Đề xuất tăng lương 1%: Một số lượng lớn y tá có thể bỏ việc

Đề xuất tăng lương 1% cho nhân viên NHS, bị chỉ trích là "cái tát vào mặt các anh hùng chống dịch”, có thể khiến một số lượng lớn y tá có thể nghỉ việc sau đại dịch.

Khi căng thẳng gia tăng, trường Đại học Điều dưỡng Hoàng gia (RCN) đã thành lập một quỹ công nghiệp trị giá 35 triệu bảng, đe dọa sẽ thực hiện đình công.

Bà Patricia Marquis, giám đốc phụ trách khu vực Đông Nam của RCN, cảnh báo "một số lượng lớn các y tá giàu kinh nghiệm sẽ coi kết thúc của đại dịch là lúc dừng lại”.

Bà Marquis nói với Times Radio: "Chúng tôi biết có một số lớn đang có ý định rời đi. ‘Cái tát vào mặt họ’ của chính phủ đã củng cố niềm tin rằng họ không được chính phủ, và có thể là một phần công chúng, coi trọng”.

Khi đại dịch bắt đầu, England vẫn đang tuyển thêm 40,000 điều dưỡng và mọi nhân viên phải cố gắng làm việc để lấy đầy thiếu sót về nhân lực.

Bà Marquis cảnh báo các thành viên RCN chắc chắn đã nghĩ đến việc “đình công” nhưng cho biết đó không phải là lựa chọn đầu tiên và họ sẽ không đình công trong thời gian đại dịch.

7nhs1

Trường Đại học Điều dưỡng Hoàng gia đã thành lập một quỹ công nghiệp trị giá 35 triệu bảng 

NHS Providers - đại diện các chi nhánh ủy thác của NHS ở England, lên án các bộ trưởng đã “hoàn toàn sai lầm” khi từ chối tăng lương dù đã được ngân sách chi trả.

Bà Saffron Cordery - Phó giám đốc điều hành NHS Providers, nói với Sky News: "Quá trình tăng lương đã được chính phủ thỏa thuận với NHS và sẽ được thực hiện khi quyết toán doanh thu - đây là một đạo luật của quốc hội hiện nay mang tên Đạo luật tài trợ NHS 2020”.

"Vì vậy, thực ra luật pháp quy định rằng nhân viên y tế nên được tăng lương 2.1%".

Chúng tôi cũng ghi nhận được dấu hiệu phản đối trong đảng Bảo thủ.

Tiến sĩ Dan Poulter - nghị sĩ đảng Bảo thủ và cựu bộ trưởng y tế, kêu gọi chính phủ cân nhắc lại đề xuất 1%. Ông Dan đã tham gia hỗ trợ tiền tuyến của NHS trong đại dịch.

Vị tiến sĩ nhận định các bộ trưởng "có lý" khi muốn trả lại 400 tỷ bảng đã vay trong cuộc khủng hoảng coronavirus - nhưng đây là "thời điểm sai lầm để đưa ra quyết định này".

Ông Dan tiết lộ nhiều nhân viên NHS đã làm việc mà "không có thiết bị bảo vệ bản thân phù hợp" trong giai đoạn đầu của đại dịch và đã làm "quá số giờ được trả lương".

Ông Dan nói thêm: "Đối với tôi, từ góc độ đạo đức, đây là thời điểm sai lầm để hạn chế tiền lương của họ".

7nhs

Chính phủ đang gặp phải rất nhiều chỉ trích sau đề xuất tăng 1% lương của nhân viên NHS

Tiến sĩ Poulter cũng kêu gọi các bộ trưởng chấp nhận mọi đề xuất tăng lương của cơ quan xét duyệt chi trả dịch vụ y tế và cho rằng siết chặt mức lương cố định sẽ "phản tác dụng về mặt kinh tế”. Ông Dan giải thích trong quá khứ, số tiền chi trả cho NHS đã tăng cao vì quyết định tương tự.

Đảng Lao động đã lập luận rằng khuyến nghị 1% thực tế sẽ khiến lương các bác sỹ bị cắt giảm khi Văn phòng Trách nhiệm Ngân sách dự đoán mức lạm phát sẽ tăng lên 1.5% trong năm tới.

Bộ trưởng Y tế của đảng Lao động Alex Norris nhận định nỗ lực "cân bằng ngân sách" bằng cách giảm lương của NHS cho thấy “những ưu tiên rất kỳ lạ".

Phát biểu tại cuộc họp báo vào tối thứ Sáu 5/3, Bộ trưởng Y tế Matt Hancock cho biết nhân viên NHS nằm ngoài quyết định giữ nguyên lương của nhân viên khu vực công và Anh cần xem xét khả năng chi trả khi tính đến mức lương.

Ông Hancock nói: “Chúng tôi đã đề ra mức chi trả hợp lý trong bối cảnh hệ thống tài chính công đang gặp phải những thách thức rất lớn”.

Viethome (Theo Sky News)