Gặp gỡ nhóm nữ tu kiếm được 850,000 bảng mỗi năm nhờ... trồng cần sa

Một tu viện ở California (Mỹ) hiện đang kiếm được khoảng 1.000.000 đô la (850.000 bảng Anh) mỗi năm nhờ việc bán cần sa.

Một bộ phim tài liệu vừa được phát hành ngày 28/9 để đánh dấu ngày lễ 420 - ngày kỷ niệm đặc biệt của những người hút cần.

Nữ tu Kate Meeusen thành lập nhóm Sisters of the Valley vào năm 2011, khởi đầu chỉ với mười hai cây. Nhưng giờ đây, nó đã trở thành một tổ chức quốc tế hỗ trợ điều trị cho những người có vấn đề về sức khỏe hoặc bị nghiện.

Bộ phim ‘Breaking Habits,’ do nhà làm phim người Anh Rob Ryan đạo diễn, đã khám phá lịch sử và sự tồn tại bền vững của nhóm các nữ tu trồng cần sa.

"Tôi đã xem bộ phim rất nhiều lần đến mức phát ốm vì nó, tôi không thích nó nhưng mọi người đều thích vì vậy tôi rất vui", nữ tu Kate, 60 tuổi, cư trú tại Quận Merced, California, phát biểu với cộng đồng nữ tu của mình.

Bộ phim lột tả chặng đường sơ Kate và nhóm của bà đã chiến đấu ngoan cường chống lại ‘luật lệ của người da trắng,’ bao gồm cả vị cảnh sát trưởng mang tư tưởng chính trị cực đoan và những tên trộm ở chợ đen.


Sơ Kate Meeusen thành lập Sisters of the Valley vào năm 2011 với chỉ 12 cây.

“Chúng tôi không ủng hộ quy tắc của người da trắng,” Sơ Kate, người sản xuất và bán các sản phẩm CBD dạng hạt và dầu, bày tỏ.

"Những người làm trang trại rất chậm thích nghi với những ý tưởng mới, mọi người bị mắc kẹt trong những năm 1950 với ý tưởng cần sa có thể dùng làm thuốc chữa bệnh."

Cho đến nay, Sơ Kate đã cố gắng chữa trị cho tám người mắc nghiện bằng cách sử dụng các sản phẩm CBD của mình. Bà cho biết họ đã hồi phục hoàn toàn

“Chúng tôi có tỷ lệ chữa nghiện thành công 100%, dù rằng chúng tôi mới chỉ thực hiện trên quy mô nhỏ. Chúng tôi đã làm việc với tám người nghiện rượu, thuốc lá hoặc ma túy, tất cả đều khá hơn,” Sơ Kate nói.

Các nữ tu cũng sử dụng CBD để điều trị nhiều bệnh khác, từ động kinh đến ung thư.


Các sơ sử dụng cần sa với mục đích chữa bệnh.

“Nó là một loại cây chữa bệnh tuyệt vời, dần dần thế giới bắt đầu cởi mở hơn với ý tưởng cần sa là thuốc, thay vì coi nó như một loại chất nguy hiểm,” Sơ Kate nói.

Đạo diễn của phim Breaking Habits, Rob Ryan, cho hay cuộc đấu tranh biến ngành công nghiệp trồng cần sa thành ngành nghề mang lại lợi ích của Sơ Kate là độc đáo và rất chân thành. Kế hoạch của các nữ tu là mở rộng đế chế dược liệu cần sa của họ.

Sơ Kate nói: “Chúng tôi dự định sẽ lập cơ sở ở mọi thị trấn và tỉnh thành trong 20 năm tới. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc nhiều hơn với Hollywood, bởi vì đó là cách truyền tin ra với thế giới. Chúng tôi cũng có kế hoạch làm một se-ri phim hoạt hình mang chủ đề chính trị và tuyên truyền.”


Các sơ phải đấu tranh chống lại các luật lệ trong vùng.


Các sơ thu được 850,000 bảng mỗi năm. 


Các sơ thành công 100% trong việc chữa trị cho những người bị nghiện.


Sơ Kate bên vườn cần sa xum xuê.

Vào thứ Hai tới, các nữ tu sẽ có hoạt động phản đối đặc quyền giáo hội, cho phép che giấu một số hành vi lạm dụng.

“Chúng tôi đã quen với việc đấu tranh cho quyền của những người thiệt thòi,” Sơ Kate nói.

“Đó là một dự luật quan trọng cho phép California gia nhập với 20 tiểu bang khác và Canada trong việc từ chối đặc quyền này như một lý do để không báo cáo hành vi lạm dụng.

“Nếu một giáo sĩ, linh mục, mục sư chứng kiến hành vi lạm dụng, họ phải báo cáo. Giống như cách cảnh sát và y tá và giáo viên được yêu cầu phải làm.

“Họ không được phép che giấu cho nhau bằng cách núp sau bộ luật thiêng liêng nào nữa. Đây là thời đại của nữ quyền thiêng liêng và không có gì thiêng liêng trong việc làm hại trẻ em.

“Không có gì là thiêng liêng trong việc trao cho đàn ông quyền tiếp cận trẻ em vì mục đích xấu xa, hủy hoại cuộc sống của các em.

“Tuy nhiên, các tổ chức do nam điều hành, do nam sáng lập, do nam bảo trợ này không muốn chúng tôi động chạm tới các đặc quyền của họ.”

VietHome (Theo Metro)