Trong trường hợp sự cố xảy ra, chị Mai khuyên mọi người luôn luôn phải giữ niềm tin, phải bình tĩnh và phải hiểu rõ quyền của mình. “Kể cả trong trường hợp bị sỉ nhục như tôi thì phải có niềm tin vào chính bản thân mình, tin rằng mọi chuyện sẽ ổn và tập trung để giải quyết việc chính trước. Những câu chuyện thêu dệt, lời nói ác ý chỉ tấn công về mặt tinh thần chứ không ảnh hưởng đến phán quyết của tòa án”, chị khẳng định.

    Chị Mai cũng đưa ra một số lưu ý khi thuê luật sư khi gặp vấn đề ở nước ngoài. Theo chị, vấn đề cốt lõi là phải tìm luật sư thông thạo ngôn ngữ để trực tiếp giao tiếp và trao đổi. “Chính tôi cũng không thể làm việc được với một số luật sư bên Pháp bởi vì bất đồng ngôn ngữ, khiến mất thời gian và không hiệu quả. Rất may, luật sư bên Bỉ của tôi có thể thông thạo tiếng Pháp, Hà Lan, Anh, Đức giúp tiết kiệm thời gian cũng như hiệu quả hơn rất nhiều”. Chị Mai khẳng định thêm, vai trò của luật sư trong những trường hợp sự cố vô cùng quan trọng, vì vậy khi lựa chọn luật sư phải tham khảo và tìm hiểu kỹ càng.

    Bên cạnh đó, chị Mai cũng khuyến cáo khi du lịch nước ngoài cần chuẩn bị một khoản “kha khá” để đề phòng có việc bất trắc, rủi ro, ví dụ như bệnh tật hay bị cướp. “Mọi người cũng nên mang theo số liên lạc của một người thân hoặc bạn bè ở nước bản địa để có thể giúp bạn liên lạc với người thân ở nhà khi cảnh sát cần liên hệ”. Trong gần 4 tháng bị tạm giữ ở Pháp, chị Mai đã chi tiêu hết 400 triệu đồng tiền thuê nhà, ăn uống.

    Ngoài ra, chị Mai nhận thức được tầm quan trọng của việc giữ lại tất cả các giấy tờ cũ. Ngoài ra, Facebook cũng là một cách để lưu lại bằng chứng ngoại phạm vì địa điểm và thời gian trên Facebook không làm giả được. Theo chị, việc đăng facebook và check-in thường xuyên cũng là một điều tốt. “May mắn cho tôi là thời gian đó tôi khá chăm chỉ đăng status trên facebook nên có thể dùng làm bằng chứng ngoại phạm cho mình”.

    Điều quan trọng nhất đối với chị Mai khi đối mặt với rắc rối này là thái độ của chính bản thân. “Trong lúc khó khăn nhất, tôi phải tin vào bản thân mình, bỏ qua dư luận để tập trung vào việc chính cần giải quyết. Tôi cũng ý thức được mình cần đủ khỏe khoắn, đủ mạnh mẽ để vượt qua và chúng minh mình vô tội. Nếu ốm, tiền mất, người thân lo, thân cô thế cô không ai chăm sóc. Càng bị tấn công ở Việt Nam, tôi càng quyết tâm mình phải khỏe mạnh để chứng minh mình vô tội và sẽ trở về”.  

    Viethome (theo Viettimes)

  • Theo bản tin bảo hộ công dân sáng nay, 6.4, Bộ Ngoại giao cho biết Tòa án Antwerpen (Bỉ) đã quyết định tuyên chị Mai Pham (công dân Việt Nam bị mắc kẹt tại Pháp vì cáo buộc dính líu tới ma túy) vô tội. 

    Cụ thể, Bộ Ngoại giao dẫn thông tin mới nhất từ Đại sứ quán Việt Nam tại Bỉ cho biết: ngày 5.4, Đại sứ quán nhận được bản sao quyết định của Toà án Antwerpen (Bỉ) ngày 22.3.2019 (gửi qua Bộ Ngoại giao Bỉ). Theo phán quyết này, Tòa án Antwerpen đã quyết định chị Phạm Thị Tuyết Mai vô tội.

    Chị Mai đã trở về Việt Nam sáng 5/4 (Ảnh: FB Mai Phạm)

    Căn cứ phán quyết của Tòa án Antwerpen, Tòa phúc thẩm Paris ngày 27.3.2019 đã chấp thuận đề nghị của chị Mai xin dỡ bỏ biện pháp giám sát tư pháp và trả lại hộ chiếu. Tiếp đó, chị Mai đã trở về Việt Nam vào ngày 5.4.

    Trước đó, tại bản tin ngày 5.4, Bộ Ngoại giao dẫn tin từ Cục Lãnh sự cho biết, tại phiên tòa ngày 22.3, Tòa án Anwerpen đã quyết định bản án ngày 8.5.2013 đã hết hiệu lực, chứ chưa nói rõ việc chị Mai được tuyên vô tội.

    Bản án ngày 8.5.2013 là bản án 4 năm tù về tội “buôn bán bất hợp pháp ma túy và chất gây nghiện” trong thời gian từ 1.10.2010 - 10.5.2011, do Tòa Tư pháp Antwerpen tuyên. Vì bản án này, chị Mai đã bị giữ tại Paris (Pháp) khi quá cảnh tại đây trong lộ trình từ Hà Nội đến Malta vào tháng 12.2018.

    Trong quá trình diễn ra vụ việc, Bộ Ngoại giao cho biết đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và Bỉ theo dõi sát và chủ động tiến hành các biện pháp bảo hộ công dân cần thiết đối với công dân Phạm Thị Tuyết Mai.

    Đại sứ quán Việt Nam đã nhiều lần tham dự các phiên tòa, trao đổi với phía Pháp và Bỉ thúc đẩy quá trình xét xử công bằng và khách quan; giữ liên lạc thường xuyên với chị Mai để kịp thời bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho công dân, theo Bộ Ngoại giao.

    Trước đó, trao đổi với Thanh Niên, bà Trần Thị Vân, mẹ chị Phạm Thị Tuyết Mai, cho biết: “Gia đình rất mừng vì cuối cùng công lý cũng đã được thực thi, con gái tôi đã được minh oan. Chúng tôi luôn tin tưởng với sự hỗ trợ của luật sư, Tòa án Bỉ sẽ trả tự do cho con gái tôi. Con gái tôi hoàn toàn vô tội, không dính dáng gì đến bọn tội phạm mua bán ma túy”.

    Cũng theo bà Vân, chị Mai bị mất ID card (thẻ căn cước) và bị bọn tội phạm sử dụng giấy tờ giả. Khi tòa án Bỉ xử vụ án buôn bán ma túy, chị Mai không có mặt tại phiên toà và không có điều kiện chứng minh mình vô tội. Khi luật sư người Bỉ tiếp cận với hồ sơ phát hiện ra có nhiều điểm bất hợp lý trong bản án và tòa án đã phải thừa nhận điều này.

    Hơn 3 tháng qua, mọi sinh hoạt trong gia đình bà đều đảo lộn, nhất là khi trên mạng xã hội có nhiều thông tin trái chiều, thậm chí xúc phạm con gái bà. Tuy nhiên, gia đình đã làm hết sức để có thể đưa con gái mình trở về.

    Viethome (theo Thanh Niên)

  • Bài viết từ bạn Cao Song Gia Bình, Viethome xin chia sẻ cùng bạn đọc:

    ''Tôi là một người VN, tôi từng sống ở nước ngoài, tôi không có liên quan gì đến Mai Pham, đến báo chí hay bất cứ ai. Nhưng đọc những bình luận về vụ án Mai Pham trên một diễn đàn lớn của cộng đồng người Việt ở Pháp, tôi lại tiếp tục sốc tập 2.

    Ôi chua cay làm sao, các bạn lại tiếp tục tự cho mình là thông thái, mặc dù các bạn chưa từng tiếp xúc với cô Mai Pham hay gia đình cô, các bạn chẳng biết mặt mũi Đại Sứ Quán là ai, các bạn chưa từng đến tòa. 

    Dù cô Mai đã được trả hộ chiếu về nước, và gia đình khẳng định cô không phạm tội, nhưng không người Việt nào tin. Họ bảo rằng là do bản án hết hiệu lực chứ không có chuyện bắt nhầm, cô Mai chắc chắn có tội. Làm ơn, ai đó làm ơn chỉ cho tôi cái nguồn tiếng Pháp, tiếng Bỉ nào nói như vậy đi. Chẳng ai có bằng chứng gì hết mà cứ bị một vài cá nhân cào bàn phím nào đó dắt mũi rồi tin theo. 

    Tại sao mọi người đều muốn cô Mai Pham có tội nhỉ, các bạn cho rằng mình công tâm ư, rằng sự thật nó thế chứ các bạn không ác ý ư? Ôi sao các bạn đáng khinh đến thế. Bởi vì sao các bạn đáng khinh?

    Ngay khi Mai Pham về VN, hầu hết các báo lớn ở VN đều đưa tin về sự việc này. Mai Pham ngay sau đó đã rất bức xúc về những nội dung không đúng sự thật về vụ việc của cô ấy. Trích bài post mới đây của Mai Pham: 

    1. Thông tin 1: "ĐSQ Việt Nam tại Pháp cũng đã làm việc với văn phòng luật sư Vatier ở Paris để tìm hiểu thêm về vụ việc và yêu cầu văn phòng Vatier hỗ trợ bà Mai. Hiện nay văn phòng luật sư Vatier đã hỗ trợ bà Mai theo đề nghị của ĐSQ cũng như theo yêu cầu của bản thân bà Mai."

    ---> Thông tin này hoàn toàn sai sự thật. Lý do:
    - Anh Minh đại diện ĐSQ VN tại Pháp chỉ cung cấp cho tôi 1 danh sách các thông tin luật sư Việt Nam tại Pháp để tôi phải tự chủ động liên hệ làm việc. 
    - Tôi phải tự liên lạc làm việc với các bên luật sư tại Pháp và Bỉ (tham vấn, trao đổi thông tin hợp đồng, thỏa thuận giá cả...) chứ KHÔNG có bất cứ sự tham gia nào từ phía đại diện ĐSQ VN tại Pháp.
    - Trong tất cả các buổi tôi đi nói chuyện với văn phòng luật sư tại Pháp, anh Minh hay đại diện của ĐSQ VN tại Pháp chưa bao giờ có mặt tham gia để hỗ trợ dịch thuật hay tư vấn. 
    - Tôi bị bắt tại sân bay ở Pháp từ ngày 18/12/2018. Mặc dù bên Pháp đã báo thông tin việc bắt giữ tôi cho đại diện ĐSQ VN tại Pháp, nhưng không có đại diện nào của ĐSQ VN có mặt trong 2 ngày tôi bị bắt và có phiên hearing đầu tiên tại Paris (18 & 19/12/2018). Thông tin này anh Kết đại diện ĐSQ VN tại Pháp có thể xác minh qua tin nhắn giữa tôi và anh Kết.
    - Ngày 19/12, tôi đã đồng ý ký thỏa thuận để bà luật sư Cecile đại diện bảo vệ cho tôi từ đó cho đến nay, chứ không phải theo "đề nghị" của ĐSQ như các báo đăng tin.
    - Tôi có gửi email xin tham vấn với anh Minh đại diện ĐSQ VN tại Pháp về hợp đồng với văn phòng luật sư bên Bỉ, nhưng anh Minh không hồi âm hay trả lời gì.
    - Tôi chưa bao giờ ký 1 thỏa thuận nào với văn phòng Vatier hay bất cứ văn phòng luật sư nào do ĐSQ VN tại Pháp "đề nghị", mà từ đầu đến cuối vẫn chỉ làm việc với bà luật sư Cecile cho các vấn đề bào chữa tại Pháp!

    2. Thông tin 2: "Theo quy định của Liên minh châu Âu, trong vòng tối đa 60 ngày kể từ khi bị bắt, nước bắt giữ, trong trường hợp này là Pháp, tiến hành các thủ tục tư pháp để chuyển giao người bị bắt cho nước phát lệnh, trong trường hợp này là Bỉ. Nếu tự nguyện, Mai sẽ được chuyển sang Bỉ trong vòng 10 ngày kể từ sau khi bị bắt. Nếu không tự nguyện, cô sẽ bị chuyển giao cho Bỉ 10 ngày sau khi có phán quyết của cơ quan tư pháp Pháp chấp thuận chuyển giao người bị bắt theo Lệnh bắt giữ châu Âu." 
    ---> Thông tin này không chính xác, đề nghị các anh chị nêu rõ nguồn thông tin này ở đâu ra. Vì anh Minh hay đại diện của ĐSQ VN tại Pháp chưa bao giờ trao đổi với tôi thông tin như vậy. Và thực tế anh chị có thể đối chiếu với thực tế vụ việc của tôi.

    3. Thông tin 3: "Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao cho biết, tại phiên tòa ngày 22/3, Tòa án Anwerp (Bỉ) đã quyết định bản án ngày 8/5/2013 đã HẾT THỜI HIỆU."

    ---> Cụm từ "HẾT THỜI HIỆU" này gây ra rất nhiều băn khoăn cho bản thân tôi cũng như nhiều người?!

    Thông tin các phán quyết của tòa Pháp và Bỉ cụ thể như sau:

    - Ngày 7/3/2019, phán quyết của tòa án Antwerp (Bỉ): đồng ý với đơn kháng cáo của tôi

    - Ngày 22/3/2019, phán quyết của tòa án Antwerp (Bỉ): tôi VÔ TỘI và xóa bỏ hoàn toàn phán quyết cũ.

    - Ngày 27/3/2019: tòa án Paris Pháp đã quyết định trả lại hộ chiếu cho tôi về nước dựa trên phán quyết của tòa án Antwerp Bỉ.

    Các văn bản này đều được tôi gửi cho anh Cường đại diện ĐSQ VN tại Pháp. 
    Ngoài ra, mặc dù đại diện ĐSQ VN tại Bỉ chưa bao giờ liên lạc trực tiếp với tôi, nhưng nếu thực sự nếu đúng như thông tin của đại diện Bộ ngoại giao- "Đại sứ quán Việt Nam đã nhiều lần tham dự các phiên tòa, trao đổi với phía Pháp và Bỉ thúc đẩy quá trình xét xử công bằng và khách quan; giữ liên lạc thường xuyên với bà Mai để kịp thời bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho công dân", thì đại diện ĐSQ VN tại Bỉ phải đang có trong tay văn bản phán quyết này.

    Tôi gửi kèm screenshot 1 phần phán quyết của tòa án Antwerp Bỉ để đối chứng. Các anh chị có thể tự google translate từ tiếng Hà Lan sang tiếng Anh, hoặc tham vấn các luật sư (mà hiểu tiếng Hà Lan) để hiểu context cho đúng nghĩa:

    "In view of the aforementioned findings, it cannot be stated with the required legal certainty that the opposing party was involved in the facts charged to it, so that it must be acquitted of this"

    ---> Check từ điển từ vựng "ACQUIT": free (someone) from a criminal charge by a verdict of NOT GUILTY.

    Vấn đề ở chỗ không phải là báo chí đưa tin sai, mà chính các vị ở Đại Sứ Quán nói láo. Cô Mai đừng trách báo chí, bởi họ chỉ đưa tin đúng với những gì đã diễn ra, chứ làm sao họ biết sự thật ở đâu mà đưa. Đại Sứ Quán cố tình nói láo thì làm sao báo chí biết họ nói láo, đúng không? Việc của báo chí là lắng nghe các bên và tường thuật lại bất kể đúng sai. 

    Cái cụm từ gây nhiễu loạn nhất là ''hết hiệu lực'', tôi nghĩ có thể không phải phóng viên các báo tự dịch ra, mà do đại diện Đại Sứ Quán phát biểu như thế. Nhưng vấn đề nổi bật ở đây là các nitizen lại vin vào cụm từ này để suy rộng ra án hết hiệu lực nên cô Mai được thả, chứ không phải vô tội mà được thả. Hay thật, ai tìm giúp tôi thông tin nào nói cô Mai có tội. Đừng suy diễn, tôi rất cần những anh hùng cào bàn phím này soi giúp tôi ở đâu nói cô Mai có tội nhưng vì án hết hiệu lực nên được thả.

    Lại có người bảo cô Mai trong sạch thì phải ở lại Pháp (hay Bỉ) để đòi tiền bồi thường chứ? Ô hay đó là chuyện của các vị à? Người ta kiện hay không, kiện vào lúc nào, dùng hình thức nào (gửi mail...) là chuyện của các vị à? Chẳng lẽ kiện xong rồi đợi tới khi được trả tiền bồi thường mới về à? Vậy đợi tới bao giờ? Việc kiện tụng đơn giản vậy sao? Các vị biết rõ mức bồi thường cho cô Mai sẽ là một số tiền ''khủng'' đáng giá tới mức phải ở lại để chờ đợi à? 

    Thở dài các bạn đã đi Tây rồi mà sao vẫn chưa biết cách lắng nghe và tiếp thu? Tôi thật sự không hiểu nguồn cơn nào khiến các bạn tin chắc nịch rằng cảnh sát Pháp và Bỉ thì không bao giờ sai. Nếu các bạn đã đọc nhiều vụ điều tra phá án trước đây, thì các bạn phải hiểu rằng họ sai sót nhiều lắm, những vụ án được cảnh sát phá giải và đăng trên báo chí chỉ là bề nổi mà thôi. Còn bao nhiêu vụ án chìm xuồng, án oan vì quan liêu, có bao nhiêu gia đình chia lìa tuyệt vọng... có ai nói tới đâu, làm sao các bạn biết. Những thứ nhìn thấy trên báo chí chỉ là 1% của những gì đang diễn ra mà thôi. 

    Và một lần nữa tôi nghĩ các bạn đừng đổ lỗi cho báo chí truyền thông, hãy trách chính mình. Vì các bạn chỉ tin những gì mình nghĩ, chứ không tin vào sự thật. 

    Cao Song Gia Bình

    Viethome

  • Sau tin công dân Mai Pham bị bắt giữ tại Pháp từ ngày 18.12.2018 vì cáo buộc có liên quan đến tội phạm ma túy đã được trở về nước, chiều 5.4, Bộ Ngoại giao đã thông tin cụ thể hơn về trường hợp này. 

    Theo đó, phản hồi đề nghị của Báo Thanh Niên về việc cung cấp thêm thông tin về phán quyết của tòa án Bỉ về trường hợp chị Mai Pham (Phạm Thị Tuyết Mai) cũng như các biện pháp bảo hộ công dân đã được tiến hành đối với chị Mai, Bộ Ngoại giao cho biết theo tin từ Cục Lãnh sự, tại phiên tòa ngày 22.3, Tòa án Anwerp (Bỉ) đã quyết định Bản án ngày 8.5.2013 đã hết thời hiệu.

    Chị Mai Pham đã về đến Nội Bài vào 6 giờ 30 sáng nay, 5.4 (Ảnh: FB Mai Phạm)

    Đây là bản án 4 năm tù về tội “buôn bán bất hợp pháp ma túy và chất gây nghiện” trong thời gian từ 1.10.2010 - 10.5.2011, do Tòa Tư pháp Antwerpen, Bỉ tuyên chống lại chị Mai Pham (hoặc một ai đó lợi dụng thông tin cá nhân của chị, theo phản ánh của chị Mai và gia đình). Vì bản án này, chị Mai đã bị giữ tại Paris (Pháp) khi quá cảnh tại đây trong lộ trình từ Hà Nội đến Malta vào tháng 12.2018.

    Căn cứ phán quyết của Tòa án Anwerp, Tòa phúc thẩm Paris ngày 27.3.2019 đã chấp thuận đề nghị của chị Mai xin dỡ bỏ biện pháp giám sát tư pháp và trả lại hộ chiếu.

    Tiếp theo phán quyết này của tòa, chị Mai đã trở lại Việt Nam

    Trong quá trình diễn ra vụ việc, Bộ Ngoại giao cho biết đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và Bỉ theo dõi sát và chủ động tiến hành các biện pháp bảo hộ công dân cần thiết đối với công dân Phạm Thị Tuyết Mai.

    Đại sứ quán Việt Nam đã nhiều lần tham dự các phiên tòa, trao đổi với phía Pháp và Bỉ thúc đẩy quá trình xét xử công bằng và khách quan; giữ liên lạc thường xuyên với bà Mai để kịp thời bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho công dân, theo Bộ Ngoại giao.

    Trước đó, như Thanh Niên đưa tin, bà Trần Thị Vân, mẹ chị Phạm Thị Tuyết Mai, xác nhận con gái bà đã về đến sân bay Nội Bài lúc 6 giờ 30 sáng nay, 5.4.

    “Gia đình rất mừng vì cuối cùng công lý cũng đã được thực thi, con gái tôi đã được minh oan. Chúng tôi luôn tin tưởng với sự hỗ trợ của luật sư, Tòa án Bỉ sẽ trả tự do cho con gái tôi. Con gái tôi hoàn toàn vô tội, không dính dáng gì đến bọn tội phạm mua bán ma túy”, bà Vân nhấn mạnh.

    Cũng theo bà Vân cho biết thêm, chị Mai dính vào tất cả mớ rắc rối này do mất ID card (thẻ căn cước) và bị bọn tội phạm sử dụng giấy tờ giả. Khi tòa án Bỉ xử vụ án buôn bán ma túy, chị Mai không có mặt tại phiên toà và không có điều kiện chứng minh mình vô tội. Khi luật sư người Bỉ tiếp cận với hồ sơ phát hiện ra có nhiều điểm bất hợp lý trong bản án và tòa án đã phải thừa nhận điều này.

    “Để chứng minh con gái tôi vô tội, tất cả chi phí thuê luật sư người Bỉ và mọi chi phí sinh hoạt tại Pháp gia đình đều phải tự lo. Vì vậy, việc khởi kiện tòa án Bỉ, sau này chúng tôi sẽ tính tiếp, bởi ai làm sai sẽ phải đền bù thiệt hại. Việc trước mắt là lo cho sức khỏe của Mai. Hiện con gái tôi rất mệt mỏi và chưa muốn tiếp xúc với ai”, bà Vân chia sẻ.

    Bà Vân cho biết hơn 3 tháng qua, mọi sinh hoạt trong gia đình bà đều đảo lộn, nhất là khi trên mạng xã hội có nhiều thông tin trái chiều, thậm chí xúc phạm con gái bà. Tuy nhiên, gia đình đã làm hết sức để có thể đưa con gái mình trở về.

    Viethome (theo Thanh Niên)

  •  

    Xin trích nguyên văn bài đăng mới nhất của Mai Phạm khi cô ngẩng cao đầu trở về Hà Nội sau những tháng ngày âm thầm chịu đựng sóng gió từ bia miệng người đời, những người chẳng biết gì về cô:


    Mai Pham chụp ảnh quê hương từ trên chuyến bay trở về.

    Paris- Hanoi- Ngày trở về!

    [18/12/2018 - 05/04/2019]

    109 ngày... 
    3 tháng- 2 tuần và 4 ngày... Mắc kẹt ở Paris!

    Một chuyến "du học" ngắn hạn bất đắc dĩ.
    Một giấc mơ kỳ lạ mà mỗi sáng tỉnh dậy vẫn chưa thể tin được đó là hiện thực xảy ra với mình hơn 3 tháng qua...

    Quan trọng nhất là...
    Cuối cùng tôi cũng đặt chân về đến Hà Nội- được trở về với quê hương!

    Cảm ơn gia đình và Dan đã yêu thương, lo lắng, kiên nhẫn, tận tụy và che chở...
    Cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và bằng hữu đã quan tâm, thương cảm và tin tưởng bảo vệ Mai trước cơn bão những thông tin bịa đặt thất thiệt bị lan truyền 1 cách thiếu tình người... 
    Cảm ơn người bạn cũ đáng mến tận tụy, đã lo lắng gửi cả tiền sang cho cô em họ để đưa Mai đi ăn, đi chơi động viên tinh thần trong những ngày u ám nhất...
    Cảm ơn những người bạn, đồng nghiệp cũ từ Amsterdam đã lặn lội sang Paris để thăm hỏi động viên...
    Cảm ơn những người bạn mới quen - những người chỉ mới gặp nơi đất Pháp, nhưng đã chia sẻ, cảm thông và giúp đỡ chỉ dẫn Mai rất nhiều...

    Cảm ơn sự giúp đỡ của Melia headquarter, Melia La Defense cùng đội ngũ quản lý- nhân viên ở đây, đã hỗ trợ và cho tôi nơi chốn đi về hơn trong suốt 1 tháng rưỡi- quãng thời gian ban đầu khó khăn rối bời ở Paris.

    Cảm ơn ông bà giáo sư người Pháp- Christophe & Ines đã mở rộng vòng tay cưu mang tôi trong những ngày một mình bơ vơ nơi đất khách. Ông bà đã cho tôi 1 mái nhà, 1 gia đình và 1 quãng thời gian đầy chất Pháp, với nhiều trải nghiệm thú vị. Và quan trọng nhất, cảm ơn ông bà đã chia sẻ với tôi những kiến thức mới và truyền cảm hứng với tinh thần "Học- Học nữa- Học mãi"...

    Cảm ơn những người bác sĩ Pháp nhân từ, đã giúp đỡ chữa bệnh, cho thuốc miễn phí và tận tình với tôi trong những ngày mệt mỏi..
    Cảm ơn 2 luật sư tại Bỉ và Pháp- anh Ruben & chị Cecile đã làm việc rất nhiệt tình, đã đấu tranh bảo vệ để trả lại danh dự và sự tự do cho tôi...
    Cảm ơn anh Cường ĐSQ VN tại Pháp đã hỗ trợ. Trong thời gian đầu, thực sự tôi đã rất mất niềm tin vì sự thờ ơ và những báo cáo không chính xác từ 1 số cán bộ bảo hộ công dân của ĐSQ VN tại Pháp. Nhưng bằng sự nhiệt tình của mình, anh Cường đã giúp tôi lấy lại niềm tin rằng: giữa những người cán bộ "chỉ giỏi nói, không giỏi làm", thì vẫn có những người cán bộ muốn thực tâm làm tốt công việc của mình để giúp đỡ những đồng bào người Việt ở nước ngoài...

    Cảm ơn tất cả mọi người. 
    Giữa những tháng ngày chông chênh bất định, mất niềm tin và không hi vọng nhất trong hơn gần 4 tháng qua, nếu không may mắn có sự thương yêu, hỗ trợ và lòng trắc ẩn của mọi người, Mai đã không thể mạnh mẽ vượt qua, không thể giữ vững niềm tin tích cực vào công lý và tình người.

    Cảm ơn công lý và lẽ phải! 
    Công lý và sự thật luôn chiến thắng!

    Cảm ơn cuộc sống và số phận đã cho tôi: 
    1 hành trình khó quên với nhiều trải nghiệm và kiến thức mới.
    1 sự thử thách đối với bản thân về niềm tin và chữ "nhẫn". 
    1 khoảng chững vừa đủ để sống chậm lại - có thời gian nhìn nhận đánh giá lại những mối quan hệ và tư duy sống.
    1 cơ hội để được sống mở lòng, được sống mềm yếu, được lần đầu cảm nhận rõ nhất về tình thương yêu, sự cảm thông giữa người- với- người... Được thực sự học lại về tình yêu và lòng trắc ẩn!

    Hơn 30 tuổi... 
    - Trước chuyến đi này vẫn nghĩ: để có được visa để đi được ra Châu Âu thật khó khăn. Để quay về Việt Nam dĩ nhiên là quá đơn giản...
    - Sau chuyến đi 109 ngày này mới thấy: quí trọng hơn quyển hộ chiếu màu xanh lá thân thuộc; quí trọng hơn quyền tự do, quyền được quay trở về quê hương.

    Đi càng nhiều mới càng nhận ra đâu là nơi trái tim mình thuộc về.
    Đi càng lâu mới càng ý thức được hơn đâu là nhà- là nơi mình luôn mong ngóng để được trở về, được an ủi, vỗ về từ trong giấc mơ.

    Đi thật xa để thực sự trở về!

    Hà Nội- ngày 5 tháng 4 năm 2019

    Viethome

  • {Nội dung chia sẻ từ bạn đọc Cao Song Gia Bình gửi đến Viethome}

    Vào khoảng trung tuần tháng 1, báo chí thông tin rất nhiều về vụ việc cô gái Phạm Thị Tuyết Mai bị cảnh sát Pháp bắt giữ vì tình nghi phạm tội buôn ma túy ở Bỉ. Mọi người đều chờ đợi phiên tòa xét xử Mai Pham vào ngày 9/2, nhưng đến nay kết luận vẫn chưa được công bố. 

    Tôi là người đã theo dõi thông tin này ngay từ đầu, và giống như hầu hết chúng ta, tôi thực sự rất tò mò nhưng không phải là kiểu săm soi và hả hê khi cô bị ''vạch trần'' trên mạng xã hội, mà là sự cảm thông với một người phạm cái tội mà rất nhiều người Việt di cư phạm phải (nếu như cô thực sự phạm tội). 

    Mai Pham cập nhật tình hình sau 3 tháng ở Pháp.

    Đó là chứa chấp, trồng và buôn cần sa. Cần sa ấy mà, ai chẳng biết người Việt nổi tiếng về trồng và buôn bán cần sa ở nước ngoài. Chẳng có gì lạ vì cộng đồng Việt đối xử với người trồng cần sa như anh em bằng hữu, chứ không phải là kẻ phạm tội buôn ma túy như cách người Việt trong nước nhìn nhận về vấn đề này. Tôi không cổ súy chuyện này nhé, tôi chỉ muốn nói thực tế đó là chuyện bình thường như ''cân đường hộp sữa''.

    Rồi cái chuyện cô ấy đi đến Pháp, một nước có luật dẫn độ với Bỉ, khi chưa hết án thì cũng là chuyện ''bình thường ở huyện'' vì rất nhiều người Việt đã phạm cái lỗi này rồi. Vậy vấn đề của cô ấy là gì mà sự việc lại trở thành tiêu điểm?

    Thứ nhất là cô quá giỏi Văn, bằng trí tưởng tượng và trải nghiệm của mình đã chấp bút nên 6 chương ký sự với giọng văn trào phúng, tự châm biếm. Thứ hai là vì cô đã tiếp cận truyền thông với ý tưởng nhờ truyền thông kêu oan giúp mình. Khi cô quyết định chia sẻ hoàn cảnh của mình với trang tin đầu tiên, có lẽ là Kênh 14, vụ việc của Mai Pham vẫn chưa thực sự gây chú ý đối với những người nghĩ-rằng-họ-hiểu-biết-về-nó. Sau đó một trang tin của người Việt hải ngoại là Viethome đã đưa lại tin này, thì lúc này nó mới được chia sẻ rộng rãi trong cộng đồng người Pháp, và chuyện của Mai Pham bắt đầu trở thành ''hiện tượng, tin hot''. Theo hiệu ứng domino, các báo lớn rầm rập đưa tin và VTV cử cả phóng viên tìm tới phỏng vấn. 

    Điều này quả thật là một sự khích lệ tinh thần cho Mai Pham, nhưng dường như ngay lập tức cô lại bị bóc mẽ bởi chính những người thân quen của mình. Chắc hẳn người đầu tiên khui ra chuyện cô liên quan tới cần sa hẳn là một người quen biết, thậm chí thân thiết. Có lẽ đây là bài học nhớ đời với Mai Pham và cũng là dành cho chúng ta, rằng chẳng có chuyện gì trên đời này là bí mật, bởi vì tự chúng ta không biết giữ bí mật cho riêng mình mà đi trao nó vào tay kẻ khác, chẳng khác nào cho người khác cơ hội đâm sau lưng mình. Thần khẩu hại xác phàm, nhớ chưa? 

    Trong chuyện của Mai Pham, việc liên quan tới cần sa không hẳn là bí mật mà có thể là sự bịa đặt, và chắc hẳn ai bịa đặt nên chịu sự trừng phạt của pháp luật.


    Thông tin tố cáo Mai Pham từng được ai đó bình luận trên mạng.

    Quay lại tình hình của Mai Pham, mới đây cô đã chia sẻ một trạng thái khá lạc quan của mình trên MXH, điều này khiến tôi vừng mừng vừa lo cho cô. Mừng vì cô vẫn mạnh mẽ và tỉnh táo như trước giờ, lo vì cô vẫn còn ở Pháp.

    {Trích nội dung đăng Facebook của Mai Pham vào ngày 18/3}:

    Cũng tròn 3 tháng "khóa du học bất đắc dĩ" của Mai ở Paris.

    Tình hình "học tập" các môn chính:
    - Luật hình sự Châu Âu: 5/10
    - Kỹ năng đi chợ nấu đồ ăn chay: 8/10
    - Tiếng Pháp: 2/10, nghe đoán, nói ít
    - Thể dục: 8/10 (đi bộ rất nhiều!)
    - Thực hành concept "Mindfulness": 9/10
    - Compassion: tăng thêm 6 bậc trên thang 10 điểm
    - Willfulness: điểm số lên xuống thất thường nhưng mọi người nhận xét cơ bản là vẫn trên trung bình cộng! 
    - Relationships consciousness: tăng 8 bậc trên thang điểm 10
    - Art experiences: tăng 3 bậc trên thang điểm 10
    - Faith in Humanity & Justice: lúc lên lúc xuống, nhưng cơ bản ngày càng tích cực và tăng cao
    - Một số kỹ năng lêu hêu bổ trợ thêm: chụp ảnh, Paris's fashion- food- art- decors- & streets exploration 
    - History: có thời gian xem và đọc rất nhiều phim, sách, tài liệu về lịch sử

    Đọc được cuốn sách rất hay của Gyatso Rinpoche. Highly recommend cho những ai cần bổ trợ thêm suy nghĩ và tinh thần tích cực trong cuộc sống!

    Luận văn tốt nghiệp về chữ "NHẪN": đã hoàn thành được 90%!!!

    Cảm ơn Paris vì thời tiết nắng ấm.

    Sức khỏe: giảm được 5kg, size quần áo xuống 1 cỡ. Bí quyết đơn giản: đi bộ hàng ngày, 80% ăn đồ chay, không ăn quá no trên 70% capacity, uống nước chanh mật ong ấm.

    Ai có thể nói Mai Pham không mạnh mẽ và thông minh, tôi học được nhiều từ cô ấy. Rất nhiều bạn bè, người thân đang chờ Mai Pham trở về, với núi tiền bồi thường từ những người đã bắt giữ cô ấy, cùng sự hỗ thẹn của những người đã đặt điều và dạy đời cô ấy.  

    Người thân, bạn bè động viên Mai Pham.

    Hy vọng rằng người bạn trai ''ngôn tình'' vẫn đang đồng hành cùng cô. Và sự thật sẽ được đưa tin rầm rộ trên báo chí, chứ không phải chỉ là những sự giả dối, bịa đặt và tưởng tượng. Và như một bạn gái đã nói, việc Mai Pham bình an trở về là câu trả lời cho 1,000 câu hỏi vì sao của các anh hùng bàn phím.

    Viethome (từ bạn đọc Cao Song Gia Bình)

  • Bài phân tích được trích từ Facebook Nguyễn Ngọc Hoàn, hiện rất được quan tâm. Bạn có thể xem lại diễn biến vụ ''Cô gái Việt vô cớ bị bắt giam ở Paris vì tội buôn ma túy'' tại đây.

    ''Luật Bỉ: Mua bán cần sa chưa được hợp pháp hóa. tội được liệt vào tội hình sự (penal code) (tham khảo: Belgium Penal Code) . Những cá nhân sỡ hữu cần sa (hoặc các chất gây nghiện tương đương) cho mục đích sử dụng riêng, nếu không chứng minh được là có sự chỉ định của bác sĩ để trị bệnh thì sẽ bị tù từ 3 tháng - 1 năm hoặc bị phạt từ 8000EUR-(800,000EUR) tùy mức độ phạm tội hoặc tái phạm. Nếu như sỡ hữu, sản xuất, buôn bán giao dịch (trong và ngoài Bỉ) các chất cấm như cần sa thì sẽ bị phạt 3 tháng - 5 năm tù , hoặc 8000EUR-800,000EUR tiền phạt. Trường hợp các băng đảng lớn có thể bị phạt lên đến 20 năm tù gồm nhiều tội danh tăng nặng.

    Như vậy, tôi có lý do để tin rằng chị Mai phạm tội tàng trữ, buôn bán cần sa ở Bỉ vì tòa án Bỉ đã kết án chị 4 năm tù giam.

    Chị Phạm Thị Tuyết Mai trả lời phỏng vấn VTV.

    Các anh chị đã đọc qua các bài viết của chị Mai Pham (theo chủ quan của chị mang yếu tố định hướng của cá nhân) về quá trình chị bị bắt giữ tại sân bay ở Paris. Và chị vẫn đang kêu gọi sự ủng hộ của bạn bè cộng đồng, kêu gào rằng chị bị oan, rằng chị không biết tại sao chị lại bị bắt, rằng chị bị trộm thông tin ID và chị hoàn toàn vô tội, rằng tại sao chị bị truy nã mà ĐSQ Pháp vẫn cấp Visa cho chị.....

    Trước hết nếu các anh chị đã từng trải qua những thủ tục tố tụng ở Châu Âu thì các anh chị sẽ dễ dàng luận ra được chị Mai Pham đã bịa đặt nói dối. Cái nói dối lớn nhất của chị là: Tôi Không Biết Gì

    Khi một công dân hoặc người cư trú trong khối liên minh EU bị kiện/bị điều tra/bị tình nghi vào một tranh chấp một vụ án nào đó, phía công tố viên/hoặc luật sư bên nguyên sẽ gửi cho bạn một cái gọi là Enforcement (lệnh thi hành án), trên đó ghi rõ ràng bạn đang bị kiện về vấn đề gì, bạn đang bị tình nghi về việc gì... và họ cho bạn một khoảng thời gian để thu thập chứng cứ phản biện, tìm luật sự và trình tòa án.

    Nếu bạn nhận được giấy này, nhưng bạn không trả lời, không thuê luật sư đại diện, không có hành động reply....thì họ sẽ gửi thêm 2 lần nữa nhắc nhở. Sau 3 lần nhận giấy mà bạn không hồi âm hoặc không hầu tòa, bạn sẽ bị xử vắng mặt. Nếu bạn bị xử vắng mặt, bạn coi như không biện hộ gì cho mình, tất cả tội của bạn sẽ được bên công tố luận, hoặc bên nguyên đơn phương thắng kiện.

    Mình ví dụ bên nguyên kiện bạn nợ anh ta 2000EUR chưa trả, tòa gửi giấy về yêu cầu bạn trả lời về cáo buộc này. Nếu như bạn có đầy đủ chứng cứ chứng minh mình không còn nợ nần gì anh ta, bạn hãy show ra cho luật sư của mình hoặc show ra cho tòa án xem xét. Nếu như bạn thắng kiện (bên nguyên sai) thì toàn bộ án phí và tiền luật sư bên nguyên chịu, con nếu bạn cãi thua thì bạn phải trả án phí và cả tiền bạn nợ bên nguyên cộng tiền luật sư. Còn nếu bạn vắng mặt, biến mất thì bạn tự tước đi quyền lợi của mình, bên nguyên coi như thắng.

    Như vậy quay trở lại Mai Pham, chị chắc chắn đã nhận được Enforcement này của tòa án hoặc công tố viên từ báo cáo của cảnh sát. Chị khó cãi là không nhận được vì thư của tòa án được bưu điện gửi bảo đảm. Chính vì nhận đc Enforcement này nên có lẽ chị đã trốn về Vietnam. Nên khi chị bảo là không biết tại sao mình bị bắt là chị đang nói dối, phải nói rõ ràng: Tôi không biết tại sao cảnh sát Pháp bắt tôi (phải là cảnh sát Bỉ chứ)?

    Rồi, bây giờ đến màn nhận dạng ID ở sân bay Paris. Nói đến nhận dạng thì EU đã triển khai nhận dạng bằng vân tay từ lâu. Tức là trùng tên trùng ngày tháng năm sinh (trong trường hợp bị đánh cắp thông tin ID) nhưng chẳng thể trùng vân tay và trùng ADN được.

    Thông tin vạch trần chị Mai đang lan truyền trên mạng. Mức độ thật giả còn chưa rõ.

    Tức là như vầy, kkhi tòa Bỉ xử chị Mai vắng mặt, tòa án Bỉ phải chứng mình được cái người mà họ đang xử và cái người phạm tội ghi trong báo cáo của cảnh sát phải là người tên đó, số ID đó, và trùng dấu vân tay với nhau. Trong lời kể của Mai Pham không hề có chi tiết nào là kiểm tra vân tay cả, mà chỉ kể rằng họ thấy trùng tên là giam lại luôn. Điều này rất vô lý và sai quy chế hành pháp của EU.

    Điều đầu tiên khi cảnh Pháp phát hiện chị Mai trùng ID với tội phạm bị truy nã là check dấu vân tay xem có bị trùng tên không, có nhiều vụ án nghiêm trọng hơn phải check luôn ADN. Sau khi check bằng máy (tốn khoảng 1 phút), nếu vân tay không trùng xác định người khác, họ sẽ thả chị Mai ra ngay và luôn. Hết chuyện! Và nguyên một đoạn sau đó là chị này viết tiểu thuyết bán hàng câu like. Nhưng chị đã lược bỏ đoạn này và vẫn bị giam lại, chứng tỏ cảnh sát Pháp đã check vân tay, bắt đúng người và tạm giam chị ta.

    Quay trở lại Bỉ đã kết tội chị Mai 4 năm tù giam xử vắng mặt. Để kết tội được chị này, tòa Bỉ phải chứng minh được các chứng cứ tang vật của vụ án đều phải có liên quan đến chị Mai, tức là :"có dính vân tay, có dính ADN, chứng cứ giao dịch bằng tài khoản Internet Banking..." Vậy cái người mà có cái vân tay đó bị kết tội 4 năm tù ở Bỉ lại hoàn toàn trùng khớp vân tay với Mai Pham. Mai Pham có thể kháng cáo (vì thời gian cho chị bào chữa đã qua, chị chỉ có thể kháng cáo), nhưng chị chỉ có thể kháng cáo ở Bỉ .

    Tòa ở Pháp chỉ xem xét 2 sự việ : 1. Có bắt đúng người hay không? 2. Có phải dẫn độ qua Bỉ hay không? Chứ tòa ở Pháp không có xử lại án mà tòa ở Bỉ đã tuyên, Pháp không có quyền can thiệp vào tư pháp của Bỉ, và cũng không thể xử lại án đã kết. Xử lại hay không là do tòa Bỉ xem xét và quyết định dựa trên các chứng cứ mới.

    Số 1 thì đã đúng rồi, bây giờ còn cái số 2 là có dẫn độ hay không ? Điều này phải dựa trên luật pháp về cần sa giữa Pháp và Bỉ. Nếu như Bỉ có án tử hình cho tội phạm ma túy, thì Pháp hoàn toàn có quyền từ chối dẫn độ vì lý do nhân đạo nhân quyền bác ái. Nhưng Bỉ không có tử hình, và giữa Pháp và Bỉ đã có giao kết về dẫn độ tội phạm, chị Mai Pham đưa ra luận cứ gì để Pháp giữ lại cô không dẫn độ về Bỉ ? Xác xuất thành công là 0,000000001%. Việc của phiên tòa ngay 9/2/2019 tới sẽ là phiên tòa xem có dẫn độ cô về Bỉ hay không. Nếu chị một mực kêu oan ở Pháp, thì tòa Pháp cũng sẽ dẫn chị về Bỉ để kêu vì Pháp không có quyền can thiệp vào tư pháp Bỉ như đã nói và không xử lại những vụ Bỉ đã kết.

    Tại sao bị truy nã nhưng Mai Pham vẫn được cấp visa qua Pháp ? Điều này tôi có hai giả định: 1. Hồ sơ tòa án hay cảnh sát chưa thống nhất với hồ sơ di trú được lưu ở ĐSQ Pháp ở Vietnam 2. ĐSQ Pháp đã biết và muốn bắt cô Mai Pham này, và việc bắt giữ nếu xảy ra ở EU thì sẽ đơn giản và ít rườm rà hơn là thông qua con đường luật pháp ngoại giao để yêu cầu dẫn độ. Nếu như Bỉ gửi giấy yêu cầu VN dẫn độ Mai Pham qua Bỉ chịu án thì VN có thể từ chối vì giữa Bỉ và VN vẫn chưa có luật dẫn độ, cơ mà không có lí do gì VN từ chối dẫn độ vì nếu từ chối thì sẽ làm sứt mẻ thêm mối bang giao giữa hai nước. Chưa kể Mai Pham ko phải là tội phạm chính trị, thường các nước rất né tránh việc dẫn độ tù/tội phạm chính trị (an ninh quốc phòng) nhưng tội phạm ma túy thì họ sẵn sàng dẫn độ. Do vậy sau 10 năm tưởng tình đã cũ, cô Mai Pham quay lại EU và bị bắt tại chỗ. Bây giờ Bỉ đã biết Pháp đang giam giữ cô, nếu như Pháp thả cô về VN mà ko dẫn độ về Bỉ, thì khi cô về VN, tôi khẳng định Bỉ sẽ gửi công văn yêu cầu VN dẫn độ cô này qua Bỉ chịu án. Đường nào cô cũng dính.

    Phóng viên VTV ở Pháp phỏng vấn chị Mai.

    Tại sao Mai Pham được tại ngoại? Chính sách được tại ngoại từng quốc gia là khác nhau mời quí anh chị tìm nguồn tham khảo, nhưng theo tôi được biết ở Pháp các loại dược phẩm tương đương cần sa được kê đơn để trị bệnh nên tội buôn cần sa có thể được tại ngoại ở Pháp, điều này tùy từng nước.

    ĐSQ Vietnam ở Pháp nói gì ? Tất cả những gì ĐSQ VN ở Pháp có thể hỗ trợ hiện tai là giúp Mai Pham tìm luật sư bào chữa, và xem xét những cách tốt nhất để giúp đỡ Mai Pham bằng cách hỗ trợ Mai Pham thu thập tài liệu xuất nhập cảnh của cô. Đó là những gì ĐSQ có thể làm và hỗ trợ, còn lại tất cả có qua khỏi tai kiếp hay không là do bản thân Mai Pham, rằng cô có thực sự đã phạm pháp hay không. ĐSQ ko thể khơi khơi buộc Pháp hay Bỉ thả Mai Pham ra hay dùng đòn ngoại giao để gây sức ép. Họ đã làm đúng trách nhiệm khả năng.

    Chứng cứ ĐSQ đưa ra có ý nghĩa gì? Ý nghĩa của nó là chứng minh cô Mai Pham đã về VN trước khi tòa án ở Bỉ xét xử vắng mặt cô, chấm hết ! Nó hoàn toàn không có ý nghĩa chứng minh cô chưa hề phạm tội cũng như không có ý nghĩa chứng minh cô không hề qua Bỉ như lời cô lu loa trên face. Việc di chuyển giữa các nước liền kề trong EU, cụ thể giữa Pháp và Bỉ là hoàn toàn không bị check passport, check ID card, xuất nhập cảnh, cho nên không ai có thể chứng minh được cô đã từng hay chưa bao giờ đến Bỉ hay không. Bây giờ cứ cho là cô không bao giờ đến Bỉ thì các tài khoản Internet Banking cô dùng khi ở Hà Lan đều có nhận những khoản tiền giao dịch từ những lần buôn bán cần sa từ Bỉ. Tại sao Bỉ biết ? đồng bọn cô khai ra chứ đâu.

    Bây giờ cô sẽ cãi là cái Internet Banking đó cô đã cho người khác dùng chung hay đại loại vì cô là dân buôn bán online, nhưng cô quên rằng mọi sự chịu trách nhiệm do người chủ sỡ hữu tài khoản chịu, đây là hợp đồng cô kí với ngân hàng. Nên dù vô tình hay hữu ý cô để lộ Bank Info ra thì đều phải do cô chịu trách nhiệm. Trên cơ sở pháp luật phổ thông, vô tình với cố ý bàn giao trách nhiệm nó không có nghĩa lý gì .

    Và lời kết chính là thái độ của cô. Trong luật pháp có cái lý nhưng cũng có cái tình (tình tiết giảm nhẹ). Cô cố chấp, viết bài sai sự thật, vu khống và có hàm ý dẫn sai sự thật, khiến công chúng hoang mang và hình ảnh một nước Pháp truyền thống văn minh bác ái bỗng chốc hoen ố dưới miệng lưỡi của một cộng đồng hùa theo nhưng dân trí thấp, đồng thời công sức bảo vệ công dân của ĐSQ VN tại Pháp bị bác bỏ, bị lôi ra chửi không đáng có trong việc "thất bại bảo vệ một tội phạm ma túy".

    Nguyên một nền tư pháp Bỉ và Pháp, thẩm phán và cảnh sát Bỉ và Pháp bỗng chốc hóa thành những kẻ quan liêu khi kết tội bừa bãi chỉ bởi qua 6 bài văn dối trá của cô chủ hàng nail online, để nước Pháp bị chửi rủa suốt mấy ngày qua. Với thái độ của cô, cô không xứng đáng nhận được sự cảm thông, nhân đạo và sự giúp đỡ của mọi người cho lỗi lầm của mình.

    Viethome (từ Facebook Nguyễn Ngọc Hoàn)

  • 24h trong phòng giam, đối mặt với ánh đèn điện vàng sáng cả ngày lẫn đêm, với cái lạnh run người và nỗi lo lắng tột độ đối với chị Mai dài như cả thế kỷ. Từng chi tiết về sự cố hy hữu khi bị bắt giam do nghi ngờ có liên quan đến tội phạm được chị Mai kể lại khiến chúng ta không khỏi bàng hoàng.

    Trong chuyến du lịch cùng bạn trai đến châu Âu, khi quá cảnh tại Pháp, chị Phạm Thị Tuyết Mai (SN 1985, Hà Nội) bất ngờ bị cảnh sát bắt giữ, tạm giam do thông tin thị thực của chị trùng khớp với 1 đối tượng phạm tội đang bị truy nã.

    Tại phiên tòa xét xử chị Mai tại Pháp, luật sư bào chữa nhận định trường hợp của chị là bị đánh cắp thông tin cá nhân để phạm tội. Chị Mai được tòa án tuyên tại ngoại, tuy nhiên không thể về Việt Nam do còn phải điều tra bổ sung.

    Sự cố hy hữu đã khiến chị Mai rơi vào hàng loạt rắc rối nghiêm trọng, trải qua 24h dài nhất cuộc đời bên trong phòng giam nơi đất khách. Câu chuyện được chị kể lại trên Facebook cá nhân như một kinh nghiệm gửi đến mọi người, đồng thời mong được giúp đỡ để có thể sớm về Việt Nam.

    Chúng tôi xin trích lại toàn bộ sự việc do chị Mai đăng tải trên mạng xã hội. 

    Hình ảnh của chị Tuyết Mai - Ảnh: FBNV

    Mắc kẹt ở Paris – [Phần 1]: Bất ngờ bị bắt giữ tại sân bay, bị tịch thu điện thoại, hành lý

    Ban đầu, Mai cũng định là xong việc rồi mới viết cái post chia sẻ về câu chuyện không may của mình tại Paris cho mọi người. Tuy nhiên, sự cố này đã kéo dài hơn Mai nghĩ, phức tạp để có thể giải quyết hơn mình tưởng, vượt qua tầm khả năng tự giải quyết của mình & gia đình. Bên cạnh đó, nhiều bạn bè & đồng nghiệp cũng băn khoăn hỏi han vì sao chuyến đi Châu Âu của mình lâu thế, không sang Amsterdam như dự kiến… và quan trọng là BAO GIỜ MỚI VỀ VIỆT NAM?! Nhiều người biết chuyện cũng động viên Mai không nên im lặng chịu đựng tự giải quyết nữa mà chia sẻ và nói ra để kêu gọi sự giúp đỡ của mọi người ở tầm rộng hơn và cao hơn, trong nước và ngoài nước.

    Thế nên Mai quyết định phải viết cái post này, chia sẻ câu chuyện của mình và rất mong mọi người chia sẻ lại cho nhiều người biết - vừa để cộng đồng Facebook hỗ trợ giúp giải quyết vấn đề của Mai và cũng là vừa để cảnh báo cho mọi người chuẩn bị tâm lý cho những sự cố không may có thể xảy ra với bất kỳ ai khi đi du lịch, học tập & sinh sống ở Châu Âu.

    Chuyện là thế này. 9 năm trước - tháng 3/2010, sau khi kết thúc 5 năm học tập và làm việc tại Amsterdam, Hà Lan, Mai và chồng cũ của mình (lúc đó là bạn trai), quyết định cùng nhau về Việt Nam để sống và làm việc. Trong 9 năm vừa rồi, do bận bịu với cuộc sống & xây dựng sự nghiệp nên Mai chỉ quay lại Châu Âu 1 lần duy nhất vào tháng 11/2011- nhân chuyến đi công tác 1 tuần sang Barcelona, Tây Ban Nha, mua hàng cho Mango.

    Tháng 12/2018 vừa rồi, nhân dịp X’mas, Daniel- bạn trai hiện tại rủ Mai về thăm nhà ở Malta, Châu Âu. Sau 2 năm bên nhau, chưa gặp mặt gia đình Dan lần nào nên mình cũng cố gắng sắp xếp công việc sang một bên để lên kế hoạch đi Châu Âu 3 tuần với anh. Cũng nhân tiện cơ hội này quay lại Amsterdam thăm thú và ghé Paris chơi trước khi bay về.

    Do hồ sơ chuẩn bị tốt, Visa của Mai được ĐSQ Pháp tại Hà Nội cấp rất nhanh. Các sếp, đồng nghiệp và công ty cũng tạo điều kiện, nên việc chuẩn bị cho chuyến đi khá nhanh chóng và hiệu quả. Mọi việc tưởng như rất thuận lợi cho đến ngày 18/12/2018- cái ngày mà Mai nghĩ cả cuộc đời sau này mình cũng không quên được.

    Sáng ngày 18/12/2018, tầm 7h30 sáng, sau gần 13 tiếng bay từ Hà Nội, 2 đứa mình đáp xuống sân bay Charles de Gaulle Paris. Do Air France không có chuyến bay tiếp đến Malta, nên khi đến Paris, bọn mình có 3 tiếng để nối chuyến, check in lại hành lý chặng Paris- Malta.

    Lúc đi qua cửa kiểm soát Passport Control, Dan và mình bị tách ra 2 hàng 2 bên- một bên cho những người có hộ chiếu Châu Âu, một bên cho hộ chiếu quốc tế. Hàng bên cửa hộ chiếu Châu Âu trôi rất nhanh, nên mình nhắn tin cho Dan đi lấy hành lý trước để tiết kiệm thời gian, và sẽ hẹn gặp nhau ở cửa check in của chuyến tiếp theo.

    Hàng xếp của mình rất lâu, phải gần 1 tiếng mới đến lượt mình kiểm tra hộ chiếu & visa. Đến lượt mình, anh cảnh sát Pháp quét thông tin hộ chiếu của mình mấy lần vẫn không được. Mai hỏi anh ta là liệu có vấn đề gì với visa của mình ko, thì anh ta nhún vai nói với mình "Vấn đề là ở nước mày có quá nhiều người trùng tên với nhau" rồi nhấc máy điện thoại bàn gọi cho đâu đó. Mình nhíu mày nghĩ bụng "Vớ vẩn, ở nước nào chả nhiều người có họ tên trùng nhau. Bọn Tây chả đầy, Google sẽ thấy!" nhưng cũng kệ, nghĩ chắc sẽ xong nhanh. Sau khi cúp máy, anh cảnh sát nói hộ chiếu của mình có vấn đề nên dẫn mình đi vào khu vực văn phòng phía bên trái. Từ hồi sinh viên đến giờ, việc đi lại của mình ở Châu Âu khá thuận lợi nên mình luôn rất tự tin là sẽ chẳng có vấn đề gì cả. Mình chẳng mảy may suy nghĩ gì kéo valy xách tay đi theo anh này.

    Vào trong khu văn phòng cảnh sát hải quan, anh ta ra hiệu cho mình ngồi chờ ở ghế dài. Mình nghe theo, và lấy máy điện thoại ra để nhắn tin cho bạn trai để báo thông tin sẽ bị chậm trễ thêm chút. Mình vừa rút máy ra định nhắn tin thì cảnh sát chặn luôn và yêu cầu đề nghị mình phải tắt máy không dùng điện thoại. Mình ngạc nhiên, vì nhìn quanh trong phòng thấy những người khách còn lại đang ngồi chờ nhưng vẫn dùng máy điện thoại bình thường (nhắn tin, gọi điện). Thoáng cảm thấy bực mình, nhưng mình tôn trọng yêu cầu của họ nên cất điện thoại vào túi, nghĩ bụng cũng chỉ trục trặc gì đấy liên quan đến visa, chắc cũng nhanh nên kiên nhẫn ngồi xuống chờ vậy

    Trong lúc ngồi chờ, anh cảnh sát cầm hộ chiếu của mình đi ra đi vào khu văn phòng và liên tục hỏi mình: "Mày vừa bay từ đâu đến?", "Mày đã từng đến Bỉ chưa?". Mình bình tĩnh trả lời bay từ Hà Nội sang & chưa bao giờ đến Bỉ, trong đầu nghĩ "Điên à, visa của mình là đại sứ quán Pháp cấp, liên quan gì đến Bỉ nhỉ?!".

    Trong suốt 30-45 phút đó, họ soi mình chằm chằm để đảm bảo mình không dùng máy điện thoại, nên dù bạn trai mình gọi liên tục, nhưng mình phải thò tay vào túi xách bấm dập máy.

    Một lúc sau, anh cảnh sát lúc nãy dẫn mình vào văn phòng phía trong gặp 1 anh cảnh sát khác. Anh này hỏi lại y hệt mấy câu ở trên (thông qua một người dịch sang tiếng Anh qua điện thoại), mình tiếp tục nhấn mạnh là mình bay từ Việt Nam sang và chưa bao giờ đến Bỉ. Sau hồi trao đổi, anh ta nhìn mình và nói (thông qua thông dịch viên): "Mày bị dính vào một án truy nã từ cảnh sát Bỉ từ năm 2014, nên bên tao sẽ có quyền giữ tạm giam mày trong vòng 48 tiếng"

    Câu nói này không khác gì một tiếng nổ lớn bên tai khiến mình choáng váng rụng rời chân tay. Mình vẫn cố gắng định thần lại để bình tĩnh giải thích rằng chắc chắn có sự nhầm lẫn nào đó vì mình đã rời Hà Lan về Hà Nội từ đầu năm 2010, chỉ có 1 lần đi sang Tây Ban Nha công tác có 1 tuần cuối năm 2011 và chưa bao giờ sang Bỉ! Nhưng anh cảnh sát này nói đây là lệnh từ bên cảnh sát Bỉ, nên anh ta không có trách nhiệm giải quyết việc này và cũng không trao đổi thêm lệnh truy nã cụ thể ra sao, tội trạng gì.

    Anh cảnh sát lấy lời khai của mình về một số thông tin cơ bản: họ và tên, ngày sinh, số hộ chiếu, tên bố, tên mẹ, tên bạn trai du lịch cùng, số điện thoại liên lạc của bạn trai.

    Sau đó trong vòng 30’ tiếp theo, trong lúc mình đang rối bời chưa hiểu chuyện gì, thì họ đưa mình vào 1 phòng nhỏ, cử 2 cảnh sát nữ khám người, khám đồ và thu hết đồ cá nhân của mình. Mình rất sốc vì mọi việc xảy ra quá nhanh, nên uất ức bật khóc, tiếp tục giải thích và hỏi họ lý do vì sao bằng tiếng Anh. Họ nói bằng tiếng Pháp rất nhiều, mình không hiểu gì cả, chỉ biết khóc và bất lực nhìn họ lấy hết đồ đạc đi. Thậm chí họ còn yêu cầu mình cởi dây giầy & áo lót để thu giữ.

    Sau khi bị thu giữ hết đồ đạc, mình bị đưa vào nhốt ở 1 phòng giam tối không có đèn, chỉ có ánh đèn hắt vào từ phòng bên ngoài. Phòng có cửa song sắt khóa bên ngoài, lạnh lẽo với một giường đá trải đệm mút mỏng.

    Mình nằm co ro trên đệm, mệt, lạnh và vẫn chưa hết sốc. Nước mắt thì đầm đìa, cầu mong bạn trai mình bên ngoài tìm được đến chỗ họ giam mình, để biết báo cho gia đình mình ở Việt Nam biết về tình trạng của mình để còn tìm kiếm sự giúp đỡ…

    Mắc kẹt ở Paris – [Phần 2]: Bị áp giải đến 1 phòng giam khác, lại hàng loạt lời thanh minh trong bất lực

    Nằm trong phòng giam tại đồn cảnh sát hải quan tại sân bay, tối và lạnh, mình cũng thiếp đi được 1 lúc vì mệt. Một lúc thì có tiếng lạch cạch mở cửa, mình mừng rỡ nhổm dậy vì nghĩ chắc họ đã phát hiện ra bắt nhầm người.

    Họ đưa mình quay lại văn phòng lúc nãy, lần này có thêm người thông dịch viên tiếng Anh ở đó. Bà này nói lại rất qua loa cho mình về lệnh truy nã từ Bỉ nhưng vẫn không rõ cụ thể là gì, sau đó yêu cầu mình ký vào 1 tờ biên bản lời khai bằng toàn tiếng Pháp có các thông tin lời khai của mình & liệt kê các quyền cơ bản của mình:

    1. Được thông báo tình hình cho người thân

    2. Được thông báo cho Đại sứ quán Việt Nam

    3. Được gặp bác sĩ nếu ốm & bệnh

    Bà thông dịch viên nói bằng thứ tiếng Anh lơ lớ là họ sẽ đưa mình ra tòa trong vòng 48 tiếng. Sau khi ký vào biên bản xong thì họ đưa mình quay lại phòng giam lúc nãy.

    Lúc bay từ Hà Nội đi, mình có mặc 1 áo len, 1 quần sweatpants nỉ & 1 áo khoác măng tô dạ, nhưng thực sự vẫn không thấm vào đâu với cái lạnh trong phòng này. Lạnh buốt từ bàn chân cho đến toàn thân, run lập cập.

    Lạnh quá nên mình đập cửa xin họ cốc nước ấm. Cảnh sát đưa lại cho 1 cốc nước lấy từ vòi, lạnh toát. Mình run rẩy giải thích xin nước ấm vì lạnh quá. Họ nhìn mình rồi trả lời không có đâu, chỉ có nước lạnh này thôi rồi đóng cửa bỏ đi. Mình nhấp thử 1 ngụm thấy lạnh buốt cả răng nên chán quá đặt cốc nước xuống bên cạnh.

    Một lúc sau cảnh sát đưa cho mình 1 hộp đồ ăn mì sốt nấm quay lò vi sóng nóng. Nhờ có hộp mì này mà mình hơ tay sưởi ấm được 1 chút và lót dạ cho đỡ đói. Đúng là lúc đói cái gì cũng ngon!

    Tiếp tục kiên nhẫn chờ đợi và không biết tiếp theo sẽ là cái gì. Mình loay hoay xoay các kiểu tư thế trên cái giường hẹp. Hết nằm mỏi quá lại chuyển sang ngồi ôm gối cho đỡ lạnh. Người thì mỏi nhừ, chập chờn nửa mê nửa tỉnh. Cứ có tiếng người bên ngoài phòng là lại khấp khởi hi vọng là bạn trai hay ai đó đến giải cứu mình.

    Được khoảng 1-2 tiếng gì đó thì có người mở cửa phòng giam. Lần này xuất hiện trước cửa phòng giam là 3 cảnh sát được trang bị súng máy. Trong lúc mình còn đang mơ mơ-tỉnh tỉnh chưa kịp định thần thì họ đã cùm tay mình ngược ra phía sau lưng bằng còng số 8, rồi áp giải đi dọc hành lang ra phía cửa sau của khu văn phòng, đi lên phía trên, rồi đi dọc sảnh sân bay ra bãi đỗ xe.

    Mình lơ mơ đi theo họ, trong đầu tự hỏi: "Cái quái gì đang xảy ra với tôi trên cái thế giới này thế nhở?! Tôi đang tỉnh hay đang mơ? Hay đây là show truyền hình thực tế vớ vẩn nào đó mà tôi bị chọn làm nhân vật chính đây nhở?!"

    Người 2 bên lối đi dọc sảnh sân bay tò mò nhìn mình bị cùm tay sau lưng. Qua ánh mắt và cách nhìn của họ, Mai hiểu họ nghĩ mình chắc là một tội phạm người Châu Á nguy hiểm nào đấy bị bắt giữ, cùm tay áp giải bởi 3 cảnh sát to lớn được trang bị súng ống - lựu đạn - áo giáp.

    3 cảnh sát dẫn mình lên xe rồi chở đi, không nói đi đâu. Trên xe, người cảnh sát trẻ ngồi cạnh nhìn mình băn khoăn. Anh ta hỏi mình bằng tiếng Anh lơ lớ: "Cô bị tội gì thế?". Mình trả lời: "Tôi không rõ tội gì và vì sao tôi bị bắt. Tôi từ Hà Nội bay sang đi du lịch ở Châu Âu, nối chuyến ở sân bay Pháp và cảnh sát bất ngờ bắt tôi. Họ bảo tôi bị cảnh sát Bỉ truy nã. Trong khi tôi còn chưa đến Bỉ bao giờ." Vừa nói nước mắt mình vừa rơi lã chã. Anh ta nhìn mình nhún vai và tỏ vẻ thương cảm rồi không nói gì nữa.

    Ô tô đi lòng vòng, hết lên rồi lại xuống cao tốc. Ngồi trên xe, tay vẫn bị cùm ngược ra sau vừa đau vừa mỏi. Nhìn ra ngoài đường, trong đầu mình hoang mang đủ các suy nghĩ:

    "Họ dẫn mình đi đâu thế này nhỉ? Bây giờ họ đưa mình đi xa thế này thì bạn trai mình biết ở đâu và làm sao mà tìm được mình nữa?"

    "Bây giờ họ làm gì mình thì làm sao ai biết mà cứu mình được nhỉ?"

    Sau khoảng 30’ đi lòng vòng thì ô tô cảnh sát đưa mình đến 1 đồn cảnh sát khác ngay cạnh sân bay. Họ dẫn mình vào khu vực phòng giam, làm thủ tục bàn giao đồ đạc cho cảnh sát ở đồn, tháo cùm tay rồi đưa mình vào 1 phòng giam khác phía trong cùng của hành lang.

    Cái phòng giam này còn tởm hơn cái phòng giam trước.

    Cái phòng 2m2, không có cửa sổ, cửa phòng là cánh cửa gỗ với 1 ô cửa sổ nhỏ tí có song sắt. Trong góc phòng giam có một cái giường xây bằng gạch đá, với 1 cái đệm mút mỏng. Trên giường có vứt một tấm ni lông mỏng, tôi đoán là của người bị giam trước vứt lại. Cửa phòng có 1 cái đèn vàng vàng, bật suốt ngày đêm không bao giờ tắt.

    Cạnh cái giường là 1 cái toilet xí bệt, trên tường bám đầy vết nước tiểu vàng. Mùi khai nồng nặc bốc lên. Dưới sàn nhà lênh láng nước, không hiểu là nước gì.

    Chưa kịp định thần gì thì cánh cửa gỗ đóng sầm sau lưng. Mình rón rén đi tránh những chỗ nước bẩn trên sàn nhà, chui lên góc giường ôm gối ngồi co ro và tiếp tục chờ đợi….

    Mắc kẹt ở Paris – [Phần 3]: Đêm dài nhất cuộc đời trong phòng giam tại Pháp

    Mệt vì khóc nhiều và vẫn chưa hết sốc, mình ngủ ngất lịm đi trong nhà giam.

    Khoảng 1 tiếng sau, cảnh sát dẫn mình ra gặp thông dịch viên người Việt & 1 ông cảnh sát già người Pháp. Chị thông dịch viên này là người Việt, đang sống và làm việc ở Paris, nói tiếng Việt giọng Bắc. Chị hỏi qua tình hình của mình.

    Gặp được người Việt, và nói được thứ tiếng mình hiểu, trời ơi mừng như bắt được vàng vậy! Mừng mừng tủi tủi nước mắt mình lại trào ra, lại ngồi giải thích tất cả những thứ mình vừa giải thích với cảnh sát Pháp từ sáng đến giờ. Chị ý nhìn mình ái ngại và thông cảm nói: "Họ sẽ sớm dẫn em ra tòa. Em yên tâm, nếu bắt nhầm họ sẽ thả ra sớm thôi". Xong, mình lại bị dẫn quay lại phòng giam tiếp.

    Nhấp nhổm trong phòng giam thêm 1 tiếng gì đó, cảnh sát lại dẫn mình lên khu văn phòng tầng trên của trại giam. Lần này, ngoài chị thông dịch viên người Việt, ông cảnh sát người Pháp thì gặp thêm 1 chị cảnh sát Pháp trẻ để lấy lời khai.

    Thêm 1 lần nữa, mình lại nhắc lại từng đó lời giải thích về trường hợp của mình. Chị cảnh sát nhìn bản án của mình và thông báo (thông qua chị thông dịch viên người Việt): "Cô bị truy nã từ Bỉ về tội danh Buôn bán và tàng trữ ma túy. Vụ án xảy ra trong giai đoạn cuối năm 2010 và đầu năm 2011. Vụ án xử vắng mặt ở Bỉ từ năm 2013. Lệnh truy nã phát đi trên toàn Châu Âu từ năm 2014."

    Lại một tiếng nổ nữa bên tai! Choáng váng! Thực sự! Người mình nhũn ra, mặt mũi tối sầm và tai ù đi.

    Mình cảm giác như có 1 hố đen sâu thẳm dưới chân chuẩn bị nuốt chửng mình. Trong đầu thì chỉ lùng bùng còn có mấy chữ "Buôn bán & tàng trữ ma túy". Trời ơi!!!!!

    Đi học và sống ở Châu Âu suốt thời sinh viên 4-5 năm, nên mình quá hiểu cái tội này nó lớn thế nào! Nó được liệt vào tội phạm nguy hiểm ở Châu Âu. Nhưng mà trời ơi, tại sao nó lại dính vào mình. Và tại sao, lại từ bên Bỉ hả trời?!

    Mình quay sang chị thông dịch viên, vẫn cố gắng giải thích: "Trời ơi! Thực sự em bị oan! Em đi học bên Hà Lan về từ đầu năm 2010, có công việc tử tế ở Hà Nội. Em còn không ở bên Châu Âu, và chưa bao giờ vào Bỉ thì làm sao mà em sang Bỉ để buôn bán ma túy được. Chị nói với họ giúp em với! Họ có bằng chứng gì để bắt em ạ?!"

    Chị thông dịch viên nhìn mình e ngại rồi phiên dịch lại cho bà cảnh sát. Chị cảnh sát lại nhún vai bảo: "Cái này cảnh sát bên Bỉ truy nã, bên Pháp bắt hộ thôi. Nên cũng không rõ được. Trách nhiệm của cảnh sát Pháp tại đây là bắt hộ & lấy lời khai, thông tin."

    Mình thất vọng nhận ra cứ giải thích thế này cũng vô ích vì trách nhiệm của cô này chỉ là lấy lời khai. Hít 1 hơi thật sâu, mình cố lấy lại bình tĩnh và nói: "Xin hãy báo giúp cho gia đình tôi và đại sứ quán Việt Nam tại Pháp về tình trạng của tôi."

    Cô cảnh sát: "Chúng tôi đã thông báo cho Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp về việc bắt giữ cô. Còn về gia đình cô, chúng tôi sẽ liên lạc thông báo sau. Sẽ sớm có 1 phiên tòa xét xử ở Paris, cô sẽ được đưa đến đó và được quyết định các bước tiếp theo sẽ như thế nào"

    Mình quay sang chị thông dịch viên, nói bằng tiếng Việt cầu cứu: "Chị ơi thế ra tòa có ai làm luật sư cho em không ạ?"

    Chị thông dịch viên: "Có. Nhưng nếu em muốn, có thể chỉ định chị làm luật sư cho em. Chị dạy ở trường đại học về luật và có chứng chỉ được làm luật sư. Nhưng mất phí đấy. Chị lấy em 500 Euro."

    Mình vội vàng bám vào cái phao duy nhất lúc này là chị ý, gật đầu đồng ý luôn. Hỏi tiếp: "Chị ơi, chị có thể bảo họ hoặc chị có thể giúp em gọi cho gia đình em thông báo tình hình của em không ạ? Vì đấy cũng là một trong các quyền của em khi bị bắt giữ. Em mất tích từ sáng đên giờ, bạn trai em cũng không biết em đang ở đâu? Gia đình em ở Việt Nam cũng chắc đang lo lắng lắm."

    Chị thông dịch viên lạnh te: "Không, cái này chị không giúp em được".

    Mình thất vọng tràn trề nhưng đành chấp nhận.

    Ngồi một lúc, họ dẫn mình sang 1 phòng khác lấy dấu vân tay, chụp ảnh các góc, đầy đủ các thủ tục ở đồn cảnh sát như trong phim hay làm với tội phạm. Chị nhân viên cảnh sát phòng thủ tục này rất nhí nhảnh, hỏi chuyện mình đủ thứ. Trong lúc ngồi chờ chị nhập thông tin, mình liếc mắt nhìn cái máy tính để trên bàn, thực sự ước là có năng lượng siêu nhiên nào đó giúp mình dừng thời gian, để kịp gửi cái email kêu cứu ra bên ngoài. Làm xong thủ tục, chị này áp giải mình quay trở lại phòng giam. Mình ngơ ngác hỏi: "Họ hứa sẽ gọi điện cho gia đình tôi cơ mà". Chị này vẫy tay ra hiệu bảo "Tí nữa nhé".

    Mình trở lại trong phòng giam, co ro vì lạnh, liên tục phải lấy tay áo lên bịt mũi để giảm bớt cái mùi khai nồng nặc của căn phòng. Và thầm mong ước là họ sẽ cho mình ra tòa luôn trong buổi chiều hôm đó để còn sớm thoát khỏi cảnh tù giam thế này.

    Chờ thêm khoảng 1-2 tiếng, có người đến mở cửa. Mình mừng rỡ khấp khởi vì nghĩ chắc được ra tòa rồi. Ra tòa nghĩa là có hi vọng được ra khỏi tù giam. Lần này vẫn là chị cảnh sát trẻ. Chị mở cánh cửa gỗ ra, bịt mũi nhăn mặt vì mùi hôi khai của căn phòng giam bốc ra, rồi vẫy tay ra hiệu cho mình đi theo lên khu văn phòng.

    Văn phòng với bàn làm việc của chị ấy thật ấm áp, cái gì cũng màu hồng rất dễ thương. Trên bàn có bánh bích qui và trà ấm. Thực sự, bao nhiêu năm nay, lần đầu tiên mình mới có cảm giác thèm thuồng 1 miếng bánh bích qui và 1 cốc trà ấm đến như thế. Và bao nhiêu lâu nay, cái cảm giác để có 1 miếng bánh bích qui và 1 ly trà ấm trước mặt lại xa vời và khó khăn đến thế.

    Tại văn phòng chờ mình là ông cảnh sát lúc nãy. Ông này trao đổi với mình là chị thông dịch viên về rồi, nên họ sẽ trao đổi với mình bằng tiếng Anh. Ông ấy phiên dịch cho chị cảnh sát: "Do hôm nay đã muộn, phiên tòa không diễn ra trong chiều nay được nên 9h sáng mai, cô sẽ được áp giải đi đến phiên tòa xét xử ở trung tâm Paris. Vì vậy, cô sẽ phải ở lại đêm nay ở đây".

    Mình choáng váng: "Ở đây? Tôi sẽ ngủ ở đâu?"

    Ông ấy: "Vẫn cái phòng giam hiện tại"

    Mình: "Nhưng mà vừa lạnh và vừa mùi hôi khai lắm!"

    Ông ấy nhìn mình, nhún vai, ý là: chịu thôi, nhà tù mà, hi vọng gì?!

    Mình thẫn thờ nhìn lên đồng hồ, lúc đấy tầm 6h chiều tối. Tính nhẩm ra đến 9h sáng mai, nghĩa là tầm 16 tiếng đồng hồ nữa, mình sẽ phải ở trong cái phòng giam khai mò và lạnh lẽo đó?!!! Cảm giác thế giới chao đảo, tối sầm mặt mũi và toàn thân rụng rời!

    Mình hỏi: "Thế ngày mai tôi có luật sư chứ?"

    Ông ấy: "Cô thông dịch viên kia vừa gọi điện báo lại là con cô ý ốm, nên ngày mai cô ấy không lên tòa bào chữa cho cô được. Cô sẽ được chỉ định một luật sư khác."

    Mình cố gắng vớt vát hỏi: "Các ông bà đã gọi cho Đại sứ quán Việt Nam ở Pháp và thông báo cho gia đình tôi chưa?"

    Ông bà ý trả lời: "Đã thông báo cho Đại sứ quán Việt Nam ở Pháp rồi. Còn gia đình cô, nãy giờ bận quá, chúng tôi sẽ gọi sau"

    Mình ấm ức và lo lắng nghĩ: "Bây giờ tính ra là 12h đêm ở Việt Nam ở Việt Nam rồi. Không gọi thông báo đi là cả gia đình lại mất ngủ lo lắng cả đêm. Nhất là bố mình huyết áp cao, không hiểu sẽ thế nào"

    Sau một hồi trao đổi, lấy thêm lời khai và vài lần sửa lỗi chính tả trên lời khai, mình lại bị áp giải quay lại cái phòng giam hôi khai tởm lợm đó. Trong đầu mình xác định tinh thần: Chắc đêm nay sẽ làm đêm dài nhất trong 30 năm cuộc đời!

    Mắc kẹt ở Paris – [Phần 4]: Nỗ lực của người bạn trai và gia đình

    Lại quay lại kể về anh bạn trai Daniel đáng thương và khốn khổ của mình trong suốt cả ngày 18/12. Lần đầu tiên kéo được cô bạn gái về ra mắt gia đình sau 2 năm hẹn hò, thì bạn gái biến mất luôn ở sân bay.

    Sau khi nhanh nhẹn ra khu hành lý ký gửi lấy đồ với 2 valy to đùng và 1 valy xách tay, Daniel đến thẳng khu quầy check in cho chuyến bay tiếp theo chờ mình ở đó. Lúc đầu, anh nghĩ là chắc do xếp hàng đông quá nên lâu. Nhưng đến gần giờ bay rồi mà vẫn chưa thấy mình đâu, lại tự dưng thấy mình biến mất, gọi cả chục cuộc điện thoại không nhấc máy, Dan đã bắt đầu nghi ngờ có chuyện gì đó không ổn nên quay lại khu vực passport control để tìm mình.

    Trình bày qua các cửa, các lớp nhân viên thông tin lẫn nhân viên cảnh sát ở sân bay mấy vòng, thì mò đến được cái văn phòng tạm giam mình ở sân bay, nhưng bị chặn ở cửa không cho vào. Hết người đi ra đến đi vào, gặp ai Daniel cũng hỏi về mình, lý do vì sao bị bắt giữ, tình hình hiện tại thế nào. Nhưng không ai nói cho anh ấy biết gì về thông tin về mình hết. Ai cũng lắc đầu, nhún vai, hoặc nhìn anh ấy ái ngại. Cuối cùng, có người cảnh sát cũng tốt bụng, thấy anh Dan hỏi han khổ sở & ngồi lì chờ đợi trước cửa văn phòng hơn 2 tiếng thì đưa cho một tờ giấy có số hotline của cảnh sát biên giới.

    Không có thông tin gì về mình, ngay trong sáng 18/12 ở sân bay, Dan đã vội gọi về cho mẹ mình ở Việt Nam để thông báo cho bà về sự biến mất bất thường của mình. Gia đình mình hoảng hốt vội họp gia đình. Chị gái Vân Anh của mình nhanh trí gọi cho anh Hoàng- sếp trực tiếp tại công ty của mình để nhờ rà soát xem thủ tục visa có trục trặc gì không.

    Sau này ra khỏi trại giam, mình mới được Dan cho xem lại các đoạn Viber group chat dài đằng đẵng với hàng chục người được huy động để check thông tin và nhờ giúp đỡ. Giống như task force hoạt động nhanh trong phim hành động vậy. Mọi người còn thức khuya để trao đổi bàn bạc, động viên tinh thần cho Daniel đến tận 3h sáng ở Việt Nam.

    Ai-quen-ai-quen-ai thì đều được add vào group chat để nhờ cậy kiểm tra thông tin hết. Số điện thoại, contact, mối quan hệ được huy động cật lực để "giải cứu" mình. Nhưng không ai biết mình ở đâu, bị bắt giữ vì sao và như thế nào.

    Dan ngồi lỳ ở sân bay 4-5 tiếng mà không có được thông tin gì ngoài số điện thoại hotline bạn cảnh sát tốt bụng đưa cho ở sân bay- cái số tổng đài mà gọi đến toàn tiếng Pháp, đến khốn khổ! Mọi người khuyên Dan nên tìm tạm 1 khách sạn nào đấy gần sân bay để tạm nghỉ qua đêm.

    Về đến khách sạn, may mắn Dan gặp được 1 anh lễ tân người Pháp nhưng trước đây lớn lên ở TP.HCM. Anh này rất tốt bụng, nhiệt tình & kiên nhẫn ngồi gọi cho hotline rồi hết nơi này đến nơi kia để hỏi về mình, cuối cùng thì cũng mò ra được đồn cảnh sát chỗ họ tạm giam mình gần sân bay. Dan mừng rỡ vội vàng phi đến.

    Đến nơi, cảnh sát không cho Dan vào. Họ nói mình bị giam cách ly nên không được tiếp xúc với ai trừ người thân. Dan là bạn trai thôi, chưa phải là gia đình người thân nên không được vào gặp. Thấy Dan khổ sở giải thích về hoàn cảnh không may của 2 đứa, vò đầu bứt tai nấn ná không về, anh cảnh sát Pháp ở quầy lễ tân tốt bụng cũng đồng ý giúp Dan chuyển lời nhắn vào cho mình.

    Theo Dan kể lại thì lúc ấy vào khoảng tầm 8h tối ngày 18/12. Lúc đó, mình đang nằm co ro thiếp đi trong nhà giam. Thấy có người lạch cạch mở cửa, nhổm dậy tưởng đã sáng, đến giờ ra tòa rồi cơ. Thì thấy 1 anh cảnh sát có bộ mặt hiền hậu nhất từ sáng đến giờ bước vào nói: "Bạn trai của cô vừa đến cửa, nhưng chúng tôi không cho vào gặp cô được. Anh ấy đi về rồi nhưng có nhờ tôi nhắn giúp với cô rằng anh ấy đã tìm được đến đây, và biết cô bị giam ở đây. Cô ổn chứ?"

    Mình đang mơ mơ màng màng chỉ kịp nói Cảm ơn anh, rồi lại mệt mỏi nằm xuống co ro cuộn tròn trên giường. Bình thường lì lợm ít khóc, thế mà trong 24 tiếng đồng hồ ngày hôm đó cứ hễ đụng tí là lại khóc. Nhận được tin có bạn trai tìm vào được đến cửa, vừa mừng vừa tủi vừa thương, lại ri rỉ khóc. Khóc lại ngủ. Ngủ dậy lại khóc. Cứ thế…

    Ở trong trạm giam quả thực mất hết khái niệm về thời gian, khi nào cái đèn cũng vàng như thế, bật xuyên ngày đêm không tắt. Không biết lúc nào ngày, lúc nào đêm và đã bao nhiêu tiếng trôi qua. Chỉ biết là thời gian trong đấy 1 tiếng mà cảm giác như 1 tuần ý, nhất là với đứa đã quen luôn tay luôn chân như mình.

    Đọc ở đâu đấy người ta bảo những lúc kinh qua vấn nạn phải cố gắng bình tâm ngồi thiền cho bình tĩnh lại. Lúc đó, thực sự cố gắng nhưng không làm được.

    Mọi người băn khoăn về việc ăn uống trong trại giam thế nào?

    --> Đồ ăn là một hộp cơm & kèm sốt vị gà quay lò vi sóng. Nhưng cơm quay kiểu gì bên ngoài thì nóng mà bên trong vẫn khô không khốc giống như lại gạo rồi. Vị sốt gà mặn chát pha với mùi khai nồng của cái toilet trong phòng giam khiến mình chỉ và được một miếng cơm rồi lại nhè ra. Xong thấy xót ruột quá, nghĩ nếu không ăn tạm cái này thì đêm nay không chịu nổi mất. Nghĩ thế nên nhắm mắt, bịt mũi cố nuốt được 2 miếng.

    --> Đồ uống thì mỗi lần mình đập cửa thì họ cho ra uống nước. Lần đầu đập cửa còn được một anh cảnh sát lấy cho cái cốc hứng nước từ vòi. Đến lần 2 thì chị cảnh sát mở cửa và bảo không có cốc đâu, cúi xuống vòi mà uống.

    Lúc từ văn phòng cảnh sát xuống trở lại phòng giam lúc chiều, mình cũng trình bày với chị cảnh sát là phòng giam lạnh quá, cho xin cái khăn mỏng đắp tạm qua đêm. Chị cảnh sát gật gù cho qua và bảo cứ về phòng giam đi, lúc sau sẽ có người đem chăn đến cho. Nhưng tất nhiên không có cái chăn nào được đem đến phòng giam cho mình đêm hôm đó.

    Tối hôm đấy mình lạnh quá, không biết làm thế nào, thấy trán hâm hấp nóng nên lấy cớ đập cửa đòi gặp bác sĩ (trong quyền khi bị tạm giam của mình được gặp bác sĩ nếu ốm đau). Nghĩ bụng sẽ tranh thủ được viên thuốc an thần và cốc nước nóng cho dễ ngủ. Khi nghe nguyện vọng của mình, anh cảnh sát nhìn mình rồi nói để hỏi đồng nghiệp, rồi đóng cửa bỏ đi. Nhưng cũng như câu chuyện cái chăn, tất nhiên không có ông bác sĩ nào xuất hiện với ly nước ấm hết.

    Phòng giam của mình, chẳng hiểu vô tình hay cố tình mà cái trần nó vòm lên và hình thô ráp như hình 2 cái huyệt rất đáng sợ. Bình thường trước đây mình tự cho mình là đứa gan dạ, nhưng vào đây tối nằm ngửa mặt lên nhìn 2 cái huyệt đấy thấy thực sự rùng mình.

    Đêm hôm đó lạnh quá không ngủ được, thậm chí có lúc mình phải đứng dậy tập vài động tác thể dục vặn người cho ấm. Nhảy bật tại chỗ, gập bụng, đá chân- tất cả đều được đem ra vận dụng để cho ấm người. Nghĩ mà buồn cười, cả năm giời đi tập thì lười, bị cô giáo Yoga Hà nói suốt. Nhưng lúc vào trại giam thì lại tập tự giác và hăng hái. Lúc đó, mình chỉ nghĩ được là bây giờ mà ốm thì còn khốn khổ nữa. Phải ý chí lên, gồng lên giữ sức khỏe để ngày mai ra tòa còn tỉnh táo đưa ra lý lẽ bào chữa cho bản thân, để thoát được ra khỏi cái phòng giam này.

    Đêm đó mình cứ nằm nghĩ miên man. Hàng loạt câu hỏi hiện ra trong đầu:

    "Ngày mai ra tòa xong sẽ thế nào nhỉ? Với cái vụ phức tạp như của mình thì liệu 1 ngày có xong không nhỉ?"

    "Xác xuất bao nhiêu % người trên đời này và ở Việt Nam bị như mình nhỉ? Ngày xưa hình như Bác Hồ cũng bị giam ở Paris hay sao ý nhở? Mà trường hợp này xảy ra được với mình, chắc chắn cũng sẽ có những người khác từng bị rơi vào trường hợp giống mình? Nhưng sao mình chưa đọc hay nghe được ở đâu câu chuyện giống mình nhỉ?"

    "Mình còn có bạn trai đi cùng, còn tìm được đến chỗ họ giam mình. Mình từng học tập ở Châu Âu rồi, còn nói tốt tiếng Anh, còn tự tin nói được để tự bào chữa. Nghĩ đi nghĩ lại mình vẫn còn may mắn. Thử hỏi những người kém may mắn hơn mình, ít đi ra nước ngoài, không nói được tiếng Anh hay tiếng Pháp, thân cô thế cô ở đất người thế này, thì họ sẽ làm thế nào nhỉ? Chắc họ sẽ sợ hãi lắm. Vì suy cho cùng chẳng mấy người trước khi đi du lịch lại biết trước để chuẩn bị tâm lý đón nhận một câu chuyện như thế này giống mình?"

    "Mình đã làm gì sai? Tại sao chuyện này lại xảy ra với mình? Có làm gì để tránh được chuyện này không? Nếu không đi Châu Âu chuyến này, hoặc không nối chuyến bay ở Pháp thì có bị vậy không?"

    Nghĩ đi nghĩ lại, mình nhận ra nếu mình không đi năm nay thì năm sau cũng sẽ bị dính với kế hoạch đi công tác ở Ý của công ty. Nếu không nối chuyến tại Pháp thì nhỡ nối chuyến tại Đức, hay bất kỳ 1 nước Châu Âu nào cũng bị bắt. Nên chung qui lại, mình nên coi đây là 1 cái hạn liên quan đến pháp lý mà nó phải đến và mình phải chấp nhận để đối mặt và vượt qua nó mà thôi.

    Cả đêm ngày 18/12 hôm đó, mình cứ miên man nghĩ ngợi rồi ngủ thiếp đi lúc nào không biết.

    Mắc kẹt ở Paris – [Phần 5]: Phiên tòa xét xử trong 10 phút và sự tự do tạm thời

    Sau 1 đêm dài đằng đẵng chờ đợi, sáng ngày 19/12 cũng đến.

    Cảnh sát Pháp có mặt rất đúng giờ, hẹn 9h sáng mà ngó thấy tầm 8h30 sáng đã có mặt ở khu lễ tân phòng giam. Lần này là 3 anh khác với 3 anh hôm qua, nhưng vẫn trang bị súng ống, đạn dược, lựu đạn lẫn áo giáp đầy đủ như chuẩn bị ra trận.

    Một anh làm thủ tục "check out" hành lý của tôi. Một anh lái xe. Một anh ra hiệu cho tôi tiến lại để cùm tay tôi ra phía sau lưng.

    Tôi đã rút kinh nghiệm từ hôm qua, xoay 2 nắm tay phía sau lưng cho cùng thuận phía với nhau, và nắm trùm thêm lấy cổ tay áo len cho dài xuống bàn tay để cùm ra bên ngoài lớp tay áo len, với hi vọng sẽ bớt đau và đỡ mỏi hơn. Nhưng mà chả hiểu sao mà anh trưởng nhóm cảnh sát vẫn quyết tâm bấm cho cùm rất sát vào cổ tay. Đau quá, tôi yếu ớt ra hiệu xin nới cho lỏng chút nhưng anh ý lắc đầu từ chối. Sao thế nhỉ, 3 người cảnh sát áp giải mà vẫn phải cùm tay chặt thế?!

    Xe xuất phát tầm lúc 8h45 đi từ trại giam ở ngoại ô vào trung tâm Paris- tòa án Palace of Justice.

    Trên đường đi, mấy anh giai cảnh sát bắt đầu lôi bộ tài liệu về vụ án của tôi ra đọc. Đọc xong, bàn luận và cười hô hố với nhau. Với vốn tiếng Pháp hầu như bằng 0 của mình, tôi cũng lờ mờ hiểu được họ đang bàn về bản lời khai của mình. Tôi khó chịu nghĩ: "TSB chúng mày, đến khi con gái hay em gái hay người yêu chúng mày đi ra nước ngoài bị bắt bớ giam cùm oan uổng thế này. Lúc đấy liệu chúng mày có cười nữa không? Cứ cười cho sướng đi, xong rồi sau này đời sẽ vả lại cho vào mặt."

    Đọc chán chê xong, 3 anh cảnh sát xoay ra buôn chuyện rất nhiệt tình, vừa to, vừa nhiều, vừa không ngớt. Trên đường đi, các anh mở cửa sổ ô tô cho gió lùa vào lồng lộng. Vì các anh ăn mặc rõ ấm mà, trong khi cái con ngồi sau làm gì được mặc đủ khăn áo ấm đâu. Thực sự 1 tiếng trên ô tô với 3 anh cảnh sát vô duyên với từng đợt gió lạnh thốc vào mặt là 1 ải khổ cực mà sáng hôm đó tôi phải trải qua.

    Có một điều tôi phải thừa nhận là trải nghiệm có 1 không 2 khi được ngồi trên xe cảnh sát đi quanh thành phố Paris. Xe chúng tôi hú còi ầm ĩ, được phép luồn lách vượt hết các chướng ngại. Các xe đi phía trước khi nghe tiếng còi hú của xe tôi đều phải dạt sang 2 bên nhường đường.

    Cái quãng đường 1 tiếng trên xe đấy không quá tệ nếu như tay tôi không bị cùm sau lưng. Thực sự lúc đó, tôi cứ băn khoăn tự hỏi sao trong phim ở Tây người ta vẫn cùm được 2 tay ở phía trước được cơ mà nhỉ? Sao cứ bắt buộc phải cùm tay con nhà người ta sau lưng thế này không cơ chứ. Cả 1 tiếng ngồi trên ô tô rã rời. Dựa lưng vào ghế thì đau tay. Mà ngồi thẳng không dựa 1 lúc thì đau lưng. Tiến thoái lưỡng nan vô cùng.

    Xe chúng tôi đến tòa tầm 9h45’ sáng. 3 anh cảnh sát lại áp giải tôi leo thêm 5 tầng cầu thang. Vừa leo vừa bị cùm tay sau lưng, khổ sở! Nghĩ bụng: bao giờ cái đất này mới thôi hành hạ cái thân xác này đây hả giời?!

    Lên được đến văn phòng ở tầng 5 thì chờ thêm phải tầm 30-45’ nữa mới được gặp luật sư và lấy lời khai trước khi ra hầu tòa. (Vâng! Đúng vậy! Lại lấy lời khai!)

    Trong lúc chờ, tôi ra hiệu xin anh trưởng nhóm cảnh sát tháo cùm cho nhưng anh lắc đầu, ấn vai tôi ngồi xuống. Tay mỏi, lưng mỏi, cái còng lạnh toát làm mấy đầu ngón tay tôi tê cứng mất luôn cảm giác. Liếc thấy có cái lò sưởi nên tôi mon men đứng lên dựa vào lò sưởi, tranh thủ sưởi tay với áp chân vào cho ấm. Nhưng chỉ được vài phút, anh trưởng nhóm cảnh sát khó tính lại ra kéo tôi ra ấn vai ngồi xuống ghế chờ!

    Uất ức, thực sự!

    Cuối cùng thì ông thông dịch viên cho tôi cũng xuất hiện. Ông ý nói tiếng Anh rất chuẩn, ăn mặc rất lịch sự đúng kiểu người Pháp, mặc chiếc áo măng tô xanh tím than dài đến gối. Đầu trọc nhưng khuôn mặt ông rất hiền từ đẹp lão, có dáng dấp giống nhân vật Professor X trong phim X-men.

    Đến lượt bà luật sư của tôi xuất hiện. Bà ấy tóc vàng, dáng người đậm đà, trông rất hiền hậu dễ mến, mặc bộ áo trùm đen dáng dài của luật sư ở Pháp. Bà ấy là luật sư được chỉ định bào chữa miễn phí cho tôi – phải công nhận rằng đây là 1 đặc điểm rất nhân đạo của hệ thống luật ở Pháp.

    Cảnh sát tháo cùm cho tôi ngồi nói chuyện với 2 ông bà. Hai cổ tay tôi bầm tím vết cùm.

    Vừa mới gặp 2 ông bà này, tôi đã cảm thấy rất yên tâm, có thiện cảm và cảm giác gần gũi giống như gặp bố mẹ mình vậy. Dù bị cùm tay cả quãng đường dài ngồi trên xe đau và mỏi như thế nhưng tôi nhất quyết không yếu đuối rỏ 1 giọt nước mắt nào trước mặt 3 cảnh sát. Thế mà khi bắt đầu nói chuyện với 2 ông bà này và rồi nghĩ đến bố mẹ mình ở nhà đang lo lắng thế nào, thì tôi lại lã chã nước mắt.

    Nghe tôi sụt sùi trình bày xong, ông bà ấy rất ái ngại, an ủi tôi đừng khóc nữa. Họ động viên tôi phải mạnh mẽ lên và thật bình tĩnh thì mới giúp ích được.

    Tôi nghẹn ngào nhờ bà LS thêm 1 lần nữa báo giúp về cho bố mẹ mình ở Việt Nam về tình trạng bị bắt giữ của mình ở đây. Vì tôi vẫn có cảm giác rằng ngày hôm trước cảnh sát vẫn chưa ai báo cho gia đình tôi về tình hình và phiên tòa sáng nay cả.

    Bà LS trả lời: "Nhưng đây không thuộc quyền và trách nhiệm của tôi, tôi e là khó. Với lại cô có chắc là nên báo với bố mẹ cô tin này không? Vì nghe tin con gái đi du lịch xong bị bắt giam thế chắc sẽ sốc lắm, không chịu nổi đâu?!"

    Tôi nài nỉ: "Xin bà làm ơn hãy giúp tôi. Gia đình và bạn trai chắc vẫn nghĩ tôi mất tích từ hôm qua, và chắc chắn vẫn chưa biết tôi ở đây sáng nay. Hơn nữa, 1 trong các quyền của tôi khi bị bắt là quyền được thông báo cho gia đình về tình trạng của mình. Bố mẹ tôi đã cao tuổi và chắc đang lo lắng lắm. Bố mẹ tôi cần biết thông tin về tôi. Xin bà hãy giúp tôi."

    Bà LS nghe đến thế mủi lòng nhắn tin cho mẹ tôi qua Viber về tình trạng của tôi. Một lần nữa, phải cảm ơn Viber! Thực sự! Vì nếu không có Viber thì chắc tôi chỉ biết đập đầu vào tường vì không có cách nào liên lạc nổi.

    Bà LS chậm rãi trao đổi về qui trình tố tụng với tôi (thông qua ông thông dịch viên):

    1. Trường hợp 1: Nếu tôi đồng ý bị dẫn độ sang Bỉ để xét xử. Qui trình dẫn độ mất tầm 10 ngày, nghĩa là tôi sẽ phải ở trong tù thêm trong vòng 10 ngày ở bên Pháp, xong qua đến Bỉ ở tù tiếp cho đến ngày xét xử. [ Nghe đến ở tù thêm 10 ngày là đã rụng rời chân tay, lắc đầu nguầy nguậy!]

    2. Trường hợp 2: Nếu tôi từ chối bị dẫn độ sang Bỉ và xin được ở lại Paris để được xử bởi tòa ở Pháp thì sẽ có 2 trường hợp xảy ra:

    2a. Nếu hôm nay tòa tin tôi vô tội, họ sẽ cho phép tôi tại ngoại, nhưng cấm xuất cảnh ra khỏi Pháp

    2b. Nếu hôm nay tòa không tin tôi vô tội, họ sẽ giữ tôi ở trong tù tiếp cho đến khi nào tập hợp thêm chứng cứ vô tội

    Tôi trả lời bà LS luôn, không cần suy nghĩ nhiều: "Tôi xin phép từ chối bị dẫn độ sang Bỉ và được xét xử tại tòa ở Pháp. Tôi vô tội và tự tin rằng mình có đầy đủ bằng chứng vô tội. Tôi tin là tòa ở Pháp sẽ tin tôi và cho tôi được tại ngoại."

    Thống nhất xong về hướng làm việc, 2 ông bà đưa tôi vào gặp công tố viên để soạn lời khai và thông tin. Sau khi lấy lời khai và thông tin xong, tôi được đưa xuống khu tầng dưới của tòa để ngồi chờ ở ghế băng dài trước cửa phòng xử án.

    Lại nói đến Daniel, sáng hôm đó nhờ anh lễ tân khách sạn người Pháp dễ thương tốt bụng gọi điện hỏi vòng quanh thì cũng có được cái địa chỉ của tòa án nơi xét xử tôi. Anh có mặt từ 9h sáng, nhưng khổ nỗi cái tòa nhà đó to đùng và lại chia nhiều khu, nhiều tầng. Dan chạy qua lại hết các khu, hỏi hết các nhân viên lễ tân, nhưng đều không đâu có danh sách thông tin của tôi. May mắn Dan tìm được 1 anh nhân viên Pháp rất nhiệt tình, gọi điện khắp tòa nhà để hỏi về thông tin của tôi và anh này tỏ vẻ rất băn khoăn thương cảm với trường hợp của tôi.

    Phải nói là, trong chuyến đi nhiều cái rủi này, chúng tôi cũng may mắn gặp được rất nhiều người Pháp tốt bụng. Họ xót xa và thương cảm với hoàn cảnh của mình như mình là con em của họ đang gặp nạn vậy. Và họ nhiệt tình giúp đỡ mình như thể đấy là việc của họ. Tôi rất mang ơn và cảm kích những con người ấy.

    Đến khi bà LS nhắn tin cho mẹ tôi, Dan mới tìm được đến chỗ hành lang tôi ngồi chờ trước khi vào hầu tòa. Tuy nhiên cảnh sát không cho Dan lại gần mà phải đứng từ xa, nói chuyện với tôi từ khoảng cách nhất định bị ngăn giữa bởi cảnh sát. Dan đứng từ xa, nhìn tôi ngồi trên ghế băng dài, tay bị cùm quặt ra phía sau, mặt mũi tôi lúc đó nước mắt nhòe nhoẹt. Tôi cố nói với ra cho anh ấy rằng tôi bị bắt oan, hãy nhờ mọi người ở Việt Nam giúp. Dan ra hiệu cho tôi bình tĩnh, nói chậm rãi rằng cứ yên tâm, đang có 1 team mọi người ở nhà đang cùng nhau trao đổi tìm hướng hỗ trợ. Sau khi ra khỏi tòa cuối ngày hôm đó, tôi mới biết là gia đình và mọi người ở Việt Nam đã bàn nhau lên tinh thần và tính đến phương án xấu nhất là nộp bảo lãnh để tôi được tại ngoại.

    Phiên tòa hôm đó diễn ra khá nhanh, chờ đợi đến cả tiếng nhưng diễn ra chỉ trong vòng 10 phút ngắn gọn.

    Đầu tiên, tòa cho tôi quyền nói.

    Tôi trao đổi dòng dạc rằng: Tôi có đầy đủ bằng chứng với lịch sử các dấu đóng (enter & exit) ra vào Châu Âu trên hộ chiếu của tôi.

    1. Tôi đã xuất cảnh (exit) khỏi Hà Lan và (enter) vào Việt Nam từ tháng 3/2010.

    2. Vụ án ở Bỉ xảy ra giai đoạn tháng 10/2010 đến tháng 5/2011 ở bên Bỉ. Tôi không thể phạm pháp trong giai đoạn này ở Bỉ được vì tôi không có visa để từ Việt Nam sang Châu Âu.

    3. Ngoài ra, hộ chiếu của tôi KHÔNG có lịch sử các dấu đóng (enter & exit) ra vào Châu Âu trước- trong- hay sau giai đoạn này thì làm sao tôi ra vào Châu Âu và đến Bỉ để phạm pháp được.

    4. Cho đến T11/2011, tôi mới đi công tác sang Tây Ban Nha, visa của tôi được cấp bởi sứ quán Tây Ban Nha ở Hà Nội và cũng có dấu ra vào Châu Âu trong vòng 1 tuần theo đúng lịch trình công tác.

    5. Chưa kể, tôi có records làm việc cho nhãn hàng Mango & công ty Maison từ T5/2010 đến hết T5/2012. Ngoài ra, tôi còn tổ chức đám cưới vào T4/2011 ở Hà Nội.

    Sau khi tôi trình bày xong. Bà luật sư cũng trình bày với tòa rằng bản án mà Bỉ kết tội tôi có quá nhiều điểm bất hợp lý. Rõ ràng đây là trường hợp bị ăn cắp thông tin để phạm pháp (- bên này họ gọi trường hợp này là "identity theft" xảy ra với rất nhiều người, kể cả với chính các công dân Châu Âu, nhiều người cũng khốn khổ). Vì vậy bà LS đề nghị tòa cho tôi được tại ngoại, nhưng không xuất cảnh khỏi Pháp chờ phiên tòa tiếp theo.

    Ông thẩm phán nhìn tôi thông cảm và đồng ý với ý kiến của LS:

    1. Xác nhận lệnh đồng ý cho tôi tại ngoại

    2. Tôi phải gửi lại tòa địa chỉ lưu trú ở Paris

    3. Tòa sẽ giữ lại hộ chiếu của tôi, tôi bị cấm xuất cảnh khỏi Pháp và chờ ngày ra tòa tiếp theo.

    Xong ông gõ Cộp lên cái bàn!

    Giây phút nghe tiếng Cộp đấy có lẽ là một trong những giây phút hạnh phúc nhất mà tôi từng trải qua trong hơn 30 năm có mặt trên đời.

    Ra khỏi tòa, tôi bắt tay cảm ơn bà LS và ông thông dịch viên đã giúp đỡ. Cảnh sát cuối cùng cũng cho phép Dan được lại gần tôi. Chúng tôi ôm chầm lấy nhau, run run mừng rỡ, nước mắt ngắn dài. Tôi được cảnh sát trả lại hết các đồ dùng túi xách cá nhân.

    Hôm đấy Paris rất lạnh, nhưng bầu trời thì xanh cao và nắng chói chang. Câu đầu tiên khi bước chân ra đường trước cổng tòa án của tôi là: "Hôm nay trời đẹp quá!". Tôi sung sướng hít lấy hít để cái không khí nồng nàn của một ngày đông cuối năm trên đường phố Paris.

    Chúng tôi dắt tay nhau đi ra quán café Starbucks gần đó để tận hưởng ly Capuchino & cái bánh Croissant nóng giòn mừng tự do. Đấy có lẽ là ly café & cái bánh Croissant ngon nhất từng được hưởng!

    Các bạn ạ. Thật sự, các cụ nhà mình đã đúc kết một câu quá chuẩn: "Độc lập- tự do- hạnh phúc".

    "Tự do" là một thứ lâu nay vô cùng trừu tượng và bị coi là dĩ nhiên với phần lớn chúng ta. Chỉ đến khi bạn mất hết đi những quyền cơ bản nhất của một con người, bạn mới nhận ra là nó quí giá đến như thế nào. Và cụ thể trong trường hợp của tôi, đến khi có lại được " Tự do" tôi mới nhận ra lâu nay mình vốn dĩ đã quá "Hạnh phúc"!

    Mắc kẹt ở Paris - [ Phần cuối chưa có hồi kết]

    Từ hôm qua đến giờ nhận được rất nhiều tin nhắn hỏi han, quan tâm, tư vấn và động viên của mọi người. Từ những người quen đến những người bạn của bạn, đến cả những người chưa bao giờ gặp. Mình rất cảm ơn!

    --- Phần 1 câu chuyện MẮC KẸT ở Paris- với 24 giờ tạm giam của Mai kết thúc khá có hậu như thế. Nhưng chuyến này ở Paris của Mai hiện nay vẫn chưa có hồi kết được xác định.

    --- Phần 2 vẫn đang tiếp diễn cần hồi kết! Hiện bọn mình vẫn đang lưu vong ở Paris từ ngày 19/12/2018 đến nay đã gần 1 tháng, vì Mai chưa được tòa ở Pháp trả lại hộ chiếu để về Việt Nam. Chi phí ăn ở cứ mỗi ngày đội lên, công việc ở Việt Nam của cả mình và Dan đều bị ảnh hưởng.

    Mặc dù chưa đâu vào đâu, trong 1 tháng qua, gia đình mình - bạn bè - đồng nghiệp đã quá vất vả lo lắng về mình. Bố mẹ và chị gái mình thì cả tháng nay mất ngủ lo lắng.

    Hiện tại, mình đã phải liên hệ làm việc và bỏ chi phí để thuê 1 văn phòng luật sư ở Bỉ để giải quyết bản án của mình với tòa bên Bỉ để giải quyết triệt để án này, để hi vọng sau vụ này vẫn còn được tự do quay lại Châu Âu.

    Còn bà LS bên Pháp thì đang đề nghị với tòa ở Pháp trả hộ chiếu cho mình về Việt Nam, và cam kết mình sẽ lại bay sang Pháp theo yêu cầu của họ cho lần hầu tòa tiếp theo. Đây là hướng mình đang mong mỏi để được chấp thuận nhất từ phía tòa án Pháp, nhưng hiện mình vẫn chưa có câu trả lời từ họ…

    Vụ của mình thực ra khá đơn giản để chứng minh và xóa án. Tuy nhiên, một số luật sư và những anh chị có kinh nghiệm đều tư vấn là qui trình tố tụng ở cả Pháp và Bỉ sẽ bị kéo dài và lâu đến vài tháng, thậm chí xác định đến cả nửa năm.

    Mình nhớ Hà Nội, nhớ Việt Nam quá rồi! Thực sự!.

    Viethome (theo Kênh 14)

  • Sự cố bị nghi ngờ là tội phạm truy nã đầy hy hữu khiến chị Mai phải ở lại Pháp đã hơn 30 ngày và chưa biết khi nào mới có thể về nước. Nhà tù, chiếc còng số 8 trói ngược tay ra phía sau cùng sự chờ đợi tưởng như vô tận... tất cả bất chợt đến với chị như một cơn ác mộng không lối thoát!

    Không giống như đi lại trong nước, việc nhập cảnh đến 1 quốc gia khác với mục đích làm việc, du lịch, hay thậm chí chỉ là quá cảnh đều đòi hỏi du khách phải có đầy đủ giấy tờ tuỳ thân, hộ chiếu, thị thực hợp pháp. Và sẽ như thế nào nếu thị thực của chúng ta có vấn đề khi đang làm thủ tục nhập cảnh? Nghiêm trọng hơn, chúng ta sẽ phải giải quyết những gì khi thông tin trên thị thực bị trùng khớp với 1 đối tượng đang bị truy nã quốc tế vì phạm pháp trên một quốc gia mà thậm chí chúng ta còn chưa từng đặt chân tới?

    Sự cố tồi tệ tưởng chừng như không thể xảy ra đó thế nhưng lại ập đến với chị Phạm Thị Tuyết Mai (SN 1985, Hà Nội). Thay vì cùng bạn trai vi vu du lịch châu Âu trong 3 tuần, chị Mai đã bị bắt buộc ở lại Pháp trong hơn 1 tháng qua, tinh thần, cuộc sống, công việc đều bị đảo lộn.

    Câu chuyện như một cơn ác mộng này được chị tường thuật cặn kẽ và đặt tên là "Mắc kẹt ở Paris", kể về những ngày tháng dài như thế kỷ của chị trên đất Pháp đã gây được sự chú ý của dư luận trong những ngày qua.

    Bài đăng khá dài, được chia làm nhiều phần của chị Mai trên MXH - Ảnh chụp màn hình

    Từ dự định du lịch Châu Âu đến cơn ác mộng đầu tiên khi nhập cảnh

    Chị Phạm Thị Tuyết Mai, 34 tuổi, làm Brand manager cho 1 nhãn hàng tại Hà Nội. Trước đây, chị Mai đã có 5 năm học tập và làm việc tại Amsterdam (Hà Lan), tuy nhiên đến tháng 3/2010, chị đã trở về Việt Nam làm việc. Vào tháng 11/2011, chị trở lại châu Âu trong chuyến công tác kéo dài 1 tuần lễ đến Barcelona (Tây Ban Nha).

    Tại sao những mốc thời gian chị Mai ở châu Âu lại được chị nhắc đến rất cụ thể như trên? Nguyên nhân là vì vào tháng 12/2018, chị Mai đã bị nhân viên an ninh tại sân bay Pháp nghi ngờ chị chính là tội phạm ma tuý bị cảnh sát Bỉ phát lệnh truy nã toàn châu Âu vào năm 2014 - khoảng thời gian chị ở tại Việt Nam, không hề có mặt tại Bỉ hay bất kỳ 1 nước châu Âu nào.

    Hình ảnh của chị Mai - Ảnh: FBNV

    Cụ thể, vào ngày 18/12/2018, chị Mai cùng bạn trai làm thủ tục nhập cảnh tại sân bay Charles de Gaulle Paris (Pháp), chuẩn bị cho chuyến bay nối chuyến từ Paris đến Malta. Tại đây, khi nhân viên an ninh sân bay kiểm tra hộ chiếu của chị đã yêu cầu chị phải vào văn phòng an ninh để làm việc, nghi chị có liên quan đến án truy nã về ma tuý.

    Chị Mai phải cung cấp lời khai, không được sử dụng điện thoại di động, bị khám xét người, tịch thu toàn bộ hành lý thậm chí bao gồm cả áo lót và dây giày. Chị cố gắng giải thích bằng tiếng Anh nhưng không được bất cứ nhân viên an ninh nào để tâm, chị bị đưa vào phòng giam của đồn hải quan sân bay trong tình trạng lo lắng, sợ hãi, chưa thể báo tin cho bạn trai và người nhà.

    "Họ đưa mình vào 1 phòng nhỏ, cử 2 cảnh sát nữ khám người, khám đồ và thu hết đồ cá nhân của mình. Mình rất sốc vì mọi việc xảy ra quá nhanh, nên uất ức bật khóc, tiếp tục giải thích và hỏi họ lý do vì sao bằng tiếng Anh. Họ nói bằng tiếng Pháp rất nhiều, mình không hiểu gì cả, chỉ biết khóc và bất lực nhìn họ lấy hết đồ đạc đi. Thậm chí họ còn yêu cầu mình cởi dây giầy và áo lót để thu giữ.

    Sau khi bị thu giữ hết đồ đạc, mình bị đưa vào nhốt ở 1 phòng giam tối không có đèn, chỉ có ánh đèn hắt vào từ phòng bên ngoài. Phòng có cửa song sắt khóa bên ngoài, lạnh lẽo với một giường đá trải đệm mút mỏng.

    Mình nằm co ro trên đệm, mệt, lạnh và vẫn chưa hết sốc. Nước mắt thì đầm đìa, cầu mong bạn trai mình bên ngoài tìm được đến chỗ họ giam mình, để biết báo cho gia đình mình ở Việt Nam biết về tình trạng của mình để còn tìm kiếm sự giúp đỡ…" - Những chia sẻ của chị Mai khiến nhiều người xót xa.

    Bị cùm tay áp giải bởi 3 cảnh sát to lớn và chuyển đến một phòng giam khác "kinh khủng" hơn

    Một vài tiếng sau, chị Mai bị còng tay bằng còng số 8, áp giải từ phòng giam đồn hải quan đến 1 đồn cảnh sát khác bởi 3 cảnh sát có trang bị vũ trang. Lại hàng loạt thủ tục lấy lời khai lặp lại, lại hàng tá lời thanh minh, giải thích được đưa ra nhưng chị Mai chỉ nhận được sự thờ ơ và những cái nhún vai xa cách.

    3 cảnh sát dẫn chị lên xe rồi chở đi, không nói đi đâu. Trên xe, người cảnh sát trẻ ngồi cạnh nhìn chị băn khoăn và hỏi: “Cô bị tội gì thế?”. Chị trả lời: “Tôi không rõ tội gì và vì sao tôi bị bắt. Tôi từ Hà Nội bay sang đi du lịch ở Châu Âu, nối chuyến ở sân bay Pháp và cảnh sát bất ngờ bắt tôi. Họ bảo tôi bị cảnh sát Bỉ truy nã. Trong khi tôi còn chưa đến Bỉ bao giờ.” Vừa nói nước mắt chị vừa rơi lã chã. 

    Chị bị đưa vào căn phòng giam tại đây, căn phòng theo chị miêu tả là chỉ khoảng 2m2, có 1 chiếc giường lạnh lẽo ngay cạnh bồn cầu vệ sinh bốc mùi và nền nhà thì lênh láng nước. Dù có tự cho mình mạnh mẽ đến nhường nào nhưng lúc này chị Mai đã phải bật khóc, vì quá sợ hãi, lo lắng, vì cả cái lạnh run cầm cập và cơn đói chỉ được khỏa lấp bằng hộp cơm quay bằng lò vi sóng cứng đơ và lạnh ngắt. Lúc này, chị ước có thể báo tin được cho gia đình và người bạn trai.

    "Cạnh cái giường là 1 cái toilet xí bệt, trên tường bám đầy vết nước tiểu vàng. Mùi khai nồng nặc bốc lên. Dưới sàn nhà lênh láng nước, không hiểu là nước gì. Chưa kịp định thần gì thì cánh cửa gỗ đóng sầm sau lưng. Mình rón rén đi tránh những chỗ nước bẩn trên sàn nhà, chui lên góc giường ôm gối ngồi co ro và tiếp tục chờ đợi…."

    Khoảng 1 tiếng sau, cảnh sát dẫn chị Mai ra gặp thông dịch viên người Việt và 1 ông cảnh sát già người Pháp. Nữ thông dịch viên này là người Việt, đang sống và làm việc ở Paris, nói tiếng Việt giọng Bắc. Sau khi giải thích với người thông dịch viên này, chị tiếp tục bị dẫn quay lại phòng giam.

    "...Nhấp nhổm trong phòng giam thêm 1 tiếng gì đó, cảnh sát lại dẫn mình lên khu văn phòng tầng trên của trại giam. Lần này, ngoài chị thông dịch viên người Việt, ông cảnh sát người Pháp thì gặp thêm 1 chị cảnh sát Pháp trẻ để lấy lời khai.

    Thêm 1 lần nữa, mình lại nhắc lại từng đó lời giải thích về trường hợp của mình. Chị cảnh sát nhìn bản án của mình và thông báo (thông qua chị thông dịch viên người Việt): "Cô bị truy nã từ Bỉ về tội danh Buôn bán và tàng trữ ma túy. Vụ án xảy ra trong giai đoạn cuối năm 2010 và đầu năm 2011. Vụ án xử vắng mặt ở Bỉ từ năm 2013. Lệnh truy nã phát đi trên toàn Châu Âu từ năm 2014."

    Lại một tiếng nổ nữa bên tai! Choáng váng! Thực sự! Người mình nhũn ra, mặt mũi tối sầm và tai ù đi...."

    Phiên toà xét xử trong 10 phút và sự mong ngóng trở về nhà sau 33 ngày kinh hoàng

    Ngày 18/12, chị Mai phải ngủ lại 1 đêm tại phòng giam của đồn cảnh sát trong cái đói và cơn lạnh thấu xương. Chị chia sẻ, đó có lẽ lần đầu tiên trong 30 năm cuộc đời chị lại thèm 1 chiếc bánh quy và 1 cốc trà nóng đến thế, chiếc bánh và cốc trà của nữ cảnh sát có nhiệm vụ phỏng vấn chị!

    Vào sáng 19/12, chị bước vào phiên toà xét xử chính mình tại toà án Pháp. Trước đó, chị bị áp giải từ đồn cảnh đến toà trong tình trạng cả 2 tay lại bị còng ngược ra phía sau bằng còng số 8. Có lẽ điều an ủi lớn nhất đối với chị cho đến thời điểm này là chị gặp được 2 luật sư bào chữa miễn phí của mình, được giúp đỡ báo tin về cho gia đình ở Việt Nam. Ngoài ra, người bạn trai của chị cũng đã tìm cách để đến toà án gặp chị, dù chỉ có thể nói chuyện với nhau từ xa qua sự giám sát của nhân viên an ninh nhưng chị Mai cũng đã yên tâm rất nhiều.

    Trái với cả 1 ngày đêm dài đằng đẵng cho việc lấy lời khai và nằm trong phòng giam chờ đợi, phiên toà xét xử chị Mai chỉ diễn ra trong 10 phút. Tại phiên toà, luật sư của chị Mai nhận định trường hợp của chị là bị ăn cắp thông tin cá nhân để phạm pháp (mà ở châu Âu thường xảy ra với rất nhiều người, kể cả với chính các công dân châu Âu).

    Sau khi xem xét, chị Mai đã được toà án Pháp cho tại ngoại, tuy nhiên chị vẫn bị cấm xuất cảnh khỏi Pháp, hộ chiếu của chị bị giữ lại và chờ ngày ra tòa tiếp theo.

    Dẫu vậy, được tại ngoại, được ra khỏi phòng giam tối tăm và lạnh lẽo đối với chị Mai vẫn thật sự hạnh phúc. Trên Facebook của mình, chị viết:

    "Các bạn ạ. Thật sự, các cụ nhà mình đã đúc kết một câu quá chuẩn: "Độc lập- tự do- hạnh phúc".

    "Tự do" là một thứ lâu nay vô cùng trừu tượng và bị coi là dĩ nhiên với phần lớn chúng ta. Chỉ đến khi bạn mất hết đi những quyền cơ bản nhất của một con người, bạn mới nhận ra là nó quý giá đến như thế nào. Và cụ thể trong trường hợp của tôi, đến khi có lại được "Tự do" tôi mới nhận ra lâu nay mình vốn dĩ đã quá "Hạnh phúc"!".

    Hình ảnh của chị Mai - Ảnh: FBNV

    Cho đến ngày 21/1, chị Mai đã ở tại Pháp bất đắc dĩ trong 33 ngày. Thay vì cùng bạn trai dành 3 tuần để đến thăm gia đình anh và du lịch nhiều nước châu Âu, chị Mai và bạn trai đã "mắc kẹt" tại Pháp với chi phí sinh hoạt ngày một đội lên, công việc của cả 2 cũng bị đảo lộn.

    "Hiện tại chi phí của mình tại Pháp cho việc ăn ở đã rơi vào khoảng 3,000 euro (tương đương gần 80 triệu đồng). Chi phí đi lại đã vào khoảng thêm 1,000 euro (tương đương 26 triệu đồng) nữa vì bọn mình không dự tính được là sẽ ở lâu đến thế này" - chị Mai chia sẻ vào tối 21/1.

    Chị Mai cho biết phía toà án Pháp đã thông báo với chị ngày mở phiên toà xét xử tiếp theo là 6/2, tuy nhiên vào ngày đó nếu phía cảnh sát Bỉ chưa gửi đủ thông tin thì phía toà án Pháp vẫn chưa thể tổ chức xét xử được.

    Hiện tại, chị Mai đã phải liên hệ làm việc và bỏ chi phí lên đến 2500-3000 euro (tương đương 66-80 triệu đồng) để thuê 1 văn phòng luật sư ở Bỉ giải quyết triệt để bản án của mình với tòa bên Bỉ, hy vọng sau này vẫn còn được tự do quay lại châu Âu.

    Ngoài ra, luật sư của chị Mai tại Pháp vẫn đang đề nghị với tòa án Pháp trả hộ chiếu cho chị để về Việt Nam. Để có thể được trả hộ chiếu, chị Mai phải cam kết sẽ bay sang Pháp theo yêu cầu của toà án cho lần hầu tòa tiếp theo. Đây là hướng mà chị đang mong mỏi để được chấp thuận nhất từ phía tòa án Pháp, tuy nhiên hiện vẫn chưa được chấp thuận.

    Về phía Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, chị Mai cho biết Đại sứ quán hỗ trợ chị làm 1 số giấy tờ chứng thực, giới thiệu 1 số luật sư và hỗ trợ đổi tiền từ VNĐ sang euro (nếu cần).

    "Gia đình Mai đã nhờ sự giúp đỡ của tất cả mọi nơi nhưng không ai đưa ra được hướng giải quyết"

    Nếu như từ Pháp chị Mai vô cùng lo lắng cho gia đình mình ở quê hương thì tại Việt Nam, gia đình, bạn bè chị cũng đang rất chờ mong chị có thể về nước trong thời gian sớm nhất.

    Trước đó, trong khoảng thời gian chị Mai bị cảnh sát Pháp tạm giam không thể liên hệ được cho bạn trai và gia đình, bạn trai chị (Daniel) đã rất nỗ lực tìm cách để có được thông tin về chị. Khi biết được chị Mai đang bị tạm giam để điều tra, Daniel đã liên hệ báo tin về cho gia đình chị ở Việt Nam, từ đó, một cuộc họp gia đình và rất nhiều bạn bè đã khẩn cấp diễn ra để tìm cách xử lý.

    Đến hiện tại khi sự việc đã qua 1 thời gian, những người bạn của chị Mai vẫn chưa hết bàng hoàng và lo lắng. Một người bạn của chị Mai là chị D.T chia sẻ với chúng tôi: "Khi được tại ngoại sau 2 ngày thì Mai liên lạc với mình ngay. Mình biết chắc chắn Mai bị bắt nhầm vì các thông tin đều không có cơ sở. Nói thật là mình rất sốc khi nghe chuyện của Mai. Mình đi nước ngoài rất nhiều nhưng thật sự là không ngờ lại có chuyện như thế xảy ra. Mình nghĩ việc này nằm ngoài khả năng đề phòng của bất cứ ai.

    Khi biết chuyện, mọi người trong gia đình Mai đã đi gặp, đi kêu tất cả mọi nơi có thể nhưng không ai đưa ra được hướng giải quyết".

    Theo chị Mai, chị được luật sư giải thích về quy trình tố tụng. Theo đó, đối với tội danh chị bị quy kết là tàng trữ và sử dụng ma tuý tại Bỉ:

    Trường hợp 1: Nếu chị đồng ý bị dẫn độ sang Bỉ để xét xử, quy trình dẫn độ mất tầm 10 ngày.

    Trường hợp 2: Nếu chị từ chối bị dẫn độ sang Bỉ và xin được ở lại Paris để được xử bởi tòa án Pháp thì sẽ có 2 trường hợp nữa xảy ra: Hoặc nếu tòa tin chị vô tội, toà sẽ cho phép chị tại ngoại, nhưng cấm xuất cảnh ra khỏi Pháp; Hoặc nếu tòa không tin chị vô tội, toà sẽ giữ chị ở trong tù tiếp cho đến khi nào tập hợp thêm chứng cứ vô tội.

    Viethome (theo Kênh 14)