Trì hoãn dỡ bỏ phong tỏa khiến 300,000 việc làm gặp rủi ro

Trì hoãn kế hoạch 21 /6 ước tính khiến lĩnh vực dịch vụ thiệt hại 3 tỷ bảng do mất doanh thu và khiến 300,000 người lao động gặp rủi ro.

Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đã kêu gọi Bộ Tài chính kéo dài biện pháp hỗ trợ tài chính, và nhận định kế hoạch hoãn dỡ bỏ các hạn chế phong tỏa thêm một tháng là “đòn giáng mạnh” vào các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid.

Kế hoạch 21/6 đã sụp đổ vào thứ Hai 14/5 khi thủ tướng cảnh báo cần thêm thời gian để giải quyết tỷ lệ lây nhiễm gia tăng, được thúc đẩy bởi biến thể Delta.

Các doanh nghiệp như quán rượu và nhà hàng sẽ vẫn phải hoạt động với công suất hạn chế. Những địa điểm kinh doanh khác khác như hộp đêm sẽ phải đóng cửa cho đến ít nhất là ngày 19/7.

Tuy nhiên, thời gian cắt giảm các biện pháp hỗ trợ như kế hoạch tạm nghỉ có hưởng lương và giảm thuế bất động sản thương mại vẫn được giữ nguyên.

15delay

Rất nhiều quán rượu và nhà hàng đã lên kế hoạch mở cửa đặc biệt cho ngày 21/6

 

Theo đó, các doanh nghiệp buộc phải đóng cửa sẽ bắt đầu đóng góp vào khoảng khoản thanh toán lương cho lao động đang tạm nghỉ từ đầu tháng 7. Người sử dụng lao động hiện đang nhận trợ cấp để trả 80% tiền lương của người lao động. Sau tháng 7, họ sẽ nhận được 70% và phải tự bù thêm 10%.

Lệnh cấm trục xuất đối với những người thuê nhà thương mại cũng sắp kết thúc.

Trong khi đó, mức miễn thuế 100% dành cho các công ty ngành dịch vụ, giải trí và bán lẻ sẽ được điều chỉnh về 67% từ tháng tới.

Bà Kate Nicholls, giám đốc điều hành của UK Hospitality, cho biết ngành dịch vụ đã mất hơn 87 tỷ bảng tiền doanh thu trong đại dịch và cần được hỗ trợ nhiều hơn nữa.

Bà Kate nói: “Nói một cách đơn giản, nếu các hỗ trợ do thủ tướng cung cấp không được duy trì và điều chỉnh, các doanh nghiệp sẽ thất bại và công sức cầm cự đến hiện tại sẽ là vô ích”.

UK Hospitality cho biết trì hoãn ngày Tự do sẽ khiến ngành dịch vụ mất 3 tỷ bảng và có nguy cơ khiến 300,000 lao động mất việc.

Hiệp hội Bia và Quán rượu Anh (BBPA) cho biết các quán rượu sẽ mất 400 triệu bảng và tạo ra “nỗi sợ hãi về một mùa hè thất thu”.

Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp khác cũng lên án động thái của chính phủ.

Bà Claire Walker - đồng giám đốc điều hành của Phòng Thương mại Anh (BCC), cho biết: "Sự trì hoãn đối với việc dỡ bỏ các hạn chế là đòn giáng mạnh vào những công ty phải tiếp tục đóng cửa và những người bị giới hạn khả năng kinh doanh. Sẽ thật bất thường nếu chính phủ rút lại hỗ trợ cho các doanh nghiệp ngay bây giờ.”

Theo Văn phòng Thống kê Quốc gia (ONS), số lượng lao động Anh được đi làm tăng thêm 197,000 người trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 5 nhưng vẫn giảm 553,000 người kể từ khi đại dịch xảy ra.

Bộ Tài chính đã hỗ trợ 11.5 triệu việc làm thông qua kế hoạch tạm nghỉ có hưởng lương với chi phí gần 65 tỷ bảng và số lượng người hưởng chính sách này đang giảm xuống.

Tuy nhiên, các nghị sĩ đảng đối lập vẫn chỉ trích quyết định không gia hạn các biện pháp hỗ trợ.

Thị trưởng London Sadiq Khan cho biết việc này có nguy cơ gây ra “hậu quả thảm khốc” cho doanh nghiệp trong các lĩnh vực như văn hóa, cuộc sống về đêm và khách sạn.

Ông Andy Burnham - Thị trưởng của Greater Manchester, nhận định quyết định của chính phủ là "sai lầm” và viết trên Twitter: “Nếu quý vị đang kéo dài các hạn chế, hỗ trợ kinh doanh cũng nên được kéo dài, đặc biệt là đối với những người bị ảnh hưởng nhiều nhất”.

Đảng Lao động đã cáo buộc sự trì hoãn là kết quả của "sự kém cỏi và cẩu thả" của ông Boris Johnson.

Ông Nick Thomas-Symonds cho biết sẽ gọi biến thể Delta là “biến thể Johnson” trong bài phát biểu vào thứ Ba 15/5 về chính sách phòng dịch tại biên giới của Vương quốc Anh.

Viethome (Theo Metro)