Thủ tướng Anh chỉ đích danh người Việt trong bài phát biểu về Dự luật Rwanda

Nửa đêm ngày hôm qua, Thượng viện Anh đã thông qua Dự luật Rwanda. Trước đó, ông Rishi Sunak đã kiên quyết tuyên bố rằng ông sẽ chờ, chờ tới nửa đêm, để chứng kiến thời khắc chính sách này trở thành luật. 

Trong bài diễn văn hùng hồn của mình, ông đã nhắc đến 2 nhóm người di cư mà Vương quốc Anh muốn trục xuất nhất, đó là người Albani và người Việt Nam. 

Bởi vì 1/3 người đến Anh bất hợp pháp là người Albani. Chính phủ Anh đã đạt được thỏa thuận với chính phủ Albani nhằm giảm 90% người di cư từ quốc gia này đến Anh. Và quả thật năm ngoái số lượng thuyền di cư đã giảm 1/3. 

Tuy nhiên ngay khi số lượng người nhập cư Albani giảm thì bọn buôn người nhanh chóng chuyển hướng sang người nhập cư Việt Nam. Kết quả là số lượng người nhập cư Việt Nam đã tăng gấp 10 lần. 

stop the boat

Nhưng nhờ những kinh nghiệm từ cuộc chiến với người Albani, ông Sunak tin rằng ông sẽ thành công tương tự trong việc ngăn chặn người Việt Nam. Vào ngày 17/4 vừa qua, đại diện của chính quyền VIệt Nam, ông Phó Cục trưởng Cục quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an, Đại tá Vũ Văn Hưng và Thứ trưởng Bộ Nội vụ Anh phụ trách phòng chống di cư bất hợp pháp, Michael Tomlinson đã ký Tuyên bố chung về hợp tác phòng chống di cư bất hợp pháp, khuyến khích người Việt hồi hương.

Quan chức VN đã đến 2 trung tâm tạm giữ người xin tị nạn là Western Jet Foil và Manston, để quan sát hoạt động của Lực lượng Biên phòng ở tuyến đầu trong việc ngăn chặn thuyền nhỏ.

Nhưng chính quyền Anh không thể cứ tiếp tục đối phó với sự thay đổi chiến thuật của các băng nhóm buôn người, cách tốt nhất là phải dập tắt ham muốn đi Anh ngay từ gốc rễ. Phải cho người VN thấy rằng nước Anh không màu hồng, họ sẽ chẳng thể nào kiếm tiền nếu đến Anh bất hợp pháp. Và Luật Rwanda chính là cách tiếp cận thẳng thắn giúp người Việt nhìn thấy rõ họ sẽ uổng phí tiền vay mượn trong vô ích. Bởi vì "SẼ KHÔNG MỘT NGƯỜI TỊ NẠN NÀO ĐƯỢC QUAY TRỞ LẠI ANH".  

Sẽ không tòa án quốc tế nào có thể can thiệp vào chuyến bay trục xuất. Sẽ không có "nếu, nhưng". Để đẩy nhanh việc trục xuất, chính quyền Sunak đã tăng sức chứa của trại tạm giam chờ trục xuất lên 2,200 người. Thêm 200 nhân viên được thuê để xử lý hồ sơ. Thêm 25 phòng xử án và 150 thẩm phán, đủ sức cung cấp 5,000 ngày xử án. Hiện Bộ Nội Vụ đã có 500 nhân viên được huấn luyện để hộ tống người xin tị nạn đến Rwanda, và thêm 300 nhân viên nữa sắp hoàn thành tập huấn. 

Thủ tướng Anh khẳng định rằng chuyến bay trục xuất đầu tiên sẽ diễn ra trong 10-12 tuần tới. Điều này là trễ 2 năm so với kế hoạch, nhưng "muộn còn hơn không".

Viethome (theo GOV)