Cảnh sát phát hiện đường dây bán khoảng một tấn cần sa trên trang Amazon Ấn Độ dưới nhãn một chất làm ngọt tự nhiên.
Đường dây buôn cần sa bị phát hiện sau khi cảnh sát bang Madhya Pradesh bắt hai người đàn ông mang theo 20 kg cần sa ngày 14/11. Những người này khai nhận dùng trang Amazon Ấn Độ để đặt hàng và bán cần sa tới những bang khác dưới nhãn lá stevia, một loại chất làm ngọt tự nhiên.
Cảnh sát ước tính đường dây này bán khoảng một tấn cần sa, trị giá 148.000 USD. Các quản lý cao cấp của Amazon Ấn Độ ngày 20/11 bị cáo buộc vi phạm Luật quản lý Thuốc gây nghiện và Các chất hướng thần do những mâu thuẫn trong tài liệu do công ty cung cấp và biên bản hỏi cung. Cảnh sát không nêu rõ bao nhiêu quản lý Amazon Ấn Độ bị cáo buộc.
Hộp đựng sản phẩm trên băng chuyền tại trung tâm đóng hàng của Amazon Ấn Độ ở ngoại ô thành phố Bengaluru tháng 9/2018. Ảnh: Reuters.
Amazon cho biết họ không cho phép niêm yết và bán các sản phẩm bị cấm, đồng thời họ sẽ trừng phạt nghiêm khắc với bất cứ đơn vị bán hàng nào vi phạm. "Chúng tôi đã được thông báo và đang điều tra vụ buôn hàng cấm", theo thông cáo của hãng về vụ buôn cần sa.
Giới chức Ấn Độ những năm qua đẩy mạnh chiến dịch bài trừ ma túy. Nhiều diễn viên và biên tập viên truyền hình Ấn Độ bị các cơ quan chống ma túy giám sát từ năm 2020.
'Chợ' cần sa công khai trên mạng xã hội ở Việt Nam
"Nếu anh không thích hút cần sa thì bên em có bánh hoặc kẹo có tẩm chứa cần sa bên trong. Rất dễ dùng mà thời gian phê kéo dài đến 5,6 tiếng", tài khoản Yến Yến quảng cáo.
Tuy nhiên, cần sa được rao bán công khai trên mạng xã hội. Để tránh bị cơ quan chức năng phát hiện, người bán chỉ giao dịch online và vận chuyển hàng cấm qua hình thức chuyển phát nhanh.
"Chợ" cần sa nhộn nhịp trên mạng
Trên trang Facebook có tên "Hằng Nguyễn", chủ tài khoản đăng bán nhiều loại "kush" nhập khẩu - một loại cần sa có xuất xứ nước ngoài. Người bán cam kết có sẵn số lượng lớn với nhiều chủng loại, màu sắc và mùi vị khác nhau.
Khi chào bán cần sa, chủ tài khoản này nói có thể vận chuyển hàng cấm xuyên Việt qua đường chuyển phát. Quá trình giao dịch chỉ thực hiện qua mạng xã hội Facebook hoặc nhóm chát kín trên Telegram.
Tài khoản Hằng Nguyễn yêu cầu trước khi nhận hàng, người mua phải chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng. Người bán chỉ đồng ý "chốt đơn" và ship qua đường chuyển phát, từ chối gặp trực tiếp để giao dịch.
Loại ma túy chủ trang Facebook này gửi cho người mua.
Để lôi kéo khách hàng chuyển khoản, chủ trang Facebook Kush... giới thiệu cần sa "kush" loại AAA+ là loại nhập khẩu có chất lượng tốt nhất do được trồng ngoài trời, có đủ ánh sáng tự nhiên. Theo Facebook Hằng Nguyễn, 100 gram cần sa loại này có giá 21 triệu đồng.
Ngoài ra, "kush" nhập khẩu còn có loại 2, tức là loại được ươm trồng trong nhà và sử dụng ánh đèn nhân tạo để chăm bón. "Kush" loại 2 này được bán với giá khoảng 14 triệu đồng với 100 gram. Nếu mua số lượng lớn sẽ được giảm giá.
"Khách hàng ở khu vực TP.HCM sẽ nhận được cần sa trong ngày. Còn vận chuyển xuyên Việt yêu cầu người mua chờ 2-4 ngày", Hằng Nguyễn quảng cáo.
Để chứng minh cho "chất lượng" của cần sa, chủ tài khoản Facebook trên không ngần ngại gửi video, ảnh chụp sản phẩm cho khách hàng qua tin nhắn. Theo lời giới thiệu, người bán luôn có sẵn cần sa ở kho, có thể vận chuyển đến bất kỳ địa điểm nào trên toàn quốc.
Một trang Facebook khác có tên "Hạt Cần..." cũng đăng nội dung rao bán hạt cây cần sa. Theo tài khoản này, mỗi gói gồm 20 hạt cây "rau cần" có giá khoảng 200.000 đồng.
"Được kiểm tra, nhận đúng hàng rồi mới thanh toán", chủ tài khoản nói và cho biết sau khi gieo hạt 60 ngày, khách hàng có thể thu hoạch cần sa. Tài khoản này còn rao bán búp cây cần sa và đăng hình ảnh nhiều khách hàng đã gieo trồng thành công loại cây này.
Cần sa khô được cuốn thành điếu thuốc để sử dụng. Ảnh: Anh Quân.
Trong các tài khoản buôn cần sa trên mạng, Facebook Yến Yến thường xuyên đăng nội dung chào hàng trên trang cá nhân. Mỗi bài đăng của người này luôn có nhiều lượt tương tác, bình luận để hỏi mua.
Theo Yến Yến, cần sa được chia thành nhiều chủng loại với tên gọi và giá bán khác nhau, gồm cần sa nhập (Kush) và cần sa tự trồng (Grow Kush). Tài khoản này tự nhận chuyên bán 2 loại cần sa đó. Cần sa nhập có giá 350.000-450.000 đồng mỗi gram. Loại còn lại được bán với giá 100.000-200.000 đồng mỗi gram.
"Cần sa nhập khẩu đắt hơn vì có vị thơm và "phê" hơn", người bán cần sa cho biết. Ngoài ra, mỗi loại "Kush" mang lại những cảm xúc và hiệu ứng khác nhau khi sử dụng. Yến Yến nói có loại được sử dụng để giúp ăn ngon hơn và ngủ sâu hơn. Nhưng cũng có loại cần sa nếu sử dụng thì người dùng có cảm giác hưng phấn, có lúc gây ra ảo giác.
Hạt cây cần sa được chào bán công khai trên mạng.
Chủ tài khoản cho biết cô nhận ship quanh TP.HCM. Nếu người mua hàng ở gần hoặc tại địa bàn mà cô này thành thạo thì Yến Yến đến giao hàng. Với cách này người mua nhận hàng và trả tiền trực tiếp.
Còn nếu người mua ở xa, cô ta có thể giấu cần sa trong quần áo hay mỹ phẩm rồi gửi tài xế xe ôm công nghệ mang tới hoặc qua đường chuyển phát. Tuy nhiên, người mua phải thanh toán bằng cách chuyển khoản trước.
"Nếu anh không thích hút cần sa thì bên em có bánh hoặc kẹo có tẩm chứa cần sa bên trong. Rất dễ dùng mà thời gian phê kéo dài đến 5,6 tiếng", Yến Yến nói.
Ngoài các tài khoản trên, chúng tôi còn nhận được lời chào hàng từ một tài khoản trong group chat kín trên Telegram. Người bán cho biết anh ta chuyên kinh doanh cần sa lẻ theo điếu đã được cuốn sẵn với phương thức ship hàng "siêu tốc".
Cách thức bán của anh này đó là ship hàng miễn phí tận nơi trong vòng một giờ nếu khách hàng ở các quận trung tâm TP.HCM. Cần sa không được người này bán theo gram mà tính bằng từng điếu. Mỗi điếu cần sa có giá 100.000 đồng, khách trả tiền sau khi nhận được hàng.
Theo VnExpress