Bất ngờ cuốn lịch bỏ túi 24 trang nhưng xem được đến 2 tỷ năm sau

Cuốn lịch vô tận này có thể giúp chúng ta đọc được thứ ngày tháng của bất kỳ ngày nào trong tương lai.

Ông Muniraj, một người đàn ông 60 tuổi sống tại thành phố Coimbatore, miền Nam Ấn Độ mới đây đã công bố một phát mình gây chú ý: cuốn lịch bỏ túi chỉ nằm trong lòng bàn tay mà có thể xem được lịch đến… vô tận, hay “khiêm tốn” hơn theo ông giới thiệu thì là 2 tỷ năm.

lich vinh cuu 1

Bộ lịch bỏ túi này chỉ có 24 trang và đã phá vỡ kỷ lục cũ trước đó của một người Australia khi sáng chế ra được quyển lịch xem được ngày trong 400 năm tiếp theo. Bên trong lịch không phải là lịch cụ thể của từng năm mà ghi công thức tính ngày tháng năm trong tương lai theo quy luật do ông Muniraj phát hiện ra.

Chia sẻ về logic tính ngày của mình, Muniraj cho biết: “Tôi định tra lịch cho một sự kiện diễn ra vào năm 1988. Đó là một năm nhuận và tôi đã vô tình phát hiện ra nguyên lý của ngày tháng. Sau khi tính toán cẩn thận, tôi phát hiện ra rằng mọi thế kỷ đều giống nhau, ngày tháng sẽ lùi xuống một ngày nếu đó là năm nhuận. Cứ như vậy, tôi tìm ra công thức chung cho 100 năm, 1.000 năm rồi 100.000 năm”.

lich vinh cuu 1
Cuốn lịch bỏ túi nhỏ gọn chỉ có 24 trang.

lich vinh cuu 1
Bên trong là cách soi chiếu, tính ngày trong 2 tỷ năm.

Ông Muniraj bỏ học sau khi học hết lớp 10 và từng là một hiệu đính viên trước khi nghỉ hưu. Ông mong muốn phát minh mới của mình sẽ được ứng dụng trong việc nghiên cứu nhiều ngành khác nhau như chiêm tinh và toán học. Cuốn lịch 2 tỷ năm này của Muniraj đã nhận được nhiều bằng khen của chính quyền địa phương.

Bài liên quan: Cuốn lịch đếm ngược đến ngày nghỉ hưu gây sốt mạng xã hội 

Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), cô Deng sinh sống tại tỉnh Hồ Nam, miền Trung Trung Quốc, đã tự làm một cuốn lịch đếm ngược 4.500 ngày đến ngày cô dự định nghỉ hưu sớm.

Ngày 13/3, Deng đã đăng những bức ảnh về cuốn lịch bị xé từng trang cho thấy số ngày “đến khi được tự do”. Độ dày của cuốn lịch này tất nhiên khác biệt so với những cuốn lịch thông thường.

Là một người ủng hộ phong trào “FIRE” - viết tắt tiếng Anh của cụm từ “độc lập tài chính, nghỉ hưu sớm”, Deng cho biết cuốn lịch này sẽ cho động lực tiết kiệm tiền để nghỉ hưu sớm và trở thành một người làm nghề tự do. Tuy nhiên, cô không nói rõ nghề nghiệp hiện tại của mình.

Lập ra cuốn lịch như một cuốn nhật ký ghi lại hành trình hướng tới một cuộc sống có nhiều sự lựa chọn hơn, Deng cho biết cứ 10 ngày một, cô ghi những dòng tin nhắn động viên bản thân trên các trang lịch, đánh dấu thành tựu đã đạt được trên con đường đi qua quãng đời làm “nô lệ của công việc”.

Cuốn lịch của Deng đã gây được tiếng vang với phong trào FIRE mới xuất hiện trong thế hệ trẻ ở Trung Quốc ngày nay.

Phong trào này lần đầu tiên xuất hiện ở phương Tây với cuốn sách “Your Money or Your Life” (Tiền hay cuộc sống) xuất bản năm 1992. Nội dung cuốn sách khuyến khích mọi người tiết kiệm tối đa để đạt được mục tiêu nghỉ hưu sớm hơn bình thường bằng cách sống nhờ thu nhập đầu tư.

Sự phổ biến của phong trào FIRE ở Trung Quốc trùng hợp với sự nổi lên của khái niệm tang ping, có nghĩa là “nằm yên”.

Khái niệm này đề cập đến việc thay đổi thái độ đối với sự nghiệp và tham vọng, với mục tiêu không làm việc quá sức và hài lòng với việc đạt được mức tối thiểu cần thiết để tồn tại. Đây càng được nhiều người ở Trung Quốc coi là lối sống trong mơ do sức ép tại công sở và chi phí sinh hoạt gia tăng trong những năm gần đây.

Trên nền tảng xã hội Douban của Trung Quốc, gần 230.000 người đã tham gia nhóm “FIRE Life” kể từ khi nhóm được thành lập vào năm 2020.

Trong khi chỉ những cá nhân có thu nhập cao thường có thể chọn lối sống thoải mái, nhiều người không hài lòng với văn hóa làm việc hiện đại cũng mong muốn bản thân có sự tự do trong công việc. Họ muốn có quyền tự do quyết định khi nào nên làm việc và sống như thế nào.

Tuy nhiên, vẫn có một bộ phận cư dân mạng không đồng ý với cuốn lịch của Deng. Họ nói rằng cuốn lịch quá dày và càng khiến mọi người cảm thấy tuyệt vọng hơn khi họ nghĩ còn rất lâu nữa mới được nghỉ hưu.

Một người khác chỉ ra rằng việc sống trong hiện tại quan trọng hơn là đếm từng ngày cho đến khi nghỉ hưu: “Thứ cô ấy xé bỏ không chỉ là tờ lịch mà còn là cuộc sống và tuổi trẻ của cô ấy. Cuộc sống là để trải nghiệm chứ không phải đếm số ngày”.

Theo Phụ nữ Việt Nam