• Các bạn đã xem phim truyền hình, hoạt hình Nhật Bản chưa? Trong một số cảnh, bạn sẽ thấy những ngôi nhà ở Nhật Bản có những đặc điểm khác nhau, tuy nhỏ nhưng có sức chứa rất lớn, người giàu thường sống trong các căn hộ chung cư, còn người bình thường sống trong biệt thự dành cho một gia đình.

    Vì sao người giàu Nhật Bản sống ở chung cư còn người nghèo sống ở biệt thự đơn lập?

    Đối với người Nhật, đất đai là sở hữu tư nhân, rời khỏi những khu vực đông dân cư như Tokyo, Osaka, Nagoya, về cơ bản tương đối ít người, mọi người đều sống trong những ngôi nhà dành cho một gia đình, và một số ngôi nhà dành cho một gia đình thực sự không tốt bằng chúng ta. Hãy tưởng tượng những ngôi nhà đổ nát được truyền lại từ thế hệ cũ có thể cần được sửa chữa mái nhà trong cơn bão.

    bat dong san nhat ban 1

    Có những ưu và nhược điểm đối với biệt thự đơn lập

    Biệt thự dành cho một gia đình cũng được chia thành tốt và xấu, tùy theo vị trí mà phân biệt, giá cả chênh lệch nhiều lần. Đối với biệt thự dành cho một gia đình ở Tokyo, riêng tiền đất đã rất đắt, biệt thự thường được xây dựng rất cá nhân hóa và yêu cầu các nhà thiết kế chuyên nghiệp thiết kế nên giá sẽ cao hơn nhiều so với căn hộ. Những người có thể sống trong loại biệt thự này đều có địa vị.

    bat dong san nhat ban 1

    Nhưng chúng ta khó có thể nhìn thấy những người ở những biệt thự dành cho một gia đình như vậy, chúng ta chỉ có thể nhìn thấy những biệt thự dành cho một gia đình này qua ống kính hoặc trực tiếp ở Quận Aoyama hoặc Quận Meguro. Những người ở những biệt thự này rất kín đáo và không muốn nhà của mình bị người khác chụp ảnh, vì vậy, trong các bộ phim và hoạt hình Nhật Bản, bạn hiếm khi thấy những biệt thự cao cấp này nơi những người giàu có sinh sống.

    Những biệt thự dành cho một gia đình mà người dân bình thường sinh sống có diện tích tương đối rộng và thường nằm ở những khu vực nghèo hoặc những nơi có mật độ dân số thấp. Tuy giao thông đi lại bất tiện nhưng có thể cung cấp cho một gia đình ở, sau khi mua nhà, ngôi nhà có thể được truyền từ đời này sang đời khác nên nhìn chung các gia đình thuộc tầng lớp lao động sẽ chọn mua biệt thự để ở.

    bat dong san nhat ban 1

    Căn hộ dành cho người giàu

    Căn hộ nơi người giàu sinh sống thực tế còn đắt hơn biệt thự. Bởi vì các căn hộ hầu hết được xây dựng ở những nơi đông dân cư, chẳng hạn như gần các trường đại học hoặc các điểm tham quan nên có rất nhiều căn hộ cao cấp gần Tháp Tokyo. Những căn hộ này rất mới và yêu cầu phí bất động sản cực cao để được quản lý tài sản và bảo trì nhà hoàn chỉnh, vì vậy những người giàu có chủ yếu sống ở những nơi này.

    bat dong san nhat ban 1

    Hầu hết người dân Tokyo sống trong các căn hộ

    Tokyo là một thành phố đông dân, mức tiêu thụ cao và ít đất, mỗi tấc đất đều có giá cao. Ngoại trừ một số khu vực hơi trầm lắng ở phía Bắc, về cơ bản không có biệt thự dành cho một gia đình, trừ khi ở khu vực siêu giàu.

    Đối với những cư dân bình thường ở Tokyo, hầu hết mọi người chỉ có thể chọn sống trong căn hộ và họ nên mua càng sớm càng tốt, nếu không, theo giá nhà đất hiện tại ở Tokyo, nhiều người sẽ không mua được căn hộ. Nếu lúc đó không đủ khả năng chi trả, họ đều chuyển đến vùng ngoại ô, họ thường dựa vào việc lái xe hoặc đi vài chuyến tàu điện ngầm để đến Tokyo làm việc.

    bat dong san nhat ban 1

    Vì vậy, trong phim hoặc phim hoạt hình Nhật Bản. Người dân ở Tokyo thường sống trong các căn hộ, nếu sống ở các phường và quận khác thì họ sống trong những ngôi nhà dành cho một gia đình.

    Ngôi Sao (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)

  • Nếu để ý theo dõi các chương trình truyền hình đêm muộn và tờ mờ sáng ở Nhật Bản, bạn có thể nhận ra một điều vô cùng kỳ lạ khi hiển thị mốc thời gian 25g30, 27g...

    Nếu là một người hay theo dõi các chương trình truyền hình hoặc anime trên TV Nhật, có lẽ bạn sẽ nhận ra một quy tắc khá kỳ lạ, đó là các chương trình này hiển thị giờ chiếu vượt quá mốc 24 giờ thông thường của một ngày.

    Lấy ví dụ như giờ chiếu của một chương trình truyền hình dưới đây, có một số mốc thời gian hiển thị là 25:30 hay thậm chí 27:00. Chẳng lẽ người Nhật sống ở một "dòng thời gian" khác mà tại đó một ngày dài hơn 24 tiếng?

    gio giac o nhat ban 1

    Thực ra không phải vậy đâu. Người Nhật vẫn trải qua 24 giờ một ngày như mọi nơi khác trên thế giới. Có điều, đối với những hoạt động về khuya như chương trình truyền hình, quán bar, club... thì họ sử dụng một hệ giờ hơi khác, có thể tạm gọi là hệ giờ 30 tiếng. Theo đó, hệ giờ này kết thúc một ngày vào 6h sáng hôm sau thay vì 24h đêm như thông thường.

    Tức là mỗi thời điểm sau 24h đến 6h sáng đều được quy đổi sang hệ giờ này ở các cơ sở kinh doanh hoặc chương trình truyền hình về đêm. Ví dụ, 1h sáng sẽ thành 25h, 2h45 phút sáng sẽ thành 26h45.

    Tại sao phải lằng nhằng thế ư? Thực ra là không có gì phức tạp hết. Sở dĩ họ sử dụng một hệ giờ kỳ lạ như này là để đảm bảo những người sử dụng dịch vụ không bị nhầm lẫn về thời gian hoạt động, đồng thời không phải lo về việc ghi rõ ra giờ ngày/đêm. Ví dụ, một quán bar mở muộn thay vì ghi giờ mở là 10h (tối) - 2h (sáng) có thể ghi ngắn gọn là 22h-26h là khách hàng đủ hiểu.

    Ví dụ, chuỗi cửa hàng Dondon Donki ở Nhật ghi thời gian hoạt động từ 8:00 đến 25:00 là mở cửa từ 8h sáng đến 1h đêm hôm sau. Nếu ghi là 8:00 đến 1:00, khách hàng có thể nhầm lẫn là cửa hàng này chỉ mở đến 1h chiều.

    gio giac o nhat ban 1

    Lý do cho hệ giờ này phần nào vì thời gian đóng cửa được coi là tiếp diễn của ngày làm việc trước đó và có lẽ cũng do nhận thức văn hóa rằng đêm khuya hay tờ mờ sáng được tính là một phần của ngày hôm trước, thay vì phân chia rạch ròi hôm trước hôm sau ở mốc 24h đêm. Các đài truyền hình cũng sẽ thường xuyên sử dụng ký hiệu này trong lịch chiếu đêm muộn của họ. Dù vậy, cách sử dụng hệ giờ này hiếm khi được sử dụng trong cuộc trò chuyện thường nhật.

    Một trường hợp được sử dụng trong giao tiếp thường nhật có lẽ là khi các nhân viên ca đêm nhắc đến ca làm việc của họ để tránh nhầm lẫn ca đêm sang ca ngày. Lợi ích khác, là bạn có thể dễ dàng tính toán số giờ làm việc theo hệ giờ này. Chẳng hạn, một cơ sở mở từ 18h đến 25h sẽ dễ dàng tính ra là hoạt động trong 7 giờ. Trong khi đó, nếu ghi theo cách thường thấy trên thế giới, bạn phải mất một bước cộng trừ qua mốc 24h nữa, mất vài giây thôi nhưng cũng bất tiện đôi chút nếu bạn đang bận.

    Theo Phụ nữ Việt Nam

  • Ngay cả giới sử gia, các nhà khoa học và chuyên gia khảo cổ học vẫn không được phép bước chân vào khu gò mộ chính.

    lang mo nhat ban 0

    Kofun - gò mộ của hoàng đế và quý tộc

    Trong khi người Maya cổ đại xây dựng các kim tự tháp ở Trung Mỹ, thì người Nhật lại xây những gò mộ hình lỗ khóa hết sức độc đáo dành làm nơi an giấc ngàn thu cho các vị vua, được biết đến dưới cái tên Kofun hay một cách đầy đủ hơn là Daisenryo Kofun. Lăng mộ thuộc loại cổ nhất hành tinh này dài gấp đôi so với đại kim tự tháp Giza ở Ai Cập, được bảo vệ bởi 3 hào nước.

    Trong khi 3 tầng của cổ mộ chỉ bằng 1/4 chiều cao so với đại kim tự tháp Giza, Kofun lại có khối lượng đáng nể. Khách du lịch, giới khảo cổ học và thậm chí Hoàng gia Nhật hiện nay cũng chỉ được phép đến cây cầu ở hào nước thứ hai rồi dừng lại ở đó. Không ai được phép vượt qua hào nước cuối cùng kể từ khi có một cơn bão lốc đã tàn phá phần dưới của mộ từ năm 1872.

    lang mo nhat ban 0

    Khi trùng tu di tích, người ta đã tìm thấy nhiều hiện vật có giá trị nhưng sau đó chính quyền không cho phép có bất kỳ hoạt động nào nữa, vì thế bí ẩn về người nằm trong huyệt mộ sẽ mãi mãi không được khám phá.

    Phần chính của lăng mộ nằm ngay trên đầu của lỗ khóa là một nơi hoàn toàn chưa được đụng chạm tới trong suốt hàng ngàn năm qua, và nếu không có biến cố gì thì nó cũng sẽ giữ nguyên như thế thêm rất nhiều năm nữa.

    Văn phòng quản lý nội chính Hoàng gia (Kunaicho, IHA) là cơ quan chuyên trách coi sóc các lăng tẩm, địa danh tôn giáo linh thiêng đã tuân theo quy tắc “phong tỏa” với người bên ngoài. Gần đây, IHA mới thuê các nhà khảo cổ để khai quật những ngôi mộ nhất định và giúp duy tu bảo dưỡng lăng tẩm. Nhằm bảo vệ Kofun, IHA đã cho phép trồng cây cối lên lăng mộ, thành một cánh rừng xanh bát ngát.

    Kofun là nơi an giấc thiên thu của các hoàng đế, hoàng hậu và những thành viên quý tộc ưu tú trong xã hội phong kiến Nhật Bản. Lăng mộ hình lỗ khóa lớn nhất trong số đó nằm gần ngoại ô của thành phố cổ Sakai thuộc tỉnh Osaka, phía Tây Nam thủ đô Tokyo, nơi an giấc của Thiên hoàng Nintoku – hoàng đế thứ 16 của Nhật Bản. Các sử gia nói rằng Thiên hoàng Nintoku là “Hoàng đế thần thoại” của thế kỷ 5, còn được gọi là “Đại vương Yamato”.

    lang mo nhat ban 0

    Theo thần thoại của đất nước Mặt Trời mọc, Thiên hoàng Nintoku là một kỹ sư - kiến trúc sư tài năng xuất chúng, người đã cho xây dựng hàng loạt kênh đào và các kiến trúc công cộng khác, bảo vệ thần dân chống lại giặc đói. Nintoku cai trị vương quốc trong suốt 86 năm cho đến khi băng hà. Không có tài liệu chính xác để nói về cuộc đời của Thiên hoàng Nintoku hay triều đại của ông song có phỏng đoán cho rằng ông đã trị vì Nhật Bản từ năm 313 đến 399.

    Lăng mộ của Thiên hoàng Nintoku

    Lăng mộ Nintoku-ryo là một trong số 50 gò mộ được gọi chung bằng cái tên là phức hợp “Mozu Kofungun” và đây cũng là phức hợp mộ táng lớn nhất thế giới. Phức hợp này được cho là đã được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 5 sau Công nguyên, với sự góp mặt của 2.000 người làm việc suốt ngày đêm trong 16 năm liên tục.

    Lăng mộ Nintoku dài tới 486m và cao 35m, dài gấp hai cạnh đáy của Đại kim tự tháp Pharaoh Khufu (Cheops) ở Giza. Gò mộ hình lỗ khóa này được cấu tạo từ 2 phần kiến trúc: Một cái gò tròn nằm ở phía sau là nơi đặt quách của Hoàng đế và các thành viên của hoàng gia được an táng, được kết nối với một cái gò hình chữ nhật (hoặc hình thang), nơi diễn ra các nghi lễ trong suốt quá trình an táng.

    lang mo nhat ban 0
    Bức họa vẽ Thiên hoàng Nintoku và Hoàng hậu.

    Phức hợp gò cổ mộ Thiên hoàng Nintoku rộng tới 470.000m2, và có nhiều hào nước bao bọc quanh, bảo vệ cho gò mộ tránh mọi sự xâm hại bên ngoài. Từ cổng vào, có cảm giác như gò mộ là một cánh rừng rậm với vô số bụi cây cao.

    Ông Kurahashi - phụ trách Bảo tàng thành phố Sakai - nói rằng, những vị Hoàng đế thuở xưa có lẽ không hề có ý định biến lăng mộ thành hình lỗ khóa khổng lồ, nhưng qua thời gian, cây cối đã tạo nên hình dạng độc đáo như thế. Ông Kurahashi nhấn mạnh: “Khi hoàng gia ngày càng lớn mạnh, họ quyết định can thiệp vào hình dạng gò mộ hình lỗ khóa như một biểu tượng của quyền lực và chủ quyền. Gò mộ càng lớn thì càng thể hiện ảnh hưởng của sự lãnh đạo và quyền lực tối thượng”.

    Gò mộ của Thiên hoàng Nintoku là lớn nhất thế giới thì về phía Nam nơi có gò mộ nhỏ hơn là của con trai ông, Hoàng đế Richu, và nằm không xa giữa 2 gò mộ này, ở phía Đông, là gò mộ lớn thứ hai được dùng cho nơi an giấc ngàn thu của Hoàng hậu Ōjin.

    lang mo nhat ban 0

    Quanh gò mộ khổng lồ của Thiên hoàng Nintoku còn có 16 ngôi mộ vệ tinh nhỏ hơn là nơi an táng các thành viên khác của hoàng gia.

    Cho đến ngày nay, không ai dám vi phạm các gò mộ, không chỉ bởi vì khu phức hợp mộ táng này là một bất động sản tư nhân (được quản lý bởi Văn phòng quản lý nội chính Hoàng gia) mà còn bởi vì chúng được đánh giá cao như là những thánh địa tôn giáo, với niềm tin mãnh liệt rằng những khu gò mộ là nơi đang ẩn chứa linh hồn của các thành viên hoàng gia. Người dân địa phương có thể dừng ngay trước cổng dẫn vào gò mộ để tụng kinh cầu siêu cho Hoàng đế Nintoku.

    Vì “bất khả xâm phạm” nên phức hợp gò cổ mộ vẫn ẩn chứa vô vàn bí mật. Ngay cả giới sử gia, các nhà khoa học và chuyên gia khảo cổ học vẫn không được phép bước chân vào khu gò mộ chính, không ai biết đích xác những ai nằm bên dưới cánh rừng già mọc rậm rạp, cũng như những gò mộ hình ruộng bậc thang.

    lang mo nhat ban 0

    Di sản thế giới

    Ông Hisanori Kato, cố vấn cấp cao về quan hệ quốc tế tại Sở Du lịch và Văn hóa thành phố Sakai, nói rằng kể từ khi xảy ra trận siêu bão vào năm 1872 dưới thời Minh Trị, thì lần đầu tiên mới có con người chính thức đặt chân vào khuôn viên của gò mộ Nintoku, cũng như giới chức địa phương mới có điều kiện để mục sở thị và đánh giá mức độ thiệt hại do bão gây ra tại khu mộ địa.

    Và cũng nhờ trận siêu bão mà dân tình Sakai mới có dịp nhìn thoáng qua kho lịch sử giàu có được cất giấu bên trong gò mộ Nintoku. Ông Kurahashi cho hay, giới chức địa phương đã thăm dò vòng ngoài của khu gò mộ sau trận bão năm 1872 và đã chiêm ngưỡng kho tàng hiện vật vô giá gồm giáo mác, cung tên cổ xưa, mũ nón, những chiếc chén/đĩa bằng thủy tinh, nhiều chiếc lọ bằng đất sét và đồ đất nung được tạo tác mang hình dáng con chó hay ngựa gọi là Haniwa.

    Ông Kurahashi nhìn nhận, những món đồ trong gò mộ có thể là “quà tặng” hay tài sản của người quá cố.

    lang mo nhat ban 0

    lang mo nhat ban 0

    Ngay cả bản thân chiếc quách của Thiên hoàng Nintoku cũng là một kiệt tác nghệ thuật, với hình dáng như một chiếc áo kimono truyền thống của người Nhật, có những cái ống thò ra khỏi một bên quan tài trong khi một góc quan tài sơn màu đỏ chót tượng trưng cho mặt trời.

    Những chiếc lọ và hình tượng bằng đất sét cùng các cỗ quan tài được trưng bày ở Bảo tàng thành phố Sakai, cũng như những phiên bản thu nhỏ của các ngôi cổ mộ nổi tiếng, và vô số hiện vật nhân tạo khác từ cả Nhật Bản và các quốc gia châu Á láng giềng khi mà Sakai từng là một cộng đồng thương mại thịnh vượng ở Đông Á.

    Hôm nay, quần thể gò cổ mộ ở thành phố Sakai vẫn còn nguyên vẹn và được bảo tồn kỹ lưỡng, vẫn đứng hiên ngang và hài hòa với kiến trúc hiện đại của thành phố. Quần thể gò mộ Thiên hoàng Nintoku được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới, là 1 địa điểm tham quan du lịch kỳ thú và hấp dẫn với du khách thập phương khi đặt chân tới xứ sở hoa anh đào.

    Theo Trí Thức Trẻ

  • Từng là nơi đông dân cư nhất thế giới, hòn đảo này giờ là một 'thị trấn ma' thu hút du khách đến tham quan.

    Hashima là một hòn đảo nhỏ nằm cách cảng Nagasaki, Nhật Bản khoảng 20km. Đảo Hashima còn được biết dưới cái tên Gunkanjima, hay Đảo Chiến hạm, vì hình dáng tương tự như một tàu chiến khi nhìn từ xa.

    Hòn đảo được bao quanh bởi một bức tường chắn sóng, lấp đầy bởi các tòa nhà đổ nát, bỏ hoang - một thành phố hoàn toàn không có người ở trong hơn bốn mươi năm.

    thi tran ma Hashima 1
    Vì hình dáng trông như một chiếc tàu chiến nên Hashima được người dân gọi với cái tên khác là "Đảo chiến hạm".

    Cho đến năm 1974, Hashima từng đóng vai trò là một mỏ than. Hòn đảo chỉ dài 480 mét, rộng 150 mét từng là nơi sinh sống của hơn 5000 cư dân, biến nơi này trở thành địa điểm có mật độ dân số cao nhất trong lịch sử được ghi nhận trên toàn thế giới.

    thi tran ma Hashima 1
    Hòn đảo từng là nơi có mật độ dân cư đông đúc bậc nhất thế giới.

    Để có thể chứa được nhiều người trong một khu vực nhỏ như vậy, mọi mảnh đất đều được bồi đắp để hòn đảo trông giống như một chiến hạm khổng lồ.

    thi tran ma Hashima 1
    Hòn đảo nhìn từ trên cao.

    Vào đầu những năm 1900, Hashima được phát triển bởi Tập đoàn Mitsubishi để khai thác than. Đáng chú ý hơn cả khu mỏ là thành phố mọc lên xung quanh nó. Để phục vụ những người thợ mỏ, một mê cung các chung cư cao tầng được xây dựng lên, liên kết với nhau bằng sân, hành lang và cầu thang. Có trường học, nhà hàng và khu trò chơi, tất cả đều được bao bọc bởi bức tường chắn sóng bảo vệ.

    thi tran ma Hashima 1
    Hàng loạt tòa nhà từng đầy ắp người ở, giờ bỏ hoang, đổ nát.

    Sau khi Mitsubishi đóng cửa mỏ than, mọi người rời đi, và thành phố trên đảo cũng bị bỏ hoang, dần trở về với thiên nhiên.

    thi tran ma Hashima 1
    Những vật dụng được người dân để lại cách đây gần 50 năm trước.

    Trong những năm sau đó, việc tiếp xúc trực tiếp với các cơn bão đã khiến các khu dân cư và cơ sở hạ tầng xuống cấp, tạo cho hòn đảo một bầu không khí kỳ lạ và đầy ám ảnh.

    thi tran ma Hashima 1
    Từ năm 1974 đến năm 2009, hòn đảo chính thức đóng cửa đối với tất cả du khách.

    Các căn hộ bắt đầu đổ nát, trong khoảng sân trống trải, cây cối, cỏ dại bắt đầu mọc lên. Những ô cửa kính vỡ toang, những tờ báo cũ mặc sức theo gió biển thổi bay khắp đường phố. Mọi thứ không hề bị xáo trộn gì kể từ khi cư dân rời bỏ nhà cửa, để lại từ giày dép, đồ điện tử cho đến bảng đen đầy bài giảng. Hashima hệt như một “thị trấn ma” giữa biển.

    thi tran ma Hashima 1
    Đảo Hashima trông như một "thị trấn ma" nằm giữa biển.

    Do nguy cơ sụp đổ của các tòa kiến trúc, việc tiếp cận với Hashima từng là việc bị nghiêm cấm. Trong nhiều năm, du khách tò mò chỉ có thể khám phá, nhìn ngắm hòn đảo từ các chuyến du thuyền tham quan quanh đảo. Nhưng kể từ năm 2009, các công ty du lịch đã được phép mở hoạt động đến hòn đảo này.

    thi tran ma Hashima 1
    Ngày nay, hòn đảo thu hút nhiều du khách đến tham quan sau khi mở cửa trở lại.

    Theo VTC

  • Hơn cả một chuyến tàu, Seven Stars mang đến trải nghiệm ẩm thực khó quên cùng những tiện nghi đẳng cấp với tầm nhìn bao quát ra đảo Kyushu.

    tau cao cap nhat ban 1
    Con tàu sang trọng Seven Stars ở Nhật Bản. Ảnh: Seven Stars

    Chuyến tàu Seven Stars gồm 7 toa đi qua các tỉnh ở đảo Kyushu. Con tàu đi vào hoạt động vào năm 2013, cung cấp các chuyến du lịch ngắm cảnh xung quanh hòn đảo. Du khách có thể trải nghiệm những khung cảnh hữu tình, ẩm thực, suối nước nóng, lịch sử và văn hóa ở đây. Trước khi khởi hành tại ga Hakata, du khách sẽ được thư giãn tại phòng chờ riêng.

    Con tàu có 10 dãy phòng với nội thất Nhật Bản tiện nghi. Các khung cửa sổ lớn và được dát vàng để bạn phóng tầm mắt ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên trù phú đồng thời toát lên vẻ sang trọng. Điểm nổi bật nhất là phòng trà lát bằng tấm nệm tatami theo phong cách ryurei truyền thống.

    tau cao cap nhat ban 1
    Khung cảnh xung quanh đảo Kyushu nhìn từ cửa sổ tàu Seven Stars. Ảnh: Seven Stars

    Ngoài ra còn có một chiếc xe sang trọng với đồ uống tự phục vụ. Bạn có thể nhâm nhi đồ uống tại quầy bar và hòa mình cùng những hành khách trong bầu không khí dễ chịu với âm thanh du dương của buổi biểu diễn piano trực tiếp. Du khách còn được tận hưởng bầu trời đầy sao qua khung cửa sổ, trên tay cầm ly rượu và thư giãn trên ghế sofa.

    Tàu chạy dọc theo lộ trình dài 3.000 km qua Kyushu. Tùy theo sở thích của du khách, lịch trình sẽ khác nhau. Thông thường, khách du lịch lựa chọn chuyến đi 4 ngày 3 đêm để khám phá ẩm thực ở Kyushu.

    Vào ngày thứ 3, con tàu dừng lại ở thành phố Miyazaki để trải nghiệm cách làm cơm hộp bento. Những nguyên liệu được lựa chọn cẩn thận và phơi khô trong nhiều năm trước khi sử dụng. Đặc biệt các món ăn làm từ nguyên liệu địa phương được đóng gói trong hộp bento làm bằng gỗ tuyết tùng Kirishima.

    tau cao cap nhat ban 1
    Nội thất bên trong tàu đầy đủ tiện nghi sang trọng và ấm cúng. Ảnh: Seven Stars

    Vào ngày thứ 4, bữa sáng được phục vụ tại Murezuru Shuzo, gồm “watadamai” (cơm được phục vụ cho Hoàng thất Nhật Bản) được nấu trong lò hầm của nhà máy bia Murezuru Shuzo và súp gà "Torijiru".

    Theo Zing

  • Đô vật Sumo tuy tướng mạo to béo sồ sề, nhưng lại được rất nhiều con gái Nhật Bản yêu thích. Đã từng có một cuộc khảo sát chứng minh phụ nữ Nhật thích được gả cho các vận động viên Sumo.

    Ở Nhật, có rất nhiều đô vật Sumo cưới được những người phụ nữ rất xinh đẹp. Chẳng hạn như: vợ của Takanohana là phát thanh viên đài truyền hình, vợ của Ruozhihua là người mẫu, vợ của Fengzhidao là người Kyoto, vợ của Hakuho Sho là vận động viên trượt băng nghệ thuật, v.v…

    lay chong sumo 1

    Vậy vì sao ở Nhật có nhiều nữ nghệ sĩ xinh đẹp lại bằng lòng lấy vận động viên Sumo?

    Sumo là môn võ cổ truyền của Nhật, vận động viên Sumo ở quốc gia này có địa vị rất cao. Một khi đã trở thành tuyển thủ Sumo thì cũng sẽ hưởng được vị thế cao hơn người khác một bậc. Mức lương hàng tháng của đô vật Sumo đều vượt lên trên con số 1 triệu Yên Nhật (hơn 200 triệu đồng), nếu cao hơn sẽ có thể vượt qua 4 triệu Yên Nhật. Rất nhiều thiếu nữ Nhật đồng ý làm vợ các tuyển thủ Sumo, họ cho rằng bản thân có thể cưới được những đô vật Sumo này chính là đem lại sự hãnh diện cho gia tộc.

    Tại Nhật, rất nhiều vận động viên Sumo là con của một số gia đình có hoàn cảnh khó khăn, từ nhỏ đã phải tiếp thu nền giáo dục “Sumo”, để từ đó có thể đạt được thân phận vượt trội trong xã hội.

    Sumo là sự nghiệp cao cả đối với đất nước mặt trời mọc, những vận động viên cần phải chuẩn bị cho mình những tố chất sau đây: chất phác, nhiệt tình, tấm lòng rộng mở cùng với thái độ khiêm tốn. Vận động viên Sumo chuyên nghiệp cần phải có khổ người cao to, nếu từ 20 tuổi trở đi yêu cầu phải cao từ 1m75 trở lên, nặng khoảng 120kg trở lên.

    lay chong sumo 1
    Nhà vô địch sumo Akebono bế con gái 5 tháng tuổi Reina trong một cuộc họp báo, trước khi diễn ra đám cưới của anh và Christine Reiko Kalina.

    Mỗi bữa cơm của tuyển thủ Sumo cần phải ăn cho tới khi cổ họng ợ lên mới thôi, sau đó bắt đầu đi ngủ. Một bữa ăn của đô vật Sumo có lượng đồ ăn bằng với khoảng 5, 6 người bình thường, hấp thu khoảng 18.500 đến 19.000 nghìn calo, sau bữa ăn phải dùng thêm đồ ngọt, bánh gato để tăng trọng lượng.

    Họ rất thích ăn “lẩu Chanko nabe”. Loại lẩu này có các nguyên liệu như là thịt bò, cá, hải sản, các loại đậu, rau, nấm… được đựng trong một nồi lẩu lớn, vừa nấu sôi vừa ăn.

    Các võ sĩ Sumo mỗi ngày ngoài việc phải ăn no 2 bữa ra, thì phần lớn thời gian còn lại là dùng để ngủ. Trong khoảng thời gian đó, họ chỉ tiến hành tập luyện một thời gian ngắn, như vậy mới có thể duy trì được trọng lượng.

    Các đô vật Sumo sẽ ngủ vài giờ sau khi dùng bữa xong, trong lúc ngủ sẽ mang kèm mặt nạ dưỡng khí để trợ giúp cho việc hô hấp.

    Vận động viên Sumo được chia làm 2 dạng, đó là chuyên nghiệp và nghiệp dư. Tại Nhật, cuộc thi vật Sumo chuyên nghiệp được coi là cuộc thi lớn, võ sĩ Sumo tham gia vào cuộc thi này sẽ mang về vinh dự rất lớn cũng như có được thu nhập cao, còn về thu nhập của các võ sĩ nghiệp dư thì không đáng kể. Cho nên, con gái được gả cho các võ sĩ Sumo cũng sẽ rất lấy làm vinh dự.

    Các tuyển thủ Sumo thường tập luyện cùng nhau, cách ăn mặc cũng rất đơn giản, chỉ cần mặc một chiếc khố “Fundoshi”. Mỗi sáng sớm họ đều tập trung tại phòng tập để luyện tập khoảng hơn 3 tiếng đồng hồ. Sau đó họ sẽ tắm cho nhau, bởi vì nếu tự tắm thì không được thuận tiện cho lắm với thân hình to béo như vậy.

    Bên cạnh đó, các võ sĩ Sumo luyện tập cũng diễn ra rất mạnh mẽ, kịch liệt, phương pháp vận động là làm cho các cơ, thịt nứt ra, sau đó làm cho cơ, thịt phồng lên. Họ cũng từ chối thực hiện các hoạt động làm tiêu hao nhiều năng lượng, để tránh việc cân nặng bị giảm đi.

    lay chong sumo 1
    Ảnh: J. Henning Buchholz, Shutterstock

    Võ sĩ Sumo vì mục đích muốn tăng trọng lượng, đều tìm mọi cách tăng cân một cách “điên cuồng”. Chế độ ăn uống đặc biệt của võ sĩ Sumo sẽ dẫn đến tình trạng béo phì, cao huyết áp, mỡ trong máu, tiểu đường, gout, bệnh ở động mạch vành, trúng gió,… Cùng với việc luyện tập ở cường độ cao, vì vậy tuổi thọ trung bình của đa số các võ sĩ Sumo chỉ đến 57 tuổi.

    Có tổng cộng 10 cấp dựa trên thành tích thi đấu của các võ sĩ Sumo: Jonokuchi, Jonidan, Sandanme, Makushita, Juryo, Maegashira, Komusubi, Sekiwake, Ozeki, Yokozuna. Trong đó Yokozuna là cấp cao nhất, nếu xét về mặt ý nghĩa sâu xa nào đó, thì Yokozuna chính là danh hiệu cao quý nhất, mang lại sự vẻ vang trong suốt cả cuộc đời của võ sĩ Sumo.

    Đa số mọi người đều nghĩ rằng tuyển thủ Sumo chỉ là những người đàn ông to béo mập mạp, thực tế đây là sự nhầm lẫn. Tuyển thủ Sumo đầu tiên phải là một đại lực sĩ, khỏe mạnh, năng lượng dồi dào, tổng số lượng cơ bắp được bao phủ bởi chất béo chắc chắn không hề thua bất kỳ vận động viên nào khác.

    Bởi vì Sumo không giới hạn trọng lượng, hơn nữa còn là một cuộc thi đấu về sức nặng của chân, về tốc độ và kỹ thuật yêu cầu tương đối ít, vì vậy cân nặng càng lớn càng có lợi. Vậy nên những tuyển thủ Sumo đều cố sức tăng trọng lượng. Việc luyện tập để tăng cường sức mạnh của các Sumo thì chúng ta không thể tưởng tượng được, nó chính là nhân tố quan trọng quyết định thắng thua trong trận đấu vật.

    Những tuyển thủ thông thường có thể đạt đến cấp Ozeki, đó là điều không hề dễ dàng. Giai đoạn Ozeki, các tuyển thủ cần phải thắng liên tiếp 2 trận mới có được vinh dự, Yokozuna thì thắng không quá 4 trận. Trở thành võ sĩ Yokozuna, vị trí của họ trong lòng người dân Nhật Bản cũng sẽ cao trọng như những vị thần, trừ một vài trường hợp đặc biệt ra, cấp Yokozuna có vị trí lâu dài không thể thay thế, cho dù thành tích thi đấu của người đó có giảm sút, nhưng cũng không bị giáng cấp. Nếu như thành tích cứ liên tục giảm thì người đó sẽ bị buộc nghỉ hưu, lúc tuyển thủ tuyên bố nghỉ hưu thì cấp Yokozuna sẽ đồng thời bị tước bỏ, tuy nhiên vẫn có thể hưởng được quyền lợi suốt đời. 

    lay chong sumo 1
    Ảnh: Ivan Roth, Shutterstock

    Quãng năm 2019, những võ sĩ Sumo nổi tiếng ở Nhật là: Hakuho Sho (đời 69), Harumafuji Kohei (đời 70), Kakuryu Rikisaburo (đời 71). Tuy Yokozuna rất lợi hại, nhưng Ozeki cũng không hề kém cạnh. Vì vậy thời ấy người ta nói đùa rằng con gái Nhật lấy không được Yokozuna thì sẽ lấy Ozeki, nếu không được thì lấy Sekiwake, còn không được nữa thì lấy Komusubi…

    Theo Trithucvn

  • Nằm cạnh ngôi đền Shingu Kumano gần 1.000 tuổi, cây rẻ quạt đại thụ cứ giữa tháng 11 hàng năm lại chuyển vàng rực rỡ.

    cay re quat 1

    Mùa thu Nhật Bản không chỉ có lá phong đỏ rực rỡ mà còn có lá rẻ quạt vàng dịu dàng. Và nói tới điểm ngắm lá vàng nổi tiếng thì chắc chắn không thể bỏ qua cây rẻ quạt đại thụ tại đền thần đạo Shingu Kumano ở thành phố Kitakata, tỉnh Fukushima. Với các du khách và người dân Nhật Bản, dạo bước trên thảm lá vàng từ cây rẻ quạt 800 năm tuổi tại đây hẳn là trải nghiệm không thể quên. Ảnh: cheka27sao

    cay re quat 1

    Với chiều cao hơn 34 m, chu vi phần rễ tới 8,1 m cây rẻ quạt đại thụ tại đền thần Shingu Kumano được công nhận là tượng đài thiên nhiên của thành phố Kitakata, tỉnh Fukushima. Ảnh: a4aphotography

    cay re quat 1

    Trong khi đó, đền thần đạo Shingu Kumano cũng là một tài sản văn hoá quan trọng cấp quốc gia ở Nhật Bản với gần 1.000 năm lịch sử, bảo tồn những kiến trúc từ thời Heian (794 - 1185) đến ngày nay. Ảnh: the_photographing_biochemist

    cay re quat 1

    Đền Shingu Kumano được xây vào năm 1055. Sảnh thờ của đền có mái dài với 44 cột chống rất dày, không cửa hay tường bao quanh. Đây chính là kiểu kiến trúc cổ xưa của thời Heian. Ảnh: zekkeijapan

    cay re quat 1

    Cây rẻ quạt trong khuôn viên đền thường chuyển màu lá sang vàng ươm khi tới tháng 11. Cao điểm khi lá vàng hết và thời điểm đẹp nhất để đi ngắm cảnh đền chính là giữa tháng 11 trở đi. Ảnh: sunlightyellow0620

    cay re quat 1

    Chỉ cần một cơn gió thu lướt qua, du khách sẽ được tận hưởng khoảnh khắc mưa lá vàng trút xuống lãng mạn như trong phim. Khoảnh khắc đó đẹp tới nỗi sẽ khiến ai cũng ngất ngây và chụp hình đến quên thời gian. Ảnh: takuo715 photography

    cay re quat 1

    Về đêm, ngôi đền có thắp đèn chiếu sáng vào cây rẻ quạt, tạo nên cảnh tượng thú vị. Du khách nhìn từ xa sẽ cảm giác cây rẻ quạt bừng sáng như ngọn đuốc lớn. Ảnh: Fukushima Travel

    cay re quat 1

    Du khách vào đền tham quan cần trả phí: 200 yen/học sinh trung học, 300 yen/người lớn, và miễn phí cho trẻ em trung học cơ sở trở xuống. Shingu Kumano nằm cách ga tàu Kitakata khoảng 10 phút đi taxi. Ảnh: tiewyeepoon

    cay re quat 1

    Đền Shingu Kumano mở cửa đón khách cả ngày nhưng khách lẻ chỉ có thể vào đền các thứ 7, chủ nhật, ngày lễ. Nếu đi theo nhóm và có đặt trước lịch, khách sẽ được tham quan ngày trong tuần. Ảnh: Tohokukanko

    VnExpress (Theo Zekkei Japan)

  • Ao cá nằm tại thành phố Seki, tỉnh Gifu, Nhật Bản được ví như bức tranh ‘Hoa loa kèn nước’ của danh họa Monet.

    ao ca koi Monet 1

    Nhật Bản nổi tiếng với những danh thắng rực rỡ vào mùa thu như cố đô Kyoto, đền Nara, cung đường lá đỏ ở Aichi – Toyama… Nhưng ít ai biết tới một địa điểm “bí mật” cũng sở hữu phong cảnh rất lãng mạn vào mùa thu, đó là ao Monet thuộc thành phố Seki, tỉnh Gifu, miền Trung Nhật Bản. Sở dĩ có cái tên “Tây” là vậy vì khung cảnh nơi đây được ví rằng giống hệt bức họa “Hoa lòa kèn nước” của họa sĩ nổi tiếng người Pháp -Claude Monet.

    ao ca koi Monet 1

    Danh thắng này thực chất là một ao nước do đôi vợ chồng người Nhật chăm sóc, trồng cây và thả cá. Nơi đây tình cờ được phát hiện sau khi một bức ảnh chụp tại ao Monet được lan truyền trên mạng xã hội vào năm 2015. Chỉ ngay trong mùa thu năm 2016, ao Monet đã đón lượng khách “khủng” đến với nơi này. Trong tuần lễ Vàng du lịch Nhật Bản năm đó, mỗi ngày có có 30.000 khách tới đây tham quan.

    ao ca koi Monet 1

    Ao có diện tích khá nhỏ, mực nước nông, được bao trùm xung quanh là rừng cây, cánh đồng và đồi núi. Mặt ao trong vắt như gương soi và màu sắc hồ thay đổi theo ánh sáng tự nhiên, khi thì xanh ngắt, lúc lại xanh trong như một lớp thạch trong suốt.

    ao ca koi Monet 1

    Bên dưới ao được điểm xuyết nhiều loại cây thủy sinh, trong đó có loài hoa loa kèn nước nổi danh trong tranh Monet.

    ao ca koi Monet 1

    Chủ nhân của ao còn thả nhiều chú cá Koi rực rỡ sắc màu. Chúng tự do bơi lội, luồn lách giữa những đám hoa và rong rêu, tạo nên bức tranh 3D vừa lãng mạn, vừa sống động. Khách tới đây được khuyến cáo không nên cho cá ăn bừa bãi bởi sẽ làm hỏng “tấm gương trong suốt” của khu hồ.

    ao ca koi Monet 1

    Ao Monet đông khách nhất vào khoảng cuối hè hoặc đầu thu bởi đây là thời điểm hoa loa kèn nước nở hoa. Tuy nhiên, cao điểm nhất có lẽ vào khoảng tháng 11, khi những tán lá phong ngả màu đỏ, in bóng xuống mặt ao, càng làm cho bức tranh thu thêm phần diễm lệ, tình tứ. Mặc dù tiếp đón lượng khách đông như vậy nhưng cảnh quan ao Monet vẫn được bảo tồn, gìn giữ tuyệt đối. Du khách luôn có ý thức đi lại nhẹ nhàng, nói chuyện vừa đủ nghe, dường như tránh để những chú cá “giật mình”.

    ao ca koi Monet 1

    Ngay bên cạnh hồ cá Koi là đền thờ Nemichi nằm ẩn mình bên trong ngọn núi, giữa khu rừng rậm rạp và thanh tịnh. Tới đây, bạn sẽ tránh xa được bụi bặm phố thị, hòa mình vào thiên nhiên tươi xanh và rất đỗi yên bình. Để đến được ao Monet, du khách có thể đi tàu điện ngầm tuyến Nagaragawa đến ga gần nhất là Mino-shi sau đi bắt taxi đi thêm một đoạn.

    ao ca koi Monet 1

    Con đường rậm rạp bao quanh ao Monet, dẫn lên khu đền Nemichi.

    ao ca koi Monet 1

    Ao Monet nằm trong khu vực khá hoang vắng và xa các trung tâm du lịch. Nếu ngại di chuyển, bạn có thể đặt tour của các công ty du lịch Việt Nam có khai thác cung đường miền Trung Nhật Bản với trung tâm là tỉnh Gifu. Xung quanh Gifu – Nagoya cũng có rất nhiều điểm du lịch đẹp vào mùa thu đông.

    Ảnh: Nguyên Chi

    Viethome (theo Ngôi sao)

  • Thu này nếu muốn nghỉ ngơi đâu đó ở châu Á, bạn đừng quên ghé thăm những vùng đất được mệnh danh là thiên đường của lá phong, loại lá biểu tượng của mùa thu.

    1. Thái Bình Sơn (Đài Loan, Trung Quốc)

    viethome mua thu la phong 1

    Thái Bình Sơn là một trong ba khu rừng quốc gia rộng nhất Đài Loan, Trung Quốc. Nơi đây được mệnh danh là rừng lá đỏ bởi dù đến đây vào mùa nào, bạn cũng sẽ thấy hình ảnh lá phong với sắc vàng, nâu xen kẽ. Điểm đặc biệt hơn cả là khi vào thu, khu rừng sẽ xuất hiện một loại phong màu tím rất bắt mắt. Ảnh: Theculturetrip.

    2. Xa Thành (Đài Loan, Trung Quốc)

    viethome mua thu la phong 2

    Xa Thành là khu kiến trúc được xây dựng từ thời Đài Loan còn chịu sự cai trị của Nhật Bản. Vì vậy, nơi đây được thừa hưởng vẻ đẹp đặc trưng của xứ sở Phù Tang. Nằm gần hồ Nhật Nguyệt, từ tháng 11, khu du lịch Xa Thành vào mùa lá đỏ với những dải cây phong tán rộng chạy dài bên hồ nước xanh. Phong lá đỏ ở đây bao gồm cả những loại có sẵn tại địa phương và phong Nhật Bản nên rất đa dạng về màu sắc và hình dạng lá. Ảnh: Sunmoonlake.

    3. Seoraksan (Hàn Quốc)

    viethome mua thu la phong 3

    Núi Seoraksan nằm ở tỉnh Ganwon, cách Seoul khoảng hơn 2 giờ di chuyển. Nơi đây là một trong những địa điểm đầu tiên ở Hàn Quốc chứng kiến lá đổi màu khi sang thu. Seoraksan được UNESCO đưa vào danh sách khu bảo tồn sinh quyển từ năm 1982. Phần lớn những bức ảnh quảng bá về mùa thu Hàn Quốc đều được chụp tại Seoraksan. Ảnh: Chookjenews.

    4. Naejangsan (Hàn Quốc)

    viethome mua thu la phong 4

    Naejangsan là ngọn núi nổi tiếng ở tỉnh Jeolla-do. Với tổng diện tích hơn 80 km2, đây là một trong tám địa điểm ngắm lá phong đẹp nhất Hàn Quốc. Naejangsan không cao như những ngọn núi khác, đỉnh cao nhất là Sinseonbong chỉ 763 m. Bù lại, đường đến đây khá bằng phẳng, không phải leo dốc nhiều như Seoraksan. Ảnh: Pheurontay.

    5. Kyoto (Nhật Bản)

    viethome mua thu la phong 12

    viethome mua thu la phong 9

    viethome mua thu la phong 10

    viethome mua thu la phong 11

    Những khu đền ở cố đô Kyoto như Tofuku-ji, Kiyomizu-dera, Yoshimine-dera, Eikando… là địa điểm hoàn hảo để bạn có thể vừa khám phá văn hóa Nhật Bản vừa có những tấm hình check-in với lá phong tuyệt đẹp. Hàng loạt cây phong quanh các đền sẽ đổi màu trong khoảng giữa tháng 11 đến cuối tháng 12. Buổi tối, các vườn cây thường được thắp sáng khiến khung cảnh càng trở nên huyền ảo. Ảnh: Allaabout-japan, Blog.gaijinpot, Justgola, Cuva.info.

    6. Hachimantai (Nhật Bản)

    viethome mua thu la phong 6

    Dãy núi Hachimantai nằm ở Tohoku sẽ không khiến bạn thất vọng với sắc màu rực rỡ, đặc biệt ở hai đỉnh Akita và Iwate. Những tuyến đường mòn đi bộ để ngắm lá là lựa chọn hoàn hảo cho những ai muốn tìm kiếm trải nghiệm vùng nông thôn truyền thống nước Nhật. Ngoài ra, bạn cũng có thể đắm mình trong các suối nước nóng tự nhiên tại đây. Ảnh: Japanbyjapan.

    7. Hương Sơn (Trung Quốc)

    viethome mua thu la phong 7

    Công viên Hương Sơn nằm tại quận Haidian, phía tây Bắc Kinh, được mệnh danh là cung điện mùa thu của giới vương quyền. Với diện tích gần 2 cây số vuông, Hương Sơn là một khu rừng lá đỏ với hàng nghìn cây phong. Vào thời gian lá bắt đầu ngả màu, những lễ hội lá đỏ lần lượt được tổ chức thu hút lượng lớn du khách ghé thăm. Ảnh: Viettourist.

    8. Mễ Á La (Trung Quốc)

    viethome mua thu la phong 8

    viethome mua thu la phong 13

    Mễ Á La là khu rừng lá đỏ rộng nhất Trung Quốc nằm cách Thành Đô - thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên khoảng 280 km về phía Bắc, trên con đường dẫn tới Cửu Trại Câu. Thời điểm lý tưởng để đến thăm khu rừng này là giữa tháng 10 đến đầu tháng 11. Nơi đây cũng có suối nước nóng để bạn có thể đắm mình trong làn nước ấm giữa không khí se lạnh của trời thu. Ảnh: Absolutechinatours, Jiuzhaigou_holiday.

    Viethome (theo Zing)