Kế hoạch trả lương cho người đang tạm nghỉ được kéo dài

Kế hoạch trả lương cho người đang tạm nghỉ (furlough scheme/ Kế hoạch Duy trì Việc làm) sẽ được kéo dài để hỗ trợ các doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động trong một tháng khi Anh  phong tỏa toàn quốc lần hai.

furloughextended1

Chính phủ sẽ tiếp tục trả lương cho người đang tạm nghỉ trong một tháng tới

Ông Boris Johnson xác nhận rằng Chính phủ sẽ trả 80% tiền lương của những người phải nghỉ việc do các biện pháp phòng dịch mới.

Trong cuộc họp báo tối thứ Bảy (31/11), Thủ tướng thông báo toàn bộ Anh quốc sẽ bị phong tỏa vào thứ Năm tới. Trường học và cửa hàng thiết yếu sẽ vẫn được mở cửa nhưng tất cả các cơ sở kinh doanh khác, bao gồm quán rượu và nhà hàng, sẽ phải đóng cửa cho đến ít nhất là ngày 2/12, khi đất nước quay lại áp dụng hệ thống phòng dịch 3 cấp.

Ông Johnson nói rằng nếu không có các biện pháp, "số người chết ở Anh quốc có thể lên tới vài nghìn người mỗi ngày". Tuy nhiên, Thủ tướng bày tỏ ông hoàn toàn hiểu khó khăn của doanh nghiệp và người lao động khi thông tiếp tục kéo dài Kế hoạch Duy trì Việc làm.

“Tôi nhận thức rõ ràng về ảnh hưởng của đợt phong tỏa này lên các doanh nghiệp, vốn đã phải chịu đựng rất nhiều khó khăn trong năm nay. Tôi thực sự lấy làm tiếc vì điều đó - và đó là lý tại sao chúng tôi sẽ kéo dài chính sách trả lương cho người đang tạm nghỉ đến hết tháng 11”, ông Johnson nói, “Kế hoạch này đã thành công vào mùa xuân, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong thời điểm sống còn. Chúng tôi sẽ không kết thúc nó và kéo dài kế hoạch cho đến tháng 12”.

Chính sách trả lương cho người đang tạm nghỉ đáng nhẽ sẽ kết thúc vào ngày 31/10, và được thay thế bằng chế độ tăng lương cho lao động bị giảm giờ làm do Covid-19. Trước đó, nhiều người đã kêu gọi kéo dài furlough khi cảnh báo Covid-19 các khu vực ở phía bắc được nâng lên cấp ba, buộc các quán rượu và quán bar phải đóng cửa trừ khi họ có phục vụ bữa chính.

Chính phủ đã nhận rất nhiều chỉ trích vì chỉ đồng ý chi trả 2/3 tiền lương của những nhân viên mất việc do nơi làm việc tạm dừng hoạt động.

Ông Andy Burnham, Thị trưởng Greater Manchester, người đã vướng vào tranh cãi với Chính phủ về gói hỗ trợ tài chính cho khu vực của mình, thắc mắc tại sao furlough chỉ được gia hạn khi có lệnh phong tỏa toàn quốc.

Phản hồi bài viết trên Twitter của Bộ trưởng Tài chính Rishi Sunak, ông Burnham viết: "Khi chúng tôi yêu cầu các vị làm điều đó cho những người được trả lương thấp nhất ở miền Bắc, các vị đã từ chối. Mọi người ở đây sẽ ghi nhớ điều đó".

Bà Frances O’Grady, Tổng thư ký của Tổ chức Công đoàn Anh (TUC) kêu gọi gia hạn chính sách trả lương cho người tạm nghỉ song song với đợt tăng phúc Universal Credit. Bà O’Grady cho biết các gia đình phải đối mặt với 'mùa đông nghiệt ngã' vì sự chậm trễ trong việc hỗ trợ.

"Chính phủ đáng nhẽ phải làm điều này sớm hơn. Kế hoạch furlough là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, các bộ trưởng phải làm nhiều hơn để bảo vệ việc làm và ngăn chặn tình trạng đói nghèo".

furloughextended

Khách hàng tại quán rượu Red Lion ở Westminster theo dõi Thủ tướng Anh Boris Johnson ban hành lệnh phong tỏa toàn quốc

Ông Johnson cho biết Kế hoạch Duy trì Việc làm sẽ được gia hạn từ 5/11 đến 2/12, khi các hạn chế toàn quốc được dỡ bỏ.

“Giáng sinh năm nay có nhiều thay đổi, có lẽ rất khác so với mọi năm. Nhưng tôi vô cùng hy vọng và tin rằng bằng cách thực hiện hành động cứng rắn, các gia đình trên khắp đất nước có thể được ở bên nhau", ông Johnson nói.

Đợt đóng cửa thứ hai sẽ khá giống lần thứ nhất, khi quán rượu và nhà hàng buộc phải tạm dừng hoạt động, mặc dù vẫn có thể bán đồ mang đi. Người dân sẽ được yêu cầu ở yên trong nhà  trừ khi có lí do chính đáng.

Bà Helen Dickinson, Giám đốc điều hành của Hiệp hội Bán lẻ Anh quốc, mô tả đợt phong tỏa là "cơn ác mộng trước Giáng sinh".

Bà Helon nói: “Đợt phong tỏa này sẽ gây ra thiệt hại không thể lường trước cho các con phố thương mại, nhất là khi Giáng sinh đang cận kề. Vô số việc làm có thể bị ảnh hưởng. Nó sẽ có tác động vĩnh viễn đến sự phục hồi của cả nền kinh tế rộng lớn, nhưng chỉ ảnh hưởng rất nhỏ đến việc lây truyền vi-rút”. 

Viethome (Theo Metro)