Thượng viện bỏ đa số phiếu chống lại Dự luật Rwanda

Đây là lần đầu tiên Thượng viện bỏ phiếu chống lại Dự thảo luật Rwanda. 

Trong một kết quả trái với mong muốn của chính phủ, Thượng viện đã bỏ 214 phiếu chống so với 171 phiếu thuận. Thượng viện cho rằng phải có các biện pháp bảo vệ trước khi Quốc hội quyết định Rwanda là nơi đủ an toàn để chuyển người tị nạn tới đó. 

Thực tế, việc bỏ phiếu ở Thượng viện không gây ra nhiều ảnh hưởng lên chính sách của chính phủ. Vì Thượng viện là tập hợp những cựu chính trị gia, công chức và chuyên gia ngoại giao cùng với 26 giám mục. Họ không có quyền ngăn cản một hiệp ước. 

Nhưng việc bác bỏ của Thượng viện lại tượng trưng cho một bước lùi đối với ông Sunak, và nhiều khả năng Thượng viện sẽ muốn sửa đổi dự luật này trong cuộc tranh luận vào tuần tới. Việc bác bỏ của thượng viện cũng sẽ là cơ sở để những người xin tị nạn dựa vào đó mà kháng cáo chống lại lệnh trục xuất.

Ủy ban Hiệp ước Quốc tế của Thượng viện (IAC) cho rằng hiệp ước mà Anh đã kí với Rwanda là "chưa hoàn thiện", bởi vì những phương pháp bảo đảm an toàn cho người xin tị nạn tại Rwanda vẫn chưa được tiến hành. 

22uk lords bfjw jumbo

Cựu tổng chưởng lý Lord Goldsmith cho rằng có ít nhất 10 vấn đề cần được giải quyết trước khi Dự luật Rwanda có thể được Thượng viện thông qua. Việc Quốc hội tự tuyên bố rằng Rwanda là quốc gia an toàn mà không có phương pháp đo lường, chỉ dựa vào bằng chứng của Bộ Nội vụ là chưa đủ thuyết phục. 

Vào ngày 29/1 tới, Thượng viện sẽ tiến hành tranh luận về sự an toàn của Dự luật Rwanda. Dù Thượng viện không thể ngăn chặn việc thực thi dự luật Rwanda, nhưng họ có thể trì hoãn dự luật này tới 1 năm nếu như nó không được đề cập trong tuyên ngôn bầu cử.

Thượng viện cũng có quyền yêu cầu sửa đổi dự luật và Hạ viện phải tiến hành tranh luận những yêu cầu sửa đổi đó. Tiến trình này gọi là “parliamentary Ping-Pong” vì việc sửa đổi sẽ bị đẩy qua đẩy lại giữa 2 viện rất nhiều lần trước khi dự luật được thông qua và trở thành luật.

Trước đó vào tối ngày 17/1, Dự luật Rwanda đã được Hạ viện thông qua với 320 phiếu thuận và 276 phiếu chống sau 2 ngày tranh cãi căng thẳng, gây chia rẽ mãnh liệt trong nội bộ Đảng Bảo Thủ. Vào một thời điểm, 60 nghị sĩ cánh hữu đã chống lại Dự luật này vì họ muốn ông Sunak phải cứng rắn hơn nữa, phải bít chặt mọi cơ hội kháng cáo lệnh trục xuất của người xin tị nạn. 

Viethome (theo ITV News)