Chìm xuồng, 117 người di cư có thể đã chết ở Địa Trung Hải

Hơn 100 người mất tích sau khi một chiếc xuồng cao su chở người di cư bị đắm ở Địa Trung Hải, cách bờ biển Libya 50km hôm 18/1.

Đây được xem làm thảm kịch mới nhất trên tuyến đường tìm kiếm miền đất mới của người di cư từ Bắc Phi tới châu Âu.

Người phát ngôn của Tổ chức Di cư quốc tế (OIM) Flavio Di Giacomo cho biết cho biết khoảng 120 người di cư có mặt trên chiếc xuồng vào thời điểm nó gặp nạn. Lực lượng chức năng Italia và Lybia đã phối hợp để triển khai chiến dịch giải cứu nhưng cho đến nay mới chỉ có 3 người được tìm thấy và đưa về đảo Lampedusa, Italy.

Một thuyền cứu hộ của Italia được triển khai để giải cứu người di cư. (Ảnh: Reuters)

"Sau vài tiếng, chiếc xuồng bắt đầu chìm và nhiều người bắt đầu đuối nước", ông Giacomo cho biết. Trong số những người mất tích có 10 phụ nữ, 2 trẻ em trong đó có một bé sơ sinh 2 tháng tuổi.

Trong một thông báo đưa ra mới đây, Tổng thống Italai Sergio Mattarella bày tỏ sự cảm thông sâu sắc với thảm kịch vừa xảy ra ở Địa Trung Hải. Thủ tướng Italia Giuseppe Conte cho biết ông rất sốc khi hay tin về vụ việc trong khi Bộ trưởng Nội vụ Italy Matteo Salvini vẫn tỏ thái độ cứng rắn trong chính sách của Italia với người di cư.

Từ tháng 6/2018, chính phủ Italia tuyên bố đóng cửa nhiều cảng biển để ngăn chặn dòng người di cư vào nước này, đồng thời kêu gọi các nước thành viên EU chia sẻ trách nhiệm tiếp nhận người di cư.

Trong năm 2017, hơn 30 người di cư, hầu hết là trẻ sơ sinh bị chết đuổi sau khi rơi khỏi một chiếc thuyền chở quá tải trên Địa Trung Hải. Theo Tổ chức di trú quốc tế, có khoảng 2.297 người di cư thiệt mạng hoặc mất tích trên biển Địa Trung Hải vào năm 2018, trong tổng số hơn 100.000 người đến châu Âu bằng đường biển. Ngày 19/1, Bộ trưởng Nội vụ Italia Matteo Salvini cảnh báo, nếu các cảng của châu Âu tiếp tục mở, những kẻ buôn người sẽ tiếp tục hoạt động và khiến nhiều người phải bỏ mạng trên biển. 

Vấn đề người di cư vẫn đang là thách thức lớn đối với EU trong bối cảnh nhiều chính trị gia ở lục địa già tiếp tục theo đuổi chủ trương cấm cửa người nhập cư. Mặc dù số người nhập cư đã giảm rõ rệt trong vài năm tở lại đây, nhưng giới chức các nước châu Âu vẫn đang phải đâu đầu khi giải quyết các bài toán về thách thức an ninh, đảm bảo an sinh xã hội và giải quyết vấn đề xã hội nảy sinh với những người di cư. 

VietHome (Theo Xã Luận)