Cụ ông 85 tuổi nổi tiếng thế giới vì thông báo tìm người nuôi

Ở Thiên Tân, cụ ông 85 tuổi, một trong hàng triệu người già neo đơn ở Trung Quốc sau khi dán thông báo tìm người nuôi đã qua đời hai tuần mới có người phát hiện.

Người cao tuổi là nhóm chúng ta thường nghĩ đến đầu tiên khi xem xét ai là người cô đơn nhất. Và nhóm người này quả thật cô đơn hơn mức trung bình.

Tính đến năm 2010, 60% cư dân của các viện dưỡng lão Mỹ cho biết họ không bao giờ có người đến thăm. Ở Anh, 2/5 tổng số người cao tuổi cho biết vào năm 2014 rằng tivi là người bầu bạn chính của họ.

Trong khi đó ở Thiên Tân, Trung Quốc, một cụ ông 85 tuổi, một trong hàng triệu người già neo đơn ở Trung Quốc, đã nổi tiếng khắp thế giới vào năm 2017 khi ông dán một thông báo ở trạm xe buýt địa phương với nội dung: “Đàn ông cô đơn ở độ tuổi 80. Tôi hy vọng một người hoặc một gia đình tốt bụng sẽ nhận nuôi tôi”. Đáng thương thay, ông đã qua đời chỉ ba tháng sau đó. Phải hai tuần sau, hàng xóm mới nhận ra ông không còn nữa.

Những câu chuyện như vậy thật khiến cho người ta phải đau xót. Và chúng đặt ra những câu hỏi lớn về cách chúng ta, với tư cách một xã hội, chăm lo cho những công dân lớn tuổi nhất. Tuy nhiên, có một thực tế có lẽ còn đáng kinh ngạc hơn là những người trẻ mới chính là những người cô đơn nhất.

Lần đầu tiên tôi nhận thức được điều này là vài năm trước, khi đang giảng dạy cho các sinh viên sau đại học. Điều này không chỉ trở nên rõ ràng khi tôi chứng kiến cách họ tương tác với nhau trong các bài tập nhóm, rằng họ gặp khó khăn hơn rất nhiều so với các thế hệ trước không chỉ trong việc tương tác trực diện, mà cả khi họ ngồi phịch xuống trong văn phòng của tôi với thái độ đầy lo lắng về chương trình học và triển vọng công việc trong tương lai, tôi đã bị chấn động bởi số lượng sinh viên đã tâm sự với tôi rằng họ cam thấy cô đơn và bị cô lập như thế nào.

Các sinh viên của tôi không phải là những trường hợp ngoại lệ.

nguoi gia neo don
Ảnh minh họa. Nguồn: Lit Mag News.

Sự cô đơn có hại tương đương hút 15 điếu thuốc mỗi ngày

Ở Mỹ, hơn 20% thế hệ thiên niên kỷ (millennial) nói rằng họ không có một người bạn nào. Ở Anh, cứ năm người từ 18 đến 34 tuổi thì có ba người và gần một nửa số trẻ em từ 10 đến 15 tuổi nói rằng mình thường xuyên hoặc thỉnh thoảng cảm thấy cô đơn.

Một lần nữa, bức tranh đáng lo ngại này là bức tranh toàn cầu mà trong những năm gần đây ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Ở hầu hết các quốc gia thuộc OECD (bao gồm hầu hết châu Âu, Mỹ, Canada và Australia), tỷ lệ phần trăm trẻ em 15 tuổi nói rằng cảm thấy cô đơn ở trường đã tăng trong khoảng thời gian từ năm 2003 đến năm 2015. Một lần nữa, sau sự xuất hiện của Covid-19 những con số này có thể sẽ tăng vọt.

Đây không chỉ là một cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần. Đây còn là một cuộc khủng hoang khiến chúng ta trở nên ốm yếu về mặt thể chất. Nghiên cứu chỉ ra rằng sự cô đơn có hại cho sức khỏe hơn ca việc không tập thể dục, tương đương với việc nghiện rượu và gấp đôi so với bệnh béo phì.

Theo thống kê, sự cô đơn có hại tương đương với việc hút 15 điếu thuốc mỗi ngày. Điểm đáng lưu ý là điều này không hề phụ thuộc vào mức lương, giới tính, tuổi tác hay quốc tịch.

Đây cũng là một cuộc khủng hoang kinh tế. Ngay cả trước khi Covid-19 bùng phát ở Mỹ, cảm giác bị xã hội cô lập ước tính đã khiến Medicare thiệt hại gần 7 tỷ đôla mỗi năm, nhiều hơn số tiền mà Medicare chi cho bệnh viêm khớp và gần như tương đương với mức chi cho bệnh cao huyết áp - và đó chỉ là ở những người cao tuổi.

Ở Anh, người ta ước tính rằng những người trên 50 tuổi cô đơn đang làm Dịch vụ Y tế Quốc gia tiêu tốn 1,8 tỷ bảng Anh mỗi năm, bằng với mức chi hàng năm của cả Bộ nhà ở, Cộng đồng và Chính quyền địa phương. Trong khi đó, những người sử dụng lao động ở Anh đang mất 800 triệu bảng Anh mỗi năm do số ngày nghỉ ốm liên quan đến cô đơn, nhiều hơn đáng kể khi những tổn thất về năng suất cũng được tính đến.

Và đây cũng là một cuộc khủng hoảng chính trị, thúc đẩy sự chia rẽ và chủ nghĩa cực đoan ở Mỹ, châu Âu và trên toàn cầu. Như chúng ta sẽ thấy, sự cô đơn và chủ nghĩa dân túy cánh hữu là hai người bạn cùng phe rất thân thiết.

Điều đặc biệt đáng lo ngại là chúng ta rất có thể đang đánh giá thấp mức độ nghiêm trọng thực sự của vấn đề. Một phần là do cảm giác hổ thẹn đi kèm với sự cô đơn. Đối với một số người, thừa nhận mình cô đơn là một việc rất khó thực hiện: 1/3 số người lao động ở Anh cảm thấy cô đơn tại nơi làm việc chưa bao giờ thổ lộ điều đó với ai. Những người khác thậm chí còn gặp khó khăn trong việc thừa nhận điều đó với bản thân vì họ tin rằng nó ám chỉ sự thất bại cá nhân thay vì hệ quả của hoàn cảnh sống và đủ loại yếu tố xã hội, văn hóa và kinh tế vốn nằm ngoài tầm kiểm soát của cá nhân.

Nhưng hơn thế nữa, vấn đề này còn bị đánh giá thấp vì cách mà sự cô đơn đang được định nghĩa. Vì cô đơn không chỉ không đồng nghĩa với đơn độc - bạn có thể có nhiều người xung quanh mà vẫn cảm thấy cô đơn, hoặc bạn có thể ở một mình mà không hề cảm thấy cô đơn - mà nó còn thường được định nghĩa quá hẹp. Sự cô đơn mà chúng ta đang trai qua trong thế kỷ 21 có phạm vi rộng hơn nhiều so với định nghĩa truyền thống.

ZNew (Noreena Hertz/NXB Trẻ)