Đôi vợ chồng trình độ cao bị Bộ Nội vụ trục xuất về nước

Một nhà khoa học hàng đầu về năng lượng tái tạo và vợ của anh, một nhân viên chăm sóc sức khỏe, và 3 đứa con của họ đang đối mặt với lệnh trục xuất về Sri Lanka nơi gia đình họ từng bị tra tấn.

Tiến sĩ khoa học Nadarajah Muhunthan từng giành được học bổng Commonwealth Rutherford cho phép anh đến Anh để làm công việc phát triển thiết bị quang điện màng mỏng dùng trong lĩnh vực năng lượng mặt trời. Nhưng hiện anh đang đối mặt với lệnh trục xuất cùng với vợ Sharmila Muhunthan, người từng làm việc tại một trung tâm chăm sóc sức khỏe trong thời gian qua.

nha khoa hoc bi truc xuat

Trốn thoát khỏi quê nhà

Cặp đôi cùng 3 con đến Anh vào năm 2018 để tạo điều kiện cho Nadarajah Muhunthan phát triển công nghệ năng lượng tái tạo. Vào tháng 11/2019, cặp đôi đã trở về Sri Lanka để thăm mẹ của Tiến sĩ Muhunthan đang bị ốm.

Nhưng trong lần này anh Muhunthan đã bị bắt và bị tra tấn bởi chính quyền Sri Lanka, theo báo cáo của Guardian. Nhà khoa học may mắn trốn thoát và trở lại UK, sau đó anh nộp đơn xin tị nạn.

Một năm sau, tiến sĩ được Bộ Nội vụ cho phép tiếp tục công việc vì chuyên môn của anh được liệt vào danh sách thiếu người (Shortage Occupation List - SOL).

Bị Bộ Nội vụ trục xuất

Tuy nhiên, sau khi học bổng của anh hết hạn vào tháng 2/2020, đôi vợ chồng không thể tiếp tục làm việc được nữa. Giám đốc trung tâm chăm sóc sức khỏe nơi cô Munhunthan làm việc đã viết thư xin Bộ Nội vụ cho nhân viên của mình tiếp tục công việc. 

Nội dung lá thư có đoạn: ''Chúng tôi đang rất cần một nhân viên sức khỏe đã qua đào tạo, và chúng tôi cầu khẩn Bộ Nội vụ xem xét trường hợp của cô Sharmila Muhunthan vì đây là vấn đề khẩn cấp''. Bất chấp sự can thiệp từ phía vị giám đốc, yêu cầu ở lại UK của đôi vợ chồng vẫn bị từ chối. 

Các trung tâm chăm sóc sức khỏe từng yêu cầu chính phủ liệt ''nhân viên chăm sóc sức khỏe'' vào danh sách thiếu người để cấp visa. Họ cũng muốn Bộ Nội vụ giảm mức lương tiêu chuẩn £25,600 hiện nay. Đây là mức lương yêu cầu nếu muốn tuyển lao động chăm sóc sức khỏe ngoài UK. Hiên nay danh sách SOL chỉ bao gồm ''nhân viên chăm sóc cấp cao'' và vị trí ''giám đốc''. 

John Penrose, nghị sĩ Đảng Bảo Thủ ở khu vực Weston-super-Mare nơi gia đình Muhunthan đang sống, đã viết một lá thư cho bà Priti Patel, nói rằng: ''Tình huống này hoàn toàn có thể tránh được, nhưng hệ thống nhập cư và visa quá chậm lụt nên mới gây khó khăn cho họ''.

Luật sư mà gia đình thuê đã tiến hành kiện Bộ Nội vụ. Nhóm luật sư này đến từ công ty luật MTC solicitors. Luật sư Naga Kandiah nói với Guardian: ''Vấn đề nhân quyền ở Sri Lanka đang trở nên ngày càng nhức nhối. Cao ủy Liên Hiệp Quốc, bà Michelle Bachelet, từng nói rằng các nhà báo, những người bảo vệ nhân quyền và thân nhân của những người mất tích luôn trong tình trạng bị theo dõi, đe dọa, chèn ép về mặt pháp luật. Tình trạng ức hiếp này ngày càng lan rộng và ảnh hưởng đến cả những sinh viên, tri thức, các giáo sư y khoa và lãnh đạo tôn giáo...''.

Tại UK, danh sách các bệnh nhân phải chờ để được chăm sóc ở England đã tăng 26% lên 300,000 người chỉ trong vòng 3 tháng. Bất cứ thời điểm nào, lĩnh vực này cũng thiếu 100,000 nhân viên. Tuy nhiên các quy định nhập cư hà khắc của UK đã khiến cho nhiều nhân viên tài giỏi phải quay trở về quê hương của họ. 

Đáp lại trường hợp của vợ chồng Muhunthan, đại diện Bộ Nội vụ nói: ''Tất cả các đơn khiếu nại về nhân quyền và tị nạn đều được chúng tôi xem xét cẩn thận từng trường hợp, tuân theo bổn phận của nước Anh với quốc tế''.

Viethome (theo carehome)