Nàng geisha cao ngạo 40 năm lang thang trên đường phố Yokohama, mãi chờ một vị khách không bao giờ quay lại

Cả một đời chỉ làm đúng một công việc duy nhất, có mấy ai đủ lòng kiên trì đó? Nếu làm được vậy phải có bao nhiêu ràng buộc cơ chứ...

Nhưng người phụ nữ tên Mary này ngày ngày trang điểm rực rỡ, đánh phấn trắng bệch, vẽ mắt đậm, tô son đỏ, rồi mặc vào bộ váy ren dài, ngày lại ngày qua vẫn kiên trì công việc của mình – làm một kỹ nữ (geisha).

Đạo diễn Takahiro Nakamura vào năm 2006 đã làm một bộ phim mang tên Yokohama Mary, chính là bộ phim kể về cuộc đời người phụ nữ ấy.


Bộ phim Yokohama kể về cuộc đời của Mary

Năm 1946, Mary từ thân phận phụ nữ giải khuây biến thành một cô gái pan pan tức là gái đứng đường, những cô gái chuyên làm nghề bán da thịt cho quân đội Mỹ thường trú ở Nhật thời điểm này.

Lúc còn trẻ, Mary có gương mặt vô cùng xinh đẹp, bà biết đàn dương cầm, viết chữ thư pháp cực đẹp còn biết nói tiếng Anh, không ai biết tên thật của bà cũng không ai biết bà tới từ đâu, chỉ biết bà từng là hoa khôi một thời của khu phố làng chơi đó.


Người phụ nữ vẫn làm công việc của mình bất chấp thời gian.

Chẳng bao lâu sau, bà rơi vào tình yêu cuồng si với một sĩ quan người Mỹ, bà đi theo ông ta tới thành phố Yokosuka. Năm 1954, bà 33 tuổi, lúc ấy nhan sắc bà vẫn còn rất đẹp, ăn mặc lại theo phong cách Âu Mỹ đương thời, là pan pan mà không ít khách ngưỡng mộ tìm tới, khi đó mọi người đều gọi bà là Kōgō heika – Hoàng Hậu bệ hạ.

Năm 1961, Mary 40 tuổi sống ở thành phố Yokohama, bà không giống các pan pan khác, ăn mặc khiêu gợi, hờn dỗi kiếm khách. Trong mắt mọi người, bà luôn kiêu ngạo thanh cao, có tài hoa, ăn diện đẹp đẽ như một vị Hoàng Hậu cao quý, lòng tự trọng cao ngất, nhưng gặp ai cũng lễ phép chào hỏi.

Lúc này, sĩ quan người Mỹ mà bà yêu phải rời khỏi Nhật để về Mỹ. Ngày ấy Mary đi tiễn, có người nói lúc ấy Mary và sĩ quan nọ ôm hôn nhau thắm thiết, Mary còn đuổi theo con tàu đưa người yêu mình đi một đoạn, rồi khi tàu đi xa, Mary đứng lại, cất tiếng hát, thu hút không ít người dừng lại đứng nghe, cảnh tượng ấy vô cùng bi thương.

Từ ngày đó về sau, Mary vẫn ở lại trên những con phố ở Yokohama, bởi vì người sĩ quan Mỹ đó nói, ông sẽ quay trở về tìm bà.

Lúc ấy Negishiya là quán bar nổi tiếng nhất ở Yokohama, ở nơi đó tập trung đủ thứ người, Mary đã đứng kiếm khách ở đây, mãi cho tới năm 1980, Negishiya bị lửa đốt trụi, rồi quân đội chiếm lĩnh rút toàn bộ về nước, năm ấy Mary 59 tuổi, bà đã không còn kéo khách được nữa, cũng đã chẳng còn nhà, nhưng bà vẫn không muốn rời đi, vì thế bà bắt đầu lang thang trên những con đường ở Yokohama.

Ngày ngày bà vẫn tỉ mẩn khoác lên mình lớp trang điểm dày, bộ váy ren trắng xinh đẹp và đôi giày cao gót, đi khắp những con đường ở Yokohama. Bà nói: “Nếu như nói tôi là kỹ nữ, vậy tôi sẽ vĩnh viễn là kỹ nữ. Tôi vẫn sẽ tiếp tục làm kỹ nữ cho tới hết đời.”

Thế nhưng theo thời gian trôi qua, năm tháng và con người đã không còn như xưa, người ta nhìn thấy Mary tuổi già sắc suy như u hồn ngày ngày lang thang trên đầu đường. Họ sợ hãi, chán ghét, coi bà là nỗi nhục nhã, không ai chịu chạm vào những gì bà từng dùng, bà bị cảnh sát bắt lại. Những kẻ từng mua vui trên thân xác bà, nhìn bà bằng ánh mắt khinh thường.

Lúc nào bà cũng mang theo toàn bộ gia sản của mình. Rất nhiều nơi ở Yokohama đều cấm bà vào cửa, như những tiệm cắt tóc trên phố. Bà con chưa bước vào, đã có khách bên trong trách cứ vì sự xuất hiện của bà, thậm chí nói thẳng: “Nếu bà ta còn tới đây, bọn tôi không tới nữa”. Chủ tiệm cắt tóc chỉ đành đuổi Mary đi, Mary chỉ cúi đầu hỏi lại: “Thật sự không thể đến nữa sao?”.

Khi nhận được câu trả lời, bà không tức giận, không phản bác, chỉ tiếc nuối nói: “Vậy à, tôi biết rồi”, rồi lặng lẽ bỏ đi.

Nhưng khi bạn tuyệt vọng với thế giới này, luôn sẽ có một bàn tay vươn ra an ủi bạn.

Có một ông chủ toà nhà, ông ấy cho Mary chỗ ngủ, cho dù chỉ đơn giản là kê một băng ghế trong góc khuất hành lang, nhưng khi ai cũng xua đuổi bà, thì chỉ có ông chủ đồng ý cho bà ở lại. Mỗi năm vào dịp năm mới Mary lại tặng cho ông chủ một món quà nhỏ, tuy chỉ là những cái khăn tay rất nhỏ.


Có một ông chủ tốt bụng đã cho bà chỗ ngủ và một công việc đơn giản

Còn có một bà chủ tiệm cà phê, cho dù khách trong tiệm tỏ ra không hài lòng về bà, không muốn dùng ly bà từng dùng qua, bà chủ bèn mua một cái ly riêng cho Mary, mỗi lần Mary tới đều kiêu ngạo mà nói lấy cho tôi một ly cà phê.

Cứ thế đến năm 1991, Mary 70 tuổi gặp được Ganjirō, ông gần như là linh hồn của bộ phim phóng sự làm về bà, chính vì thế ông có tình cảm rất sâu đậm với bà.


Bà được cho chiếc ghế ngủ trong góc khuất của hành lang.

Ông thường xuyên đến thăm bà và hát cho bà nghe.

Năm 1995, Mary quyết định trở về cố hương của mình. Mary biến mất trên những con đường ở Yokohama, mọi người bắt đầu bàn tán về bà. Bà trở thành một truyền thuyết ở Yokohama.

Năm 2001, Mary về quê đã được 6 năm, Ganjirō lúc này đang mắc bệnh ung thư đã tới thăm bà, hát cho bà nghe bài hát lần đầu tiên Mary nhìn thấy ông, ông đã hát, đó là bài My Way.

Lúc này Mary đã trút đi lớp trang điểm trắng bệch đặc trưng của bà, giờ đây bà chỉ là một cụ già bình thường, im lặng lắng nghe.


Bà được cho chiếc ghế ngủ trong góc khuất của hành lang.

Năm 2004, bệnh tình của Ganjirō chuyển biến xấu, ông qua đời cùng năm, một năm sau năm 2005, Mary cũng qua đời ở tuổi 83.

Xin được kết thúc bài viết bằng giai điệu của ca khúc My Way, như để tưởng niệm về cuộc đời của một người phụ nữ truyền kì:

I've loved, I've laughed and cried
I've had my fill, my share of losing
And now, as tears subside
I find it all, all so amusing

To think I did all that
And may I say, not in a shy way
Oh no, no, not me
I did it my way

For what is man, what has he got?
If not himself, then he has naught
To say the things he truly feels
And not the words of one who kneels
The record shows I took the blows
And did it my way

Viethome (theo lostbird)