Eo biển Anh có 25 ngày không một bóng xuồng nhập cư nào đi qua

Giai đoạn 25 ngày này bao gồm cả Christmas, đây là lần đầu tiên trong vòng 5 năm qua eo biển vắng bóng xuồng di cư trong 25 ngày liên tiếp. Nguyên nhân có thể do thời tiết quá khắc nghiệt. 

chiec xuong cuoi cung
Chiếc xuồng gần đây nhất xuất hiện trên kênh đào là vào ngày 16 tháng 12.

Không có người nhập cư nào bị phát hiện lang thang trên eo biển Anh trong suốt 25 ngày qua. Đây là đợt "nghỉ giải lao" dài hơi nhất kể từ tháng 2/2020. Vào thời điểm này năm ngoái, 44 người di cư trên xuồng nhỏ đã bị phát hiện. 

Số liệu của Bộ Nội Vụ cho thấy lần cuối cùng bóng dáng xuồng di cư cập bến bờ biển Anh là vào ngày 16 tháng 12, chỉ có một chiếc xuồng duy nhất chở 55 người. Hôm trước đó, 7 chiếc xuồng chở tổng cộng 292 người dư cư đã bị phát hiện trên bờ biển. 

Nguyên nhân của sự gián đoạn là do thời tiết lạnh và tuyết rơi tấn công nhiều nơi ở Vương quốc Anh. Cơn bão Henk vào ngày 2 tháng 1 với sức gió 94mph đã tàn phá South Wales và miền nam England. 

Giữa thời tiết khắc nghiệt, dịch vụ phà Condor Ferries đã hủy các chuyến phà giữa Poole, Portsmouth, quần đảo Channel Islands và Pháp. Trong khi đó, hãng phà DFDS cũng hủy các chuyến phà giữa Dover - Calais và Dover - Dunkirk.

Bão Henk xuất hiện chưa đến 1 tuần sau bão Gerrit, khiến hãng phà Condor phải hủy tất cả dịch vụ hành khách trong 3 ngày. 

Thủ tướng Rishi Sunak xem việc ngăn chặn xuồng nhỏ là vấn đề quan tâm số một của chính phủ ông. Nhưng tuần trước, số liệu rò rỉ cho thấy số lượng người di cư bất hợp pháp qua eo biển có thể tăng lên tới 35,000 người trong năm nay. 

Tài liệu rò rỉ của Lực lượng Biên phòng cho thấy 35,000 là con số trung bình, và dự đoán cao nhất có thể lên tới 50,000 người. Thông tin này lộ ra giữa lúc chính phủ Pháp đang chỉ trích Anh không cung cấp đủ thông tin hữu dụng về các hoạt động di cư trái phép.

Tòa Thẩm kế, cơ quan kiểm toán nhà nước ở Pháp, cho biết thông tin tình báo cung cấp cho cảnh sát nước này thường ở mức "sơ sơ" và "rất chung chung." Cơ quan này khẳng định Pháp cần thêm thông tin chi tiết về những chiếc thuyền và động cơ được các băng nhóm tội phạm sử dụng để buôn người.

Trong khi đó, Bộ Nội vụ Anh phản bác đánh giá trên, cho rằng báo cáo sử dụng thông tin lỗi thời và không phản ánh mối quan hệ hiện tại giữa hai nước.

Cơ quan phòng chống tội phạm quốc gia Anh (NCA) cho biết họ có mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan thực thi pháp luật và quản lý biên giới của Pháp.

Tuy nhiên, báo cáo của Tòa Thẩm kế về cuộc chiến chống di cư bất hợp pháp kết luận rằng giữa Pháp và Anh "không có sự bình đẳng trong việc trao đổi thông tin tình báo."

Anh đã cung cấp gần 500 triệu bảng Anh để Pháp chi cho việc tăng cường lực lượng an ninh tại các cồn cát và bãi biển dọc theo bờ biển Calais ở miền Bắc nước Pháp. Đây là nơi những kẻ buôn người đưa người di cư lên thuyền vào sáng sớm để bắt đầu cuộc vượt biển đầy nguy hiểm.

Báo cáo cho biết khoản tài trợ này đã giúp Pháp triển khai 54 nhân viên cảnh sát, với sự hỗ trợ của 135 quân nhân dự bị, cho hoạt động tuần tra hàng đêm.

Viethome (theo Sky News)