Những ngôi nhà cứng đầu nhất quyết không chịu giải tỏa

Ở Trung Quốc có những ngôi nhà “mặt dày” quyết tâm bám trụ tại mảnh đất chúng được cất lên chứ không chịu tháo dỡ.

Trên khắp đất nước Trung Quốc hiện nay, những công trình mới thi nhau mọc lên khắp nơi cho kịp với tốc độ phát triển vũ bão của nền kinh tế nước này, và kết quả là sẽ có những ngôi nhà tồi tàn lọt thỏm giữa một rừng cao ốc hết năm này qua năm khác.

Chủ của những ngôi nhà nói trên đã cắm đất sinh sống tại đó từ nhiều đời qua, và quyết tâm bám trụ tại mảnh đất của ông cha họ, dù cho được đền bù bao nhiêu vẫn nhất quyết không di dời. Cũng có một số trường hợp người ta quyết ngồi lì một chỗ để đòi thêm tiền. Dù sao hình ảnh những ngôi nhà cũ nát giữa muôn trùng vây cao ốc cũng đem đến sự thú vị cho cư dân mạng, chúng giống như những chiếc đinh quyết cắm chặt một chỗ và không chịu để bị nhổ đi.

nha khong chiu di doi 1

Một ngôi nhà gạch nằm lọt thỏm giữa các tòa nhà cao tầng ở Nam Ninh, thuộc Khu tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây. Được biết chủ nhà không đạt được thỏa thuận với chính quyền địa phương về tiền bồi thường.

 

nha khong chiu di doi 1

Được biết, căn nhà nằm ở Chiết Giang, Trung Quốc Khi cơ quan chức năng nước này quyết định xây cao tốc từ Ôn Lĩnh đến một thị trấn ở Chiết Giang, các hộ dân nằm trên trục đường đã được đề nghị nhận bồi thường và di dời.

Tuy nhiên, chủ nhân căn nhà là ông Luo Baogen và vợ đã lên tiếng từ chối chuyển đi. Bởi, họ cho rằng số tiền bồi thường không hợp lý nên không đủ tiền xây lại căn nhà mới ở nơi khác.

Theo New York Times, có hơn 450 chủ hộ xung quanh đã chuyển đi và nhận tiền bồi thường. Mỗi người được nhận khoảng 35.000 USD (819 triệu đồng, số tiền hồi năm 2012). Mặc dù, gia đình Luo Baogen ở lại song vẫn được cấp điện nước đầy đủ.

nha khong chiu di doi 1

Trước hành động của gia chủ, cơ quan chức năng vẫn quyết định làm con đường như đã định. Khi con đường hoàn thành, ngôi nhà vẫn nằm chình ình ở giữa. Các xe cộ đi qua đây đều phải luồn theo 2 bên để vượt qua ngôi nhà.

Sau đó Tân Hoa Xã đưa tin, gia đình Luo Baogen đã đồng ý mức bồi thường 42.000 USD (983 triệu đồng) và chuyển đến nơi ở mới. Hiện nay, căn nhà nằm giữa đường này đã không còn. 

nha khong chiu di doi 19

Năm 2017, một căn nhà 3 tầng nằm giữa con đường giao thông có nhiều phương tiện đi lại ở Song Giang, Thượng Hải, Trung Quốc đã chính thức bị phá bỏ. Như vậy việc phá bỏ này đã kết thúc 14 năm, căn nhà này án ngữ trên cung đường huyết mạch giao thông của thành phố.

nha khong chiu di doi 19

Trước đó, người dân xung quanh đã chuyển đi sau khi nhận bồi thường để mở rộng đường lên 4 làn mỗi bên. Ở các đoạn khác, đường 4 làn nhưng quanh căn nhà này chỉ có 2 làn, các xe phải đi vòng qua khu đất này. 

Anh Zhang Xinguo, con rể của bà Xu Jun, 89 tuổi, chủ sở hữu ngôi nhà, cho biết gia đình đã phải trả một cái giá lớn trong cuộc sống hàng ngày của họ vì cố ở lại. "Cuộc sống ở đây ồn ào suốt ngày đêm đặc biệt khi xe tải chạy qua. Mẹ vợ tôi mất hồi năm 2014 vì đau tim", anh Zhang cho hay.

nha khong chiu di doi 1

Ngôi nhà này ở Hợp Phì, An Huy bị đập dỡ nửa chừng rồi dừng lại vì chủ nhà muốn đòi thêm tiền bồi thường.

nha khong chiu di doi 1

Ngôi nhà này nằm cheo lên trên một mô đất cao ngay giữa một công trường ở Trùng Khánh. Chủ nhà đã giăng biểu ngữ và treo cờ trên nóc để phản đối, không chịu bán lại đất.

nha khong chiu di doi 1

Người phụ nữ này đi ngang qua ngôi nhà 4 tầng bị dỡ bỏ một phần của mình tại Thụy An, Ôn Châu, Chiết Giang mà cô đã sống ở đây gần một năm. Do không đồng ý với khoản bồi thường, cô đã từ chối di dời dù điện và nước đã bị cắt hơn nửa năm.

nha khong chiu di doi 1

Vợ chồng chủ căn biệt thự 6 tầng này từ chối di dời cũng vì tiền bồi thường không thỏa mãn.

nha khong chiu di doi 1

Đây là một ngôi mộ nằm trên một mô đất cao đến 10m được chừa lại tại một công trường ở Thái Nguyên, Sơn Tây.

nha khong chiu di doi 1

Sau khi đạt được mức bồi thường 800 tệ (2.7 triệu đồng), chủ ngôi mộ đồng ý di dời. Người ta phải dựng một lối đi vào bên trong để họ tiện bốc mộ.

nha khong chiu di doi 1

Một gia đình 7 người vẫn quyết bám trụ tại ngôi nhà 3 tầng đã bị tháo dỡ một phần ngay giữa một con đường ở Tây An, Thiểm Tây dù điện nước đã bị cắt. Được biết chủ nhà từ chối di dời vì tức giận do thua trong cuộc tranh chấp đất đai với anh mình.

nha khong chiu di doi 1

Một ngôi nhà lì khác ở Trùng Khánh.

nha khong chiu di doi 1

Một ngôi nhà tồi tàn nằm ngay trước một trung tâm mua sắm ở Trường Sa, Hồ Nam. Chủ nhà tận dụng địa thế thuận lợi để mở một cửa hàng quần áo.

nha khong chiu di doi 1

Dù đã đâm đơn kiện đòi thêm tiền bồi thường nhưng bị thua cuộc, chủ ngôi nhà này đành nhìn nó bị đánh sụp tại một công trường ở Quảng Châu, Quảng Đông.

nha khong chiu di doi 1

Người đàn ông này đang lấy nước đọng quanh ngôi nhà của mình ở Côn Minh, Vân Nam để sinh hoạt sau khi nhà của ông bị cắt điện và nước do ông không chịu di dời.

nha khong chiu di doi 1

Một “thành lũy” khác được “chiến hào” bảo vệ tại Tương Dương, Hồ Bắc.

nha khong chiu di doi 1

Một ngôi nhà khác ăn vạ giữa đường ở Hà Nam.

nha khong chiu di doi 1

Ngôi nhà này là thứ duy nhất còn nguyên vẹn giữa một công trường ngổn ngang gạch đá ở Thường Châu, Giang Tô.

nha khong chiu di doi 1

Người nông dân này cầm cuốn Luật Sở hữu đứng trước ngôi nhà của mình ở vùng ngoại ô Vũ Hán, Hồ Bắc. Ông đã tự chế ra súng thần công làm từ xe cút kít, ống tre và pháo để xua đuổi những người có ý định chiếm đất của mình.

Thể thao & Văn hóa (Ảnh: theatlantic, CNN)