Quá trình Brexit hiện tại đang đến đâu?

Cho tới nay vẫn chưa có quyết định chính thức từ phía Quốc hội khi nào thì Anh chính thức rời khỏi EU. Những người có trách nhiệm tham gia xử lý vụ việc thậm chí còn chưa có văn phòng làm việc và phải tổ chức họp ở Starbucks.

Hai tháng trước, sau khi Anh quyết định rời khỏi EU, nước Anh trở nên hỗn loạn, chao đảo trước cú sốc bất ngờ. Tuy nhiên, chỉ một thời gian sau đó, khủng hoảng lắng xuống, và mọi thứ quay trở lại bình ổnthường (không ít thì nhiều như trước kia).

Dù thế, Brexit vẫn chưa thực sự bắt đầu.

Chính quyền cũng chưa nắm rõ những gì nước Anh cần, và vì thế cũng chưa đưa ra được những yêu cầu thỏa đáng. Rõ ràng là, câu chuyện “ly hôn” của EU và UK phức tạp hơn rất nhiều so với những gì mà phe Rời đi đã cam đoan trước đó. Những người đã ủng hộ “Rời đi” hiện giờ phải gánh vác trọng trách rất lớn trong việc xác định mối quan hệ mới của Anh và EU cũng như Anh với các nước khác trên thế giới, đồng thời vẫn phù hợp với những luật lệ của Anh.

Đây là một cuộc chiến chính trị mà có đến 52% bỏ phiếu Rời đi. Tuy nhiên, hai tháng trôi qua kể từ khi quyết định Rời đi, quá trình Brexit đang đi đến đâu?

When Brexit

Ba người chịu trách nhiệm về thực hiện Brexit (Brexiteers) – (từ trái sang) Boris Johnson, David Davis và Liam Fox

Một trong những động thái đầu tiên của Tân Thủ tướng Theresa May là thành lập hai Bộ mới: Bộ Brexit, do David Davis đứng đầu và Bộ Ngoại thương do Liam Fox làm Bộ trưởng.

Tuy nhiên, cả hai cơ quan này đều chưa thể vào hoạt động do vẫn còn thiếu nhân lực – một lý do chưa hề thỏa mãn giới truyền thông Anh. Tệ hơn là, dường như có mâu thuẫn căng thẳng đang nảy sinh giữa Ngoại trưởng Anh Boris Johnson và Bộ trưởng Liam Fox, khi ông Fox tỏ rõ ý đồ muốn thâu tóm quyền lực trong lĩnh vực ngoại giao kinh tế của Anh.

Bên cạnh đó, Bộ Ngoại thương mới chỉ có 10% nhân lực trong tổng số 1,000 chuyên gia đàm phán. 

Trong khi đó, DExEU mới chỉ tuyển dụng được khoảng một nửa nhân sự cần thiết – 150 người. Một số cuộc họp vẫn tổ chức ở Starbucks trên đường Victoria, London.

Chi phí tuyển dụng là không hề nhỏ: một tư vấn tuyển dụng cho biết, cần đến £5,000/ ngày để thuê những nhân viên dày dặn kinh nghiệm từ một số công ty lớn như KPMG, PwC, Linklater’s và McKinsey, hoặc ít nhất số tiền chi cho lương hằng năm cũng lên đến £250,000.

Một số ước tính cho rằng “full Brexit” có thể kéo dài đến 10 năm và sẽ liên quan đến 10,000 người, gồm những công chức làm việc trong những Bộ mới thành lập và những Bộ liên quan, và chi phí quản lý lên đến £5bn.

Anh sẽ chọn con đường nào sau Brexit?

Những người lãnh đạo vẫn chưa quyết định được sự lựa chọn giữa trở thành một “hội viên” hay chỉ “kết nối đến” thị trường chung châu Âu.

Trở thành một hội viên của EEA (Khu vực kinh tế châu Âu -European Economic Area) cho phép các tham gia vào thị trường chung châu Âu mà không gia nhập EU (như Na Uy đã làm). Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa phải chấp nhận cho công dân EU nhập cư, tuân thủ các luật lệ do EU đề ra và đóng góp vào ngân sách EU. Đây là lựa chọn để lại ít rắc rối nhất cho Anh nhưng rất khó để những người ủng hộ Brexit chấp nhận lựa chọn này.

Một cách khác để đạt được thỏa thuận giao dịch thương mại phi thuế quan với EU đó là chỉ đơn giản tham gia WTO và đàm phán thỏa thuận như Canada đã làm. Mặc dù những thủ tục hành chính và việc thỏa thuận chắc chắn sẽ khó khăn hơn so với Canada (5 năm). Tại Canada, phần lớn thỏa thuận thương mại của họ với Châu Âu là dịch vụ. Và ngành tài chính của Anh Quốc sẽ có bị giáng một đòn đau nếu có được một thỏa thuận tương tự Canada. Bộ Tài chính Anh đã ước tính rằng nếu áp dụng mô hình Canada sẽ làm mỗi người dân Anh mất đi 2.500 USD doanh thu từ sản phẩm nội địa cũng như các hợp đồng kinh tế của Anh Quốc.

Hình mẫu Thụy Sĩ là tương tự như EEA, nhưng Thụy Sĩ có được tính linh hoạt cao hơn, với các hiệp định song phương cho phép họ được chọn các đối tác thương mại mà họ muốn giao dịch và những quy định mà họ muốn tuân theo. Trong năm 2014, các cử tri Thụy Sĩ được lựa chọn để áp đặt giới hạn về người nhập cư từ bên trong khối EU, đây là cái mà thành viên trong EEA không thể làm. Tuy nhiên, Thụy Sĩ vẫn phải tuân theo quy tắc của EU và cho phép di chuyển tự do trong khối do thỏa thuận.

Trước khi quyết định, DExEU cần phải xác định rõ thuế quan, những quy tắc khi tham gia, những tiêu chuẩn và yêu cầu mà Anh cần, và chúng đem lại những lợi ích gì. Ví dụ như liệu có thể cho phép các ngân hàng Anh mở chi nhánh tại EU – rất cần thiết đối với ngành Tài chính Anh.

Chính trị - và thời gian

Brexit quả thật không hề dễ dàng: ra khỏi Liên minh châu Âu và thị trường chung mà không hề có bảo đảm gì về kinh tế ngoài những quy định của WTO, có nghĩa là sẽ phải chịu thuế quan khi xuất khẩu hàng hóa. Nhiệm vụ của những người chức trách là đạt được thỏa thuận “mềm dẻo” – dù đã rời khỏi EU nhưng vẫn nhận được những hợp đồng thương mại ưu tiên.

May khẳng định rằng bà sẽ không Kích hoạt Điều khoản 50 cho đến đầu năm sau. Một số người dự đoán thời điểm là tháng Ba.

Tuy nhiên cũng có một nguồn tin cho rằng đến cuối năm 2017 hay thậm chí là đầu năm 2018, chính quyền trung ương Anh mới có thể bắt đầu thực hiện Đạo luật 50 vì sắp tới Hà Lan, Pháp, Đức sẽ bầu cử.

Điều này có nghĩa là đến tận cuối năm 2019 Anh mới rời EU, tuy nhiên phe ủng hộ Rời đi cũng như EU đều muốn Anh ra đi sớm hơn, trước khi bầu cử cho Nghị viện châu Âu vào năm 2017 và thời điểm thu ngân sách cho EU vào năm 2020.

Những thỏa thuận khác cần đàm phán

Cho rằng quá trình Brexit đạt được một số thảo thuận ưu tiên, Đạo luật 50 cũng bắt đầu được kích hoạt, tuy nhiên còn một số vấn đề phải giải quyết sau vụ “ly hôn” này: ai sẽ trả tiền đền bù cho những nhân viên EU làm việc tại Anh, khi mà các trụ sở EU ở đây đóng cửa.

Bên cạnh đó, việc thực hiện đạo luật 50 sẽ còn kéo dài vì Anh còn phải thỏa thuận những điều kiện thương mại mới với EU, trong lúc đó cũng cần đưa ra một thỏa thuận tạm thời để có thể tiếp tục mậu dịch.

Ông Azevedo cho hay nước Anh gia nhập WTO khi là thành viên EU và các điều khoản gia nhập WTO được hình thành với sự hậu thuẫn của EU. Nếu rời EU, Anh sẽ phải tiến hành các cuộc đàm phán chưa từng có với 164 nước thành viên WTO về các điều khoản liên quan tới tư cách thành viên chính thức của tổ chức.

Các thủ tục pháp lý

Hiện tại, trở ngại lớn nhất của Brexit là phán xét của tòa án. Một số ý kiến cho rằng chính phủ không có quyền kích hoạt điều khoản 50 mà chưa có phán quyết từ phía Nghị viện.

Bởi vậy, dù chúng ta đã đi qua hai tháng Brexit, chúng ta vẫn nên làm quen với việc tiếp tục chờ. Brexit vẫn chưa bắt đầu đâu.

 

VietHome (Theo Reuters)