Anh trục xuất 30 người Kurd tị nạn về Iraq

Iraq được coi là nguy hiểm đến mức Bộ Ngoại giao cảnh báo người dân không nên di đến đó do “nguy cơ bị bắt cóc trên khắp đất nước, do cả Daesh [Nhà nước Hồi giáo] và các nhóm khủng bố và phiến quân khác”.

Đây là vụ trục xuất về Iraq đầu tiên trong vòng 10 năm qua. Các đối tác của Bộ Nội vụ tham gia vào nhiệm vụ trục xuất lần này, đều đã trải qua khóa đào tạo đặc biệt trong tình huống nguy hiểm như bị bắt cóc hoặc bắt làm con tin.

Quá trình đào tạo là không bắt buộc đối với các điểm đến khác, theo đó bộ Nội vụ thuê máy bay thương mại để trục xuất người, chẳng hạn như Jamaica và Albania.

8iraqChuyến bay thương mại sẽ đưa 30 người tới Iraq.

Chuyến bay dự kiến ​​hạ cánh ở Erbil ở miền bắc Iraq - nơi chính quyền khu vực Kurdistan đang nắm quyền kiểm soát. Các cuộc biểu tình phản đối chuyến bay đã diễn ra vào thứ Hai ngày 30/5 ở cả London và Kurdistan.

Nhiều người sắp bị trục xuất là người xin tị nạn hoặc người tị nạn ở Anh và đã có gia đình và con cái ở đây. Một số đang ở trong các trung tâm giam giữ và tuyên bố tuyệt thực.

Một người đàn ông cho biết: “Toàn bộ quá trình này thật tồi tệ. Chúng tôi là con người. Tôi đã ở đây 20 năm. Tôi đã thi A-levels. Tôi nói 6 ngôn ngữ khác nhau. Tôi không phải tội phạm hay buôn ma túy, tôi chưa làm gì cả. Càng nghĩ về điều đó, tôi càng thấy giận dữ”.

Một người xin tị nạn - hiện 35 tuổi, đã đến Anh trong một chiếc xe tải lúc 15 tuổi. Anh cho biết tất cả những người được đưa lên chuyến bay vào ngày thứ Ba 31/5 đều đang rất hoang mang, lo sợ: "Tôi thề rằng tất cả người trở về Kurdistan sẽ gặp nguy hiểm. Một số đã bị đe dọa. Chúng tôi lo mình sẽ bị bắt ngay khi đến sân bay Erbil. Ở đất nước tôi, một số người sẽ không ngần ngại bắn vào đầu chúng tôi. Có những kẻ rất tàn nhẫn”.

Bà Bella Sankey, giám đốc tổ chức từ thiện Detention Action, cho biết: “Chúng tôi biết ít nhất 11 người có con em là người Anh có thể bị trục xuất đến Kurdistan thuộc Iraq. Nhiều người đã trốn thoát khỏi đó nhiều thập kỷ trước vì bạo lực và hỗn loạn. Khi việc đàn áp người biểu tình, trẻ em tôn giáo, trẻ em và người LGBT + đang tiếp tục ở Kurdistan, bà Priti Patel một lần nữa thể hiện sự coi thường của mình đối với an toàn và nhân quyền của những người tị nạn. Họ đã xây dựng lại cuộc sống của họ trong cộng đồng của chúng ta”.

Karen Doyle từ Phong trào Vì Công lý - một tổ chức đã vận động chống lại chuyến bay hôm thứ Ba, cho biết: “Bộ Nội vụ đang có kế hoạch gửi những người sống sót từ hành vi tra tấn đến một khu vực nguy hiểm và bất ổn - đây là động thái thể hiện sự coi thường mạng sống của con người. Những người đàn ông mà chúng tôi làm việc cùng đã sống ở Anh và có vợ con ở đây. Nhiều người không được hỗ trợ pháp lý khi bị giam giữ. Chính phủ này đang bỏ qua những tổn thương cá nhân của những người này”

Một phát ngôn viên của Bộ Nội vụ cho biết: “Chúng tôi không xin lỗi vì đã loại bỏ tội phạm nước ngoài và những người không có quyền ở lại Anh. Đây là điều công chúng mong đợi một cách đúng đắn và đó là lý do chúng tôi thường xuyên khai thác các chuyến bay đến các quốc gia khác nhau. Các cá nhân chỉ bị trục xuất khi Bộ Nội vụ và tòa án (nếu có) cho rằng việc này là an toàn. Kế hoạch Nhập cư Mới sẽ khắc phục các nhược điểm của hệ thống cũ và xúc tiến việc loại bỏ những người không có quyền ở đây”.

Viethome (Theo Guardian)