800.000 người tị nạn bị đe dọa trục xuất khi nước Đức thay đổi thái độ

Cho đến năm 2020, Đức sẽ xem xét lại gần 800.000 quyết định cấp quy chế tị nạn.

Đây là điều mới được thông báo vào thứ Năm tuần trước, khi Quốc hội Đức thông qua một đạo luật nhằm thắt chặt các điều kiện xin tị nạn. Hiện tại, những người di cư trước đó đã được nhận quy chế tị nạn phải "có nghĩa vụ tích cực hỗ trợ dịch vụ di dân Đức và cung cấp tất cả các giấy tờ cần thiết theo yêu cầu".

Đe dọa bị trục xuất

Có thể nói, sự thay đổi này trong luật pháp Đức, nếu không coi là một cuộc cách mạng, thì chắc chắn đã là một sự tiến bộ. Đảng cánh tả và Đảng “Soyuz-90 / Greens” của Hội đồng Liên bang Đức đã phản đối gay gắt sự thay đổi này. Bốn đảng phái còn lại đều nhất trí ủng hộ dự luật mới này. 

Điều mới mẻ của dự luật này có thể mang lại nhiều phiền phức cho những người di cư. Theo luật cũ, người di cư chỉ cần nhận được quy chế tị nạn, còn sau đó thì bộ máy quan liêu của Đức sẽ bắt đầu có hiệu lực, và sau khoảng thời gian giám sát ba năm, gần như người tị nạn sẽ được tự động gia hạn quy chế đó.

Người ta chỉ để ý đến những đặc điểm chung như: Liệu trong nước của người tị nạn rời đi có nội chiến hay không? Liệu anh ta có phải đối mặt với việc bị tra tấn, bị kết án tử hình hay không?... Còn bây giờ thì cơ quan di trú sẽ chú ý kỹ hơn đến người tị nạn. Trước hết, đó là tính chính xác của các tài liệu chứng minh danh tính của anh ta.

Một cuộc biểu tình phản đối người di cư tại Đức.

Thực tế là trong dòng người di cư vào mùa Thu - Đông 2015-2016, cơ quan di trú đã không nghiên cứu kỹ danh tính của những người tị nạn đến Đức, và nhiều người trong số họ không có bất kỳ giấy tờ gì.

Những người mới đến được làm thủ tục theo một quy trình đơn giản – theo lời của những lời của người di cư. Họ chỉ cần khai họ tên và đến từ quốc gia nào, và các dữ liệu ban đầu khác, tính xác thực trong đó thường đáng nghi ngờ, đặc biệt là phần khai về quốc gia xuất xứ.

Phương tiện truyền thông địa phương lúc đó đã viết rằng nhiều người Pakistan và châu Phi tự nhận là người Syria. Đối với những người tị nạn đến từ đất nước đang có chiến tranh Syria, chính quyền Đức có sự bố trí đặc biệt.

Vì vậy, một số người di cư từ các nước khác đã cố gắng lợi dụng điều này, nhưng không phải ai cũng thành công. Trong năm đầu tiên thực hiện tái kiểm tra, Đức đã trục xuất khoảng 10.000 người tị nạn không thể xác định nhân thân.

Sau khi tiến hành làm thủ tục tiếp nhận đơn giản này, những người di cư được lấy dấu vân tay, và chỉ điều này mới được coi là đáng tin cậy. Bây giờ, cần phải kiểm tra kỹ tất cả các dữ liệu gốc.

Nếu như ai trong số những người tị nạn trốn tránh hợp tác với dịch vụ di trú, anh ta sẽ phải đối mặt với một khoản phạt lớn, bị bỏ tù và nặng hơn nữa là bị trục xuất ra khỏi nước Đức.

Thái độ đối với người tị nạn đã thay đổi

Thái độ của người Đức đối với dân tị nạn đã thay đổi khá nhanh chóng. Người ta thường hay nhắc đến sự kiện xảy ra vào dịp năm mới ở Cologne, khi dòng người di cư đang tăng lên chóng mặt. Khi đó, nước Đức đã thực sự bị sốc bởi những người mà họ cho phép tị nạn, được họ bảo vệ và cưu mang thì lại quay ra cướp bóc, làm nhục và cưỡng hiếp phụ nữ Đức.

Các nhà chức trách đã cố gắng bảo vệ những người tị nạn trong chừng mực có thể. Tuy nhiên, các nhà tù của Đức đã dần được bổ sung những người mới đến. Hiện nay ở một số khu, người tị nạn chiếm tới 1/3 số tù nhân. Và thường xuyên xảy ra những sự cố gây ra các cuộc biểu tình của đông đảo người dân địa phương.

Chuyện đã xảy ra tại thành phố Chemnitz thuộc bang Saxony, nơi một người dân di cư đã giết hại một người Đức. Người dân địa phương đã tiến hành biểu tình giương cao khẩu hiệu "chống lại tội ác của người nước ngoài".

Sự phẫn nộ đã lên tới cao trào. Trong quá trình đụng độ, hai người tham gia biểu tình và một cảnh sát đã bị thương. Để trấn an người dân, chính quyền buộc phải đưa thêm các đơn vị cảnh sát từ Leipzig và Dresden đến Chemnitz.

Vụ việc ở Saxony cũng được giải thích bởi một thực tế nữa, rằng đây là một trong những vùng đất nghèo nhất của Cộng hòa Liên bang Đức. Người dân ở đây đã phải chịu thiệt thòi về thu nhập so với các nông dân Tây Đức của họ khoảng 25-30 %.

Họ cảm nhận ở mức độ sâu sắc hơn về chi phí của chính quyền dành cho việc duy trì người tị nạn. Đối với người dân ở vùng đất phía đông thì thực tế này là một yếu tố kích động được bổ sung.

Tuy nhiên, chuyện không phải chỉ xảy ra ở Đông Đức. Người Đức từ lâu đã xem xét mọi thứ. Hãy xem những gì đã xảy ra. Theo Cục Thống kê Liên bang, năm 2018, mức lương trung bình ở Đức sau khi thanh toán tất cả các loại thuế là 2.302 euro. Tất nhiên là chưa tính đến tất cả các khoản phụ cấp và tiền thưởng, vốn rất phổ biến ở Đức. 

Mặt khác, tổng tiền lương (trước thuế) của công nhân có tay nghề thấp không đạt tới hai nghìn euro. Thống kê trên cho thấy rằng những người làm lao công, đầu bếp và bồi bàn, nhận được khoảng 1600 và 1800 euro mỗi tháng. Ngoài ra, những người thu gom rác, thợ bốc xếp, tài xế, gác cổng cũng có thu nhập thấp.

Tất nhiên, những người tỵ nạn được nhận ít hơn - khoảng 400 euro mỗi người. Tuy nhiên, nếu họ có gia đình và con cái (mỗi đứa trẻ, tùy vào độ tuổi, được nhận từ 240 đến 316 euro).

Số tiền này có thể so sánh với thu nhập của những công nhân Đức làm những việc đơn giản. Hơn nữa, nhà nước Đức còn trả tiền nhà ở và các tiện ích công cộng cho những người tị nạn. Do đó, tổng thu nhập của họ cũng khá cạnh tranh.

Trước đây, những chi phí này không làm cho người Đức tức tối. Với chi phí dành cho người di cư, họ dự kiến ​​sẽ có thể diễn ra quá trình điều chỉnh nhân khẩu học. Những người tị nạn phải lao động để hỗ trợ nền kinh tế Đức, bổ sung các quỹ xã hội. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tình hình đã bắt đầu thay đổi đáng kể.

Mặc dù thực tế trong số những người tị nạn đến Đức có 70% là những người trong độ tuổi lao động, nhưng họ không chịu làm việc. Theo người đứng đầu Cơ quan Lao động Liên bang, Detlef Shele, trong 3 năm vừa qua chỉ có 10% người tị nạn đăng ký tìm việc làm. Ông dự đoán rằng trong vòng 10 năm tới sẽ có 40% người tị nạn tìm được việc làm.

Phần còn lại đều "sống bằng tiền trợ cấp". Về hình thức, họ đang tìm việc làm. Các cơ quan này đã đăng ký 482 nghìn người, bao gồm cả những người nhập cư đã tham gia các khóa học để hội nhập và học tiếng.  

Còn 187 nghìn người khác đăng ký thất nghiệp. So sánh những con số này với số lượng người tị nạn cần xác nhận tình trạng nhân thân sẽ thấy rõ lý do tại sao các nhà lập pháp Đức lại muốn thắt chặt các yêu cầu đối với họ. 

Quyết định này đã chín muồi trong hệ thống chính trị Đức. Hồi mùa xuân năm nay, Detlef Scheele đã trả lời phỏng vấn chi tiết cho tuần báo Welt am Sonntag, trong đó, ông có nói rằng:

“Các chính trị gia nên lưu ý làm sao để các chuyên gia nước ngoài thực sự đủ điều kiện làm việc đến đất nước chúng ta, chứ không phải là những lao động chưa qua đào tạo. Các yêu cầu phải đặt ra phù hợp và nghiêm ngặt”.

Ông Shele thực sự lo lắng khi thấy các trung tâm môi giới việc làm hiện đang phải đối mặt với thực tế là hầu hết người tị nạn (đang tìm việc làm) không những không có bằng chuyên môn, mà thậm chí ngay cả bằng tốt nghiệp phổ thông cũng không có nốt. 

Cơ quan này đã phải đối mặt với nhiệm vụ “cải thiện triển vọng nghề nghiệp lâu dài của nhiều đối tượng hưởng trợ cấp, đặc biệt là những người không có nghề nghiệp chuyên môn”.

Một bức tranh ảm đạm tựa như là một phản ứng đối với chính sách của Thủ tướng Angela Merkel, người đã có cử chỉ rộng rãi, mời một đội quân di cư hùng hậu đến Đức.

Bà Merkel giải thích với các nghị sỹ rằng đất nước Đức sẽ được bổ sung sức lao động mới. Nhưng trên thực tế, hàng chục nghìn những người trẻ tuổi đến đây chỉ với mục đích ăn nhờ ở đậu.

Bây giờ người ta dự định phân loại xem ai là người có thể có ích, ai không. Với việc áp dụng luật mới Đức sẽ bắt đầu một chiến dịch chính trị để xác định những người di cư không mong muốn.

Điều đó không loại trừ rằng sẽ có những người thực sự cần bảo vệ, chăm sóc và giúp đỡ cũng sẽ rơi vào phạm vi ảnh hưởng của điều luật mới này.

Viethome (theo Báo Đất Việt)