Cuộc đời của cô gái trẻ bị cuốn vào vòng xoáy của những buổi "trừ tà"

Cuộc đời của Anneliese nổi tiếng trong cộng đồng tín đồ Công giáo cũng như trở thành nguồn cảm hứng cho các nhà làm phim thực hiện những tác phẩm kinh dị liên quan đến nghi thức "trừ tà".

anneliese 1

Anneliese Michel sinh ra trong một gia đình tôn sùng đạo Chúa ở Bvaria, miền tây nước Đức vào những năm 1960. Mỗi tuần, cô luôn đều đặn đi lễ thánh 2 lần. Một ngày năm 16 tuổi, Anneliese đột ngột rời khỏi trường học và bắt đầu đi lang thang khắp nơi. Bản thân Anneliese không nhớ nổi những chuyện này nhưng gia đình và bạn bè kể lại rằng khi đó cô như bị thần kinh.

Một năm sau, Anneliese lặp lại chuyện này với tần suất nhiều hơn. Thỉnh thoảng, cô thức giấc trong tình trạng mơ màng và tè dầm trên giường. Do thường xuyên bị co giật nên cơ thể Anneliese thường bị run mà cô không thể kiểm soát.

anneliese baby 1584803304338308214159 horz

Bệnh tình của Anneliese

Sau sự kiện thứ 2, Anneliese đến gặp bác sĩ khoa thần kinh và bị chẩn đoán mắc bệnh động kinh thùy thái dương. Bệnh lý này có thể gây ra co giật, mất trí nhớ, ảo giác và ảnh hưởng đến thính giác. Động kinh thùy tạm thời cũng có thể gây ra hội chứng Geschwind, một rối loạn được thể hiện thông qua sự hiếu động.

Anneliese được cho trở về nhà và uống thuốc để chữa bệnh động kinh. Năm 1973, cô nộp đơn vào trường đại học Wurzburg. Tuy nhiên, số thuốc kia lúc này lại không còn tác dụng nên bệnh tinh của Anneliese ngày càng nghiêm trọng hơn. Dù vẫn tiếp tục uống thuốc nhưng Anneliese lại bắt đầu tin rằng bản thân có thể đang bị quỷ ám và bắt đầu tìm kiếm một giải pháp chữa trị khác ngoài thuốc men.

Từ dạo đó, Anneliese đi đâu cũng thấy ác quỷ và thậm chí còn nghe chúng thầm thì bên tai. Mỗi lúc nghe thấy ác quỷ nói "Chết đi" hay "Mày sẽ thối rữa ở địa ngục", cô liền cầu nguyện và càng thêm tin vào giả thiết mình bị quỷ ám.

Cô gái bị "ác quỷ" ám

Anneliese đã tìm đến những linh mục ở nhà thờ để cầu cứu nhưng lần nào đến đây cô cũng bị từ chối. Tất cả mọi người đều khuyên Anneliese nên tìm kiếm sự chữa trị y khoa và hơn nữa, họ cũng không được những linh mục đứng đầu nhà thờ cho phép làm điều gì khác.

Thời điểm này, ảo tưởng về ma quỷ của Anneliese đã trở nên vô cùng nghiêm trọng.

Tin chắc mình bị ám, Anneliese xé hết quần áo trên người, cố bắt ép bản thân squat 400 lần một ngày, bò dưới bàn ăn và sủa liên tiếp 2 ngày như một chú chó. Chưa dừng lại ở đó, cô còn ăn cả nhện và than, cắt đầu một con chim chết và liếm cả nước tiểu của mình trên sàn.

Cuối cùng, 2 mẹ con Anneliese cũng tìm được một vị linh mục có tên là Ernst Alt, người tin rằng cô gái trẻ kia bị quỷ ám. Trong tài liệu của tòa án cho thấy, người này nói Anneliese "không hề trông giống một người bị động kinh".

Về phía Anneliese, cô từng viết cho vị linh mục duy nhất tin lời mình nói rằng: "Con không là gì cả. Mọi thứ về con đều là những điều phù phiếm. Xin Cha hãy cầu nguyện cho tình trạng của con được cải thiện và những điều con nên làm... Con muốn thay người khác chịu đựng... nhưng thế này thì bất công quá".

anneliese 1
Mẹ Anneliese giữ chặt con gái trong những buổi trừ tà.

Sau đó, Ernst đã thỉnh cầu giám mục địa phương, Đức cha Josef Stangl, và nhận đuọc sự chấp thuận giao cho linh mục Arnold Renz thực hiện buổi trừ tà nhưng tất cả buộc phải diễn ra trong bí mật.

Tại sao lại là trừ tà?

Trừ tà tồn tại trong rất nhiều nền văn hóa và tôn giáo trong hàng nghìn năm qua. Nghi thức này từng phổ biến trong Giáo hội Công giáo vào những năm 19500, các linh mục sẽ đọc câu thần chú tiếng Latin "Vade retro satana" (tạm dịch: Hãy trở về đi, Satan) để trừ khử ác quỷ ra khỏi cơ thể vật chủ.

Tuy nhiên, đến những năm 1960, nghi thức trừ tà trong Giáo hội Công giáo không còn phổ biến như trước nữa nhưng lại bắt đầu xuất hiện trong phim ảnh và sách vở đơn cử như The Exorcist vào đầu những năm 1970, khiến mọi người cảm thấy nó rất thú vị.

10 tháng sau, 2 mục sư Ernst và Arnold đã thực hiện tổng cộng 67 buổi trừ tà, mỗi buổi kéo dài đến tận 4 tiếng, lên người Anneliese. Sau đó, cô gái trẻ tin rằng đã có thể xác định được danh tính của 5 con ác quỷ đang đeo bám mình, bao gồm: Lucifer, Cain, Judas Iscariot, Adolf Hitler và Nero. Chúng chiếm lấy sức mạnh tâm hồn của Anneliese và giao tiếp thông qua những tiếng gầm gừ phát ra từ miệng cô gái trẻ.

anneliese 1
Dù quỳ đến bị gãy xương, tổn thương gân nhưng Anneliese vẫn đều đặn tham gia buổi trừ tà.

Anneliese chết như thế nào?

Các "ác quỷ" xảy ra tranh cãi, Hitler nói: "Con người ngu ngốc như lợn. Họ đều nghĩ rằng chết là hết nhưng không phải như vậy", trong khi Judas lại chê bai Hitler chẳng có gì ngoài cái miệng khoát lác, người chẳng có bất kì tiếng nói nào ở thế giới địa ngục. Trong những buổi trừ tà, Anneliese thường nói về "cái chết để chuộc lỗi", đồng thời bị gãy xương và bị thương gân đầu gối vì phải quỳ quá nhiều.

Hơn 10 tháng trôi qua, Anneliese không thể làm gì theo ý mình vì phải giao phó tất cả cho các vị linh mục thực hiện nghi thức trừ tà. Dần dần, Anneliese ngừng ăn rồi qua đời vào ngày 1/7/1976 vì bị suy dinh dưỡng và thiếu nước.

Năm đó, Anneliese chỉ mới 23 tuổi.

anneliese 1

Cái chết của Anneliese thu hút sự chú ý của dư luận nước Đức. Bố mẹ cô và 2 vị linh mục tiến hành nghi lễ trừ tà đã bị cáo buộc tội vô tình giết người. Trước phiên tòa xét xử, những người này đã trình lên tòa án những đoạn clip quay lại cảnh trừ tà đối với Anneliese và cố gắng biện minh cho hành động của mình.

anneliese 1
Từ trái qua phải: Linh mục Ernst, Arnold, mẹ và bố của Anneliese.

2 vị linh mục bị kết án tội ngộ sát và nhận về mức án 6 tháng tù giam cùng 3 năm án treo. Về phía bố mẹ Anneliese, họ không phải nhận bất cứ hình phạt nào bởi vì thẩm phán cho rằng việc mất đi con gái đã khiến họ "chịu đau khổ quá nhiều", một trong những tiêu chí để xem xét tuyên án trong luật pháp Đức.

Câu chuyện về Anneliese đã trở thành nguồn cảm hứng để các nhà làm phim thực hiện tác phẩm điện ảnh kinh dị The Exorcism of Emily Rose được phát hành vào năm 2005. Những cảnh quay đáng nhớ trong phim là khi nữ chính hét lên tên gọi của ác quỷ trước mặt linh mục trong suốt thời gian bị "ám".

anneliese 1
Cảnh trong phim The Exorcism of Emily Rose.

(Nguồn: ATI)