Điều gì xảy ra với cần sa bị cảnh sát thu giữ?

Ở Thái Lan, vật chứng của một vụ thu giữ gần đây đã được trao cho các nhà khoa học, nhưng ở Canada, số tiền thu được từ việc bán ‘cỏ’ được xử lý hoàn toàn khác

Các chiến dịch triệt phá trang trại cần sa có vẻ không phải là tin vui với những người nghiện cỏ, nhưng quyết định của Thái Lan sử dụng gần 22 tấn cỏ bị tịch thu để phục vụ nghiên cứu y học có thể sẽ không phải đối mặt với nhiều lời phản đối.

Văn phòng kiểm soát ma túy (ONCB) ở Thái Lan đang phân bổ một lượng cần sa lớn cho 11 viện y học và cơ sở nghiên cứu đăng ký sử dụng cần sa cho mục đích khoa học.

GettyImages 913394714 e1545911699422

Mười một viện y học và các cơ sở nghiên cứu đã đăng ký sử dụng cần sa cho mục đích nghiên cứu sẽ được phân bổ một số cần sa bị thu giữ

Những người giành “giải độc đắc” trong phiên “xổ số cần sa” này là Trường Cao đẳng Dược tại Đại học Rangsit, được tặng 500 kg, và Khoa Khoa học Y tế, nhận được khoảng 100 kg.

Mặc dù không có cuộc trao tặng cần sa nào ở UK vào năm ngoái, nhưng việc phát hiện ra một kẻ trồng cần bất hợp pháp và thu giữ các thiết bị sản xuất chất cấm đã mang lại lợi ích cho động vật tại Sở thú Blackpool gần Lancashire. Sau khi các nhà chức trách tịch thu khối tài sản gần 20.000 bảng gồm các thiết bị liên quan đến chất cấm như đèn, nhiệt kế và máy sưởi từ một trang trại cần sa, họ đã tặng nó cho sở thú để giữ ấm và chăm sóc cho động vật.

Nhưng không phải tất cả cần sa đều có được cơ hội sống thứ hai. Tại Canada, Đạo luật Cần sa cho phép thu giữ bất kỳ thứ gì dính dáng đến cần sa, những thứ có chứa hoặc che giấu cần sa và bất kỳ tài sản nào liên quan đến hành vi phạm tội. Sau khi bị thu giữ, các loại chất cấm bất hợp pháp phải bị tiêu hủy.

Bộ Y tế Canada cho biết có một vài cách để thực hiện điều này. Cần sa có thể được băm nhỏ và trộn với nước và một chất hữu cơ như phân mèo, phá huỷ cây trước khi ủ và xử lý, hoặc đốt hết (kèm với biện pháp xử lý khói). Điểm mấu chốt là phải khiến số chất cấm không còn sử dụng được và không thể tái chế được vào thời điểm đó, luật sư cần sa Trina Fraser giải thích.

Ở Hoa Kỳ, đốt là hình thức phổ biến ở phía nam biên giới. Năm ngoái, Cơ quan Quản lý chất kích thích (DEA) đã phải tìm một nhà thầu ở Arizona để thiêu hủy toàn bộ lượng cỏ đồ sộ bị tịch thu ở Texas. Thoả thuận trong hợp đồng cho biết trong khoảng từ tháng 3 đến tháng 9, khoảng 1.000 pound cần sa sẽ được đốt mỗi giờ .

Nhân viên DEA (mang theo máy ảnh) sẽ có mặt giám sát các vụ thiêu huỷ, khu vực thực hiện cần được rào chắn để người ngoài không nhìn thấy những gì đang diễn ra, công nhân sẽ phải trải qua kiểm tra lý lịch và kiểm tra chất kích thích, và lò đốt sẽ phải được kiểm tra để không còn dư lượng sau đó.

Ở Canada, thời điểm tiêu hủy chính xác phụ thuộc vào thời điểm thủ tục tư pháp hoàn tất. Trước khi quá trình đó được thực hiện, các loại chất cấm phải được lưu trữ trong một cơ sở an toàn.

Đối với các vụ truy quét đặc biệt lớn - hoặc nếu nhà thầu không thể đáp ứng được các biện pháp bảo vệ cần thiết - cơ quan thực thi pháp luật sẽ chỉ định Bộ Y tế Canada thực hiện tiêu huỷ khẩn cấp.

Đối với những người thực hiện việc tiêu huỷ, cơ quan thực thi pháp luật sẽ chỉ định sau khi họ nhận được sự đồng ý của Health Canada.

Tại B.C., chi nhánh của Đơn vị An toàn Cộng đồng (CSU) thuộcBộ An toàn Công cộng và Tư pháp  không bàn tới cách thức xử lý hoặc lưu trữ số cỏ bị tịch thu. Họ nói rằng, giám đốc có quyền tiêu huỷ ngay lập tức số cần sa bị bắt giữ theo quyền điều hành của giám đốc.

Theo báo cáo của Cơ quan Dịch vụ Biên giới Canada trong năm tài khóa 2019-2020, cơ quan này đã thu giữ khoảng 4.322 kg chế phẩm cần sa, nhiều hơn đáng kể so với loại chất cấm bị tịch thu tiếp theo, cocaine/crack, ở mức gần 1.305 kg.

Ở phía nam biên giới, năm ngoái, Chương trình Tiêu huỷ /Triệt phá Cần sa trong nhà của DEA, chịu trách nhiệm tiêu huỷ 3.232.722 cây cần sa được trồng ngoài trời và 770.472 cây cần sa trong nhà trong tổng số 4.003.194 cây. Ngoài ra, họ thống kê được “4.718 vụ bắt giữ và thu giữ hơn 29,0 triệu đô la tài sản của các đối tượng trồng cần”.

VietHome/ Theo Growth Op