Anh: Tồn đọng 55,000 đơn xin tị nạn phải chờ suốt 3 năm

Hệ thống tị nạn của Anh đang hỗn loạn với kỷ lục 55,000 đơn xin tị nạn tồn đọng có thời gian chờ ba năm, tờ Sun cho biết vào Chủ nhật 21/11.

Cứ mỗi tháng, sẽ có thêm 100 người di cư được ghi nhận phải đợi ba năm nhưng chưa được xử lý yêu cầu xin tị nạn. Hàng ngàn người khác vẫn ở lại Vương quốc Anh nhưng bị từ chối quy chế tị nạn vì bộ phận nhập cư không biết họ đến từ đâu. Nhiều người tiêu hủy giấy tờ của họ trước khi đến, tạo ra khó khăn cho các quan chức trong quá trình trục xuất.

Hệ thống tị nạn đang chịu áp lực ngày càng lớn bởi số lượng lớn người di cư đến Anh qua eo biển Manche và các quy tắc di chuyển trong thời gian phong tỏa.

Tuần trước, có thông tin chỉ 5 trong số hơn 23,000 người vượt biển trong năm nay bị trả về châu Âu. Nhưng số liệu do The Sun thu được vào Chủ nhật cho thấy 54,432 người đã chờ đợi hơn ba năm để được giải quyết yêu cầu xin tị nạn, tăng 12% so với năm ngoái và gấp đôi số liệu năm 2015.

Số người đã sử dụng hết các con đường kháng nghị và đang chờ bị trục xuất hiện ở mức 39,510, tăng 68% so với năm 2015.

don xin ti nan ton dong o anh
Công tác trục xuất cũng gặp khó khăn vì nhiều người tị nạn không có giấy tờ tùy thân

Bài liên quan: Bộ Nội vụ cho rằng người xin tị nạn thực chất chỉ là di cư đi kiếm tiền

Hiện bà Priti Patel đang được yêu cầu rút lại tuyên bố trước Quốc hội rằng hầu hết người đến Vương quốc Anh bằng thuyền nhỏ không phải là người xin tị nạn.

Hai đồng nghiệp của bà trong đảng Lao động, David Blunkett và Shami Chakrabarti, cũng đặt câu hỏi liệu bộ trưởng có bằng chứng ủng hộ tuyên bố của bà rằng “70% người trên những chiếc thuyền nhỏ là đàn ông độc thân và di cư để kiếm tiền”.

Các tổ chức từ thiện cho người tị nạn ngày càng lo ngại chính phủ đang đưa ra câu chuyện không có thật rằng người di cư đến Vương quốc Anh bằng thuyền không đáng được thông cảm.

Tại Ủy ban Pháp luật và Nội vụ của Thượng viện vào tuần trước, bà Patel đã bị thẩm vấn về chính sách mới của mình. Theo đó, mọi cá nhân đến Vương quốc Anh xin tị nạn sau khi đi qua một quốc gia “an toàn” là “không thể chấp nhận được” - nghĩa là yêu cầu tị nạn sẽ không được xem xét. 

Mô tả những đối tượng trong chính sách mới, bà Patel nói: “Trong năm ngoái, 70% số người trên những chiếc thuyền nhỏ tới Anh là đàn ông độc thân và di cư để kiếm tiền. Họ không phải là những người xin tị nạn thực sự”. Các quan chức Bộ Nội vụ đã được yêu cầu cung cấp bằng chứng cho khẳng định của bộ trưởng.

Nguồn tin từ Bộ cho biết trong số 8,500 người vượt biển tới Anh vào năm 2020, 87% là nam giới và 74% trong độ tuổi từ 18 đến 39 - nhưng không cung cấp bằng chứng liên quan đến yêu cầu xin tị nạn của họ.

Người phát ngôn của Bộ Nội vụ cho biết: “Pháp là quốc gia an toàn; người di cư nên xin tị nạn ở quốc gia an toàn đầu tiên họ đến, thay vì thực hiện các cuộc vượt biên nguy hiểm và bất hợp pháp".

5patelBà Patel đang được yêu cầu giải thích phát ngôn gây tranh cãi của mình 

Lady Chakrabarti - cựu lãnh đạo đảng Tự do và thành viên của ủy ban, cho biết các nhận xét của bà Patel nên được giải thích, sửa chữa hoặc rút lại một cách hợp lý.

Bà Chakrabarti nói: “Cả cộng đồng tị nạn và cuộc sống của những người tuyệt vọng đều quá quý giá, do vậy tuyên bố 70% của bộ trưởng Bộ nội vụ không thể mặc định được coi là chính xác. Bộ Nội vụ có thực sự nói rằng hầu hết người xin tị nạn là nam giới độc thân hoặc hầu hết người vượt biển đều là ‘di cư để kiếm tiền’ và không xứng đáng để được cấp quyền tị nạn? Nếu có, điều gì đã xảy ra với việc giám sát một cách kỹ càng đối với mọi yêu cầu xin tị nạn của từng cá nhân?"

Lord Blunkett - cựu bộ trưởng Nội vụ của đảng Lao động, người đã đưa ra câu hỏi dẫn tới số liệu "70%” của bà Patel, cho biết chính phủ có thể phải chật vật để biện minh cho con số này vì các quan chức vẫn đang xử lý hồ sơ xin tị nạn tồn đọng.

“Không có gì ngạc nhiên khi Bộ Nội vụ đã không phản hồi yêu cầu chứng minh số liệu 70% của các phóng viên vì tình trạng tồn đọng hồ sơ xin tị nạn quá nghiêm trọng”, ông Blunkett nói, “Con số gần đây nhất mà tôi thấy là 125,000, lớn hơn so với nhiều năm trước”.

Bằng chứng miệng trước Ủy ban Nội vụ vào tháng 9 năm 2020 của ông Abi Tierney - tổng giám đốc Cơ quan Thị thực và Nhập cư Vương quốc Anh, cho biết trong số 5,000 người vượt biên vào năm 2020 cho đến ngày họp của ủy ban, 98% đã xin tị nạn.

Dữ liệu của Bộ Nội vụ được công bố cho thấy nhiều người vượt biển tới Anh bị từ chối tị nạn đến từ các khu vực có xung đột như Iran, Iraq, Afghanistan và Sudan.

Tiến sĩ Peter Walsh, nhà nghiên cứu của tổ chức Đài quan sát Di cư tại Đại học Oxford, cho biết: “Phần lớn các yêu cầu xin tị nạn (bao gồm cả những người đến Vương quốc Anh bằng thuyền nhỏ) cuối cùng đã thành công. Cụ thể, Bộ Nội vụ báo cáo rằng 59% đơn xin tị nạn nộp từ năm 2017 đến năm 2019 đã được phê duyệt, tính cả số lượng kháng nghị. Cho rằng người di cư vượt biển sẽ có nhiều khả năng được chấp thuận tị nạn hơn những người xin tị nạn khác là kết luận hợp lý".

"Điều này là do các quốc tịch phổ biến của người di cư vượt biển - như Iran, Syria, Afghanistan và Yemen - có khả năng thành công cao hơn mức trung bình. Không rõ bằng chứng chứng minh cho tuyên bố 70% người di cư vượt biển vì lý do kinh tế. Nhưng trên cơ sở dữ liệu có sẵn, không quá 30% người di cư bằng đường biển được chấp nhận tị nạn là việc khó có thể xảy ra”.

Viethome (Theo Guardian)

Viethome (Theo Sun)