Người phụ nữ bị trục xuất vì rời khỏi Anh 4 ngày để đi du lịch

Người phụ nữ bị giam giữ qua đêm và bị trục xuất ngay hôm sau, dù cô đã xuất trình giấy tờ do Bộ Nội Vụ cấp để chứng minh quyền được sống và làm việc tại Vương quốc Anh.

tay ban nha truc xuat
Quan chức biên phòng Anh khuyên cô không nên cố quay trở lại Anh trong vòng 1 tháng. Ảnh: nhân vật cung cấp

Một phụ nữ Tây Ban Nha 34 tuổi đã bị buộc rời khỏi UK sau khi trở về đây sau kì nghỉ Christmas gần Málaga (Tây Ban Nha). Cô đã cố xuất trình giấy tờ làm việc hậu Brexit nhằm chứng minh cô được quyền sống và làm việc tại Anh quốc. 

Tại sân bay Luton vào ngày 26/12/2023, cô đã bị cấm túc suốt 1 đêm. Nhân viên biên phòng nói cô không nên lãng phí thời gian, vì những giấy tờ do Bộ Nội Vụ cấp cho cô là không có hiệu lực. Khi không thể nhập cảnh, cô phải bay trở về Tây Ban Nha. 

"Tôi về thăm nhà ở Tây Ban Nha vì chị gái tôi vừa sinh em bé. 4 ngày sau đó tôi quay trở lại Anh thì họ đưa tôi vào phòng giam giữ tại sân bay Luton. Họ lấy hết đồ đạc và điện thoại của tôi, rồi bắt tôi chờ ở đó. Tôi bị bỏ mặc cả đêm, sau đó bị đưa lên máy bay", Maria cho biết (tên đã được thay đổi).

Việc bị trục xuất khiến cô kinh hoàng, điều này phần nào phác họa sự bấp bênh mà công dân châu Âu phải đối mặt khi họ nộp đơn xin ở lại UK giữa lúc "thỏa thuận rút lui Brexit" vẫn chưa có kết quả.

Chồng của Maria đã phải bay đến Tây Ban Nha để giúp cô sau khi lực lượng biên phòng Anh cảnh báo cô không được quay trở lại UK trong vòng 1 tháng.

Cô nói: "Lẽ ra tôi phải quay trở lại làm việc nhưng cuộc đời tôi thế là tiêu rồi. Tất cả đồ đạc của tôi đều ở UK, chó của tôi, xe của tôi. Tôi đang học nghề điều dưỡng thú y, đó là giấc mơ của tôi. Nếu tôi cố tìm cách quay lại, tình hình càng tệ hơn". 

Maria là một nhà thiết kế người Tây Ban Nha. Cô đang trong quá trình chuyển đổi nghề nghiệp sang lĩnh vực thú ý. Cô đã nộp đơn muộn để xin visa định cư theo Chính sách định cư cho công dân châu Âu (EU settlement scheme 2023). Cô đang sống với chồng và bố mẹ chồng ở Bedfordshire. 

Hồ sơ của cô đã bị từ chối hồi tháng 6/2023 với lý do cô không cung cấp đủ bằng chứng. Cô đã khiếu nại và yêu cầu xét duyệt lại. Trong khi chờ đợi quyết định, cô được Bộ Nội Vụ cấp giấy thông hành tạm thời (CoA - certificate of application). Giấy này cho phép cô làm việc tại UK cho đến khi nhận được phán quyết về hồ sơ xin định cư của mình.

"Tôi có thể khai với họ tôi là khách du lịch nhưng tôi đã không làm thế, tôi chẳng có gì phải che giấu cả. Tôi nói rằng tôi đang chờ phán quyết xin visa định cư từ Bộ Nội Vụ, và tôi được quyền làm việc tại Anh", cô nói.

Người nhân viên di trú bắt giữ cô hôm đó, tình cờ cũng là người đã ngăn chặn cô hồi tháng 8. Nhưng lúc đó người này đã cho cô qua trạm kiểm soát an ninh sau khi tra vấn đồng nghiệp của cô. Lúc đó người này đã nói rằng giấy tờ của cô không có giá trị.

"Vị nhân viên di trú đó nói tôi đang lãng phí thời gian, và rằng tôi không được quyền làm việc. Tôi đã nói: "Chắn chắn hệ thống này có lỗ hỏng vì tờ giấy CoA nói tôi được phép làm việc, và bây giờ họ lại nói với tôi rằng Bộ Nội Vụ nói dối".

Maria đã sống ở UK từ năm 2014 - 2018. Sau đó, cô thường đi về giữa Anh và Nam Phi, vì chồng cô đang học tiến sĩ ở đấy. Dịch bệnh Covid khiến họ không thể quay về Anh. 

Theo chính sách EU settlement scheme in 2023, cô được phép nộp đơn muộn để xin visa định cư tại UK, nhưng cô không được rời khỏi UK quá lâu vì điều đó sẽ vô hiệu hóa quyền ở lại Anh của cô, theo "thỏa thuận rút lui Brexit".

Lực lượng Biên phòng đã không cho cô nhập cảnh, nguyên nhân vì hồ sơ xin visa định cư của cô đã bị từ chối, và cô không còn quyền nhập cảnh vào UK theo luật Citizens’ Rights (Application Deadline and Temporary Protection) Regulations 2020.

Maria hiện đang xin tư vấn pháp lý. Cô cho rằng tờ giấy CoA đã đủ chứng minh cô được phép làm việc tại UK trong thời gian chờ đợi hồ sơ xin định cư của cô được xét duyệt. 

Bội Nội Vụ nói rằng tờ giấy CoA không cho phép công dân châu Âu quyền đi lại tự do khỏi đất nước Anh. Và lực lượng biên phòng có quyền yêu cầu họ xuất trình thêm giấy tờ chứng minh quyền định cư ở UK trước tháng 12/2020. Lực lượng biên phòng không đòi hỏi giấy tờ làm việc, mà họ muốn xem bằng chứng về quyền được sống ở UK theo quy định của "thỏa thuận rút lui Brexit - withdrawal agreement".

Những người bị từ chối ở biên giới sẽ ngay lập tức bị giam giữ và trục xuất. Tuy nhiên, họ vẫn có quyền quay trở lại UK vào một thời gian sau đó, chứ không bị cấm nhập cảnh vĩnh viễn.

Viethome (theo Guardian)