Bà Ursula von der Leyen cảnh báo EU có thể ngăn nguồn cung vắc-xin của Anh hoặc các quốc gia khác có tỷ lệ tiêm chủng cao hơn.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu cho biết “EU đang trải qua cuộc khủng hoảng của thế kỷ” khi số ca tử vong liên quan đến Covid ở EU lên tới 550,000 trong khi chưa đến một phần mười dân số của khối này được tiêm chủng. Bà Ursula đe dọa sẽ sử dụng mọi "công cụ” cần thiết để bảo vệ số lượng vắc-xin cho công dân Liên minh Châu Âu khi các quốc gia đang tranh giành để dẫn đầu cuộc đua tiêm chủng.
EU bày tỏ quyết tâm tăng tỷ lệ tiêm chủng
Bà Von der Leyen nói: “Chúng tôi thấy nhận thấy làn sóng dịch thứ ba ở các quốc gia thành viên sắp đạt đỉnh và biết EU cần phải đẩy nhanh tỷ lệ tiêm chủng”.
Dòng cung cấp vắc-xin hiện đang "suôn sẻ" giữa EU và Hoa Kỳ. Tuy nhiên, bà Von der Leyen một lần nữa bày tỏ sự thất vọng vì thiếu nguồn cung cấp vắc-xin từ AstraZeneca ở Anh. EC cho biết 10 triệu liều đã được xuất khẩu theo chiều ngược lại - từ các nhà máy của EU tới Anh.
Bà Ursula nói: “Chúng tôi vẫn đang chờ đợi vắc-xin đến từ Anh… Nếu tình hình này không thay đổi, EU sẽ phải suy nghĩ về số lượng vắc-xin xuất khẩu sang các nước vốn cả khả năng tự sản xuất, dựa trên mức độ mở cửa của họ. Chúng tôi sẽ xem xét liệu xuất khẩu sang các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao hơn chúng tôi có còn là quyết định hợp lí hay không”.
Trước đó, sáu quốc gia EU phàn nàn với EU khi nguồn cung bị giắt giảm đã cản trở chiến dịch tiêm chủng vốn đã gặp khó khăn của khối.
Mục tiêu hiện tại của EU là tiêm chủng cho 70% người trưởng thành vào tháng 9. Tuy nhiên, nỗ lực của EU đã bị ảnh hưởng bởi nhiều khủng hoảng nguồn cung vắc-xin. Thêm vào đó, một số quốc gia EU, bao gồm các thành viên lớn nhất là Đức, Pháp và Ý, đã tạm ngưng sử dụng vắc-xin AstraZeneca trong tuần này để chờ kiểm tra độ an toàn. Tình hình đang đe dọa các kế hoạch do Ủy ban Châu Âu về “thẻ xanh kỹ thuật số”.
Theo đó, EU sẽ phát hành ứng dụng đối chiếu thông tin về quá trình tiêm chủng, xét nghiệm và phục hồi từ Covid-19 để nối lại di chuyển quốc tế. Các nước phía Nam EU phụ thuộc vào du lịch và những người ủng hộ ý tưởng này đang kỳ vọng ứng dụng sẽ được phê duyệt lần cuối vào tháng 6 và phát hành trên mạng kịp thời vào mùa cao điểm du lịch.
Tuy nhiên, các quốc gia bao gồm Pháp, Bỉ và Đức đã bày tỏ sự hoài nghi. Phía EU đang chịu áp lực phải có được sự đồng thuận của 450 triệu dân. Ngoài ra, hiện vẫn chưa thể khẳng định liệu người đã được tiêm chủng có thể truyền vi rút hay không, cũng như sự hoài nghi của công chúng về tính an toàn và hiệu quả của vắc-xin.
Viethome (Theo Metro)