8 mẹo hóa giải tin đồn "làm nail bị viêm gan và bệnh nguy hiểm khác"

nail gay viem gan 1

Gần đây có nhiều tin đồn trên mạng xã hội và các diễn đàn rằng một người có thể bị viêm gan hoặc một số bệnh đáng sợ khác khi làm nail. Do đó, một số khách đã bắt đầu tự dũa và sơn móng tay của chính mình, nhưng cũng có những người khác lại phớt lờ những lời đồn đại này và tiếp tục đến các tiệm nail quen thuộc.

Với các tin đồn như vậy, chưa biết đúng/sai ra sao, nhưng thực tế có thể làm tiệm nail mất khách. Vì vậy, chủ lẫn thợ nail nên nhìn nhận lại và thay đổi cho chuyên nghiệp hơn, nhằm xóa tan nghi ngờ của khách về an toàn sức khỏe khi làm nail.

Dưới đây là 8 mẹo hóa giải tin đồn ''làm nail có thể bị viêm gan và các bệnh nguy hiểm khác'':

1. Túi đựng dụng cụ nên được mở ra trước mặt khách.

Việc khử trùng đúng cách các dụng cụ luôn được thực hiện trong một gói giấy bồi (giấy cứng, carton) mà thợ nail phải mở ra trước mặt bạn. Trên túi phải có một chỉ báo hình vuông nhỏ – ban đầu, túi sẽ có màu xám và sau khi tiệt trùng, nó sẽ chuyển sang màu hồng đậm hoặc nâu nhạt (màu sắc sẽ tùy thuộc vào cách thức tiệt trùng được thực hiện – bằng hơi nước hoặc bằng không khí khô).

nail gay viem gan 1

2. Que gỗ và khăn chỉ dùng một lần

Tất cả các vật tư tiêu hao cho việc làm nail nên dùng một lần. Đó là lý do tại sao nên chú ý đến cách sử dụng khăn ăn và thanh gỗ trong tiệm. Những chiếc que đã qua sử dụng nên được cất giữ trong những thùng đựng chất thải đặc biệt Thợ nên bẻ những chiếc que này trước mặt khách sau khi đã được sử dụng.

nail gay viem gan 3

3. Thời gian làm một bột nail không nên mất ít hơn một giờ

Trước khi làm, có khách kỹ tính sẽ hỏi thợ cần bao nhiêu thời gian cho quy trình này. Nếu thợ nói với họ rằng sẽ mất khoảng 30 phút, có lẽ khách nên sẽ từ chối dịch vụ. Làm móng kiểu cổ điển mất khoảng 01 giờ, trong đó 40 phút được dùng để cắt da và tạo hình móng.

Thêm 20 phút để phủ sơn móng (tẩy dầu mỡ, sơn lớp nền, sơn 2 lớp móng tay và sơn sửa móng tay). Tất nhiên, có thể làm nhanh hơn nhưng trong trường hợp này, nhiều rủi ro bộ móng sẽ không đẹp như ý sau một tuần. Làm nail đúng cách sẽ giữ nguyên trên móng của khách và trông đẹp ngay cả khi móng tay bắt đầu mọc mới.

4. Thợ nail chuyên nghiệp sẽ không dùng nước sơn phủ rẻ tiền

Sơn móng tay rẻ tiền có thể làm móng khách bị khô. Do hàm lượng axit cao, nó sẽ đi sâu vào móng và làm hỏng cấu trúc của nó. Do đó, móng tay của khách có thể bắt đầu phân tầng. Đó là lý do tại sao sơn móng tay và các vật liệu khác được sử dụng trong tiệm nên là loại tốt. 

5. Khách và thợ phải được bảo vệ khỏi tiếp xúc hóa chất

Nhiều vật liệu làm móng có mùi nồng và khó chịu, trong khi bụi acrylic hình thành khi dũa các lớp sơn cũ gây hại cho sức khỏe, cho nên bàn làm nail phải trang bị hệ thống thông gió. Ngoài ra, nên có một hệ thống hút mùi chung trong toàn bộ tiệm nail. Thợ nên sử dụng khẩu trang kín và giữ hóa chất ở khoảng cách an toàn với khách.

6. Thợ chỉ nên nhận bàn tay và móng tay khỏe mạnh.

Thật nguy hiểm nếu thợ bắt đầu làm mà không chú ý đến những vết xước nhỏ trên da tay và các bệnh về móng có thể nhìn thấy được. Người thợ khôn ngoan coi trọng uy tín sẽ không bao giờ mạo hiểm làm việc với đôi tay bị thương. Trong trường hợp này, hãy khuyên khách nên điều trị trước rồi hãy quay lại.

7. Thợ nail nên trông gọn gàng và tiệm duy trì không gian làm việc có tổ chức

Danh tiếng của tiệm một phần phản ánh sự ngăn nắp của nhân viên được thể hiện ngay trên bàn làm móng. Trước khi bắt với khách mới, thợ phải xử lý không gian làm việc và loại bỏ găng tay đã dùng. Sau đó, nên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn và đề nghị làm như vậy với khách mới của mình.

8. Không nên có hàng đống tạp chí cũ để trong tiệm

Nghe có vẻ lạ lẵm, vì các tạp chí mà khách lấy xem trong khi chờ cũng có thể là nguồn vi khuẩn. Chúng khó có thể được xử lý bằng dung dịch kháng khuẩn, nhưng những trang rách nát của những ấn phẩm này đã đến tay nhiều người. Vì vậy, hãy chỉ để những ấn phẩm mới nhất mà thôi!

Dành cho thợ hành nghề tự do hoặc khách muốn làm nhanh

Khách có thể dùng dụng cụ riêng cũng là cách hay vì thợ làm nghề tự do thường không đủ tiền mua thiết bị khử trùng đắt đỏ. Nồi hấp trong các tiệm đảm bảo tiêu diệt tất cả các vi sinh vật nguy hiểm, trong khi đèn UV được thợ tự do sử dụng thì không có tác dụng nhiều đối với một số vi khuẩn và virus.

Thói quen làm móng trước những ngày lễ lớn có thể dẫn đến nhiều rủi ro nghiêm trọng. Vì vậy, chủ và thợ nên chuẩn bị lượng dụng cụ sạch hợp lý để vừa đảm bảo vệ sinh vừa không làm gián đoạn quá trình làm cho khách mới.

Theo vnailnews