Các nghị sĩ muốn sửa Luật Nhân quyền để thúc đẩy chính sách Rwanda bằng bất cứ giá nào

Các bộ trưởng đang cân nhắc khả năng sửa lại luật nếu Tòa án Tối cao phán quyết chống lại kế hoạch Rwanda vào tuần tới.

Những người nhập cư bất hợp pháp có thể không được viện cớ Luật Nhân Quyền để ở lại Anh quốc. Đây là kế hoạch được các bộ trưởng cân nhắc trong trường hợp Tòa án Tối cao bác bỏ chính sách Rwanda. 

Các bộ trưởng đang cân nhắc đến việc chỉnh sửa Luật Nhân quyền của Anh, trong đó loại bỏ những áp đặt của Công ước Châu âu về Nhân quyền. Mục đích của các bộ trưởng là muốn luật này không còn áp dụng cho người nhập cư bất hợp pháp nữa.

Đây là một phần trong Kế hoạch B, dùng để đối phó nếu Tòa án Tối cáo chống lại kế hoạch trục xuất người xin tị nạn tới Rwanda. 

Các chuyến bay đến Rwanda đã bị đình trệ từ tháng 6, khi Tòa án châu Âu về Nhân quyền ra phán quyết ngăn chặn việc trục xuất người xin tị nạn cho đến khi các tòa án Anh công nhập tính hợp pháp của chính sách này.

Vào thứ Tư tới, Tòa án Tối cao sẽ thông báo liệu họ có tán thành phán quyết của Tòa Phúc thẩm hay không. Tòa Phúc thẩm nói rằng chính sách Rwanda là bất hợp pháp vì nguy cơ người xin tị nạn Rwanda sẽ bị trả về quốc gia của họ và đối mặt việc bị áp bức. Tòa Phúc thẩm cho rằng chính sách Rwanda đã vi phạm quyền con người của người xin tị nạn.

Các bộ trưởng khá bi quan về phán quyết của Tòa án Tối cao sắp tới, và tin rằng Tòa án Tối cao sẽ tán thành phán quyết của Tòa Phúc thẩm. 

sua luat nhan quyen

Cựu Bộ trưởng Nội vụ Suella Braverman từng tuyên bố ủng hộ Vương quốc Anh rút khỏi Công ước châu Âu về Nhân quyền. Bà nói rằng các thẩm phán châu Âu bị chính trị hóa và đã giẫm đạp lên quyền tự trị của một quốc gia. 

Ít nhất 8 nghị sĩ quốc hội ủng hộ việc rút khỏi Công ước Nhân quyền châu Âu, đa phần là nghị sĩ Đảng Bảo Thủ. Tuy nhiên Thủ tướng Rishi Sunak sẽ không làm vậy vì ông không muốn gây họa lên mối quan hệ với các đồng minh then chốt là Mỹ và châu Âu. 

Vì thế, các nghị sĩ Bảo Thủ đang vận động Thủ tướng chọn một phương án khác, đó là sửa đổi Luật Nhân quyền của Anh, trong đó sẽ loại bỏ các điều khoản liên quan tới người nhập cư bất hợp pháp. Bằng cách này sẽ cho phép chính phủ Anh quyền bỏ qua phán quyết của các thẩm phán châu Âu.

Với tình trạng khủng hoảng nhập cư nghiêm trọng như hiện nay, các nước châu Âu cũng phải công nhận chính sách Rwanda chính là một hình mẫu hiệu quả để làm nản lòng những người nhập cư liều lĩnh. 

Hiện tại các nghị sĩ đang rất nóng lòng muốn thông qua việc sửa luật, để các chuyến bay đến Rwanda có thể tiến hành càng sớm càng tốt. 

Viethome (theo Telegraph)