Ấn Độ sẽ soán ngôi Anh trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới?

ando wucg

Ông Arvind Virmani, cựu cố vấn kinh tế chính và Chủ tịch Quỹ Phúc lợi và Tăng trưởng Kinh tế, tin rằng Ấn Độ sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 trên thế giới vào năm 2028 - 2030. "Trong 20-30 năm qua, mọi người thấy chúng tôi xếp phía sau Trung Quốc rất xa. Điều này sẽ bắt đầu thay đổi", ông Virmani nói.

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, hiện Ấn Độ đã vượt Anh để trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới và hiện chỉ xếp sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Đức. Đây là lần thứ hai Ấn Độ nhận được kết quả tốt hơn nền kinh tế Anh. Lần đầu tiên, New Delhi đạt được thành tích này là vào năm 2019.

Ông Sachin Chaturvedi, Tổng giám đốc Nghiên cứu và Hệ thống thông tin cho các nước đang phát triển đã nêu ra những lý do khác nhau dẫn đến sự cải thiện hiệu quả kinh tế của Ấn Độ. Theo ông, đó là nhờ tập trung vào chi tiêu vốn, nỗ lực để giảm chi thu và chiến lược lạm phát đã giúp nền kinh tế phát triển rất cân bằng.

Một thập kỷ trước, Ấn Độ đứng thứ 11 trong bảng xếp hạng nền kinh tế lớn nhất toàn cầu và Anh đứng thứ 5.

Nhà kinh tế học Charan Singh chỉ ra rằng, trong khi Ấn Độ đang hoạt động rất tốt, với tốc độ tăng trưởng và nền kinh tế đang được quan tâm và lạm phát gần như được kiểm soát, thì nền kinh tế của Anh đang bị sụt giảm nghiêm trọng và không hoạt động tốt. Hơn nữa, sự sụt giảm của nền kinh tế Anh có thể có tác động đến cuộc bầu cử của nước này.

Cần phải lưu ý rằng mặc dù tổng tỷ suất sinh của Ấn Độ đã giảm xuống mức thay thế "con số vàng" hai lần sinh trên một phụ nữ, dân số của quốc gia này sẽ tăng lên hơn 1,5 tỷ người vào năm 2030, trở thành nền dân số đông nhất trên thế giới. Trong khi đó, dân số Nhật Bản, quốc gia có nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, sẽ giảm xuống dưới 120 triệu người.

Nguồn: TTXVN